• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giáo án Đạo đức lớp 1 - Tuần 6 sách cùng học để phát triển năng lực - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giáo án Đạo đức lớp 1 - Tuần 6 sách cùng học để phát triển năng lực - Giáo dục tiếu học"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 6

Bài 2 - Tiết 1:

EM GIÚP NGƯỜI THÂN LÀM VIỆC NHÀ

I. Mục tiêu:

1. Phẩm chất chủ yếu:

- Yêu nước: Nhận biết vì sao cần giúp đỡ người thân làm việc nhà.

- Nhân ái: Biết được ý nghĩa của việc chia sẻ việc nhà với người thân.

- Trách nhiệm: Biết thực hiện giúp việc nhà với người thân thường xuyên trong cuộc sống.

- Chăm chỉ: HS tự trải nghiệm để hình thành thái độ, suy nghĩ đúng đắn về việc chia sẻ công việc nhà với người thân trong gia đình.

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: các em có ý thức chú ý lắng nghe, quan sát tranh, hát theo nhạc.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, biết tương tác với giáo viên và bạn bè trong giờ học .

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh trả lời được các câu hỏi, kể lại nội dung các bức tranh, biết thể hiện tình yêu thương gia đình.

3. Năng lực đặc thù:

- Năng lực điều chỉnh hành vi: HS biết thể hiện việc quan tâm,giúp đỡ người thân trong gia đình đúng thời điểm.

- Năng lực phát triển bản thân: Biết hát các bài hát theo đúng giai điệu, đúng lời, biết thể hiện tình yêu thương gia đình qua việc quan tâm,giúp đỡ người thân

- Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: HS biết một vài cách ứng xử thể hiện việc làm đúng đắn khi giúp đỡ người thân trong gia đình.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: Tranh, nhạc nền bài hát: Bé quét nhà 2. Học sinh: SGK.

III. Các hoạt động học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ:

- GV kiểm tra đồ dùng, sách vở của học sinh

- GV nhận xét, hướng dẫn học sinh cách giữ gìn sách vở.

B. Bài mới:

HS để lên mặt bàn để GV kiểm tra.

Lắng nghe

(2)

1. Khởi động:

HOẠT ĐỘNG 1: Hát vỗ tay theo bài bé quét nhà.

Mục tiêu:Tạo không khí tích cực cho lớp học

Cách tổ chức: Hoạt động cả lớp - GV cho học sinh nghe và hát theo bài: Bé quét nhà.

- GV nêu câu hỏi:

? Em đã từng quét nhà bao giờ chưa?

? Em có biết quét nhà không?

? Vì sao, trong bài hát bà lại để dành chổi nhỏ cho bé quét nhà?

=>GV nhận xét câu trả lời của HS để dẫn vào bài học: Qua phần khởi động, cô thấy các con hát rất hay.Bạn nhỏ trong bài hát đã làm được việc gì? Vì sao chúng mình cần giúp đỡ cha, mẹ và người thân làm việc nhà. Cùng tìm hiểu qua bài 3: Em giúp người thân làm việc nhà (T1)

2. Khám phá:

HOẠT ĐỘNG 2: Em hãy cho biết hành động của bạn nào đáng khen?

Mục tiêu:Giúp HS nhận biết được những hành động quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình.

Cách tổ chức: Hoạt động cá nhân Quan sát 4 tranh và trả lời câu hỏi - GV chiếu tranh

- Các con quan sát bức tranh số 1 cho cô biết:

? Bức tranh số 1 vẽ gì?

- GV gọi HS nhận xét bạn T1: Giúp mẹ nhặt rau Tương tự:

T2: Không giúp mẹ việc nhà T3: Giúp bố chăm sóc,tỉa cây T4: Vứt rác ra nhà

- Cả lớp đồng thanh hát

- 1 vài HS trả lời - HS trả lời

- HS trả lời theo hiểu biết của mình

- HS nhắc lại tên bài

- HS quan sát - HS trả lời cá nhân - 2 HS trả lời

- 1 HS nhận xét bạn - HS khác bổ sung

- 2 HS trả lời

- 1 HS nhận xét bạn - HS khác bổ sung

(3)

- GV nêu câu hỏi:

+ Hãy nhận xét việc làm của các bạn trong tranh.

+ Theo em, vì sao phải giúp đỡ người thân làm việc nhà?

=>GV nhận xét và nhấn mạnh những hành động đáng khen: Giúp mẹ quét nhà, giúp bố tỉa cây.

HOẠT ĐỘNG 3: Em hãy cùng các bạn đóng vai trong các tình huống sau?

Mục tiêu:Giúp HS hiểu được ý nghĩa của việc giúp người thân làm việc nhà.

Cách tổ chức: Hoạt động nhóm - Chia lớp thành 2 nhóm tương ứng với 2 tình huống trong hoạt động - Cho các nhóm lên sắm vai nêu cách xử lí tình huống

GV hỏi: ( Gợi ý để HS nêu được các cách xử lí tình huống)

+ Con thấy cách xử lí của nhóm bạn như thế nào?

+ Con có cách xử lí nào khác không?

=>GV chốt cách xử lí hay nhất.

Khen ngợi HS các nhóm tích cực tham gia.

+ Hàng ngày bố, mẹ các con đi làm có vất vả không?

+ Sau mỗi buổi làm việc về bố mẹ chúng mình còn phải làm những công việc gì ở nhà nữa?

+ Theo con,vì sao phải giúp người thân làm việc nhà?

- Nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS

=> Chốt: Hàng ngày bố mẹ các con đều phải đi làm kiếm tiền để nuôi các con ăn học, ngoài ra bố mẹ còn cùng nhau làm việc nhà.Vậy chúng mình hãy cùng nhau chia sẻ việc nhà với bố mẹ, giúp bố mẹ đỡ vất

- HS trả lời cá nhân - HS khác bổ sung

- Cử đại diện nhóm bốc thăm tình huống

- Thảo luận nhóm nêu cách xử lí tình huống

- HS nhận xét cách xử lí của nhóm bạn

- 1-2 HS trả lời

3-4 HS nêu cách xử lí của mình

2-3HS trả lời -HS khác bổ sung 2- 3HS trả lời

3-4 Nêu những suy nghĩ của mình

Lắng nghe

(4)

vả hơn nhé.

C. Củng cố, dặn dò:

- GV: Qua tiết học ngày hôm nay các con đã hiểu vì sao chúng mình cần giúp đỡ người thân làm việc nhà.Về nhà các con hãy chia sẻ với bố mẹ, ông bà những công việc nhà vừa sức mình nhé.

IV.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Để thể hiện được tình yêu thương đó chúng ta cần làm những gì, thì cô trò chúng mình cùng vào bài học ngày hôm nay: Bài8:. thực hiện tốt nội quy

- Em thực hành một số hành động rèn luyện sự nền nếp trong sinh hoạt hằng

- GV nhận xét, chốt ý: Lợn con đã bị muộn học vì không sinh hoạt nền nếp, ngủ dậy muộn vào buổi sang?. Cách 2: Tổ chức hoạt động nhóm đóng

- GV nhận xét và nhấn mạnh: tự giác học tập giúp em chủ động việc học của mình, đạt được thành tích tốt, được thầy cô, bạn bè yêu mến..

- GV giới thiệu thêm: để dẫn dắt cho câu chuyện, ngoài lời nói của nhận vật Lợn con, lợn mẹ, thỏ con, cô giáo thì những lời kể khác là lời của người dẫn chuyện.. - Yêu

- Năng lực phát triển bản thân: Biết hát các bài hát theo đúng giai điệu, đúng lời, biết thể hiện tình yêu thương gia đình qua việc quan tâm,giúp đỡ người thân.. - Năng

-GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học: Các em đã chia sẻ về gia đình mình. Ngày hôm nay để các em hiểu rõ hơn sự quan tâm của các thành viên trong gia đình chúng ta sẽ cùng

- Về nhà các em hãy tiếp tục thể hiện những hành động yêu thương gia đình với ông, bà, bố, mẹ, anh, chị em mình nhé. - Nhận xét