• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
44
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 30

NS: 05/04/2021 NG: 12/04/2021

Thứ hai ngày 12 tháng 04 năm 2021

TOÁN

TIẾT 146: KI - LÔ - MÉT

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết ki-lô-mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị ki-lô-mét.

Biết được quan hệ giữa đơn vị km và m.

- Biết tính độ dài đường gấp khúc với các số đo theo đơn vị km. Nhận biết khoảng cách giữa các tỉnh trên bản đồ.

2. Kĩ năng:

- Áp dụng làm được các bài tập trong sách giáo khoa.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Giáo án, sách giáo khoa, vở bài tập toán.

- HS: Sách giáo khoa, vở bài tập toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV gọi HS lên bảng làm bài tập 2 của tiết trước lớp theo dõi nhận xét.

- Dưới lớp làm bài vào bảng con phép tính sau: 12m + 9m = ?; 23m – 9m = ? - GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài: (2’) - GV nêu mục tiêu tiết học.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại tên bài.

2. Tìm hiểu bài: (10')

-Gọi HS nêu các đơn vị đo độ dài đã học - GV giới thiệu: Chúng ta đã đã được học các đơn vị đo độ dài là xăng- ti- met, đề- xi- mét và mét. Trong thực tế, con người thường xuyên phải thực hiện đo những độ dài rất lớn như đo độ dài con đường quốc lộ, co đường nối giữa

- 2 HS lên bảng làm bài tập 2, lớp theo dõi nhận xét.

27m + 5m = 32m 16m - 9m = 7m 3m + 40m = 43m 59m - 27m = 32m 34m + 16m = 50m 63m - 25m = 38m - Dưới lớp làm bài vào bảng con phép tính sau:

12m + 9m = 21m 23m – 9m = 14m - HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nhắc lại tên bài.

- HS nêu: cm, dm. m - HS lắng nghe.

(2)

các tỉnh, các miền, độ dài dòng sông, … Khi đó, việc dùng các đơn vị như xăngtimet, đêximet hay mét khiến cho kết quả đo rất lớn, mất nhiều công để thực hiện phép đo, vì thế người ta đã nghĩ ra một đơn vị đo lớn hơn mét và kilômet.

- GV giảng: Ki-lô-mét được kí hiệu là km.

- 1 ki-lô-met có độ dài bằng 1000 mét.

- GV viết lên bảng: 1 km = 1000 m - GV gọi HS đọc phần bài học trong sách giáo khoa.

1 km = 1000 m

* Thực hành:

Bài 1: (5’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chữa bài.

Bài 2: (5’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV yêu cầu HS quan sát quãng đường trong vở bài tập.

- GV yêu cầu HS thảo luận và làm bài vào vở bài tập.

- GV gọi HS báo cáo kết quả.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chữa bài.

Bài 3: Đọc bảng rồi viết số thích hợp vào chỗ chấm: (5’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV hướng dẫn HS đọc bảng để biết thông tin cho trên bảng.

- HS quan sát và nhận biết đơn vị đo Km.

- HS theo dõi.

- HS quan sát.

- Nhiều HS đọc.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm bài vào vở bài tập, 2 HS lên bảng làm bài.

1km = 1000m 1000m = 1km 1m = 10dm 100cm = 1m 1dm = 10cm 10dm = 1m 1m = 100cm 10dm = 100cm - HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS quan sát quãng đường trong vở bài tập.

- 2 HS thảo luận và làm bài vào vở bài tập.

- HS báo cáo kết quả.

a) Quãng đường từ A đến C (qua b) dài 18km.

b. Quãng đường từ B đến C dài hơn quãng đường từ B đến A là 17km..

c. Quãng đường từ C đến B ngắn hơn quãng đường từ C đến Dlà 12 km.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS lắng nghe.

(3)

- GV gọi HS đọc bảng.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập dựa vào bảng đã cho sẵn.

- GV gọi HS nêu kết quả.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chữa bài.

Bài 4: (5’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.

- GV gọi HS nêu kết quả.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chữa bài.

3. Củng cố, dặn dò: (3’) - GV nhận xét tiết học.

- Về nhà làm bài và chuẩn bị bài sau.

- HS đọc thông tin trong bảng.

- HS làm bài vào vở bài tập dựa vào bảng đã cho sẵn.

- HS nêu kết quả:

a) Quãng đường xe lửa từ Hà Nội đến Huế dài 688km.

b) Quãng đường xe lửa từ Hà Nội đến Đà Nẵng dài 791km.

b) Quãng đường xe lửa từ Đà Nẵng đến Thành phố Hồ Chí Minh dài 935km.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm bài vào vở bài tập.

- HS nêu kết quả.

a) Quãng đường Hà Nội - Đà Nẵng ngắn hơn quãng đường Đà Nẵng - Thành phố Hồ Chí Minh.

b) Quãng đường Hà Nội - Huế dài hơn quãng đường Nha Trang - Thành phố Hồ Chí Minh.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

TẬP ĐỌC

TIẾT 88, 89: AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Đọc trôi chảy toàn bài, biết ngắt, nghỉ hơi hợp lí. Biết đọc diễn cảm, thể hiện được giọng các nhân vật

- Hiểu nghĩa các từ ngữ: hồng hào, lời non nớt, trìu mến, mừng rỡ.

- Hiểu nội dung bài : Bác Hồ rất quan tâm đến thiếu nhi. Bác luôn quan tâm đến việc ăn ở, học hành của các cháu. Bác luôn khuyên thiếu niên nhi đồng phải thật thà, dũng cảm.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc cho HS.

3. Thái độ:

-Giáo dục HS yêu thích môn học.

* Giáo dục TTHCM: Giúp hs hiểu: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Bác rất quan tâm xem thiếu nhi ăn, ở, học tập thế nào. Bác khen ngợi các em khi biết nhận lỗi. Thiếu nhi phải thật thà, dũng cảm, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.

(4)

* Giáo dục QTE: Quyền được học tập, vui chơi, được quan tâm, khen ngợi khi thật thà, dũng cảm nhận lỗi.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Tự nhận thức. Ra quyết định.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh minh hoạ, sách giáo khoa, bảng phụ.

- HS: Sách giáo khoa.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV gọi HS đọc bài thơ “Cây dừa” và trả lời các câu hỏi ?

+ Những từ ngữ nào, câu văn nào cho biết cây đa đã sống rất lâu?

+ Các bộ phận của cây đa ( thân, cành, ngọn, rễ) được tả bằng những hình ảnh nào?

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài: (2’)

- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa chủ điểm Bác Hồ và tranh minh họa truyện Ai ngoan sẽ được thưởng.

hát một bài hát về Bác Hồ.

- Trong các tuần 30, 31 các em sẽ học các bài gắn với chủ điểm Bác Hồ. Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, các em đã biết nhiều bài hát, bài thơ nói về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi.

Truyện đọc mở đầu chủ điềm Ai ngoan sẽ được thưởng kể về sự quan tâm của Bác Hồ với thiếu nhi; về một bạn thiếu nhi thật thà, dũng cảm nhận lỗi với Bác.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại tên bài.

2. Luyện đọc: (33') a. Đọc mẫu:

- GV đọc mẫu toàn bài với giọng ấm áp trìu mến. Lời của Bác đọc giọng nhẹ

- 2 HS đọc bài thơ “Cây dừa” và trả lời các câu hỏi ?

- Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây

- Thân cây là một tòa cổ kính, chín mười đứa bé bắt tay nhau ôm không xuể - Cành cây lớn hơn cột đình.

- Ngọn cây chót vót giữa trời xanh.

- Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát tranh theo yêu cầu.

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nhắc lại tên bài.

- HS theo dõi, lắng nghe.

(5)

nhàng, trìu mến, quan tâm, Lời của các cháu thiếu nhi đọc với giọng thể hiện sự vui mừng, ngây thơ.

b. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:

* Đọc từng câu:

- GV gọi HS đọc nối tiếp câu lần 1.

- GV đưa từ khó: buổi sáng, trở lại, lời non nớt chỉ khẽ thưa

- GV gọi HS đọc từ khó.

- GV gọi HS đọc nối tiếp câu lần 2.

* Đọc từng đoạn trước lớp:

- GV chia đoạn:

+ Đoạn 1:Từ đầu...nơi tắm rửa.

+ Đoạn 2: Khi trở lại...đồng ý ạ!

+ Đoạn 3: Đoạn còn lại.

- GV gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- GV hướng dẫn HS đọc câu văn dài.

+ Thưa Bác hôm nay cháu không vâng lời cô .// Cháu chưa ngoan/ nên không ăn kẹo của Bác. //

- GV đọc mẫu.

- GV gọi HS đọc câu dài.

- GV gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- GV gọi 1 HS đọc chú giải.

* Luyện đọc trong nhóm:

- GV yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm theo nhóm 3.

- GV gọi đại diện nhóm thi đọc.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

* Thi đọc:

- GV gọi đại diện tổ thi đọc.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

* Đọc đồng thanh:

- GV gọi HS đọc đồng thanh đoạn 1 và đoạn 2.

- GV gọi 1 HS đọc cả bài.

=> Chuyển ý:

Tiết 2

* Tìm hiểu bài: (20')

- GV yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi.

- Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trại nhi đồng ?

- HS đọc nối tiếp câu lần 1.

- HS theo dõi.

- HS đọc từ khó.

- HS đọc nối tiếp câu lần 2 . - HS lắng nghe.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- HS lắng nghe.

- HS đọc câu dài.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- HS đọc chú giải.

- HS luyện đọc trong nhóm theo nhóm 3 - Đại diện nhóm thi đọc.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- Đại diện tổ thi đọc.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc đồng thanh đoạn 1 và đoạn 2.

- 1 HS đọc cả bài.

- HS đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi.

+ Bác đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa của các cháu nhi đồng.

(6)

- GV giảng: Khi đi thăm cán bộ, chiến sĩ, đồng bào, các cháu thiếu nhi, Bác Hồ bao giờ cũng rất chú ý thăm nơi ăn, ở, nhà bếp, nơi tắm rửa, vệ sinh. Sự quan tâm của Bác rất chu đáo, tỉ mỉ, cụ thể.

- Khi thấy Bác Hồ đến thăm tình cảm của các em thiếu nhi như thế nào ?

- Bác hỏi các em HS những gì ?

- Những câu hỏi của Bác cho thấy điều gì ?

- Các em đề nghị Bác chia kẹo cho những ai?

- Tại sao bạn Tộ không dám nhận kẹo Bác chia cho ?

-Tại sao Bác khen bạn Tộ ngoan ?

* Giáo dục KNS:Em học tập được điều gì ở bạn Tộ?

- Bài văn cho biết điều gì?

* Giáo dục QTE:Khi làm một việc tốt thì em có được khen không và khi mắc lỗi thì em phải làm gì?

- GV nhận xét, kết hợp QTE: Khi chúng ta làm gì đó có lỗi và mắc lỗi thì các bạn phải biết nói lời xin lỗi.

*Luyện đọc lại: (15')

- GV đọc mẫu toàn bài lần 2.

- GV gọi HS đọc cả bài.

* Thi đọc:

- GV hướng dẫn HS đọc phân vai.

- GV gọi đại diện nhóm thi đọc phân vai.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố, dặn dò: (5’)

* TK: Hồi Bác còn sống dù bận trăm

- HS lắng nghe.

- Các em chạy ùa tới, quây quanh Bác.

Ai cũng muốn nhìn Bác cho thật rõ.

+ Các cháu chơi có vui không? Các cháu ăn có no không ? Các cô có mắng phạt các cháu không ? Các cháu có thích ăn kẹo không ?

+ Bác rất quan tâm đến cuộc sống của thiếu nhi. Bác còn mang theo kẹo để phân phát cho các em.

+ Các bạn đề nghị Bác chia kẹo cho những người ngoan. Chỉ ai ngoan mới được ăn kẹo.

+ Vì bạn Tộ tự thấy mình chưa ngoan, chưa vâng lời.

+ Vì Tộ biết nhận lỗi. Vì Tộ thật thà, dám dũng cảm nhận mình là người chưa ngoan.

- HS trả lời.

=>Ý nghĩa: Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi, Bác luôn quan tâm đến việc ăn, ở của các cháu, Bác luôn khuyên các cháu phải thật thà, dũng cảm.

- Hs trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc cả bài.

- HS chú ý lắng nghe.

- Đại diện nhóm thi đọc phân vai.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

(7)

công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian để thăm hỏi, quan tâm đến thiếu nhi, không có ai yêu thiếu nhi bằng Bác.

*GD TTHCM: Qua câu chuyện này, chúng ta thấy Bác Hồ đối với thiếu nhi như thế nào? Vậy để đáp lại tình yêu thương của Bác, chúng ta phải làm gì ? - GV nhận xét, KL:Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Bác rất quan tâm xem thiếu nhi ăn, ở, học tập thế nào. Bác khen ngợi các em khi biết nhận lỗi. Thiếu nhi phải thật thà, dũng cảm, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 30: BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH (TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Kể được lợi ích của một số loài vật quen thuộc đối với cuộc sống con người.

- Nêu được một số việc cần làm phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích.

2.Kỹ năng:

- Yêu quý và biết làm những việc phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích ở nhà, ở trường và ở nơi công cộng.

3.Thái độ:

- HS yêu thích môn học.

* Giáo dục QTE:

- Quyền được sống trong môi trường sinh thái.

- Quyền được tham gia phù hợp vào các công việc bảo vệ và nhắc nhở mọi người bảo vệ loài vật có ích.

* Giáo dục MTBĐ:

- Bảo vệ các loài vật có ích, quý hiếm trên các vùng biển, đảo Việt Nam(Cát Bà, Cô tô, Côn Đảo…) là giữ gìn bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo.

- Thực hiện bảo vệ các loài vật có ích, quý hiếm trên các vùng biển, đảo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV Vở bài tập đạo đức, bảng phụ.

- HS: Vở bài tập đạo đức.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5')

- GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi, lớp theo dõi nhận xét.

+ Khi đi đường nếu gặp người khuyết

- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi, lớp theo dõi nhận xét.

- HS trả lời.

(8)

tật muốn sang đường thì em sẽ làm gì ? + Vì sao chúng ta phải giúp đỡ người khuyết tật?

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài: (2’) - GV nêu mục tiêu tiết học.

- GV ghi tên bài lên lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại tên bài.

2. Tìm hiểu bài:

a. Hoạt động 1: Bài tập 1: (10’)

* Mục tiêu:HS biết một số loài vật có ích.

* Cách tiến hành:

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh các loài vật trong bài tập 1.

- GV YC HS thảo luận nhóm và nối tranh vẽ mỗi con vật với việc làm có ích của chúng

- GV gọi đại diện nhóm nêu kết quả.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, bổ sung.

b. Hoạt động 2: Bài tập 2(10’)

* Mục tiêu:HS hiểu việc làm của mỗi tranh.

* Cách tiến hành:

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh kể tên và nêu lợi ích của một số con vật.

- Giúp đỡ người khuyết tật là góp phaanff làm giảm bớt những khó khăn, thiệt thòi trong cuộc sống.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nhắc lại tên bài.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS quan sát tranh các loài vật trong bài tập 1.

- HS thảo luận nhóm nốitranh vẽ các con vật với việc làm có ích của chúng.

- Đại diện nhóm nêu kết quả.

+ Con bò -> cho sữa.

+ Con ngựa -> Kéo xe.

+ Con voi -> kéo gỗ.

+ Con chó -> giữ nhà.

+ Con cá mập -> cứu người chết đuối.

+ Con mèo -> bắt chuột.

+ Con ong -> cho mật ong.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS quan sát tranh kể tên và nêu ích lợi của một số loài vật.

(9)

- GV gọi HS nêu kết quả.

- GV yêu cầu HS giới thiệu với cả lớp về con vật bằng cách cho cả lớp xem tranh ảnh rồi giới thiệu tên nơi sinh sống của con vật và ích lợi của chúng và cách bảo vệ chúng.

- Sau mỗi lần bạn trình bày lớp đóng góp thêm những hiểu biết khác về con vật đó.

*Giáo dục MTBĐ: Em làm gì để bảo vệ loài vật có ích?

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, kết hợp giáo dục KNS:Đối với các loài vật có ích các con nên yêu thương và bảo vệ chúng, không nên trêu chọc hoặc đánh đập chúng.

c. Hoạt động 3 : (10’)

* Mục tiêu: HS biết việc làm của mỗi tình huống.

- GV yêu cầu HS sử dụng tấm bìa vẽ mặt mếu,cười.

- GV nêu tình huống và nhận xét bằng cách giơ tấm bìa, sau đó giải thích vì sao lại đồng ý hoặc không đồng ý với hành động của bạn hs trong tình huống.

+ Dương rất thích đá cầu bằng lông gà mỗi lần nhìn thấy chú gà trống nào đó có chiếc lông đuôi dài óng ánhvà đẹp là Dương lại tìm cách bắt và nhổ chiếc lông đó.

+ Nhà Hằng nuôi 1 con mèo. Hằng rất yêu quý nó bữa nào Hằng cũng lấy cho mèo một bát cơm thật ngon để nó ăn.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

* Giáo dục QTE: Các em đã bao giờ nhắc nhở mọi người biết bảo vệ những

- HS nêu kết quả.

+ Bức tranh thể hiện việc làm đúng là:

tranh 2, tranh 2, tranh 3.

- Giới thiệu với cả lớp về con vật bằng cách cho cả lớp xem tranh ảnh rồi giới thiệu tên nơi sinh sống của con vật và ích lợi của chúng và cách bảo vệ chúng.

- Sau mỗi lần bạn trình bày lớp đóng góp thêm những hiểu biết khác về con vật đó.

- HS trả lời.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

HS sử dụng tấm bìa vẽ mặt mếu,cười.

- HS lắng nghe tình huống.

+ Hành động đó của Dương là sai. Vì làm thế sẽ làm đau chú gà và gà sẽ sợ hãi.

+ Hằng đã làm đúng. Đối với vật nuôi trong nhà chúng ta cần chăm sóc và yêu thương chúng.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời.

(10)

loài vật có ích chưa ?

- GV nhận xét, kết hợp QTE: Chúng taphải biết bảo vệ các loài vật có ích và biết nhắc nhở mọi người biết bảo vệ loài vật có ích.

3. Củng cố, dặn dò: (3’) -GV nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau

- HS lắng nghe.

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

VỆ SINH LỚP HỌC VÀ KHU VỰC ĐƯƠC PHÂN CÔNG

NS: 05/04/2021 NG: 13/04/2021

Thứ ba ngày 13 tháng 04 năm 2021

KỂ CHUYỆN

TIẾT 30: AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết tóm tắt nội dung truyện.

- Biết kể lại từng đoạn câu chuyện dựa vào tóm tắt.

- Biết cùng các bạn phân vai dựng lại toàn bộ câu chuyện.

- Biết theo dõi bạn kể và biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.

2. Kĩ năng:

- Biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với từng nội dung của chuyện, từng nhân vật.

3. Thái độ:

- Biết thể hiện lời kể tự nhiên và phối hợp lời kể với nét mặt ,điệu bộ.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Tự nhận thức; Ra quyết định.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ, sách giáo khoa.

- HS: Sách giáo khoa.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV gọi 2 HS lên bảng kể lại câu chuyện " Những quả đào".

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài: (2’)

- Trong giờ kể chuyện hôm nay, lớp

- 2 HS lên bảng kể lại câu chuyện "

Những quả đào".

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

(11)

mình sẽ kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Ai ngoan sẽ được thưởng, đặc biệt lớp mình sẽ thi xem bạn nào đóng vai Tộ giỏi nhất nhé.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại tên bài.

2. Hướng dẫn HS kể chuyện:

a. Kể từng đoạn theo tranh: (10’)

- GV yêu cầu HS quan sát tranh, nói nhanh nội dung từng tranh.

+ Tranh 1 thể hiện điều gì ? Bác cùng các em thiếu nhi đi đâu?

+ Thái độ của các em nhỏ ra sao ? + Tranh 2 vẽ cảnh ở đâu?

+ Ở phòng họp, Bác và các cháu thiếu nhi đã nói chuyện gì ?

+ Một bạn thiếu nhi đã có ý kiến gì với Bác?

+ Tranh 3 vẽ Bác Hồ đang làm gì ? + Vì sao cả Bác và cô giáo đều vui vẻ khi Bác chia kẹo cho Tộ ?

- GV yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm.

b. Kể toàn bộ câu chuyện: (10’)

- GV gọi đại diện 3 nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

c. Kể lại đoạn cuối câu chuyện theo lời bạn của bạn Tộ: (10’)

- GV hướng dẫn HS kể:

+ Tưởng tượng mình chính là Tộ, nói lời của Tộ, suy nghĩ của Tộ.

+ Khi kể phải xưng hô " Tôi" từ đầu đến cuối câu chuyện phải nhớ mình là Tộ, không thể lúc xưng "tôi", sau lại quên kể " bạn Tộ".

- GV gọi 1 HS kể mẫu.

- GV yêu cầu HS lên bảng kể trước lớp.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nhắc lại tên bài.

- HS quan sát tranh, nói nhanh nội dung từng tranh.

+ Tranh 1: Bác Hồ đến thăm trại Nhi Đồng. Bác đi giữa đoàn HS, nắm tay hai em nhỏ đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, bếp, nơi tắm rửa....

+ Các em rát vui vẻ quây quanh Bác, ai cũng muốn nhìn Bác cho thật kĩ.

+ Bức tranh vẽ cảnh Bác và các cháu thiếu nhi trong phòng họp.

+ Bác Hồ đang trò chuyện, hỏi han các em HS.

+ Bạn có ý kiến Ai ngoan sẽ được ăn kẹo, ai không ngoan thì không được ạ.

+ Bác xoa đầu khen bạn Tộ ngoan, biết nhận lỗi.

+ Vì Tộ là người thật thà, tự nhận lỗi.

- HS kể chuyện theo nhóm.

- Đại diện 3 nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- 1 HS kể mẫu.

- Một số HS kểtrước lớp: Tôi đứng nhìn Bác chia kẹo cho các bạn, tôi thấy buồn lắm vì hôm nay tôi không ngoan. Khi

(12)

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố, dặn dò: (3’)

-Qua câu chuyện con học tập bạn Tộ đức tính gì?

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.

Bác đưa kẹo cho tôi, tôi không dám nhận chỉ lí nhí nói: Thưa Bác, hôm nay cháu không vâng lời cô. Cháu tự thấy mình không ngoan nên không được ăn kẹo. Thật ngạc nhien Bác xoa đầu tôi, trìu mến nói Cháu biết nhận lỗi như thế là ngoan lắm ! Cháu vẫn được phần kẹo như các bạn khác. Tôi vô cùng sung sướng. Đó là giây phút trong đời tôi nhớ mãi.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- Thật thà, dũng cảm.

CHÍNH TẢ (TẬP CHÉP)

TIẾT 59: AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng một đoạn văn xuôi. Làm được BT(2) a / b

2.Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng nhìn- viết đúng chính tả.

3.Thái độ:

- HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ: đoạn chép chính tả. Bảng cài, bút dạ.

- HS: Bảng con, vở chính tả, vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV gọi 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con các từ sau: Bút sắt, xuất sắc, sóng biển, xanh xao, xô đẩy.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài: (2’)

- Trong giờ chính tả hôm nay lớp mình sẽ viết lại đoạn 1 của bài tập đọc Ai ngoan sẽ được thưởng và làm bài tập

- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con các từ sau: Bút sắt, xuất sắc, sóng biển, xanh xao, xô đẩy.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

(13)

chính tả phân biệt tr/ch; êt/êch.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại tên bài.

2. Hướng dẫn ngheviết: (22') a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:

- GV đọc mẫu bài viết.

- GV gọi HS đọc lại bài.

+ Đoạn viết được trích trong bài đọc nào?

+ Đoạn văn kể về điều gì ?

- GV yêu cầu HS tìm và tập viết các tên riêng trong bài chính tả ?

- GV đưa từ khó: ùa tới, quây quanh, giữa đoàn.

- GV gọi HS đọc.

- GV yêu cầu HS viết vào bảng con từ khó và tên riêng trong bài.

- GV nhận xét, chỉnh sửa.

b. Luyện viết chính tả:

- GV đọc cho HS viết bài vào vở.

- GV theo dõi HS viết bài.

- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi.

c. Nhận xét, chữa bài:

- GV yêu cầu HS nộp vở.

- GV nhận xét, tuyên dương .

* Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 2 (8’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.

- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chữa bài.

3. Củng cố, dặn dò: (3’) - GV nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nhắc lại tên bài.

- HS lắng nghe.

- HS đọc lại bài.

+ Được trích trong bài “Ai ngoan sẽ được thưởng”.

+ Đoạn văn kể về việc Bác Hồ đến thăm các cháu nhỏ ở trại nhi đồng.

- Tên riêng chỉ người: Bác Hồ, Bác.

- Theo dõi - HS đọc.

- HS viết vào bảng con từ khó và tên riêng trong bài.

- HS lắng nghe.

- HS chú ý lắng nghe, viết bài vào vở.

- HS lắng nghe và soát lỗi bài của mình.

- HS nộp vở theo yêu cầu.

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS làm bài vào vở bài tập.

- 2 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

a) Cấy trúc, chúc mừng.

Trở lại, che chở.

b) Ngồi bệt, trắng bệch Chênh chếch, đồng hồ chết - HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

TOÁN

TIẾT 147: MI - LI - MÉT

(14)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết mi-li-mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị mi-li-mét - Biết được giữa quan hệ mi-li-mét với các đơn vị đo độ dài: xăng-ti-mét, met.

- Biết được ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản.

2. Kĩ năng:

- HS biết được áp dụng kiến thức vào làm bài.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Giáo án, sách giáo khoa, vở bài tập toán.

- HS: Sách giáo khoa, vở bài tập toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi sau:

? Kể tên các đơn vị đo độ dài đã học?

- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

1km = … m 1m = … dm 1dm = … cm 1m = … cm - GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài: (2’) - GV nêu mục tiêu tiết học.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại tên bài.

2. Giới thiệu đơn vị đo độ dài mi-li- mét: (10')

- GV giới thiệu: mi-li-mét là một đơn vị đo độ dài, mi-li-mét viết tắt là: mm - GV yêu cầu HS quan sát độ dài 1cm trên thước kẻ HS và trả lời câu hỏi:

? Từ 0 đến 1 được chia làm bao nhiêu phần bằng nhau ?

- GV giới thiệu: Độ dài mỗi phần đó chính là 1mi-li-met.

- HS lên bảng trả lời câu hỏi : - HS kể : Km, m, dm, cm.

- 2 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

1km =1000m 1m = 10dm 1dm = 10cm 1m = 100cm - HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nhắc lại tên bài.

- HS theo dõi, lắng nghe.

- HS quan sát độ dài 1cm trên thước kẻ HS và trả lời câu hỏi:

+ Được chia làm 10 phần bằng nhau.

- HS lắng nghe.

(15)

? Qua quan sát được em hãy cho biết 1cm bằng bao nhiêu mi-li-met?

- GV viết bảng:1 cm = 10 mm.

- GV hỏi:

? 1m bằng bao nhiêu mm ?

- Giáo viên viết bảng: 1 m = 1000 m.

- GV gọi HS đọc.

* Luyện tập, thực hành Bài 1: Số? (4’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.

- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chữa bài.

Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm (5’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu HS thảo luận và làm bài bài theo nhóm đôi.

- GV gọi các nhóm đọc kết quả.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chữa bài.

Bài 3: (7’)

- GV gọi HS đọc bài toán.

- Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ?

+ Muốn tính chu vi hình tam giác, ta làm như thế nào?

- GV gọi 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.

+ 1cm bằng 10 mm.

- HS theo dõi.

- HS trả lời.

+ 1m = 1000mm.

- HS đọc.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm bài vào vở bài tập.

- 2 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

1cm = 10 mm 4cm = 40 mm 1m = 1000 mm 20mm = 2 cm - HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS thảo luận và làm bài bài theo nhóm đôi.

- Các nhóm nêu kết quả.

+ Đoạn thẳng C - D dài: 7mm + Đoạn thẳng M - N dài: 6mm + Đoạn thẳng A - B dài: 4mm - HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc bài toán.

- Bài toán cho biết một hình tam giác có độ dài mỗi cạnh đều bằng 15mm.

- Bài toán hỏi chu vi hình tam giác đó bằng bao nhiêu mi-li-mét ?

+ Ta tính tổng độ dài các cạnh của hình tam giác.

- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.

Bài giải

(16)

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chữa bài.

Bài 4: Viết mm, cm, m hoặc km vào chỗ chấm thích hợp. (4’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.

- GV gọi HS đọc kết quả.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chữa bài.

3. Củng cố, dặn dò: (3') - GV nhận xét giờ học.

- Về nhà làm bài và chuẩn bị bài sau.

Chu vi của hình tam giác đó là:

15 + 15 + 15 = 45 (mm) Đáp số: 45mm.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm bài vào vở bài tập.

- HS đọc kết quả.

a) Bề dày của hộp bút khoảng 25mm.

b) Chiều dài phòng học khoảng 7m.

c) Quãng đường xe lửa từ Hà Nội đến Vinh dài 319km.

d) Chiều dài chiếc thước kẻ là 30cm.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

TIẾT 30: NHẬN BIẾT CÂY CỐI VÀ CÁC CON VẬT

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Nêu được tên một số cây, con vật sống trên cạn, dưới nước.

2.Kỹ năng:

- Có ý thức bảo vệ các cây cối và các con vật.

3.Thái độ:

- HS yêu thích môn học.

* Giáo dục MTBĐ: HS nhận biết một số loài sinh vật biển: Cá mập, các ngừ, tôm, sò...một nguồn tài nguyên biển.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng quan sát tìm kiếm và xử lí các thông tin về cây cối và các con vật.

- Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ cây cối và con vật.

- Kĩ năng hợp tác hợp tác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Sách giáo khoa, tranh ảnh, vở bài tập TNXH.

- HS: Sách giáo khoa, vở bài tập TNXH.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

(17)

- GV gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi.

- Hãy kể tên một số loài vật sống dưới nước ?

- Đối với những loài động vật sống dưới nước chúng ta cần bảo vệ chúng như thế nào?

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài: (2’) - GV nêu mục tiêu tiết học.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại tên bài.

2. Các hoạt động:

2.1. Hoạt động 1: Nhận biết cây cối trong tranh vẽ. (7’)

* Bước 1: Hoạt động nhóm.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để nhận biết cây cối trong tranh vẽ theo trình tự sau:

1. + Tên gọi.

2. + Nơi sống.

3. + Ích lợi.

* Bước 2: Hoạt động cả lớp.

- GV gọi đại diện của nhóm hoàn thành sớm nhất lên trình bày kết quả.

- GV nhận xét và kết luận: Cây cối có thể sống ở mọi nơi: trên cạn, dưới nước và hút chất bổ dưỡng trong không khí.

* Bước 3: Hoạt động cả lớp.

- GV yêu cầu HS quan sát các hình minh họa và cho biết: Với cây có rễ hút chất dinh dưỡng trong không khí thì rễ nằm ngoài không khí. Vậy với cây sống trên cạn, rễ nằm ở đâu?

+ Rễ cây sống dưới nước nằm ở đâu?

2.2. Hoạt động 2: Nhận biết các con vật trong tranh vẽ: (7’)

* Bước 1: Hoạt động nhóm

- HS lên bảng trả lời câu hỏi.

- HS trả lời.

- Muốn cho các loài vật sống dưới nước tồn tại và phát triển thì chúng ta cần phải bảo vệ nguồn nước và giữ sạch nguồn nước.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nhắc lại tên bài.

- HS thảo luận nhóm để nhận biết cây cối trong tranh vẽ theo trình tự.

- Đại diện nhóm hoàn thành sớm nhất lên trình bày. Các nhóm khác chú ý lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

+ Nằm trong đất (để hút chất bổ dưỡng trong đất).

+ Ngâm trong nước (hút chất bổ dưỡng trong nước).

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận.

- HS trả lời

(18)

- GV yêu cầu cầu HS quan sát các tranh vẽ, thảo luận để nhận biết các con vật theo trình tự sau:

1. + Tên gọi.

2. + Nơi sống.

3. + Ích lợi.

* Bước 2: Hoạt động cả lớp.

- GV yêu cầu nhóm làm nhanh nhất lên trình bày.

- GV nhận xét và kết luận: Cũng như cây cối, các con vật cũng có thể sống ở mọi nơi: Dưới nước, trên cạn, trên không và loài sống cả trên cạn lẫn dưới nước.

2.3. Hoạt động 3: Sắp xếp tranh ảnh sưu tầm theo chủ đề. (7’)

* Bước 1: Hoạt động nhóm.

- GV phát cho các nhóm phiếu thảo luận.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong sách giáo khoa và hoàn thành nội dung vào bảng.

* Bước 2: Hoạt động cả lớp.

- GV gọi lần lượt từng nhóm trình bày.

*Giáo dục MTBĐ:Em biết gì về nguồn tài nguyên biểnv ? Nêu một vài ví dụ ? 2.4. Hoạt động 4: Bảo vệ các loài cây, con vật: (7’)

+ Em nào cho cô biết, trong số các loài cây, loài vật mà chúng ta đã nêu tên, loài nào đang có nguy cơ bị tuyệt chủng?

- GV giải thích: Tuyệt chủng

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi về các vấn đề sau:

+ Kể tên các hành động không nên làm để bảo vệ cây và các con vật.

+ Kể tên các hành động nên làm để bảo vệ cây và các con vật.

- GV gọi HS trình bày.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố, dặn dò: (5’)

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nơi cây

- HS quan sát các tranh vẽ, thảo luận để nhận biết các con vật theo trình tự

- 1 nhóm trình bày. Các nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm.

- Hình thức thảo luận: HS dán các bức vẽ mà các em sưu tầm được vào phiếu.

- Lần lượt các nhóm HS trình bày. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét.

- HS trả lời.

- HS chú ý nghe câu hỏi.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận cặp đôi.

-HS trình bày.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại theo yêu cầu.

(19)

cối và loài vật có thể sống.

- GV yêu cầu HS về nhà dán các tranh đã sưu tầm được theo chủ đề và tìm hiểu thêm về chúng.

- GV nhận xét.

- Về nhà xem lại bài và huẩn bị bài sau:

Mặt Trời.

- HS thực hiện theo yêu cầu.

- HS lắng nghe.

-

TẬP ĐỌC

TIẾT 90: CHÁU NHỚ BÁC HỒ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết ngắt nhịp thơ hợp lí, bước đầu biết đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

- Hiểu được nội dung : Tình cảm đẹp đẽ của thiếu nhi Việt Nam đối với Bác Hồ kính yêu. (trả lời được câu hỏi 1, 3, 4; học thuộc 6 dòng thơ cuối).

2. Kĩ năng:

- Biết đọc giọng nhẹ nhàng, tình cảm, đôi chỗ lắng lại thể hiện sự hồi tưởng. Nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Trả lời câu hỏi thành câu, đủ ý.

3. Thái độ:

- Thêm yêu quê hương, gợi nhớ những kỉ niệm về quê hương.

* Giáo dục TTHCM: Giúp HS hiểu tình cảm kính yêu vô hạn của thiếu nhi miền Nam thiếu nhi cả nước đối với Bác.Vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc

* Giáo dục QTE: Quyền được kính yêu Bác Hồ. Bổn phận phải nhớ ơn, kính yêu Bác Hồ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: tranh minh họa, bảng phụ, sách giáo khoa.

- HS: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV gọi HS đọc nối tiếp bài “ Ai ngoan sẽ được thưởng” và trả lời các câu hỏi.

- Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trại nhi đồng ?

- Khi thấy Bác Hồ đến thăm tình cảm của các em thiếu nhi như thế nào ?

- Bác hỏi các em HS những gì ?

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS đọc và trả lời câu hỏi.

- Bác đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa của các cháu nhi đồng.

- Các em chạy ùa tới, quây quanh Bác.

Ai cũng muốn nhìn Bác cho thật rõ.

- Các cháu chơi có vui không? Các cháu ăn có no không ? Các cô có mắng phạt các cháu không ? Các cháu có thích ăn kẹo không ?

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

(20)

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài: (2’)

- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa.

- Người Việt Nam ta ai cũng kính yêu Bác Hồ. Khi đất nước còn bị giặc Mĩ chia cắt làm 2 miền Nam, Bắc, đồng bào miền Nam và các bạn thiếu nhi miền Nam tha thiết mong nhớ Bác. Bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ viết về tình cảm nhớ mong Bác của một bạn nhỏ miền Nam sống trong vùng địch tạm chiếm những ngày đó.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại tên bài.

2. Luyện đọc: (10') a. Đọc mẫu:

- GV đọc mẫu toàn bài với giọng tình cảm thiết tha, nhấn giọng những từ ngữ tả cảm xúc, tâm trạng bâng khuâng, ngẩn ngơ của bạn nhỏ.

b. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:

* Đọc từng câu:

- GV gọi HS đọc nối tiếp câu lần 1.

- GV đưa từ khó: bâng khuâng, trán rộng, đầy trời, vào thăm, bấy lâu.

- GV gọi HS đọc.

- GV gọi HS đọc nối tiếp câu lần 2.

* Đọc từng đoạn trước lớp:

- Bài được chia làm 2 đoạn.

+ Đoạn 1: 8 câu thơ đầu.

+ Đoạn 2 : 6 câu thơ còn lại.

- GV gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- GV treo bảng phụ đoạn thơ lên bảng.

+ Nhìn mắt sáng,/ nhìn chòm râu//

Nhìn vầng trán rộng,/nhìn đầu bạc phơ//

Càng nhìn / càng lại ngẩn ngơ//

Ôm hôn ảnh Bác/ mà ngờ Bác hôn//

- GV đọc mẫu câu dài.

- GV gọi HS đọc.

- GV gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- GV gọi HS đọc chú giải.

* Luyện đọc trong nhóm:

- GV yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm theo nhóm 2.

- HS quan sát tranh minh họa.

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nhắc lại tên bài.

- HS lắng nghe.

- HS đọc nối tiếp câu lần 1.

- HS theo dõi.

- HS đọc từ khó.

- HS đọc nối tiếp câu lần 2.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- HS theo dõi.

- HS theo dõi, lắng nghe.

- HS đọc.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- HS đọc chú giải.

- HS luyện đọc trong nhóm theo nhóm 2.

(21)

- GV gọi đại diện nhóm thi đọc.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

* Thi đọc:

- GV gọi đại diện tổ thi đọc.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

* Đọc đồng thanh:

- GV yêu cầu HS đọc đồng thanh cả bài.

- GV gọi 1 HS đọc cả bài.

=> Chuyển ý:

* Tìm hiểu bài: (10')

- GV yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi.

? Bạn nhỏ trong bài thơ quê ở đâu ?

? Vì sao bạn phải “cất thầm” ảnh Bác?

=> Ở trong vùng địch bị tạm chiếm, ta không được tự do treo ảnh Bác Hồ, chúng cấm không được giữ ảnh Bác, cấm hướng về cách mạng, về Bác Hồ.

Ta đã chiến đấu dành độc lập tự do.

? Hình ảnh bác hiện lên như thế nào qua 8 dòng thơ đầu?

? Tìm những chi tiết nói lên tình cảm kính yêu Bác Hồ của bạn nhỏ ?

? Em hãy nói về tình cảm của bạn nhỏ trong bài với Bác Hồ ?

- Tình cảm của bạn nhỏ với Bác Hồ rất sâu đậm .Vậy các con thì sao có giống bạn nhỏ không?

* Giáo dục QTE:Các bạn phải làm gì để thể hiện lòng biết ơn, kính trọngđối với Bác Hồ ?

- GV nhận xét, KL: Chúng ta phải yêu quý, kính trọng biết ơn Bác Hồ. Cố gắng chăm ngoan học giỏi để sau này trở thành những chủ nhân tương lại của đất

- Đại diện nhóm thi đọc.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- Đại diện tổ thi đọc.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc đồng thanh cả bài.

- HS đọc cả bài.

- HS đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi + Bạn nhỏ ở ven sông Ô Lâu, một con sông chảy qua tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Vào lúc nhà thơ Thanh Hải viết bài thơ này, đây là vùng bị giặc Mỹ chiếm đóng.

+ Vì giặc cấm nhân dân ta cất giữ ảnh Bác.

- HS lắng nghe.

+ Hình ảnh Bác hiện lên rất đẹp trong tâm trí bạn nhỏ: Đôi má Bác hồng hào, râu, tóc Bác bạc phơ, mát sáng tựa sao trời.

+ Đêm đêm bạn nhỏ nhớ Bác, bạn giở ảnh Bác vẫn cất thầm để ngắm. Càng ngắm càng mong nhớ, ôm hôn Bác, bạn tưởng như được Bác hôn.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe và trả lời.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

(22)

nước. Sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì Tổ Quốc giống như Bác Hồ.

? Bài thơ cho ta thấy điều gì ?

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

*Luyện đọc thuộc lòng: (10') - GV đọc mẫu bài thơ lần 2.

- GV gọi 1 HS đọc cả bài.

- GV yêu cầu HS đọc thuộc lòng 6 câu thơ cuối.

* Thi đọc:

- GV gọi các nhóm thi đọc thuộc lòng bài thơ.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố, dặn dò: (3’)

- Bạn nhỏ sống trong vùng tạm chiếm nhưng luôn mong nhớ Bác Hồ…Còn tình cảm của chúng ta đối với Bác như thế nào?

* GD TTHCM: Qua bài học giúp HS hiểu tình cảm kính yêu vô hạn của thiếu nhi miền Nam, thiếu nhi cả nước đối với Bác.Vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài sau.

=>Ý nghĩa: Bài thơ cho ta thấy tình cảm sâu đậm, đẹp đẽ của thiếu nhi Việt Nam đối với bác Hồ kính yêu.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc cả bài.

- HS luyện đọc thuộc lòng.

- Đại diện nhóm thi đọc thuộc lòng bài thơ.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS tự nêu ý kiến.

- HS

lắng nghe.

THỦ CÔNG

BÀI 15: LÀM VÒNG ĐEO TAY (TIẾT 2)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết cách làm vòng đeo tay.

- Làm được vòng đeo tay.Các nan làm vòng tương đối đều nhau. Dán (nối) và gấp được các nan thành vòng đeo tay. Các nếp gấp có thể chưa phẳng thẳng, chưa đều 2. Kĩ năng:

- Làm được vòng đeo tay.

3. Thái độ:

- HS có ý thức tự giác hoàn thành nhiệm vụ học tập, thích làm đồ chơi yêu thích.

(23)

* Với HS khéo tay: Làm được vòng đeo tay. Các nan đều nhau. Các nếp gấp phẳng. Vòng đeo tay có màu sắc đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: + Bài mẫu, quy trình gấp.

+ Giấy thủ công, kéo, hồ dán, thước.

- Học sinh : Giấy thủ công, kéo, hồ dán, bút chì,thước kẻ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ :(5’)

- KT sự chuẩn bị của h/s.

- Nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (2’) - GV nêu mục tiêu tiết học.

- GV ghi tên bài lên lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại tên bài.

2. Hoạt động 1: HD hs thực hành làm vòng đeo tay.(20’)

- Treo quy trình.YC HS nhắc lại quy trình

- YC thực hành làm vòng đeo tay.

- GV nhắc HS mỗi lần gấp phải rút mép nan trước và miết kỹ 2 nan phải để hình gấp vuông, đều và đẹp. Khi dán 2 đầu của sợi dây để tạo thành vòng đeo tay cần giữ chỗ dán lâu hơn cho hồ khô, không bị tuột.

- Quan sát HS giúp những em còn lúng túng.

3. Hoạt động 2: Trưng bày- Nhận xét, đánh giá sản phẩm.(10’)

- Tổ chức cho h/s trình bày sản phẩm.

- Nhận xét, đánh giá sản phẩm: Nếp gấp phẳng, đẹp.

- Khen ngợi HS có sản phẩm đẹp.

4. Củng cố – dặn dò: (3’)

- Nêu lại quy trình làm vòng đeo tay?

- Chuẩn bị giấy thủ công bài sau làm

- HS chuẩn bị ĐDHT..

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nhắc lại tên bài.

- HS quan sát, nhắc lại quy trình - HS thực hành.

- HS lắng nghe

- Trưng bày sản phẩm.

- Quan sát, lắng nghe.

- Nhắc lại các bước gấp.

- Ghi nhớ.

(24)

con bướm NS: 05/04/2021 NG: 14/04/2021

Thứ tư, ngày 14 tháng 04 năm 2021

CHÍNH TẢ (NGHE – VIẾT)

TIẾT 60: CHÁU NHỚ BÁC HỒ

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng các câu thơ lục bát 2.Kĩ năng :

- Làm được BT(2) a / b, hoặc BT(3) a / b, hoặc bài tập chính tả phương ngữ do GV soạn

3.Thái độ :

- HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ, sách giáo khoa, bài tập TV.

- HS: Bảng con, vở chính tả, bài tập TV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV gọi 2 HS lên bảng viết tiếng 3 bắt đầu bằng tr hoặc ch, cả lớp viết ra giấy nháp.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài: (2’)

- Trong giờ Chính tả hôm nay, các em sẽ nghe cô đọc và viết lại 6 dòng thơ cuối trong bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ và làm các bài tập chính tả.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại tên bài.

2. Hướng dẫn nghe viết: (20') a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:

- GV đọc mẫu đoạn viết.

- GV gọi HS đọc lại.

? Bài thơ nói lên điều gì ?

- GV đưa từ khó lên bảng: Bâng khuâng chòm râu, trăng sáng.

- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết ra giấy nháp: trống, trúng, trò; cho, chỉ, chảy, chạy.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nhắc lại tên bài.

- HS lắng nghe.

- HS đọc lại.

+ Bài thơ nói lên tình cảm mong nhớ Bác Hồ của bạn nhỏ sống trong vùng địch chiếm khi nước ta còn bị chia cắt thành hai miền.

- HS theo dõi.

(25)

- GV gọi HS đọc.

- GV yêu cầu HS viết vào bảng con.

- GV nhận xét, chỉnh sửa.

- Đoạn thơ có mấy dòng ?

- Dòng thơ thứ nhất có mấy tiếng ? - Dòng thơ thứ hai có mấy tiếng ?

- Dòng thơ thuộc thể thơ nào ? Khi viết cần chú ý điều gì ?

? Đoạn thơ có những chữ nào cần phải viết hoa ? Vì sao?

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

b. Luyện viết chính tả:

- GV đọc cho HS nghe và viết bài vào vở chính tả.

- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi.

c. Nhận xét, chữa bài.

- GV yêu cầu HS nộp vở chính tả.

- GV nhận xét, tuyên dương.

* Hướng dẫn làm bài tập chính tả:

Bài 2: (5')

- GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.

- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chữa bài.

Bài 3a (5')

- GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV chia lớp thành 2 nhóm lên bảng và tổ chức cho HS thi đặt câu nhanh với từ chứa tiếng có âm tr hoặc ch.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, bổ sung.

- HS đọc từ khó.

- HS viết vào bảng con.

- HS lắng nghe.

+ Đoạn thơ có có 6 dòng.

+ Có 6 tiếng.

+ Có 8 tiếng.

+ Thuộc thể thơ lục bát, dòng thứ nhất viết lùi vào 1 ô, dòng thứ hai viết sát ra lề kẻ.

+ Viết hoa tất cả các chữ cái đầu câu:

Đêm, Giở, Nhìn, Càng Ôm, Bác Hồ.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS chú ý lắng nghe, viết bài vào vở chính tả.

- HS lắng nghe và soát lỗi.

- HS nộp vở theo yêu cầu.

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS làm bài vào vở bài tập.

- 2 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

a) Chăm sóc, một trăm, va chạm, trạm y tế.

b) Ngày tết, dấu vết, chênh lệch, dệt vải.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS chia thành 2 nhóm lên bảng và thi đặt câu nhanh với từ chứa tiếng có âm tr hoặc ch.

a) Trăng đêm nay sáng quá.

+ Ai cũng thích ngắm trăng.

+ Bạn Mai là một người chăm chỉ.

b) Hoa là một người bạn rất tốt nết.

+ Hôm nay mẹ em đi chợ mua ếch về nấu.

+ Nét chữ là nết người.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

(26)

3. Củng cố, dặn dò: (3’) - GV nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP VĂN HÓA GIAO THÔNG

TIẾT 7: KHI THẤY NGƯỜI KHÁC NGHỊCH PHÁ BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS hiểu biển báo giao thông là của công, chúng ta cần phải giữ gìn; việc nghịch phá

biển báo giao thông là hành vi xấu, không được làm.

2. Kĩ năng:

- HS có ý thức, thói quen giữ gìn, bảo vệ các biển báo giao thông.

3. Thái độ:

- HS thực hiện và nhắc nhở người thân, bạn bè giữ gìn, bảo vệ các biển báo giao thông.

- HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh ảnh, đoạn phim về các hành động có ý thức/ không có ý thức giữ gìn, bảo vệ các biển báo giao thông để trình chiếu minh họa.

- Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành cho HS lớp 2.

- HS:Sách Văn hóa giao thông dành cho HS lớp 2.Đồ dùng học tập sử dụng cho giờ học theo sự phân công của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Khi tham gia giao thông trên đường, em đã từng gặp những biển báo giao thông nào?

- Các em có nên nghịch phá các biển báo giao thông không? Vì sao?

- Nếu thấy có bạn đang nghịch phá biển báo giao thông, em sẽ làm gì?

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: (2’)

- Vậy khi thấy các bạn đang nghịch phá biển báo giao thôngchúng ta sẽ xử lý, cư xử như thế nào cho đúng? Cô và các con cùng vào tìm hiểu bài học ngày hôm nay.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS nhận xét - HS lắng nghe.

- HS lắng nghe

(27)

2. Hoạt động cơ bản: (12')

- GV YC HS đọc truyện : Đừng nghịch phá nữa bạn ơi.

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh trong sách và trả lời câu hỏi:

+Thấy hai bạn nghịch phá biển báo giao hông, Thủy đã làm gì ?

- GV yêu cầu HS trao đổi thảo luận theonhóm đôi trong 2 phút:

+Theo em, hành động của Thủy có đúng không? Vì sao?

+ Nếu em ngăn cản nhưng người nghịch phá biển báo giao thông mà vẫn không dừng lại thì em sẽ làm gì?

- GV gọi mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét và kết luận: Nếu em ngăn cản nhưng người nghịch phá biển báo giao thông vẫn không dừng lại thì em có thể báo cho bất kỳ người lớn nào ở gần đó biết để họ can ngăn, hoặc gọi điện thoại báo cho các chú công an.

* Hoạt động thực hành: (15') Bài 1:

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu HS quan sát các tranh trong sách, yêu cầu HS lần lượt xác định hành vi đúng, sai của các bạn trong tranh bằng hình thức giơ thẻ Đúng/ Sai.

GV yêu cầu một số HS giải thích về sự lựa chọn của mình.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trong 2 phút câu hỏi sau:

- Em sẽ làm gì khi nhìn thấy hành động của những người trong các hình đó? Vì sao?

- HS đọc truyện theo yêu cầu.

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

- Thấy hai bạn nghịch phá biển báo giao thông, Thủy đã can ngăn các bạn một cách cương quyết.

- HS thảo luận nhóm đôi.

-Theo em, hành động của Thủy rất đúng, vì biển báo giao thông là của chung. Nó giúp mọi người lưu thông an toàn trên đường phố nên chúng ta cần phải giữ gìn, không được nghịch phá.

- HS trả lời.

- Đại diện nhóm trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS quan sát tranh,suy nghĩ và giơ thẻ.

- HS thảo luận nhóm

+Hình 1: Sai. Vì bạn nhỏ trèo lên biển báo giao thông sẽ làm bị gãy, làm đổ biển báo giao thông và gây nguy hiểm cho chính bạn đó.

+Hình 2: Sai. Vì biển báo giao thông là của chung. Nó giúp mọi người lưu thông an toàn trên đường phố nên chúng ta cần phải giữ gìn, không được nghịch phá.

(28)

- GV gọi các nhóm trình bày và nhận xét.

- GV nhận xét và kết luận: Biển báo giao thông là của công, ta cần phải gìn giữ không được nghịch phá.

*Hoạt động ứng dụng: (5’)

- GV đọc mẩu chuyện ngắn trong sách trang 31.

- GV nêu câu hỏi:

+ Em hãy viết tiếp đoạn đối thoại cho câu chuyện trong bài.

- GV yêu cầu HS suy nghĩ và viết tiếp đoạn kết câu chuyện trên theo ý của em.

HS làm việc cá nhân viết vào sách của mình.

- GV gọi một số HS đọc bài trước lớp.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chữa bài.

- GV chốt:

Nghịch phá biển báo giao thông.

Đó là điều xấu em không được làm - GV gọi 3 HS đọc ghi nhớ.

3. Củng cố, dặn dò: (3')

- GV liên hệ giáo dục cho HS: Khi thấy người khác nghịch phá biển báo giao thông các em phải làm gì?

- GV gọc sinh đọc lại các ghi nhớ.

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

+Hình 3: Sai. Vì hai bạn nhỏ tự ý sơn lên biển báo giao thông sẽ khiến cho người đi đường không nhìn thấy được nội dung biển báo giao thông và dễ gây tai nạn cho chính bản thân và cho người khác.

- HS trình bày và nhận xét.

- HS lắng nghe và đọc lại ghi nhớ.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời.

- HS suy nghĩ và viết bài vào vở.

- Một số HS đọc bài trước lớp.

- Hoc sinh nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc ghi nhớ.

- HS trả lời.

- HS đọc lại các ghi nhớ.

- HS lắng nghe.

TOÁN

TIẾT 148: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Biết thực hiện phép tính, giải bài toán liên quan đến các số đo theo đơn vị độ dài đã học.

2. Kĩ năng:

- Biết dùng thước để đo độ dài cạn của hình tam giái theo đơn vị cm hoặc mm.

3.Thái độ:

- Tích cực, tự giác trong học tập, cẩn thận, chính xác trong tính toán.

(29)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: bảng phụ, vở bài tập.

- HS: Bộ đồ dùng học tập, vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV gọi HS lên bảng tính chu vi hình tam giác có độ dài các cạnh là: 24mm, 16 mm, 28mm.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài: (2’) - GV nêu mục tiêu tiết học.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại tên bài.

2. Luyện tập, thực hành Bài 1: Tính: (7’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải làm gì ? - GV yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập, 2 HS lên bảng làm bài.

- GV gọi HS nhận xét.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

Bài 2: (7’)

- GV gọi HS đọc bài toán.

- Bài toán cho biết gì ?

- Bài toán hỏi gì ?

- GV viết tóm tắt lên bảng.

Tóm tắt

Đi đến thành phố: 43km Đã đi được: 25km

- HS lên bảng tính, lớp làm bài ra giấy nháp.

Bài giải

Chu vi hình tam giác là:

24 + 16 + 28 = (68 mm) Đáp số = 68mm - HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nhắc lại tên bài.

- HS đọc yêu cầu bài.

- Bài tập yêu cầu phải tính.

- HS làm bài vào vở bài tập, 2 HS lên bảng làm bài.

35m + 24m = 59m 3km x 2 = 6km 46km - 14km = 32km 24m : 4m = 6m 13mm+62km=75mm 15mm : 3 = 5mm - HS nhận xét.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS đọc bài toán.

- Bài toán cho biết quãng đường từ nhà bác Sơn đến thành phố dài 43km, bác Sơn di từ nhà ra thành phố và đã đi được 25km.

- Bài toán hỏi bác Sơn còn phải đi tiếp bao nhiêu ki-lô-mét nữa để đến được thành phố ?

- HS theo dõi.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Liên hệ bồi dường, giáo dục HS tình yêu thương bạn bè, thầy cô, người thân và mọi người xung quanh; ý thức vệ sinh trường học, sưu tầm vật liệu sẵn có

- Cảm nhận được tấm lòng đôn hậu, yêu thương đồng bào của Bác Hồ - Hiểu được sự quan tâm chu đáo đến từng người xung quanh mình của Bác.. - Hình thành ý thức tu

   - Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua bài văn mẫu trong SGK.    - Giáo dục học sinh tình cảm yêu thương, quý

*GDTTHCM: Qua bài học giúp hs hiểu và biết sử dụng một số từ ngữ nói lên tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ ( HĐ củng cố)2. *

- HS biết quan tâm giúp đỡ bạn, luôn vui vẻ thân ái với bạn, sắn sàng giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.. Biết được sự cần thiết phải quan tâm

Thái độ: Giáo dục học sinh tình cảm thương yêu người thân trong gia

- Em nhận thấy được tình yêu thương, sự quan tâm chu đáo của Bác Hồ đối với những người xung quanh... - HS chia 4 nhóm, thảo luận câu hỏi, ghi

*Giáo dục bảo vệ môi trường: Giáo dục ý thức quan tâm đến ông bà và những người thân trong gia