• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tập làm văn: Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Tập làm văn: Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối - Giáo dục tiếu học"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Soạn bài: Tập làm văn: Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối

Hướng dẫn giải phần Nhận xét Tập làm văn SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 31

Câu 1. Đọc bài sau đây. Xác định các đoạn văn và nội dung mỗi đoạn.

Bãi ngô (SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 31) Bài văn có ba đoạn

a) Đoạn 1: (Từ đầu đến "mạnh mẽ, nõn nà”).

Đoạn này giới thiệu chung về sự phát triển mau chóng, mạnh mẽ của bãi ngô.

b) Đoạn 2: (Từ "Trên ngọn" đến "óng ánh").

Đoạn này miêu tả sự ra hoa trổ bắp của cây ngô.

c) Đoạn 3: (Phần còn lại)

Đoạn này tả cảnh bãi ngô đã già, bắp ngô đã chắc hạt, sẵn sàng cho mùa thu hoạch.

Câu 2. Đọc lại bài Cây mai tứ quý (SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 23) Trình tự miêu tả trong bài ấy có gì khác bài Bãi ngô.

- Bài Cây mai tứ quý cũng gồm có ba phần nhưng phần đầu tả chung về dáng dấp cây mai; đoạn hai tả hoa mai; đoạn ba nói lên cảm xúc của người ngắm hoa xem lá mai.

- Bài Bãi ngô cũng có ba đoạn nhưng viết theo sự phát triển cùa cây ngô: ngô non, ngô ra hoa trổ bắp, ngô đã già.

Câu 3. Từ cấu tạo của hai bài văn trên rút ra nhận xét về cấu tạo của một bài văn miêu tả cây cối:

Bài văn miêu tả cây cối thường có ba phần:

- Phần đầu giới thiệu miêu tả chung về cây (mở bài).

- Phần thứ hai đi sâu vào miêu tả một hay nhiều bộ phận của cây hoặc nói về các giai đoạn phát triển quan trọng của cây (thân bài).

(2)

- Phần kết bài: có thể nêu lợi ích, vẻ đẹp của cây hoặc cảm xúc của người viết.

Hướng dẫn giải phần Luyện tập Tập làm văn SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 32

Câu 1 (trang 32 sgk Tiếng Việt 4): Bài "Cây gạo" được miêu tả theo trình tự như thế nào?

Trả lời:

Bài "Cây gạo" được miêu tả theo từng thời kì phát triển của bông gạo, từ lúc hoa còn đỏ mọng đến lúc mùa hoa hết. Hoa kết thành trái. Trái già, vỏ tách ra, để lộ những múi bông tưởng chừng như cây gạo treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

Câu 2 (trang 32 sgk Tiếng Việt 4): Lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc.

- Tả lần lượt từng bộ phận của cây.

- Tả từng thời kì phát triển của cây.

Trả lời:

a) Tả lần lượt từng bộ phận của cây (cây vú sữa).

1. Mở bài: Giới thiệu cây vú sữa (Ai trồng? Trồng ở đâu? Được mấy mùa trái ngọt?)

2. Thân bài:

+ Tả khái quát cây vú sữa: chiều cao, hình dáng...

+ Ta lần lượt từng bộ phận: (thân, gốc, vỏ cây, cành, lá, hoa, trái...) 3. Kết bài: Cảm nghĩ về cây vú sữa.

b) Tả lần lượt từng thời kì phát triển:

1. Mở bài: Giới thiệu cây chuối tiêu (Ai trồng? trồng ở đâu?...) 2. Thân bài: Tả khái quát thời kì cây đang ra hoa.

+ Lúc mới nhú lên, hình thù hoa chuối ra sao? màu gì?

(3)

+ Lúc hoa chuối bắt đầu kết trái

+ Buồng chuối hình thành như thế nào? Hình dáng các quả chuối.

+ Buồng chuôi phát triển, quả chuối căng tròn như thế nào? Khi chín bói nó ra sao?

3. Kết bài: Cảm nghĩ của em về ích lợi của cây chuối.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trong bài văn miêu tả cây cối, mỗi đoạn văn có một nội dung nhất định, chẳng hạn: tả bao quát, tả từng bộ phận của cây.. hoặc tả cây theo từng mùa,

M: Giới thiệu bao quát về cây ngô (từ khi cây còn non đến lúc trở thành cây ngô với lá rộng dài, nõn nà).. Tán tròn tự nhiên xòe rộng ở phần gốc, thu dần thành một

Ghi lại cách tả của tác giả trong mỗi đoạn. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trong như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu

- Tả cả chùm hoa, không tả từng bông vì hoa sầu đâu nhỏ, mọc thành chùm, có cái đẹp của cả chùm. - Tác giả bộc lộ tình cảm của mình với hoa sầu đâu. b) Tả quả cà chua!.

Câu 1 trang 75 VBT Tiếng Việt 4 tập 2: Dưới đây là hai đoạn văn có thể dùng để mở đầu bài văn miêu tả cây hồng nhung. Ghi vào chỗ trống sự khác nhau giữa hai cách mở

(Đề bài: Tả cây phượng ở sân trường em.) Có thể dùng, vì kết bài đã nói lên được lợi ích của cây và tình cảm của người tả đối với cây.. c) Em yêu thích, gắn bó với

Sau khi kết thúc việc miêu tả, em có thể bình luận thêm về lợi ích của cây, tình cảm hoặc ấn tượng đặc biệt của người viết đối với cây (kết

mái trường của em, mai này dù có đi đâu xa chăng nữa, em sẽ vẫn luôn nhớ về nơi này, nơi có thầy cô bè bạn và có cây bàng sừng sững tỏa bóng mát ôm ấp chúng em một thời