• Không có kết quả nào được tìm thấy

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU "

Copied!
72
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÁO CÁO

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA RỪNG TRỒNG THƯƠNG MẠI Ở HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Mã số: B2009-DHH06-28

Chủ nhiệm TS. PHAN VĂN HOÀ

Huế, 6/2011

(2)

ii

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

TT Họ và tên Đơn vị công tác Nhiệm vụ được giao

1 TS. Phan Văn Hoà Khoa Kinh tế và Phát triển

Trường ĐHKT - ĐH Huế Chủ nhiệm đề tài 2 KS. Bùi Văn Sang Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh

TT Huế Thành viên

3 Nguyễn Thị Tâm Phòng Tài nguyên và Môi

trường, Phú Lộc Thành viên

4 Ths. Nhiêu Khánh

Phước Hải Trường ĐHKT - ĐH Huế Thành viên

(3)

iii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tên đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của rừng trồng thương mại ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế Mã số: B2009-

Chủ nhiệm đề tài: TS. Phan Văn Hoà Tel: 054.516450 - 0905117799;

Email: phanhoa70@gmail.com Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Kinh tế Huế Thời gian thực hiện: 2009 – 2010.

1.Mục tiêu đề tài: Trên cơ sở phân tích, đánh giá hiệu quả KT-XH trồng rừng thương mại tại huyện Phú Lộc, đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trồng rừng thương mại ở huyện Phú Lộc trong thời gian đến.

2. Nội dung chính: (i) Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu; (ii) Thực trạng TRTM ở huyện Phú Lộc; (iii) Giải pháp nâng cao hiệu quả trồng rừng thương mại ở huyện Phú Lộc.

3. Kết quả đạt được

- Đề tài đã hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả KT-XH của sản phẩm nông LN và các chỉ tiêu nghiên cứu đánh giá hiệu quả KT-XH của trồng rừng thương mại. Rút ra một số kinh nghiệm trồng và kinh doanh trồng rừng thương mại của một số nước trên thế giới và một số địa phương ở Việt Nam.

- Đề tài đã phân tích thực trạng và các mô hình trồng rừng thương mại ở huyện Phú Lộc; xác định kết quả, hiệu quả KT-XH các mô hình trồng rừng thương mại ở Phú Lộc năm 2009. Kết quả phân tích cho thấy, ở Phú Lộc 2 mô hình trồng rừng chủ yếu là keo lai và keo tai tượng. Bình quân 1 ha trồng rừng keo lai sau 5 năm, hộ đầu tư 9,3 triệu đồng chi phí, thu hút được 98,16 công lao động, thu 22,0 triệu đồng giá trị gia tăng và 20,6 triệu đồng lợi nhuận ròng. Tương tự, bình quân 1 ha trồng rừng keo tai tượng sau 5 năm, hộ đầu tư 7,7 triệu đồng chi phí, thu hút 98,76 công lao động, thu 16,9,0 triệu đồng giá trị gia tăng và 15,6 triệu đồng lợi nhuận ròng.

- Đề tài đã đề ra hệ thống 5 nhóm giải pháp thiết thực nhằm phát triển trồng rừng, nâng cao kết quả và hiệu quả kinh tế xã hội trồng rừng huyện Phú Lộc trong thời gian đến. Quan trọng là các nhóm giải pháp về hệ thống chính sách như quy hoạch, giao đất giao rừng, TT và khuyến nông.

(4)

iv

SUMMARY

Project title: To assess the effects of economic, social, commercial plantations of Phu Loc district, Thua Thien Hue Code number: B2006 –

Coordinator: Dr. Phan Van Hoa Tel: 054.516450 - 0905117799;

Email:phanhoa70@gmail.com Implementing institution: Hue College of Economics Duration: From 2009 to 2010

1. Research Objectives: Based on the analysis and evaluation of economic efficiency, social commercial plantations in Phu Loc district, the proposed major solutions to improve business efficiency commercial plantations in Phu Loc district in the near future.

2. Main contents: (i) The scientific and research methods, (ii) Status of commercial forest in Phu Loc district, (iii) Solutions to improve the efficiency of commercial forest in Phu Loc district.

3. Findings and results:

- Project has codified the rationale and practice of economic efficiency, social, agricultural and forestry products and research assessment criteria of economic efficiency, social commercial plantations. Drawing on experience in the commercial planting of some countries and some provinces in Vietnam.

- Project analyzed the situation and the commercial plantation models in Phu Loc determine the result, economic efficiency and social models for commercial forests in Phu Loc in 2009. Analysis results show that, on average, 1 ha hybrid acacia plantation after five years, 9.3 million households investment costs, attracting 98.16 labor, collecting 22.0 million value added and 20.6 million profit net. Similarly, an average of 1 ha acacia mangium plantation after five years, 7.7 million households investment costs, attracting 98.76 labor, 16,9,0 million collection of value added and 15 , 6 million net profit.

- Project has set out five group system practical solutions to plantation development, improve results and efficiency of social and economic forest of Phu Loc district in the near future. It is important that the solution of the system group policies such as planning, land allocation, and agricultural markets.

(5)

v

MỤC LỤC

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ... II TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... III MỤC LỤC ... V DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ ... VIII DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ... IX

PHẦN MỞ ĐẦU ... 10

1.TÍNHCẤPTHIẾTCỦAĐỀTÀI ... 10

2.MỤCTIÊUNGHIÊNCỨU ... 11

3.ĐỐITƯỢNGVÀPHẠMVINGHIÊNCỨU ... 11

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 12

1.1. CƠSỞKHOAHỌC ... 12

1.1.1. Hiệu quả kinh tế - xã hội của trồng rừng thương mại ... 12

1.1.2. Trồng rừng thương mại ... 16

1.1.3. Trồng rừng thương mại trên thế giới và Việt Nam ... 19

1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ,HIỆUQUẢKINHTẾ-XÃHỘICỦATRỒNGRỪNGTHƯƠNGMẠI ... 25

1.2.1. Phương pháp nghiên cứu ... 25

1.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, chọn điểm nghiên cứu và hộ điều tra ... 25

1.2.1.2. Phương pháp thống kê mô tả và phân tích dữ liệu chuỗi thời gian ... 26

1.2.1.3. Phương pháp hạch toán kinh tế ... 26

1.2.2. Các chỉ tiêu sử dụng trong đề tài ... 27

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TRỒNG RỪNG THƯƠNG MẠI Ở HUYỆN PHÚ LỘC ... 29

2.1.ĐẶCĐIỂMTỰNHIÊN,KINHTẾ-XÃHỘICỦAHUYỆNPHÚLỘC ... 29

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ... 29

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ... 31

2.2.THỰCTRẠNGTRỒNGRỪNGTHƯƠNGMẠIỞHUYỆNPHÚLỘC ... 34

(6)

vi

2.2.1. Tình hình diện tích trồng rừng thương mại ở huyện Phú Lộc ... 34

2.2.2. Các mô hình trồng rừng thương mại ở huyện Phú Lộc tỉnh TTH ... 35

2.3.THỊTRƯỜNGLÂMSẢNRỪNGTRỒNG ... 37

2.3.1. Thị trường gỗ rừng trồng Thừa Thiên Huế ... 37

2.3.2. Thị trường gỗ keo ở Thừa Thiên Huế ... 38

2.3.3. Chuỗi cung ứng của gỗ keo tại tỉnh Thừa Thiên Huế ... 40

2.4.HIỆUQUẢKINHTẾ-XÃHỘICÁCMÔHÌNHTRỒNGRỪNGTHƯƠNG MẠIỞHUYỆNPHÚLỘC ... 1

2.4.1. Tình hình chung của các hộ điều tra ... 1

2.4.2. Kết quả và hiệu quả kinh tế của trồng rừng thương mại của các hộ điều tra ... 3

2.4.3. Hiệu quả xã hội của trồng rừng thương mại ở huyện Phú Lộc ... 10

2.5.CÁCNHÂNTỐẢNHHƯỞNGĐẾNHIỆUQUẢTRỒNGRỪNGTHƯƠNG MẠITRÊNĐỊABÀNHUYỆNPHÚLỘC ... 11

2.5.1. Ảnh hưởng nhân tố chi phí sản xuất đến hiệu quả kinh doanh trồng rừng thương mại ... 11

2.5.2. Ảnh hưởng của thị trường đến hiệu quả kinh doanh trồng rừng thương mại ... 12

2.5.3. Ảnh hưởng của các chính sách lâm nghiệp tới hiệu quả kinh doanh trồng thương mại ... 13

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRỒNG RỪNG THƯƠNG MẠI Ở HUYỆN PHÚ LỘC ... 15

3.1. CĂN CỨ XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆUQUẢKINHTẾTRỒNGRỪNGTHƯƠNGMẠIỞHUYỆNPHÚLỘC ... 15

3.1.1. Căn cứ định hướng ... 15

3.1.2. Những cơ hội và thách thức ... 17

3.2. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG RỪNG THƯƠNGMẠIỞHUYỆNPHÚLỘC ... 19

3.2.1. Nhóm giải pháp về qui hoạch đất đai ... 19

3.2.2. Nhóm giải pháp về thị trường và tiêu thụ sản phẩm ... 20

3.2.3. Nhóm giải pháp chính sách đầu tư, tín dụng ... 22

(7)

vii

3.2.4. Nhóm giải pháp kỹ thuật lâm sinh ... 23

3.2.5. Nhóm giải pháp cơ sở hạ tầng ... 26

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... 27

1.KẾTLUẬN ... 27

2.KIẾNNGHỊ ... 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 30

(8)

viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Sơ đồ 1. Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả về giá và hiệu quả kinh tế ... 15

Biểu đồ 1: Giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam năm 2008 ... 18

Bảng 1.1: Thị trường xuất khẩu gỗ Việt Nam trong 2 năm 2007-2008 ... 19

Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất của huyện Phú Lộc năm 2009 ... 32

Bảng 2.2: Dân số và cơ cấu dân số của huyện Phú Lộc năm 2008, 2009 ... 33

Bảng 2.3: Giá trị sản phẩm lâm nghiệp Phú Lộc qua 2 năm 2008-2009 ... 33

Bảng 2.4: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp Phú Lộc, tỉnh TTH (2004 – 2009) ... 35

Bảng 2.5: Tóm tắt đặc trưng cơ bản các mô hình trồng rừng thương mại ở huyện Phú Lộc năm 2009 ... 36

Sơ đồ 2. Chuỗi cung ứng gỗ keo tại tỉnh Thừa Thiên Huế ... 41

Bảng 2.6. Chuỗi giá trị gỗ keo ở Thừa Thiên Huế năm 2009 ... 42

Bảng 2.7. Tình hình chung của các hộ điều tra ... 2

Bảng 2.8. Chi phí trồng rừng keo lai của các hộ điều tra ... 5

Bảng 2.9. Chi phí trồng rừng keo tai tượng của các hộ điều tra ... 6

Bảng 2.10. Kết quả và hiệu quả kinh tế trồng rừng keo lai của các hộ điều tra ở huyện Phú Lộc ... 8

Bảng 2.11. Kết quả và hiệu quả kinh tế trồng rừng keo tai tượng của các hộ điều tra ở huyện Phú Lộc ... 9

Bảng 2.12. Các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả xã hội của trồng rừng thương mại ở huyện Phú Lộc ... 10

Bảng 2.13. Dự báo một số sản phẩm gỗ chính đến năm 2020 ... 13

(9)

ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DT Diện tích

KD Kinh doanh

KT Kinh tế

KT-XH Kinh tế - xã hội

LĐ Lao động

LN Lâm nghiệp

MT Môi trường

NN Nông nghiệp

NS Năng suất

PT Phát triển

PTNT Phát triển nông thôn RTTM Rừng trồng thương mại

SL Sản lượng

SX Sản xuất

TM Thương mại

TRTM Trồng rừng thương mại

TT Thị trường

TTH Thừa Thiên Huế

XK Xuất khẩu

XH Xã hội

(10)

10

PHẦN MỞ ĐẦU

1.TÍNHCẤPTHIẾTCỦAĐỀTÀI

Trong những năm gần đây, cùng với đầu tư phát triển (PT) kinh tế (KT) trên nhiều lĩnh vực thì ngành lâm nghiệp (LN), đặc biệt là trồng rừng thương mại (TRTM) đã và đang PT mạnh, không những thu hút các cơ sở trồng và kinh doanh (KD) rừng mà còn cả người dân địa phương. PT rừng trồng thương mại (RTTM) không những khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn đất đai mà còn góp phần quan trọng cải thiện, bảo vệ môi trường (MT) sinh thái và ổn định xã hội (XH) ở địa phương.

Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (TTH) là huyện hơn 1/2 diện tích (DT) là đồi núi, có nhiều tiềm năng lớn để PT LN. Phong trào TRTM của huyện được PT mạnh mẽ, đặc biệt từ khi có các chương trình lồng ghép phủ xanh đất trống đồi trọc với xoá đói giảm nghèo và PT kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng gò đồi miền núi như chương trình 327, chương trình 661, chương trình 773 và gần đây là Dự án TRTM của Ngân hàng thế giới (WB3), DT RTTM của huyện đã tăng đáng kể, góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả đất đai và lao động (LĐ), tăng khối lượng sản phẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu (XK), tạo việc làm và tăng thu nhập, cải thiện bộ mặt nông thôn.

Tuy nhiên, hiện nay trồng rừng ở Phú Lộc PT chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương, năng suất (NS) rừng trồng thấp, hiệu quả KT từ TRTM chưa cao, nhiều vấn đề đặt ra chưa được giải quyết:

1) Thực trạng và kết quả trồng rừng ở Phú Lộc trong những năm gần đây PT như thế nào?

2) Trồng rừng ở Phú Lộc hiện nay có hiệu quả hay không?

3) TT gỗ RTTM ở Phú Lộc nói riêng, TTH nói chung hiện nay như thế nào?

4) Làm sao để thu hút nhiều hơn nữa người dân và các cơ sở đầu tư trồng và kinh doanh (KD) rừng ở Phú Lộc?

(11)

11

5) Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả RTTM và mở rộng DT trồng rừng ở Phú Lộc trong thời gian đến?

Giải đáp những câu hỏi trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của rừng trồng thương mại ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế”.

2.MỤCTIÊUNGHIÊNCỨU Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở phân tích, đánh giá hiệu quả KT-XH RTTM tại huyện Phú Lộc, đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả KD RTTM ở huyện Phú Lộc trong thời gian đến.

Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa lý luận và cơ sở thực tiễn về hiệu quả KT-XH RTTM;

- Phân tích thực trạng TRTM, kết quả và hiệu quả KT-XH RTTM ở huyện Phú Lộc trong những năm qua;

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả KT-XH RTTM ở huyện Phú Lộc, tỉnh TTH trong thời gian đến.

3.ĐỐITƯỢNGVÀPHẠMVINGHIÊNCỨU Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề liên quan đến trồng rừng thương mại quy mô hộ ở huyện Phú Lộc.

Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung trong giai đoạn 2006-2010.

+ Phạm vi không gian: huyện Phú Lộc, tập trung 3 xã Xuân Lộc, Lộc Hoà và Lộc Bổn.

(12)

12

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. CƠSỞKHOAHỌC

1.1.1. Hiệu quả kinh tế - xã hội của trồng rừng thương mại 1.1.1.1. Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh tế

Hiệu quả KT là phạm trù KT, phản ảnh trình độ sử dụng các nguồn lực có hạn để đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất.

Trong sản xuất (SX) nông lâm nghiệp nói chung, TRTM nói riêng, nâng cao hiệu quả KT là vấn đề hết sức quan trọng. Từ các nguồn lực có giới hạn như vật tư, giống, tiền vốn, LĐ, kỹ thuật... người dân phải lựa chọn cách thức SX như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất. Hiệu quả KT được xác định bởi mối quan hệ giữa kết quả và chi phí.

Hiệu quả KT được nhiều nhà nghiên cứu bàn đến như Faren (1957), Chultz (1967), Rizzo(1979) và Ellis (1993). Hiệu quả KT là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động KT. Nâng cao chất lượng hoạt động KT tức là tăng cường trình độ, lợi dụng các nguồn lực sẵn có trong một hoạt động KT. Đây là một đòi hỏi khách quan của mọi nền SX XH do nhu cầu của con người ngày một nhiều hơn.

Hiệu quả KT là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá, phân tích và so sánh chất lượng của các đơn vị hoặc giữa các loại sản phẩm. Việc đánh giá hiệu quả KT còn giúp cho người SX thấy được rằng trong nền KT thị trường (TT) thì không chỉ riêng doanh nghiệp hay đơn vị nào mà chính người nông dân cũng phải tính đến chất lượng của đầu tư, đến hiệu quả của đồng vốn bỏ ra.

Đối với mỗi hộ nông dân, hiệu quả KT mà SX đem lại không chỉ là thước đo chất lượng mà còn phản ánh trình độ PT của cuộc sống. Hiệu quả KT càng cao thì mức sống của người nông dân ngày càng được nâng cao, nông dân có khả năng thoả mãn nhu cầu cần thiết về vật chất cũng như tinh thần của họ, đồng thời có thể mở rộng tái SX để tăng lợi nhuận, góp phần PT XH.

(13)

13

Khi nói đến hiệu quả KT, các nhà KT ở nhiều nước, nhiều lĩnh vực có những quan điểm khác nhau, có thể tóm tắt thành hai hệ thống quan điểm như sau:

- Hệ thống thứ nhất cho rằng: hiệu quả KT được xác định bởi việc so sánh giữa kết quả đạt được với các chi phí bỏ ra (các nguồn lực như đất đai, LĐ, vốn…) để đạt kết quả đó.

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả KT được đo bằng hiệu số giữa giá trị SX và lượng chi phí đã bỏ ra để đạt được kết quả đó hoặc tỷ lệ giữa kết quả đạt được với chi phí đã bỏ ra.

Ngoài ra hệ thống quan điểm này cũng xem xét hiệu quả KT trong phần biến động giữa chi phí và kết quả SX. Theo quan điểm này, hiệu quả KT biểu hiện ở quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả với phần tăng thêm của chi phí SX, hay quan hệ giữa kết quả bổ sung và chi phí bổ sung.

Trong đó: ∆K : là phần tăng thêm của kết quả SX;

∆C: là phần tăng thêm của chi phí SX.

Tuy nhiên nếu chỉ tập trung vào các chỉ tiêu chỉ số giữa kết quả và chi phí hoặc vật tư và LĐ thì chưa được toàn diện, bởi chỉ tiêu này chưa phân tích được tác động, ảnh hưởng của các nguồn lực như đất đai, khí hậu, thời tiết… Hai cơ sở SX đạt được tỷ số trên như nhau, nhưng ở những không gian và thời gian khác nhau thì tác động của nguồn lực tự nhiên là khác nhau và như vậy hiệu quả KT cũng không giống nhau.

Với quan điểm xem xét hiệu quả KT ở kết quả và chi phí bổ sung cũng chưa đầy đủ. Trong thực tế kết quả SX đạt được là hệ quả của cả chi phí có sẵn (chi phí nền) cộng chi phí bổ sung. Ở các mức chi phí nền khác nhau, hiệu quả của chi phí

∆K Hiệu quả kinh tế = = ∆C

Hiệu quả kinh tế = Kết quả sản xuất - Chi phí sản xuất Kết quả sản xuất

Chi phí sản xuất Hiệu quả kinh tế = =

(14)

14

bổ sung cũng khác nhau. Tính biện chứng thống nhất của các sự vật và hiện tượng đòi hỏi khi nghiên cứu phải đảm bảo trong chừng mực nhất định sự tương ứng đó, nếu không sẽ dẫn đến kết luận sai khác với sự vận động vốn có của nó.

- Hệ thống quan điểm thứ hai được thể hiện qua công trình nghiên cứu của Farrell (1957) và một số nhà KT khác: Khi nghiên cứu hoạt động KT của các nhà SX ngang tài ngang sức và tiêu biểu nhưng lại đạt kết quả khác nhau do cách KD khác nhau và như vậy thì chỉ có thể chỉ ước tính đầy đủ hiệu quả KT theo nghĩa tương đối. Để giải thích cho lập luận này, ông phân biệt hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối (hiệu quả về giá) và hiệu quả KT.

Hiệu quả kỹ thuật: là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào SX trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng.

Hiệu quả kỹ thuật được xác định bởi phương pháp và mức độ sử dụng các yếu tố đầu vào. Việc lựa chọn các cách thức sử dụng các yếu tố đầu vào khác nhau sẽ ảnh hưởng đến mức sản lượng (SL) đầu ra. Như vậy, hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào SX có khả năng đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm.

Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả KT đạt được khi nhà SX đạt được hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong SX.

Sơ đồ 1. Minh họa khái niệm hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối (hiệu quả về giá) và hiệu quả KT trong trường hợp quá trình SX chỉ sử dụng 2 yếu tố đầu vào là X1 và X2.

X1

X2

O X1D

X2D

P X2A

X1A A D

C

B P’

R

(15)

15

Sơ đồ 1. Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả về giá và hiệu quả kinh tế Trong đó: x1A , x2A là các yếu tố đầu tư SX tại A;

x1D, x2D là các yếu tố đầu tư SX tại D;

PP' là đường đồng phí;

CAB là đường đồng lượng.

Xét hiệu quả KT tại D với hai yếu tố đầu vào x1D, x2D ta có:

Như vậy, hiệu quả kỹ thuật chỉ liên quan đến những đặc tính vật chất của SX.

Hiệu quả KT liên quan đến yếu tố tổ chức quản lý nhằm mục đích KT của người SX là có lợi nhuận ở mức tối đa.

Ta cũng cần phân biệt rõ hiệu quả KT, hiệu quả XH. Nếu như hiệu quả KT là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả KT đạt được và lượng chi phí bỏ ra, thì hiệu quả XH là mối tương quan so sánh giữa kết quả XH (kết quả về mặt XH) và tổng chi phí bỏ ra cho hoạt động đó. Giữa hiệu quả KT và hiệu quả XH có mối quan hệ mật thiết với nhau, là tiền đề của nhau và là phạm trù thống nhất.

Ngoài ra hiệu quả còn được xét về mặt thời gian và không gian. Về mặt thời gian hiệu quả đạt được phải bảo đảm lợi ích trước mắt và lâu dài, tức là hiệu quả đạt được ở từng thời kỳ, giai đoạn không được ảnh hưởng đến hiệu quả ở các thời kỳ sau. Về mặt không gian, hiệu quả chỉ có thể coi đạt được một cách toàn diện khi hoạt động của các ngành, đơn vị, bộ phận đều mang lại hiệu quả và không làm ảnh hưởng đến hiệu quả chung của nền KT quốc dân.

1.1.1.2. Hiệu quả xã hội của trồng rừng thương mại

Trong LN, khi nói đến hiệu quả, người ta nói đến hiệu quả KT, hiệu quả XH và hiệu quả MT.

Hiệu quả kinh tế = = OR

x OC OC

OD OR

OD

OC Hiệu quả kỹ thuật = = OD

OR Hiệu quả phân phối = = OC

(16)

16

Hiệu quả XH trong LN thể hiện ở kết quả thu được về mặt XH so với chi phí bỏ ra từ hoạt động LN. Tuy nhiên, việc xác định kết quả thu được về mặt XH so với chi phí bỏ ra là rất khó. Vì thế, chúng ta có thể sử dụng một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả XH của ngành LN thể hiện ở chỗ số việc làm do hoạt động LN tạo ra, số hộ thoát nghèo đói do hoạt động LN mang lại, mức thu nhập tăng thêm của người dân tham gia hoạt động LN,...

Hiệu quả MT trong LN là kết quả thu được về mặt MT so với chi phí bỏ ra từ hoạt động LN. Tương tự hiệu quả XH, việc xác định kết quả thu được về mặt MT so với chi phí bỏ ra là rất khó. Vì thế, chúng ta có thể sử dụng một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả MT của ngành LN thể hiện ở chỗ tỷ lệ độ che phủ do ngành LN mang lại, mức độ giảm xói mòn đất, tần suất và cường độ xảy ra lũ lụt quanh không gian ngành LN mang lại, sự điều hoà của tiểu khí hậu vùng LN nghiên cứu...

1.1.2. Trồng rừng thương mại 1.1.2.1. Khái niệm về rừng

Rừng là một quần xã sinh vật, trong đó cây rừng (gỗ hoặc tre nứa) chiếm ưu thế. Quần xã sinh vật phải có một DT đủ lớn và có mật độ cây nhất định để giữa quần xã sinh vật với MT, giữa các thành phần của quần xã sinh vật có mối quan hệ hữu cơ hình thành nên một hệ sinh thái.

Tuỳ thuộc vào các tiêu thức khác nhau, ta có thể phân chia rừng thành các loại khác nhau. Căn cứ vào mục đích sử dụng của rừng, có thể phân thành:

+ Rừng phòng hộ: Là rừng có chức năng chính là phòng hộ, nhằm duy trì sự cân bằng sinh thái, bảo vệ MT sống, bảo vệ các ngành SX khác.

Căn cứ vào các đặc tính phòng hộ, người ta lại chia rừng phòng hộ thành:

Rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng phòng hộ bảo vệ MT sinh thái.

Căn cứ vào mức độ quan trọng của rừng phòng hộ, người ta lại chia rừng phòng hộ thành: rừng phòng hộ rất xung yếu, rừng phòng hộ xung yếu vừa và rừng phòng hộ ít xung yếu.

(17)

17

+ Rừng đặc dụng: Là rừng chủ yếu được sử dụng để bảo tồn thiên nhiên, hệ sinh thái rừng, nguồn gen thực vật, động vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi du lịch.

Rừng đặc dụng được phân thành các loại: Vườn quốc gia; khu rừng bảo tồn thiên nhiên; khu rừng văn hóa XH, nghiên cứu thí nghiệm.

Căn cứ theo nguồn gốc hình thành, ta có thể chia rừng thành:

- Rừng tự nhiên: Là rừng có nguồn gốc tự nhiên bao gồm các loại rừng nguyên thủy, rừng thứ sinh (hệ quả của rừng nguyên sinh bị tác động), rừng thứ sinh được làm giàu bằng tái sinh tự nhiên hay nhân tạo;

- Rừng trồng: là rừng do con người tạo nên bằng cách trồng mới trên đất chưa có rừng hoặc trồng lại rừng trên đất trước đây đã có rừng.

Trồng rừng: là giải pháp kỹ thuật lâm sinh xây dựng rừng nhân tạo trên đất không có tính chất đất rừng và đất còn tính chất đất rừng để xây dựng rừng nhân tạo bao gồm cả các công đoạn từ chuẩn bị đất, tạo giống và cây con, trồng và chăm sóc đến nuôi dưỡng và bảo vệ rừng trồng nhằm đạt được NS, chất lượng và hiệu quả cao, bảo vệ đất và MT sinh thái. Đối tượng rừng trồng có thể trồng thuần loại (trên cùng một DT chỉ trồng một loài cây), cũng có thể trồng hỗn loài (trên cùng một DT trồng từ 2 loài cây trở lên).

Căn cứ vào mục đích sử dụng, các hoạt động trồng rừng:

- Trồng rừng TM (hay còn gọi là trồng rừng KT, trồng rừng SX): Là giải pháp kỹ thuật lâm sinh để trồng rừng cung cấp nguyên liệu giấy, nguyên liệu ván nhân tạo, gỗ trụ mỏ, nguyên liệu gỗ gia dụng, gỗ xây dựng, cây lâm đặc sản, cây công nghiệp… nhằm đạt được NS, chất lượng và hiệu quả cao.

- Trồng rừng phòng hộ: là giải pháp kỹ thuật lâm sinh để trồng các loại rừng phòng hộ theo các mục đích sau: rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn gió hại, chống cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng ven biển, rừng phòng hộ MT sinh thái, cảnh quan.

- Trồng rừng đặc dụng: là khôi phục hệ sinh thái trong các khu rừng đặc dụng với biện pháp chủ yếu là khoanh nuôi và tái sinh tự nhiên, hạn chế trồng lại rừng.

(18)

18

Với mục tiêu, nội dung và phương pháp nêu trên và với những hạn chế về mặt thời gian và nhân lực, chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu hiệu quả KT-XH trồng rừng với mục đích TM (rừng KT) trên địa bàn huyện Phú Lộc, tỉnh TTH.

1.1.2.2. Sản phẩm của rừng trồng thương mại

Sản phẩm của RTTM nói riêng, của rừng nói chung chủ yếu là gỗ. Gỗ là một dạng tồn tại vật chất có cấu tạo chủ yếu từ các thành phần cơ bản như: xenluloza (40-50%), hemixenluloza (15-25%), ligin (15-30%) và một số chất khác. Nó được khai thác chủ yếu từ các loài cây than gỗ (Wikipedia).

Biểu đồ 1: Giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam năm 2008

Nguồn: Ban quản lý dự án LN hướng đến người nghèo (PPFP) và Trung tâm PT Nông thôn miền Trung (CRD) Trong thực tế, gỗ rừng có nhiều loại như gỗ rừng tự nhiên và gỗ rừng trồng.

Gỗ rừng được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như làm đồ mỹ nghệ, đồ mộc cao cấp, chạm khảm, dán lạng, xây dựng công trình, làm khung tàu thuyền, phà, nông cụ, làm diêm, đồ dùng dạy học (bút chì), làm nhạc cụ, đóng thùng đựng hàng hoá, làm giấy và ván sợi...

Gỗ rừng là một trong mặt hàng có giá trị XK lớn. Theo Ban quản lý dự án LN hướng đến người nghèo (PPFP) và Trung tâm PT Nông thôn (PTNT) miền Trung (CRD), năm 2008, các mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam là cao su, cà phê,

Chè

Sản phẩm mây tre, cói lá, thảm Tiêu

Hàng rau quả Khác

Hạt điều Cao su

Cà Phê Gỗ và sản

phẩm gỗ Gạo

Thuỷ sản

(19)

19

gỗ và sản phẩm gỗ, gạo và thuỷ sản. Với giá trị XK là 3 tỷ đô la Mỹ trong năm 2008 (chiếm 16,8% trong tổng giá trị XK) đã đưa gỗ và sản phẩm gỗ đứng vị trí thứ 3 trong các loại nông SX khẩu của năm 2008. Cũng năm 2008, hàng mây tre, cói lá, thảm (lâm sản ngoài gỗ) chiếm 1,3%, đứng thứ 12. Có thể nhận thấy rằng lâm sản mặc dù không phải là mặt hàng XK số 1 của hàng nông sản nhưng nó cũng là mặt hàng cực kỳ quan trọng trong XK nông sản nước ta trong những năm qua.

Bảng 1.1: Thị trường xuất khẩu gỗ Việt Nam trong 2 năm 2007-2008

Thị trường Thị phần (%)

2007 2008

Hoa Kỳ 40,2 38,0

Nhật Bản 13,2 13,2

Anh 8,1 7,2

Trung Quốc 7,2 5,6

Đức 3,7 5,1

Hàn Quốc 3,6 3,7

Pháp 3,5 3,3

Đài Loan 1,9 3,2

Ôxtralia 2,5 2,8

Canada 2,0 2,4

Nguồn:Thống kê của Bộ NN&PTNT Thị trường XK gỗ và sản phẩm gỗ chính của Việt Nam là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Trung Quốc và Đức. Số liệu thống kê trong 2 năm 2007 và 2008 cho thấy các TT XK nhỏ hơn như Hàn Quốc, Đài Loan, Ôxtralia và Canada đang có sự gia tăng về giá trị XK, cụ thể là Hàn Quốc từ 3,6% năm 2007 tăng lên 3,7%, Ôxtralia từ 2,5% năm 2007 lên 2,8% năm 2008, Canada từ 2,0% năm 2007 lên 2,4% năm 2008, đặc biệt là Đài Loan có sự gia tăng đang kể từ 1,9% năm 2007 tăng lên 3,2%.

Nhìn chung TT XK chính của Việt Nam vẫn là các nước lớn Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh...nhưng cung cần chú trong vào các TT nhỏ hơn như Hàn Quốc, Pháp, Đài Loan.

1.1.3. Trồng rừng thương mại trên thế giới và Việt Nam

(20)

20

1.1.3.1. Tình hình trồng rừng thương mại trên thế giới

Một số nước trên thế giới đã thành công trong việc TRTM như: Canada, Australia, Newzealand,… đã có những bài báo cáo được đăng tải trên mạng Internet về việc TRTM với những kinh nghiệm sau:

- Giống cây trồng. Theo Eldrige (1993) các chương trình chọn giống đã bắt đầu ở nhiều nước và tập trung cho nhiều loài cây mọc nhanh khác nhau, trong đó có Bạch đàn. Braxin đã chọn cây trội và xây dựng vườn giống con thụ phấn tự do cho các loài E. maculata ngay từ năm 1952; Mỹ bắt đầu với loài E. robusta vào năm 1966. Từ năm 1970 đến năm 1973, Úc đã chọn được 160 cây trội cho loài E. regnan và 170 cây trội có thân hình thẳng đẹp và tỉa cành tự nhiên tốt ở loài E. grandis.

Tương tự như vậy, 150 cây trội đã được chọn ở rừng tự nhiên cho loài E.

diversicolor ở Úc và loài E. degluta ở Papua New Guinea. Nhờ những công trình nghiên cứu chọn lọc và tạo giống mới tới nay ở nhiều nước đã có những giống cây trồng NS rất cao, gấp 2-3 lần như ở Brazil đã tạo được những khu rừng có NS 70- 80m3/ha/năm, tại Cônggô NS rừng cũng đạt 40-50m3/ha/năm. Theo Covin (1990) tại Pháp, Ý nhiều khu rừng cung cấp nguyên liệu giấy cũng đạt NS 40- 50m3/ha/năm. Các giống được khẳng định là bạch đàn, keo và lõi thọ... - Biện pháp gây trồng, chăm sóc và nuôi dưỡng rừng. JBball, Tj Wormald, L Russo khi nghiên cứu tính bền vững của rừng trồng đã quan tâm đến cấu trúc tầng tán của rừng hỗn loại. Matthew, J Kekty (1995) đã nghiên cứu xây dựng mô hình trồng rừng hỗn loài giữa cây gỗ và cây họ đậu. Đặc biệt ở Malaysia người ta đã xây dựng rừng nhiều tầng hỗn loài trên 3 đối tượng: rừng tự nhiên, rừng Keo lai tai tượng và rừng Tếch, đã sử dụng 23 loài cây có giá trị trồng theo băng 10m, 20m, 30m, 40m… và phương thức hỗn giao khác nhau. Nhiều nơi người ta đã cải tạo những khu đất đã bị thoái hoá mạnh để trồng rừng mang lại hiệu quả cao.

- Giải quyết đời sống trước mắt của người dân tham gia PT trồng rừng. Theo Bradford R Phillíp (2001) ở Fuiji người ta trồng một số loài tre luồng trên đồi vừa để bảo vệ đất và PT KT cho 119 hộ gia đình nghèo, Ở Indonesia người ta đã áp dụng phương thức nông lâm kết hợp với cây Tếch,… Đây là một trong những

(21)

21

hướng đi rất phù hợp đối với vùng đồi ở một số nước khu vực Đông – Nam châu Á, trong đó có nước ta.

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm trồng rừng. Ianuskow K. (1996) cho biết cần phải giải quyết vấn đề TT tiêu thụ sản phẩm cho các khu rừng trồng KT, trong đó cần có kế hoạch xây dựng và PT các nhà máy chế biến lâm sản với các quy mô khác nhau trên cơ sở áp dụng các công cụ chính sách đòn bẩy để thu hút các thành phần KT tham gia vào PT rừng. Theo Thom R Waggener (2000) để PT trồng rừng theo hướng SX hàng hoá với hiệu quả KT cao không chỉ đòi hỏi phải có sự đầu tư tập trung về KT và kỹ thuật mà còn phải nghiên cứu làm sáng tỏ hàng loạt vấn đề có liên quan đến chính sách và TT. Chính vì vậy các nước PT như Mỹ, Nhật, Cananda,… nghiên cứu về KT LN ở các quốc gia hiện nay được tập trung vào 2 vấn đề lớn và đóng vai trò quyết định đối với quá trình SX là TT và khả năng cạnh tranh các sản phẩm. Theo quan điểm TT, nhà KT LN cho rằng TT sẽ là chìa khoá của quá trình SX, TT sẽ trả lời câu hỏi SX cái gì? cho ai? khi TT có nhu cầu và lợi ích của người SX được bảo đảm thì động cơ lợi nhuận và thu nhập sẽ thúc đẩy họ tăng cường đầu tư vào SX, thâm canh tạo ra sản phẩm hàng hoá cho XH.

- Liu Jinlong (2004) dựa trên việc phân tích và đánh giá tình hình thực tế trong những năm qua đã đưa ra một số công cụ chủ đạo khuyến khích tư nhân PT trồng rừng ở Trung quốc là: i) Rừng và đất rừng cần được tư nhân hoá; ii) Ký hợp đồng hoặc tư nhân thuê đất LN của Nhà nước; iii) Giảm thuế đánh vào lâm sản; iv) Đầu tư tài chính cho tư nhân trồng rừng; v) PT công tác hợp tác giữa các công ty với người dân để PT trồng rừng. Những công cụ mà tác giả đề xuất tương đối toàn diện từ các quan điểm chung về quản lý LN, vấn đề đất đai, thuế,… cho tới mối quan hệ giữa các công ty và người dân. Đây có thể nói đây là đòn bẩy thúc đẩy tư nhân trồng rừng ở Trung Quốc nói riêng trong những năm qua và là những định hướng quan trọng cho các nước đang PT nói chung, trong đó có Vịêt Nam.

- Khuyến khích người dân tham gia trồng rừng, quyy định rõ ràng về quyền sử dụng đất, đối tượng hưởng lợi trồng rừng, nâng cao hiểu biết và nắm bắt kỹ thuật của người dân.

1.1.3.2. Tình hình trồng rừng thương mại ở Việt Nam và Thừa Thiên Huế

(22)

22

Thừa Thiên Huế là tỉnh nằm trong khu vực Bắc Trung Bộ bao gồm 9 huyện thị, với tổng DT tự nhiên: 505.399 ha, chiếm 1,5% DT tự nhiên toàn quốc, trong đó ngành LN đang quản lý 359.589 ha (chiếm 71% DT tự nhiên toàn tỉnh. Trong những năm qua do hậu quả chiến tranh để lại cùng với sự thiếu ý thức trong việc sử dụng tài nguyên rừng làm cho nguồn tài nguyên rừng trong khu vực ngày càng cạn kiệt, ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng phòng hộ cũng như giá trị KT của rừng.

Trước thực trạng đó, tỉnh đã chú trọng tới công tác trồng rừng nhằm nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tăng khả năng phòng hộ, tăng thu nhập cho người dân. Thực hiện chủ trương chung của ngành về việc XH hóa nghề rừng, thu hút các thành phần KT-XH tham gia quản lý, xây dựng vốn rừng. Trong những năm gần đây ngành LN của tỉnh đã tổ chức giao đất, giao rừng, PT rừng SX, xây dựng một số mô hình TRTM có hiệu quả ở những vùng cao như mô hình keo lai, keo tai tượng,… Tỉnh đã quy hoạch vùng nguyên liệu, nhiều mô hình đã xây dựng thu hút người dân địa phương tham gia, người dân của một số huyện, xã đã tích cực hưởng ứng tham gia chương trình TRTM khi có các chính sách ban hành, các chương trình dự án đầu tư hỗ trợ cho vay với lãi suất thấp như dự án WB3, VIJACHIP… Điển hình có các huyện như Phong Điền, Hương Trà, Phú Lộc, Nam Đông,...

Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào SX LN như trồng rừng theo hướng thâm canh, sử dụng giống đạt chất lượng cao ở các vườn ươm được Sở Nông nghiệp (NN) và PTNT tỉnh cấp giấy chứng nhận đủ quyền SX giống và một số hộ đã sử dụng giống cây keo hom để trồng rừng với mục đích rút ngắn thời gian thu hoạch cho NS cao, sinh trưởng tốt, đáp ứng yêu cầu TT.

1.1.3.3. Tình hình khai thác và tiêu thụ lâm sản gỗ ở Thừa Thiên Huế

Lâm sản gỗ hiện nay được khai thác trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các loại gỗ trồng rừng như keo, thông... Trong 3 năm qua thì keo là cây được khai thác nhiều nhất, giá bán thường bị biến động và có xu hướng giảm xuống.

Tuỳ thuộc vào cấp tuổi mà tình hình khai thác và tiêu thụ gỗ lâm sản cũng khác nhau. Keo thường có cấp tuổi từ 1-3 năm/cấp tuổi. Đối với các cây bản địa, để có thể khai thác được thì ít nhất cây phải đạt cấp tuổi 3, còn đối với cây keo tai tượng, keo lai thì cây phải đạt cấp tuổi 2, đối với cây keo lá tràm thì cây phải đạt

(23)

23

cấp tuổi 3. Thông thường thì sinh khối của keo lai và keo tai tượng sẽ tăng đến năm thứ 10 và bước sang năm thứ 11 thì sẽ bị rỗng ruột, cây keo lá tràm thì sẽ bị rỗng ruột từ năm 16 trở đi.

Nếu xem xét phương thức khai thác rừng trồng trong thời gian qua ở TTH, ta có thể thấy là có 3 phương thức khai thác:

+ Chặt trắng: chặt toàn bộ cây rừng trong lâm phần thành thục, thuần loại bằng một lần chặt cùng trong một mùa. Đối với rừng hỗn loài khác tuổi, nghèo kiệt không còn khả năng tái sinh phục hồi, cũng có thể áp dụng phương thức chặt trắng để trồng lại. Có hai loại: chặt trắng trên DT lớn và chặt trắng trên DT nhỏ (bao gồm chặt trắng theo dải và chặt trắng theo đám). Ở các nước nhiệt đới, chỉ nên áp dụng phương thức chặt trắng theo đám (DT nhỏ) để tránh xói mòn đất. Phương thức chặt trắng phát huy tác dụng trong điều kiện có khả năng cơ giới hoá cao, công nghiệp chế biến gỗ PT, tận dụng hết mọi loại sản phẩm của rừng;

+ Chặt dần: Phương thức này được vận dụng đối với rừng phi lao, bồ đề, thông đuôi ngựa, để lấy gỗ trụ mỏ,.... nhằm khai thác nhiều lần trong một kì hạn tương đối dài, mấy lần chặt đầu chỉ làm cho lâm phần thưa dần, tạo lập tái sinh dưới tán rừng, chỉ lần cuối cùng mới chặt hết toàn bộ cây rừng trên DT khai thác, và;

+ Chặt chọn: Chặt từng cây hoặc từng đám cây đã thành thục và được lặp đi lặp lại nhiều lần với một khoảng thời gian xác định. Phương thức chặt chọn thích hợp với rừng hỗn loài khác tuổi dựa vào tái sinh tự nhiên. Có hai loại: chặt chọn thô (chặt chọn cấp kính) và chặt chọn tỉ mỉ (chặt chọn KD, chặt chọn tái sinh). Chặt chọn thô xuất phát từ mục đích thu hoạch được SL gỗ nhiều nhất, đường kính lớn và giá bán cao.

Như vậy, đối với các khu rừng hỗn giao giữa keo và thông, giữa keo và cây bản địa thì cần áp dụng phương thức chặt chọn. Đối với DT keo trồng thuần có thể áp dụng phương thức chặt dần.

1.1.3.4. Kinh nghiệm trồng rừng thương mại của một số nước trên thế giới và một số địa phương ở Việt Nam

(24)

24

Trên phạm vi toàn quốc, nước ta đã vượt qua được thời kỳ suy thoái DT rừng. DT rừng tăng từ 9,3 triệu ha năm 1995 lên 11,31 triệu ha năm 2000 và 12,61 triệu ha năm 2005 (bình quân tăng khoảng 0,3 triệu ha/năm).

DT trồng rừng mới tăng từ 50.000 ha/năm lên 200.000 ha/năm, DT rừng tự nhiên được khoanh nuôi bảo vệ phục hồi nhanh đã làm tăng đáng kể năng lực phòng hộ và bảo tồn đa dạng sinh học của rừng. SL khai thác gỗ rừng trồng tăng khoảng 2.000.000 m3/năm, cung cấp một phần nguyên liệu cho công nghiệp giấy, mỏ, dăm gỗ XK và củi đun, góp phần giảm sức ép vào rừng tự nhiên.

Công nghiệp chế biến gỗ và lâm SX khẩu PT rất mạnh trong những năm gần đây (sản phẩm gỗ XK tăng từ 61 triệu USD năm 1996 lên 1.034 triệu USD năm 2004 và 1.570 triệu USD năm 2005), đóng góp quan trọng vào kim ngạch XK của cả nước và tạo cơ hội cho PT trồng rừng nguyên liệu công nghiệp.

Ngành LN đã tham gia tích cực vào việc tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân, nhất là đồng bào các dân tộc ít người (như tại Bắc Kạn, thu nhập từ LN của nhóm hộ thoát nghèo chiếm 32,8% tổng thu nhập, nhóm hộ khá là 16,8%;

tại Tây Nguyên, thu nhập từ LN của nhóm hộ khá là gần 40%, nhóm hộ nghèo là 17%); đáp ứng phần lớn nhu cầu gỗ gia dụng và củi cho tiêu dùng nội địa.

Nhà nước quan tâm hơn đến việc bảo vệ và PT rừng, đã có những chính sách và chương trình mục tiêu đầu tư lớn như chính sách giao đất giao rừng, Chương trình 327, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng ... nhận thức của XH, của các tầng lớp nhân dân và chính quyền các cấp về bảo vệ và PT rừng được nâng lên.

Khoa học và chuyển giao công nghệ về trồng rừng có tiến bộ, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả trồng rừng trong những năm gần đây.

Trong những năm qua, cùng với sự đổi mới của đất nước, sự quan tâm của nhà nước, ngành LN của nước ta đã có những bước chuyển biến đáng kể trên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh những đổi mới căn bản về công tác tổ chức quản lý, hoạt động nghiên cứu khoa học về xây dựng và PT rừng cũng đã được quan tâm hơn. Hàng loạt các chương trình, dự án về trồng rừng đã được thực hiện trong khắp cả nước, nhiều mô hình trồng rừng SX quy mô lớn đã được thiết lập, biện pháp kỹ thuật đã được xây dựng thành quy trình, quy phạm,… Ở Việt Nam nghiên cứu PT TRTM

(25)

25

mới thực sự được quan tâm chú ý trong những năm gần đây, nhất là khi chúng ta có chủ trương chính sách PT các nhà máy giấy và các khu công nghiệp lớn. các công trình nghiên cứu tập trung vào chọn, tạo các giống có NS và chất lượng cao, biện pháp kỹ thuật gây trồng, lập địa và các cơ chế chính sách,… Nhờ vậy mà công tác TRTM ở trong những năm qua đã có bước PT về lượng và chất.

Bài học kinh nghiệm chung

Qua các công trình nghiên cứu ngoài nước, trong nước và địa phương liên quan tới đề tài nghiên cứu cho thấy trên thế giới, các công trình nghiên cứu được triển khai tương đối toàn diện và có quy mô lớn trên tất cả các lĩnh vực từ kỹ thuật cho tới KT-XH,.. nhờ những kết quả nghiên cứu này mà công tác trồng rừng SX ở các tập thể, cá nhân quản lý rừng đã PT và đi vào SX ổn định từ nhiều năm nay.

Ở Việt Nam, nghiên cứu trồng rừng SX mới thực sự quan tâm chú ý trong những năm gần đây, nhất là khi chúng ta có chủ trương PT các nhà máy giấy và các khu công nghiệp lớn. Các công trình nghiên cứu tập trung vào chọn, tạo các giống có NS và chất lượng cao, biện pháp kỹ thuật gây trồng, lập địa và các cơ chế chính sách,… Nhờ vậy mà công tác trồng rừng SX ở trong những năm qua đã có bước PT về chất. tuy vậy các công trình nghiên cứu về TT, chính sách và công nghệ chế biến lâm sản còn ít, chưa bắt kịp được với yêu cầu của thực tiễn.

Tóm lại: LN là ngành SX vật chất của nền KT quốc dân. LN có vai trò quan trọng trong nền KT quốc dân như: cung cấp các lâm sản và đặc sản rừng cho nhu cầu XH, làm chức năng phòng hộ, có vai trò chức năng nghiên cứu khoa học.

Những đặc điểm của SX LN bắt nguồn từ đối tượng SX LN, từ mục đích hoạt động của mục đích LN cần xem xét kỹ.

1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ,HIỆUQUẢKINHTẾ-XÃHỘICỦATRỒNGRỪNGTHƯƠNGMẠI 1.2.1. Phương pháp nghiên cứu

1.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, chọn điểm nghiên cứu và chọn hộ điều tra - Tài liệu thứ cấp: được thu thập từ các cơ quan ban ngành các cấp như Cục Thống kê TTH, Phòng Thống kê, Phòng NN và PTNT, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Hạt kiểm lâm huyện Phú Lộc, Chi cục PT LN, một số phòng ban khác ở Phú

(26)

26

Lộc và Sở NN và PTNT tỉnh TTH từ năm 2006 đến năm 2010 và các Website, các tạp chí trong và ngoài nước, kế thừa các kết quả nghiên cứu khả thi dự án PT LN.

- Tài liệu sơ cấp: Nguồn số liệu, tài liệu sơ cấp được điều tra thực tế ở địa phương để bổ sung cho nguồn tài liệu thứ cấp và tiến hành điều tra phỏng vấn các hộ gia đình ở các xã có DT lớn trên địa bàn huyện.

Đề tài tập trung thu thập số liệu và nghiên cứu ở 3 xã: Xuân Lộc, Lộc Hoà và Lộc Bổn. Tổng số hộ phỏng vấn ở 3 xã là 60 hộ. Với các tiêu chí về chọn hộ như sau: các hộ gia đình được chọn làm mẫu nghiên cứu phải có đủ 3 loại hình trồng rừng: đã khai thác, đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản và có DT mới trồng.

1.2.1.2. Phương pháp thống kê mô tả và phân tích dữ liệu chuỗi thời gian

Phương pháp này giúp cho việc tổng hợp và phân tích thống kê các tài liệu thứ cấp thu thập được theo thời gian... Từ đó, có thể giúp chúng ta đánh giá một cách khách quan về sự biến động, sự thay đổi của các ngành KT trong cơ cấu KT cũng như sự ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành nền KT trên địa bàn huyện Phú Lộc theo số liệu biến động qua dãy thời gian.

Phương pháp này được sử dụng để đánh giá tình hình trồng rừng như thế nào thông qua các thông tin, số liệu thành hệ thống các biểu bảng, sơ đồ và đồ thị thống kê mô tả tình hình trồng rừng ở Việt Nam, TTH và huyện Phú Lộc.

1.2.1.3. Phương pháp hạch toán kinh tế

Giúp đề tài xác định các chỉ tiêu như chi phí trung gian (IC), giá trị SX (GO), giá trị gia tăng (VA), giá trị hiện tại ròng (NPV), tỷ suất thu nhập/ chi phí (BCR) hay tỷ suất thu hồi nội bộ (IRR)... nhằm phân tích, đánh giá kết quả và hiệu quả KT của RTTM ở huyện Phú Lộc.

1.2.1.4. Phương pháp Delphi và thảo luận nhóm

Cùng với các kết quả được rút ra từ các phương pháp trên, phương pháp Delphi và thảo luận nhóm được sử dụng nhằm đề xuất một số giải pháp chủ yếu mở rộng phạm vi DT trồng rừng và nâng cao hiệu quả KT trồng rừng ở huyện Phú Lộc trong thời gian đến.

Phương pháp Delphi được PT bởi công ty RAND vào năm 1969 nhằm dự báo sự PT về công nghệ. Ngày nay, phương pháp Delphi thường được dùng như là

(27)

27

một phương pháp đánh giá, lượng hoá những ý kiến khác nhau giữa các chuyên gia và tính toán để đưa ra ý kiến tổng hợp cuối cùng về một vấn đề hay sự kiện. Phương pháp Delphi sử dụng một nhóm các chuyên gia được lựa chọn dựa trên chuyên môn của vấn đề nghiên cứu. Vấn đề được thông tin cụ thể cho các chuyên gia để thu nhận các ý kiến đánh giá dựa trên kinh nghiệm và tri thức của họ. Cách này thường cho ra kết quả bổ sung tích cực cho các phương pháp tiếp cận mang tính lý thuyết.

1.2.2. Các chỉ tiêu sử dụng trong đề tài

* Tổng giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm thu được trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).

GO = Qi Pi

trong đó: Qi là số lượng các sản phẩm được tạo ra Pi là giá của các sản phẩm tạo ra đó

* Tổng chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ chi phí được sử dụng trong quá trình SX ra sản phẩm. IC bao gồm các khoản chi về vật chất và dịch vụ mua ngoài như: Giống cây trồng, phân bón, thuốc trừ sâu, các dịch vụ thuê LĐ thuê ngoài, dịch vụ làm đất, chăm sóc, thu hoạch thuê ngoài… trong toàn bộ hoạt động SX.

* Giá trị gia tăng (VA): là phần còn lại của giá trị SX GO sau khi trừ đi các khoản chi phí trung gian (IC).

* Giá trị hiện tại ròng (NPV)

Là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện hàng năm của các hoạt động SX trong các mô hình RTTM, sau khi đã chiết khấu để quy về thời gian hiện tại.

NPV =

å +

=

-

n

t t

r

Ct Bt

0

( 1 )

Trong đó: - NPV: Giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng;

- Bt: Giá trị thu nhập ở năm t;

- Ct: Giá trị chi phí ở năm t;

- r: Tỷ lệ lãi suất;

- t: Thời gian thực hiện các hoạt động SX (năm);

(28)

28 -

å

= n t 0

Tổng giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng từ năm 0 đến năm t.

NPV dùng để đánh giá hiệu quả các mô hình trồng rừng SX có quy mô đầu tư, kết cấu giống nhau, mô hình trồng SX nào có NPV lớn thì hiệu quả lớn hơn. Chỉ tiêu này nói lên được quy mô lợi nhuận về mặt số lượng, nếu NPV > 0 thì mô hình có hiệu quả và ngược lại. Chỉ tiêu này nói lên được mức độ (độ lớn) của các chi phí đạt được NPV, chưa cho biết mức độ đầu tư.

* Chỉ tiêu tỷ suất thu nhập và chi phí (BCR – Benefits to cost Ratio)

BCR là tỷ số sinh lãi thực tế, nó phản ánh mức độ đầu tư và cho biết mức thu nhập trên một đơn vị chi phí SX.

Công thức tính:

BCR =

å + å +

=

= n

t t

n

t t

r r

Ct Bt

0 0

) 1 (

) 1

(

=

CPV BPV

Trong đó: - BCR: Là tỷ suất lợi nhuận/ chi phí - BPV: Giá trị hiện tại của thu nhập - CPV: Giá trị hiện tại của chi phí

Dùng BCR để đánh giá hiệu quả đầu tư cho các mô hình trồng rừng SX, mô hình nào có BCR>1 thì có hiệu quả KT. BCR càng lớn thì hiệu quả KT càng cao và ngược lại.

* Chỉ tiêu tỷ suất thu hồi nội bộ (IRR – Internal Rate of Return)

IRR là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn. IRR là tỷ lệ chiết khấu khi tỷ lệ này làm cho NPV = 0 tức là:

å +

=

-

n

t t

r

Ct Bt

0

( 1 )

= 0 thì r = IRR

IRR được tính theo (%), được sử dụng để đánh giá hiệu quả KT, mô hình nào có IRR càng lớn thì hiệu quả KT càng cao.

(29)

29

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TRỒNG RỪNG THƯƠNG MẠI Ở HUYỆN PHÚ LỘC

2.1.ĐẶCĐIỂMTỰNHIÊN,KINHTẾ-XÃHỘICỦAHUYỆNPHÚLỘC 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Phú Lộc là huyện cực nam của tỉnh TTH, có chiều dài 60km (dọc theo quốc lộ 1A) chiều ngang trung bình 22km, đựơc giới hạn trong tọa độ địa lý từ 160 10' 32" đến 160 24'45" vĩ độ Bắc và 1070 19' 05" đến 1080 12' 55" kinh độ Đông. Huyện Phú Lộc nằm giữa hai thành phố lớn, cách Huế 45km về phía Nam và cách Đà Nẵng 65km về phía Bắc.

Về ranh giới hành chính huyện tiếp giáp với các vùng : + Phía Nam giáp huyện Hòa Vang (Thành phố Đà Nẵng);

+ Phía Tây giáp huyện Nam Đông;

+ Phía Bắc giáp huyện Hương Thủy và Phú Vang;

+ Phía Đông giáp biển Đông.

Quốc lộ 1A chạy dọc theo chiều dài của huyện giúp cho Phú Lộc có điều kiện giao lưu kinh tế - xã hội với bên ngoài. Tuy nhiên, ở vị trí nằm kẹp giữa hai thành phố lớn có tiềm năng phát triển về mọi mặt nên Phú Lộc không phải là điểm dừng của hàng hóa cũng như du khách. Thị trấn Phú Lộc vẫn chưa trở thành trung tâm dịch vụ sầm uất đúng với vị trí là chiếc cầu nối giữa hai thành phố.

2.1.1.2 Địa hình

Phú Lộc có địa hình theo hướng Đông Bắc -Tây Nam, nằm dọc theo bờ biển dựa lưng vào dãy Trường Sơn. Đỉnh cao là Bạch Mã (1474m), xen giữa là những đầm phá (Cầu Hai, Lăng Cô) và các đèo nhô ra biển (Mũi Né, Phước Tượng, Phú Gia, Hải Vân và La Hy) đã chia cắt lãnh thổ ra nhiều vùng lớn nhỏ hết sức phức tạp.

+ Vùng đồng bằng bán sơn địa:

(30)

30

Chủ yếu nằm ở phía Bắc của huyện, gồm vùng đất bằng ven đầm phá và dãy đồi úp ít cây cối, chạy dài theo vùng núi cao, giáp với đầm Cầu Hai. Diện tích đất bằng tập trung ven sông Truồi, sông Nông.

+ Vùng hỗn hợp biển, đồng bằng và đồi núi :

Nằm ở phía Nam của huyện ,bị chia cắt bởi 4 đèo kéo thành dãy núi nhô ra biển, độ dốc cao tạo ra ba thung lũng Cầu Hai, Thừa Lưu nước ngọt và Lăng Cô.

Đất bằng tập trung ven sông và chủ yếu là đất cát.

+ Vùng cát ven biển và đầm phá:

Vùng này có dạng hình bán đảo, được bao bọc ba mặt là nước mặn, không có sông suối, cát biển trơ trọi, địa hình nhấp nhô lượn sóng thành nhiều lòng chảo nhỏ.

Nhìn chung, địa hình huyện Phú Lộc khá phức tạp, đa dạng và bị chia cắt mạnh, tạo ra nhiều tiểu khí hậu, chịu thiên tai nhiều mặt, sản xuất manh mún. Đây là vấn đề phức tạp cho phát triển kinh tế trên địa bàn.

2.1.1.3 Thời tiết khí hậu

Là nơi tiếp giáp giữa hai vùng khí hậu Nam -Bắc,nên Phú Lộc phải chịu ảnh hưởng cả hai miền. Hằng năm được chia thành hai mùa rõ rệt: muà mưa từ tháng tám đến tháng hai năm sau, mùa nắng từ tháng hai đến tháng bảy.

+ Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hằng năm ở Đồng bằng là 24,40C.Nhiệt độ cao tuyệt đối ở Đồng bằng là 440C, ở miền núi là 430C thường từ tháng 6 đến tháng 7. Nhiệt độ thấïp tuyệt đối là 8,80C đối vùng Đồng bằng và 11,20C đối với vùng miền núi, thường keó dài từ tháng 1 đến tháng 2. Trung bình có 1700-1900 giờ nắng /năm.

+ Mưa: Số ngày mưa trung bình trong năm vùng Đồng bằng là 164 ngày, vùng miền núi là 203 ngày với lượng mưa tương ứng với các vùng là 2884mm và 2807mm và thất thường về lượng cũng như thời gian. Lượng bốc hơi bình quân 28,8mm/giây. Độ ẩm cao nhất là tháng 2 (98,2%) và thấp nhất là tháng 7 (47,6%).

+Gió: Các hướng gió chính là gió Đông Nam, Tây Nam (từ tháng 4-9) gió Tây Bắc (từ tháng 9-3) và thường có bão vào tháng 9,10,11.

2.1.1.4 Thủy văn, nguồn nước

(31)

31

Mặc dù có 5 con sông chính trên địa bàn là: Tả Trạch, sông Nông, sông Truồi, sông Thừa Lưu và Cầu Hai cùng với khe suối nhỏ chằng chịt từ vùng núi đến vùng đồng bằng bán sơn địa, có lượng nước khá phong phú nhưng do địa hình đầu nguồn quá dốc, mưa nhiều đổ mạnh gây ra xói lở và lũ lụt, nước mặn theo các cửa sông xâm nhập lên thượng nguồn hàng chục km và gây ra mặn tràn và ngấm, vùng ven biển thường bị thiếu nước vào mùa khô. Ngoài ra, huyện Phú Lộc còn có một hệ thống đầm phá với mặt nước lớn, là nơi hội tụ của các sông suối thông ra biển qua các cửa Tư Hiền, Lăng Cô... Các đầm chính đều bị nhiễm mặn không thể cung cấp nước sinh hoạt và trồng trọt mà chỉ dùng vào nuôi trồng thủy sản và điều tiết môi trường.

* Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên của huyện Phú Lộc + Lợi thế :

1. Nằm giữa hai thành phố lớn trên trục đường quốc lộ 1A nên huyện có điều kiện tiếp cận thị trường, tiếp thu khoa học kỹ thuật và giao lưu kinh tế.

2. Bờ biển 60km, có các đầm phá lớn và nhiều chất hữu cơ, là nơi cư trú và phát triển của Tôm ,Cá v.v... Nên huyện có thế mạnh trong hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

3. Huyện có vị trí chiến lược trong vùng Bắc Trung Bộ, gắn liền với cảng nước sâu Chân Mây, nên sẽ có nhiều điều kiện thuật lợi phát triển kinh tế- xã hội .

+Hạn chế :

1. Diện tích đất đồng bằng hẹp có độ dốc dưới 150 ít (chỉ chiếm dưới 37%

diện tích tự nhiên) mà đa phần là đất có độ dốc lớn nên khó khăn trong bố trí dân cư và sản xuất nông nghiệp .

2. Do ảnh hưởng của khí hậu ven biển, lượng mưa lớn, kéo dài gây ra ngập úng và sạt lở, mùa khô gây hạn hán gay gắt giữa hai vụ.

3. Đất đai được phát triển trên địa hình phức tạp đá mẹ nghèo dinh dưỡng, tầng mỏng, đa phần lại là đất cát, khả năng giữ nước kém. Tiềm năng đất đai cho sản xuất nông nghiệp rất hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Đất đai

(32)

32

Với DT tự nhiên vào khoảng 73 nghìn ha, Phú Lộc là huyện có DT tương đối lớn của tỉnh TTH (chiếm 14,4% DT tự nhiên của tỉnh). Trong DT đất NN của huyện (gần 62% DT tự nhiên), phần lớn là đất LN (gần 52% DT tự nhiên).

Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất của huyện Phú Lộc năm 2009

STT Chỉ tiêu Số lượng (ha) %

Tổng diện tích tự nhiên 72.955,56 100,00

I Đất NN 44.979,03 61,65

1.1 Đất SX NN 6.201,81 8,50

1.2 Đất lâm nghiệp 37.605,72 51,55

1.2.1 Đất rừng tự nhiên 17.519,55 24,01

1.2.2 Đất trồng rừng 20.086,17 27,53

1.3 Đất NN khác 1.171,50 1,61

II Đất chuyên dùng 19.973,77 27,38 III Đất chưa sử dụng 8.002,76 10,97 3.1 Đất đồng bằng chưa sử dụng 1.731,72 2,37 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 6.271,04 8,60

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Lộc năm 2009 Điều đó cho thấy, đây là huyện có DT LN lớn, đặc biệt là trồng rừng (năm 2009 hơn 20 nghìn ha, chiếm hơn 27,5% DT tự nhiên) (Bảng 2.1). Đây là điều kiện khá thuận lợi để huyện PT mạnh ngành LN, đặc biệt là RTTM, khai thác triệt để nguồn đất đai chưa sử dụng để PT LN, đem lại nhiều hiệu quả cho địa phương và người dân.

2.1.2.2. Dân số và lao động

Dân số trung bình của huyện năm 2009 là 135.005 người, giảm so với năm 2008 là 16.631 người, tức giảm 10,97%. Trong đó tốc độ giảm của khu vực nông thôn nhiều hơn thành thị, tương ứng giảm 11,06% so với 9,82% ở thành thị. Đối với LĐ, toàn huyện năm 2009 có 81.457 người, giảm so với năm 2008 là 0,4%, tuy nhiên phần lớn chủ yếu giảm lực lượng ngoài độ tuổi LĐ (giảm 4,59%). Lực lượng LĐ ở đây khá dồi dào, đặc biệt trong độ tuổi LĐ (chiếm 89,95%), tuy nhiên đa phần

(33)

33

là LĐ phổ thông, làm việc theo mùa vụ có nhiều thời gian nhàn rỗi, một bộ phận không nhỏ phải đi các tỉnh khác làm thuê, trình độ LĐ còn thấp.

Bảng 2.2: Dân số và cơ cấu dân số của huyện Phú Lộc năm 2008, 2009

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 So sánh

2008/2009 Số

lượng (người)

% Số

lượng (người)

% +, - %

I. Dân số toàn huyện 151.636 100,00 135.005 100,00 -16.631 -10,97 Chia theo giới tính:

- Nam 75.404 49,73 67.451 49,96 -7.953 -10,55

- Nữ 76.232 50,27 67.554 50,04 -8.678 -11,38

Chia theo khu vực:

- Thành thị 23.398 15,43 21.101 15,63 -2.297 -9,82 - Nông thôn 128.063 84,45 113.904 84,37 -14.159 -11,06 II. Lao động 81.784 100,00 81.457 100,00 -327 -0,40 2.1. LĐ trong độ tuổi 73.958 90,43 73.272 89,95 -686 -0,93 2.2. LĐ ngoài độ tuổi 7.826 9,57 8.185 10,05 359 4,59 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Lộc năm 2009 Vì thế PT trồng rừng sẽ là biện pháp hữu ích thu hút lực lượng LĐ của địa phương, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập và giảm thiểu các vấn đề XH...

Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc làm, khai thác các yếu tố nguồn lực và PT địa phương.

2.1.2.3. Kết quả phát triển ngành lâm nghiệp huyện Phú Lộc

Bảng 2.3: Giá trị sản phẩm lâm nghiệp Phú Lộc qua 2 năm 2008-2009

Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 So sánh (%)

I. Sản phẩm lâm nghiệp

1.1 Trồng rừng tập trung ha 628 550 -12,42

1.2 Chăm sóc rừng ha 500 500 0,00

1.3 Gỗ tròn khai thác m3 20.000 20.000 0,00

1.4 Củi khai thác ster 30.000 25.000 -16,67

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

The two dependent variables which reflect OE are Equity Turnover (ET) and Total Assets Turnover (TAT) and four other independent variables: Assets (which shows the capital

This paper claims that the industrialization strategy which has led to the rapid economic structure change in Vietnam during the last two decades failed to shift the

Xuất phát từ thực tế trên, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng năng suất, chất lượng của một số giống đồng tiền trồng chậu trong hệ

The T-test result in Table 8 shows that firm size, age, professional education, work experience, self-employed experience, same business line contacts, and bank

In the words of the governor, “An understanding was reached that the Central Bank alone cannot achieve price stability … we are doing this together.” Thus, the agency has been

While the share of employment in agriculture appears to have stagnated in rural areas and slightly expanded in urban areas, wage employment in the urban private sector has

Bãi chôn lấp bao gồm các ô chôn lấp chất thải, vùng đệm, các công trình phụ trợ như trạm xử lý nước, trạm xử lý khí thải, trạm cung cấp điện nước, văn phòng làm việc

Our study employed desk research to review the literature and focus group to develop an integrated model to estimate the impacts of public administration reform on investment