• Không có kết quả nào được tìm thấy

VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN PHÚ VANG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN PHÚ VANG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ"

Copied!
105
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HUỲNH ĐỨC VIỆT

VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN PHÚ VANG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. MAI VĂN XUÂN

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế “ Việc làm và thu nhập của lao động nông thôn ở huyệnPhú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” đã được triển khai nghiên cứu tại huyệnPhú Vang, tỉnhThừa Thiên Huếlà công trình nghiên cứu độc lập. Đề tài đã sử dụng nhiều nguồn thông tin liên quan khác nhau để phục vụ cho phần viết luận văn, các nguồn thông tin đã được chỉ rõ nguồn gốc. Ngoài ra, nguồn số liệu điều tra thực tế trên địa bàn đãđược xử lý.

Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa hề được sử dụng cho bất cứ một học vị nào khác.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đãđược cảm ơn và các thông tin trích dẫn đãđược chỉrõ nguồn gốc

Phú Vang, ngày 20 tháng 05 năm 2018.

Học Viên

Huỳnh Đức Việt

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

LỜI CẢM ƠN

Đểhoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình của các tổchức, tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.

Trước tiên, tôi xin bày tỏlòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo đã dạy bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡtrong quá trình học tập và thực hiện đềtài này.

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới giảng viên PGS. TS. Mai Văn Xuân- giảng viên Trường Đại Học kinh tếHuế, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành đề tài luận văn này.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ, chuyên viên Chi Cục Thống kê huyện Phú Vang, UBND huyện Phú Vang, Đảng bộ huyện Phú Vang, ...đã giúp đỡ và tạo mọi điều thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu đềtài.

Tôi cũng đặc biệt xin gửi lời cảm ơn tới những người dân– nơi đề tài được triển khai, đã tận tình trảlời bảng hỏi đểtôi có thểhoàn thành tốt đềtài.

Qua đây tôi cũngxin bày tỏlòng biết ơn tới gia đình, bạn bè và người thân đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Phú Vang, ngày 20 tháng 05 năm 2018.

Học Viên

Huỳnh Đức Việt

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Họvà tên học viên: HUỲNH ĐỨC VIỆT

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Niên khóa: 2016–2018 Người hướng dẫn khoa học:PGS. TS. Mai Văn Xuân

Tên đềtài: Việc làm và thu nhập cho lao động nông thôn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

1. Tính cấp thiết đềtài

Việc làm cho người lao động là một vấn đềkinh tếxã hội mang tính thời sự ởmọi quốc gia, là mối quan tâm của nhiều nước trên toàn thếgiới, là một trong những yếu tố cơ bản cho sựphát triển bền vững,

Hiện nay, LĐNT huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huếcũngnằm trong thực trạng chung của đấtnước. Là một huyệnđồng bằng ven biển và đầm phá của tỉnh Thừa Thiên Huế. Bởivậy, việc đưara các giải phápđểgiải quyết việc làm, nâng cao thu nhập choLĐNT ởhuyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huếlà một vấnđề đòi hỏi cấp thiết và mang ý nghĩathiết thực.

2.Phương pháp nghiêncứu

Phương pháp điều tra và thu thập sốliệu Phương pháp phân tổthống kê

Phương pháp so sánh

3. Kết quảnghiên cứu và những đóng góp khoa học của luậnvăn

Đưa ra cơ sởlý luận vềviệc làm, thu nhập, lao động nông thôn và những vấn đềliên quan.

Đánh giá thực trạng việc làm và thu nhập cũng như làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của lao động nông thônởhuyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

DANH MỤC CÁC CHỮVIẾT TẮT

Bình quân BQ

Bình quân chung BQC

Cao đẳng CĐ

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH,HĐH

Công nghiệp xây dựng CNXD

Chuyên môn kỹthuật CMKT

Đại học ĐH

Khoa học công nghệ KHCN

Khoa học kỹthuật KHKT

Kinh tế - xã hội KT–XH

Lao động LĐ

Lực lượng lao động LLLĐ

Lao động nông thôn LĐNT

Lao động thương binh và xã hội LĐTB&XH

Nông lâm thủy sản NLTS

Số lượng SL

Trung học chuyên nghiệp THCN

Trung học cơ sở THCS

Trung học phổthông THPT

Thu nhập bình quân TNBQ

Tốt nghiệp tiểu học TNTH

Tiểu thủcông nghiệp TTCN

Trung tâm giới thiệu việc làm TTGTVL

Ủy ban nhân dân UBND

Xuất khẩu lao động XKLĐ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN... i

LỜI CẢM ƠN... ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ... iii

DANH MỤC CÁC CHỮVIẾT TẮT ... iv

MỤC LỤC...v

DANH MỤC BẢNG BIỂU ... viii

DANH MỤC HÌNH VẼ... ix

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Tính cấp thiết đề tài...1

2. Mục tiêu nghiên cứu...2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...3

4. Phương pháp nghiên cứu...3

5. Cấu trúc luận văn...4

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...5

CHƯƠNG 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦALAO ĐỘNG NÔNG THÔN ...5

1.1. CỞ SỞ LÝ LUẬN VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN...5

1.1.1. Một sốkhái niệm...5

1.1.2. Đặc điểm việc làm và thu nhập của lao động nông thôn ...14

1.1.3. Hệthống chỉ tiêu đánh giáviệc làm và thu nhập ...21

1.1.4. Nội dung giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ...23

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đên việc làm và thu nhập của lao động...25

1.2. CƠ SỞTHỰC TIỄN VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN...30

1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước vềtạo việc làm và thu nhập cho lao động nông thôn...30

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

1.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương vềtạo việc làm và thu nhập cho lao động

nông thôn...32

Thanh Hóa ...33

1.2.3. Bài học kinh nghiêm rút ra đối với huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ...35

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN PHÚ VANG THỪA THIÊN HUẾ...37

2.1. Đặc điểm cơ bản huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế...37

2.1.1.Điều kiện tựnhiên ...37

2.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hôị...42

2.1.3. Đánhgiá chung về địa bàn nghiên cứu ...50

2.2. Tình hình việc làm lao động nông thôn huyện Phú Vang...52

2.2.1. Quy mô lao động ...52

2.2.2. Vềtrìnhđộ lao động...54

2.2.3. Cơcấu ngành nghề...55

2.2.4. Độtuổi người lao động ...57

2.3. Thực trạng việc làm và thu nhập lao động nông thôn của các hộ điều tra...59

2.3.1. Đặc điểm chung vềhộ điều tra...59

2.3.2. Cơ cấu lao động các hộ điều tra ...60

2.3.3. Thực trạng việc làm của các hộ điều tra ...64

2.3.4. Thu nhập và cơ cấu thu nhập của lao động nông thôn ...73

2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của lao động nông huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế...75

2.4.1.Ảnh hưởng của cơ cấu ngành nghề...75

2.4.2.Ảnh hưởng của độtuổi và giới tính ...76

2.4.3. Ảnh hưởng của trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn nghề nghiệp đến việc làm và thu nhập ...80

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN PHÚ VANG - TỈNH THỪA THIÊN

HUẾ...83

3.1. Định hướng nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Phú Vang - tỉnh Thừa Thiên Huế...83

3.2. Giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Phú Vang - tỉnh Thừa Thiên Huế...83

3.2.1. Phát triển kinh tế đểtạo việc làm ...83

3.2.2 Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, đào tạo chuyên môn kĩ thuật cho lao động nông thôn...84

3.2.3. Hỗtrợvốn vay cho những cá nhân có nhu cầu vay vốn, tựkinh doanh...85

3.2.4. Xuất khẩu lao động ...86

3.2.5. Tạo cầu nối giữa cung và cầu lao động của địa phương thông qua các trung tâm tư vấn việc làm, hội chợviệc làm ...87

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...88

3.1. Kết luận ...88

3.2. KIẾN NGHỊ...88

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...90

PHỤLỤC...92 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG

BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG

NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1 + 2 BẢN GIẢI TRÌNH

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Hiện trạng sửdụng đất đai huyện Phú Vang 2014 - 2016 ...40

Bảng 2.2: Tình hình Dân số và lao động huyện Phú Vang 2014–2016...43

Bảng 2.3: Giá trị sản xuất huyện Phú Vang 2014 - 2016 ...48

Bảng 2.4: Quy mô lao động huyện Phú Vang từ 2014 đến 2016. ...53

Bảng 2.5 Cơ cấu lao động nông thôn theo trìnhđộhuyện Phú Vang năm 2016..54

Bảng 2.6 : Độtuổi lao động nông thôn Huyện Phú Vang năm 2016...58

Bảng 2.7: Tình hình chung vềcác hộ điều tra huyện Phú Vang năm 2017...59

Bảng 2.8: Cơ cấu lao động của các hộ điều tra Huyện Phú Vang ...61

Bảng 2.9. Trìnhđộ văn hóa và trìnhđộ chuyên môn của các lao động điều tra....62

Bảng 2.10. Phân tổthời gian làm việc trong năm của lao động điều tra ...65

Bảng 2.11. Thời gian làm việc của lao động trong năm phân theo ngành nghề...67

Bảng 2.12. Tỷsuất sửdụng thời gian bình quân phân theo tháng:...72

Bảng 2.13. Phân tổthu nhập của lao động điềutra. ...74

Bảng 2.14. Ảnh hưởng của cơ cấu ngành nghề tới việc làm và thu nhập của lao động nông thôn ...75

Bảng 2.15. Ảnh hưởng của độtuổi và giới tính đến thu nhập ...78

Bảng 2.16. Ảnh hưởng của trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn tới thu nhập của lao động...81

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2. 1: Bản ĐồHành Chính Huyện Phú Vang ...37 Hình 2. 2: Biểu đồtỷsuất sửdụng thời gian lao động...70

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết đềtài

Việc làm cho người lao động là một vấn đề kinh tế xã hội mang tính thời sự ở mọi quốc gia, là mối quan tâm của nhiều nước trên toàn thế giới, là một trong những yếu tố cơ bản cho sự phát triển bền vững, vấn đề việc làm cho người lao động nói chung, lao động nông thôn nói riêng là hết sức quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngày nay, quan niệm vềphát triển được hiểu đầy đủ là: Tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội; phải xoá đói, giảm nghèo, giảm thiểu thất nghiệp v.v

Những năm qua Đảng, nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tếnông nghiệp, nông thôn nhằm tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn nói chung và thanh niên nông thôn nói riêng. Những chủ trương, chính sách đó đã,đang đi vào thực tếcuộc sống nông thôn, từ đó mà nhiều cơ hội việc làmở nông thôn được tạo ra đểgiải quyết lao động tại chỗ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn, giảm tỷ lệ phân biệt giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giảm sức ép lao động vềcác thành phốlớn

Thất nghiệp, thiếu việc làm đang và sẽ diễn biến rất phức tạp, cản trở quá trình vận động và phát triển kinh tế đất nước. Vì vậy, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động là vấn đề nóng bỏng, cấp thiết cho từng ngành, địa phương và từng gia đình. Tạo điều kiện cho người lao động có việc làm, một mặt, nhằm phát huy tiềm năng lao động, nguồn lực to lớn ở nước ta cho sự phát triển kinh tế - xã hội; mặt khác, là hướng cơ bản để xoá đói, giảm nghèo có hiệu quả; là cơ sở đểcải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân, góp phần quan trọng giữ vững an ninh chính trị và trật tựan toàn xã hội; tạo động lực mạnh mẽthực hiện sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Hiện nay, LĐNT huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huếcũng nằm trong thực trạng chung của đất nước. Là một huyện đồng bằng ven biển và đầm phá của tỉnh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

Thừa Thiên Huế, dân cư chủ yếu làm nghề nông, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản; lực lượnglao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếmtỷ lệ lớn và không có việc làm chiếmtỷlệcao, công việc theomùa vụ,khôngổn địnhvà thất thường, thường phải đi làm ăn xa. Mặt khác, chất lượng lao động còn thấp nên cơ hội kiếm việc làm của LĐNT trong địabàn huyệngặpkhông ít khó khăn. Điềunày gây ra nhiều trởngại đối vớisựphát triển kinh- tế xã hội củahuyệnnói riêng và tỉnhThừa Thiên Huếnói chung.

Bởivậy, việc đưara các giải pháp đểgiải quyết việc làm, nâng cao thu nhậpcho LĐNT ởhuyệnPhú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huếlà mộtvấn đề đòi hỏicấpthiếtvà mang ý nghĩathiếtthực.Xuất phát từ lý do trên tôi đã chọn đề tài: “Việc làm và thu nhập cho lao động nông thôn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng và đềxuất giải pháp tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.2. Mục tiêu cụthể

- Khái quát hóa những vấn đề lý luận về việc làm và thu nhập của lao động nông thôn.

- Đánh giá thực trạng việc làm và thu nhập của lao động nông thôn của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

-Đềxuất phương hướng và một sốgiải pháp cơ bản vềtạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thônở địa bàn nghiên cứu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề liên quan đến việc làm và thu nhập cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Phú Vang.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi vềnội dung: Luận văn chủ yếu nghiên cứu vềthực trạng việc làm và thu nhập cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Phú Vang.

Phạm vi không gian: Luận văn được thực hiện trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

Phạm vi thời gian : Luận văn tập trung thu thập và nghiên cứu thực trạng việc làm và thu nhập cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Phú Vang từ năm 2014 – 2016 (trong đó các số liệu thứ cấp sử dụng để nghiên cứu đề tài được thu thập từ năm 2014 –2016, sốliệu sơ cấp được thu thập từcác hộ dân năm 2017).

4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập sốliệu

Để tiến hành nghiên cứu, tác giả đã tiến hành thu thập số liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Sốliệu mà tác giảthu thập bao gồm sốliệu thứcấp và sốliệu sơ cấp.

Sốliệu thứcấp được thu thập cho đềtài này bao gồm các loại sau:

- Số liệu về đặc điểm tựnhiên, tình hình kinh tế xã hội, lao động, việc làm của huyện Phú Vang được tổng hợp thông qua tài liệu từ các văn bản, báo cáo của UBND huyện, UBND các xã, phòng LĐTB&XH, các số liệu từChi cục Thống kê, và các xã nghiên cứu.

- Thông tin về lao động việc làm, kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của các nước, các địa phương được đăng tải trên các báo, tạp chí khoa học, các tài liệu lấy từinternet

Số liệu sơ cấp: Được tổng hợp từ kết quả điều tra 90 hộ dân thuộc 3 xã của huyện Phú Vang tương ứng với 3 vùng của huyện, xã vùng biển Phú Diên xã vùng cát Phú Xuân và xãđồng bằng Phú Mậu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

4.2. Phương pháp xửlý sốliệu

- Số liệu thứ cấp được sử dụng phân nhóm theo từng nội dung của đề tài nhằm chứng minh và làm rõ từng nội dung của đề tài. Các số liệu thứ cấp đều có nguồn gốc trích dẫn cụthể.

- Với số liệu sơ cấp thu thập được từ các hộ điều tra, tác giả đã tiến hành tổng hợp và xửlý thông qua phần mềm excel.

4.3. Phương pháp khác

Phương pháp thống kê mô tảdùng để: Mô tả quy mô cơ cấu chất lượng của lao động nông thôn; mô tảthực trạng việc làm và thu nhập của lao động nông thôn

Phương pháp phân tổ thống kê: Dùng để phân tổ thu nhập của lao động nông thôn theo các tiêu thức khác nhau.

Phương pháp so sánh: dùng để so sánh việc làm và thu nhập của lao động nông thônởcác vùng sinh thái khác nhau, các ngành nghề...

- Phương pháp nghiên cứu đánh giá thực tiễn: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu đánh giá thực tiễn các vấn đề lao động, giải quyết việc làm, kinh nghiệm giải quyết việc làm ở một số địa phương để từ đó rút ra bài học cho huyện Phú Vang.

5. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu ,kết luận và kiến nghị, danh mục các bảng biểu, biểu đồ, tài liệu tham khảo, phụlục; đềtài gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sởlý luận và thực tiễn của việc làm và thu nhập cho lao động nông thôn.

Chương 2: Thực trạng việc làm và thu nhập của lao động nông thôn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chương 3: Định hướng và một sốgiải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1

CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

1.1. CỞ SỞLÝ LUẬN VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

1.1.1. Một sốkhái niệm

1.1.1.1 Lao động, lao động nông thôn a. Lao động

Vềkhái niệm lao động, Các Mác cho rằng: “ Lao động là một điều kiện tồn tại của con người không phụthuộc vào bất kỳhình thái xã hội nào, là một sựtất yếu tự nhiên vĩnh cửu làm môi giới cho sự trao đổi giữa con người với tự nhiên tức là cho bản thân sựsống của con người” [2, 61].

Còn theo Ph. Ănghen: “Lao động là nguồn gốc của mọi của cái. Lao động đúng là như vậy, khi đi đôi với giới tự nhiên là cung cấp những vật liệu cho lao động đem biến thànhh của cải. Nhưng lao động còn là một cái gì vô cùng lớn lao hơn thếnữa, lao động là điệu kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, và như thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: lao động đã sáng tạo ra bản thân con người” [3, 641].

Như vậy, mặc dù có nhiều cách tiếp cận và hiểu khác nhau nhưng suy cho cùng, lao động theo nghĩa chung nhất thì đó là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm làm thay đổi những vật thể tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người.Hoạt động lao động không những biến đổi tựnhiên mà còn hoàn thiện, phát triển ngay cả bản thân con người. Trong quá trình lao động con người tích luỹ được kinh nghiệm sản xuất, làm giàu tri thức của mình, hoàn thiện cảthểlực và trí lực.

Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động đang làm

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

Nguồn lao động luôn được xem xét trên hai mặt, biểu hiện đó là số lượng và chất lượng.

Số lượng lao động: là bộ phận dân số đủ 15 tuổitrở lên có việclàm và dân số trongđộtuổilaođộngcó khả nănglaođộng nhưng đangthấtnghiệp, đang đihọc, đang làm công việcnội trợtrong giađình, không có nhu cầuviệclàm và những ngườithuộc tình trạngkhác (bao gồmcảnhững ngườinghỉ hưu trướctuổiquyđịnh).

Chất lượng lao động: cơ bản đánh giá ở trình độ chuyên môn, tay nghề (trí lực) và sức khoẻ (thể lực) của người lao động.

- Lực lượng lao động: theo Ủy ban Thống kê của Tổ chức lao động Thế giới (viết tắt ILO) là bộphận dân số trong độtuổi lao động, trong thực tếlà tập hợp những người đang làm việc và thất nghiệp.

Theo giáo trình Kinh tế phát triển, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội (2005), ở nước ta hiện nay thường sử dụng khái niệm sau: “Lực lượng lao động là bộ phận dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người thất nghiệp”[17] . Lực lượng lao động theo quan niệm như trên là đồng nghĩa với dân số hoạt động kinh tế (tích cực) và nó phản ánh khả năng thực tế về cung ứng lao động của xã hội

b. Lao động nông thôn

Trên cơ sởnhững phân tích nêu trên, khái niệm lao động nông thôn (LĐNT) được hiểu như sau:

LĐNT gồm những người từ đủ 15 tuổi trởlên thuộc khu vực nông thôn đang làm việc trong các ngành: nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng vì một lý do khác nhau hiện tại chưa tham gia hoạt động kinh tế. Những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng hiện tại chưa tham gia lao động do các nguyên nhân như đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm nội trợ gia đình, không có nhu cầu làm việc, và những người thuộc tình trạng khác.

Như vậy, nguồn LĐNT là một bộ phận của lực lượng lao động quốc gia, thuộc khu vực nông thôn và là nguồn lực quan trọng trong hoạt động phát triển kinh tế- xã hội nông thôn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

Lực lượng lao động bao gồm toàn bộnhững người đủ15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc.

Đặc điểm của nguồn lao động nông nghiệp nông thôn:

Thứ nhất, lao động nông thôn sống và làm việc rải rác trên địa bàn rộng. Đặc điểm này làm cho việc tổ chức hợp tác lao động và việc bồi dưỡng đào tạo, cung cấp thông tin cho lao động nông thôn là rất khó khăn. Hơn nữa, lao động nông thôn nước ta chủ yếu tập trung trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp với năng suất lao động thấp, phương thức sản xuất còn nhiều lạc hậu, hiệu quả sản xuất không cao.

Thứ hai, lao động nông thôn ở nước ta đa số trìnhđộ văn hoá và chuyên môn thấp hơn so với thành thị. Theo số liệu thống kê năm 2016, "trong tổng số 53,7 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động của nước ta, có 9,99 triệu người đã quađào tạo, chiếm 18,6% trong tổng số lao động trên cả nước, trong đó ở thành thị là 33,7%, ở khu vực nông thôn là 11,2%, phân theo giới tính tỷ lệ này là 20,3%

đối với nam và 15,4% đối với nữ" ”[16] . Hơn nữa, hiện nay ở nước ta có khoảng 10 triệu hộnông dân với hơn 30 triệu lao động trong độ tuổi nhưng chỉ có 17% trong số đó được đào tạo thông qua các lớp tập huấn khuyến nông sơ sài, còn lại 83% là lao động chưa qua đào tạo, chưa có trình độ chuyên môn trong sản xuất nông nghiệp. Do đó, lao động nông thôn chủ yếu học nghề thông qua việc hướng dẫn của thế hệ trước hoặc tự truyền cho nhau nên lao động theo truyền thống và thói quen là chính. Điều đó làm cho lao động nông thôn có tính bảo thủ nhất định, tạo ra sự khó khăn cho việc thay đổi phương hướng sản xuất và thực hiện phân công lao động, hạn chế sự phát triển kinh tế nôngthôn.

Thứ ba, lao động nông thôn mang tính thời vụ rõ rệt, đặc biệt là các vùng nông thôn thuần nông. Do vậy, việc sử dụng lao động trong nông thôn kém hiệu quả, hiện tượng thiếu việc làm là phổ biến. Muốn giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn thì phải bằng mọi biện pháp nhằm hạn chế đến mức tối đa tính thời vụ bằng cách phát triển đa dạng ngành nghề trong nông thôn, thâm canh tăng vụ, xây dựng cơ cấu cây trồng hợp lý.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

Thứ tư, lao động nông thôn ít có khả năng tiếp cận và tham gia thị trường kém, thiếu khả năng nắm bắt và xử lý thông tin thị trường, khả năng hạch toán hạn chế. Do đó, khả năng giao lưu và phát triển sản xuất hàng hoá cũng có nhiều hạn chế. Tậpquán sản xuất của lao động nước ta nhìn chung vẫn nhỏ lẻ, manh mún, chủ yếu bị trói buộc trong khuôn khổ làng xã.

Với những đặc điểm như trên, lao động nông thôn chủ yếu thuộc bộ phận dân số không có việc làm thường xuyên, hay còn gọi là thiếu việc làm hoặc bán thất nghiệp. Đặc biệt, trong những năm gần đây, tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn còn do lao động tăng nhanh, do diện tích ruộng đất trên một lao động ngày càng giảm. Tình trạng đó không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của chính lao động nông thôn mà còn ảnh hưởng đến sự ổn định, phát triển kinh tế- xã hội ở nông thôn, gây lãng phí một nguồn lao động lớn ở nước ta.

So với nhiều nước trong khu vực và thếgiới, Việt Nam có nguồn lao động ở khu vực nông thôn khá đông, đó là một trong những lợi thếrất lớn cho một nước mà giá trị các sản phẩm nông nghiệp vẫn đang chiếm tỷtrọng lớn trong tổng sản phẩm quốc dân. LĐNT có thể hiểu là những người sinh sống và làm việc ở nông thôn trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật (nam 15 - 60 tuổi; nữ 15 - 55 tuổi) có khả năng lao động.

Có thể nhận thấy một thực tế rằng, LĐNT không chỉ dừng lại ở số người trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật, mà còn có cảnhững người trên và dưới độtuổi lao động, bởi lẽ do đặc thù của công việcở khu vực nông thôn mà lực lượng tham gia lao động đông đảo và nhiều độ tuổi như vậy. Đây chính là một trong những lợi thế nhưng đặt ra không ít những thách thức trong việc giải quyết việc làm cho bộphận lao độngở nông thôn nước ta hiện nay.

1.1.1.2. Việc làm

Có rất nhiều khái niệm về việc làm đãđược đưa ra. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng thời điểm, không gian và từng chủ thể có cách tiếp cận vấn đề, đưa ra các khái niệm khác nhau về việc làm. Đứng trên các góc độ nghiên cứu khác nhau, người ta đãđưa ra rất nhiều định nghĩa nhằm làm sáng tỏ việc làm là gì? Ở các quốc gia khác

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

nhau do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế, chính trị, pháp luật…

người ta quan niệm về việc làm cũng khác nhau. Chính vì thế chưa có một định nghĩa chung và khái quát nhất về việc làm.

Theo giáo trình Kinh tế lao động, về mặt lý luận, bảnchấtcủa việc làm được chỉ rõ: “Việc làm là phạm trù chỉ trạng thái kết hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ…) để sử dụng sức lao động đó”. Như vậy, việc làm được cấu thành bởi ba yếu tố là sức lao động, những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ..) để sử dụng lao động và môi trường kết hợp các yếu tố trên.[14]

Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO): khái niệm việc làm chỉ đề cập trong mối quan hệ với lực lượng lao động. Khi đó, viêc làm được phân thành 2 loại: Có trả công (Những người làm thuê, học việc...) và không được trả công nhưng vẫn có thu nhập (những người như giới chủ làm kinh tế gia đình. Vì vậy, “Việc làm có thể được định nghĩa như một trình trạng trong đó có sự trả công bằng tiền hoặc hiện vật, do có một sự tham gia tích cực, có tính chất cá nhân và trực tiếp vào nỗ lực sản xuất”. [11,314]

Theo khái niệm này, người có việc làm là người làm việc gì đó để được trả công, lợi nhuận được thanh toán bằng tiền hoặc hiện vật, hoặc tham gia vào các hoạt động mang tính tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập của gia đình (không nhận được tiền công hay hiệnvật).

Ở nước ta, khái niệm việc làm được quy định tại điều 9, chương 2Bộluật lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm” [1, 42]

Như vậy, quan niệm trên có thể được hiểu là mọi hoạt động, công việc tạo ra thu nhập mà không cần phân biệt có được pháp luật cho phép hay không đều được xem là việc làm.

Theo quan niệm trên thì tất cả mọi hoạt động lao động sản xuất không giới hạn ở các lĩnh vực của đời sống xã hội, đem lại thu nhập cho người lao động mà không bị phápluật ngăn cấm đều được gọi là việc làm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

Có thể phân loại việc làm thành 3 dạng:

-Làm các công việc để nhận tiền công, tiền lương bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật cho công việc đó, nói cách khác là các công việc làm thuê.

- Tự làm các công việc hoặc tổ chức làm để tạo ra thu nhập, lợi nhuận cho bản thân, bao gồm hoạt động nông nghiệp trên đất do chính thành viên đó sở hữu, quản lý hay có quyền sử dụng hoặc hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp do chính thành viên đó làm chủ toàn bộ hoặc một phần. Nói cáchkhác là bỏ vốn kinhdoanh.

Làm các công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả thù lao dưới hình thức tiền công, tiền lương cho công việc đó, bao gồm sản xuất nông nghiệp trên đất do chủ hộ hoặc một thành viên trong hộ sở hữu, quản lý hay có quyền sử dụng hoặc hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành viên trong hộ làm chủ hoặc quảnlý.

Tóm lại, việc làm là hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, tạo thu nhập hoặc lợi ích cho bản thân gia đình người lao động hoặc cho một cộng đồng nào đó.Việc làm bao gồm ba dạng: Một là những việc làm nhằm nhận được tiền công, tiền lương dưới dạng tiền hoặc hiện vật. Hai là việc làm nhằm thu được lợi nhuận, ba là những công việc cho hộ gia đình nhưng không được trả thù lao.

Phân loại việc làm

Căn cứ vào thời gian thực hiện công việc, Tổ Chức Lao động Quốc tế phân chia “việc làm” thành các loại

- Việc làm ổn định và việc làm tạm thời: căn cứ vào thời gian có việc làm thường xuyên trong một năm.

- Việc làm đủ thời gian và việc làm không đủ thời gian: căn cứ vào số giờ thực hiện làm việc trong một tuần.

- Việc làm chính và việc làm phụ: căn cứvào khối lượng thời gian hoặc mức độthu nhập trong việc thực hiện một công việc nào đó.

Sự phân chia trên đã diễn tả đầy đủ hơn các trạng thái của việc làm theo không gian và thời gian trong một địa bàn ứng với một thời điểm nào đó. Người có

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

việc làm ổn định là những người làm việc từ 6 tháng trở lên trong một năm, hoặc làm việc dưới 6 tháng trong một năm nhưng sẽtiếp tục làm việc đó trong nhiều năm tiếp theo.

Trong mối quan hệ với việc làm, lực lượng lao động được thể hiện ở ba phạm trù sau đây: người có việc làm, thiếu việc làm và thất nghiệp.

+ Người có việc làm

Ở nước ta, đối tượng này bao gồm những người từ đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt động kinh tế, đang làm việc để nhận tiền lương (tiền công), hoặc đang làm công việc dịch vụ cho bản thân, gia đình và các việc sản xuất kinh doanh của hộ gia đình.

Thực tiễn những năm qua cho thấy, với các chính sách về lao động và việc làm của Đảng vàNhà nước ta đã có tácđộng tích cực, tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động; vì vậy, đời sống của người lao động được cải thiện, nâng cao rõ rệt.

Tuy nhiên, tạo việc làm cho người lao động vẫn nổi lên là một trong những vấn đề bức xúc, đặc biệt là đối với những vùng, những địa phương đất chật, người đông, nhiều người lao động còn không có hoặc thiếu việc làm.

+ Thiếu việc làm

Có nhiều cách tiếp cận và cách hiểu khác nhau về vấn đề này, TS. Trần Thị Thu đưa ra khái niệm: "Thiếu việc làm còn được gọi là bán thất nghiệp hoặc thất nghiệp trá hình là hiện tượng người lao động có việc làm ít hơn mức mà mình mong muốn" [18, tr. 17].

Đó là tình trạng có việc làm nhưng do nguyên nhân khách quan ngoàiý muốn của người lao động, họphải làm việc không hết thời gian theo pháp luật quy định, hoặc làm những công việc mà tiền công thấp không đáp ứng đủ nhu cầu của cuộc sống, họ muốn tìm thêm việc làm đểbổsung.

+Thất nghiệp

Có nhiều quan niệm khác nhau vềthất nghiệp, nhưng nội dung cơ bản của thất nghiệp đều được hiểu chung là: người lao động có khả năng làm việc, mong muốn làm việc nhưng không được làm việc. P.A.Samuelson - nhà kinh tế học người Mỹ thuộc

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

trường phái chính hiện đại cho rằng: "Thất nghiệp là những người không có việc làm, nhưng đang chờ đểtrởlại việc làm hoặc đang tích cực tìm việc làm" [10, tr. 271].

“Người bị coi là thất nghiệp là người đủ15 tuổi trở lên trong nhóm dân sốhoạt động kinh tế, hiện tại đang đi tìm việc làm hay không đi tìm việc do không biết tìm việc ở đâu; và những người trong tuần lễ trước thời điểm điều tra có tổng sốgiờlàm việc dưới 8 giờ, có mong muốn và sẵn sàng làm thêm giờ nhưng không tìm ra việc” [6, tr. 142].

Theo Bộluật lao động của Việt Nam thì: những người trong độ tuổi lao động (nam từ 15 đến 60 tuổi, nữ từ 15 đến 55 tuổi) có khả năng lao động, không có việc làm hoặc đang tìm việc làm là những người thất nghiệp.

Như vậy, thất nghiệp (không có việc làm) là hiện tượng người lao động muốn đi làm nhưng không tìm được việc làm, tức là họ bị tách rời sức lao động khỏi tưliệu sản xuất. Thất nghiệp có nhiều loại:

Thất nghiệp tạm thời

Là thất nghiệp phát sinh do người lao động muốn có thời gian đểtìm việc làm thích hợp với chuyên môn và sởthích của mình.

Thất nghiệp theo mùa vụ

Là thất nghiệp do cầu lao động lao động giảm, thường vào những thời kỳ nhất định trong năm.

Thất nghiệp chu kỳ

Là thất nghiệp gắn liền với sựsuy giảm theo thời kỳcủa nền kinh tế.

Thất nghiệp cơ cấu

Là thất nghiệp xuất hiện khi không có sự đồng bộgiữa kỹ năng, trìnhđộ của người lao động với cơhội việc làm do cầu lao động và sản xuất thay đổi.

Thất nghiệp do chuyển đổi

Là một dạng của thất nghiệp cơ cấu. Đây là loại thất nghiệp do sựmất cân bằng trong một thời kỳdài giữa cung và cầu lao động. Nó nảy sinh do có những điều chỉnh trong chính sách kinh tế, dẫn đến những thay đổi trong cơ cấu sản xuất, tiêu thụ trong toàn bộnền kinh tế, làm cho một sốngành kinh tếtruyền thống bịsuy thoái và làm nảy sinh một sốngành mới. Những thay đổi này làm cho các kỹ năng, tay nghềcũ của người

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

lao động trở nên không thích hợp với những ngành nghề mới. Họ buộc phải thôi việc hoặc phải mất một thời gian nhất định để đào tạo, huấn luyện lại tay nghề[9, tr. 144].

Thất nghiệp cơ cấu thường xảy ra ở các nước đang phát triển có nền kinh tế đang chuyển đổi như nước ta; loại thất nghiệp này có quy mô lớn hơn, trầm trọng hơn so với thất nghiệp do thay đổi cơ cấuở các nước phát triển.

Tuy nhiên, những người không có khả năng lao động, người không có nhu cầu tìm việc làm, người đang đi học dù đang ở độ tuổi lao động cũng không thuộc những người thất nghiệp và không nằm trong lực lượng lao động.

Thất nghiệp là một vấn đề xã hội rất nhạy cảm, là mối quan tâm lớn của tất cảcác quốc gia, khi mức thất nghiệp tăng quá mức cho phép tài nguyên sẽ bị lãng phí, thu nhập của người lao động giảm và rơi vào tình trạng nghèo đói; nền kinh tế suy thoái, lạm phát cao dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội. Do đó, tỉ lệ thất nghiệp là một trong những chỉ tiêu trọng yếu để xem xét, đánh giá tình trạng của một nền kinh tế, sự tiến bộ xã hội, là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ quốc gia nào trên thếgiới.

Từ những phân tích trên cho thấy để giảm mức thất nghiệp và tình trạng thiếu việc làm, cần có những giải pháp nhằm tạo việc làm. Tạo việc làm cần phải được xem xét cả từ ba phía: người laođộng, người sửdụng lao động và Nhà nước.

Theo nghĩa rộng, tạo việc làm là tổng thể những biện pháp, chính sách kinh tế- xã hội của Nhà nước, cộng đồng và bản thân người lao động tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động có việc làm. Theo nghĩa hẹp, nó là các biện pháp chủ yếu hướng vào đối tượng thất nghiệp, thiếu việc làm nhằm tạo ra chỗ việc làm cho người lao động, giảm tỷlệthất nghiệp xống mức thấp nhất.

1.1.1.3. Thu nhập

Thu nhập là một thuật ngữcó những ý nghĩa khác nhau, nên khi dùng nó chúng ta phải thận trọng. Đã có nhiều khái niệm vềthu nhập được đưa ra, nhưng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đưa ra khái niệm thu nhậpở góc độsau:

- Tổng thu nhập của người lao động là số tiền người lao động nhận được từ các nguồn thu và họ được toàn quyền sửdụng cho bản thân và cho gia đình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

- Từ điển kinh tếthị trường đưa ra khái niệm vềthu nhập “Thu nhập cá nhân là tổng số thu nhập đạt được từ các nguồn khác nhau của cá nhân trong thời gian nhất định, thu nhập cá nhân từnhiều nguồn khác nhau đều từnguồn thu nhập quốc dân. Thu nhập là sự phân phối và tái phân phối thu nhập quốc dân đến từng người, bất kể lao động trong cơ quan đơn vị đểlàm ra sản phẩm vật chất hay không”

- Theo Robert J.Gorden–nhà kinh tếhọc người Mỹ, giáo sư trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Northwesten : “Thu nhập cá nhân là thu nhập mà các cá nhân nhận được từ mọi nguồn bao gồm các khoản làm ra và các khoản chuyển nhượng. Thu nhập cá nhân khả dụng là thu nhập cá nhân trừ đi các khoản thuế thu nhập cá nhân”

Khoản chuyển nhượng là những khoản tiền cá nhân nhận được nhưng không phải trảtiền cho lao động sản xuất nào. Hiện nay trong lĩnh vực nông nghiệp nước ta, hộgia đình được coi là một đơn vị kinh tếtựchủ. Thu nhập của hộlà toàn bộcác khoản thu nhập bằng tiền và giá trịhiện vật (kểcảcác khoản phúc lợi xuất hiện không mất tiền) mà người lao động cũng như gia đình nhận được trong một thời gian nhất định.

Thu nhập của hộlà toàn bộsốtiền và giá trịhiện vật mà hộvà các thành viên của hộnhận được trong một thời gian nhất định (thường là một năm) bao gồm:

- Thu từtiền lương, tiền công

- Thu từsản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản ( đã trừthuếvà chi phí sản xuất) - Thu từ sản xuất ngành phi nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (đã trừ thuế và chi phí sản xuất)

- Thu khác được tính vào thu nhập: giá trị hiện vật của người ngoài gửi về cho, biếu giúp, lương hưu, trợ cấp mất sức, trợ cấp thôi việc một lần (không tính tiền rút tiết kiệm, bán tài sản, vay thuần túy, thu nợ và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được)

1.1.2. Đặc điểm việc làm và thu nhập của lao động nông thôn

- Vic làm gn lin vi các ngành nông nghip, công nghip và dch v trong khu vc nông thôn

Tỷlệ người đến độ tuổi lao động ở nông thôn thường cao hơn thành thành thị.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

Họ có đặc điểm là có sức khoẻtốt, chăm chỉ, cần cù nhưng họcó hạn chếlà không có kỹ năng tay nghề, chủyếu vẫn là lao động phổ thông. Lao độngở khu vực nông thôn chủ yếu tham gia lao động ở các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ tại địa phương. Tuy nhiên cũng có một số người rời quê ra thành thị đểkiếm việc làm.

Số người làm việc trong ngành nông nghiệp chiếm tỷlệcao nhất, đặc biệt là trồng trọt. Nông thôn Việt Nam có nghề trồng lúa truyền thống. Những năm gần đây, nghề trồng lúa vẫn được duy trì với nhiều cải tiến và ứng dụng tiến độ khoa học kỹ thuật mới trong việc chọn tạo giống có chất lượng tốt, năng suất cao, khả năng chống chịu thiên tai dịch bệnh tốt vì thế sản lượng lương thực ngày một tăng cao, không những chỉ phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Vì vậy, ngành trồng lúa hiện đang thu hút tỷ lệ lao động lớn nhất ở nông thôn, tạo ra nhiều việc làm cho xã hội.

Bên cạnh trồng lúa, trồng hoa màu và các loại cây ăn quả, cây công nghiệp cũng là một thị trường thu hút lao động lớn ở nông thôn. Việc làm mà ngành này tạo ra ngày một tăng. Đặc biệt là trong xu thế chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiện nay ở tất cả các vùng nông thôn trên cả nước đã xuất hiện nhiều trang trại trồng cây ăn quả, trồng cây công nghiệp, tạo ra nhiều việc làm cho lao động nông thôn với thu nhập cao hơn so với trồng lúa.

Hiện nay, chăn nuôi cũng là một hướng tạo việc làm và thu nhập cho lao động nông thôn. Quy mô chăn nuôi đang được mở rộng, vượt ra khỏi quy mô gia đình, tựcung tựcấp, do đó đã thu hút nhiều lao động trong lĩnh vực này. Một trang trại chăn nuôi gia cầm loại trung bình có thể cần từ 10-15 lao động; một trang trại nuôi tôm nước lợcũng cần từ 15 đến 20 lao động làm việc thường xuyên.

Ngoài ngành nông nghiệp ra, các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp cũng tạo ra nhiều việc làm cho lao động nông thôn. Hiện nay với xu thế CNH, HĐH, nhiều nhà máy, xí nghiệp đãđược xây dựng tại địa phương đểtận dụng khai thác nguồn tài nguyên của địa phương đó, đồng thời khai thác nguồn nhân công dồi dào của nông thôn.

Một trong những ngành tạo ra được nhiều việc làm cho số lao động ở nông thôn chính là các ngành tiểu thủcông nghiệp. Các nghềthủcông truyền thống ởcác

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

vùng nông thôn luôn luôn thu hút nhiều lao động nhàn rỗi. Trước đây bên cạnh việc giải quyết công việc chính cho một số thợ thủ công, các ngành nghề này còn giải quyết số thời gian nhàn rỗi của những người nông dân vào lúc nông nhàn ở nông thôn. Trước đây, quy mô sản xuất của các nghề này còn nhỏlẻ, thị trường nhỏ hẹp.

Nhưng ngày nay, quy mô của một sốngành tiểu thủ công đặc biệt là các ngành thủ công mỹnghệ như nghề mây tre đan, nghề thêu, làm nón...đang ngày càng phát triển, thị trường ngày càng mởrộng, do đó đã tạo ra nhiều việc làm cho ngưòi laođộng.

Ngoài ra. một sốngành dịch vụ tại địa phương cũng tạo ra số lượng việc làm đáng kể. Thu nhập và dịch vụ ở nông thôn luôn có mối quan hệthuận với nhau. Ở vùng nông thôn nào có dịch vụcàng phát triển thì số lượng người thất nghiệp càng ít, thu nhập càng cao và ngược lại vùng nông thôn nào có thu nhập cao thì có dịch vụphát triển. Một sốvùng nông thôn nhờ điều kiện tựnhiên thuận lợi như gần trục giao thông chính, gần khu công nghiệp lớn, phát triển được ngành du lịch… thì thường có dịch vụphát triển và tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động.

Nhìn chung, việc làmở nông thôn chủyếu gắn liền với những thị trường lao động nêu trên. Tuy nhiên cũng có một số lao động nông thôn đi tìm kiếm việc làm tại các đô thị. Số lao động này hiện nay mỗi ngày một gia tăng, gây sức ép cho vấn đềtạo việc làm và các vấn đềxã hội khác ở các thành phốlớn, nhưng tỷ lệviệc làm mà họ tìm kiếm được tại các ngành dịch vụ phổ thông ở thành thị vẫn chiếm tỷ lệ nhỏso với các ngành nghềnêu trên.

- Quy mô việc làm thường là nhỏ, công cụ lao động chủ yếu là thủ công, lực lượng lao động đông nhưng chất lượng lao động thấp

Một trong những đặc trưng nổi bật của việc làm cho lao động ở những vùng nông thôn của Việt Nam là quy mô việc làm thường nhỏ. Mô hình sản xuất truyền thống lâu đời và phù hợp nhất của lao động nông thôn Việt Nam cho tới tận ngày nay vẫn là mô hình giađình. Trong những năm đầu xây dựng XHCN, Đảng và nhà nước ta đã chủ trương tập thể hoá, hợp tác hoá nông nghiệp để tạo ra các quy mô việc làm lớn hơn. Nhưng mô hình sản xuất đó chưa phù hợp với người nông dân Việt Nam vốn có truyền thống hàng ngàn đời nay quen làm ăn cá thể và nhỏlẻkiểu tiểu nông dẫn đến biến các hợp tác xã thành những đơn vị sản xuất kém hiệu quả kiểu “cha chung không ai khóc”. Nhận thức rõ những bất cập trong phương thức tổ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

chức sản xuất này Đảng và nhà nước đã tiến hành công cuộc đổi mới, giao lại ruộng đất cho dân theo cơ chế khoán sản phẩm. Chủ trương này đã phù hợp với tình hình thực tế, làm khởi sắc và ngày càng phát triển nền nông nghiệp nông thôn. Chính vì đặc thù này mà việc làm ở nông thôn cho đến ngày nay vẫn chủ yếu ở quy mô nhỏ lẻ, quy mô gia đình. Mỗi một đơn vị, một cơ sở sản xuất chỉ giải quyết được việc làm cho 3-4 nhân công. Tuy nhiên, việc xuất hiện và ngày càng phát triển các trang trại có quy mô ngày càng lớn hiện nayở các vùng nông thôn sẽ tạo ra một nhu cầu hợp tác mới trong lao động sản xuất và nhờ đó sẽ tạo ra các quy mô việc làm lớn hơn. Tuy nhiên cho đến ngày nay, mặc dù nhu cầu này đang phát triển nhưng vẫn chưa chiếm đựơc tỷlệcao trong việc cung cấp việc làm cho lao động.

Bên cạnh việc tổ chức sản xuất với quy mô nhỏ, một trong những đặc thù nữa của việc làm cho lao động ở nông thôn là thường sửdụng công cụ lao động thủ công, lạc hậu, khiến năng xuất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém, không có sức cạnh tranh cao trên thị trường và tất yếu là tạo ra thu nhập thấp.

Đây là một trong những đặc điểm cơ bản làm cho nông thôn Việt Nam kém phát triển và lạc hậu. Mặc dù có hàng ngàn năm kinh nghiệm trồng lúa, nhưng cho đến ngày nay mọi công cụ lao động phục vụcho công nghệtrồng lúa vẫn chỉlà các dụng cụ cầm tay, thủ công. Từ khâu làm đất, chăm sóc, tưới tiêu, bón phân, phun thuốc trừ sâu, thu hoạch… trong ngành trồng trọt, người nông dân vẫn làm bằng phương pháp thủ công. Một số loại máy móc như máy cày, máy gặt đập liên hợp, bơm phun nước…thời hợp tác hoá nông nghiệp đã có lúcđược đưa vào đồng ruộng nhưng không mang lại hiệu quảkinh tế, không có người quản lý và duy tu sửa chữa kịp thời nên đã dần dần mai một. Trong thời kỳ đổi mới, một phần là do ruộng đất chia cắt thành nhiều mảnh nhỏ đểkhoán cho dân nên việc áp dụng máy móc không mấy thuận lợi, mặt khác người nông dân không đủ vốn đầu tư và cũng không đủ trìnhđộ kỹthuật để sử dụng các công cụ lao động hiện đại. Tuy nhiên một số năm gần đây, một số vùng nông thôn đã phát triển theo hướng cơ giới hoá, nhiều công cụ lao động hiện đại đãđược dần dần sửdụng. Nhưng xu hướng chính cho đến bây giờ vẫn là dùng các công cụthủcông, lạc hậu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

Ngoài việc trồng cây lương thực việc trồng cây hoa màu, trồng rau, hoa..ởnông thôn cũng chủ yếu bằng công cụthủcông. Một số năm gần đây do nhu cầu mỗi ngày một lớn của thị trường vềcác loại rau sạch, hoa, cây cảnh, một sốvùng nông thôn, chủ yếu là các vùng ven đô đã có đầu tư những dây chuyền công nghệ hiện đại trồng rau sạch và hoa, cây cảnh. Đây chắc chắn là một hướng phát triển tốt tạo cho người lao độngở nông thôn có thu nhậpổn định và cao hơn rất nhiều so với các trồng thủcông, truyền thống. Vì trồng các loại cây này theo công nghệhiện đaịsẽ giúp người dân tránh được thiên tai, không phụthuộc hoàn toàn vào thời tiết. Tuy nhiên, một khó khăn nan giải đó là cần phải đầu tư nhiều vốn cho khâu kỹthuật và công cụsản xuất và điều này luôn là một bài toán khó với người dân có thu nhập thấpởnông thôn.

Bên cạnh công cụ lao động của ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi kể cảtheo hướng chăn nuôi công nghiệp cũng chưa được đầu tư các dây chuyền sản xuất hiện đại.

Lao độngởnông thôn vẫnchăn nuôi gia cầm và gia súc theo kiểu thủcông, nên không kiểm soát tốt các thông số kỹ thuật về môi trường vệ sinh, chuồng trại. Đây vừa là nguyên nhân khiến lao động ở đây nặng nhọc, vừa là nguyên nhân gây ra nhiều dịch bệnh khiến việc chăn nuôi tổn thất và thu nhập từnghềnày bấp bênh, phụthuộc.

Vùng nông thôn vốn là vùng nghèo, tập quán làm ăn nhỏ lẻ lâu đời theo cung cách tự cung tự cấp không cho phép họ tích luỹlớn. Vì thiếu vốn đầu tư nên không thể cải tạo cơ sở sản xuất theo hướng hiện đại hoá và công nghiệp hoá dẫn đến một tình trạng đầy mâu thuẫn: muốn có thu nhập cao phải mở rộng thị trường hàng hoá, tăng sức cạnh tranh; muốn mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh thì phải có vốn đầu tư cải tiến kỹthuật, áp dụng công nghệmới. Nhưng đầu tưthì phải có vốn tích luỹ, phải tạo thu nhập cao mới tích luỹ được vốn. Đây là một vòng luẩn quẩn mà việc tháo gỡ nó thật sự khó khăn đối với người dân. Chỉ có chính sách hỗ trợ vốn, hỗ trợ kỹ thuật của chính quyền mới có thể giúp họ giải quyết được khó khăn trong việc mởrộng quy mô việc làm và tăng thu nhập.

Cùng với quy mô việc làm nhỏlẻ, công cụ lao động lạc hậu và thủcông thì việc làm và thu nhập ở nông thôn còn có một đặc thù quan trọng là lực lượng lao động đông đảo nhưng chất lượng lao động lại thấp. Tuyệt đại đa số lao độngở nông

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

thôn đều chỉ có thể đáp ứng được các việc làm cần lao động phổthông, nghĩa là các việc làm chỉ cần sức khoẻ, không cần nhiều đến tay nghềvà kỹthuật cao. Đây cũng là một đặc thù mà khi giải quyết vấn đềviệc làm và tăng thu nhậpở nông thôn phải tính đến. Phần lớn lao độngở nông thôn chỉ có trìnhđộ văn hoá hết trung học cơ sở (lớp 9 phổthông), một sốhết phổthông trung học (lớp 12), thậm trí một sốvùng nông thôn, số lao động chỉcó trình độtiểu học và cảmù chữ. Họ không được đào tạo nghề và cập nhật các kiến thức khoa học kỹthuật mới cần thiết cho phát triển kinh tếhiện đại. Vì thế, việc bố trí, sắp xếp những lao động này ở vùng nông thôn chỉ có thể phù hợp với địa phận nông nghiệp truyền thống mà hiện nay ngày càng trởnên chật hẹp và dư thừa lao động do nhiều tác nhân mà ta sẽphân tích ởmục 1.2 duới đây. Những thị trường việc làm mới đang hình thành do công cuộc đổi mới nền kinh tế như các nhà máy, các trang trại chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hàng hoá và công nghiệp hoá…lại yêu cầu lao động có tay nghềcó kỹ năng và kỷluật lao động cao hơn. Muốn bốtrí họ vào các vịtrí việc làm này tất yếu phải có một chiến lược đào tạo nghềsát với nhu cầu thực tếvà hiệu quả.

- Không ít việc làm chưa thực sự gắn với thị trường, còn mang tính tự cấp, tựtúc

Mặc dù đất nước ta đã vàđang chuyển mìnhđểthích nghi với cơ chế kinh tế mới: cơ chế tế thị trường. Nền kinh tếsản xuất hàng hoá đang là con đường chúng ta đi. Nhưng ở nhiều vùng nông thôn lực lượng lao động vẫn đang duy trì những việc làm mang tính tự cấp tự túc. Như trên đã đề cập đến mô hình sản xuất truyền thống ở nông thôn là hộ gia đình. Cho đến nay, mô hình này vẫn còn phổ biến dẫn đến quy mô việc làm ở nông thôn thường nhỏ lẻ. Mô hình sản xuất gia đình cũng thường kèm theo đó là sản xuất theo kiểu tự sản, tự tiêu. Không ít hộ gia đình vừa trồng trọt, vừa chăn nuôi. Trồng trọt cũng không chuyên canh mà trồng mỗi thứmột ít đủ để phục vụ cho nhu cầu gia đình, có dư thừa thì mới mang ra chợ bán. Chăn nuôi cũng vậy, họkhông chủ trương phát triển một nền chăn nuôi hàng hoá mà nuôi mỗi loài vật nuôi một số lượng nhỏ đểphục vụcho nhu cầu tiêu dùng của gia đình.

Tỷlệ việc làm ở nông thôn theo mô hình tự cấp, tựtúc này khá cao, mặc dù trong

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

thời gian gần đây với chủ trương khuyến khích nền sản xuất hàng hoá của Nhà nước, một số gia đình đã mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang sản xuất hàng hoá, tuy nhiên việc chuyển đổi này hiện nay còn chậm chạp và nhiều hộ gia đình khi chuyển sang kinh doanh sản xuất một mặt hàng chủ yếu nào đó vẫn tiếp tục duy trì mô hình tự cung cấp cho mình những nhu cầu thiết yếu như lương thực, thực phẩm…Đây là tập quán làm ăn lâu đời của ngưòi dân nông thôn Việt Nam, đó thực sựlà một bước cản không nhỏ để phát triển nền kinh tếhàng hoá quy mô, tạo nhiều việc làm theo quy mô lớn và có thu nhập cao.

- Thu nhp của người dân nông thôn còn thp so với người dân thành th Một trong những đặc trưng cơ bản của việc làm và thu nhập ở nông thôn là việc làmở nông thôn thường đem lại thu nhập thấp hơn so với thu nhậpở thành thị.

Cho đến nay, thu nhập từ ngành trồng trọt vẫn đang ở mức thấp nhất so với các ngành kinh tế khác. Nông sản ở Việt Nam thường rất rẻ so với các mặt hàng công nghiệp, mà sản phẩm chính của các việc làm ở khu vực nông thôn hiện nay là nông sản do đó thu nhập không cao.

Một mặt, hàng hoá mà người nông dân ở khu vực nông thôn bán ra thị trường hầu hết là các dạng hàng hoá thô, chủyếu là dạng nguyên liệu chưa qua tinh chếnên phải bán theo giá thấp. Mặt khác, việc trồng trọt và chăn nuôi lại phụthuộc nhiều vào yếu tố môi trường. Nhiều năm việc trồng trọt và chăn nuôi thường bị thất thu vì thiên tai, bão lụt hay hạn hán hoặc vì dịch bệnh do đó thu nhập ở nông thôn thường thấp và bấp bênh.

Ngay cả những việc làm thuộc khu vực dịch vụ của nông thôn cũng cho thu nhập thấp hơn so với dịch vụ ở thành thị. Bởi đó là hệquảtất yếu của thu nhập thấp nói chung từ các ngành trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn và bởi trình độ, chất lựong dịch vụ không thể tốt như ở thành thị. Thu nhập thấp thì nhu cầu tiêu dùng thấp. Đây cũng là lý do mà dịch vụ ở nông thôn thường không phát triển như ởthành thị.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

1.1.3. Hệthống chỉ tiêu đánh giá việc làm và thu nhập 1.1.3.1. Số người thất nghiệp và tỷlệthất nghiệp

Số người thất nghiệp là những người từ 15 tuổi trở lên mà trong tuần tham chiếu đã hội đủcác yếu tố sau đây:

(1) Không làm việc nhưng sẵn sàng và mong muốn có việc làm;

(2) Đang đi tìm việc làm có thu nhập, kể cả những người trước đó chưa bao giờlàm việc.

Số người thất nghiệp còn bao gồm các trường hợp đặc biệt sau:

(i) Những người đang nghỉ việc tạm thời nhưng không có căn cứ bảo đảm sẽ được tiếp tục làm công việc cũ, trong khi đó họ vẫn sẵn sàng làm việc hoặc đang tìm kiếm việc làm mới;

(ii) Những người trong thời kỳ tham chiếu không có hoạt động tìm kiếm việc làm vì họ đãđược bốtrí việc làm mới sau thời tạm nghỉviệc;

(iii) Những người đã thôi việc không được hưởng tiền lương/tiền công; hoặc (iv) Những người không tích cực tiềm kiếm việc làm vì họ tin rằng không thể tìm được việc làm (do hạn chế về sức khoẻ, trình độ chuyên môn không phù hợp,…).

Tỷlệthất nghiệp là chỉ tiêu biểu hiện tỷlệso sánh số người thất nghiệp với lực lượng lao động (tổng dân sốhoạt động kinh tế) trong kỳ.

Công thức tính:

Số người thất nghiệp

Tỷlệthất nghiệp (%) = x 100

Dân sốhoạt động kinh tế (LLLĐ)

Lực lượng lao động là bộphận dân số trong độ tuổi quy định, thực tế đang có việc làm và những người không có việc làm đang tích cực tìm kiếm việc làm (Quan điểm của tổchức lao động quốc tế)

Thất nghiệp: hiểu một cách khái quát nhất, thất nghiệp là tình trạng người lao động có khả năng làm việc, mong muốn làm việc nhưng không có việc làm

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

1.1.3.2. Tỷ suất sử dụng quỹ thời gian làm việc của lao động nông thôn trong năm

Tỷsuất sửdụng quỹthời gian làm việc của lao động nông thôn trong năm: Là tỷsốgiữa số ngày lao động bình quân của một lao động đã sửdụng vào sản xuất so với tổng số ngày người lao động có thể làm việc được trong năm ( tính bình quân cho một lao động nông thôn)

Công thức tính:

Tsd =

Nlv

x 100

Tng Trong đó:

Tsd: Tỷsuất sửdụng quỹthời gian làm việc của laođộng nông thôn trongnăm Nlv: Số ngày lao động bình quân của một lao động trong năm (ngày).

Tng : Số ngày làm việc có thể huy động trong năm của một lao động nông thôn (ngày).

1.1.3.3. Sốngày làm việc bình quân một lao độngởnông thôn

Số ngày làm việc bình quân một lao động ở nông thôn được tính bằng cách chia tổng sốngày làm việc thực tếcủa lao động khu vực nông thôn cho tổng sốlao động làm việc bình quân của khu vực đó trong kỳquan sát

Công thức tính:

Sốngày làm việc bình quân 1 lao độngởnông thôn =

Tổng sốngày làm việc thực tếcủa tất cả lao động khu vực nông thôn Tổng số lao động làm việc bình quân của khu

vực nông thôn trong kỳ 1.1.3.4. Thu nhập bình quân của một lao động nông thôn trong năm

Thu nhập bình quân của một LĐNT là một bộ phận thu nhập của nông hộ.

Do đó, trước tiên chúng ta phải xác định thu nhập của một hộ

Thu nhập của hộ dân cư là số tiền và giá trị hiện vật sau khi đã khấu trừchi phí mà hộ dân cư và các thành viên của hộnhận được trong kỳquan sát bao gồm:

-Tiền công, tiền lương

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

-Thu nhập từsản xuất và dịch vụsaukhi đã khấu trừchi phí -Thu nhập hợp pháp khác được tính vào thu nhập

Thu nhập bình quân của một lao động nông thôn trong kỳ quan sát đượcxác định bằng cách chia tổng thu nhập tính theo tiền của hộcho sốtháng nhân khẩu của hộ dân cư trong kỳ.

Công thức tính:

Thu nhập bình quânđầu người một tháng của hộ dân cư

=

Tổng thu nhập của hộ dân cư trong kỳ Số nhân khẩu bình quân

của hộ dân cư trong kỳ

x Số tháng trong kỳ 1.1.4. Nội dung giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

1.1.4.1. Chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về tạo việc làm cho laođộng nông thôn

Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng đối với mọi quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có lực lượng lao động trẻlớn như Việt Nam. Theo kết quả điều tra lao động - việc làm năm 2016 của Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động cả nước là 54,56 triệu người, trong đó: lực lượng lao động nông thôn có khoảng 37,01 triệu người chiếm 67,84% . Đây là nguồn cung lao động lớn, có sức khỏe, nhưng đồng thời cũng gây sức ép lớn trong vấn đềgiải quyết việc làm.

Nhận thức được vị trí, vai trò của vấn đề giải quyết việc làm, trong những năm qua, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách tốt nhằm giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệtlà lao động ởnông thôn

Để giải quyếtviệc làm chongười lao độ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

NHNo&PTNT tỉnh Đắk Lắk đã triển khai kịp thời, đồng bộ các giải pháp để đưa nguồn vốn nhanh chóng vào phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn như: chỉ đạo các

Là huyện nông nghiệp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh công nghiệp, công tác đào tạo nghề ở huyện Minh Hóa vẫn

Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đến năm 2020 được Đại hội Đảng lần thứ XI thông qua, một trong những giải pháp có tính đột phá thực hiện được

Bảo hiểm xã hội huyện Kỳ Anhđã nhận thức được vai trò quan trọng của tiền lương trong việc động viên, khuyến khích tinh thần người lao động và

Phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận của hộ gia đình sau khi sử dụng dịch vụ cho vay tại ngân hàng Agribank huyện Quảng Điền để từ đó đề xuất các

Trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ viễn thông di động MobiFone tại khu vực huyện Phú Vang-Thừa Thiên Huế, từ những

Song song với sự phát triển đó, để đảm bảo nguồn thu cho NSNN theo tiêu chí của ngành thuế “thu đúng, thu đủ, kịp thời” thì người nộp thuế và hệ thống kiểm soát thuế cùng

- Công ty nên xây dựng hệ thống các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của công ty ở các thị trường nhỏ hơn để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ vì thông qua