• Không có kết quả nào được tìm thấy

Xung quanh mình còn rất nhiều người cần phải quan tâm, cần phải yêu thương, cần phải sẻ chia

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Xung quanh mình còn rất nhiều người cần phải quan tâm, cần phải yêu thương, cần phải sẻ chia"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

MÔN NGỮ VĂN – Lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Phần I: (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Cuộc sống trôi đi vội vàng, chúng ta đã quên mất xung quanh mình còn ai, còn những người cần được quan tâm và chia sẻ. Chiều nay, bạn đi vội vàng qua một con hẻm nhỏ. Có một cụ già và một bé gái đang đứng run run ở một góc và chìa cái nón tơi rách ra. Bạn chỉ kịp liếc vội, rồi đi, không làm gì hết. Có lẽ bạn nghĩ rằng mình đang vội, không dừng lại để cho họ vài đồng bạc lẻ. Nhưng bạn có biết rằng chỉ cần dừng xe, mỉm cười và cho họ một cái gì đó, có thể không phải là tiền, là chiếc bánh mì họ cũng thấy ấm lòng và bạn cũng thấy ấm lòng. Nhưng vì bạn sống nhanh quá, vội quá nên bạn đã để yêu thương bỏ ngỏ ở đằng sau.

Khi chúng ta sống chậm lại một chút, thì suy nghĩ chúng ta sẽ khác đi. Xung quanh mình còn rất nhiều người cần phải quan tâm, cần phải yêu thương, cần phải sẻ chia.

Nhưng nếu sống vội vàng thì chúng ta không thể yêu thương được người khác như chúng ta muốn.

(Tài liệu Internet- sưu tầm)

1/ Văn bản trên đề cập đến chủ đề gì? Hãy cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? (1 điểm)

2/ Xác định kiểu câu và hành động nói câu văn sau: (0,5 điểm)

“Xung quanh mình còn rất nhiều người cần phải quan tâm, cần phải yêu thương, cần phải sẻ chia”.

3/ Trật từ trong câu sau thể hiện điều gì? (0,5 điểm) Bạn chỉ kịp liếc vội, rồi đi, không làm gì hết.

4/ Theo em, như thế nào là “sống nhanh quá”? Hãy diễn đạt suy nghĩ ấy bằng một vài câu văn.(1 điểm)

Phần II: (7 điểm)

1/ Hãy viết một văn bản ngắn trình bày hình ảnh thơ mà em thích nhất trong khổ thơ sau:

(3 điểm)

“ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”

(Quê hương, Tế Hanh) 2/ Đọc câu chuyện sau và thực hiện theo yêu cầu:(4 điểm)

“Không hiểu bằng cách nào, một hạt cát lọt vào được bên trong cơ thể của một con trai. Vị khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ nhưng gây nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại của con trai. Không thể tống hạt cát ra ngoài, cuối cùng con trai

(2)

con trai đã biến hạt cát đã gây ra những nỗi đau cho mình thành một viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp...”

(Theo “Lớn lên trong trái tim của mẹ” - Bùi Xuân Lộc - NXB trẻ)

Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về bài học cuộc sống mà em nhận được từ nội dung câu chuyện trên.

...HẾT....

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 8

(3)

NĂM HỌC 2017- 2018

Đáp án mang tính gợi ý, GV căn cứ bài làm của HS xem xét cho điểm Phần I: (3 điểm)

1/ Văn bản trên đê cập đến chủ đề gì? Hãy cho biết phương thức biểu đạt của văn bản trên? (1 điểm)

- Văn bản trên đề cập đến chủ đề là khuyên con người phải biết sống chậm lại, nghĩ khác đi và trao đi yêu thương nhiều hơn để cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn. (0,5 điểm)

- Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là nghị luận (0,5 điểm) 2/ Xác định kiểu câu và hành động nói câu văn sau: ( 0,5 điểm)

Xung quanh mình còn rất nhiều người cần phải quan tâm, cần phải yêu thương, cần phải sẻ chia.

- Kiểu câu: câu trần thuật (0,25 điểm)

- Kiểu hành động nói: điều khiển. (0,25 điểm)

3/ Trật từ trong câu sau thể hiện điều gì? (0,5 điểm) Bạn chỉ kịp liếc vội, rồi đi, không làm gì hết.

- Trật tự từ trong câu: thể hiện thứ tự trước sau của sự việc, hành động. (0,5điểm)

4/ Theo em, như thế nào là “sống nhanh qúa”? Hãy diễn đạt suy nghĩ ấy bằng một vài câu văn. (1 điểm)

- “ Sống nhanh quá” là sống cuộc sống quá vội vàng mà quên mất mọi người xung quanh mình, sống thờ ơ, vô cảm trước những nỗi bất hạnh của người khác, không biết trao đi sự sẻ chia, yêu thương dành cho người khác… (0,5 điểm)

- Học sinh diễn đạt trôi chảy, mạch lạch, không sai chính tả (0,5 điểm)

- Học sinh có thể có cách giải thích khác, giáo viên xem xét cho điểm nếu thấy hợp lí.

Phần II: (7điểm)

1/ Hãy viết một văn bản ngắn trình bày hình ảnh thơ mà em thích nhất trong khổ thơ sau:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

( Quê hương, Tế Hanh)

- Bài văn thể hiện tốt nội dung: nêu hình ảnh thơ mà em thích, trích thơ, lí do vì sao em thích. HS cần phân tích được cái hay về nội dung và hình thức của hình ảnh thơ đó… (2 điểm)

- Phương thức biểu đạt phù hợp. (0,25 điểm)

- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Câu đúng ngữ pháp, không sai chính tả, dùng đúng từ ngữ.

(0,25 điểm)

- Viết một văn bản (0,25 điểm)

- Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng. (0,25 điểm)

- Học sinh có thể có những cách diễn đạt khác, giáo viên xem xét cho điểm nếu thấy cảm

(4)

2/ Đọc câu chuyện sau và thực hiện theo yêu cầu:

“Không hiểu bằng cách nào, một hạt cát lọt vào được bên trong cơ thể của một con trai. Vị khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ nhưng gây nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại của con trai. Không thể tống hạt cát ra ngoài, cuối cùng con trai quyết định đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bọc quanh hạt cát. Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát đã gây ra những nỗi đau cho mình thành một viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp...”

(Theo “Lớn lên trong trái tim của mẹ” - Bùi Xuân Lộc - NXB trẻ)

Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về bài học cuộc sống mà em nhận được từ nội dung câu chuyện trên.

Về nội dung: (3 điểm)

- Giới thiệu chung vấn đề cần nghị luận: Ý chí nghị lực sống của con người

- Giải thích ý nghĩa thông điệp: Hạt cát: biểu tượng cho những khó khăn, những biến cố bất thường,...là yếu tố khách quan có thể xảy ra với con người bất kì lúc nào. Con trai quyết định đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bọc quanh hạt cát và biến hạt cát gây ra cho mình những nỗi đau thành một viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp,...là biểu tượng cho con người biết thích nghi những hoàn cảnh khó khăn, vượt qua nghịch cảnh, không đầu hàng số phận để hoàn thiện nhân cách của bản thân,...Thông điệp của câu chuyện: “Dù cho cuộc sống của con người có trải qua bao nhiêu khó khăn, gian khổ nhưng nếu ta có ý chí, nghị lực thì sẽ vượt qua khó khăn”.

- Tại sao con người cần phải có ý chí nghị lực trong cuộc sống?

- Phê phán những người sống thiếu ý chí, thiếu niềm tin, không đủ kiên tâm để thực hiện những mục đích của mình. Đó là biểu hiện của thái độ sống nhu nhược, thiếu bản lĩnh,...

- Bài học nhận thức và hành động của bản thân

- Học sinh cần có những dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận và lập luận dựa vào nội dung của câu chuyện.

Lưu ý: Học sinh có thể trình bày suy nghĩ về vấn đề khác như: Lòng kiên trì; Tinh thần vượt khó,...GV xem xét đánh giá nếu thấy HS điễn đạt tốt, thuyết phục, hợp lí.

Về hình thức: (1 điểm)

- Đủ 3 phần MB, TB, KL; các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. Giữa các phần phải có sự liên kết. (0,25 điểm)

- Lập luận chặt chẽ, rõ ràng, mạch lạc, phát triển ý tưởng theo trình tự. (0,25 điểm) - Diễn đạt câu đúng ngữ pháp, không sai chính tả; từ ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm.

(0,25 điểm)

(5)

- Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng. (0,25 điểm) - GV căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét đánh giá.

- Không làm bài (0 điểm)

- Lạc đề: Tùy theo mức độ làm bài của học sinh, GV căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét đánh giá sao cho đúng, phù hợp,...

…..Hết...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan