• Không có kết quả nào được tìm thấy

Sau khi gọi lệnh, hộp thoại Hole xuất hiện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Sau khi gọi lệnh, hộp thoại Hole xuất hiện"

Copied!
35
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 1:

ENGINEERING FEATURES

Các đặc tính vị trí là cách tốt nhất để định nghĩa các đặc tính mà ta không cần phải phác thảo như các: mặt chuyển tiếp (Fillet), lỗ (Hole), mặt vát (Chamfer),… Ta xác định các giá trị cho các tham số của chúng ta và sau đó định vị nó trên chi tiết. Để hiệu chỉnh các đặc tính, ta thay đổi các tham số điều khiển chúng.

I. Tạo đặc tính lỗ (Hole) 1. Lệnh Hole Simple.

Toolbar Menu Features Insert/ Features/Hole/Simple Sử dụng Hole Single để tạo lỗ đơn giản và mỗi lần thực hiện chỉ tạo một lỗ duy nhất.

Sau khi gọi lệnh, hộp thoại Hole xuất hiện. Ta nhấp chọn một điểm để xác định tâm lỗ. Khi đo hộp thoại Hole có dạng như hình 1.1.

Hình 1.1. Hộp thoại Hole Single

Ta có các lựa chọn:

- Depth: xác định chiều sâu lỗ.

- Diameter: Xác định đường kính lỗ.

- Draft on/of: Dùng để tạo góc vuốt.

- Draft outward: tạo góc vuốt ra ngoài khi ta ta chọn Draft on/of.

- Các lựa chọn ở ô Blind tương tự như lệnh Extrude hoặc Revolve.

- Xác định chiều tạo lỗ.

Trước khi tạo lỗ, ta sử dụng lệnh Point để tạo trước các điểm làm tâm lỗ, có vậy việc xác định tâm lỗ sẽ dễ dàng hơn.

" Thực hiện lệnh:

ƒ Gọi lệnh Simple.

ƒ Chọn điểm để tạo lỗ.

ƒ Xác định các thông số trong hộp thoại Hole.

ƒ Nhấn OK để kết thúc.

2. Lệnh Hole Wizard.

Toolbar Menu Features Insert/ Features/Hole/Wizard Sử dụng lệnh Hole Wizard để tạo lỗ bất kỳ như lỗ bậc, lỗ côn, lỗ có ren,… và trong mỗi lần thực hiện lệnh ta có thể tạo nhiều lỗ. Sau khi gọi lệnh hộp thoại Hole Specification xuất hiện.

Hộp thoại Hole Specification sẽ khác nhau tùy vào các lựa chọn ở dòng Hole Type Ta có các lựa chọn:

- Hole Style: Chọn các kiểu tạo lỗ được mô ta bằng hình ảnh và các dòng chữ.

(2)

o Counterbore: tùy chọn này dùng để tạo lỗ bậc.

o Countersink: tùy chọn này dùng để tạo lỗ có phần trên là phần côn o Hole: tùy chọn này dùng để tạo lỗ thẳng.

o Tap: Dùng để tạo lỗ ren.

o Pipe tap: Tạo lỗ dạng ống.

o Legacy Hole: dạng lỗ bậc có đuôi là lỗ khoan.

o Standard: chọn tiêu chuẩn ren

o Type: loại lỗ được tạo, có thể là lỗ khoan, hoặc các lỗ có trong tiêu chuẩn.

- Hole Specification: Thể hiện kích thước và loại của rảnh ren o Size: Kích thước của lỗ.

o Fit: Chỉ xuất hiện khi lựa

chọn Counterbore và

Countersink.

- Section Dimentions: chỉ xuất hiện với lựa chọn Legacy Hole.

Nhấp đúp vào ô Value để hiệu chỉnh nó.

- Show custom sizing: xác định các kích thước lỗ.

- End Condition: Điều kiện xác định mặt phẳng cuối cùng của lỗ. Các lựa chọn tương tự như phần xác định mặt cuối cùng của lệnh Extrude hoặc Revolve.

- Options: Thiết lập các tùy chọn kích thước dư ra khi lắp các chi tiết khác vào lỗ.

Hình 1.2. Hộp thoại Hole Specification - Favorites: Tạo list của các lỗ thường dùng.

Các dạng lỗ có thể tạo được bằng lệnh Hole Wizard.

Các bước để thực hiện Hole:

- Xác định các tâm lỗ bằng lệnh Point trên bản vẽ Sketch. Kích chuột vào bề mặt cần đục lỗ khi đó biểu tượng lệnh Hole Wizard hiện sáng.

- Chọn tag Type, để chọn kiểu và tiêu chuẩn lỗ.

- Chọn tag Positions và kích chuột để lấy toạ độ điểm cần đục lỗ nhấn OK để kết thúc quá trình.

II. Tạo đặc tính ren

Toolbar Menu Annotation Insert/ Annotations/Cosmetric Thread

(3)

Ta có thể tạo ren trong hoặc ren ngoài trên các khối trụ, nón, elip. Ta có thể chỉnh sửa ren có sẵn trong hộp thoại Consmetric Thread.

- : Chọn bề mặt cần tạo ren.

- End Condition: gồm ba lựa chọn:

Blind, Up to Next, Through.

- : Đặt đường kính cho các kích thước tương ứng với ren quy ước.

" Thực hiện lệnh:

ƒ Gọi lệnh Cosmetic Thread.

ƒ Xác định mặt để tạo ren.

ƒ Thiết lập các thông số trong hộp thoại Cosmetric Thread.

ƒ Nhấn OK để kết thúc.

Để hiển thị ren trên mô hình trong hộp thoại Documents properties (tool/ options/ document properties), ở dòng Annotations Display ta đánh dấu check vào ô Shaded cosmetric thread.

Hình 1.3. Hộp thoại Cosmetric

III. Tạo đặc tính mặt chuyển tiếp

Toolbar Menu Features Insert/ Features/Fillet Round

a/ Constant b/ Variable c/ Face d/ Full round Hình 1.4. Hộp thoại Fillet ứng với các lựa chọn

(4)

Đặc tính mặt chuyển tiếp là tập hợp các cung tròn có bán kính không đổi hoặc thay đổi theo đường bậc ba. Lệnh Fillet sử dụng để tạo các mặt chuyển tiếp tham số giữa các mặt trên chi tiết kích hoạt. Sau khi gọi lệnh hộp thoại Fillet xuất hiện.

Ta có các lựa chọn:

- Type: Xác định phương thức tạo mặt chuyển tiếp.

o Constant radius: Bán kính không đổi. Khi chọn lựa chọn này thì hộp thoại Fillet sẽ có dạng như hình 1.4.a.

o Variable radius: Bán kính thay đổi. Bao gồm thay đổi bậc ba và thay đổi tuyến tính. Khi chọn lựa chọn này thì hộp thoại Fillet có dạng như hình 1.4.b. Ta có thể xác định vị trí và bán kính của các điểm trong hộp thoại Fillet hoặc định trực tiếp trên mà hình đồ họa.

Khi ta chỉ chọn hai điểm đầu và điểm cuối và bán kính tại hai điểm này khác nhau thì bán kính thay đổi tuyến tính.

o Face Fillet: Bo mặt. Khi chọn lựa chọn này thì hộp thoại Fillet có dạng như hình 1.4.c.

o Full round fillet: chọn liền một lúc các cạnh tạo thành đường bao kín của một mặt. Khi chọn lựa chọn này thì hộp thoại Fillet có dạng như hình 1.4.d.

- Radius: Xác định bán kính bo.

- Setback Parameters: xác định dạng mặt của đỉnh có từ ba cạnh trở lên. Lựa chọn này chỉ có giá trị khi ta chọn ba cạnh bo tròn giao nhau tại một điểm.

o Distance : xác định khoảng cách Setback từ đỉnh. Ta có thể nhập trên hộp thoại Fillet hoặc nhập trục tiếp trên màn hình đồ họa.

o Setback Vertices : Chọn điểm giao của ba cạnh Fillet.

o Setback Distance : Hiển thị khoảng cách Setback trên các cạnh

Hình 1.5. Lựa chọn Setbacks Parameters.

" Thực hiện lệnh:

ƒ Gọi lệnh Fillet.

ƒ Nhập các thông số ở hộp thoại Fillet.

ƒ Chọn cần cần bo tròn

ƒ Nhấn OK để kết thúc.

IV. Tạo đặc tính mặt vát

Toolbar Menu

Features Insert/ Features/Chamfer

Đặc tính mặt vát sử dụng để vát bề mặt đã tạo giữa hai mặt trên chi tiết. Các mặt vát được tạo theo các dữ liệu nhập vào: khoảng cách vát bằng nhau, khác nhau, và góc. Sau khi gọi lệnh hộp thoại Chamfer xuất hiện như hình 1.6.

Ta có các lựa chọn:

- Angle distance: tạo mặt vát bằng cách xác định góc và khoảng cách vát. Khi sử dụng lựa chọn này thì hộp thoại Chamfer có dạng như hình 1.6.a. Sau đó ta nhập khoảng cách và góc vát vào ô Distance và Angle.

- Distance distance: Tạo mặt vát bằng cách xác định hai khoảng cách vát. Khi chọn lựa chọn này thì hộp thoại Chamfer có dạng như hình 1.6.b. Sau đó ta nhập hai khoảng cách vát vào.

- Vertex: Tạo mặt vát tại một đỉnh. Khi chọn lựa chọn này hộp thoại Chamfer có dạng như hình 1.6.c. Sau đó ta nhập các khoảng cách vát.

(5)

a/ Angle b/ Distance c/ Vertex Hình 1.6. Hộp thoại Chamfer ứng với các lựa chọn - Flip Direction: đổi hướng vát.

- Distance : thiết lập khoảng cách vát.

- Angle : Nhập góc vát.

- Full preview; Partial preview; No preview: Các lựa chọn này cho phép ta chọn các dạng hình ảnh xem trước.

" Thực hiện lệnh:

ƒ Gọi lệnh Chamfer.

ƒ Nhập các thông số ở hộp thoại Chamfer.

ƒ Chọn cần cần vát góc.

ƒ Nhấn OK để kết thúc.

V. Tạo đặc tính vỏ:

Toolbar Menu

Features Insert/ Features/Shell

Dùng để tạo các chi tiết dạng vỏ bằng việc định nghĩa một số chiều dày vách và bỏ đi những phần vật liệu bên trong.

Sau khi gọi lệnh hộp thoại Shell xuất hiện như hình 1.7

Ta có các lựa chọn:

- Parameters: Nhập các tham số để tạo vỏ.

- Thickness nhập chiều dày vỏ.

- Face to Remove: Chọn mặt để trống tức là mặt bị gỡ bỏ đi khi tạo vỏ.

Hình 1.7. Hộp thoại Shell

- Shell outward: Vỏ được tạo bên ngoài.

- Show Preview: xem trước đặc tính tạo.

- Multi-thickness Settings: mục này dùng để tạo các mặt chiều dày khác nhau

(6)

" Thực hiện lệnh:

ƒ Gọi lệnh Shell.

ƒ Nhập các thông số ở hộp thoại Shell.

ƒ Chọn mặt sẽ bỏ đi khi tạo vỏ.

ƒ Kích OK.

VI. Tạo gân

Toolbar Menu

Features Insert/ Features/Rib

Lệnh Rib dùng để tạo gân cho các chi tiết. Sau khi gọi lệnh hộp thoại Rib xuất hiện.

Ta có các lựa chọn:

- Thickness: xác định hướng quét biên dạng, gồm ba lựa chọn.

- First side: quét về phía trái.

- Both Sides: quét về hai hướng.

- Second sides: quét về phía bên phải.

- Rib thickness : xác định chiều dày gân.

- Extrude direction: xác định phương pháp quét biên dạng để tạo gân.

- Parallel to Sketch : biên dạng song song với

mặt phác thảo. Hình 1.8. Hộp thoại Rib

- Normal to Sketch : vuông góc với mặt phác thảo.

- Flip meterial side: Đổi hướng.

" Thực hiện lệnh:

ƒ Gọi lệnh Rib.

ƒ Chọn biên dạng để tạo gân.

ƒ Thiết lập các thông số trong hộp thoại Rib.

ƒ Kích OK.

VII. Tạo đặc tính mặt vuốt:

Toolbar Menu

Features Insert/ Features/Draft

Sử dụng lệnh để tạo mặt vuốt. Sau khi gọi lệnh hộp thoại Draft xuất hiện.

Ta có các lựa chọn:

- Type of Draft: Xác định các kiểu tạo mặt vuốt.

o Neutral Plane: Vuốt một mặt theo một mặt. Khi lựa chọn này hộp thoại Draft như hình 1.9. a.

o PartingLine: Vuốt mặt theo một đường thẳng. (hình 1.9.b.).

o Step Draft: Vuốt mặt từng bước (hình 1.9.c).

- Draft angle: Định góc vuốt.

- Reverse Direction : đổi hướng.

" Thực hiện lệnh:

ƒ Gọi lệnh Draf.

ƒ Lựa chọn các phương pháp vuốt mặt.

ƒ Chọn mặt phẳng làm mặt chuẩn để vuốt.

ƒ Chọn mặt sẽ vuốt.

ƒ Kích OK.

(7)

a/ Neutral Plane b/ Parting Line c/ Step Draft Hình 1.9. Hộp thoại Draft

VIII. Bài tập

Hình 1.10

(8)

Hình 1.11

Hình 1.12

Hình 1.13

(9)

Bài 2:

ENGINEERING FEATURES (TT)

I. Tạo đối tượng đối xứng

Toolbar Menu

Features Insert/ Features/Mirror

Trong quá trình thiết kế, có những mô hình mang tính đối xứng ta chỉ vẽ một bên và lấy đối xứng qua một mặt phẳng bằng lệnh Mirror Feature. Sau khi gọi lệnh, hộp thoại Mirror xuất hiện.

Ta có các lựa chọn:

- Mirror Face/Plane : xác định mặt phẳng đối xứng.

- Features to Mirror : chọn đối tượng cần lấy đối xứng.

" Thực hiện lệnh:

ƒ Gọi lệnh Mirror.

ƒ Xác định mặt phẳng đối xứng.

ƒ Xác định đối tượng cần đối xứng.

ƒ Thiết lập các lựa chọn trong hộp thoại Mirror.

ƒ Kích OK.

a/ b/

Hình 2.1. Hộp thoại Mirror, Split II. Phân chia đối tượng

Toolbar Menu

Features Insert/ Features/Split

Dùng để phân chia các solid hoặc tạo đường phân chia trên mặt của các Solid.

Để thực hiện lệnh này, trước tiên ta dùng lệnh Sketch tạo phác thảo và vẽ đường phần chia. Đường phân chia có thể nằm trong một trong các mặt của solid hoặc nằm trên một mặt không thuộc các mặt của solid. Ta cũng có thể sử dụng các mặt cong để phân chia các solid.

Sau khi gọi lệnh hộp thoại Split xuất hiện như hình 2.1.b.

Ta có các lựa chọn:

- Trim tool: chọn mặt cong làm công cụ cắt.

- Cut Part: Chọn chi tiết cần cắt. Sau đó nhấp chọn phần sẽ bỏ đi.

" Thực hiện lệnh:

ƒ Gọi lệnh Split.

ƒ Xác định đường cắt.

ƒ Thiết lập đối tượng nào sẽ giữ lại trong phần Cut Part. (Khi đã đánh dấu check vào ô consume cut bodies)

ƒ Kích OK.

III. Lệnh Dome:

Toolbar Menu

Features Insert/ Features/Dome

(10)

Lệnh Dome dùng để tạo vòm. Sau khi gọi lệnh hộp thoại Dome xuất hiện.

Ta có các lựa chọn:

- Face to dome : chọn mặt để tạo vòm.

- Distance: Xác định khoảng cách - Reverse Direction : đổi hướng.

- Constraint Point or Sketch : Đặc tính vòm bị ràng buộc bởi phác thảo của biên dạng. Khi chọn lựa chọn này thì lựa chọn Distance không có giá trị.

- Direction : Xác định hướng để tạo vòm.

- Elliptical dome: Vòm có dạng hình

elip. Hình 2.2. Hộp thoại Dome

" Thực hiện lệnh:

ƒ Gọi lệnh Dome.

ƒ Chọn mặt sẽ tạo vòm.

ƒ Thiết lập các thông số trong hộp thoại Dome.

ƒ Kích OK.

IV. Tạo đặc tính pattern (sao chép dãy)

Đặc tính Pattern là một tập hợp các bản sao của các đặc tính. Ta có thể tạo các pattern dạng hàng và cột thẳng, hàng và cột nghiêng, sắp xếp quanh tâm. Trong SolidWorks ta còn thể sắp xếp các đặc tính theo đường cong bất kỳ.

1. Tạo dãy theo hàng và cột

Toolbar Menu Features Insert/ Pattern/Mirror/ Linear Pattern

Dãy sắp xếp được tạo bằng cách sao chép các đặc tính và sắp xếp chúng theo hàng và cột.

Sau khi gọi lệnh hộp thoại Linear Pattern xuất hiện.

Ta có các lựa chọn:

- Direction 1: Xác định các thông số theo hướng thứ nhất.

- Reverse Direction: đổi hướng sao chép.

- Spacing: xác định khoảng cách giữa hai đối tượng.

- Number of Instances: Xác định số đối tượng cần sao chép theo hướng thứ nhất.

- Direction 2: Xác định các thông số theo hướng thứ 2. Các lựa chọn tương tự như mục Direction 1.

Hình 2.3. Hộp thoại Linear Pattern - Features to Pattern: Chọn đối tượng pattern là Feature.

- Face to Pattern, Bodies to Pattern: Đối tượng Pattern là Face, hoặc Bodies.

- Instances to Skip: Chọn điểm mà ta không muốn có đối tượng pattern ở điểm này.

" Thực hiện lệnh:

Tương tự như khi ta thực hiện Linear Pattern trong Sketch.

(11)

2. Tạo dãy sắp xếp quanh tâm

Toolbar Menu Features Insert/ Pattern/Mirror/ Circular Pattern

Lệnh Circular Pattern dùng để tạo các dãy sắp xếp quanh tâm. Ta có thể xác định các thành phần phân bố đều của dãy bằng cách sử dụng hộp thoại Circular Pattern.

Ta có các lựa chọn:

- Reverse Direction : đối hướng pattern.

- Angle : xác định góc xoay giữa hai đối tượng (hoặc tổng góc xoay nếu chọn lựa chọn Equal spacing).

- Number of Instances : xác định số đối tượng cần sao chép.

- Equal spacing: các đối tượng sẽ phân bố đều trên góc xoay.

- Features to Pattern: hiển thị tên

đặc tính được chọn để tạo dãy. Hình 2.4. Hộp thoại Circular pattern

" Thực hiện lệnh:

Tương tự như khi ta thực hiện Circular Pattern trong Sketch.

3. Tạo dãy theo đường cong.

Toolbar Menu Features Insert/ Pattern/Mirror/ Curve Driven Pattern

Lệnh Curve Driven Pattern dùng để tạo dãy sắp xếp theo đường cong. Nhấp chọn đối tượng cần sao chép. Sau đó nhấp chọn nút lệnh Curve Drive Pattern, hộp thoại cùng tên sẽ xuất hiện. Nhấp chọn đường cong làm đường dẫn.

Ta có các lựa chọn:

- Direction 1: Xác định các thông số theo hướng thứ nhất.

- Reverse Direction: đổi hướng.

- Number of Intances: số đối tượng cần sao chép.

- Equal spacing: khi chọn lựa chọn này, các đối tượng sao chép sẽ phân bố đều trên đường cong và lựa chọn Spacing không có giá trị.

- Curve method: phương pháp xác định đường cong tạo dãy. Chọn một trong hai:

- Transform curve: tọa độ X và Y từ gốc tọa độ đến đường cong được chọn để pattern.

- Offset Curve: khoảng cách từ gốc tọa độ đến đường cong được chọn.

- Alignment method: chọn một trong hai lựa chọn:

- Tangent to curve: sắp xếp các đối tượng tiếp tuyến với đường cong.

Hình 2.5. Hộp thoại Curve Driven Pattern - Align to seed: sắp thẳng hàng mỗi đặc tính phù hợp với đối tượng gốc.

- Direction 2: Xác định các thông số theo hướng thứ 2.

(12)

Các lựa chọn Features to Pattern, Face to Pattern, Bodies to Pattern tương tự như Linear, Circular Pattern.

" Thực hiện lệnh:

Tương tự như khi ta thực hiện Linear/ Circular Pattern.

V. Lệnh biến đổi tỉ lệ Scale

Toolbar Menu

Features Insert/ Features/Scale

Lệnh Scale dùng để biến đổi tỉ lệ của đối tượng. Sau khi gọi lệnh hộp thoại Scale xuất hiện.

Ta có các lựa chọn:

- Scale about: chọn một trong ba phương pháp đặt điểm để phóng to hoặc thu nhỏ Centriod. Origin, Coordinate System.

- Chọn Uniform scaling để nhập tỉ lệ phóng to hoặc thu nhỏ.

- Nếu không chọn Uniform scaling thì nhập tỉ lệ theo X, Y và Z.

" Thực hiện lệnh:

ƒ Gọi lệnh Scale.

ƒ Chọn phương pháp đặt điểm chèn.

ƒ Thiết lập các thông số trong hộp thoại Scale.

ƒ Kích OK.

Hình 2.6. Hộp thoại Scale

VI. Bài tập

Hình 2.7.

Hình 2.8

(13)

Hình 2.9.

Hình 2.10. Bánh đai

Hình 2.11. Bánh xích

(14)

Bài 3:

PHÁC THẢO 3D VÀ CÁC ĐẶC TÍNH PHÁC THẢO NÂNG CAO

I. Các đối tượng vẽ phác 3D

Toolbar Menu

Sketch Insert/ 3D Sketch

Trong các mô hình thực tế như thân ô tô, phần chuyển tiếp giữa thân và cánh máy bay, thân tàu thủy, tay cầm của tách cà phê,… Được mô tả bằng các mặt cong có hình dạng tự do, không thể biễu diễn bằng các mặt cong giải tích như mặt phẳng, mặt trụ, mặt cầu. Thiết kế các đường cong và mặt cong có hình dạng tự do là phần quan trọng nhất trong bài toán kỹ thuật. Để tạo các chi tiết và sản phẩm có hình dạng phức tạp ta sử dụng phương pháp tạo hình bằng cách quét biên dạng theo đường dẫn 2D hoặc 3D, quét theo các đường đinh ốc, vuốt biên dạng với đường dẫn hướng.

Các lệnh vẽ 3D nằm trên thanh công cụ 3D Sketch hoặc vào Insert/3D Sketch.

Ta có thể sử dụng các lệnh hiệu chỉnh trong phác thảo 2D để hiệu chỉnh đối tượng vẽ phác 2D.

Các ràng buộc hình dạng trong phác thảo 3D bao gồm: vuông góc, song song, điểm cuối trùng nhau, dọc theo các trục X, Y, Z, bằng nhau và ràng buộc cố định. Các ràng buộc khác tương tự như trong phác thảo 2D.

II. Lệnh Wrap:

Toolbar Menu

Features Insert/ Features/Wrap

Lệnh Wrap dùng để tạo đặc tính chạm nổi. Sau khi gọi lệnh hộp thoại Wrap xuất hiện.

Ta có các lựa chọn:

- Emboss: lựa chọn này dùng để thêm phần vật liệu.

- Deboss: lựa chọn này dùng để lấy đi một phần vật liệu.

- Scribe: lựa chọn này dùng để khắc biên dạng lên mặt được chọn.

- Face to wrap sketch : chọn mặt sẽ thêm (hoặc lấy đi) vật liệu hoặc khắc vật liệu.

- Thickness : xác định chiều dày.

- Reverse direction: đổi hướng.

- Pull Direction: Nếu bạn chọn Emboss hoặc Deboss, ta có thể chọn một đường, cạnh tuyến tính, hoặc mặt phẳng để thiết lập hướng kéo. Với đường thẳng hoặc cạnh tuyến tính hướng kéo là hướng được chỉ ra. Với mặt phẳng hướng kéo vuông góc với mặt này.

Hình 3.1. Hộp thoại Wrap

" Thực hiện lệnh:

ƒ Vẽ biên dạng cần Wrap.

ƒ Gọi lệnh Wrap.

ƒ Chọn các lựa Emboss/ Deboss hoặc Scribe.

ƒ Nhập các thông số trong hộp thoại Wrap.

ƒ Chọn mặt sẽ Wrap.

ƒ Kích OK.

(15)

III. Lệnh Helix and Spiral

Toolbar Menu Features Insert/ Features/Curves/Helix/Spiral

Lệnh Helix and Sprial dùng để vẽ các đường xoắn ốc hoặc đường đinh ốc trụ. Các đường này dùng để làm đường dẫn 3D. Để thực hiện lệnh này, trước tiên ta phải phác thảo đường tròn để xác định bán kính của đường xoắn ốc. Sau khi gọi lệnh hộp thoại Helix/Spiral xuất hiện.

Ta có các lựa chọn:

- Define by: chọn phương pháp tạo đường xoắn ốc.

o Pitch and Revolution: xác định bước và số vòng.

o Height and Revolution: Xác định chiều cao và số vòng.

o Height and Pitch: xác định chiều cao và bước.

o Spiral: Vẽ đường xoắn ốc.

- Constant Pitch: bước xoắn là không đổi.

- Variable Pitch: bước xoắn thay đổi.

- Region Parameters (chỉ xuất hiện khi lựa chọn Variable Pitch). Đặt số vòng xoay (Rev), chiều cao (H), đường kính (Dia) và bước (P) cho các vị trí Helix thay đổi bước.

- Pitch: Xác định Pitch.

- Rerverse direction:

đổi hướng.

- Revolutions: xác định số vòng xoắn ốc.

- Start angle: xác định góc bắt đầu.

- Clockwise: cùng chiều đồng hồ.

- Counterclockwise:

ngược chiều kim đồng hồ.

- Taper Helix: (không xuất hiện ở lựa chọn Spiral) xác định góc vát của đường xoắn ốc.

Tương tự như lựa chọn góc vát của lệnh

Extrude.

Hình 3.2. Hộp thoại Helix and Sprial

" Thực hiện lệnh:

ƒ Vẽ đường tròn cơ sở.

ƒ Gọi lệnh Helix/Spiral.

ƒ Thiết lập các thông số trong hộp thoại Helix/Spiral.

ƒ Kích OK.

IV. Đặc tính quét theo đường dẫn (Sweep)

Các đặc tính quét có thể là 2D hoặc 3D. Cả hai được tạo khi ta quét biên dạng kín theo một đường dẫn. Ta có thể sử dụng các lệnh trong phác thảo 3D (3D Sketch) để tạo biên dạng quét hoặc sử dụng cạnh của mô hình có sẵn làm đường dẫn.

1. Lệnh Swept Boss/Base

(16)

Lệnh Sweep để tạo mặt hoặc solid bằng cách quét biên dạng theo một hoặc nhiều đường dẫn. Đường dẫn có thể là đường thẳng hoặc đường cong bất kỳ, các đường cong có thể là hở hoặc kín. Trong quá trình quét, biên dạng luôn vuông góc với đường dẫn. Đường dẫn quét có thể được tạo bằng các lệnh trong phác thảo 2D, phác thảo 3D hoặc sử dụng một cạnh của mô hình có sẵn. Sau khi gọi lệnh hộp thoại Sweep xuất hiện.

Toolbar Menu

Features Insert/ Boss/Base/Sweep

Ta có các lựa chọn:

- Profile and Path: Chọn biên dạng và đường dẫn.

- Profile: Chọn biên dạng.

- Path: Chọn đường dẫn.

- Options: chọn các phương thức để tạo mô hình.

- Orientation/twist Type:

chọn các tạo mô hình.

- Follow Path: Góc giữa biên dạng và đường dẫn không thay đổi

tại mọi vị trí. Hình 3.3. Hộp thoại Sweep

- Keep normal constant: biên dạng luôn song song nhau tại mọi thời điểm.

- Follow path and 1st guide curve: quét biên dạng theo một đường dẫn và một đường phụ trợ.

- Follow 1st and 2nd guide Curve: quét biên dạng dọc theo đường dẫn và 2 đường phụ trợ.

- Twist Along Path: xoắn biên dạng dọc theo đường dẫn ta nhập góc xoắn vào ô Twist angle.

- Twist Along Path With Normal Constant: xoắn biên dạng dọc theo đường dẫn nhưng biên dạng điểm đầu và cuối luôn song song nhau.

- Thin Feature: lựa chọn này dùng để tạo mô hình có thành mỏng.

" Thực hiện lệnh:

ƒ Vẽ phác thảo biên dạng 2D Sketch.

ƒ Vẽ đường dẫn (Path) 3D Sketch.

ƒ Gọi lệnh sweep.

ƒ Thiết lập các thông số trong hộp thoại Sweep.

ƒ Nhấn OK để kết thúc.

2. Lệnh Cut Sweep

Toolbar Menu

Features Insert/ Cut/Sweep

Giống như lệnh Sweep, lệnh Cut Sweep dùng để quét biên dạng theo đường dẫn nhưng luôn là phép trừ đại số, nghĩa là lấy đi một phần vật liệu. Sau khi gọi lệnh hộp thoại Cut Sweep xuất hiện. Ta nhấp chọn biên dạng và đường dẫn, chọn các lựa chọn rồi nhấn OK. Các lựa chọn tương tự như lệnh Sweep.

" Thực hiện lệnh:

ƒ Tương tự như Sweep.

Hình 3.4. Hộp thoại Cut - Sweep

(17)

V. Đặc tính vuốt theo biên dạng (Loft) 1. Lệnh Loft Boss/Base

Toolbar Menu

Features Insert/ Boss/Base/Loft

Lệnh Loft dùng để tạo biên dạng có hình dạng phức tạp bằng cách nối các biên dạng trên các mặt khác nhau. Các mặt vẽ phác thường phải song song với nhau. Tuy nhiên, trong SolidWorks ta có thể thực hiện lệnh Loft đối với các phác thảo trên các mặt bất kỳ. Sau khi gọi lệnh hộp thoại Loft xuất hiện.

Ta có các lựa chọn:

- Profiles: chọn các biên dạng hoặc các mặt của mô hình có sẵn.

- Guide Curves: lựa chọn này dùng để quét biên dạng theo đường dẫn.

- Closed Loop: dùng để nối tiết diện đầu và tiết diện cuối thành một vòng khép kín.

- Thin Feature: lựa chọn này dùng để

tạo mô hình có thành mỏng. Hình 3.5. Hộp thoại Loft

" Thực hiện lệnh:

ƒ Tạo các phác thảo biên dạng 2D Sketch trên các mặt phẳng khác nhau.

ƒ Gọi lệnh Loft.

ƒ Chọn các phác thảo sẽ nối với nhau.

ƒ Chọn các đường dẫn (nếu có).

ƒ Nhấn OK để thực hiện.

2. Lệnh Cut Loft

Toolbar Menu

Features Insert/ Cut/Loft

Lệnh Cut Loft có chức năng tương tự như lệnh Loft nhưng lệnh Cut Loft luôn là phép trừ đại số. Sau khi gọi lệnh hộp thoại Cut – Loft xuất hiện. Các lựa chọn này tương tự như trong hộp thoại Loft.

" Thực hiện lệnh:

ƒ Tương tự như Loft.

Hình 3.6. Hộp thoại Cut – Loft.

VI. Bài tập

(18)

Hình 3.7.

Hình 3.8. Lò xo với bước thay đổi

Đường xoắn ốc: p = 5; số vòng 6,6.

Đường tròn cơ sở φ = 10

Trục vít tải Bước 50, Chiều dài vít

100

Hình 3.9.

(19)

Các biên dạng của A: 1 cách 2: 27,5 mm; 2 cách 3: 20mm.

Hình 3.10.

Hình 3.11.

1 cách 2: 15mm; 3 cách 4: 10mm; 4 cách 5: 30mm.

Hình 3.11. Tua nơ vit

(20)

Bài 4:

CÁC LỆNH HỖ TRỢ THIẾT KẾ MẶT CONG

Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu một số lệnh hỗ trợ quá trình thiết kế mặt cong.

Các lệnh này nằm trong thanh công cụ Surfaces.

Hình 4.1. Thanh công cụ Surfaces I. Lệnh Extrude Surface

Toolbar Menu

Surfaces Insert/ Surface/Extrude

Lệnh Extruded Surface dùng để tạo mặt quét thẳng góc. Lệnh này có chức năng tương tự như lệnh Extrude trong phần Solid nhưng mô hình thu được có dạng mặt cong. Sau khi gọi lệnh hộp thoại Surface – Extrude xuất hiện. Các lựa chọn trong hộp thoại này tương tự như lệnh Extrude của phần Solid.

a/ b/ c/ d/

Hình 4.2. Hộp thoại Surface-Extrude; Surface-Revolve; Surface-Sweep; Surface-Loft a. Surface-Extrude; b. Surface-Revolve; c. Surface-Sweep; d. Surface-Loft.

" Thực hiện lệnh:

ƒ Tạo phác thảo biên dạng 2D Sketch trên mặt phẳng phác.

ƒ Gọi lệnh Extrude Surface.

ƒ Thiết lập các thông số trong hộp thoại Surface-Extrude.

ƒ Nhấn OK để thực hiện lệnh.

II. Lệnh Revolve Surface

Toolbar Menu

Surfaces Insert/ Surface/Revolve

Lệnh Revoled-Surface dùng để tạo mặt cong tròn xoay. Sau khi gọi lệnh hộp thoại Surface-Revolve xuất hiện (hình 4.2.b) các lựa chọn trong hộp thoại này tương tự như lệnh Revolve trong phần Solid.

" Thực hiện lệnh:

(21)

ƒ Tạo phác thảo biên dạng 2D Sketch trên mặt phẳng phác và phác thảo trục xoay.

ƒ Gọi lệnh Revolve Surface.

ƒ Chọn biên dạng và trục xoay.

ƒ Thiết lập các thông số trong hộp thoại Surface-Revolve.

ƒ Nhấn OK để thực hiện lệnh.

III. Lệnh Sweep Surface.

Toolbar Menu

Surfaces Insert/ Surface/Sweep

Lệnh Sweep Surface dùng để tạo mặt cong bằng cách quét biên dạng theo đường dẫn.

Sau khi gọi lệnh hộp thoại Surface-Sweep xuất hiện (hình 4.2.c) các lựa chọn trong hộp thoại này tương tự như lựa chọn trong hộp thoại Sweep trong phần Solid.

" Thực hiện lệnh:

ƒ Vẽ phác thảo biên dạng 2D Sketch.

ƒ Vẽ đường dẫn (Path) 3D Sketch.

ƒ Gọi lệnh Sweep Surface.

ƒ Thiết lập các thông số trong hộp thoại Sweep.

ƒ Nhấn OK để kết thúc.

IV. Lệnh Loft Surface

Toolbar Menu

Surfaces Insert/ Surface/Loft

Lệnh Loft Surface dùng để tạo mặt cong bằng cách nối các biên dạng với nhau, hoặc nối biên dạng theo đường dẫn. Sau khi gọi lệnh, hộp thoại Surface-Loft xuất hiện (hình 4.2.d). Các lựa chọn này tương tự như các lựa chọn trong lệnh Loft ở phần Solid.

" Thực hiện lệnh:

ƒ Tạo các phác thảo biên dạng 2D Sketch trên các mặt phẳng khác nhau.

ƒ Gọi lệnh Loft.

ƒ Chọn các phác thảo sẽ nối với nhau.

ƒ Chọn các đường dẫn (nếu có).

ƒ Nhấn OK để thực hiện.

V. Lệnh Ruled Surface

Toolbar Menu Surfaces Insert/ Surface/ Ruled Surface

Lệnh Ruled Surface dùng để tạo mặt bằng cách kéo dài một cạnh của mặt có sẵn. Sau khi gọi lệnh hộp thoại Ruled surface xuất hiện.

Ta có các lựa chọn:

- Distance/Direction: để xác định khoảng cách kéo dài và đổi hướng quét.

- Edge Selection: hiển thị số cạnh được chọn.

" Thực hiện lệnh:

ƒ Gọi lệnh Ruled Surface.

ƒ Thiết lập các thông số trong hộp thoại Ruled Surface.

ƒ Chọn cạnh sẽ kéo dài

ƒ Nhấn OK để thực hiện.

Hình 4.3. Hộp thoại Ruled-Surface

(22)

VI. Lệnh Offset Surface

Toolbar Menu

Surfaces Insert/ Surface/Offset

Lệnh Offset Surface dùng để tạo mặt cong song song với một mặt sẵn có. Sau khi gọi lệnh hộp thoại Offset Surface xuất hiện.

Ta có các lựa chọn:

- Surface or face to offset : chọn mặt hoặc mặt cong để offset.

- Flip Direction : đổi hướng.

- Offset Distance: khoảng cách offset. Hình 4.4. Hộp thoại Offset-Surface

" Thực hiện lệnh:

ƒ Gọi lệnh Offset Surface.

ƒ Chọn mặt cần offset.

ƒ Nhập khoảng cách offset.

ƒ Nhấn OK để thực hiện.

VII. Lệnh Radiate Surface

Toolbar Menu

Surfaces Insert/ Surface/Radiate…

Giống như lệnh Ruled Surface, lệnh Radiate Surface dùng để kéo dài mặt cong, nhưng phải chọn một mặt để định hướng. Sau khi gọi lệnh hộp thoại Radiate Surface xuất hiện.

Ta có các lựa chọn:

- Flip Direction : đổi hướng.

- Edges to Radiate : chọn cạnh để kéo dài.

- Radiate Distance : xác định khoảng cách kéo dài.

Hình 4.5. Hộp thoại Radiate-Surface

" Thực hiện lệnh:

ƒ Gọi lệnh Radiate Surface.

ƒ Chọn mặt định hướng.

ƒ Chọn cạnh để kéo dài.

ƒ Nhập khoảng cách kéo dài.

ƒ Nhấp OK để thực hiện.

VIII. Lệnh Knit Surface

Toolbar Menu

Surfaces Insert/ Surface/Knit

(23)

Lệnh Knit Surface dùng để nối các mặt cong thành một mặt duy nhất. Sau khi gọi lệnh hộp thoại Knit Surface xuất hiện.

Ta có các lựa chọn:

Selections:

- Surfaces of faces to Knit : hiển thị số mặt cong được chọn.

- Try to from solid: nếu ta muốn tạo solid từ

mặt cong đóng kín. Hình 4.6. Hộp thoại Knit-Surface

" Thực hiện lệnh:

ƒ Gọi lệnh Knit Surface.

ƒ Chọn các mặt để nối lại.

ƒ Có muốn tạo thành Solid hay không?

ƒ Nhấp OK để thực hiện.

IX. Lệnh Planar Surface

Toolbar Menu

Surfaces Insert/ Surface/Planar

Lệnh Planar Surface dùng để đóng kín một mặt của mô hình. Sau khi gọi lệnh, hộp thoại Planar Surface xuất hiện. Các cạnh được chọn phải tạo thành một miền kín.

Ta có các lựa chọn:

- Bounding Entities : hiển thị số cạnh được chọn.

" Thực hiện lệnh:

ƒ Gọi lệnh Planar Surface.

ƒ Chọn các mặt để đóng kín.

ƒ Nhấp OK để thực hiện.

Hình 4.7. Hộp thoại Planar-Surface

X. Lệnh Extend Surface

Toolbar Menu

Surfaces Insert/ Surface/Extend…

Lệnh Extend Surface dùng để kéo dài một mặt cong. Sau khi gọi lệnh hộp thoại Extend Surface xuất hiện.

Ta có các lựa chọn:

- Edges/Faces to Extend: hiển thị các cạnh hoặc mặt để kéo dài.

- End Condition: Xác định điểm kết thúc của mặt cong.

- Distance: định khoảng cách kéo dài.

Nhập khoảng cách kéo dài.

- Up to Point: kéo dài tới một điểm.

- Up to surface: kéo dài đến một mặt.

- Extension Type: xác định phương pháp kéo dài mặt cong.

- Same surface: kéo dài mặt cong theo dạng ban đầu của mặt cong.

- Linear: kéo dài theo đường thẳng. Hình 4.8. Hộp thoại Extend-Surface

(24)

" Thực hiện lệnh:

ƒ Gọi lệnh Extend Surface.

ƒ Chọn mặt để kéo dài.

ƒ Nhập khoảng cách (Distance); chọn điểm (Upto Point); chọn mặt (Up to Surface).

ƒ Nhấp OK để thực hiện.

XI. Lệnh Trim Surface

Toolbar Menu

Surfaces Insert/ Surface/Trim…

Lệnh Trim Surface dùng để xén mặt cong. Sau khi gọi lệnh, hộp thoại Trim Surface xuất hiện.

Ta có các lựa chọn:

- Trim Type: chọn phương pháp xén mặt cong.

- Standard: theo tiêu chuẩn.

- Mutual trim: Phương pháp chung.

- Selections: Chọn công cụ và đối tượng cắt.

Hình 4.9. Hộp thoại Trim Surface - Trim tool: chọn mặt cong làm công cụ cắt.

- Trimming Surfaces: chọn mặt cong cần được cắt.

- Keep selections: phần chọn sẽ được giữ lại, phần không chọn sẽ bị bỏ đi.

- Remove selections: phần chọn sẽ bị xén đi, phần không chọn sẽ được giữ lại.

" Thực hiện lệnh:

ƒ Gọi lệnh Trim Surface.

ƒ Chọn mặt làm công cụ cắt.

ƒ Chọn mặt sẽ được cắt.

ƒ Giữ hoặc xóa đi mặt được chọn (Keep or Remove Selections)

ƒ Nhấp OK để thực hiện.

XII. Lệnh Fill Surface

Toolbar Menu

Surfaces Insert/ Surface/Fill

Lệnh Fill Surface dùng để tạo mặt cong bằng cách nối các cạnh của mô hình có sẵn. Các cạnh được chọn phải tạo thành một miền kín.

Sau khi gọi lệnh, hộp thoại Fill Surface xuất hiện.

Ta có các lựa chọn:

- Patch Boundary: chọn các cạnh của một mặt tạo thành miền kín.

- Show review: cho phép hiển thị mô

hình sắp được tạo. Hình 4.10. Hộp thoại Fill Surface - Preview mesh: hiển thị dưới dạng lưới.

- Constraint Curves: hiển thị ràng buộc các đường cong.

" Thực hiện lệnh:

ƒ Gọi lệnh Fill Surface.

(25)

ƒ Chọn các cạnh để tạo thành mặt cong (các cạnh này phải tạo thành miền kín).

ƒ Thiết lập các tùy chọn.

ƒ Nhấp OK để thực hiện.

XIII. Lệnh Delete Face

Toolbar Menu

Surfaces Insert/ Surface/Delete

Lệnh Delete Face dùng để xóa một mặt của solid.

Ta có thể sử dụng lệnh này để chuyển mô hình solid thành mặt cong.

Sau khi gọi lệnh, hộp thoại Delete Face xuất hiện.

Ta chọn mặt solid cần xóa, chọn các lựa chọn trong hộp thoại và nhấn OK.

Ta có các lựa chọn:

- Selections: các lựa chọn.

- Faces to delete: hiển thị số mặt được chọn.

- Option: Các tùy chọn.

- Delete: Xóa một mặt của solid. Toàn bộ solid bị biến thành mặt cong.

- Delete and Patch: xóa một mặt của solid đồng

thời thêm vật liệu. Hình 4.11. Hộp thoại Delete Face

" Thực hiện lệnh:

ƒ Gọi lệnh Delete Surface.

ƒ Chọn mặt sẽ xóa đi.

ƒ Thiết lập các tùy chọn.

ƒ Nhấp OK để thực hiện.

XIV. Lệnh Replace Face

Toolbar Menu

Surfaces Insert/ Surface/Replace

Lệnh Replace Face dùng để thay thế một mặt của solid bởi một mặt cong. Để thực hiện lệnh này, ta phải có trước một mặt cong để thay thế cho mặt của solid.

Sau khi gọi lệnh, hộp thoại Replace Face xuất hiện.

Ta có các lựa chọn:

- Target faces for replacement: chọn mặt của chi tiết cần thay thế.

- Replacement surfaces: chọn mặt thay

thế. Hình 4.12. Hộp thoại Replace Face

" Thực hiện lệnh:

ƒ Gọi lệnh Replace Surface.

ƒ Chọn mặt của chi tiết cần thay thế.

ƒ Chọn mặt thay thế.

ƒ Nhấp OK để thực hiện.

XV. Lệnh Fillet/Round

Toolbar Menu Features Insert/ Surface/Filler/Round

(26)

Lệnh Fill/Round dùng để bo tròn các cạnh, trong mô hình mặt cong, ta có thể sử dụng lệnh này để tạo mặt chuyển tiếp giữa hai mặt cong. Sau khi gọi lệnh hộp thoại Fillet xuất hiện.

Ngoài các lựa chọn như trong phần solid, ta có lựa chọn Face fillet dùng để tạo mặt chuyển tiếp giữa các mặt. Trong quá trình chọn các mặt ta có thể sử dụng nút Reverse Face Normal để đổi hướng cho phù

hợp Hình 4.13. Hộp thoại Fillet

" Thực hiện lệnh:

ƒ Gọi lệnh Fill/Round

ƒ Chọn mặt cần bo tròn.

ƒ Thiết lập các thông số trong hộp thoại Fillet.

ƒ Nhấp OK để thực hiện.

XVI. Bài tập

(27)

Bài 5:

THIẾT KẾ KIM LOẠI TẤM

I. Giới thiệu

Đa số các sản phẩm cơ khí được gia công bằng phương pháp cắt và dập. Trong chương này ta sẽ tìm hiểu các lệnh tạo mô hình cho các sản phẩm gia công bằng phương pháp dập tấm phẳng theo biên dạng theo yêu cầu. Các chi tiết này ngày càng được sử dụng phổ biến, đặc biệt trong các thiết bị điên, điện tử, bao bì,…

II. Các lệnh hỗ trợ thiết kế kim loại tấm

Các lệnh hỗ trợ thiết kế kim loại tấm nằm trên thanh công cụ Sheet Metal hoặc trên menu Insert.

Hình 5.1. Hộp thoại Sheet Metal 1. Tạo mặt kim loại tấm:

Toolbar Menu Sheet Metal Insert/ Sheet Metal/Base Flange

Lệnh Base Flange dùng để tạo đặc tính cơ sở cho mô hình. Lệnh này tương tự như lệnh Extrude trong phần mô hình solid với khoảng cách là chiều dày tấm được xác định trong hộp thoại Base Flange.

Biên dạng để tạo đặc tính cơ sở có thể là kín hoặc hở. Chiều dày và bán kính cong của đặc tính cơ sở sẽ trở thành mặc định khi tạo các đặc tính tiếp theo.

Ta có các lựa chọn:

- Direction: xác định các thông số của đặc tính.

- End Condition: lựa chọn phương pháp xác định điểm cuối.

- Thickness: xác định độ dày.

- Reverse direction: đổi hướng quét biên dạng.

- Bend Allowance: các lựa chọn trong phần này có giá trị khi trước đó đã ít nhất một tấm. Các lựa chọn trong phần này xác định phần uốn cong giữa mặt cũ

và mặc mới. Hình 5.2. Hộp thoại Base Flange

" Thực hiện lệnh:

ƒ Vẽ biên dạng cần tạo tấm.

ƒ Gọi lệnh Base Flange.

ƒ Thiết lập các thông số trong hộp thoại Base Flange.

ƒ Nhấp OK để thực hiện.

2. Lệnh Tab

Toolbar Menu Sheet Metal Insert/ Sheet Metal/Tab

Lệnh Tab tương tự như lệnh Base Flange dùng để quét biên dạng tạo thành tấm.

Nhưng lệnh này chi thực hiện được khi trước đó ta đã sử dụng lệnh Base Flange tạo ít nhất

(28)

một tấm cơ sở. Sao khi gọi lệnh hộp thoại Message xuất hiện. Ta chọn biên dạng đã tạo trước đó để tạo tấm.

" Thực hiện lệnh:

ƒ Để thực hiện Tab ta cần tạo trước một Base Flange cơ sở.

ƒ Vẽ phác biên dạng để thực hiện lệnh Tab.

ƒ Gọi lệnh Tab.

ƒ Chọn biên dạng cần tạo Tab.

ƒ Nhấp OK để thực hiện.

3. Lệnh Miter Flange

Toolbar Menu Sheet Metal Insert/ Sheet Metal/Miter Flange

Lệnh Miter Flange tạo ra bằng cách quét theo biên dạng vẽ phác 2D hở dọc theo cạnh của mô hình có sẵn. Lệnh này có thể thực hiện độc lập hoặc biên dạng kèm theo một solid hoặc tấm đã có. Sau khi gọi lệnh hộp thoại Miter Flange xuất hiện.

Ta có các lựa chọn:

- Miter Parameters: Nhập các thông số để xác định hình dạng tấm sẽ được tạo.

- Along Edges : Chọn các cạnh của mô hình có sẵn để làm biên dạng quét. Các cạnh này phải vuông góc với mặt phác thảo chứa biên dạng.

- User defaut radius: sử dụng bán kính cong mặc định.

- Bend Radius: định lại giá trị bán kính cong khi ta không sử dụng giá trị mặc định.

- Flange position: xác định vị trí của tấm sắp tạo.

Có ba vị trí: Material outside; Marterial inside;

Bend outside.

- Trim side bends: cắt biên dạng khi quét theo biên dạng.

- Gap distance: xác định khoảng cách giữa hai mép.

- Start/end offset: xác định khoảng hở.

" Thực hiện lệnh:

ƒ Vẽ biên dạng hở cần tạo Miter Flange Hình 5.3. Hộp thoại Miter Flange

ƒ Gọi lệnh Miter Flange.

ƒ Chọn cạnh mà biên dạng sẽ quét theo.

ƒ Thiết lập các thông số trong hộp thoại Miter Flange.

ƒ Nhấp OK để thực hiện.

4. Lệnh Edge Flange

Toolbar Menu Sheet Metal Insert/ Sheet Metal/Edge Flange

Dùng để tạo thêm một tấm nối với tấm đã có và tạo với tấm này một góc tùy ý. Lệnh chỉ có giá trị khi trước đó đã tạo ít nhất một tấm. Sau khi gọi lệnh hộp thoại Edge-Flange xuất hiện.

(29)

Ta có các lựa chọn:

- Flange Parameters: xác định các tham số tấm sắp tạo.

- Select Edges : chọn cạnh để tạo tấm mới.

- Use defaut radius: sử dụng bán kính cong theo mặc định.

- Radius: lựa chọn này dùng để định lại bán kính cong.

- Angle: xác định góc hợp bởi tấm sắp tạo và tấm chứa cạnh được chọn.

- Flange Length: xác định chiều dài.

- Reverse Direction: đổi hướng.

Length : xác định chiều dài tấm sắp tạo.

Di chuyển con trỏ để xác định hướng tạo cạnh. Nhấp giá trị trong hộp thoại và nhấn nút OK để kết thúc lệnh.

Hình 5.4. Hộp thoại Edge-Flange

" Thực hiện lệnh:

ƒ Để thực hiện Edge Flange ta cần tạo trước một Base Flange cơ sở.

ƒ Gọi lệnh Edge Flange

ƒ Chọn cạnh cần tạo tấm.

ƒ Thiết lập các thông số trong hộp thoại Edge Flange.

ƒ Nhấp OK để thực hiện.

5. Lệnh Hem

Toolbar Menu Sheet Metal Insert/ Sheet Metal/Hem

Lệnh Hem dùng để tạo viền trên cạnh của kim loại tấm.

Lệnh này rất thuận tiện trong việc tạo vành cho các mô hình.

Sau khi gọi lệnh, hộp thoại Hem xuất hiện.

Ta có các lựa chọn:

- Edges: chọn cạnh để tạo viền.

- Edges: hiển thị số cạnh được chọn.

- Reverse Direction: đổi hướng.

- Bend Outside: tạo đường viền bên ngoài.

- Bend inside: tạo đường viền bên trong.

- Type and size: chọn kiểu và kích thước để tạo viền.

- Close: tạo viền dạng đóng kín.

- Open: tạo viền dạng hở.

- Tear Drop: tạo viền hình giọt nước.

- Rolled: tạo viền hình cuộn tròn.

" Thực hiện lệnh:

ƒ Gọi lệnh Hem.

ƒ Chọn cạnh cần tạo viền

ƒ Thiết lập các thông số trong hộp thoại Hem

ƒ Nhấp OK để thực hiện.

Hình 5.5. Hộp thoại Hem

6. Lệnh Unfold

(30)

Toolbar Menu Sheet Metal Insert/ Sheet Metal/Unfold

Lệnh Unfold dùng để duỗi các mặt của kim loại tấm. Sau khi gọi lệnh hộp thoại Unfold xuất hiện.

Ta có các lựa chọn:

- Fixed face : chọn mặt để cố định tấm.

- Bends to Unfold : chọn các mặt cần được duỗi ra.

Collect All Bends: lựa chọn này dùng để duỗi tất cả mặt trong mô hình kim loại tấm.

Hình 5.6. Hộp thoại Unfold Hình 5.7. Hộp thoại Fold

" Thực hiện lệnh:

ƒ Gọi lệnh Unfold.

ƒ Chọn mặt cố định tấm.

ƒ Chọn mặt được duỗi ra.

ƒ Nhấp OK để thực hiện.

7. Lệnh Fold

Toolbar Menu Sheet Metal Insert/ Sheet Metal/Fold

Lệnh Fold dùng để gấp lại các mặt đã được duỗi ra trước đó bởi lệnh Unfold. Sau khi gọi lệnh hộp thoại Fold xuất hiện (hình 5.7).

Ta có các lựa chọn:

- Fixed face: chọn mặt để cố định tấm.

- Bend to Fold: chọn mặt cần gấp lại.

" Thực hiện lệnh:

ƒ Gọi lệnh Fold.

ƒ Chọn mặt cố định tấm.

ƒ Chọn mặt được gấp lại.

ƒ Nhấp OK để thực hiện.

8. Lệnh Closed Corner

Toolbar Menu Sheet Metal Insert/ Sheet Metal/Closed Corner

(31)

Lệnh này dùng để khép góc các chi tiết. Chỉ thực hiện được trong trường hợp hai mặt của tấm tạo với nhau một góc và có khoảng hở. Sau khi gọi lệnh hộp thoại Closed Corner xuất hiện.

Ta có các lựa chọn:

- Faces to Extend: chọn mặt.

- Corner type: xác định các phương pháp khép góc. Gồm ba lựa chọn:

Butt, Overlap, Underlap.

- xác định kích thước của khoảng hở.

- xác định tỉ số Overlap; Underlap.

" Thực hiện lệnh:

ƒ Gọi lệnh Closed Corner.

ƒ Chọn mặt sẽ khép góc.

Hình 5.8. Hộp thoại Closed Corner

ƒ Thiết lập các thông số trong hộp thoại Closed Corner.

ƒ Nhấp OK để thực hiện.

9. Lệnh Sketch Bend

Toolbar Menu Sheet Metal Insert/ Sheet Metal/Sketch Bend

Lệnh này để uốn cong tấm. Để thực hiện lệnh này, ta phải vẽ phác thảo trước một đường thẳng để xác định vị trí cần uốn cong. Sau khi gọi lệnh hộp thoại Sketch Bend xuất hiện.

Ta có các lựa chọn:

- Fixed face: chọn mặt cố định tấm.

- Bend position: xác định vị trí uốn cong. Bao gồm bốn lựa chọn: Bend Centerline, Material inside, Material Outside, Bend Outside.

- Angle: xác định góc uốn.

- Reverse Direction: đảo chiều.

- Các lựa chọn còn lại tương tự như lệnh Miter

Flange. Hình 5.9. Hộp thoại Sketched Bend

" Thực hiện lệnh:

ƒ Vẽ đường thẳng xác định vị trí uốn.

ƒ Gọi lệnh Sketch Bend.

ƒ Chọn mặt cố định tấm.

ƒ Thiết lập các thông số trong hộp thoại Sketched Bend.

ƒ Nhấp OK để thực hiện.

10. Lệnh Jog

Toolbar Menu Sheet Metal Insert/ Sheet Metal/Jog

Lệnh Jog dùng để uốn cong tấm tại hai vị trí cùng thời điểm nhưng sử dụng một đường phác thảo. Để thực hiện lệnh này, ta phải vẽ phác thảo trước một đường thẳng để xác định vị trí cần uốn cong. Sau khi gọi lệnh, hộp thoại Jog xuất hiện.

Ta có các lựa chọn:

(32)

- Fixed Face: chọn mặt để cố định tấm.

- Reverse Direction: đảo chiều.

- Offset distance: xác định khoảng cách giữa hai vị trí uốn cong.

- Dimension position: chọn phương pháp tính khoảng cách giữa hai vị trí uốn cong.

- Jogposition: xác định vị trí uốn cong.

- Jog Angle: xác định góc uốn.

" Thực hiện lệnh:

ƒ Vẽ đường thẳng xác định vị trí uốn.

ƒ Gọi lệnh Jog.

Hình 5.10. Hộp thoại Jog

ƒ Chọn mặt cố định tấm.

ƒ Thiết lập các thông số trong hộp thoại Jog.

ƒ Nhấp OK để thực hiện.

11. Lệnh Break Corner

Toolbar Menu Sheet Metal Insert/ Sheet Metal/Break Corner

Lệnh Break Corner dùng để vát mép hoặc bo tròn các cạnh. Lệnh này tương tự như lệnh Chamfer/Fillet trong mô hình solid. Sau khi gọi lệnh, hộp thoại Break Corner xuất hiện.

Ta có các lựa chọn:

- Corner Edges and/or Flange Faces : chọn cạnh hoặc mặt cần vát hoặc bo tròn.

- Break type:

- Chamfer : vát mét. xác định kích thước vát.

- Fillet : Bo tròn. xác định bán kính bo. Hình 5.11. Hộp thoại Break Corner

" Thực hiện lệnh:

ƒ Gọi lệnh Break Corner.

ƒ Chọn cạnh để thực hiện lệnh.

ƒ Thiết lập các thông số trong hộp thoại Break Corner.

ƒ Nhấp OK để thực hiện.

12. Lệnh Flattend

Toolbar Sheet Metal

Dùng để làm phẳng các tấm kim loại. Nói cách khác là thoát khỏi quá trình thiết kế kim loại tấm.

III. Bài Tập

(33)

Hình 5.12

Chỉ dẫn: đầu tiên tạo tấm bằng Base Flange với chiều dày 2mm. Sau đó sử dụng Edge Flange tạo 2 tấm vuông góc cao 70mm. Dùng lệnh Hem tạo 2 mép viền cảu mô hình, tiếp theo dùng Edge Flange tạo moc phía dưới.

Biên dạng

Hình 5.14

(34)

Hình 5.15

Hình 5.16

(35)

Hình 5.17

Hình 5.18

Hình 5.19

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài 1 trang 62 sgk Tin học lớp 8: Viết chương trình in ra màn hình bản cửu chương của số N trong khoảng từ 1 đến 9, số được nhập từ bàn phím và dừng màn hình để có

Kỹ thuật ngược là quá trình xây dựng mô hình hình học CAD từ các dữ liệu đo được thực hiện bởi kỹ thuật quét tiếp xúc hoặc không tiếp xúc trên một mô hình vật lý

Sử dụng được câu lệnh lặp lồng nhau để vẽ các hình trang trí.. Sử dụng được câu lệnh lặp lồng nhau để vẽ các hình

Sử dụng được câu lệnh Wait để làm chậm tốc độ di chuyển của rùa.

Đầu tiên, sự sẵn sàng về công nghệ (bao gồm: sự lạc quan, sự đổi mới, sự khó chịu, sự bất an) được giả định là tiền đề của cả sự hữu ích cảm nhận và sự dễ sử dụng

- Sau khi chọn màu, phông chữ, kiểu chữ, em viết câu lệnh để gõ dòng chữ “QUE HUONG TOI” tương tự như bài thực hành 1. - Viết dòng lệnh để Rùa gõ

□◻ Các nét vẽ được tạo theo thứ tự. □◻ Rùa quay đầu theo các hướng. □◻ Rùa vẽ nhanh hoặc chậm tùy theo ý thích. □◻ Rùa vẽ xong và xóa sạch sân chơi.. b) Rùa vẽ nhanh

Với cấu trúc câu lệnh lặp Repeat n [<các câu lệnh lặp lại>], Rùa sẽ lặp lại n lần các lệnh đặt trong cặp dấu [.. Thực hiện lệnh trên máy tính