• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng, giáo án - Trường MN Sao Mai #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng, giáo án - Trường MN Sao Mai #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KẾ HOẠCH CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ HÀNG NGÀY THÁNG 9/2021

TUẦN 1

Thứ 5 ngày 09/9/2021 tại lớp MG 4 tuổi B3 I. TÊN HOẠT ĐỘNG: Làm quen với toán

Đếm đến 2, nhận biết các nhóm đối tượng có số lượng 1, 2. Nhận biết số 1, 2.

Hoạt động bổ trợ: Âm nhạc: BH “Trường chúng cháu là trường mầm non”

I. Mục đích – yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết đếm đến 2, nhận biết các nhóm đối tượng có số lượng 1,2.

- Trẻ nhận biết được số 1 và số 2.

2. Kỹ năng:

- Phát triển khả năng tư duy, khả năng đếm và phân biệt số lượng.

- Phát triển óc quan sát, tư duy ghi nhớ có chủ định cho trẻ.

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ có ý thức tổ chức trong giờ học.

- Giáo dục trẻ có ý thức học tập tốt, biết vui chơi đoàn kết cùng bạn.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng của giáo viên và trẻ:

- Mỗi trẻ 2 giỏ hoa, 2 con ong (đồ chơi), mỗi trẻ có thẻ 1 hoặc 2 chấm tròn.

- Đồ dùng của cô tương tự của trẻ nhưng kích thước lớn hơn.

- Một số đồ vật có số lượng 1-2 đặt xung quanh lớp, 2 tranh vẽ 2 ngôi nhà.

- Đồ dùng, đồ chơi ở các góc.

2. Địa điểm tổ chức: Trong lớp học III. Tổ chức hoạt động:

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức , giới thiệu bài

Tập trung trẻ lại gần và cho trẻ hát bài “Trường chúng cháu là trường mầm non”.

Đếm đến 2, nhận biết các nhóm đối tượng có số lượng 1, 2. Nhận biết số 1, 2.

2. Nội Dung:

2.1. Hoạt động 1: Tìm và tạo nhóm có số lượng 1.

- Cô cho trẻ quan sát xung quanh lớp và hỏi:

+ Trong lớp có mấy bức ảnh Bác Hồ?

+ Có mấy cái tivi?

- Trẻ hát

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ quan sát.

- 1 bức tranh Bác Hồ.

- 1 ti vi

(2)

+ Trên mặt con có mấy cái tai, mấy cái mũi?

- Cho trẻ tìm xung quanh lớp nhóm đồ vật nào có một cái.

- Cho trẻ tạo nhóm có số lượng là 1 bằng cách giơ 1 ngón tay, vỗ 1 cái.

2.2. Hoạt động 2: Đếm đến 2, nhận biết các nhóm có 1, 2 đối tượng, nhận biết chữ số 1 và 2.

- “Dấu tay”

- “Tay đẹp đâu”?

- Cô tặng các con món quà gì?

- Trong rổ có gì?

- Yêu cầu trẻ xếp hết số hoa trong rổ ra.

- Các con ong đang tìm hoa để kiếm mật, hãy lấy 1 con ong đặt lên trên giỏ hoa.

- Các con thấy số hoa và số ong bây giờ như thế nào?

- Có mấy con ong? Có mấy giỏ hoa ?

- Muốn cho giỏ hoa nào cũng có ong phải làm thế nào?

- Vậy bây giờ có mấy con ong? Có mấy giỏ hoa?

- Cô cùng trẻ đếm số con ong và số giỏ hoa.

- Số ong và số hoa như thế nào?

- Đều bằng mấy?

- 2 con ong và 2 giỏ hoa đều bằng 2 tương ứng với chữ số mấy? (cho trẻ đọc vài lần).

- Cho trẻ tìm số 2 đặt vào nhóm có số lượng là 2.

Sau đó cô cho trẻ đọc.

- Cho trẻ cất đi 1 con ong, hỏi trẻ còn mấy con ong?

- 1 con ong tương ứng với số mấy?

- Cho trẻ tìm số 1 và đọc.

- Cho trẻ đếm những nhóm đồ chơi đặt xung quanh lớp có số lượng là 1, 2.

2.3. Hoạt động 3: Luyện tập củng cố

* Chơi tạo nhóm (tìm bạn để tạo nhóm).

+ Nêu luật chơi, cách chơi.

+ Cho trẻ chơi 3-4 lần.

- 2 tai, 1 mũi - Trẻ tìm.

- Trẻ giơ 1 ngón tay, vỗ 1 cái.

- Trẻ dấu tay.

- Tay đẹp đây.

- Rổ đồ chơi.

- Có hoa, ong.

- Trẻ xếp hoa.

- Trẻ xếp tương ứng.

- Không bằng nhau.

- 2 giỏ hoa, 1 con ong.

- Thêm một con ong.

- 2 giỏ hoa, 2 con ong.

- Trẻ đếm: 1, 2 – tất cả là 2 con ong; 1, 2 – tất cả là 2 giỏ hoa

- Bằng nhau.

- Đều bằng 2.

- Số 2.

- Trẻ tìm và đọc.

- Còn 1 con ong.

- Số 1.

- Trẻ tìm và đọc số 1.

- Trẻ tìm và đọc.

- Trẻ chú ý nghe.

- Trẻ tham gia chơi.

(3)

* Trò chơi “Tìm nhà”:

Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ 1 thẻ có 1 hoặc 2 chấm tròn. Trẻ vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh “Tìm nhà, tìm nhà”, thì trẻ nào có 1 chấm tròn sẽ về nhà có số 1, trẻ 2 chấm tròn về nhà số 2.

Luật chơi: Những trẻ chưa tìm được nhà hoặc về không đúng theo số lượng thì cô yêu cầu trẻ phải nhảy lò cò 1 vòng.

+ Cho trẻ chơi 2-3 lần.

+ Cô bao quát trẻ.

3 . Kết thúc:

- Hỏi trẻ tên bài học?

- Cô nhận xét – tuyên dương trẻ

- Trẻ chú ý nghe.

- Trẻ chơi trò chơi.

- Trẻ trả lời.

II. TÊN HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

Hoạt động có chủ đích: Quan sát bầu trời Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột

Chơi theo ý thích: Chơi với đồ chơi, thiết bị ngoài trời I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức

- Trẻ biết nhìn lên bầu trời để quan sát.

- Trẻ quan sát và biết trên bầu trời cóđặc điểm gì: có đám mây, mây màu gì,...biết các hiện tượng khác mà trẻ quan sát được: bầu trời như thế nào thì nắng , như thế nào thì mưa....

2. Kỹ năng

- Rèn kĩ năng quan sát và ghi nhớ có chủ định, trả lời mạch lạc

- Phát triển các cơ vận động, khả năng khéo léo, nhanh nhẹn khi vận động.

3. Giáo dục

- Giáo dục trẻ biết ăn mặc đúng theo mùa, và luôn giữ ấm cơ thể tránh ho...

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi II. Chuẩn bị:

- Khu vực quan sát

- Phấn, hột hạt, dây thừng - Tâm thế thoải mái khi vào bài

(4)

III. Tiến trình hoạt động:

Hướng dẫn của cô Hoạt động của trẻ

1.Hoạt động có chủ đích: Quan sát bầu trời 1.1. Gây hứng thú

- Cô và trẻ cùng chơi trò chơi “Trời nắng trời mưa”

+ Chúng mình vừa chơi trò chơi gì?

+ Trò chơi có nhắc tới những hiện tượng nào nhỉ?

- Ngoài những hiện tượng đó, còn có rất nhiều các hiện tượng khác nữa đấy. Bây giờ cô và các con cùng quan sát bầu trời của ngày hôm nay nhé

1.2. Nội dung

- Cô mời tất cả các con hãy kết thành 3 nhóm và quan sát bầu trời cùng cô nào

- Cô hướng dẫn trẻ về nhóm quan sát và thảo luận ( cho trẻ quan sát 3-4 phút)

+ Con đang quan sát gì vậy?

+ Con nhìn thấy những gì?

- Hết thời gian quan sát cô tập trung trẻ gần cô và hỏi trẻ

+ Vừa rồi các con quan sát thấy những gì?

+ Trên bầu trời có những gì?

+ Những đám mây có màu sắc như thế nào?

+ Con còn thấy những gì nữa nào?

=> Cô khái quát và giáo dục trẻ: đi học đội mũ nón và ăn mặc quần áo phù hợp với thời tiết.

2. Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột - Cô giới thiệu tên trò chơi

- Cô cho trẻ nêu luật chơi, cách chơi.

Trẻ tham gia chơi nắm tay nhau thành một vòng tròn.

Chọn hai trẻ, một trẻ làm mèo, một trẻ làm chuột.

Chuột đứng trong vòng tròn, mèo đứng ngoài. Trò chơi bắt đầu bằng cuộc đối thoại giữa mèo và chuột.

- Mèo nói: Ta là mèo đây.

- Trẻ hát và trò chuyện

-Trẻ quan sát và trả lời -Trẻ trả lời theo ý hiểu

- Trẻ thực hiện theo nhóm

- Trẻ chơi trò chơi

(5)

- Chuột nói: Ta là chuột đây.

- Mèo nói: Ta sẽ bắt chuột.

- Chuột nói: Bắt ta sao được.

Lời thách cuối cùng của chuột, chính là dấu hiệu bắt đầu cuộc chơi. Lúc này mèo đuổi bắt chuột, chuột phải luồn lách chui qua vòng tròn để lẩn tránh không cho mèo bắt. Nếu mèo bắt được chuột, 2 trẻ đổi vai trò cho nhau. Nếu mèo không bắt được chuột, sau một thời gian chơi quy định sẽ thay 2 trẻ khác làm mèo và chuột.

- Cho trẻ chơi 2 - 3 lần.

- Cô quan sát trẻ chơi và động viên khuyến khích trẻ chơi.

3 * Chơi tự chọn.

Chơi với đồ chơi ngoài trời.

Cô gợi ý hướng dẫn trẻ để trẻ chọn đồ chơi thích hợp.

- Ngoài ra cô cồn rất nhiều đồ chơi khác nữa đấy.

+ Bạn nào muốn vẽ phấn cùng cô?

+ Bạn nào muốn chơi sếp hột hạt?

+ Bạn nào muốn chơi với các đồ chơi ở sân?

- Trong khi chơi có bạn nào du đẩy bạn, trêu bạn không?

- Trong khi chơi cô bao quát trẻ. Nếu trẻ không hứng thú cô có thể hướng dẫn trẻ chơi trò chơi khác.

3. Kết thúc

- Kết thúc cô nhận xét kết quả chơi, cho trẻ vệ sinh - Chuyển hoạt động.

Thứ 6 ngày 10/9/2021 tại lớp MG 5 tuổi A4 I. TÊN HOẠT ĐỘNG:

(6)

Âm nhạc: Dạy hát: Em đến trường mầm non (Bùi Anh Tú) Nghe hát: Mầm non hạnh phúc thân yêu( Vũ Cầm) Hoạt động bổ trợ: Thơ: Yêu mẹ

I. Mục đích- yêu cầu:

1. Kiến thức

- Trẻ nhớ tên bài hát « Em đến trường mầm non », nhạc và lời Bùi Anh Tú; hiểu nội dung bài hát.

- Trẻ hát đúng lời, đúng giai điệu bài hát « Em đến trường mầm non » ; cảm nhận được giai điệu vui tươi, hồn nhiên của bài hát.

- Biết hưởng ứng cùng cô bài « Mầm non hạnh phúc thân yêu ».

- Nắm được luật chơi, cách chơi trò chơi 2. Kỹ năng

- Rèn kĩ năng hát đúng giai điệu, rõ lời, thể hiện sắc thái tình cảm khi hát.

- Rèn luyện và phát triển tai nghe cho trẻ và khả năng cảm thụ âm nhạc.

- Phát triển khả năng phản xạ, chơi thành thạo trò chơi.

3. Giáo dục

- Trẻ yêu thích âm nhạc.

- Giáo dục trẻ biết yêu quý mẹ của mình và cô giáo II. Chuẩn bị

1. Đồ dùng cho cô và trẻ:

- Nhạc bài hát “Em đến trường mầm non”

- Màn hình tương tác: Hình ảnh các bạn nhỏ khoanh tay chào cô - Dụng cụ âm nhạc: Mõ, phách tre, sắc xô….

2. Địa điểm tổ chức:

- Tổ chức hoạt động trong lớp học III. Tổ chức hoạt động

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức lớp:

- Xúm xít, xúm xít

- Hôm nay các con đến trường có thấy vui không?

- Vậy các con phải chăm ngoan học giỏi để được cô yêu nhớ không nào.

- Nhìn xem, nhìn xem

- Nhìn xem màn hình cô có gì đây?

- Các bạn nhỏ đi học như thế nào?

- À các bạn đến lớp biết khoanh tay chào cô đấy.

- Bên cô, bên cô - Có ạ!

- Vâng ạ!

Xem gì, xem gì Trả lời

(7)

- Có một bài hát rất hay nói về các bạn nhỏ đi học rất ngoan chiếc khăn tay đấy chúng mình lắng nghe cô hát nhé.

2. Nội dung

2.1. Hoạt động 1: Dạy hát

* Cô hát

- Cô hát lần 1: Không nhạc + Cô hát nhẹ nhàng. Tình cảm

+ Cô vừa hát bài hát gì? Do ai sáng tác?

+ Đó là bài hát “Em đến trương mầm non”, Nhạc của chú Bùi Anh Tú đấy

- Cô hát lần 2: Kết hợp nhạc đệm.

- Cô vừa hát tặng chúng mình bài hát gì?

- Do ai sáng tác?

- Giảng giải nội dung: Bài hát nói về ngày bé đến học trường mầm non là ngày các bé được đi học đầu tiên khi bước đến trường mầm non..

- Các con thấy trường mầm non như thế nào như thế nào?

- Thế các con có thích không?

- Lần 3: Cho trẻ nghe bài hát qua băng, đĩa

* Trẻ hát

- Cô cho cả lớp hát cùng cô (3 - 4 lần).

- Cô cho tổ hát (3 tổ).

- Cô cho trẻ hát bằng nhiều hình thức: to – nhỏ, hát nối tiếp nhau...

- Cho nhóm hát (2 - 3 nhóm).

- Cho cá nhân hát.

(Trong khi trẻ hát, cô chú ý sửa sai cho trẻ, động viên, khuyến khích trẻ).

2.2. Hoạt động 2: Nghe hát: Mầm non hạnh phúc thân yêu (Vũ Cầm)

- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả - Cô hát cho trẻ nghe 2 lần:

+ Lần 1 hát kết hợp cử chỉ, điệu bộ

+ Cô giảng giải nội dung bài hát: Nói về tình cảm cô giáo với các con khi sống dưới ngôi trường mầm non thân yêu

+ Lần 2: Cô cho trẻ xem video và nghe ca sĩ Phương

Lắng nghe

- Lắng nghe - Trả lời

- Lắng nghe - Trả lời

- Lắng nghe và ghi nhớ

- Trẻ trả lời theo cảm nhận của mình

- Lắng nghe

- Lớp, tổ, nhóm, cá nhân hát

- lắng nghe

(8)

Linh thể hiện bài hát. Trẻ đứng lên hưởng ứng theo lời ca trong sáng của bài hát

2.3. Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc “Hãy lắng nghe”

- Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi - Cho trẻ chơi:

+ Cô đọc gõ 1, 2 tiếng: Các con nghe và đếm xem có mấy tiếng gõ.

- Rồi giơ lên cao và đọc đồ dùng đó (Mõ, phách tre, trống..). Nếu cháu nào nói sai chưa rõ thì cô đọc lại các đồ dùng đó để các con nghe rõ và tìm đúng đồ dùng.

- Trẻ chơi: Trò chơi tiếp tục, cô đọc các đồ dùng khác. Khi trẻ đã chơi quen, cô cho một cháu làm trưởng trò.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần - Nhận xét trẻ sau khi chơi 3. Kết thúc

- Cô vừa dạy các con hát bài gì? Do ai sáng tác?

- Nhận xét, tuyên dương.

- Trẻ hưởng ứng cùng cô

- Trẻ chơi

- Trả lời

II. HOẠT ĐỘNG GÓC

Góc Phân vai; góc xây dựng; góc học tập, sách 1. Mục đích yêu cầu

- Trẻ bước đầu biết nhập vai chơi và thể hiện vai chơi của mình - Trẻ biết chơi đoàn kết với bạn và biết nhường nhịn trong khi chơi

- Trẻ biết thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong, biết bảo vệ và giữ gìn đồ chơi - Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp trong khi chơi

- Rèn cho trẻ khả năng sáng tạo, phát huy tính tích cực sáng tạo trong khi chơi 2. Chuẩn bị

- Đồ chơi xếp hình, đồ chơi nấu ăn, cây xanh, thảm cỏ

- Đất nặn, bảng con, máy tính, một số trò chơi trên máy tính. Sách tranh về chủ đề

- Giấy màu, giấy gam, bút màu, vở tạo hình 3. Tổ chức hoạt động:

(9)

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Trò chuyện với trẻ

- Cô và trẻ cùng hát bài “vui đến trường” và trò chuyện.

- Con vừa hát bài hát gì?

- Khi đến trường con thấy có vui không?

- Đến trường con thấy có những ai

- Các cô giáo làm công việc gì, các bạn học sinh như thế nào?

- Ai chơi ở góc phân vai….

- Khi chơi con sẽ chơi như thế nào?, Khi chơi xong con sẽ phải làm gì?

- Cho trẻ nhẹ nhàng đi về góc 2. Giới Thiệu góc chơi

Cô gần gũi trẻ trò chuyện về các góc chơi. Giới thiệu nội dung chơi trong các góc chơi.

- Hàng ngày ở trường ai là người nấu cơm cho chúng mình ăn?

- Bây giờ con có muốn đóng vai làm bác cấp dưỡng nấu cơm cho các bạn ăn không?

- Để nấu được các món ăn bác cấp dưỡng phải có những đồ dùng gì?

- Đúng rồi đấy, thế con có biết ai đã xây dựng lên ngôi trường này không?

- Hôm nay con cùng đóng vai làm bác cấp dưỡng, bác thợ xây….. nhé

- Các bác thợ xây chơi ở góc nào, các bác xẽ dùng những đồ dùng gì để xây nhà……

- Các bác cấp dưỡng làm việc ở đâu?... Ai thích chơi ở góc xây dựng?

3. Trẻ chọn góc chơi

- Hỏi trẻ thích chơi góc nào? Vì sao? Cho trẻ đến bên góc chơi.

4. Phân vai cho góc chơi - Cô phân vai chơi cho trẻ

- Khi chơi xong chúng mình phải làm gì?

- Hát cùng cô và các bạn - Trả lời câu hỏi

- Các cô cấp dưỡng

- Trả lời câu hỏi

- Trẻ trả lời

(10)

- Cho trẻ về góc chơi

5. Quan sát hướng dẫn trẻ chơi, chơi cùng trẻ - Cô đến góc chơi, chơi cùng với trẻ hướng dẫn trẻ tô màu, cắt xé dán đồ chơi như: đường đến lớp, trang trí giá đồ chơi.

- Hướng dẫn trẻ cách cầm bút, cách mở vở và cách quan sát tranh.

- Hướng cho những trẻ hoạt bát, nhanh nhẹn rủ bạn cùng chơi.

- Cô quan sát theo dõi và động viên trẻ chơi.

Khuyến khích sự sáng tạo của trẻ.

6. Nhận xét sau khi chơi.

- Cô cho đi quan sát từng nhóm chơi - Trẻ tự giới thiệu sản phẩm chơi - Cô nhận xét chung

7. Kết thúc:

- Cô nhận xét tuyên dương những trẻ chới tốt, thành thạo.

- Cho trẻ thu dọn đồ chơi.

- Chơi đoàn kết

Nhận xét kết quả chơi các góc

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

* Trò chuyện về những đồ chơi khi đến lớp bé thích - Cô cho trẻ quan sát tđồ chơi và trò chuyện cùng trẻ - Giáo dục trẻ khi tham gia các hoạt động phai đoàn kết, lành

- Trẻ biết tên bài vận động theo hướng dẫn của cô - Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi, luật chơi?.

- Cô phát phấn cho trẻ vẽ hoa mà trẻ thích trên sân trường - Cho trẻ chơi với các đồ chơi thiết bị ngoài trời cô quan sát trẻ chơi, giáo dục trẻ chơi

- Chuẩn bị đồ chơi cho trẻ chơi trò chơi luyện tập + Khuyến khích động viên trẻ tham gia vào trò chơi - Thu dọn đồ dung đồ chơi, xắp xếp lớp

- Trò chơi Mèo đuổi chuột: + Cách chơi: Cô chọn 1 bạn làm mèo còn 1 bạn làm chuột còn các bạn khác đứng thành vòng tròn cầm tay giơ lên cao, khi có hiệu lệnh chạy thì bạn

- Đến lớp đến trường chúng mình không chỉ được học mà còn được tập các vận động và chơi các trò chơi.Bây giờ cô... - Quan sát cô

*Trò chơi “Trời nắng trời mưa”: - Cách chơi:Cô có một ngôi nhà tượng trưng là nhà của các bạn thỏ.Cô và trẻ vừa hát lời bài hát vừa vận động các động tác: “Trời nắng....

*Trò chơi “Trời nắng trời mưa”: - Cách chơi:Cô có một ngôi nhà tượng trưng là nhà của các bạn thỏ.Cô và trẻ vừa hát lời bài hát vừa vận động các động tác: “Trời nắng....