• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Công nghệ 10 Bài 15: Sâu, bệnh hại cây trồng và ý nghĩa của việc phòng trừ | Giải Công nghệ 10 Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Công nghệ 10 Bài 15: Sâu, bệnh hại cây trồng và ý nghĩa của việc phòng trừ | Giải Công nghệ 10 Kết nối tri thức"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Giải Công nghệ 10 Bài 15: Sâu, bệnh hại cây trồng và ý nghĩa của việc phòng trừ

Mở đầu trang 75 Công nghệ 10: Sâu hại và bệnh hại khác nhau như thế nào?

Chúng có ảnh hưởng như thế nào đối với cây trồng?

Lời giải:

* Sâu hại và bệnh hại khác nhau

- Sâu hại: Là các loài côn trùng gây hại

- Bệnh hại: Là các loài nấm, vi khuẩn, vi rút, .. gây hại

* Ảnh hưởng của sâu hại, bệnh hại đối với cây trồng:

- Cây sinh trưởng, phát triển kém

- Năng suất và chất lượng nông sản giảm - Có thể không cho thu hoạch hoặc cây chết I. Khái niệm sâu, bệnh hại cây trồng

Khám phá trang 76 Công nghệ 10: Phân biệt sâu hại và bệnh hại. Kể tên một số loại sâu hại, bệnh hại mà em biết?

Lời giải:

* Phân biệt sâu hại và bệnh hại:

- Sâu hại là các loài côn trùng gây hại các bộ phận của cây trồng như thân, lá, hoa, quả, rễ.

- Bệnh hại là các loài nấm, vi khuẩn, vi rút, .. gây hại đến chức năng sinh lí, cấu tạo mô của cây trồng, làm cây phát triển không bình thường.

* Kể tên một số loại sâu hại, bệnh hại mà em biết

- Một số sâu hại thường gặp: châu chấu, sâu cuốn lá, …

- Một số bệnh hại thường gặp: Bệnh bạc lá, bệnh đạo ôn, bệnh thán thư, … II. Tác hại của sâu, bệnh hại cây trồng

(2)

Khám phá trang 77 Công nghệ 10: Quan sát Hình 15.3, nêu tác hại của sâu, bệnh đối với mỗi loại cây trồng?

Lời giải:

Tác hại của sâu, bệnh đối với mỗi loại cây trồng:

- Hình a: cây sinh trưởng, phát triển kém - Hình b: giảm chất lượng chanh

- Hình c: có thể không cho thu hoạch hoặc cây chết - Hình d: cây sinh trưởng, phát triển kém

- Hình e: cây chết

- Hình g: năng suất và chất lượng nông sản giảm - Hình h: cây sinh trưởng, phát triển kém

(3)

- Hình i: năng suất và chất lượng nông sản giảm

Kết nối năng lực trang 77 Công nghệ 10: Sử dụng internet, sách, báo, … để tìm hiểu thêm về tác hại của sâu, bệnh hại cây trồng?

Lời giải:

Tác hại của sâu, bệnh hại cây trồng:

- Thối rễ, thân, củ.

- Thủng lá

- Gãy cành, rụng quả - Biến dạng lá, quả - Thân chảy nhựa

III. Một số biện pháp phòng ngừa sâu, bệnh hại cây trồng IV. Ý nghĩa của việc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

Khám phá trang 79 Công nghệ 10: Giải thích tác dụng bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người của biện pháp sinh học và biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp trong phòng trừ sâu, bệnh hại

Lời giải:

Tác dụng bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người của biện pháp sinh học và biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp trong phòng trừ sâu, bệnh hại:

* Biện pháp sinh học:

- Với môi trường: thân thiện với môi trường

- Với hệ sinh thái: an toàn với cây trồng, có tác dụng lâu dài - Với sức khỏe con người: an toàn với con người

* Biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp:

- Với môi trường: bảo vệ môi trường nếu thực hiện đúng cách

(4)

- Với hệ sinh thái: bảo vệ đa dạng sinh học

- Với sức khỏe con người: an toàn với sức khỏe con người nếu thực hiện đúng cách

Luyện tập

Luyện tập trang 79 Công nghệ 10: Em hãy giải thích vì sao phòng trừ sâu, bệnh lại giúp cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt?

Lời giải:

Phòng trừ sâu, bệnh lại giúp cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt vì:

- Sâu, bệnh hại sẽ khiến cây sinh trưởng, phát triển kém - Làm cho năng suất và chất lượng nông sản giảm - Có thể không cho thu hoạch hoặc cây chết Vận dụng

Vận dụng trang 79 Công nghệ 10: Hãy viết một đoạn văn ngắn mô tả tác hại của một hoặc một số loại sâu, bệnh đối với cây trồng mà em biết?

Lời giải:

Mô tả tác hại của một hoặc một số loại sâu, bệnh đối với cây trồng mà em biết:

Sâu cuốn lá gây hại bằng cách nhả tơ, kết hai mép lá lại theo chiều dọc thành ống để sinh sống và gây hại bên trong. Chúng ăn phần thịt lá, chỉ chừa lại lớp biểu bì khiến lá lúa bị giảm diện tích quang hợp, mất diệp lục tố dẫn đến sinh trưởng kém, nếu gây hại khi lúa đòng trổ sẽ khiến hạt bị lép lửng, mất năng suất.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Luyện tập trang 47 Công nghệ 10: So sánh các biện pháp sử dụng và bảo quản phân bón hóa học, phân bón hữa cơ và phân bón vi sinh. Biện pháp bảo

- Giống cây trồng: Là một quần thể cây trồng có thể phân biệt được với quần thể cây trồng khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất một đặc tính và di truyền được

Kết nối năng lực trang 65 Công nghệ 10: Tìm hiểu thêm về các thành tựu của tạo giống cây trồng bằng công nghệ gene ở Việt Nam và trên thế

Các bước nhân giống một số loại cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào gồm 5 bước:. - Bước 1: Chọn vật liệu nuôi

Khám phá trang 82 Công nghệ 10: Vì sao sử dụng giống kháng bệnh là biện pháp quan trọng nhất để phòng trừ rầy nâu hại lúa.

Khám phá trang 86 Công nghệ 10: Nêu các biện pháp phòng trừ bệnh thán thư cho một số loại cây trồng và ý nghĩa của từng biện pháp?.

Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm virus trừ sâu hại cây trồng Khám phá trang 91 Công nghệ 10: Quan sát Hình 18.3 mô tả các bước sản xuất chế phẩm vi rút

Kết nối năng lực trang 99 Công nghệ 10: Sử dụng internet, sách, báo, … để tìm hiểu thêm về các máy móc sử dụng trong gieo trồng và ý nghĩa của các loại máy móc đó