• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
39
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Kế hoạch dạy học tuần 15

Thời gian thực hiện: Thứ 2 ngày 13 tháng 12 năm 2021 Toán

GIỚI THIỆU BIỂU ĐỒ HÌNH QUẠT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Bước đầu biết đọc, phân tích và xử lí số liệu ở mức độ đơn giản trên biểu đồ hình quạt.

- Rèn kĩ năng thực hiện thành thạo các phép tính và vận dụng giải toán

- Rèn phẩm chất chăm chỉ: HS chăm chỉ tích cực tự học, có trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Hình vẽ một biểu đồ tranh (hoặc biểu đồ cột ở lớp 4)

- Phóng to biểu đồ hình quạt ở ví dụ 1 trong SGK (để treo lên bảng) hoặc vẽ sẵn biểu đồ đó vào bảng phụ.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động khởi động: (3 phút) - Cho HS hát

- Hãy nêu tên các dạng biểu đồ đã biết?

- GV kết luận

- Giới thiệu bài - Ghi vở

- Hát tập thể

- Biểu đồ dạng tranh - Biểu đồ dạng cột - HS khác nhận xét - HS ghi vở

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới: (15 phút)

* Ví dụ 1:

- GV treo tranh ví dụ 1 lên bảng và giới thiệu: Đây là biểu đồ hình quạt, cho biết tỉ số phần trăm của các loại sách trong thư viện của một trường tiểu học.

- Yêu cầu HS quan sát tranh trên bảng

+ Biểu đồ có dạng hình gì? Gồm những phần nào?

- Hướng dẫn HS tập đọc biểu đồ + Biểu đồ biểu thị gì?

- GV xác nhận: Biểu đồ hình quạt đã cho biểu thị tỉ số phần trăm các loại sách trong thư viện của một trường tiểu học.

- HS thảo luận, trả lời câu hỏi

- Biểu đồ có dạng hình tròn được chia thành nhiều phần. Trên mỗi phần của hình tròn đều ghi các tỉ số phần trăm tương ứng.

- Biểu đồ biểu thị tỉ số phần trăm các loại sách có trong thư viện của một trường tiểu học.

- Được chia ra làm 3 loại: truyện thiếu

(2)

+ Số sách trong thư viện được chia ra làm mấy loại và là những loại nào?

- Yêu cầu HS nêu tỉ số phần trăm của từng loại

- GV xác nhận: Đó chính là các nội dung biểu thị các giá trị được hiển thị.

+ Hình tròn tương ứng với bao nhiêu phần trăm?

+ Nhìn vào biểu đồ. Hãy quan sát về số lượng của từng loại sách; so sánh với tổng số sách còn có trong thư viện

+ Số lượng truyện thiếu nhi so với từng loại sách còn lại như thế nào?

- Kết luận :

+ Các phần biểu diễn có dạng hình quạt gọi là biểu đồ hình quạt

- GV kết luận, yêu cầu HS nhắc lại.

* Ví dụ 2

- Gọi 1 HS đọc đề bài

-Yêu cầu HS quan sát biểu đồ và tự làm vào vở

- Có thể hỏi nhau theo câu hỏi:

+ Biểu đồ nói về điều gì?

+ Có bao nhiêu phần trăm HS tham gia môn bơi?

+ Tổng số HS của cả lớp là bao nhiêu?

+ Tính số HS tham gia môn bơi?

nhi, sách giáo khoa và các loại sách khác.

- Truyện thiếu nhi chiếm 50%, sách giáo khoa chiếm 25%,các loại sách khác chiếm 25%.

- Hình tròn tương ứng với 100% và là tổng số sách có trong thư viện.

- Số lượng truyện thiếu nhi nhiều nhất, chiếm nửa số sách có trong thư viện ,số lượng SGK bằng số lượng các loại sách khác, chiếm nửa số sách có trong thư viện

- Gấp đôi hay từng loại sách còn lại bằng 1/2 số truyện thiếu nhi

- HS đọc

- HS tự quan sát, làm bài - HS trả lời câu hỏi

Số HS tham gia môn bơi là:

32 12,5 : 100 = 4 (học sinh) Đáp số: 4 học sinh

3. HĐ thực hành: (15 phút) Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài - HS xác định dạng bài

- HS làm bài , chia sẻ - GV nhận xét, chữa bài.

- HS đọc yêu cầu

- BT về tỉ số phần trăm dạng 2 (tìm giá trị một số phần trăm của một số)

- HS làm bài, chia sẻ Bài giải Số HS thích màu xanh là:

120 x 40 : 100 = 48 (học sinh) Số HS thích màu đỏ là

120 x 25 : 100 =30 (học sinh ) Số HS thích màu trắng là:

(3)

Bài 2:

- GV có thể hướng dẫn HS:

- Biểu đồ nói về điều gì ?

120 x 20 : 100 = 24 (học sinh) Số HS thích màu tím là:

120 x 15 : 100 = 18 (học sinh) - HS nghe

- HS trả lời

- HS đọc các tỉ số phần trăm + HSG: 17,5%

+ HSK: 60%

+ HSTB: 22,5%

4. Hoạt động ứng dụng, củng cố: (3 phút) - Biểu đồ có tác dụng, ý nghĩa gì

trong cuộc sống?

- Về nhà dùng biểu đồ hình quạt để biểu diễn số lượng học sinh của khối lớp 5:

5A: 32 HS 5B: 32 HS 5C: 35 HS 5D: 30 HS

*Củng cố, dặn dò - GV n/x tiết học

- Biểu diễn trực quan giá trị của một số đại lượng và sự so sánh giá trị của các đại lượng đó.

- HS nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

Tập đọc

THẦY CÚNG ĐI BỆNH VIỆN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Phê phán cách chữa bệnh bằng cúng bái, khuyên mọi người chữa bệnh phải đi bệnh viện.

- Biết đọc diễm cảm bài văn.

- Rèn phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung

thực, trách nhiệm, nhân ái. Phát triển các năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: sgk, tranh ảnh

- Học sinh: Sách giáo khoa

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. HĐ khởi động: (3 phút)

- Tổ chức cho học sinh thi đọc và trả lời câu hỏi bài: Thầy thuốc như mẹ hiền.

- Giáo viên nhận xét.

- Giới thiệu bài và tựa bài: Thầy cúng đi bệnh viện.

- Học sinh thực hiện.

- Lắng nghe.

- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.

2. HĐ hình thành kiến thức mới: (12 phút

(4)

- Gọi 1 HS đọc tốt đọc bài một lượt.

- Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn văn trong nhóm.

- GV sửa phát âm, giọng đọc, ngắt nghỉ cho HS.

- GV giúp HS hiểu nghĩa các từ trong bài.

- Đọc theo cặp

- Gọi 1 HS đọc toàn bài - GV đọc diễn cảm bài văn

- Cả lớp đọc thầm theo bạn, chia đoạn:

+ Đ1: Cụ Ún ...cúng bái.

+ Đ2: Vậy mà... thuyên giảm.

+ Đ3: Thấy cha....không lui.

+ Đ4: Sáng...đi bệnh viện.

- Nhóm trưởng điều khiển

+ HS đọc nối tiếp lần 1kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó.

+ HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ

- HS đọc theo cặp.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS nghe

* HĐ Tìm hiểu bài: (8 phút)

- Cho HS đọc câu hỏi trong SGK, thảo luận và TLCH:

+ Cụ Ún làm nghề gì ?

+Tìm những chi tiết cho thấy cụ Ún được mọi người tin tưởng về nghề thầy cúng?

+ Khi mắc bệnh cụ tự chữa bằng cách nào? Kết quả ra sao ?

+ Cụ Ún bị bệnh gì?

+ Vì sao bị sỏi thận mà cụ không chịu mổ, trốn viện về nhà?

+ Nhờ đâu cụ Ún khỏi bệnh?

+ Câu nói cuối bài giúp em hiểu cụ Ún đã thay đổi cách nghĩ như thế nào?

+ Nội dung chính của bài là gì ?

+ Câu chuyện giúp chúng ta hiểu điều gì?

- Nhóm trưởngđiều khiển nhóm thảo luận và TLCH sau đó chia sẻ trước lớp:

+ Cụ Ún làm nghề thầy cúng.

+ Khắp làng xa bản gần, nhà nào có người ốm cũng nhờ đến cụ cúng. Nhiều người tôn cụ làm thầy, ...

+ Cụ chữa bằng cách cúng bái nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm.

+ Cụ bị sỏi thận.

+ Vì cụ sợ mổ, cụ không tin bác sĩ người kinh bắt được con ma người Thái.

+ Nhờ bệnh viện mổ lấy sỏi thận cho cụ.

+ Thầy cúng không chữa khỏi bệnh cho con người. Chỉ có thầy thuốc mới làm được việc đó.

- Nội dung: Phê phán cách chữa bệnh bằng cúng bái, khuyên mọi người chữa bệnh phải đi bệnh viện.

- Không nê mê tín, tin vào những điều phi lí.

3. HĐ thực hành: (8 phút)

- Cho HS đọc nối tiếp 4 đoạn của bài.

- GV nhận xét, chốt cách đọc.

- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3+4.

- Thi đọc diễn cảm đoạn văn trước lớp.

- GV cùng HS nhận xét bình chọn HS đọc hay nhất.

- HS theo dõi và nêu cách đọc.

- Đọc theo cặp - Thi đọc diễn cảm

(5)

4. HĐ ứng dụng, củng cố: (4 phút) - Thi đua: Ai hay hơn?Ai diễn cảm hơn?

- Mỗi dãy cử một bạn đọc diễn cảm một đoạn mà mình thích nhất?

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

- Hiện nay ở địa phương em còn hiện tượng chữ bệnh bằng cúng bái nữa không? Nếu có em cần phải làm gì để mọi người từ bỏ hủ tục lạc hậu đó?

* Củng cố, dặn dò - GV n/x tiết học

- Học sinh lần lượt đọc diễn cảm nối tiếp từng đoạn văn.

- 3 học sinh thi đọc diễn cảm.

- Cả lớp nhận xét – chọn giọng đọc hay nhất.

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

……….

Thời gian thực hiện: Thứ 3 ngày 14 tháng 12 năm 2021 Toán

LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học - Rèn kĩ năng thực hiện thành thạo các phép tính và vận dụng giải toán

- Rèn phẩm chất chăm chỉ: HS chăm chỉ tích cực tự học, có trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: sgk, bảng phụ - Học sinh: Vở, SGK

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Bắn tên" với nội dung là nêu công thức tính diện tích một số hình đã học:

Diện tích hình tam giác, hình thang, hình vuông, hình chữ nhật.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

Shcn = a x b Stam giác = a x h : 2 S vuông = a x a S thang = (a + b ) x h : 2 (Các số đo phải cùng đơn vị )

- HS nhận xét - HS nghe - HS ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)

*Hướng dẫn học sinh thực hành tính diện tích của một số hình trên thực

tế. - HS quan sát

(6)

- GV treo bảng phụ có vẽ sẵn hình minh hoạ trong ví dụ ở SGK (trang 103)

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Cho HS thảo luận tìm ra cách tính diện tích của hình đó.

- HS có thể thảo luận theo câu hỏi:

+ Có thể áp dụng ngay công thức tính để tính diện tích của mảnh đất đã cho chưa?

+ Muốn tính diện tích mảnh đất này ta làm thế nào?

- GV nhận xét, kết luận - Yêu cầu HS nhắc lại.

- 1 HS đọc - HS thảo luận

- Chưa có công thức nào để tính được diện tích của mảnh đất đó.

- Ta phải chia hình đó thành các phần nhỏ là các hình đã có trong công thức tính diện tích

- HS nghe - HS nhắc lại 3. HĐ thực hành: (15 phút)

Bài 1:

- Gọi 1 HS đọc đề bài. Xem hình vẽ.

- Yêu cầu HS làm bài.

- GV nhận xét, chữa bài.

Bài 2:

- Cho HS tự làm bài vào vở - GV hướng dẫn HS:

+ Có thể chia khu đất thành 3 hình chữ nhật rồi tính diện tích từng hình, sau đó cộng kết quả với nhau.

- HS thực hiện yêu cầu

- HS làm vào vở, chia sẻ kết quả Bài giải

Chia mảnh đất thành 2 hình chữ nhật ABCI và FGDE

Chiều dài của hình chữ nhật ABDI là:

3,5 + 3,5 + 4,2 = 11,2 (m) Diện tích hình chữ nhật ABDI là:

3,5 x 11,2 = 39,2 (m2) Diện tích hình chữ nhật FGDE là:

4,2 x 6,5 = 27,3 (m2) Diện tích khu đất đó là:

39,2 + 27,3 = 66,5 (m2) Đáp số: 66,5m2 - HS đọc bài

- HS làm bài, báo cáo giáo viên

4. Hoạt động ứng dụng, củng cố:(3 phút) - Chia sẻ kiến thức về tính diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học với mọi người.

- Vận dụng vào thực tế để tính diện tích các hình được cấu tạo từ các hình đã học.

* Củng cố, dặn dò

- HS nghe và thực hiện - HS nghe và thực hiện

(7)

- GV n/x tiết học

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Luyện từ và câu TỔNG KẾT VỐN TỪ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS liệt kê được những từ ngữ chỉ người, nghề nghiệp , các dân tộc anh em trên đất nước; từ ngữ miêu tả hình dáng của người, các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò bè bạn.

- Từ những từ ngữ miêu tả hình dáng của người, viết được một đoạn văn miêu tả hình dáng của một người cụ thể.

- Rèn phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung

thực, trách nhiệm, nhân ái. Phát triển các năng lực ngôn ngữ II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: sgk, bảng phụ - Học sinh: Vở viết, SGK

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động: (5 phút) - Cho HS tổ chức chơi trò chơi

"Truyền điện" đặt câu với các từ có tiếng phúc ?

- Nhận xét câu đặt của HS - Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS thi đặt câu - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành: (28 phút)

Bài tập 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - Cho HS hoạt động nhóm - Gọi đại diện nhóm trình bày

- GV nhận xét kết luận lời giải đúng.

Bài tập 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài - Cho HS thảo luận cặp đôi

- HS đọc yêu cầu bài tập

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm - Đại diện nhóm lên trình bày Đáp án

+ Người thân trong gia đình: cha mẹ, chú dì, ông bà, cụ, thím, mợ, cô bác, cậu, anh, ..

+Những người gần gũi em trong trường học: thầy cô, bạn bè, bạn thân, ...

+ Các nghề nghiệp khác nhau: công nhân, nông dân, kĩ sư, bác sĩ...

+ Các dân tộc trên đất nước ta: Ba - na, Ê - đê, Tày, Nùng, Thái, Hơ mông...

- HS đọc yêu cầu

- HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ kết quả Ví dụ:

(8)

- HS nêu thành ngữ tục ngữ tìm được, GV ghi bảng

- Nhận xét khen ngợi HS - Yêu cầu lớp viết vào vở

Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu - HS thảo luận nhóm

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng

Bài 4:

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS tự làm bài tập - Gọi HS đọc đoạn văn của mình - GV nhận xét

a) Tục ngữ nói về quan hệ gia đình + Chị ngã em nâng

+ Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần + Công cha như núi Thái Sơn..

+ Con có cha như nhà có nóc + Con hơn cha là nhà có phúc + Cá không ăn muối cá ươn..

b) Tục ngữ nói về quan hệ thầy trò + Không thầy đố mày làm nên + Muốn sang thì bắc cầu kiều + Kính thầy yêu bạn

c) Tục ngữ thành ngữ nói về quan hệ bạn bè

+ Học thầy không tày học bạn + Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ + Một cây làm chẳng nên non..

- HS đọc

- HS thảo luận nhóm 4, chia sẻ Ví dụ:

- Miêu tả mái tóc: đen nhánh, đen mượt, hoa râm, muối tiêu, óng ả, như rễ tre

- Miêu tả đôi mắt: một mí, bồ câu, đen láy, lanh lợi, gian sảo, soi mói, mờ đục, lờ đờ..

- Miêu tả khuôn mặt: trái xoan, thanh tú, nhẹ nhõm, vuông vức, phúc hậu, bầu bĩnh...

- Miêu tả làn da: trắng trẻo, nõn nà, ngăm ngăm, mịn màng,...

- HS nêu yêu cầu - HS làm bài vào vở - 3 HS đọc

- HS nghe 3. Hoạt động ứng dụng, củng cố: (3 phút)

- Tìm thêm các câu thành ngữ, tục ngữ thuộc các chủ đề trên ?

- Về nhà viết một đoạn văn ngắn khoảng 4-5 câu tả hình dánh người thân trong gia đình em ?

* Củng cố, dặn dò - GV n/x tiết học

- HS nêu

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

(9)

………

………

Kể chuyện

KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết tự kể truyện , bằng lời của mình một câu truyện (mẩu truyện).Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu truyện, biết đặt câu hỏi cho bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn; tăng cường ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.

- HS biết kể và nghe trao đổi được nội dung ý nghĩa truyện.

- Rèn phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, nhân ái. Phát triển các năng lực ngôn ngữ

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: sgk, tranh ảnh minh họa - HS : SGK

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động Giáo viên Hoạt động Học sinh 1. Hoạt động Khởi động (3’)

- Cho học sinh thi nối tiếp kể lại các câu chuyện:

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS thi kể - HS nhận xét - HS ghi vở 2.Hoạt động luyện tập, thực hành:

- Gọi HS đọc đề

- GV gạch chân những từ trọng tâm ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh.

- GV nhắc HS một số câu chuyện các em đã học về đề tài này và khuyến khích HS tìm những câu chuyện ngoài SGK

- Gọi HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể

*Gv kể cho học sinh câu chuyện: Lớp trưởng lớp tôi

* GV gọi Hs kể chuyện - Kể trong nhóm

- GV đi giúp đỡ từng nhóm. Gợi ý HS trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:

+Chi tiết nào trong truyện làm bạn nhớ nhất?

+ Hành động nào của nhân vật làm bạn nhớ nhất?

+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

+ Bạn hiểu điều gì qua câu chuyện?

- Học sinh thi kể trước lớp

- HS đọc đề bài

- HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể

- HS kể trong nhóm

- Học sinh thi kể trước lớp và

(10)

- GV tổ chức cho HS bình chọn.

+ Bạn có câu chuyện hay nhất?

+ Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất?

- Giáo viên nhận xét và đánh giá.

trao đổi cùng bạn.

+ Đại diện các nhóm thi kể trước lớp. Kết thúc chuyện mỗi em đều nói về ý nghĩa câu chuyện, điều các em hiểu ra nhờ câu chuyện.

- Cả lớp và GV nhận xét,

- Cả lớp bình chọn người kể chuyện hay nhất, hiểu chuyện nhất.

- Khen ngợi những em kể tốt

3. Hoạt động ứng dụng, củng cố (2’)

* Củng cố, dặn dò - GV n/x tiết học

- Về nhà tìm thêm các câu chuyện có nội dung như trên để đọc thêm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Đạo đức

TÔN TRỌNG PHỤ NỮ (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.

- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.

- Rèn phẩm chất trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ, nhân ái; phát triển các năng lực điều chỉnh hành vi, NL phát triển bản thân, NL tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế- xã hội

*GDKNS: - Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với phụ nữ.

- Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới phụ nữ.

- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bà mẹ, chị em gái,cô giáo, các bạn gái và những người phụ nữ khác ngoài xã hội.

*ĐC: Bài tập 4,5:hướng dẫn Hs tự học với sự giúp đỡ của cha mẹ II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: sgk, tranh ảnh

- HS : SGK, bảng con, vở...

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động: (5 phút)

- Cho HS trả lời câu hỏi: - HS trả lời

(11)

+ Tại sao người phụ nữ là những người đáng tông trọng?

- GV nhận xét.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (27 phút) HĐ1: Xử lí tình huống (bài tập 3)

- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho HS thảo luận.

- GV theo dõi HD.

- Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV kết luận:

a, Chọn trưởng nhóm phụ trách sao cần phải xem khả năng tổ chức công việc và khả năng hợp tác với bạn khác trong công việc. Nếu Tiến có khả năng thì có thể chọn bạn. Không nên chọn Tiến chỉ vì bạn đó là con trai.

b, Mỗi người đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình. Bạn Tuấn nên lắng nghe các bạn nữ phát biểu.

Hoạt động 2: Làm bài tập 4 (sgk) - GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận theo nhóm.

- GV kết luận:

+ Ngày 8 tháng 3 là ngày Quốc tế phụ nữ.

+ Ngày 20 tháng 10 là ngày Phụ nữ Việt Nam.

+ Hội phụ nữ, câu lạc bộ các nữ doanh nhân là các tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ.

Hoạt động 3: Ca ngợi phụ nữ Việt Nam (bài tập 5)

- GV tổ chức cho HS hát, múa, đọc thơ hoặc kể chuyện về một người phụ nữ mà em yêu mến, kính trọng.

- GV theo dõi, tuyên dương.

- HS thảo luận theo nhóm 4.

- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- HS làm việc theo nhóm đôi.

- Đại diện các nhóm báo cáo.

- HS chuẩn bị theo nhóm 6.

- Các nhóm lên trình bày.

3. Hoạt động ứng dụng, củng cố: (3 phút) - Em làm gì để thể hiện sự tôn trọng đối với những người phụ nữ trong gđ mình

- Cùng các bạn trong lớp lập kế hoạch tổ chức Ngày Quốc tế Phụ nữ.

- HS nêu

- HS nghe và thực hiện.

(12)

* Củng cố, dặn dò - Gv n/x tiết học

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

……….

Khoa học

ÔN TẬP HỌC KỲ I I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân.

- Nêu được tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học.

- Rèn phẩm chất trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ; phát triển năng lực nhận thức khoa học tự nhiên; NL tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh; NL vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: sgk, bảng phụ, tranh ảnh - Học sinh: Sách giáo khoa, vở

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động: (5 phút) - Cho học sinh thi trả lời câu hỏi.

+ Em hãy nêu đặc điểm và công dụng của một số loại tơ sợi tự nhiên?

+ Em hãy nêu đặc điểm và công dụng của một số loại tơ sợi nhân tạo?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS trả lời

- HS nghe - HS viết vở 2. Hoạt động thực hành: (27 phút)

Hoạt động 1: Con đường lây truyền một số bệnh

- Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp, 1 học sinh hỏi, một học sinh trả lời.

+ Bệnh sốt xuất huyết lây truyền qua con đường nào?

+ Bệnh sốt rét lây truyền qua con đường nào?

+ Bệnh viêm màng não lây truyền qua con đường nào?

- 2 học sinh cùng bàn trao đổi thảo luận - Lây truyền qua động vật trung gian là muỗi vằn. Muỗi hút máu người bệnh rồi truyền vi rút sang cho người lành.

- Lây truyền qua động vật trung gianlà muỗi A- nô- phen, kí sinh trùng gây bệnh có trong máu. Muỗi hút máu có kí sinh trung sốt rét của người bệnh truyền sang người lành.

+ Lây truyền qua muỗi vi rút có trong mang bệnh não có trong máu gia súc chim, chuột, khỉ... Muỗi hút máu các

(13)

+ Bệnh viêm gan A lây truyền qua con đường nào?

Hoạt động 2: Một số cách phòng bệnh - Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm

+ Hình minh họa chỉ dẫn điều gì?

+ Làm như vậy có tác dụng gì? Vì sao?

- GV nhận xét

Hoạt động 3: Đặc điểm công dụng của một số vật liệu

- Tổ chức hoạt động nhóm + Kể tên các vật liệu đã học

+ Nhớ lại đặc điểm và công dụng của từng loại vật liệu.

+ Hoàn thành phiếu - GV hỏi :

+ Tại sao em lại cho rằng làm cầu bắc qua sông; làm đường ray tàu hỏa lại phải sử dụng thép?

+ Để xây tường, lát sân, lát sàn nhà lại sử dụng gạch?

+ Tại sao lại dùng tơ, sợi để may quần áo, chăn màn?

Hoạt động 4: Trò chơi ô chữ kỳ diệu Giải đáp ô chữ

con vật bị bệnh và truyền sang người.

+ Lây qua con đường tiêu hóa. Vi rút thải qua phân người bệnh. Phân dính tay người, quần áo, nước, động vật sống dưới nước ăn từ súc vật lây sang người lành.

- Học sinh trao đổi thảo luận theo nhóm bàn. Quan sát hình minh họa + Học sinh trình bày

- Học sinh thảo luận, chia sẻ kết quả

- HS tiếp nối nêu

- HS chơi trò chơi

1) Sự thụ tinh 6) Già 2) Bào thai 7) Sốt rét

3) Dậy thì 8) Sốt xuất huyết 4) Vị thành niên 9) Viêm não 5) Trưởng thành 10) Viêm gan A 3. Hoạt động ứng dụng, củng cố: (3 phút)

- Gia đình em đã làm gì để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết ?

- Tìm hiểu xem địa phương em đã tuyên truyền nhân dân phòng tránh các bệnh lây truyền do muỗi đốt như thế nào.

* Củng cố, dặn dò - GV n/x tiết học

- HS nêu

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

(14)

...

...

Chính tả

NHÀ YÊU NƯỚC NGUYỄN TRUNG TRỰC + CÁNH CAM LẠC MẸ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS phân biệt được những tiếng có âm đầu dễ lẫn r/ d/gi hoặc o/ô.

- Rèn kĩ năng trình bày đúng bài chính tả . - Rèn phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, nhân ái. Phát triển các năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.

* GDBVMT: Giáo dục HS biết yêu quý các loài vật trong môi trường thiên nhiên, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

* Giáo dục Quốc phòng - An ninh:

- GDHS những tấm gương anh dũng hy sinh chống giặc ngoại xâm.

* ĐC: Ghép 2 bài chính tả. Hs tự viết chính tả ở nhà II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: sgk, vbt - Học sinh: VBT TV .

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(3 phút) - Cho HS hát

- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát

- HS thực hiện - HS ghi vở 2.Hoạt động thực hành :(7 phút)

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài - Yêu cầu HS làm bài theo cặp - Cho Hs chia sẻ

- GV nhận xét, kết luận - Gọi HS đọc lại bài thơ

Bài 3:

- HS đọc yêu cầu

- HS đọc đề bài

- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận và làm vào vở sau đó chia sẻ

- HS nghe

- 1 HS đọc bài thơ

Tháng giêng của bé Đồng làng nương chút heo may Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim Hạt mưa mải miết trốn tìm

Cây đào trước cửa lim dim mắt cười Quất gom từng hạt nắng rơi

Làm thành quả những mặt trời vàng mơ Tháng giêng đến tự bao giờ

Đất trời viết tiếp bài thơ ngọt ngào - HS đọc yêu cầu

(15)

-Tổ chức cho HS thi điền tiếng nhanh theo nhóm

- GV nhận xét chữa bài

- HS thi tiếp sức điền tiếng + Ve nghĩ mãi không ra, lại hỏi + Bác nông dân ôn tồn giảng giải.

+ Nhà tôi có bố mẹ già

+ Còn làm để nuôi con là dành dụm.

Bài 2:

- Cho HS đọc yêu cầu của câu a.

- GV giao việc:

+ Các em đọc truyện.

+ Chọn r, d hoặc gi để điền vào chỗ trống sao cho đúng.

- HS làm bài tập.

- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng

Lớp làm vào vở, 1HS làm bài trên bảng lớp.

- Các tiếng cần lần lượt điền vào chỗ trống như sau: ra, giữa, dòng, rò, ra duy, ra, giấu, giận, rồi.

3. Hoạt động ứng dụng:(3 phút) - Giải câu đố sau:

Mênh mông không sắc không hình, Gợn trên sóng nước rung rinh lúa vàng,

Dắt đàn mây trắng lang thang, Hương đồng cỏ nội gửi hương đem về - Là gì?

- Tìm hiểu quy tắc viết r/d/gi.

* Củng cố, dặn dò - GV n/x tiết học

- HS nêu: là gió

- HS nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Thời gian thực hiện: Thứ 4 ngày 15 tháng 12 năm 2021 Toán

HÌNH HỘP CHỮ NHẬT - HÌNH LẬP PHƯƠNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Có biểu tượng về hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

- Nhận biết được các đồ vật trong thực tế có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

- Biết các đặc điểm của các yếu tố của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

- Rèn kĩ năng thực hiện thành thạo các phép tính và vận dụng giải toán

- Rèn phẩm chất chăm chỉ: HS chăm chỉ tích cực tự học, có trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa

(16)

toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: + Một số hình hộp chữ nhật và hình lập phương có kích thước khác nhau, có thể khai triển được (bộ đồ dùng dạy-học nếu có)

- HS: Vật thật có dạng hình hộp chữ nhật và hình lập phương (bao diêm, hộp phấn)

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS thi đua:

+ Phát biểu quy tắc tính chu vi và diện tích hình tròn.

+ Viết công thức tính chu vi và diện tích hình tròn.

- GV nhận xét kết luận - Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS thi đua

- HS nghe - HS ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút) Hình thành một số đặc điểm của

hình hộp chữ nhật và hình lập phương và một số đặc điểm của chúng

*Hình hộp chữ nhật

- Giới thiệu một số vật có dạng hình hộp chữ nhật, ví dụ: bao diêm, viên gạch ...

- Gọi 1 HS lên chỉ tên các mặt của hình hộp chữ nhật.

- Gọi 1 HS lên bảng mở hình hộp chữ nhật thành hình khai triển (như SGK trang 107).

- GV vừa chỉ trên mô hình vừa giới thiệu Chiều dài, chiều rộng, và chiều cao.

- Gọi 1 HS nhắc lại

- Yêu cầu HS tự nêu tên các đồ vật có dạng hình hộp chữ nhật.

*Hình lập phương

- GV đưa ra mô hình hình lập phương

- Giới thiệu: Trong thực tế ta thường gặp một số đồ vật như con súc sắc, hộp phấn trắng (100 viên) có dạng hình lập phương.

+ Hình lập phương gồm có mấy mặt?

- HS lắng nghe, quan sát - HS lên chỉ

- HS thao tác - HS lắng nghe

- HS quan sát -HS nghe

- Hình lập phương có 6 mặt, 8 đỉnh ,12 cạnh, các mặt đều là hình vuông bằng nhau

(17)

Bao nhiêu đỉnh và bao nhiêu cạnh?

- Đưa cho các nhóm hình lập phương (yêu cầu HS làm theo các cặp) quan sát, đo kiểm tra chiều dài các cạnh (khai triển hộp làm bằng bìa).

- Yêu cầu HS trình bày kết quả đo.

- HS thao tác

- Các cạnh đều bằng nhau - Đều là hình vuông bằng nhau 3. HĐ thực hành: (15 phút)

Bài 1:

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở - GV nhận xét, đánh giá. Yêu cầu HS nêu lại các đặc điểm của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

Bài 3:

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu HS quan sát, nhận xét và chỉ ra hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

- Yêu cầu HS giải thích kết quả (nêu đặc điểm của mỗi hình đã xác định)

- HS đọc yêu cầu

- HS làm bài, chia sẻ kết quả

- Hình hộp chữ nhật và hình lập phương có 6 mặt, 12 cạnh và 8 đỉnh. Số mặt, số cạnh và số đỉnh giống nhau.

- 1 HS đọc

- Hình A là hình hộp chữ nhật - Hình C là hình lập phương

- Hình A có 6 mặt đều là hình chữ nhật, 8 đỉnh, 12 cạnh nhưng số đo các kích thước khác nhau.

4. Hoạt động ứng dụng, củng cố: (3phút) - Nhận xét điểm giống và khác nhau của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

- Chia sẻ với mọi người về đặc điểm của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

* Củng cố, dặn dò - GV n/x tiết học

- HS nêu

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Tập đọc

NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

-Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.

- Biết đọc diễn cảm bài văn.

- Rèn phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung

thực, trách nhiệm, nhân ái. Phát triển các năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học

* GDBVMT: Khai thác gián tiếp nội dung bài. GV: Ông Phàn Phù Lìn xứng đáng được Chủ tịch nước khen ngợi không chỉ vì thành tích giúp đỡ bà con thôn bản làm

(18)

kinh tế giỏi mà còn nêu tấm gương sáng về bảo vệ dòng nước thiên nhiên và trồng cây gây rừng để giữ gìn môi trường sống đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: sgk, bảng phụ

- Học sinh: Sách giáo khoa

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. HĐ khởi động: (3 phút)

- Tổ chức cho học sinh thi đọc bài Thầy cúng đi bệnh viện

- Giáo viên nhận xét.

- Giới thiệu bài và tựa bài: Ngu Công xã Trịnh Tường.

- Học sinh thực hiện.

- Lắng nghe.

- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.

2. HĐ hình thành kiến thức mới: (12 phút) - Cho HS đọc toàn bài.

- Cho HS nối tiếp nhau đọc toàn bài trong nhóm

- Luyện đọc theo cặp.

- HS đọc toàn bài - GV đọc mẫu.

- 1 HS đọc toàn bài, chia đoạn + Đoạn 1: Từ đầu...trồng lúa + Đoạn 2: Tiếp...như trước nước + Đoạn 3: Còn lại

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc + HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó.

+ HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.

+ Thi đọc đoạn giữa các nhóm - 2 HS đọc cho nhau nghe - 1 HS đọc

- HS theo dõi.

*HĐ Tìm hiểu bài: (20 phút) - Cho HS đọc câu hỏi trong SGK

- Giao nhiệm vụ cho các nhóm đọc bài và TLCH, chia sẻ trước lớp.

+ Đến huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai mọi người sẽ ngạc nhiên vì điều gì?

+ Ông Lìn đã làm thế nào để đưa nước về thôn?

+ Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở nông thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào?

- HS đọc

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận TLCH sau đó chia sẻ trước lớp - Mọi người hết sức ngỡ ngàng thấy một dòng mương ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao.

- Ông đã lần mò trong rừng sâu hàng tháng trời để tìm nguồn nước. Ông đã cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần 4 cây số mương nước từ rừng già về thôn.

- Nhờ có mương nước, tập quán canh tác ở Phìn Ngan dã thay đổi: đồng bào không làm nương như trước mà chuyển sang trồng lúa nước, không

(19)

+ Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng bảo vệ dòng nước?

+ Thảo quả là cây gì?

+ Cây thảo quả mang lại lợi ích gì cho bà con Phìn Ngan?

+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?

+ Nội dung bài nói lên điều gì?

làm nương nên không còn phá rừng, đời sống của bà con cũng thay đổi nhờ trồng lúa lai cao sản, cả thôn không còn hộ đói.

- Ông đã lặn lội đến các xã bạn học cách trồng thảo quả về hướng dẫn bà con cùng trồng.

- Là quả là cây thân cỏ cùng họ với gừng, mọc thành cụm, khi chín màu đỏ nâu, dùng làm thuốc hoặc gia vị.

- Mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho bà con: nhiều hộ trong thôn mỗi năm thu mấy chục triệu, ông Phìn mỗi năm thu hai trăm triệu.

- Câu chuyện giúp em hiểu muốn chiến thắng được đói nghèo, lạc hậu phải có quyết tâm cao và tinh thần vợt khó.

+ Bài ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn

3. HĐ thực hành: (8 phút)

- 3 HS đọc nối tiếp và lớp tìm cách đọc hay - GV treo bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc

- GV đọc mẫu

- HS thi đọc trong nhóm - Đại diện nhóm thi đọc - GV nhận xét đánh giá

- HS nghe, tìm cách đọc hay

- 2 HS đọc cho nhau nghe - 3 HS thi đọc

- HS nghe 4. HĐ ứng dụng, củng cố: (4 phút)

- Địa phương em có những loại cây trồng nào giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo ?

* Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài Ca dao về lao động sản xuất.

- Tìm hiểu các tấm gương lao động sản xuất giỏi của địa phương em.

- Cây nhãn, cam, bưởi,...

- Lắng nghe.

- Lắng nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Tập làm văn

LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI

(20)

(Thay cho bài Làm biên bản một vụ việc) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Lập được dàn ý chi tiết chi bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập nói, tập đi.

- Chuyển một phần của dàn ý đã lập thành một đoạn văn miêu tả hoạt động của em bé.

- Rèn phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung

thực, trách nhiệm, nhân ái. Phát triển các năng lực ngôn ngữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: sgk, bảng phụ - HS : SGK, vở viết

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động: (5 phút) - Nêu cấu tạo của một bài văn tả người.

- GV nhận xét đánh giá - Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS nêu - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành: (30 phút)

Bài 1: HĐ Cả lớp

- Gọi HS đọc yêu cầu bài - Đề bài yêu cầu làm gì?

- Người thân trong gia đình em gồm những ai?

- Em sẽ tả về ai?

- Dàn ý của một bài văn tả người gồm mấy phần? Nội dung mỗi phần nói gì?

- Yêu cầu HS tự làm bài

- Gọi HS đọc dàn bài của mình.

- GV nhận xét, chỉnh sửa Bài 2: HĐ Cả lớp

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - Đoạn viết nằm trong phần nào?

- Yêu cầu HS nêu mình sẽ viết đoạn nào - Yêu cầu HS làm bài

- Gọi HS đọc bài của mình

- Lập dàn ý cho một bài văn tả 1 người thân trong gia đình.

- HS nêu

- HS tiếp nối nhau nêu - HS tiếp nối nhau nêu

- 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài Mở bài

- Giới thiệu người định tả Thân bài

- Tả bao quát về hình dáng : - Tả hoạt động của người đó Kết bài

- Nêu cảm nghĩ - HS tự lập dàn bài - HS đọc bài của mình

- Viết 1 đoạn văn tả hình dáng hoặc hoạt động của người đó.

- Thân bài

- HS nối tiếp nêu

- HS làm bài, 1 HS làm bảng nhóm - HS đọc bài viết của mình

(21)

- GV nhận xét

3. Hoạt động ứng dụng, củng cố: (2 phút) - viết đoạn mở bài bài văn trên theo kiểu gián tiếp.

* Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học

- Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn văn và ôn tập để chuẩn bị kiểm tra CKI.

- HS thực hiện -HS lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Địa lí

THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về thương mại và du lịch của nước ta:

- Nhớ tên một số điểm du lịch Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, vịnh Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu,…

- Rèn phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ; hình thành và phát triển năng lực: sử dụng các công cụ của Địa lí (tranh ảnh, lược đồ/ bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê); giải quyết vấn đề.

* GDBVMT: Giáo dục các em giữ gìn đường làng, ngõ xóm, giữ gìn vệ sinh chung khi đi du lịch, giáo dục lòng tự hào, có ý thức phấn đấu.

* Biển đảo: Một trong những thế mạnh mà biển mang lại cho con người là du lịch biển. Nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành này.

- Mặt trái của du lịch biển là ô nhiễm biển, vì vậy cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường biển.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: sgk, tranh ảnh - HS: SGK, vở

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động: (5 phút) - Cho học sinh thi kể nhanh: Nước ta có những loại hình giao thông nào? ...

- Giáo viên nhận xét.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS thi kể - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới : (27 phút)

* Hoạt động 1: Tìm hiểu về các khái niệm thương mại, nội thương, ngoại thương, xuất khẩu, nhập khẩu.

- GV yêu cầu HS nêu ý hiểu của mình về các khái niệm:

+ Em hiểu thế nào là thương mại, nội thương, ngoại thương, xuất khẩu, nhập

- 5 HS lần lượt nêu ý kiến, mỗi HS nêu về 1 khái niệm, HS cả lớp theo dõi nhận xét.

(22)

khẩu?

* Biển đảo: Ngoại thương: buôn bán với người nước ngoài.

- GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó lần lượt nêu về từng khái niệm:

* Hoạt động 2: Hoạt động thương mại của nước ta

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau:

+ Hoạt động thương mại có ở những đâu trên đất nước ta?

+ Những địa phương nào có hoạt động thương mại lớn nhất cả nước?

+ Nêu vai trò của các hoạt động thương mại?

+ Kể tên một số mặt hàng xuất khẩu của nước ta?

+ Kể tên một số mặt hàng chúng ta phải nhập khẩu?

- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả.

- GV nhận xét, chỉnh sửa

* Hoạt động 3: Ngành du lịch nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển

GDBVMT: - GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận nhóm để tìm các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành du lịch ở nước ta:

+ Em hãy nêu một số điều kiện để phát triển du lịch ở nước ta?

+ Cho biết vì sao những năm gần đây,

- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS cùng đọc SGK, trao đổi và đi đến kết luận:

+ Hoạt động thương mại có ở khắp nơi trên đất nước ta trong các chợ, các trung tâm thương mại, các siêu thị, trên phố,...

+ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có hoạt động thương mại lớn nhất cả nước.

+ Nhờ có hoạt động thương mại mà sản phẩm của các ngành sản xuất đến được tay người tiêu dùng. Người tiêu dùng có sản phẩm để sử dụng. Các nhà máy, xí nghiệp,...bán được hàng có điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển.

+ Nước ta xuất khẩu các khoáng sản (than đá, dầu mỏ,...); hàng công nghiệp nhẹ (giầy da, quần áo, bánh kẹo,...); các mặt hàng thủ công (bàn ghế, đồ gỗ các loại, đồ gốm sứ, hàng mây tre đan, tranh thêu,...; các nông sản (gạo, sản phẩm cây công nghiệp, hoa quả,...);

hàng thuỷ sản

(cá tôm đông lạnh, cá hộp,...).

+ Việt Nam thường nhập khẩu máy móc, thiết bị, nhiên liệu, nguyên liệu,...

để sản xuất, xây dựng.

- Đại diện cho các nhóm trình, các nhóm khác theo dõi bổ sung ý kiến.

- HS làm việc theo nhóm bàn, cùng trao đổi và ghi vào phiếu các điều kiện mà nhóm mình tìm được.

- 1 nhóm trình bày kết quả trước lớp, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.

(23)

lượng khách du lịch đến nước ta tăng lên?

+ Kể tên các trung tâm du lịch lớn của nước ta?

- GV mời đại diện 1 nhóm phát biểu ý kiến.

- GV nhận xét, chỉnh sửa câu trả lời cho HS, sau đó vẽ sơ đồ các điều kiện để phát triển ngành du lịch của nước ta lên bảng để HS ghi nhớ nội dung này.

+ Nước ta có nhiều phong cảnh đẹp và nhiều di tích lịch sử nổi tiếng.

+ Lượng khách du lịch đến nước ta tăng lên vì:

- Nước ta có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử.

- Nhiều lễ hội truyền thống.

- Các loại dịch vụ du lịch ngày càng được cải thiện.

- Có nhiều di sản văn hoá được công nhận.

- Nhu cầu du lịch của người dân ngày càng tăng cao.

- Nước ta có hệ thống an ninh nghiêm ngặt tạo cảm giác an toàn cho khách du lịch.

- Người Việt Nam có tấm lòng hào hiệp và mến khách.

+ Bãi biển Vũng Tàu, Bãi Cháy, Đền Hùng, Sa Pa…

3. Hoạt động ứng dụng, củng cố: (4 phút) - Đia phương em có ngành du lịch nào ? Hãy giới thiệu về ngành du lịch đó ?

- Nếu em là một lãnh đạo của địa phương thì em có thể làm gì để phát triển ngành du lịch của địa phương mình

* Củng cố, dặn dò - GV n/x tiết học

- HS nêu - HS nêu

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Thời gian thực hiện: Thứ 5 ngày 16 tháng 12 năm 2021 Toán

DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT+ LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Có biểu tượng về diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

- Rèn kĩ năng thực hiện thành thạo các phép tính và vận dụng giải toán

(24)

- Rèn phẩm chất chăm chỉ: HS chăm chỉ tích cực tự học, có trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học.

ĐC: Tập trung yêu cầu tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. Không làm bài 1 trang 110

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: sgk, bảng phụ.

- HS: SGK, vở

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS tổ chức trò chơi với câu hỏi:

+ Kể tên một số vật có hình dạng lập phương? Hình chữ nhật?

+ Nêu đặc điểm của hình lập phương, hình chữ nhật?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)

* Hoạt động 1: Củng cố biểu tượng về hình hộp chữ nhật

- GV KL kiến thức:

+ Hình hộp chữ nhật gồm mấy mặt?

- GV chỉ vào hình và giới thiệu: Đây là hình hộp chữ nhật. Tiếp theo chỉ vào 1 mặt, 1 đỉnh, 1 cạnh giới thiệu tương tự.

+ Các mặt đều là hình gì?

- Gắn hình sau lên bảng (hình hộp chữ nhật đã viết số vào các mặt).

- Vừa chỉ trên mô hình vừa giới thiệu: Mặt 1 và mặt 2 là hai mặt đáy;

mặt 3, 4, 5, 6 là các mặt bên.

+ Hãy so sánh các mặt đối diện?

+ Hình hộp chữ nhật gồm có mấy cạnh và là những cạnh nào?

- Giới thiệu: Hình hộp chữ nhật có 3 kích thước: Chiều dài, chiều rộng, và chiều cao.

- GV kết luận: Hình hộp chữ nhật có 6 mặt đều là hình chữ nhật. Các mặt đối diện bằng nhau; có 3 kích thước

- Cho HS tự tìm hiểu biểu tượng về hình hộp chữ nhật sau đó chia sẻ kết quả - 6 mặt.

- HS quan sát.

- Hình chữ nhật

- HS lắng nghe

- Mặt 1 bằng mặt 2; mặt 4 bằng mặt 6;

mặt 3 băng mặt 5.

- Nêu tên 12 cạnh: AB, BC, AM, MN, NP, PQ, QM

- HS lắng nghe

(25)

là chiều dài, chiều rộng và chiều cao.

Có 8 đỉnh và 12 cạnh.

- Gọi 1 HS nhắc lại

* Hướng dẫn HS làm các bài toán như SGK

- HS nhắc lại

- HS thực hiện rồi rút ra cách tính S xung quanh và S toàn phần của hình hộp chữ nhật.

3. HĐ thực hành: (15 phút) Bài 1:

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở - GV nhận xét chữa bài. Yêu cầu HS nêu lại cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

Bài 2:

- Cho HS tự làm bài vào vở.

- Cho HS chia sẻ kết quả trước lớp - GV nhận xét, kết luận

Bài 2( tiết luyện tập )

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài - Yêu cầu HS nêu cách làm - Yêu cầu tự làm bài vào vở - GV nhận xét chữa bài

- Khi tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta cần lưu ý điều gì?

- HS đọc

- HS làm bài cá nhân, chia sẻ trước lớp Giải

Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật là

( 5+ 4) x 2 x 3 = 54(dm2)

Diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật là

54 +2 x (4 x5 ) = 949(dm2) Đáp số: Sxq: 54m2 Stp :949m - HS tự làm bài vào vở

- HS chia sẻ kết quả Bài giải

Diện tích xung quanh của hình tôn là:

(6 + 4) x2 x 9 = 180(dm2) Diện tích đáy của thùng tôn là:

6 x 4 = 24(dm2)

Thùng tôn không có nắp nên diện tích tôn để làm thùng là:

180 + 24 = 204(dm2) Đáp số: 204 dm2 - HS đọc

- Diện tích quét sơn chính là diện tích toàn phần trừ đi diện tích cái nắp, mà diện tích cái nắp là diện tích mặt đáy.

- HS làm bài, chia sẻ kết quả Bài giải

Diện tích quét sơn ở mặt ngoài bằng diện tích xung quanh của cái thùng. Ta có:

8dm = 0,8m

(26)

Bài 3:

- Cho HS đọc bài và tự làm bài vào vở.

- GV quan sát, uốn nắn

Diện tích xung quanh thùng là:

(1,5 + 0,6) 2 x 0,8 = 3,36 (m2)

Vì thùng không có nắp nên diện tích được quét sơn là:

3,36 + 1,5 x 0,6 = 4,26 (m2) Đáp số : 4,26m2 - HS đọc bài

- Tính nhẩm để điền Đ, S a) Đ b) S c) S d) Đ 4. Hoạt động ứng dụng, củng cố:(3 phút)

- Chia sẻ với mọi người về cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

- Về nhà tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của một đồ vật hình hộp chữ nhật.

* Củng cố, dặn dò - GV n/x tiết học

- HS nghe và thực hiện - HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Khoa học

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Luyện từ và câu

TỔNG KẾT VỐN TỪ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tìm được nhiều từ đồng nghĩa và trái nghĩa nói về các tính cách nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù.

- Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong một đoạn văn tả người.

- Rèn phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung

thực, trách nhiệm, nhân ái. Phát triển các năng lực ngôn ngữ II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: SGK, bảng phụ - Học sinh: Vở viết, SGK

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động: (5 phút) - Cho HS thi đọc đoạn văn miêu tả hình dáng của 1 người.

- Nhận xét, tuyên dương - Giới thiệu bài : ghi bảng

- HS thi đọc - HS nghe - HS ghi vở

(27)

2. Hoạt động thực hành: (30 phút) Bài 1: HĐ Nhóm

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

- Chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với 1 trong các từ: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù

- Yêu cầu 4 nhóm viết lên bảng, đọc các từ nhóm mình vừa tìm được, các nhóm khác nhận xét

- GV ghi nhanh vào cột tương ứng - Nhận xét kết luận các từ đúng.

- HS nêu yêu cầu

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận

- Đại diện nhóm lên bảng chia sẻ.

Từ Đồng nghĩa Trái nghĩa

nhân hậu

nhân ái, nhân nghĩa, nhân đức, phúc hậu, thương người..

bất nhân, bất nghĩa, độc ác, tàn nhẫn, tàn bạo, bạo tàn, hung bạo

trung thực

thành thực, thành thật, thật thà, thực thà, thẳng thắn, chân thật

dối trá, gian dối, gian manh, gian giảo, giả dối, lừa dối, lừa đảo, lừa lọc dũng cảm

anh dũng, mạnh dạn, bạo dạn, dám nghĩ dám làm, gan dạ

hèn nhát, nhút nhát, hèn yếu, bạc nhược, nhu nhược

cần cù

chăm chỉ, chuyên càn, chịu khó, siêng năng , tần tảo, chịu thương chịu khó

lười biếng, lười nhác, đại lãn

Bài 2: HĐ Cặp đôi

- Gọi HS đọc yêu cầu, thảo luận cặp đôi:

- Bài tập có những yêu cầu gì?

+ Cô Chấm có tính cách gì?

- Tổ chức cho HS thi tìm các chi tiết và từ minh hoạ cho từng tính cách của cô Chấm

- GV nhận xét, kết luận

- HS đọc yêu cầu, thảo luận cặp đôi + Bài tập yêu cầu nêu tính cách của cô Chấm, tìm những chi tiết, từ ngữ để minh hoạ cho nhận xét của mình.

+ Trung thực, thẳng thắn, chăm chỉ, giản dị, giàu tình cảm, dễ xúc động - HS thi

Ví dụ:

- Trung thực, thẳng thắn:

Đôi mắt Chấm định nhìn ai thì dám nhìn thẳng.

- Nghĩ thế nào, Chấm dám nói thế....

- Chăm chỉ:

- Chấm cần cơm và lao động để sống.

- Chấm hay làm, đó là một nhu cầu của sự sống, không làm chân tay nó bứt rứt....

- Giản dị:

(28)

- Chấm không đua đòi may mặc. Mùa hè một áo cánh nâu. Mùa đông hai áo cánh nâu. Chấm mộc mạc như hòn đất.

- Giàu tình cảm, dễ xúc động:

- Chấm hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương.

Cảnh ngộ trong phim có khi làm Chấm khóc gần suốt buổi. Đêm ngủ, trong giấc mơ, Chấm lại khóc hết bao nhiêu nước mắt.

3. Hoạt động ứng dụng, củng cố: (4 phút) + Em có nhận xét gì về cách miêu tả tính cách cô Chấm của nhà văn Đào Vũ ?

* Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà học bài, đọc kĩ bài văn, học cách miêu tả của nhà văn.

+ Nhà văn không cần nói lên những tính cách của cô Chấm mà chỉ bằng những chi tiết, từ ngữ đã khắc hoạ rõ nét tính cách của nhân vật.

- HS nghe

- HS nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Thời gian thực hiện: Thứ 6 ngày 17 tháng 12 năm 2021 Toán

DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN HÌNH LẬP PHƯƠNG+ LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.

-Thực hiện vận dụng để làm các bài tập.

- Rèn phẩm chất chăm chỉ: HS chăm chỉ tích cực tự học, trung thực, trách nhiệm;

Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa toán học

*ĐC: Tập trung yêu cầu tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. Không làm bài 1, 3 trang 112

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SGK, bảng phụ - HS: Vở ôly, VBT

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động: (5 phút) - Yêu cầu HS nêu công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

+ Hãy nêu một số đồ vật có dạng hình lập phương và cho biết hình lập

Sxq=Chu vi đáy x chiều cao Stp=Sxp+ 2 x Sđáy

- Viên xúc xắc; thùng cát tông, hộp phấn... Hình lập phương có 6 mặt, đều là

(29)

phương có đặc điểm gì?

- GV nhận xét kết quả trả lời của HS - Giới thiệu bài - Ghi bảng

hình vuông băng nhau, có 8 đỉnh, có 12 cạnh

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (15 phút)

* Hình thành công thức thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương

* Ví dụ :

- Gọi 1 HS đọc ví dụ trong SGK ( trang 111)

- GV cho HS quan sát mô hình trực quan về hình lập phương.

+ Các mặt của hình lập phương đều là hình gì?

+ Em hãy chỉ ra các mặt xung quanh của hình lập phương?

- GV hướng dẫn để HS nhận biết được hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt có 3 kích thước bằng nhau, để từ đó tự rút ra được quy tắc tính.

* Quy tắc: (SGK – 111)

+ Muốn tính diện tích xung quanh của hình lập phương ta làm thế nào?

+ Muốn tính diện tích toàn phần của hình lập phương ta làm thế nào?

* Ví dụ: Một hình lập phương có cạnh là 5cm. Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương

- GV nêu VD hướng dẫn HS áp dụng quy tắc để tính.

+ GV nhận xét ,đánh giá.

- HS đọc

- HS quan sát theo nhóm, báo cáo chia sẻ trước lớp

- Đều là hình vuông bằng nhau.

- Học sinh chỉ các mặt của hình lập phương

- HS nhận biết

- Ta lấy diện tích một mặt nhân với 4.

- Ta lấy diện tích một mặt nhân với 6.

- Cả lớp làm vào vở, chia sẻ kết quả Bài giải

Diện tích xung quanh của hình lập phương đã cho là :

(5 x 5) x 4 = 100(cm2)

Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là:

(5 x 5) x 6 = 150(cm2) Đáp số : 100cm2 150cm2 3. HĐ thực hành: (15 phút)

Bài 1:

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài - Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét, chữa bài.

- HS đọc yêu cầu - Cả lớp làm vở

Bài giải:

(30)

- Yêu cầu HS nêu lại cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương.

Bài 2:

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài - Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét

Bài 2: (tiết luyện tập) - HS đọc yêu cầu - Giáo viên hướng dẫn:

* Cách 1: HS vẽ hình lên giấy và gấp thử rồi trả lời.

* Cách 2: Suy luận:

- GV kết luân

Diện tích xung quanh của hình lập phương đó là:

(1,5 x 1,5) x 4 = 9 (m2)

Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là:

(1,5 x 1,5) x 6 = 13,5 (m2) Đáp số: 9(m2) 13,5 m2 - HS đọc yêu cầu

- Cả lớp làm vở

Bài giải:

Diện tích xung quanh của hộp đó là:

(2,5 x 2,5) x 4 = 25 (dm2)

Hộp đó không có nắp nên diện tích bìa dùng để làm hộp là:

(2,5 x 2,5) x 5 = 31,25(dm2) Đáp số: 31,25 dm2 - Học sinh nêu yêu cầu bài tập.

- Học sinh làm bài, chia sẻ kết quả

- Kết quả: chỉ có hình 3 và hình 4 là gấp được hình lập phương. Vì:

- Hình 3 và hình 4 đều có thể gấp thành hình lập phương vì khi ta gấp dãy 4 hình vuông ở giữa thành 4 mặt xung quanh thì hai hình vuông trên và dưới sẽ tạo thành 2 mặt đáy trên và đáy dưới.

- Đương nhiên là không thể gấp hình 1 thành một hình lập phương.

- Với hình 2, khi ta gấp dãy 4 hình vuông ở dưới thành 4 mặt xung quanh thì 2 hình vuông ở trên sẽ đè lên nhau không tạo thành một mặt đáy trên và một mặt đáy dưới được. Do đó hình 2 cũng bị loại.

4. Hoạt động ứng dụng, củng cố: (3 phút) - Chia sẻ với mọi người về cách tính

diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương.

* Củng cố, dặn dò - GV n/x tiết học

- Về nhà tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần một đồ vật

- HS nghe và thực hiện

(31)

hình lập phương của gia đình em.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Luyện từ và câu TỔNG KẾT VỐN TỪ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Học sinh tự kiểm tra vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho.

- HS tự kiểm tra được khả năng dùng từ của mình. tả hình dáng của một người cụ thể.

- Rèn phẩm

Tài liệu tham khảo

Đề cương

Tài liệu liên quan

- Rèn phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ; hình thành và phát triển năng lực: sử dụng các công cụ của Địa lí (tranh ảnh, lược đồ/ bản

- Rèn phẩm chất yêu nước, nhân ái, trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ; Phát triển các năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.. * QTE: Chúng ta có quyền được giáo

- Rèn phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ; hình thành và phát triển năng lực: sử dụng các công cụ của Địa lí (tranh ảnh, lược đồ/ bản

- Rèn phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ; hình thành và phát triển năng lực đặc thù lịch sử, năng lực giải quyết

- Rèn phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ; hình thành và phát triển năng lực: sử dụng các công cụ của Địa lí (tranh ảnh, lược đồ/ bản

- Rèn phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ; hình thành và phát triển năng lực đặc thù lịch sử, năng lực giải quyết

- Rèn phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ; hình thành và phát triển năng lực: sử dụng các công cụ của Địa lí (tranh ảnh, lược đồ/

- Rèn phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ; hình thành và phát triển năng lực: sử dụng các công cụ của Địa lí (tranh ảnh, lược đồ/