• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử THPT quốc gia 2017 môn Sinh có đáp án - Mã 10 | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi thử THPT quốc gia 2017 môn Sinh có đáp án - Mã 10 | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện"

Copied!
20
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ MINH HỌA

(Đề thi có 40 câu / 5 trang)

KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017 Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1: Khi nói về những biến đổi chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh, xu hướng nào sau đây không đúng:

A. Lưới thức ăn trở nên phức tạp hơn B. Tính đa dạng về loài tăng

C. Tổng sản lượng sinh vật được tăng lên

D. Ổ sinh thái của mỗi loài ngày càng được mở rộng.

Câu 2: Các trường hợp nào sau đây được xem là sinh vật biển đổi gen?

1. Giống cà chua chín muộn có chứa gen sản xuất etilen bị bất hoạt.

2. Gạo của giống lúa có chứa gen sản xuất carôten.

3. Giống bông chứa gen kháng sâu của thuốc lá.

4. Lợn phát sáng vì mang gen phát sáng của đom đóm.

A. 1,2,3 B. 2,3,4 C. 1,2,4 D. 1,2,3,4

Câu 3: Vì sao quá trình giao phối không ngẫu nhiên được xem là nhân tố tiến hóa cơ bản?

A. Vì tạo ra trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.

B. Tạo ra được vô số biến dị tổ hợp.

C. Tạo ra những tổ hợp gen thích nghi

D. Làm thay đổi tần số các kiểu gen trong quần thể.

Câu 4: Trong một nhà hộ sinh, người ta nhầm lẫn 2 bé, bé I có nhóm máu O, bé II có nhóm máu AB. Cặp bố mẹ I có cùng nhóm AB; cặp bố mẹ II người bố có nhóm A, mẹ có nhóm B. Hãy xác định bố mẹ của 2 bé.

A. Cặp bố mẹ I là bố mẹ của bé II, cặp bố mẹ II là của bé I B. Cặp bố mẹ II là bố mẹ của bé II, cặp bố mẹ I là của bé I C. Hai cặp bố mẹ đều không phải là bố mẹ của 2 bé.

D. Không xác định được.

Câu 5: Sự di truyền chéo của tính trạng liên kết với giới tính thể thiện rõ nhất ở:

A. Tính trạng của bà nội truyền cho cháu trai.

B. Tính trạng của ông ngoại truyền cho cháu trai

C. Tính trạng của bố truyền cho con gái, còn tính trạng của mẹ truyền cho con trai.

D. Tính trạng của ông nội truyền cho cháu trai.

ĐỀ THI SỐ 10

(2)

Câu 6: Hãy chọn một loài cây thích hợp trong số các loài cây dưới đây để có thể áp dụng chất consixin nhằm tạo giống mới đem lại hiệu quả cao:

A. Cây lúa B. Cây đậu tương C. Cây củ cải đường D. Cây ngô Câu 7: Một quần thể thực vật thế hệ F2 thu được tỉ lệ phân li kiểu hình là 9

16 hoa có màu: 7 16 hoa màu trắng. Nếu lấy ngẫu nhiên một cây hoa có màu đem tự thụ phấn thì xác suất thu được thế hệ con lai không có sự phân li về kiểu hình là bao nhiêu ?

A. 1

9 B. 9

7 C. 1

3 D. 9

16

Câu 8: Trong các hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần khắc phục suy thoái môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ?

(1) Bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng.

(2) Chống xâm nhập mặn cho đất (3) Tiết kiệm nguồn nước sạch

(4) Giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính

A. 1 B. 2 C. 4 D. 3

Câu 9: Điều nào dưới đây không đúng khi nói đột biến gen được xem là nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa?

A. Mặc dù đa số là có hại nhưng trong những điều kiện mới hoặc tổ hợp gen thích hợp nó có thể có lợi

B. Phổ biến hơn đột biến NST

C. Ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể.

D. Luôn tạo ra được các tổ hợp gen thích nghi.

Câu 10: Điều gì sẽ xảy ra nếu gen điều hòa của Opêron Lac ở vi khuẩn bị đột biến tạo ra sản phẩm có cấu hình không gian bất thường ?

A. Opêron Lac sẽ chỉ hoạt động quá mức bình thường khi môi trường có lactôzo B. Opêron Lac sẽ không hoạt động ngay cả khi môi trường có lactôzo

C. Opêron Lac sẽ hoạt động ngay cả khi môi trường không có lactôzo D. Opêron Lac sẽ không hoạt động bất kể môi trường có loại đường nào.

Câu 11: Ở người, màu da do 3 cặp gen tương tác cộng gộp: thể đồng hợp toàn trội cho da đen, thể đồng hợp lặn cho da trắng, thể dị hợp cho màu da nâu. Bố và mẹ da nâu đều có kiểu gen AaBbCc thì xác suất sinh con da nâu là:

A. 1

64 B. 1

256 C. 1

128 D. 62

64

(3)

Câu 12: Quần xã sinh vật nào sau đây thường có lưới thức ăn phức tạp nhất?

A. Quần xã rừng mưa nhiệt đới B. Quần xã rừng lá kim phương Bắc C. Quần xã rừng rụng lá ôn đới D. Quần xã đồng rêu hàn đới.

Câu 13: Thể tam bội ở thực vật có thể được hình thành bằng cách nào trong số các cách dưới đây?

A. Gây đột biến ở hợp tử B. Lai giống

C. Xử lý hạt giống bằng chất cônsixin

D. Làm hỏng thoi vô sắc của tế bào ở đỉnh sinh trưởng của cây.

Câu 14: Nếu kết quả của phép lai thuần và lai nghịch mà khác nhau thì kết luận nào dưới đây là đúng ?

A. Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính Y B. Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính X C. Gen quy định tính trạng nằm trong ti thể

D. Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính hoặc trong tỉ thể.

Câu 15: Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ cạnh tranh khác loài?

A. Giun đũa sống trong ruột lợn

B. Tảo giáp nở hoa gây độc cho tôm, cá trong cùng một môi trường C. Bò ăn cỏ

D. Cây lúa và cỏ dại sống trong một ruộng lúa Câu 16: Một gen có tỉ lệ 2

3 A

G  . Gen phiên mã 2 lần đã lấy của môi trường 450U và 750U. Số liên kết Hidro của gen nói trên là:

A. 2600 B. 1200 C. 2000 D. 3150

Câu 17: Vấn đề quan trọng nhất để duy trì sự tồn tại của một quần thể kích thước nhỏ là:

A. Không gian sống B. Đa dạng di truyền C. Mỗi quan hệ giữa các cá thể trong quần thể D. Nguồn thức ăn Câu 18: Nguyên nhân gây nên hiện tượng đa hình cân bằng là gì?

A. CLTN ủng hộ các cá thể có kiểu gen đồng hợp tử trội B. CLTN xảy ra theo kiểu chọn lọc phân hóa

C. CLTN ủng hộ các cá thể có kiểu gen đồng hợp tử lặn D. CLTN ủng hộ các cá thể có kiểu gen dị hợp tử

Câu 19: Một nhà chọn giống thỏ cho các con thỏ giao phối ngẫu nhiên với nhau. Ông ta đã phát hiện ra một điều là tính trung bình thì 9% số thỏ có lông ráp. Loại lông này bán được ít tiền hơn.

(4)

Vì vậy ông ta không cho các con thỏ lông ráp giao phối. Tính trạng lông ráp là do gen lặn trên NST thường quy định. Tỉ lệ thỏ có lông ráp mà ông ta nhận được trong thế hệ sau đó theo lí thuyết là bao nhiêu %? Biết rằng tính trạng lông ráp không làm ảnh hưởng đến sức sống và khả năng sinh sản của thỏ.

A. 4,5 B. 5,3 C. 7,3 D. 3,2

Câu 20: Một người đàn ông có chị gái bị bệnh di truyền, lấy người vợ có em trai cũng bị bệnh đó. Ngoài 2 người bị bệnh trên, cả hai họ đều bình thường. Theo lý thuyết tỷ lệ con trai đầu lòng của vợ chồng này bị mắc bệnh là bao nhiêu ?

A. 1

18 B. 1

16 C. 1

4 D. 1

9

Câu 21: Ở người, gen tổng hợp 1 loại mARN được lặp lại tới 200 lần, đó là biểu hiện điều hòa hoạt động ở cấp độ

A. Sau dịch mã B. Khi dịch mã C. Lúc phiên mã D. Trước phiên mã Câu 22: Khi giao phấn giữa hai cây cùng loài, người ta thi được F1 có tỉ lệ như sau: 70% thân cao, quả tròn: 20% thân thấp, quả bầu dục: 5% thân cao, quả bầu dục: 5% thân thấp, quả tròn.

Kiểu gen của P và tần số hoán vị gen là:

A. AB AB

abab , hoán vị gen xảy ra một bên với tần số 20%

B. AB ab

Ab ab , hoán vị gen xảy ra một bên với tần số 20%

C. AB AB

abab , hoán vị gen xảy ra hai bên với tần số 20%

D. ab AB

aBab , hoán vị gen xảy ra hai bên với tần số 20%

Câu 23: Khi nói về các thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng ? A. Nấm hoại sinh là một trong số các nhóm sinh vật có khả năng phân giải chất hữu cơ thành các chất vô cơ.

B. Sinh vật sản xuất bao gồm thực vật, tảo và tất cả các loài vi khuẩn C. Sinh vật kí sinh và hoại sinh đều được coi là sinh vật phân giải D. Sinh vật tiêu thụ bậc 1 thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1

Câu 24: Các sinh vật chuyển đời sống từ dưới nước lên cạn vào kỳ nào, đại nào?

A. Kỳ Cambri, đại Cổ sinh B. Kỳ Tam điệp, đại Trung Sinh C. Kỳ Silua, đại Cổ sinh D. Kỳ Giura, đại Trung sinh

(5)

Câu 25: Sự nhân đổi ADN ở sinh vật nhân thực có sự khác biệt với sự nhân đôi của AND ở E.Coli về:

(1) Chiều tổng hợp (4) Các đơn vị nhân đôi

(2) Các enzym tham gia (5) Nguyên tắc nhân đôi (3) Thành phần tham gia

A. (1), (2) B. (2), (3) C. (2), (4) D. (3), (5)

Câu 26: Cho cây hoa đỏ, quả tròn lai với cây hoa trắng, quả dài, người ta thu được đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình như sau: 1

4 cây hoa đỏ, quả tròn: 1

4 cây hoa đỏ, quả dài: 1

4 cây hoa trắng, quả tròn: 1

4 cây hoa trắng, quả dài. Từ kết quả của phép lai này, kết luận nào được rút ra dưới đây là đúng nhất?

A. Chưa thể rút ra được kết luận chính xác về việc các gen khác alen có nằm trên cùng một NST hay trên hai NST khác nhau.

B. Gen quy định màu hoa và gen quy định hình dạng quả nằm trên các NST khác nhau

C. Gen quy định màu hoa và gen quy định hình dạng quả nằm trên cùng một NST nhưng giữa chúng đã có xảy ra trao đổi chéo.

D. Gen quy định màu hoa và gen quy định hình dạng quả nằm trên cùng NST Câu 27: Sự phân bố của một loài trên một vùng liên quan tới:

A. Lượng thức ăn trong môi trường

B. Diện tích vùng phân bố của loài đó và các yếu tố sinh thái C. Số lượng cá thể sống trên một vùng nhất định

D. Cả A, B, C

Câu 28: Lai con bọ cánh cứng có cánh màu nâu với con đực có cánh màu xám người ta thu được F1 tất cả đều có màu cánh màu xám. Cho các con F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau, người ta thu được F2 với tỷ lệ phân li kiểu hình như sau: 70 con cái có cánh màu nâu, 74 con cái có cánh màu xám, 145 con đực có cánh màu xám. Từ kết quả lai này, kết luận nào được rút ra sau đây là đúng?

A. Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX - con đực, XY – con cái và gen quy định màu cánh nằm trên NST X, NST Y không có alen tương ứng.

B. Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX - con cái, XY – con đực và gen quy định màu cánh nằm trên NST X, NST Y không có alen tương ứng.

(6)

C. Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX - con đực, XY – con cái và gen quy định màu cánh nằm trên NST thường

D. Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX - con cái, XY – con đực và gen quy định màu cánh nằm trên NST thường.

Câu 29: Cơ chế hiện tượng di truyền của HIV thể hiện ở sơ đồ

A. ADNARNPrôtêinTính trạng B. ARNADNARNPrô êint C. ADNARN  Tính trạng Prôtêin D. ARNADNPrôtêin

Câu 30: Lai các cây hoa đỏ với cây hoa trắng người ta thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn người ta thu được F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 3 đỏ: 1 trắng. Nguời ta lấy ngẫu nhiên 3 cây F2 hoa đỏ cho tự thụ phấn. Xác suất để cả 3 cây này đều cho đời con toàn cây có hoa đỏ là bao nhiêu?

A. 0,2960 B. 0,0370 C. 0,6525 D. 0,0750

Câu 31: Vấn đề quan trọng nhất để duy trì sự tồn tại của một quần thể kích thước nhỏ là:

A. Không gian sống B. Đa dạng di truyền C. Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể D. Nguồn thức ăn Câu 32: Thuyết tiến hóa của Đác-uyn đã giải thích thành công điều gì:

A. Phân biệt biến dị di truyền và biến dị không di truyền B. Giải thích thành công quá trình hình thành loài mới

C. Chứng minh toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung

D. Giải thích thành công nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền biến dị

Câu 33: Ở người, tính trạng tóc xoăn do gen A, tóc thẳng do gen a nằm trên NST thường quy định, tính trạng máu khó đông do gen h, người bình thường do gen H nằm trên NST giới tính X quy đinh. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Với 2 gen quy định tính trạng trên, có thể cho tối đa số loại kiểu gen khác nhau ở mỗi giới trong quần thể là:

A. 8 loại kiểu gen ở giới nữ, 4 loại kiểu gen ở giới nam B. 3 loại kiểu gen ở giới nữ, 2 loại kiểu gen ở giới nam C. 9 loại kiểu gen ở giới nữ, 6 loại kiểu gen ở giới nam D. 5 loại kiểu gen ở giới nữ, 3 loại kiểu gen ở giới nam

Câu 34: Ở người, alen A quy định mắt nhìn màu bình thường trội hoàn toàn so với alen a quy định bệnh mù màu đỏ - xanh lục, gen này nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X. Có hai anh em đồng sinh cùng trứng, người anh (1) không bị bệnh mù màu đỏ - xanh lục vó vợ (2) bị bệnh mù màu đỏ - xanh lục sinh con đầu lòng (3) không bị bệnh này. Người em (4)

(7)

có vợ (5) không bị bệnh mù màu đỏ - xanh lục sinh con đầu lòng (6) bị bệnh này. Cho biết không phát sinh đột biến mới, kiểu gen của những người từ (1) đến (6) lần lượt là:

A. X Y X X X X X Y X XA , a a, A a, A , A A,X Ya B. X Y X X X X X Y X X X YA , a a, A a, A , A a, a C. X Y X X X Y X Y X X X YA , a a, A , A , A a, a D. X Y X X X X X Y X X X XA , a a, A a, A , A a, a a Câu 35: Giả sử một NST trong tế bào sinh dưỡng của người có 245,9 10 3 cặp nuclêôtit. Nếu chiều dài trung bình của các NST ở kì giữa nguyên phân là 0,02 micromet, khoảng cách giữa các nucleoxom tương đương 100 cặp nu thì số phần tử protein histon và tỉ lệ chiều dài phân tử AND khi chưa đóng xoắn so với chiều dài NST ở kì giữa là:

A. 8999 phân tử và 4180,3 lần. B. 8999 phân tử và 2400 lần.

C. 9000 phân tử và 2400 lần D. 9000 phân tử và 4180,3 lần.

Câu 36: Cho cây hoa đỏ, quả tròn thụ phấn với cây hoa đỏ, quả tròn, người ta thu được đời con có tỷ lệ phân li kiểu hình như sau: 510 cây hoa đỏ, quả tròn: 240 cây hoa đỏ, quả dài: 242 cây hoa trắng, quả tròn: 10 cây hoa trắng, quả dài. Từ kết quả của phép lai này, kết luận nào được rút ra dưới đây là đúng nhất?

A. Alen quy định màu hoa đỏ và alen quy định quả dài nằm trên cũng một NST và trao đổi chéo đã xảy ra ở cây cái.

B. Alen quy định màu hoa đỏ và alen quy định quả tròn nằm trên cũng một NST và trao đổi chéo đã xảy ra ở cây đực và cây cái.

C. Alen quy định màu hoa đỏ và alen quy định quả dài nằm trên cũng một NST và trao đổi chéo đã xảy ra ở cây đực và cây cái.

D. Alen quy định màu hoa đỏ và alen quy định quả tròn nằm trên cũng một NST và trao đổi chéo đã xảy ra ở cây đực.

Câu 37: Sau khi phá rừng trồng lúa, bà con nông dân có thể trồng 1 – 2 vụ mà không cần phải bón phân. Sau đó nếu không bón phân thì năng suất lúa giảm đáng kể. Giải thích nào sau đây là đúng?

A. Chất dinh dưỡng trong đất bị bốc hơi cùng với nước nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng B. Vì trồng lúa nên các chất dinh dưỡng từ đất bị pha loãng vào nước nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng.

C. Lúa sử dụng quá nhiều chất dinh dưỡng trong đất nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng D. Các chất dinh dưỡng từ đất đã không được luân chuyển trở lại cho đất vì chúng bị con người chuyển đi nơi khác khiến đất nghèo dinh dưỡng.

Câu 38: Trong số các phát biểu về mã di truyền sau đây, số phát biểu không đúng là:

1. Mã di truyền chỉ được đọc theo một chiều nhất định trên phân tử ARN thông tin.

(8)

2. Tính thoái hóa của mã di truyền làm giảm thiểu hậu quả của đột biến thay thế cặp nu đặc biệt là cặp nu thứ 3 trong 1 codon.

3. Mã di truyền là trình tự nu trên gen quy định trình tự axit amin trên chuỗi polypeptit 4. Tính đặc hiệu của mã di truyền giúp cho việc truyền đạt thông tin di truyền được chính

xác từ AND đến polypeptit

A. 4 B. 2 C. 1 D. 3

Câu 39: Lai ruồi giấm cái thuần chủng cánh vênh, chân xám với ruồi đực thuần chủng cánh thẳng, chân đen người ta thu được F1 tất cả đều có cánh thẳng, chân xám. Cho các con ruồi F1

giao phối ngẫu nhiên với nhau người ta thu được đời F2 với tỷ lệ phân li kiểu hình như sau: 430 ruồi cánh thẳng, chân xám: 214 ruồi cánh vênh, chân xám: 216 ruồi cánh thẳng, chân đen. Điều giải thích nào dưới đây về kết quả của phép lai trên là đúng ?

A. Gen quy định dạng cánh và gen quy định màu thân liên kết với nhau không thể tính được chính xác tần số hoán vị gen giữa hai gen này.

B. Gen quy định dạng cánh và gen quy định màu thân liên kết hoàn toàn với nhau.

C. Gen quy định dạng cánh và gen quy định màu thân liên kết không hoàn toàn với nhau. Tần số hoán vị giữa hai gen là 10%

D. Gen quy định dạng cánh và gen quy định màu thân nằm trên các NST khác nhau Câu 40: Cho các phát biểu sau:

1. Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

2. Cây ưa sáng có phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu, lá nằm ngang

3. Các loài khác nhau thì phản ứng giống nhau với tác động như nhau của một nhân tố sinh thái

4. Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố thì có vùng phân bổ rộng, những loài có giới hạn sinh thái hẹp đối với nhiều nhân tố thì có vùng phân bố hẹp.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Đáp án

1-D 2-D 3-D 4-A 5-B 6-C 7-A 8-C 9-D 10-C

11-D 12-A 13-B 14-D 15-D 16-A 17-B 18-D 19-B 20-A

21-D 22-A 23-A 24-C 25-C 26-A 27-D 28-A 29-B 30-B

31-B 32-C 33-C 34-B 35-A 36-C 37-D 38-C 39-A 40-A

LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án D

(9)

Xu hướng chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh:

- Độ đa dạng loài tăng

- Số cá thể trong mỗi loài giảm

- Ổ sinh thái của mỗi loài ngày càng thu hẹp - Quan hệ giữa các loài trở lên căng thẳng Câu 2: Đáp án D

Sinh vật biến đổi gen là sinh vật mà hệ gen của nó đã được con người làm cho biến đổi cho phù hợp lợi ích của mình.

Biến đổi hệ gen sinh vật theo 3 cách sau:

- Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen

- Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen.

- Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó.

Do đó, 1, 2, 3, 4 đều đúng.

Câu 3: Đáp án D

Nhân tố tiến hóa là những nhân tố làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

Câu 4: Đáp án A

Đi từ bé I có nhóm máu O

I IO O

do đó bố mẹ phải cho được giao tử IO Bé I sẽ là con của cặp bố mẹ II.

Khi đó kiểu gen của bố mẹ là:

Cặp I:

Cặp II:

P: bố I IA O x mẹ I IB O P: bố I IA B x mẹ I IA B 1: O O

F I I (nhóm máu O) F I I1: A B (bé II) Câu 5: Đáp án B

Di truyền chéo: gen gây bệnh của ông ngoại truyền cho mẹ, mẹ truyền cho con trai Câu 6: Đáp án C

Các cây đa bội thể thường có cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá to) nên việc sử dụng consixin gây đột biến ở củ cải đường là thích hợp.

Câu 7: Đáp án A

F2 thu được tỉ lệ phân ly kiểu hình là: 9 có màu: 7 trắng. Tính trạng tuân theo quy luật tương tác kiểu bổ trợ

9 : 7

Quy ước: A B : có màu

(10)

: : A bb

aaB aabb

 

 

 trắng.

Cây hoa có màu ở F2 sẽ có kiểu gen với tỉ lệ như sau: 1 AABB: 2AaBB: 2AABb: 4AaBb

Để thế hệ con lai không có sự phân ly kiểu hình, kiểu gen của cây F2 tự thụ phải là AABB với tỉ lệ 1

9

Câu 8: Đáp án C

Tất cả các hoạt động đều góp phần khắc phục suy thoái môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Câu 9: Đáp án D

Trong nhiều trường hợp đột biến gen tuy không gây hại bằng đột biến NST nhưng cũng gây chết hoặc giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản nếu đột biến rơi vào những gen có vai trò quan trọng.

Câu 10: Đáp án C

Gen điều hòa quy định tổng hợp protein ức chế. Protein này liên kết với vùng vận hành (O) ngăn cản quá trình phiên mã làm cho các gen cấu trúc không hoạt động.

Khi gen điều hòa bị đột biến tạo ra protein ức chế có cấu hình không gian bất thường sẽ không bám được vào vùng vận hành (O), do đó Operon Lac sẽ hoạt động ngay cả khi môi trường không có lactozo.

Câu 11: Đáp án D

P: AaBbCc (nâu) x AaBbCc (nâu); F1: 3

A:1aa

 

. 3B:1bb

 

. 3C:1cc

Xác suất sinh con da đen là:

1 3 1

4 64

AABBCC    

Xác suất sinh con da trắng là

1 3 1

4 64

aabbcc     Vậy xác suất sinh con da nâu là: 2 62

164 64 Câu 12: Đáp án A

- Khí hậu ở vùng nhiệt đới thuận lợi cho nhiều loài động thực vật Đa năng Lưới thức ăn phức tạp.

(11)

- Các vùng còn lại điều kiện lạnh ít loài thích hợp kém đa dạng lưới thức ăn đơn giản.

Câu 13: Đáp án B

Để tạo ra thể tam bội ở thực vật ta có thể sử dụng phương pháp lai giữa cây tứ bội (4n) và cây lưỡng bội (2n).

Câu 14: Đáp án D

Gen nằm trong ti thể (gen trong tế bào chất) thì kiểu hình của đời con sẽ phụ thuộc vào cơ thể làm mẹ do mẹ cho lượng lớn tế bào chất còn cơ thể chỉ cho nhân.

Gen trên NST giới tính thì kiểu hình ở đời con ở phép lai thuận và nghịch là khác nhau.

Câu 15: Đáp án D

- Lúa và cỏ là 2 loài khác nhau cạnh tranh về ánh sáng, dinh dưỡng…

- Giun đũa và lợn: QH ký sinh – vật chủ - Tảo giáp và tôm, cá: QH ức chế cảm nhiễm - Bò và cỏ: QH SV này ăn sinh vật khác Câu 16: Đáp án A

22 1 .

mach go 150

mt c mach goc

U   AA  ; Amt

221 .

Tmach goc Tmach goc 150

Suy ra A T 400 (nu); GX 600( )nu Số liên kết H của gen là: H 2A3G2600 Câu 17: Đáp án B

- Kích thước quần thể giảm QH hỗ trợ giảm chống chọi với môi trường giảm.

- Kích thước giảm gặp gỡ để giao phối khó khăn và dễ xảy ra giao phối cận huyết Câu 18: Đáp án D

Nguyên nhân gây ra hiện tượng đa hình cân bằng là CLTN ủng hộ các cá thể có kiểu gen dị hợp tử.

Câu 19: Đáp án B

Quy ước: A lông thường, a lông ráp

Theo bài: f aa

 

0,09 f a

 

0,3f A

 

0,7

Do đây là quần thể ngẫu phối nên ta có: F1 có: 0, 49AA: 0, 42Aa: 0.09aa

Ở thế hệ tiếp theo, ông ta không cho các con thỏ lông ráp giao phối nên ta có quần thể mới gồm:

7 6

0, 49 : 0, 42 :

13 13

AA AaAA Aa

(12)

Đem giao phối ngẫu nhiên ta được: 1 1

7 6 7 6

: : :

13 13 13 13

F F  AA Aa    AA Aa

2

100 60 9

: : :

169 169 169

F AA Aa aa

Vậy tỉ lệ thỏ lông ráp ở thế hệ sau là 5,3%.

Cách khác: ở đề này xem như chọn lọc loại bỏ hoàn toàn thể đồng hợp lặn, sử dụng công thức:

0

1 0

q q

nq

Với q0: tần số alen ban đầu, n là số thế hệ chịu sự chọn lọc Ta có 0

0,3 3

0,09 0,3,

1 0,3 13

q   q 

n 1

aa q2 5,3% .

Lưu ý công thức chỉ áp dụng cho quần thể ngẫu phối, không áp dụng cho quần thể tự thụ.

Câu 20: Đáp án A

Vì chị gái của người đàn ông bị bệnh mà bố mẹ bình thường  gen quy định tính trạng bệnh là gen lặn trên NST thường.

Vị chị gái của người đàn ông và rm trai của người vợ bị bệnh mà bố mẹ hai bên không bị bệnh nên bố mẹ hai bên có kiểu gen Aa Aa

Vậy để sinh con trai bị bệnh thì hai vợ chồng phải mang kiểu gen dị hợp Aa, mỗi người chiếm tỉ lệ 2

3

Vậy xác suất con trai đầu lòng của vợ chồng này mắc bệnh là : 2 2 1 1 1 . . . 3 3 4 2 18 Câu 21: Đáp án D

Gen tổng hợp một loại mARN được lặp lại tới 200 lần, tức là điều hòa số lượng gen tổng hợp mARN. Đây là biểu hiện của điều hòa trước phiên mã.

Quá trình điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật rất phức tạp, có thể xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau như điều hòa phiên mã (điều hòa số lượng mARN được tổng hợp), điều hòa dịch mã (điều hòa lượng protein được tạo ra), điều hòa sau dịch mã (làm biến đổi protein sau khi được tổng hợp)

Câu 22: Đáp án A

Xét riêng sự phân ly từng tính trạng: cao/thấp 3 1,

 trong/bầu dục 3

1

(13)

Mỗi tính trạng do 1 gen quy định nên cao thấp, tròn bầu dục Quy ước: A : cao, a: thấp và B: tròn, b: bầu dục

: , ,

P Aa Bb Aa Bb

  (loại B, D)

Xét kiểu hình thấp, bầu dục (aabb) chiếm 0,2

Mà 0, 2 0, 45 0, 25  nên 1 bên P có giao tử ab là giao tử liên kết (loại C) Câu 23: Đáp án A

- Vi khuẩn có thể là SV SX cũng có thể là không phải - Ký sinh không được xem là SV phân giải (có thể) - SVTT bậc 1 thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.

Câu 24: Đáp án C

Các sinh vật chuyển từ đời sống dưới nước lên cạn vào kỷ Silua, với nhện và rết là động vật lên cạn đầu tiên.

Ở kỉ này có đặc diểm hình thành đại lục, mực nước biển dâng cao, khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi để sinh vật chuyển từ nước lên cạn.

Câu 25: Đáp án C

Sự khác nhau giữa sự nhân đôi AND ở sinh vật nhân thực và nhân sơ:

- Sinh vật nhân thực có nhiều loại enzym ARN polimeraza hơn ở nhân sơ.

- Sinh vật nhân thực do kích thước lớn, nên cần nhiều điểm khởi đầu sao chép, còn sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm khởi đầu sao chép.

- Vận tốc phát triển chạc chữ Y của sinh vật nhân thực là 50 nu s

 

 

  chỉ bằng 1

10 so với ở vi khuẩn E.Coli

Câu 26: Đáp án A

Theo đề bài ta chưa rõ tính trội lặn của các tính trạng F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình : 1 đỏ tròn: 1 đỏ dài: 1 trắng tròn: 1 trắng dài.

số kiểu tổ hợp giao tử = 4 nên có hiện tượng phân ly độc lập hoặc liên kết gen hoặc hoán vị gen với tần số 50% xảy ra.

TH1: phân ly độc lập

Các phép lai có thể là: AaBb aabb Aabb aaBb ,  TH2: liên kết gen

Phép lai có thể là: Ab aB ab ab TH3: hoán vị gen với f 50%

(14)

Phép lai có thể là AB ab

ab ab hoặc Ab ab aB abCâu 27: Đáp án D

Sự phân bố của 1 loài liên quan đến nguồn thức ăn từ môi trường, không gian, diện tích phân bố và số lượng cá thể sống trên 1 vùng nhất định.

Câu 28: Đáp án A

Nhận thấy F2 có tỉ lệ kiểu hình không phân ly đồng đều ở 2 giới nên gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính

Ta có: P: cái nâu x đực xám F1: 100% xám

Mà mỗi tính trạng do một gen quy định  xám  nâu

Quy ước : A: xám, a: nâu. Mà con cái P có kiểu hình nâu  con cái là XY, con đực là XX Ta lại có sơ đồ lai: :P X Ya (nâu) x X XA A (xám) F1:1 X XA a:1X YA (100% xám)

1 1: A a A

F F X X X YF2:1X Ya :1X YA :1X XA a:1X XA A Câu 29: Đáp án B

Virut HIV sử dụng enzym phiên mã ngược để tổng hợp AND trên khuôn ARN. Sau đó cũng nhờ enzym này, từ mạch AND vừa tổng hợp được dùng làm khuôn để tạo mạch AND thứ 2. Phân tử AND mạch kép được tạo ra sẽ xem vào AND tế bào chủ nhờ enzym xen. Từ đây, AND virut nhân đôi cùng hệ gen người.

Câu 30: Đáp án B

Xét sự phân ly kiểu hình từ P tới F2. P:đỏ x trắngF1 :100% đỏ

1 1 2

F F F : 3 đỏ: 1 trắng

Nên mỗi tính trạng do một gen quy định và đỏ trắng Quy ước: A: đỏ, a: trắng

Cây hoa đỏ ở F2 có kiểu gen với tỉ lệ là: 1AA: 2Aa. Để F3 cho toàn hoa đỏ thì kiểu gen F2 đem tự thụ phấn phải là AA với tỉ lệ 1

3 . Vậy xác suất cần tìm là:

1 3 1

3 27

  

   Câu 31: Đáp án B

Câu 32: Đáp án C

(15)

Thuyết tiến hóa của Đác-uyn đã chứng minh toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung.

Các đáp án khác:

A. Đác-uyn chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền cụ thể là ông cho rằng những biến đổi do ngoại cảnh chỉ tạo biến dị xác định, loại biến dị này không di truyền được di đó ít có ý nghĩa trong quá trình tiến hóa, tức là Đác-uyn chưa đề cập tới đột biến gen và đột biến NST.

B. Đac-uyn chưa đưa ra được cơ chế hình thành loài mới từ loài ban đầu trong quá trình phân ly tính trạng đã xảy ra như thế nào.

D. Đac-uyn chưa hiểu rõ được nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền biến dị Câu 33: Đáp án C

- Tính trạng tóc có 3 kiểu gen: AA, Aa, aa

- Tính trạng máu khó đông: ở nữ gồm X XH H,X X X XH h, h h , ở nam gồm X Y X YH , h Câu 34: Đáp án B

Để đơn giản vẽ nhanh sơ đồ phả hệ như sau

Vì bệnh do gen lặn trên NST X không có trên Y

- Người anh (1) và người em trai sinh đôi cùng trứng (4) không bị bệnh sẽ có KG X YA - (2) bị bệnh sẽ có kiểu gen X Xa a

- (3) không bị bệnh có thể có kiểu gen X XA A hoặc X XA a hoặc X YA , nhưng (2) có kiểu gen X Xa a

 

3

 phải có kiểu gen X XA a

- (6) bị bệnh có thể là X Xa a hoặc X Ya , nhưng bố (4) có KG (6) phải có kiểu gen X Ya  (5) có kiểu gen X XA a.

Câu 35: Đáp án A Ta có: 0,02 m 200A0

(16)

Tỷ lệ chiều dài phân tử AND khi chưa đóng xoắn so với chiều dài NST ở kì giữa là:

245,9.10 .3.43

4180,3

200  lần.

Nucleoxom gồm một đoạn AND gồm 146 cặp nucleotit quấn quanh khối cầu protein gồm 8 phân tử protein histon và giữa hai nucleoxom có 1 phân tử protein histon.

Số phân tử protein histon:

3 3

245,9.10 245,9.10

8 1 8999

146 100 146 100

 

   

    phân tử

Câu 36: Đáp án C P: đỏ tròn x đỏ tròn

F1 : 51 đỏ tròn: 24 đỏ dài: 24 trắng tròn: 1 trắng dài Xét sự phân ly từng tính trạng: đỏ/trắng 3

1 , tròn/dài 3

1

Mà mỗi tính trạng do một gen quy định nên đỏ trắng, tròn dài Quy ước: A : đỏ, a: trắng, B: tròn, b: dài

Tổng tỉ lệ phân ly kiểu hình ở F1 là: 51 24 24 1 100 4     2 16 nên 2

2 và có hoán vị gen xảy ra.

Nhận thấy trắng dài ab 0,01

ab  có tỉ lệ kiểu hình thấp nên ab là giao tử hoán vị

 Kiểu gen :Ab

P aB (loại B, D)

Giả sử hoán vị gen xảy ra ở một giới, khi đó để F1 có kiểu gen ab ab Thì kiểu gen của P phải là: Ab AB

aBab (loại)

Cách khác có mẹo nhưng chỉ đảm bảo chính xác 90%:

Theo đề ta có đời con cho 4 kiểu hình và tỉ lệ kiểu hình phân li ở đời con 9 : 3 : 3 :1 suy ra có hoán vị gen.

Quy ước: A: đỏ, a: trắng, B: tròn, b: dài

Do tính trạng đỏ, tròn chiếm tỉ lệ cao nhất nên đây là 2 tính trạng trội, hai tính trạng còn lại là tính trạng lặn.

Kiểu hình đồng hợp lặn (aabb) chiếm tỉ lệ 0,01 0,1 0,1  tức cho tỉ lệ ab0,1 “rất đẹp”

Vậy kiểu gen của : Ab

P aB xảy ra hoán vị ở hai giới.

(17)

Câu 37: Đáp án D

Do sau mỗi vụ thu hoạch, phần lớn các chất dinh dưỡng sẽ nằm trong sản phẩm và được vận chuyển đi. Nếu ta không bổ sung chất dinh dưỡng cho đất thì sẽ làm cho đất nghèo dinh dưỡng.

Câu 38: Đáp án C

1. Đúng vì mã di truyền chri được đọc theo một chiều nhất định trên phân tử ARN thông tin theo chiều 5’-3’.

2. Đúng vì mã di truyền mang tính thoái hóa tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định 1 loại axit amin nên khi đột biến xảy ra chẳng hạn như đột biến thay thế cặp Nu có khả năng tạo ra bộ ba mới nhưng cùng mã hóa cho axit amon ban đầu giúp trình tự axit amin trên chuỗi polypeptit không thay đổi nhiều, từ đó không làm thay đổi chức năng của protein.

3. Sai vì mã di truyền là mã bộ ba, mang thông tin quy định trình tự axit amin trên chuỗi polypeptit.

4. Đúng vì mã di truyền có tính đặc hiệu nghĩa là một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin từ đó giúp cho việc truyền đạt thông tin di truyền được chính xác từ AND đến polypeptit.

Câu 39: Đáp án A

Ptc : cái vênh, xám x đực thẳng, đen F1 :100% thẳng, xám

1 1 2

F F F : 1 vênh, xám: 2 thẳng, xám: 1 thẳng, đen Xét riêng sự phân li từng tính trạng từ P

F2

 ta được: thẳng/vênh 3

1 , xám/đen 3

1

 thẳng  vênh, xám  đen

Quy ước : A_thẳng, a_vênh; B_xám, b_đen

F2 có tổng số kiểu tổ hợp giao tử là: 2 2

1 2 1 4 4 16

     1 Ta có sơ đồ lai:

Ptc: cái vênh xám aB aB

 

 

  x đực thẳng đen Ab Ab

 

 

 

1:100%Ab

F aB (thẳng xám)

(18)

1 1: Ab Ab F FaB aB

Do ruồi đực F1 liên kết gen hoàn toàn hoặc hoán vị gen với mọi tần số.

Câu 40: Đáp án A

Ý 1 sai vì khoảng thuận lợi là khoảng của các nhânt ố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

Ý 2 sai vì cây ưa sáng phải có những đặc điểm chịu được ánh sáng mạnh như lá cây có phiến dày, mô giậu phát triển, lá xếp nghiêng so với mặt đất, nhờ đó tránh được những tia nắng chiếu thẳng vào bề mặt lá.

Ý 3 sai vì các loài khác nhau thì phản ứng khác nhau với tác động như nhau của một nhân tố sinh thái.

Ý 4 đúng.

Vậy chỉ có ý 4 đúng!

(19)

MỘT SỐ KIẾN THỨC CẦN LƯU Ý ĐỀ 13 1. LÝ THUYẾT

 Xu hướng chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh:

- Độ da dạng loài tăng

- Số cá thể trong mỗi loài giảm

- Ổ sinh thái của mỗi loài ngày càng thu hẹp.

- Quan hệ giữa các loài trở nên căng thẳng.

 Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhânt ố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

 Sinh vật biến đổi gen là sinh vật mà hệ gen của nó đã được con người làm cho biến đổi cho phù hợp lợi ích của mình. Biến đổi hệ gen sinh vật theo 3 cách sau:

- Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen

- Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen.

- Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó.

 Để tạo ra thể tam bội ở thực vật ta có thể sử dụng phương pháp lai giữa cây tứ bội (4n) và cây lưỡng bội (2n).

 Gen nằm trong ti thể (gen trong tế bào chất) thì kiểu hình của đời con sẽ phụ thuộc vào cơ thể làm mẹ do mẹ cho lượng lớn tế bào chất còn cơ thể chỉ cho nhân.

 Quá trình điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật rất phức tạp, có thể xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau như điều hòa phiên mã (điều hòa số lượng mARN được tổng hợp), điều hòa dịch mã (điều hòa lượng protein được tạo ra), điều hòa sau dịch mã (làm biến đổi protein sau khi được tổng hợp)

 Gen trên NST giới tính thì kiểu hình ở đời con ở phép lai thuận và nghịch là khác nhau.

 Trong nhiều trường hợp đột biến gen tuy không gây hại bằng đột biến NST nhưng cũng gây chết hoặc giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản nếu đột biến rơi vào những gen có vai trò quan trọng.

 Sự khác nhau giữa sự nhân đôi AND ở sinh vật nhân thực và nhân sơ:

- Sinh vật nhân thực có nhiều loại enzym ARN polimeraza hơn ở nhân sơ.

- Sinh vật nhân thực do kích thước lớn, nên cần nhiều điểm khởi đầu sao chép, còn sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm khởi đầu sao chép.

- Vận tốc phát triển chạc chữ Y của sinh vật nhân thực là 50 nu s

 

 

  chỉ bằng 1 10 so với ở vi khuẩn E.Coli

(20)

 Nhân tố tiến hóa là những nhân tố làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

 Nguyên nhân gây ra hiện tượng đa hình cân bằng là CLTN ủng hộ các cá thể có kiểu gen dị hợp tử.

 - Các sinh vật chuyển từ đời sống dưới nước lên cạn vào kỷ Silua, với nhện và rết là động vật lên cạn đầu tiên.

- Ở kỉ này có đặc diểm hình thành đại lục, mực nước biển dâng cao, khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi để sinh vật chuyển từ nước lên cạn.

2. BÀI TẬP

 Đối với các dạng bài phả hệ chữ chúng ta nên vẽ lại thành sơ đồ sau đó giải quyết vấn đề theo đề bài yêu cầu.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+Trong trường hợp cá thể lông vàng có khả năng sinh sản thấp, các cá thể khác bình thường chọn lọc tự nhiên có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần

hợp tử ban đầu bị đột biến dẫn đến không phân ly các cặp NST trong nguyên phân Câu 6: Quy trình chuyển gen sản sinh protein của sữa người vào cừu tạo ra cừu

CLTN thực chất là quá trình phân hoá khả năng sống sót, sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể, đồng thời tạo ra kiểu gen mới

Cơ sở tế bào học của quy luật phân li: Nếu các cặp gen alen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau thì khi giảm phân tạo

Câu 38: Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinhC. Một người mẹ bị bệnh sinh

Khi các tế bào sinh tinh của 1 cơ thể đực giảm phân, ở một số tế bào có một cặp nhiễm sắc thể không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường

Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống vì giao phối gần tạo điều kiện cho các alen lặn có hại tổ hợp với nhau

AD/ad Bb Câu 28: Ở một quần thể thực vật lưỡng bội, xét một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với