• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐIỀU KHIỂN ÁNH SÁNG BẰNG TINH THỂ QUANG TỬ OPAL

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐIỀU KHIỂN ÁNH SÁNG BẰNG TINH THỂ QUANG TỬ OPAL "

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐIỀU KHIỂN ÁNH SÁNG BẰNG TINH THỂ QUANG TỬ OPAL

Lê Đắc Tuyên1,*, Nguyễn Thị Hiền2

1Trường Đại học Mỏ - Địa chất,

2Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Tinh thể quang tử là cấu trúc tuần hoàn của các vật liệu điện môi, có thể tạo ra vùng cấm quang học tác động và điều khiển ánh sáng. Với ưu điểm nổi bật về cấu trúc ba chiều và phương pháp chế tạo đơn giản, tinh thể quang tử nhân tạo opal được chế tạo bằng quy trình tự sắp xếp trên cơ sở các quả cầu silica. Hình thái học của mẫu chế tạo được kiểm tra bằng kính hiển vi điện tử độ phân giải cao. Vùng cấm quang của tinh thể quang tử opal được nghiên cứu và phân tích bằng phổ phản xạ và truyền qua. Chúng tôi có thể điều chỉnh vùng cấm quang của tinh thể quang tử opal bằng cách thay đổi kích thước quả cầu hoặc góc tới của ánh sáng. Các kết quả nghiên cứu chứng tỏ vùng cấm quang của tinh thể quang tử opal có thể điều khiển được cường độ huỳnh quang của nguyên tố đất hiếm. Tinh thể quang tử opal kết hợp với kim loại tạo ra cấu trúc tuần hoàn của các đĩa kim loại có thể hấp thụ ánh sáng.

Từ khóa: Tinh thể quang tử opal; điều khiển ánh sáng; hấp thụ sóng điện từ

MỞ ĐẦU*

Tinh thể quang tử (photonic crystals) là một vật liệu quang học mới trên cơ sở cấu trúc tuần hoàn của chất điện môi [1,2]. Tinh thể quang tử tương tác với photon tương tự cách mà chất bán dẫn tác động lên electron. Bởi vậy, chúng ta có thể áp dụng rất nhiều tính chất đã biết của electron cho photon. Photon nhanh hơn cũng như tổn hao năng lượng ít hơn electron vì tương tác giữa chúng yếu hơn, nên một thiết bị như diode hay transistor quang học sẽ hoạt động nhanh và tốn ít năng lượng hơn diode hay transistor điện tử thông thường. Điều này giải thích vì sao tinh thể quang tử được kỳ vọng rất lớn và được quan tâm nghiên cứu cho các thiết bị quang điện tử và quang tử [3,4].

Do cấu trúc tuần hoàn của chiết suất, ánh sáng bị phản xạ và khúc xạ tại mặt phân cách giữa các môi trường, nên tinh thể quang tử có thể tạo ra vùng cấm quang (photonic band gap).

Tinh thể quang tử chặn các photon (ánh sáng) có năng lượng nằm trong vùng cấm quang và cho phép các photon khác truyền qua. Sự tồn tại của vùng cấm quang đã tạo ra nhiều hiện tượng quang học mới và thú vị, cũng như được sử dụng để điều khiển ánh sáng [1-4].

*Email: ledactuyen@humg.edu.vn

Ứng dụng nổi bật của tinh thể quang tử là sợi quang học dùng trong thông tin quang, mạch tổ hợp và tách sóng trong bộ xử lý tín hiệu quang học [5-7]. Tuy nhiên, hầu hết các ứng dụng chỉ sử dụng tinh thể quang tử một chiều (1D) và hai chiều (2D). Tinh thể quang tử ba chiều (3D), có ưu điểm ở khả năng điều khiển ánh sáng theo cả ba chiều không gian, đang được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu cho các ứng dụng thực tế [6-8].

Tinh thể quang tử nhân tạo opal được tạo thành từ các quả cầu silica kích thước nano mét sắp xếp theo trật tự của mạng lập phương tâm mặt (fcc) xếp chặt. Với ưu điểm nổi bật về cấu trúc ba chiều và phương pháp chế tạo đơn giản, tinh thể quang tử opal là ví dụ điển hình được sử dụng nghiên cứu tính chất quang cũng như làm cơ sở cho việc nghiên cứu những tinh thể quang tử khác [8,9]. Hơn nữa, việc nghiên cứu chúng cho ta những hiểu biết cơ bản về sự tương tác giữa ánh sáng và môi trường rắn. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày phương pháp chế tạo, tính chất quang, vùng cấm quang và khả năng điều khiển ánh sáng của tinh thể quang tử opal.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quả cầu silica với kích thước khác nhau được chế tạo bằng phương pháp hóa học tổng hợp

(2)

được phát triển bởi Stober [10]. Các quá trình thủy phân và ngưng tụ xảy ra liên tiếp khi TEOS (tetraethoxysilane - Si(OC2H5)4) được hòa trộn trong môi trường của hỗn hợp NH4OH, H2O,và C2H5OH. Có thể tóm tắt quá trình này bằng các phương trình phản ứng hóa học: Phản ứng thủy phân của TEOS với H2O, sau đó là quá trình ngưng tụ tạo SiO2.

Si(OC2H5)4 + 4H2O  Si(OH)4 + 4C2H5OH Si(OH)4  SiO2 + 2H2O

Các phản ứng xảy ra trong thời gian 4 giờ với sự hỗ trợ của máy khuấy từ và nhiệt độ ổn định tại 300C. Kết quả thu được là dung dịch huyền phù màu trắng bạc có chứa các quả cầu SiO2. Các quả cầu đơn phân tán SiO2 được tách ra từ dung dịch bằng máy li tâm và rửa lại bằng H2O để chuẩn bị cho quá trình chế tạo tinh thể quang tử opal. Kích thước của quả cầu SiO2 có thể được điều khiển bằng nồng độ hóa chất tham gia phản ứng. Các quả cầu Eu3+/SiO2 cấu trúc lõi/vỏ cũng được chế tạo tương tự. Quá trình ngưng tụ SiO2 tạo thành vỏ bao bọc mầm Eu3+.

Tinh thể quang tử nhân tạo opal được chế tạo bằng quy trình tự sắp xếp các quả cầu SiO2

thông qua phương pháp lắng đọng trọng lực với hỗ trợ của nhiệt độ. Với cấu trúc của quả cầu Eu3+/SiO2 lõi/vỏ được tiếp tục nung ở 9000C trong 2 giờ nhằm tăng cường khả năng phát huỳnh quang của Eu3+.

Hình thái học và cấu trúc của tinh thể quang tử opal được khảo sát bằng kính hiển vi điện tử độ phân giải cao. Vùng cấm quang của tinh thể được nghiên cứu thông qua phổ phản xạ và phổ truyền qua đo bằng quang phổ S2000 (Ocean). Phổ huỳnh quang được đo bằng máy quang phổ MicroHR (Jobin Yvon).

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Kính hiển vi điện tử quét (SEM) được sử dụng khảo sát hình thái học của mẫu chế tạo.

Hình 1(a) trình bày ảnh SEM của quả cầu SiO2, các quả cầu SiO2 có độ đồng nhất cao và đơn phân tán. Sự phân bố kích thước hạt được mô tả trên hình 1(b), kích thước trung

bình của quả cầu khoảng 424 nm với độ lệch chuẩn 12 nm (~3%). Các quả cầu với độ đồng nhất cao là điều kiện cần để có thể chế tạo được những tinh thể quang tử opal chất lượng cao. Hình 1(c) là giản đồ nhiễu xạ tia X của các quả cầu silica. Đỉnh phổ nhiễu xạ tại 2 = 22 cho thấy silica có dạng vô định hình.

Hình 1. (a) Ảnh SEM của quả cầu nano SiO2, (b) Phân bố kích thước hạt, (c) Giản đồ nhiễu xạ tia X

của mẫu SiO2

Hình 2(a) là ảnh SEM bề mặt của tinh thể quang tử opal sau khi các quả cầu SiO2 tự sắp xếp bằng quá trình lắng đọng trọng lực. Các quả cầu xếp chặt theo cấu trúc mạng lập phương tâm mặt với họ mặt (111) song song với bề mặt của mẫu. Các quả cầu SiO2 trên mặt (111) có đối xứng lục giác.

Hình 2(b) trình bày phổ phản xạ và phổ truyền qua theo phương vuông góc với mặt (111) của tinh thể quang tử opal. Tại bước

(3)

sóng mà ánh sáng phản xạ mạnh thì độ truyền qua yếu và ngược lại. Vùng cấm quang ức chế, không cho ánh sáng truyền qua, nên ánh sáng bị phản xạ mạnh tại đó. Vị trí của vùng cấm quang trong tinh thể quang tử opal có thể dự đoán bằng lý thuyết nhiễu xạ Bragg [11]:

111 = 2d111 ( – sin2

)1/2

trong đó 111 là bước sóng phản xạ từ mặt (111); d111 (=0,816 D) là khoảng cách giữa hai mặt (111), phụ thuộc vào đường kính D của quả cầu; Chiết suất hiệu dụng được xác định neff = fnsphere +(1 - f)nvoid = 1,33, với nspherenvoid lần lượt là chiết suất của SiO2 (nsphere = 1,45) và không khí (nvoid = 1), hệ số lấp đầy của cấu trúc fcc xếp chặt f = 0,74;  là góc tới của ánh sáng. Đường kính quả cầu đo trực tiếp bằng ảnh SEM là D = 320 nm phù hợp với kết quả tính theo công thức Bragg từ phổ phản xạ là 324 nm.

Hình 2. (a) Ảnh SEM bề mặt (mặt 111) của tinh thể quang tử opal, (b) Phổ phản xạ và phổ truyền qua theo phương vuông góc với mặt (111) của tinh thể quang tử opal với đường kích quả cầu D = 320 nm Trong công thức Bragg thì neff phụ thuộc vật liệu chế tạo, ta có thể thay đổi vùng cấm

quang bằng cách thay đổi đường kính D của quả cầu hoặc góc tới của ánh sáng. Khi kích thước quả cầu tăng thì vùng cấm quang dịch về phía bước sóng dài, nhưng khi góc tới của ánh sáng tăng thì vùng cấm quang bị dịch về bước sóng ngắn hơn. Chúng ta cần lựa chọn kích thước quả cầu cũng như góc tới phù hợp với bước sóng của ánh sáng.

Hình 3 trình bày phổ phản xạ của tinh thể quang tử opal với các kích thước khác nhau của quả cầu SiO2. Kích thước của quả cầu được đo trực tiếp bằng ảnh SEM. Đỉnh phổ phản xạ thay đổi từ 546 đến 921 nm khi kích thước quả cầu tăng từ 250 đến 424 nm. Bước sóng phản xạ thay đổi tương ứng với mầu của mẫu quan sát được.

Điều này chứng tỏ vùng cấm quang của tinh thể quang tử opal có thể điều khiển được thông qua kích thước của quả cầu.

Hình 3. Phổ phản xạ theo phương vuông góc với mặt (111) của tinh thể quang tử opal phụ thuộc

kích thước của quả cầu SiO2

Tinh thể quang tử opal chế tạo từ các quả cầu Eu3+/SiO2 lõi/vỏ đồng thời có khả năng phát sáng và tạo ra vùng cấm quang [12]. Với những lựa chọn phù hợp ta có thể điều khiển sự phát sáng của tinh thể quang tử opal bằng cách thay đổi góc chiếu sáng. Hình 4(a) trình bày phổ quang huỳnh quang của quả cầu Eu3+/SiO2 lõi/vỏ được kích thích bằng bước sóng 395 nm với công suất trung bình 1 mW.

Phổ huỳnh quang gồm những vạch phát xạ hẹp tương ứng với phát xạ của Eu3+ từ các chuyển mức bên trong lớp 4f là 5D07Fj (j =

(4)

0, 1, 2, 3). Đỉnh phát quang mạnh nhất tại 612 nm (ứng với chuyển dời 5D07F2) được lựa chọn để khảo sát sự ảnh hưởng của vùng cấm quang lên cường độ sáng. Hình 4(b) trình bày phổ phản xạ của tinh thể quang tử opal theo các góc khác nhau từ 0– 45. Vùng cấm quang bị dịch về phía bước sóng nhỏ khi góc tới tăng. Cường độ huỳnh quang của đỉnh phát xạ 612 nmphụ thuộc vào góc đo được trình bày trên hình 4(c). Với các góc đo từ 0 - 30, đỉnh phát xạ 612 nm có cường độ yếu hơn so với các góc khác vì lúc này bước sóng phát xạ trùng với vùng cấm quang. Tại góc 20, đỉnh phát xạ 612 nm có cường độ nhỏ nhất vì nó trùng hoàn toàn với vùng cấm quang. Cường độ sáng mạnh hơn khi đỉnh phát xạ không trùng với vùng cấm quang như quan sát với góc 40. Như vậy hiệu ứng vùng cấm quang của tinh thể quang tử opal có thể thay đổi, điều khiển cường độ sáng. Cường độ huỳnh quang của tinh thể quang tử opal phụ thuộc theo góc phát xạ tương ứng với vùng cấm quang, có thể được sử dụng trong việc chọn lọc cũng như điều khiển cường độ ánh sáng.

Sử dụng tinh thể quang tử opal, chúng tôi chế tạo cấu trúc đĩa vàng tuần hoàn như trên hình 5(a). Tính chất quang của cấu trúc đĩa vàng được so sánh với tinh thể quang tử SiO2 opal thông qua phổ phản xạ của chúng. Hình 5(b) trình bày phổ phản xạ của SiO2 opal (đường liền nét) và cấu trúc đĩa vàng (đường nét đứt) theo phương vuông góc bề mặt mẫu với kích thước của quả cầu là 285 nm. Phổ phản xạ của cấu trúc đĩa vàng nghịch đảo với tinh thể quang tử opal. Kết quả này cho thấy dường như cấu trúc đĩa kim loại tuần hoàn đã hấp thụ ánh sáng chiếu đến. Tính chất này khác so với màng kim loại thông thường là phản xạ ánh sáng. Đây là tính chất thú vị đang được tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới.

Hình 4. (a) Phổ phản xạ theo các góc khác nhau của tinh thể quang tử opal trên cơ sở quả cầu Eu3+/SiO2 lõi/vỏ đường kính 290 nm, (b) Phổ huỳnh quang của Eu3+/SiO2 lõi/vỏ, (c) Sự phân bố cường độ huỳnh quang của tinh thể quang tử opal phụ thuộc góc đo (chuyển mức 5D0 - 7F2 của Eu3+)

Hình 5. (a) Ảnh SEM bề mặt của cấu trúc đĩa vàng tuần hoàn, (b) Phổ phản xạ theo phương

vuông góc của cấu trúc opal và đĩa vàng.

(5)

KẾT LUẬN

Các quả cầu SiO2 và Eu3+/SiO2 lõi/vỏ có độ đồng nhất cao, đơn phân tán được tổng hợp bằng phương pháp hóa học. Tinh thể quang tử opal được chế tạo bằng phương pháp tự sắp xếp và vùng cấm quang của chúng có thể thay đổi thông qua kích thước quả cầu hoặc góc tới của ánh sáng. Chúng tôi đã chứng tỏ khả năng điều khiển ánh sáng bằng tinh thể quang tử opal thông qua hiệu ứng vùng cấm quang học.

Cường độ huỳnh quang của tinh thể quang tử opal phụ thuộc mạnh vào vùng cấm quang, chúng có thể được điều khiển bằng cách thay đổi góc chiếu sáng. Cấu trúc đĩa tròn kim loại tuần hoàn được chế tạo trên cơ sở tinh thể quang tử oapl có khả năng hấp thụ ánh sáng.

Tinh thể quang tử opal có thể được dùng trong các ứng dụng về chiếu sáng hay chọn lọc ánh sáng.

LỜI CÁM ƠN

Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số 103.02- 2017.67 và Trường Đại học Mỏ - Địa chất (HUMG) trong đề tài mã số T17 - 39.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. J. D. Joannopoulos, P. R. Villeneuve, and S.

Fan (1997), “Photonic crystals: putting a new twist on light”, Nature, 386, pp. 143-149.

2. J. M. Lourtioz, H. Benisty, V. Berger, J. M.

Gérard, D. Maystre, and A. Tchelnokov (2008), Photonic crystals: Towards nanoscale photonic devices, 2nd ed. Springer.

3. E. Yablonovitch (2001), “Photonic Crystals:

Semiconductors of Light”, Sci. Am., 285, pp. 47- 55 (2001).

4. J. D. Joannopoulos, S. G. Johnson, J. N. Winn, and R. D. Meade (2008), Photonic Crystals Molding the Flow of Light, 2nd ed. Princeton University.

5. P. Russell (2003), “Photonic crystal fibers”, Science, 299, pp. 358–362.

6. S. Aki, K. Maeno, K. Sueyoshi, H. Hisamoto, and T. Endo (2018), “Development of a polymer/TiO2 hybrid two-dimensional photonic crystal for highly sensitive fluorescence-based ion sensing applications”, Sens. and Actuators B:

Chem., 269, pp. 257-263.

7. T. Kohoutek, M. Parchine, M. Bardosova, H.

Fudouzi, and M. Pemble (2018), “Large-area flexible colloidal photonic crystal film stickers for light trapping applications”, Opt. Mater.

Express, 8, pp. 960-967.

8. J. F. Galisteo-López, M. Ibisate, R. Sapienza, L.

S. Froufe-Pérez, Á. Blanco, and Cefe López (2011), “Self-Assembled Photonic Structures”, Adv. Mater., 23, pp. 30–69.

9. M. V. Vasnetsov, V. A. Pas’ko, T. N. Orlova, D. A. Plutenko, A. D. Kudryavtseva, N. V. Tcherniega (2018), “Photonic Bandgap Deformation in a Nonideal Synthetic Opal Photonic Crystal”, J. Exp. Theor. Phys., 126, pp.

579-591.

10. W. Stöber, A. Fink, and E. Bohn (1968),

“Controlled growth of monodisperse silica spheres in the micron size range”, J. Colloid Interface Sci., 26, pp. 62-69.

11. S. G. Romanov, T. Maka, C. M. Sotomayor Torres, M. Müller, R. Zentel, D. Cassagne, J.

Manzanares-Martinez, and C. Jouanin (2001),

“Diffraction of light from thin-film polymethylmetacrylate opaline photonic crystals”, Phys. Rev. E., 63, pp. 056603(1-5).

12. L. D. Tuyen, J. H. Lin, C. Y. Wu, P. T. Tai, J.

Tang, L. Q. Minh, H. C. Kan, and C. C. Hsu (2012), “Pumping- power- dependent photoluminescence angular distribution from an opal photonic crystal composed of monodisperse Eu3+/SiO2 core/shell nanospheres”, Opt. Express, 20, pp. 15418-15426.

(6)

ABSTRACT

MANIPULATION OF LIGHT BASED ON OPAL PHOTONIC CRYSTAL

Le Dac Tuyen1*, Nguyen Thi Hien2

1Hanoi University of Mining and Geology,

2University of Science - TNU

Photonic crystals are periodic modulation of dielectric constant, which can be created photonic bandgap engineering to control the light propargation. From the point of view of three dimensionality and simple techniques, artificial opal photonic crystal was fabricated based on self- assembly mechanism of SiO2 nanospheres. Spherical and structural characterizations were conducted by scanning electron microscopy. Photonic bandgap was characterized and analyzed by reflection and transmission spectra measurements, which can be tuned by varying diameter of spheres or angle of light illumination. The experiments demonstrated that photonic bandgap can be manipulated photoluminescence intensity of Eu3+ ions. We used SiO2 opal photonic crystal as a template to corrugate golden caps with periodicity structure which absorbed electromagnetic wave.

Keywords: Opal photonic crystals, manipulation of light, absorption of electromagnetic wave.

Ngày nhận bài: 14/11/2018; Ngày hoàn thiện: 26/11/2018; Ngày duyệt đăng: 15/12/2018

*Email: ledactuyen@humg.edu.vn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Công thức liện hệ giữa công thoát electon khỏi một kim loại và giới hạn quang điện của kim loại đó là.. Ta hiểu cường độ của chùm sáng là năng lượng ánh sáng mà ánh sáng

Như vậy với kết quả khảo sát khả năng phân hủy MB trong dung dịch ở trên cho thấy vật liệu Fe-MIL-101 có khả năng làm chất xúc tác quang trong vùng ánh sáng

Ảnh hưởng của nhiệt độ thiêu kết đến cấu trúc mạng tinh thể, kích thước hạt, tính chất quang cũng như ảnh hưởng của nồng độ pha tạp Mn 4+ đã được nghiên cứu để tìm

Các thông số cấu trúc tinh thể của các màng mỏng ZnO, GZO và IGZO: A Kích thước hạt tinh thể, B Mật độ biến dạng đường và C Ứng suất nén Kết quả tính toán theo công thức 3-5 được

Điều này có thể là do khi tăng hàm lượng của chất phụ gia Cu2+ kết quả là làm tăng các tâm hoạt động cũng như đã mở rộng “band gap” sang vùng ánh sáng nhìn thấy xúc tác quang cho hoạt