• Không có kết quả nào được tìm thấy

Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào? Đánh chéo vào các câu trả lời đúng

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào? Đánh chéo vào các câu trả lời đúng"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường Tiểu học Tân Long A Đề ôn tập tuần 2 . Môn: Tiếng Việt Họ và tên: ...

Lớp: 4/....

Ngày phát đề: ...

Ngày nộp lại: ...

Tiết 1: Tập đọc

Yêu cầu: Học sinh đọc bài tập đọc “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” trang 15, sách Tiếng Việt tập 1. Hoàn thành các câu hỏi sau:

Câu 1. Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào?

Đánh chéo vào các câu trả lời đúng:

 Bọn nhện chăng tơ kín các lối đi.

 Bọn nhện sai lũ kiến làm tổ ở nhà chị Nhà Trò chỉ cần xuất hiện là chúng kéo ra đốt.

 Bố trí nhện gác trong các khe đá với vẻ mặt hung dữ.

 Sừng sững giữa lối đi có thêm một anh nhện gộc

 Bọn nhện cuống cuồng chạy dọc chạy ngang, phá hết các dây tơ chăng lối.

Câu 2. Sau khi quan sát thấy trận địa mai phục của bọn nhện, Dế Mèn đã có hành động gì?

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

A. Cất tiếng hỏi lớn “Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây ta nói chuyện?”

B. Cất tiếng dọa nạt “Lũ các ngươi không chạy nhanh đừng trách ta phải ra tay”.

C. Quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách ra oai.

D. Xông thẳng vào hang lôi con mụ nhện cái ra hỏi chuyện.

3. Mụ nhện cái được miêu tả với dáng vẻ như thế nào?

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

A. Đường hoàng, bệ vệ, dáng vẻ kiêu kì.

B. Hống hách, ngang ngược, ra dáng ta đây là chúa tể loài nhện.

C. Ra dáng ta đây là vị chúa trùm nhà nhện, nom cũng đanh đá, nặc nô lắm.

D. Hiền lành, nhân từ khác hẳn với dáng vẻ hung dữ của lũ nhện gác bên ngoài 4. Dế Mèn đã làm gì khiến cho mụ nhện cái phải co rúm lại rồi cứ đập đầu xuống đất run sợ?

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

A. Dùng đá chọi vào cửa hang khiến nhện cái run sợ.

B. Đem theo đồng bọn là võ sĩ Châu Chấu đến khiến nhện cái khiếp vía.

C. Lấy đá chọi gã nhện gộc để khiến nhện cái khiếp sợ.

D. Quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách ra oai.

5. Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải?

Khoanh vào chữ cái đặt trước các câu trả lời đúng:

A. Phân tích cho bọn nhện thấy hành động hèn hạ của chúng: Bọn nhện thì giàu có, béo múp lại cứ đòi mãi món nợ bé tí tẹo, đã mấy đời của mẹ con Nhà Trò.

B. Bọn nhện béo tốt, lại kéo bè kéo cánh đánh đập một cô gái yếu ớt.

C. Dọa nạt bọn chúng nếu như không ngừng ngay hành động hèn hạ này sẽ trình lên quan phủ kiện bọn chúng.

(2)

E. Kết luận và đe dọa: Thật đáng xấu hổ! Các người có muốn ta đốt cả hang nhện không?

6. Con thấy có thể tặng cho Dế Mèn danh hiệu nào trong số các danh hiệu sau đây:

Đánh chéo vào các câu trả lời đúng:

 Võ sĩ  Tráng sĩ  Chiến sĩ

 Hiệp sĩ  Dũng sĩ  Anh hùng

7. Kết cục của câu chuyện như thế nào?

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

A. Bọn nhện dập đầu xin tha, hứa sẽ không bao giờ dám bắt nạt chị Nhà Trò nữa.

B. Bọn nhện sợ hãi, cùng dạ ran, cuống cuồng chạy dọc, ngang, phá hết các dây tơ chăng lối, đường về tổ Nhà Trò quang hẳn.

C. Bọn nhện thách thức Dế Mèn dám làm gì trong khi chúng vẫn đông người hơn Dế Mèn.

D. Trước hành động kiên quyết của Dế Mèn, bọn nhện buộc phải bỏ chạy, tuy nhiên chúng vẫn hẹn quay lại xử lí chị Nhà Trò sau.

8. Ý nghĩa của bài văn Dế Mèn bênh vực kẻ yếu?

A. Kể lại một trận tỉ thí cân tài cân sức giữa Dế Mèn và bọn nhện khiến không ít người cảm phục.

B. Phê phán bọn quan lại tham lam đạp lên mồ hôi của dân mà ăn chơi đến độ béo múp míp.

C. Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh.

D. Ca ngợi sức mạnh hơn người, không gì địch nổi của Dế Mèn.

(3)

Trường Tiểu học Tân Long A Đề ôn tập tuần 2 . Môn: Tiếng Việt Họ và tên: ...

Lớp: 4/....

Ngày phát đề: ...

Ngày nộp lại: ...

Tiết 2: Chính tả

Yêu cầu: - Học sinh đọc bài chính tả: “Mười năm cõng bạn đi học” trang 16, sách Tiếng Việt lớp 4 tập 1.

- Viết vào bảng con các từ khó: Đoàn Trường Sinh,Vinh Quang, Chiêm Hóa, Tuyên Quang ( Viết hoa các danh từ riêng); khúc khuỷu, gập ghềnh, vượt suối.

- Phụ huynh đọc bài cho các em viết vào vở.

- Học sinh dùng sách giáo khoa và bút chì soát lỗi.

Bài viết

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

Bài tập:

Yêu cầu: Học sinh làm bài tập 2 trang 16

Chọn cách viết đúng từ đã cho trong ngoặc đơn - Học sinh dùng viết chì gạch dưới từ viết đúng.

(4)

Họ và tên: ...

Lớp: 4/....

Ngày phát đề: ...

Ngày nộp lại: ...

Tiết 3: Luyện từ và câu

Mở rộng vốn từ: Nhân hậu- Đoàn kết Câu 1. Tìm các từ ngữ:

Phương pháp giải:

Học sinh suy nghĩ để tìm từ thích hợp.

a) Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại.

Ví dụ: lòng thương người

...

...

...

b) Trái nghĩa với nhân hậu và yêu thương.

Ví dụ: độc ác

...

...

...

c) Thể hiện tinh thần đùn bọc. Giúp đỡ đồng loại.

Ví dụ: cưu mang

...

...

...

d) Trái nghĩa với đùm bọc hoặc giúp đỡ Ví dụ: ức hiếp

...

...

...

Câu 2. Cho các từ: nhân dân, nhân hậu,nhân ái, công nhân, nhân loại, nhân đức,nhân từ, nhân tài.

Phương pháp giải:

Học sinh đọc kĩ các từ đã cho để sắp xếp vào các nhóm thích hợp.

Tiếng nhân có nghĩa là “ người” Tiếng nhân có nghĩa là “ lòng thương người”

...

...

...

...

...

...

...

...

Câu 3: Đặt câu với một từ ở bài tập 2

( Lưu ý: Viết hoa đầu câu, cuối câu có dấu chấm)

...

(5)

Trường Tiểu học Tân Long A Đề ôn tập tuần 2 . Môn: Tiếng Việt Họ và tên: ...

Lớp: 4/....

Ngày phát đề: ...

Ngày nộp lại: ...

Tiết 4: Tập đọc Truyện cổ nước mình Yêu cầu: Học sinh đọc bài tập đọc, đọc các từ khó.

Từ khó

Độ trì: (phật, tiên,…) cứu giúp và che chở cho người khác.

Độ lượng: rộng rãi, dễ tha thứ cho người khác.

Đa tình: giàu tình cảm (nghĩa trong bài).

Đa mang: lo lắng, quan tâm đến nhiều người, nhiều việc (nghĩa trong bài).

Dựa vào nội dung bài đọc, trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1.Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước mình?

...

...

Câu 2. Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào?

...

...

Câu 3. Tìm những truyện cổ khác thể hiện lòng nhân hậu của người Việt Nam ta?

...

...

Câu 4. Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thế nào?

...

...

Câu 5. Học thuộc lòng bài thơ.

Câu 6. Bài thơ có ý nghĩa gì?

...

...

...

(6)

Tiết 1

Câu 1. Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào?

Đánh chéo vào các câu trả lời đúng:

 Bọn nhện chăng tơ kín các lối đi.

 Bọn nhện sai lũ kiến làm tổ ở nhà chị Nhà Trò chỉ cần xuất hiện là chúng kéo ra đốt.

 Bố trí nhện gác trong các khe đá với vẻ mặt hung dữ.

 Sừng sững giữa lối đi có thêm một anh nhện gộc

 Bọn nhện cuống cuồng chạy dọc chạy ngang, phá hết các dây tơ chăng lối.

Câu 2. Sau khi quan sát thấy trận địa mai phục của bọn nhện, Dế Mèn đã có hành động gì?

A. Cất tiếng hỏi lớn “Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây ta nói chuyện?”

3. Mụ nhện cái được miêu tả với dáng vẻ như thế nào?

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

C. Ra dáng ta đây là vị chúa trùm nhà nhện, nom cũng đanh đá, nặc nô lắm.

4. Dế Mèn đã làm gì khiến cho mụ nhện cái phải co rúm lại rồi cứ đập đầu xuống đất run sợ?

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

D. Quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách ra oai.

5. Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải?

A. Phân tích cho bọn nhện thấy hành động hèn hạ của chúng: Bọn nhện thì giàu có, béo múp lại cứ đòi mãi món nợ bé tí tẹo, đã mấy đời của mẹ con Nhà Trò.

B. Bọn nhện béo tốt, lại kéo bè kéo cánh đánh đập một cô gái yếu ớt.

D. Kết luận và đe dọa: Thật đáng xấu hổ! Có phá hết các vòng vây đi không?

6. Con thấy có thể tặng cho Dế Mèn danh hiệu nào trong số các danh hiệu sau đây:

Đánh chéo vào các câu trả lời đúng:

 Võ sĩ  Tráng sĩ  Chiến sĩ

 Hiệp sĩ  Dũng sĩ  Anh hùng

7. Kết cục của câu chuyện như thế nào?

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

B. Bọn nhện sợ hãi, cùng dạ ran, cuống cuồng chạy dọc, ngang, phá hết các dây tơ chăng lối, đường về tổ Nhà Trò quang hẳn.

8. Ý nghĩa của bài văn Dế Mèn bênh vực kẻ yếu?

C. Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh.

(7)

Tiết 2: Chính tả Bài tập 2 trang 16

Chọn cách viết đúng từ đã cho trong ngoặc đơn Các từ đúng: sau,rằng, chăng,xin, băn khoăn, xem

...

Tiết 3: Luyện từ và câu

Mở rộng vốn từ: Nhân hậu- Đoàn kết Câu 1

a) Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu đồng loại: lòng thương người, lòng nhân ái, lòng vị tha, tình thân ái, tình thương mến, yêu quý, đau xót, xót thương, tha thứ, độ lượng, bao dung...

b) Từ ngữ trái nghĩa với nhân hậu, yêu thương: độc ác, hung ác, nanh ác, tàn ác, tàn bạo, cay độc, ác nghiệt, hung dữ, dữ tợn, dữ dằn...

c) Từ ngữ thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại: giúp, cứu giúp, cứu trợ, hỗ trợ, ủng hộ, bênh vực, bảo vệ, che chở, che chắn, che đỡ, cưu mang, nâng đỡ, nâng niu...

d) Từ ngữ trái nghĩa với đùm bọc, giúp đỡ: ức hiếp, ăn hiếp, hà hiếp, bắt nạt, hành hạ, đánh đập, áp bức, bóc lột...

Câu 2. Cho các từ: nhân dân, nhân hậu,nhân ái, công nhân, nhân loại, nhân đức,nhân từ, nhân tài.

a) Tiếng nhân có nghĩa là người: nhân dân, công nhân, nhân loại, nhân tài.

b) Tiếng nhân có nghĩa là lòng thương người: nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ.

Câu 3: Đặt câu với một từ ở bài tập 2

( Lưu ý: Viết hoa đầu câu, cuối câu có dấu chấm)

...

Tiết 4: Tập đọc Truyện cổ nước mình Câu 1

Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước mình?

Trả lời:

Vì truyện cổ nước mình giàu lòng nhân ái và ý nghĩa phản ánh cuộc sống rất sâu xa. Giúp thế hệ đời sau tiếp nhận được những phẩm chất quý báu của cha ông như lẽ công bằng, sự thông minh, lòng độ lượng tình nhân ái bao la… Đồng thời truyện cổ đem lại cho chúng ta hôm nay những lời răn dạy cực kì quý báu của cha ông về những phẩm chất tốt đẹp cần có trong cuộc sống. Đó là lòng nhân hậu vị tha, lòng độ lượng bao dung, chăm chỉ, chuyên cần và ăn ở hiền lành phúc đức.

(8)

Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào?

Trả lời:

Bài thơ gợi cho em nhớ đến truyện: Tấm Cám, Đèo cày giữa đường.

Câu 3

Tìm những truyện cổ khác thể hiện lòng nhân hậu của người Việt Nam ta?

Trả lời:

Có thể em tìm thêm những truyện với nội dung trên như sau: Hồ Ba Bể, Nàng tiên Ốc, …

Câu 4

Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thế nào Trả lời:

Hai câu cuối bài ý nói truyện cổ chính là lời răn dạy của ông cha ta về lẽ sống, về tình thương, về nhân cách, về đức độ, sự cần cù, lòng nhân ái,… cho đời sau rèn luyện để có được những đức tính ấy.

Câu 5

Học thuộc lòng bài thơ.

Câu 6. Ý nghĩa bài Truyện cổ nước mình

Ngợi ca ý nghĩa to lớn và những bài học về đạo lí làm người chứa trong kho tàng truyện cổ dân gian của nước nhà.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan