• Không có kết quả nào được tìm thấy

HỆ THỐNG LOGISTICS QUỐC GIA NHẰM THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NHANH VÀ BỀN VỮNG

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "HỆ THỐNG LOGISTICS QUỐC GIA NHẰM THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NHANH VÀ BỀN VỮNG "

Copied!
439
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ

HỆ THỐNG LOGISTICS QUỐC GIA NHẰM THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NHANH VÀ BỀN VỮNG

VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP NHÀ NƯỚC

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS NHẰM GÓP PHẦN THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NHANH VÀ BỀN VỮNG VÙNG

KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG

MÃ SỐ KX01.29/16-20

NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG- XÃ HỘI - 2020

(2)

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

KỶ YẾU

HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ HỆ

THỐNG LOGISTICS QUỐC GIA NHẰM THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NHANH VÀ BỀN VỮNG

VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG

(Mã số tiêu chuẩn quốc tế - ISBN:978-604-65-4625-2)

NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG- XÃ HỘI - 2020

(3)

BAN TỔ CHỨC VÀ BAN BIÊN TẬP KỶ YẾU HỘI THẢO (Theo Quyết định số 285-QĐ/HVCTKVI ngày 28 tháng 02 năm 2020

của Giám đốc Học viện Chính trị khu vực I)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ

HỆ THỐNG LOGISTICS QUỐC GIA NHẰM THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NHANH VÀ BỀN VỮNG VÙNG

KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG1

BAN TỔ CHỨC

1. PGS.TS. Hoàng Văn Hoan Phó Giám đốc Học viện

Chính trị khu vực I Trưởng ban 2. PGS.TS. Nguyễn Quang Hồng Học viện Chính trị khu vực I Ủy viên 3. TS. Hoàng Ngọc Hải Học viện Chính trị khu vực I Ủy viên 4. ThS. Nguyễn Văn Tặng Học viện Chính trị khu vực I Ủy viên 5. TS. Dương Thị Thúy Hà Học viện Chính trị khu vực I Ủy viên

BAN BIÊN TẬP KỶ YẾU

1. PGS.TS. Hoàng Văn Hoan Học viện Chính trị khu vực I Trưởng ban

2. GS.TS. Đặng Đình Đào Trường ĐH KQTD Phó trưởng ban

3. PGS.TS. Nguyễn Quang Hồng Học viện Chính trị khu vực I Ủy viên TT

4. PGS.TS Trần Văn Bão Trường ĐH KTQD Uỷ viên

5. PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn Trường ĐH KTQD Ủy viên

6. TS. ĐặngThị Thúy Hồng Trường ĐH KQTD Ủy viên

7. TS. Nguyễn Thị Diệu Chi Trường ĐH KTQD Ủy viên

8. TS. Dương Thị Thúy Hà Học viện Chính trị khu vực I Ủy viên 9. TS Ngô Quang Trung Học viện Chính trị khu vực I Ủy viên 10. ThS Nguyễn Văn Tặng Học viện Chính trị khu vực I Ủy viên

1 Thuộc đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà nước “Phát triển hệ thống logistics nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững vùng KTTĐ miền Trung, Mã số: KX.01.29/16-20

(4)

MỤC LỤC

ĐỀ DẪN HỘI THẢO ... 1

BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI ... 4

BÁO CÁO KIẾN NGHỊ ĐỀ TÀI ... 62

1. KHÁI QUÁT HỆ THỐNG LOGISTICS QUỐC GIA ... 72

PGS.TS. Nguyễn Quang Hồng Học viện chính trị khu vực 1 TS. Nguyễn Thị Diệu Chi Trường ĐH Kinh tế Quốc dân 2. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS VÙNG KTTĐMT ... 85

PGS.TS. Đỗ Ngọc Mỹ Trường ĐH Quy Nhơn GS.TS. Đặng Đình Đào Trường ĐH Kinh tế Quốc dân 3. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ... 100

TS. Phạm Nguyên Minh Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại 4. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG ... 111

Ths. NCS. Nguyễn Thị Việt Ngọc Trường ĐH Kinh tế Quốc dân 5. THỰC TRẠNG LOGISTICS VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ VÀ GIẢI PHÁP ... 123

TS. Hồ Sỹ Ngọc Học viện Chính trị khu vực I 6. HẠ TẦNG CHO PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS Ở VIỆT NAM VÀ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG ... 133

PGS.TS. Nguyễn Văn Phát Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt Trường ĐH kinh tế -Đại học Huế 7. THỰC TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG LOGISTICS VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG ... 170

Th.S Vũ Thị Nữ Trường ĐH Quy Nhơn

(5)

8. HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS VÙNG KTTĐMT ... 190

PGS.TS. Lại Phi Hùng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân TS. Phạm Thị Lụa Trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp 9. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS VÙNG KTTĐMT ... 204

TS. Phạm Cảnh Huy Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội TS. Nguyễn Thị Thúy Hồng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân 10. BÀN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC LOGISTICS VIỆT NAM ... 208

GS.TS Đặng Đình Đào TS.Nguyễn Thị Diệu Chi Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Tống Đức Tiến Thành phố Hà Giang 11. GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC LOGISTICS VIỆT NAM ... 217

PGS. TS. Phạm Công Đoàn Trường ĐH Thương mại ThS Nguyễn Văn Tặng Học viện chính trị khu vực I 12. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC LOGISTICS VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG ... 231

ThS Trần Thị Thúy Chinh Học viện Chính trị khu vực 1 13. ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC LOGISTICS VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG ... 237

TS. Đặng Thị Thúy Hồng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

TS. Hoàng La Phương Hiền Trường ĐH Kinh tế-Đại học Huế

(6)

14. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC LOGISTICS VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG ... 245

TS. Phạm Thị Thanh Xuân Trường ĐH Kinh tế - Đại học Huế TS. Nguyễn Thị Bạch Tuyết Trường ĐH Lạc Hồng 15. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS QUỐC GIA TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ ... 252

TS. Phan Thanh Hoàn Trường ĐH Kinh tế - Đại học Huế TS. Đặng Thị Thúy Hà Trường ĐH Kinh tế Quốc dân 16. DỰ BÁO DÒNG HÀNG HÓA LƯU CHUYỂN VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2045... 257

TS. Nguyễn Đức Diệp Th.S Trần Thị Thu Thủy Trường ĐH Quảng Bình 17. DỰ BÁO NHU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC LOGISTICS VÙNG KTTĐMT ĐẾN NĂM 2045 ... 269

ThS. Trần Thị Thu Thủy Trường ĐH Quảng Bình Nguyễn Thị Như Hoa Học viện chính trị khu vực I 18. DỰ BÁO TỶ TRỌNG DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG CƠ CẤU TỔNG SẢN PHẨM TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN 2045 ... 286

TS. Nguyễn Thị Hải Yến, ThS. Trần Thị Ngọc Hạnh Trường ĐH Tây Nguyên 19. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG ... 298

Phạm Bình Dũng Học viện Chính trị khu vực I

(7)

20. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY ... 312

PGS. TS Nguyễn Vĩnh Thanh PGS. TS Nguyễn Quang Hồng TS Lê Văn Thái Học viện chính trị khu vực I 21. HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS QUỐC GIA VÀ VÙNG KTTĐMT ... 322

TS. Nguyễn Xuân Hưng Th.S. Trần Đức Hạnh Trường ĐH Kinh tế Quốc dân 22. XU THỂ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH LOGISTICS VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG ... 325

TS. Trần Thanh Tùng Học viện Chính trị khu vực I 23. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ HỆ THỐNG LOGISTICS NHẰM THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NHANH VÀ BỀN VỮNG VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG ... 339

ThS. Phí Thị Nguyệt, ThS. Vũ Thị Ánh Nguyệt Học viện Chính trị khu vực I 24. GIẢI PHÁP CHO HỆ THỐNG LOGISTICS TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở KHU VỰC MIỀN TRUNG ... 348

TS Đỗ Đức Quân- ThS Nguyễn Xuân Bắc Học viện chính trị KV I 25. PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG LOGISTICS QUỐC GIA VÀ VÙNG KTTĐMT NHẰM THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NHANH VÀ BỀN VỮNG ... 360

PGS. TS. Trần Văn Bão Trường ĐH Kinh tế quốc dân ThS Nguyễn Đăng Hải Báo Đại biểu nhân nhân 26. MỘT VÀI KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS ... 363

ThS. Nguyễn Việt Hà Học viện Chính trị khu vực I

(8)

27. TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LOGISTICS NHẰM PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS QUỐC GIA VÀ VÙNG KTTĐMT ... 372

PGS. TS Nguyễn Văn Tuấn Trường ĐH Kinh tế Quốc dân 28. BÀI TOÁN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH LOGISTICS ... 376

GS. TS Đặng Đình Đào Trường ĐH Kinh tế Quốc dân PGS.TS Trương Tấn Quân Trường ĐH Kinh tế -Đại học Huế 29. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS VÙNG KTTĐMT NHẰM THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NHANH VÀ BỀN VỮNG ... 381

PGS. TS Hoàng Văn Hoan Học viện Chính trị khu vực I TS.Trịnh Thị Thúy Hồng Trường ĐH Quy Nhơn 30. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS NHẰM THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NHANH VÀ BỀN VỮNG VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG ... 388

Ths. Hoàng Thị Lâm Oanh Học viện Chính trị khu vực I 31. PHÁT TRIỂN LOGISTICS – MÔ HÌNH KINH DOANH MỚI ĐỂ BIẾN TIỀM NĂNG THÀNH LỢI THẾ PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH BÌNH PHƯỚC ... 400

TS. Đặng Hà Giang Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Phước 32. ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC LÔGISTICS – GIẢI PHÁP QUAN TRỌNG TRONG THÚC ĐẨY KINH TẾ MIỀN TRUNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ... 408

TS. Vũ Thị Kiều Ly Trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải ThS. Đoàn Mạnh Hùng Học viện Chính trị khu vực I 33. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY... 425

PGS.TS. Nguyễn Đình Hiền Trường ĐH Quy Nhơn

(9)

34. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOGISTICS TỈNH BÌNH ĐỊNH TRONG BỐI CÀNH PHÁT TRIỂN LOGISTISC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN ... 434

PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương Trường ĐH Quy Nhơn 35. ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTISC Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH : KẾT QUẢ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP TRƯỚC MẮT... 441

ThS. Ngô Thị Anh Thư Trường ĐH Quy Nhơn

(10)

ĐỀ DẪN HỘI THẢO

Ngày nay, với sự hiện diện trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, logistics đã phát triển nhanh chóng và mang lại nhiều thành công cho nhiều quốc gia trên thế giới. Nói đến logistics là nói đến hiệu quả và việc tối ưu hóa trong các ngành, các doanh nghiệp và nền kinh tế. Logistics đồng nghĩa với việc tối ưu hóa và hiệu quả của cả quá trình, chuỗi cung ứng; nó đối lập với lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm mà làm tổn hại đến lợi ích toàn cục, lợi ích quốc gia. Hệ thống logistics phát triển góp phần mở rộng thị trường trong thương mại quốc tế, nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng, đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Logistics phát triển có tác dụng rất lớn trong việc khai thác và mở rộng thị trường kinh doanh cho các doanh nghiệp, là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển sản xuất, hệ thống phân phối các ngành dịch vụ khác và lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu. Đặc biệt, việc xây dựng và phát triển hệ thống logistics quốc gia và vùng lãnh thổ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững của cả nền kinh tế cũng như các vùng, các địa phương.

Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung (KTTĐMT) gồm 5 tỉnh, thành phố: TT- Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, trải dài trên 609km bờ biển và với tổng diện tích 27.976,7 km2, chiếm khoảng 29,1% diện tích tự nhiên vùng BắcTrung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, chiếm khoảng 8,4% diện tích tự nhiên của cả nước, vùng này hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao lưu hàng hóa dịch vụ và phát triển logistics. Những năm qua, tăng trưởng kinh tế vùng KTTĐMT đã duy trì ổn định và đạt khá cao, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tích cực. Giai đoạn 2013 - 2018, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân Vùng ước đạt 9,79%/năm (giá so sánh 2010), trong đó: Quảng Nam tăng 16,56%/năm, Đà Nẵng 13,02%/năm, Bình Định 6,38%/năm, Thừa Thiên Huế 4,81%/năm và Quảng Ngãi 5,72%/năm.

Thực tế hiện nay, hệ thống logistics vùng KTTĐMT còn đang trong quá trình xây dựng và phát triển từ yếu tố cơ chế, chính sách, cơ sở hạ tầng logistics, doanh nghiệp logistics đến các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics... Các yếu tố này còn nhiều hạn chế và bất cập, đặc biệt là cơ chế, chính sách chưa tạo được môi trường đồng bộ cho phát triển logistics, hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém làm cho hoạt động logistics chưa hiệu quả và chi phí cao, các doanh nghiệp logistics chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thiếu doanh nghiệp đầu đàn tầm cỡ, thực hiện chủ yếu là các dịch vụ đơn lẻ, nguồn nhân lực lại rất hạn chế... Hơn nữa, sự phát triển của hệ thống logistics cũng chưa được quan tâm, chú ý đúng mức ở vùng KTTĐMT. Tất cả những điều trên làm cho hệ thống logistics vùng KTTĐMT còn yếu so với nhiều vùng trong

(11)

cả nước. Xuất phát từ thực tế trên, có thể thấy việc phát triển hiệu quả hệ thống logistics vùng KTTĐMT có một vai trò quan trọng trong hiện tại và tương lai, nhất là khi cả Vùng đang thực hiện quá trình tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Nhằm làm rõ các luận cứ về các giải pháp phát triển hiệu quả hệ thống logistics quốc gia và vùng KTTĐMT, trong khuôn khổ Đề tài KX01.29/16-20, Ban chủ nhiệm đề tài: “Phát triển hệ thống logistics nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” do Học viện Chính trị khu vực I chủ trì tổ chức Hội thảo quốc gia logistics: “Giải pháp phát triển hiệu quả hệ thống logistics quốc gia nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững vùng kinh tế trọng điểm miền Trung”. Hội thảo nhằm mục đích tập hợp đội ngũ các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý, các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics đóng góp những những định hướng và giải pháp phát triển hệ thống logistics nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Ban tổ chức Hội thảo trân trọng kính mời quí vị tham dự hội thảo đóng góp cho các chủ đề chính sau đây:

- Định hướng và giải pháp phát triển hiệu quả hệ thống logistics vùng KTTĐMT (chính sách phát triển logistics, phát triển cơ sở hạ tầng logistics, phát triển các doanh nghiệp logistics, hệ thống các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics, nguồn nhân lực logistics):

- Giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển logitics vùng KTTĐMT trong hội nhập và phát triển;

- Thực trạng và giải pháp phát triển hiệu quả cơ sở hạ tầng logistics-bất động sản logistics vùng KTTĐ miền Trung/ từng tỉnh trong vùng đến năm 2030 (kết nối đường bộ, đường biển, hàng không, đường sông, đường sắt, các trung tâm logistics, hệ thống cảng biển, cảng cạn…);

- Tác động hệ thống logistics quốc gia và vùng đến tạo lập môi trường nhằm phát triển các loại hình kinh doanh và doanh nghiệp tại vùng KTTĐMT/ từng tỉnh trong Vùng;

- Quan điểm và yêu cầu phát triển có hiệu quả hệ thống logistics vùng KTTĐMT/

từng tỉnh trong vùng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững;

- Giải pháp phát triển có hiệu quả hệ thống logistics quốc gia và vùng KTTĐMT/

từng tỉnh trong vùng nhằm thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững…

Trong quá trình chuẩn bị cho Hội thảo lần này, Ban biên tập kỷ yếu Hội thảo nhận được nhiều bài tham luận với sự chuẩn bị công phu, đầy tâm huyết của các đại

(12)

biểu. Dưới nhiều góc nhìn khác nhau, các tham luận đã tập trung phân tích các vấn đề xung quanh việc phát triển hệ thống logistics quốc gia và vùng KTTĐMT nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững … Một số bài viết cũng đi sâu nghiên cứu các dự báo về nhu cầu và luồng hàng hóa của vùng KTTĐ miền Trung đến năm 2025 tầm nhìn năm 2030, 2045 và những yêu cầu đặt ra trong phát triển hệ thống logistics nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng ngang tầm với các địa phương phát triển trong cả nước.

Đặc biệt, đa số các bài tham luận đã tập trung vào nội dung chủ đề chính của Hội thảo là đề xuất các định hướng lớn và giải pháp cơ bản trong phát triển hệ thống logistics cho túc đẩy tăng trưởng kinh tế vùng KTTĐMT. Những ý tưởng của các nhà khoa học đưa ra cơ bản là cùng quan điểm với nhóm nghiên cứu đề tài, chúng tôi cũng nhận được nhiều ý tưởng mới bổ sung cho hoàn thiện đề tài. Ban chủ nhiệm Đề tài KX01.29/16-20 xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học và xin được tiếp tục tiếp nhận thêm những ý kiến mới của các nhà khoa học xung quanh những chủ đề trên trong Hội thảo hôm nay.

Một lần nữa xin được cảm ơn, chúc sức khỏe tới các vị đại biểu đại diện cho Bộ Khoa học và công nghệ, BCN chương trình KX.01 và tất cả các nhà khoa học.

T/M Ban tổ chức Hội thảo Chủ nhiệm đề tài

PGS,TS. Nguyễn Quang Hồng

(13)

BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI Thuộc chương trình KX.01/16-20

“PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS NHẰM GÓP PHẦN THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NHANH VÀ BỀN VỮNG

VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG”

MÃ SỐ KX01.29/16-20

PHẦN MỞ ĐẦU

1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững là quan điểm chủ đạo xuyên suốt trong các kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của đất nước ta cũng như các vùng, các địa phương.

Trong định hướng phát triển các ngành dịch vụ, logistics được xác định là loại hình dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Hội nhập quốc tế và Việt Nam đã tham gia sâu rộng vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế, việc kết nối giữa các khu vực mậu dịch tự do và vùng lãnh thổ là quy luật tất yếu. Hệ thống logistics - môi trường “cơ sở hạ tầng” là một trong những yếu tố môi trường rất quan trọng không thể thiếu trong vận hành thông suốt với chi phí thấp các hoạt động của bất kỳ lĩnh vực kinh tế nào. Hoạt động của hệ thống này đảm bảo dòng chảy kinh tế liên tục, nhịp nhàng, tạo cơ hội để không ngừng gia tăng giá trị hàng hóa và dịch vụ cung ứng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững của cả nước, trong đó có vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (KTTĐMT).

Với tiềm năng lớn của Vùng KTTĐMT trong phát triển kinh tế và phát triển ngành dịch vụ logistics hiện tại và tương lai, việc nghiên cứu đề tài: “Phát triển hệ thống logistics nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” là rất cần thiết, cấp bách cả về mặt lý luận và thực tiễn đáp ứng được các yêu cầu đang đặt ra về phát triển kinh tế nhanh và bền vững vùng KTTĐMT và cả nước.

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

- Nghiên cứu, hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về phát triển hệ thống logistics của quốc gia và tác động của nó tới tăng trưởng nhanh và bền vững;

- Nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm quốc tế có điều kiện tương đồng với Việt Nam và các nước đi đầu về phát triển hệ thống logistics quốc gia góp phần tích cực

(14)

vào tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững các vùng kinh tế để rút ra bài học phù hợp cho Việt Nam;

- Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển hệ thống logistics quốc gia, hệ thống logistics vùng KTTĐMT trong thời gian vừa qua và tác động của nó tới tăng trưởng kinh tế Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

- Đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển hiệu quả hệ thống logistics quốc gia và vùng KTTĐMT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong bối cảnh mới.

- Kiến tạo môi trường và điều kiện để thực hiện giải pháp phát triển hệ thống logistics nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

3. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 3.1. Các công trình nghiên cứu trong nước

Những năm gần đây, ở Việt Nam đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về logistics và hệ thống logistics, từ đó có những đóng góp quan trọng về cơ sở lý luận và thực tiễn về quá trình xây dựng và phát triển hệ thống logistics, đồng thời tạo ra những tiền đề để tiếp tục nghiên cứu. Một số công trình nghiên cứu tiểu biểu có thể kể đến như:

Năm 2010- 2012, GS.TS. Đặng Đình Đào- Đại học Kinh tế quốc dân chủ trì và đã bảo vệ đề tài độc lập cấp Nhà nước mã số ĐTĐL 2010/33 “Phát triển các dịch vụ logistics ở nước ta trong điều kiện hội nhập quốc tế”, mục tiêu chủ yếu nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển dịch vụ logistics tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế; phân tích yêu cầu và khả năng phát triển dịch vụ logistics của Việt Nam - là kết quả một phần của sự phát triển hệ thống logistics quốc gia

Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học về hợp tác quốc tế song phương “Xây dựng và phát triển hệ thống logistics theo hướng bền vững - Kinh nghiệm của Đức và bài học đối với Việt Nam” do GS.TS. Đặng Đình Đào làm chủ nhiệm đã nghiên cứu khá chi tiết sự phát triển hệ thống logistics của CHLB Đức và rút ra những bài học hữu ích cho Việt Nam.

Một số bài báo khoa học tiêu biểu về vấn đề này có thể kể đến: Bài nghiên cứu “Một số giải pháp phát triển hệ thống logisitics trên địa bàn Hà Nội” của tác giả Đặng Thị Thúy Hồng, đăng trên Tạp chí kinh tế dự báo số 13 tháng 7/2014; Bài

(15)

nghiên cứu “Phát triển Logisitics ở Việt Nam – Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khi AEC hình thành” của tác giả Nguyễn Thị Diệu Chi và Cộng sự (2015) tại HTKHQG: ASEAN – Việt Nam – Hoa Kỳ 20 năm hợp tác và phát triển.

Một số sách chuyên khảo, tham khảo về phát triển hệ thống logistics cũa đã được xuất bản như: Sách chuyên khảo “Hệ thống logistics ở nước ta trong hội nhập và phát triển. Nhà xuất bản lao động- xã hội ” của TS. Đặng Thị Thúy Hồng và Cộng Sự (2017); Sách chuyên khảo “Phát triển hệ thống logistics vùng KTTĐMT nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” của PGS.TS. Nguyễn Quang Hồng và Cộng Sự (2019), …

Do hệ thống logistics Việt Nam cũng như vùng KTTĐMT vẫn đang trong quá trình phát triển, đất nước đang trong quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế nên những nghiên cứu trên là những cở sở khoa học quan trọng của các kết quả nghiên cứu trên từng góc độ mặc dù chưa đề cập đầy đủ những tác động của các yếu tố mới đối với môi trường logistics nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững của cả nước và vùng kinh tế như vùng KTTĐMT.

3.2. Các công trình nghiên cứu ngoài nước

Những năm gần đây, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu phân tích, làm rõ khái niệm, nội dung và đặc trưng của hê thống logistics trên các góc độ vi mô và vĩ mô. Một số nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến như: “Fundamentals of Logistics management” (Cơ sở về quản lý logistics) của Douglas M. Lambert, James R. Stock và Lisa M. Ellram đề cập hệ thống logistics vi mô ;Cấp độ vĩ mô có các công trình như “Strategic logistics Management” (Quản lý chiến lược Logistics) của James R. Stock và Douglas M.

Lambert. Mc Graw-hill Mỹ, 2001; “International logistics” (Logistics quốc tế) của Pierre A David và Richard D Stewart, 12/2006, “Logistics & Supply Chain Management:

creating value-adding networks, 3rd Edition” (Quản lý chuỗi logistics và cung ứng: Khởi tạo các mạng lưới giá trị gia tăng, tái bản lần 3) của Martin Christopher, 2005,2015…

Trong các công trình nghiên cứu nước ngoài chưa có các công trình trực tiếp nghiên cứu cơ chế, chính sách, hệ thống cơ sở hạ tầng logistics cũng như các biện pháp phát triển hệ thống logistics ở Việt Nam nói chung và vùng KTTĐMT nói riêng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Do vậy, việc nghiên cứu động thái phát triển hệ thống logistics, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở lý luận và thực tiễn quốc tế là yêu cầu bức thiết đối với vùng KTTĐMT và nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

(16)

4. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

* Cách tiếp cận:

- Tiếp cận hệ thống logistics (cấp vùng) trong điều kiện hội nhập quốc tế với tư cách là hệ thống gồm các yếu tố cấu thành như thể chế pháp luật, cơ sở hạ tầng logistics, doanh nghiệp logistics, các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics và nguồn nhân lực logistics có vị trí ngày càng quan trọng đối với vùng KTTĐMT và là một bộ phận của hệ thống logistics quốc gia và khu vực. Đồng thời tiếp cận hệ thống logistics như yếu tố môi trường “cơ sở hạ tầng” quan trọng hậu cần cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Để thực hiện được mục tiêu và các nội dung đặt ra, đề tài sử dụng phương pháp tiếp cận thực tế thông qua điều tra khảo sát nhằm đánh giá đúng thực trạng và động thái phát triển hệ thống logistics quốc gia và vùng KTTĐMT trong thời kỳ hội nhập quốc tế thời gian qua.

Nghiên cứu điều tra, khảo sát, phỏng vấn tại 5 tỉnh, thành phố trong vùng: Thừa Thiên Huế, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định với 1.700 phiếu điều tra, trong đó 700 phiếu điều tra khảo sát đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, 500 phiếu đối với các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics và 500 phiếu đối với cán bộ quản lý trong lĩnh vực logistics. Tổ chức đoàn khảo sát trực tiếp để nghiên cứu tình hình phát triển hệ thống logistics của các địa phương. Trên cơ sở đó, đề tài có những đánh giá khách quan về môi trường logistics vùng KTTĐMT.

*Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng

Với cách tiếp cận như trên để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp định tính, phương pháp định lượng, cùng các phương pháp tổng hợp, phân tích kinh tế; Phương pháp nghiên cứu so sánh, phương pháp lịch sử và phương pháp logic; phương pháp điều tra, thống kê, mô hình hóa…

6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương :

Chương 1: Những vấn đề lý luận về phát triển hệ thống logicstics và những tác động của hệ thống tới tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững

Chương 2: Thực trạng phát triển hệ thống logistics quốc gia và vùng KTTĐMT tác động tới tăng trưởng kinh tế

Chương 3: Giải pháp phát triển hệ thống logistics quốc gia và vùng KTTĐMT nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững

(17)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGICSTICS VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG TỚI TĂNG

TRƯỞNG KINH TẾ NHANH VÀ BỀN VỮNG

I. Những vấn đề lý luận về hệ thống logistics quốc gia 1.1. Lược sử phát triển logistics

Đến nay, Logistics không còn là khái niệm xa lạ, cho dù một thực tế là ở nước ta cũng không phải nhiều người am hiểu sâu sắc về vấn đề này. Logistics đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của nhân loại2. Ở nước ta, đến nay vẫn chưa tìm được thuật ngữ thống nhất, phù hợp để dịch từ logistics sang tiếng Việt. Có tài liệu dịch là hậu cần, có tài liệu dịch là tiếp vận hoặc tổ chức cung ứng, đảm bảo, thậm chí là dịch vụ giao nhận… Tuy nhiên, có thể thấy rằng tất cả các cách dịch đó đều chưa thỏa đáng, chưa phản ánh đúng đắn và đầy đủ bản chất của logistics. Vì vậy, giữ nguyên thuật ngữ logistics như trong Luật thương mại 2005 là cần thiết, không dịch sang tiếng Việt và bổ sung thêm thuật ngữ này vào vốn từ tiếng Việt của chúng ta.

1.2. Khái niệm về logistics

Cho đến nay vẫn còn những quan niệm khác nhau về logistics.

Theo nghĩa rộng, logistics được hiểu như là một quá trình được tổ chức và quản lý khoa học phân phối và lưu thông hàng hóa, dịch vụ từ giai đoạn khởi nguồn sản xuất cho tới khi hàng hóa tới tay của người tiêu dùng cuối cùng, cụ thể có thể hiểu:

- Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả về mặt chi phí dòng lưu chuyển và phần dự trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cùng những thông tin liên quan từ điểm khởi đầu của quá trình sản xuất đến tiêu thụ cuối cùng nhằm mục đích thỏa mãn được các yêu cầu của khách hàng3.

Đây là định nghĩa phổ biến và được nhiều người công nhận hiện nay.

- Logistics là quá trình phân phối và lưu thông hàng hóa được tổ chức và quản lý khoa học việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ … từ điểm khởi nguồn sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng với chi

2 Ở Phương Đông, theo sử ký Tư Mã Thiên, thời Hán Cao Tổ Lưu Bang xây dựng Nhà Hán, Trương Lương lần đầu tiên đưa ra khái niệm hậu cần và do Tiêu Hà phụ trách, năm 202 trước Công nguyên. Ở Phương Tây, thời kỳ Hy Lạp cổ đại, đế chế Roman và Byzantine đã có sĩ quan “Logistikas” – Người chịu trách nhiệm về các vấn đề tài chính ,cung cấp và phân phối.

3 Theo Hội đồng quản trị logistics (Council of Logistics Management - CLM, 1991):

(18)

phí thấp nhất nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất xã hội tiến hành được nhịp nhàng, liên tục và đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng.

Theo nghĩa hẹp, logistics được hiểu như là các hoạt động dịch vụ trong một chuỗi cung ứng gắn liền với quá trình phân phối, lưu thông hàng hóa và logistics là hoạt động thương mại gắn với các dịch vụ cụ thể.

Như vậy, Logistics là quá trình quản trị toàn bộ các hoạt động liên quan tới việc vận chuyển hàng hóa trong chuỗi cung ứng. Các sản phẩm được chu chuyển trong chuỗi cung ứng từ nguyên liệu thô thông qua quá trình sản xuất, phân phối đến tiêu dùng và lặp lại chuỗi cung ứng đó. Các hoạt động logistics bao gồm vận chuyển hàng hóa, lưu kho sản phẩm, quản trị hàng tồn kho, đóng gói sản phẩm và các quá trình chu chuyển các thông tin có liên quan.

Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (Điều 233), lần đầu tiên khái niệm về dịch vụ logistics được chính thức đưa vào luật, quy định “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.

1.3. Hệ thống logistics

Do cách tiếp cận khi nghiên cứu hệ thống logistics nên có nhiều định nghĩa và cách phân chia hệ thống này.

Cách tiếp cận được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng và khá phù hợp với Việt Nam là của Đại học Thamasat (Thái Lan). Theo đó, hệ thống logistics trong nền Kinh tế Quốc dân hay hệ thống logistics quốc gia bao gồm 4 yếu tố: khung thể chế pháp lý, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics và hệ thống cơ sở hạ tầng4. (Sơ đồ 1).

4(Theo Ruth Banomyong, ĐH Thammasat, Thai Lan 2007, ADB)

(19)

Sơ đồ 1: Hệ thống logistics quốc gia

Theo cách tiếp cận là hệ thống kinh doanh thì Hệ thống logistics trong nền Kinh tế Quốc dân là tổng thể các tổng công ty (công ty) Nhà nước, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trong và nước ngoài với hệ thống kho, trạm, trung tâm logistics, cửa hàng thuộc các ngành, địa phương và doanh nghiệp quản lý, các tổ chức kinh doanh dịch vụ hợp pháp của tất cả các thành phần kinh tế kinh doanh logistics trên thị trường.

Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế vận tải và Logistics CHLB Đức, hệ thống logistics bao gồm cấu trúc cơ bản (cơ sở hạ tầng), thiết chế công, các dịch vụ logistics, kiến thức logistics. (Sơ đồ 2)

(20)

Sơ đồ 2: Các yếu tố cơ bản của hệ thống logistics

Hoạt động cơ bản trong hệ thống logistics bao gồm một chuỗi các hoạt động cơ bản từ vận tải, kho bãi, gom hàng và thông quan đến phân phối hàng hóa trong nội bộ quốc gia và hệ thống thanh toán, thông tin liên quan đến hàng loạt các chủ thể công và tư nhân.

Hệ thống logistics vi mô là sự kết hợp quản lý hai mặt: đầu vào (gọi là cung ứng vật tư) với đầu ra (tiêu thụ sản phẩm), để tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả của doanh nghiệp

Qua những cách tiếp cận trên có thể thấy, xây dựng và phát triển hệ thống logistics vĩ mô xuyên quốc gia gặp rất nhiều khó khăn do sự bất đồng và khác biệt về luật, quy định và đặc trưng kinh tế cũng như quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia, ví dụ sự khác biệt về điều kiện cung ứng hàng hoá, công nghệ vận tải, các điều luật vận tải, hải quan và nhiều rào cản kinh tế, chính trị, kỹ thuật, công nghệ khác.

1.4. Vai trò của hệ thống logistics

Hệ thống logistics có những vai trò cơ bản sau:

- Hệ thống logistics phát triển góp phần đưa kinh tế các địa phương trở thành một mắt xích trong chuỗi giá trị toàn cầu, khu vực, gắn nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới;

(21)

- Hệ thống logistics phát triển là tiền đề để đẩy nhanh quá trình kinh tế mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững;

- Hệ thống logistics góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát triển nhanh và bền vững trong điều kiện mở cửa thị trường;

- Hệ thống logistics phát triển góp phần mở rộng thị trường trong thương mại quốc tế, nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng, đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế;

- Hệ thống logistics có tác dụng tiết kiệm và giảm chi phí trong quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông và tiêu dùng hàng hóa;

- Hệ thống logistics phát triển góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Xét trong doanh nghiệp, hệ thống logistics doanh nghiệp có những vai trò rất quan trọng sau đây:

- Logistics góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật của sản xuất, sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn lực, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp;

- Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm yếu tố đúng thời gian, đúng địa điểm (just in time), nhờ đó đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra theo nhịp độ đã định, góp phần nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh của các doanh nghiệp;

- Logistics hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác và hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh;

- Logistics góp phần gia tăng giá trị kinh doanh hàng hóa dịch vụ của các doanh nghiệp thông qua việc thực hiện các dịch vụ lưu thông bổ sung (các dịch vụ tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu phân phối lưu thông).

II. Yếu tố hợp thành hệ thống logistics quốc gia và các chỉ tiêu đánh giá phát triển hệ thống

2.1 Các yếu tố hợp thành hệ thống logistics 2.1.1 Chính sách pháp luật logistics

Đây là yếu tố quan trọng hệ thống logistics quốc gia và kể cả vùng lãnh thổ.

Khung thể chế pháp luật bao gồm hệ thống pháp luật quốc gia và chính sách phát triển logistics của Trung ương và địa phương.

(22)

Đối với chính sách phát triển logistics mà đề tài nghiên cứu, chủ thể chính sách là cơ quan Trung ương và cấp tỉnh, thành phố, còn theo lĩnh vực thì đây là chính sách kinh tế liên quan đến các hoạt động kinh tế logistics.

2.1.2. Cơ sở hạ tầng logistics

Nhiệm vụ của logistics là đảm bảo sự sẵn có và thông suốt của hàng hóa và dịch vụ trên thị trường, trong đó cơ sở hạ tầng logistics giữ một vai trò quan trọng. Hiện nay, chưa có một khái niệm thống nhất về cơ sở hạ tầng logistics. Các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách đang còn có những quan niệm khác nhau về cơ sở hạ tầng logistics. Tuy nhiên, tất cả đều thống nhất rằng cơ sở hạ tầng logistics là các yếu tố cơ bản trong hoạt động của hệ thống logistics thông qua việc tích hợp các phương thức vận tải đường bộ, hàng hải, hàng không, hạ tầng thương mại, công nghệ thông tin và hạ tầng của các ngành dịch vụ khác.

Như vậy có thể hiểu, sơ sở hạ tầng logistics được hiểu là toàn bộ sản nghiệp trong hệ thống logistics, bao gồm kho bãi, tài nguyên, các nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào (quốc gia, quốc tế), Nhà sản xuất, Người tiêu dùng. Như W.Fedderke và Z.Bogetic (2006) cho rằng, cơ sở hạ tầng logistics là hệ thống các yếu tố vật chất, kỹ thuật, kiến trúc đóng vai trò nền tảng cho các hoạt động logistics nói chung và các dịch vụ logistics nói riêng diễn ra một cách bình thường. Đó chính là cơ sở hạ tầng về kinh tế và thông tin như hệ thống đường sắt, hệ thống giao thông đường bộ, cảng biển, cảng hàng không, hệ thống kho bãi và hệ thống thông tin. Cơ sở hạ tầng logistics cũng có thể được chia thành cơ sở hạ tầng “phần cứng” và cơ sở hạ tầng “phần mềm”:

Như vậy, cơ sở hạ tầng logistics là sự tích hợp cơ sở hạ tầng giao thông, thương mại và công nghệ thông tin… nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu và sứ mạng của logistics là cung ứng hàng hóa đến tay người tiêu dùng với chi phí thấp nhất (hình 4)

(23)

Hình 1.4: Cơ sở hạ tầng logistics 2.1.3 Hệ thống các doanh nghiệp logistics

Đó là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics tương ứng với chuỗi dịch vụ trong hệ thống logistics. Mỗi doanh nghiệp logistics có thể đảm nhận 1 hoặc 1 vài, thậm chí tất cả các khâu trong hệ thống logistics, tùy theo khả năng và quy mô của doanh nghiệp. Vì vậy, phát triển hệ thống các doanh nghiệp logistics là phát triển các loại hình doanh nghiệp sau:

a. Theo lĩnh vực hoạt động, có các doanh nghiệp logistics:

- Doanh nghiệp logistics trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh (Business Logistics) là một phần của quá trình chuỗi cung ứng, nhằm hoạch định thực thi và kiểm soát một cách hiệu quả và hiệu lực các dòng vận động và dự trữ sản phẩm, dịch vụ và thông tin có liên quan; đảm bảo sự sẵn sàng, chính xác và hiệu quả cho các hoạt động này.

- Doanh nghiệp logistics sự kiện (Event Logistics) là loại hình doanh nghiệp tập hợp các hoạt động, các phương tiện vật chất kỹ thuật và con người cần thiết để tổ chức, sắp xếp lịch trình, nhằm triển khai các nguồn lực cho một sự kiện được diễn ra hiệu quả và kết thúc tốt đẹp.

b. Theo phương thức khai thác hoạt động logistics có:

- Doanh nghiệp logistics bên thứ hai (2PL): Là việc quản lý các hoạt động logistics truyền thống như vận tải hay kho vận. Doanh nghiệp không sở hữu hoặc có

Cơ sở hạ tầng

giao thông vận tải Cơ sở hạ tầng

thương mại

Cơ sở hạ tầng logistics

Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

(24)

đủ phương tiện và cơ sở hạ tầng thì có thể thuê ngoài các dịch vụ logistics nhằm cung cấp phương tiện thiết bị hay dịch vụ cơ bản.

- Doanh nghiệp logistics bên thứ ba (3PL hoặc TPL) hay còn được gọi là logistics theo hợp đồng. Hình thức này có nghĩa là sử dụng các công ty bên ngoài để thực hiện các hoạt động logistics, có thể là toàn bộ quá trình quản lý logistics hoặc chỉ một số hoạt động có chọn lọc. Nói cách khác 3PL là các hoạt động do một doanh nghiệp logistics thực hiện trên danh nghĩa khách hàng của họ, tối thiểu bao gồm quản lý và thực hiện hoạt động vận tải và kho vận. Đây được coi như một liên minh chặt chẽ giữa một doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ logistics, nó không chỉ nhằm thực hiện các hoạt động logistics mà còn chia sẻ thông tin, rủi ro và các lợi ích theo một hợp tác dài hạn.

- Doanh nghiệp logistics bên thứ tư (4PL hay FPL) hay còn được gọi là logistics chuỗi phân phối. FPL là một khái niệm phát triển trên nền tảng của TPL nhằm tạo ra sự đáp ứng dịch vụ, hướng về khách hàng và linh hoạt hơn. FPL quản lý và thực hiện các hoạt động logistics phức hợp như quản lý nguồn lực, trung tâm điều phối, kiểm soát và các chức năng kiến trúc và tích hợp các hoạt động logistics. FPL bao gồm lĩnh vực rộng hơn, gồm cả các hoạt động của TPL, các dịch vụ công nghệ thông tin và quản lý các tiến trình kinh doanh. FPL được xem là một điểm liên lạc duy nhất, nơi thực hiện việc quản lý, tổng hợp các nguồn lực và giám sát các chức năng TPL trong suốt chuỗi phân phối để vươn tới thị trường toàn cầu, lợi thế chiến lược và các mối quan hệ lâu bền.

c. Theo tính chuyên môn hóa của các doanh nghiệp logistics, có các loại hình : - Các công ty cung cấp dịch vụ vận tải, gồm (1) Các công ty cung cấp dịch vụ vận tải đơn phương thức; (2) Các công ty cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức; (3) Các công ty cung cấp dịch vụ khai thác cảng; (4) Các công ty môi giới vận tải.

- Các công ty cung cấp dịch vụ phân phối, gồm các công ty cung cấp dịch vụ kho bãi; Các công ty cung cấp dịch vụ phân phối, bán buôn bán lẻ. Đây là loại hình doanh nghiệp thuộc phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài (được gọi thống nhất trong đề tài là doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ).

- Các công ty cung cấp dịch vụ hàng hóa, gồm các công ty môi giới khai thuê hải quan; Các công ty giao nhận, gom hàng lẻ; Các công ty chuyên ngành hàng nguy hiểm; Các công ty dịch vụ đóng gói vận chuyển…

(25)

- Các công ty cung cấp dịch vụ logistics chuyên ngành: gồm các công ty công nghệ thông tin; Các công ty viễn thông; Các công ty cung cấp giải pháp tài chính, bảo hiểm; Các công ty cung cấp dịch vụ giáo dục và đào tạo chuyên ngành...

d. Theo khả năng tài chính của các công ty cung cấp dịch vụ logistics có : - Các công ty sở hữu tài sản thực sự có riêng đội vận tải, nhà kho… và sử dụng chúng để quản lý tất cả hay một phần các hoạt động logistics cho khách hàng của mình.

- Các công ty logistics không sở hữu tài sản hoạt động hợp nhất các dịch vụ logistics và phần lớn các dịch vụ là đi thuê ngoài. Họ có thể phải đi thuê phương tiện vận tải, nhà kho, bến bãi,... Hiện nay, có rất nhiều loại hình dịch vụ logistics nhằm đáp ứng yêu cầu đa dạng khác nhau của các ngành hàng khác nhau. Khác với trước đây, không chỉ các dịch vụ logistics cơ bản như vận tải và kho vận mà các loại dịch vụ phức tạp và đa dạng khác cũng đã xuất hiện. Việc thuê ngoài các dịch vụ logistics gọi theo thuật ngữ chuyên ngành là logistics Outsourcing.

e. Xét theo đối tượng hàng hóa, có các loại hình:

- Doanh nghiệp logistics hàng tiêu dùng có thời hạn sử dụng ngắn - Fast Moving Consumer Goods (FMCG) logistics: Là loại hình logistics áp dụng đối với những mặt hàng có thời hạn sử dụng ngắn như thực phẩm, quần áo, giày dép. Đối với những mặt hàng này thì yêu cầu quan trọng nhất là đảm bảo thời gian giao hàng.

- Doanh nghiệp logistics ngành ôtô (Automotive Logistics): Đảm bảo sự liên kết, phối hợp nhịp nhàng giữa các nhà máy, bộ phận sản xuất, các chi tiết, phụ tùng riêng lẻ sao cho thời điểm cuối của công đoạn này là thời điểm đầu của công đoạn tiếp theo. Một khâu đặc biệt quan trọng trong loại hình logistics này là việc dự trữ và phân phối phụ tùng thay thế.

- Ngoài ra, còn có doanh nghiệp logistics của nhiều ngành khác như logistics ngành hóa chất (Chemical logistics); Logistics hàng điện tử (Electronic logistics);

Logistics ngành dầu khí (Petroleum logistics); Logistics hàng tư liệu sản xuất;

Logistics hàng nông sản phẩm; Logistics hàng công nghiệp tiêu dùng...

f. Xét theo phạm vi lảnh thổ, người ta còn có thể phân chia thành: Logistics toàn cầu (Global Logistics), Logistics quốc gia (National logistics) và logistics thành phố (City logistics) dựa vào phạm vi không gian; Logistics tổng thể và logistics chuyên ngành hẹp căn cứ vào phạm vi hoạt động kinh tế.

(26)

Mặc dù có rất nhiều loại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ logistics như trên nhưng thực tế ở Việt Nam chủ yếu tồn tại các doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ đơn lẻ về vận tải và phân phối hàng hóa và một số dịch vụ hàng hóa (gom hàng, giao nhận, đóng gói), các doanh nghiệp ngành hàng còn lại thì rất ít, thậm chí không có mặt của các doanh nghiệp mà chỉ có các tập đoàn nước ngoài.

2.1.4. Phát triển hệ thống các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics

Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của không chỉ các doanh nghiệp logistics mà còn của các doanh nghiệp nói chung. Các yếu tố kinh tế bao gồm một phạm vi rất rộng từ các yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics và các yếu tố liên quan đến việc huy động và sử dụng các nguồn lực của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics để cung ứng các dịch vụ cho khách hàng. Các yếu tố cơ bản nhất ảnh hưởng đến các doanh nghiệp logistics và sự phát các dịch vụ logistics là: Tốc độ tăng trưởng của GDP, lãi suất tiền vay, tiền gửi ngân hàng, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, mức độ thất nghiệp, cán cân thanh toán, chính sách tài chính, tín dụng, kiểm soát về giá cả, tiềm năng phát triển, gia tăng đầu tư và sự phát triển các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics… Các yếu tố này ảnh hưởng đến phương thức và cách thức kinh doanh của các doanh nghiệp. Sự thay đổi của các yếu tố này và tốc độ thay đổi, chu kỳ thay đổi đều tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2.1.5. Phát triển nguồn nhân lực logistics

Hoạt động logistics chính là hoạt động quản lý, kinh doanh mà mỗi người có thể phát huy trí lực và phẩm chất của mình ở vị trí hiện tại hoặc tương lai, chính là nơi mà những người có tiềm năng theo khái niệm về nguồn nhân lực khi hoạt động trong lĩnh vực logistics mới có cơ hội bộc lộ, phát huy khả năng của mình đối với các vị trí khác nhau trong ngành logistics. Điều đó có nghĩa là đối tượng nguồn nhân lực có tiềm năng chỉ khi tham gia vào các hoạt động trong ngành logistics ở vị trí khác nhau thì tiềm năng mới được bộc lộ, phát hiện và phát triển. Khái niệm nguồn nhân lực logistics được hiểu cụ thể hơn đó chính là những nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp logistics xét ở góc độ xã hội. Như vậy, nguồn nhân lực logistics có thể được hiểu:“Nguồn nhân lực logistics là tập hợp những người đang và sẵn sàng làm việc trong lĩnh vực logistics có trí lực và phẩm chất ở một mức độ nhất định có thể đáp ứng các vị trí công việc khác nhau”. Đề tài tiếp cận chủ yếu là những người đang làm việc trong lĩnh vực logistics

(27)

2.2. Các hoạt động phát triển hệ thống logistics

Phát triển lại khuynh hướng vận động đã được xác định của sự vật, là hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn… Khái niệm về phát triển cũng có sự thay đổi và bản thân nó cũng phát triển qua các thời kỳ khác nhau. Phát triển kinh tế nói chung hay lĩnh vực dịch vụ nói riêng là một quá trình tăng tiến toàn diện của nền kinh tế lĩnh vực dịch vụ trong một thời kỳ nhất định bao gồm sự tăng lên về quy mô, sản lượng và sự tiến bộ cơ bản về cơ cấu… Đối với hệ thống logistics, phát triển có thể được xét trên hai phương diện: (1) phát triển những nội dung nào hay yếu tố nào?; (2) Hướng phát triển hay hình thức phát triển các yếu tố của hệ thống logistics .

Nội dung phát triển hệ thống logistics

a. Phát triển hệ thống các dịch vụ logistics đơn lẻ

Hệ thống dịch vụ logistics đơn lẻ là dịch vụ được cung cấp bởi một doanh nghiệp tập trung vào việc chuyên môn hóa cung cấp một loại dịch vụ logistics như dịch vụ vận tải hoặc dịch vụ giao nhận hàng hóa, dịch vụ kho bãi, dịch vụ hải quan.Còn đối với hệ thống logistics quốc gia thì phát triển hệ thống này chính là phát triển từng yếu tố của hệ thống ,hoàn thiện hay xây dựng mới.

b. Phát triển các dịch vụ logistics trọn gói hay dịch vụ logistics 3PL

Dịch vụ logistics trọn gói chính là dịch vụ logistics theo hướng 3PL là việc quản lý cả dòng chảy nguyên liệu, hàng hóa lẫn thông tin, giúp con người kiểm soát hiệu quả cả hoạt động logistics. Thực hiện dịch vụ logistics trọn gói chính là cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tích hợp theo một yêu cầu cụ thể của họ nhằm đáp ứng cao việc luân chuyển nguyên liệu, sản phẩm. Trên thực tế, đó là những người làm dịch vụ giao nhận kho vận, dịch vụ vận tải, chuyển phát nhanh… Dịch vụ 3PL đã giúp khách hàng kiểm soát và nhìn rõ bằng một hệ thống thông tin trao đổi dữ liệu (EDI), nắm bắt chính xác dòng chảy nguyên liệu, hàng hóa của mình, kiểm soát được tồn kho và đảm bảo đưa nguyên liệu kịp lịch trình sản xuất tại nhà máy. Còn đối với hệ thống logistics quốc gia , phát triển hệ thống này chính là phát triển đồng bộ yếu tố của hệ thống ,hoàn thiện hay xây dựng môi trường logistics phát triển..

Hình thức phát triển hệ thống logistics

- Phát triển theo chiều rộng: Hệ thống logistics được phát triển theo phạm vi địa lý, tăng quy mô, có thêm các chính sách,cơ sở hạ tầng và số lượng doanh nghiệp logistics, tăng số lượng khách hàng sử dụng hệ thống logistics ở vùng KTTĐMT…

(28)

Phát triển hệ thống logistics theo chiều rộng chính là phát triển quy mô tổng thể, nâng tầm hệ thống logistics của vùng trên cả thị trường hiện tại và thị trường mới.

- Phát triển hệ thống logistics theo chiều sâu: Đây là sự nâng cao hiệu quả và chất lượng môi trường logistics của vùng. Chất lượng môi trường logistics có thể được đánh giá thông qua mức độ đáp ứng nhu cầu của thị trường về dịch vụ, tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, ROA, ROS, tỷ lệ hoàn thành đơn hàng, cung ứng hàng hóa đúng thời gian… nâng cao uy tín của sản phẩm dịch vụ của cả hệ thống sản xuất xã hội… Theo hướng này, phải cải thiện môi trường logistics để tạo được sự hấp dẫn với khách hàng, thu hút lượng hàng hóa có tiềm năng lớn ở Lào ,Cămpuchia và vùng Đông Bắc Thái Lan qua cảng Việt Nam và vùng KTTĐMT.

- Phát triển kết hợp cả chiều rộng và chiều sâu: là sự kết hợp phát triển hệ thống logistics theo chiều rộng và chiều sâu để nâng tầm môi trường logistics trong môi trường kinh doanh Việt Nam và vùng với sự hoàn thiện các yếu tố của hệ thống logistics ngang tầm khu vực và quốc tế …

2.3. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hệ thống logistics

Trong hoạt động logistics không thực hiện việc sản xuất sản phẩm như trong lĩnh vực sản xuất mà chỉ cung cấp dịch vụ cho khách hàng để lấy tiền (thu lợi nhuận) bằng cách sử dụng diện tích mặt bằng kho, máy móc thiết bị phương tiện và sức lao động của công nhân lành nghề. Do đặc trưng của hoạt động logistics nên thực tế thường sử dụng các chỉ tiêu kinh tế đặc thù để đánh giá sự phát triển hệ thống này . Các chỉ tiêu đánh giá có thể chia thành các chỉ tiêu trực tiếp phản ánh doanh thu, chi phí và lợi nhuận; các chỉ tiêu đánh giá hoạt động đặc thù trong lĩnh vực logistics và gián tiếp thông qua tác động tích cực từ môi trường logistics đối với thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong vùng... Đối với sự phát triển hệ thống logistics việc đánh giá động thái phát triển các yếu tố môi trường có thể áp dụng các chỉ tiêu LPI, có tính đến đặc thù của địa phương khi xác định các chỉ số, gồm 6 chỉ số thành phần của LPI quốc tế (trong hoạt động xuất nhập khẩu):

- Hiệu quả của các thủ tục (tức là tốc độ, mức độ giản đơn và khả năng dự đoán trước của các thủ tục) của cơ quan hành chính, bao gồm cả Hải quan

- Chất lượng của cơ sở hạ tầng liên quan đến thương mại và vận tải (ví dụ như cảng, đường sắt, đường bộ, công nghệ thông tin)

- Sự thuận tiện của việc sắp xếp các lô hàng có giá cạnh tranh vận chuyển đường biển

(29)

- Năng lực và chất lượng dịch vụ logistics - Khả năng theo dõi các lô hàng

- Sự kịp thời của việc vận chuyển bằng đường biển đến điểm đến

Ngoài ra, có thể sử dụng các chỉ số thành phần của chỉ số LPI nội địa: Mức độ các loại lệ phí ; Chất lượng của cơ sở hạ tầng ;Năng lực và chất lượng của dịch vụ;Tính hiệu quả của các quá trình và thủ tục ; Nguyên nhân của những yếu tố cản trở chủ yếu ;Những thay đổi về môi trường logistics…

2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thống logistics Các nhân tố chung

a. Môi trường chính trị pháp luật: Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó. Do đó, có thể nói môi trường chính trị, pháp luật sẽ ảnh hưởng đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào.

b. Môi trường văn hóa – xã hội: Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng riêng. Môi trường văn hóa Việt Nam xét theo góc độ kinh tế nhìn chung còn nhiều phức tạp đan xen nhau mà ở các nền kinh tế thuần nhất không có. Cách quản lý, làm việc của thời kì bao cấp vẫn còn tác động lên nhiều hoạt động của nền kinh tế.

c. Môi trường kinh tế:Những yếu tố cơ bản nhất của môi trường kinh tế tác động đến ngành logistics bao gồm: Tốc độ tăng trưởng GDP, lãi suất tiền vay, tiền gửi ngân hàng, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, mức độ thất nghiệp, cán cân thanh toán, chính sách tài chính, tín dụng, kiểm soát về giá cả, tiềm năng phát triển và gia tăng đầu tư…

d. Môi trường khoa học công nghệ: Khoa học công nghệ ,đặc biệt là CNTT là bà đỡ cho sự phát triển và mọi thành công hiện nay của ngành logistics .Cơ sở hạ tầng logistics hiện đại và năng lực công nghệ của nhà cung cấp dịch vụ logistics luôn nằm trong ba nhóm ưu tiên hàng đầu khi lựa chọn nhà cung cấp của các khách hàng. Chính vì vậy, môi trường khoa học công nghệ,ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ có ý nghĩa quyết định đến việc xây dựng môi trường logistics ngang tầm với các nước, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững ,nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia .

Các nhân tố đặc thù

a. Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng logistics cả phần cứng và phần mềm, bao gồm:

Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải; Kho tàng bến bãi; Cảng thông quan nội địa; Hệ thống

(30)

công nghệ thông tin và truyền thông... Đây là nhân tố tác động rất lớn đến toàn bộ quá trình hoạt động của hệ thống logistics ngay từ thời kỳ đầu của quá trình phát triển.

b. Sức ép cạnh tranh: Sức ép cạnh tranh là một yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ thống Logistics do ngành dịch vụ này liên quan nhiều chủ thể trên thị trường. Sức ép cạnh tranh đến từ nhiều nguồn, bao gồm: nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ tiềm ẩn, sản phẩm thay thế và áp lực cạnh tranh nội bộ ngành.

c. Danh mục hàng hóa sản xuất và tiêu thụ: Tùy loại vật tư hàng hóa sản xuất và tiêu thụ mà doanh nghiệp có kế hoạch khác nhau về vận chuyển, bảo quản và phân phối. Càng ngày, khối lượng và danh mục hàng hoá được đưa vào phân phối, lưu thông càng lớn, làm cho các mối quan hệ kinh tế trong hoạt động logistics ngày càng trở nên phong phú và phức tạp hơn.

1.3 Kinh nghiệm của một số nước về phát triển hệ thống logistics, bài học đối với Việt Nam và vùng KTTĐMT

Qua nghiên cứu tình hình và kinh nghiệm phát triển hệ thống logistics của các nước như Đức ,Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore và Thái Lan những năm gần đây, đề tài đã rút ra những bài học đối với Việt Nam nối chung và vùng KTTĐMT nói riêng trong phát triển phát triển hệ thống logistics nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, cụ thể:

- Bài học về chính sách phát triển và tăng cường vai trò của Nhà nước: Nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành logistics và các doanh nghiệp logistics, Chính phủ Việt Nam cần thường xuyên xem xét, đánh giá và hoàn thiện hệ thống các chính sách phát triển logistics cho phù hợp với thực tế hoạt động logistics trong điều kiện hội nhập hiện nay. Chính phủ cần có sự điều chỉnh và quy hoạch hợp lý các khu kinh tế, các khu vực thương mại tự do và các trung tâm logistics nhằm tạo ra sự kết nối liên hoàn với hệ thống cảng biển, đường sắt và sân bay trên toàn quốc.

- Bài học về phát triển cơ sở hạ tầng: Để phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng cho hoạt động logistics, vùng KTTĐMT cần khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực đầu tư xây dựng,nhất là các bất động sản logistics Những doanh nghiệp này không chỉ bù đắp nguồn vốn thiếu hụt, mà còn có thể đóng góp những kỹ năng quản lý, công nghệ thông tin và kinh nghiệm nhằm xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng vận hành một cách hiệu quả. Để làm được điều đó, chính sách Nhà nước cần phải tạo điều kiện thuận lợi và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan