• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tên dự án dạy học: Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại Tỉnh Bắc Ninh 2

Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Tên dự án dạy học: Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại Tỉnh Bắc Ninh 2"

Copied!
20
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1

Địa chỉ: Phố Khám-Gia Đông-Thuận Thành-Bắc Ninh Địa chỉ email: c3thuanthanh1@bacninh.edu.vn

Điện thoại: 02413774228

BÀI DỰ THI

CUỘC THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP

TÊN DỰ ÁN:

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

(GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG QUA MÔN HỌC ĐỊA LÍ VÀ VẬT LÍ)

Nhóm giáo viên:

1. Nguyễn Xuân Năng 2. Phạm Huy Trường

THUẬN THÀNH THÁNG 1 NĂM 2014

(2)

PHIẾU THÔNG TIN VỀ NHÓM GIÁO VIÊN DỰ THI

Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Ninh Trường THPT Thuận Thành số 1

Địa chỉ: Xã Gia Đông, Thuận Thành, Bắc Ninh Điện thoại: 02413774228

Địa chỉ email: c3thuanthanh1@bacninh.edu.vn Nhóm giáo viên:

1. Nguyễn Xuân Năng – Điện thoại: 0987280068 – email:

thuanthanhquetoi@gmail.com

2. Phạm Huy Trường – Điện thoại: 0904485575 – email:

phamhuytruongtt1@bacninh.edu.vn

PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN

1. Tên dự án dạy học: Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại Tỉnh Bắc Ninh

2. Mục tiêu dạy học:

Kiến thức:

- Hiểu và nắm vững được về thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở Bắc Ninh hiện nay

- Phân tích được tác động của việc ô nhiễm môi trường nước đến việc phát triển kinh tế xã hội ở địa phương

- Đề xuất được chương trình hành động và các giải pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở Bắc Ninh

Kĩ năng:

- Biết cách thu thập và xử lí thông tin

- Nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu cũng như năng lực giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống

- Rèn luyện các kĩ năng sống: Tư duy, nghiên cứu khoa học, giao tiếp Thái độ:

- Có niềm tin vào khoa học, ham học hỏi, hứng thú tìm hiểu và giải thích các hiện tượng tự nhiên.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường sống

(3)

- Tăng thêm tình yêu quê hương đất nước.

Những kiến thức tích hợp:

- Môn Địa lí 10: Bài 15, bài 41, bài 42 (Chương trình cơ bản) - Vật lí 10: Bài 38, Bài tổng kết chương VII (Chương trình cơ bản) 3. Đối tượng dạy học của dự án:

- Lớp 10A1 trường THPT Thuận Thành số 1 năm học 2012 – 2013 - Số lượng 48 học sinh

- Học sinh đều có hộ khẩu thường trú tại Thuận Thành, Bắc Ninh, có năng lực học tập tốt, đặc biệt là năng lực giải quyết các vấn đề thưc tiễn. ……

4. Ý nghĩa của dự án:

- Tích hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học khác nhau trong dạy học - Góp phần đổi mới hình thức và phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá

học sinh.

- Chuẩn bị tích cực cho việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục sau năm 2015.

- Góp phần hình thành những học sinh có kiến thức, năng lực nhận thức và giải quyết vấn đề.

5. Thiết bị dạy học, học liệu:

- Máy tính có kết nối Internet - Máy ảnh kĩ thuật số

- Máy chiếu đa phương tiện

- Sách giáo khoa môn Vật lí, Địa lí 10

- Tài liệu giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Vật lí, Địa lí - Phần mềm xử lí ảnh, xử lí video video converter

6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:

6.1. Hoạt động 1: Giới thiệu dự án (Đầu tuần 1)

- Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu học sinh phải đạt được sau khi hoàn thành dự án

- Phân nhóm làm việc: Lớp học được chia làm 4 nhóm

+ Nhóm 1: Tìm hiểu tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về tình trạng ô nhiễm nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

(4)

+ Nhóm 3: Phân tích tác động của ô nhiễm môi trường nước đến hoạt động sản xuất, sức khỏe con người và đời sống.

+ Nhóm 4: Xây dựng, đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

- Giáo viên hướng dẫn lập kế hoạch nhóm, kế hoạch làm việc của lớp học trong thời gian thực hiện dự án.

- Giáo viên gợi ý, cung cấp cho học sinh một số nguồn tài liệu tham khảo cũng như phương pháp tìm hiểu thông tin

- Các nhóm kí kết hợp đồng học tập, giáo viên giải đáp các thắc mắc và đặt lịch làm việc tiếp theo

6.2. Hoạt động 2: Triển khai dự án (Thực hiện trong 2 tuần)

- Học sinh làm việc theo các nhóm đã được phân công, chủ động thực hiện các nhiệm vụ đã đặt ra của nhóm mình.

- Giáo viên theo dõi đôn đốc học sinh, định kì kiểm tra việc thực hiện tiến độ

- Các nhóm thường xuyên trao đổi, chia sẻ, thông báo cho nhau về kết quả công việc đã thực hiện.

- Giáo viên gặp học sinh theo lịch để giải đáp thắc mắc của học sinh về công nghệ 6.3. Hoàn thành dự án: (Cuối tuần 2)

- Học sinh trình bày kết quả thực hiện dự án (Báo cáo kết quả, tổ chức các hoạt động)

- Giáo viên đóng vai người quan sát, hỗ trợ, cố vấn cho việc tổ chức các hoạt động của lớp học

6.4. Hoạt động 4: Đánh giá, tổng kết dự án

- Giáo viên chủ trì cuộc họp rút kinh nghiệm, tổng kết quá trình làm việc

- Các nhóm thảo luận rút kinh nghiệm, đề nghị khen thưởng các cá nhân có đóng góp tích cực trong quá trình thực hiện dự án,.

- Giáo viên chốt lại những điểm chính của nội dung dự án, đánh giá quá trình làm việc và kết quả làm việc theo các sản phẩm sau:

+ Các bản báo cáo (File Word) + Các bản trình chiếu (Powerpoint)

7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập:

(5)

- Công cụ đánh giá: Phiếu đánh giá làm việc nhóm, phiếu đánh giá việc trình bày kết quả, phiếu đánh giá bài viết

- Người đánh giá: Giáo viên và học sinh

- Thời điểm đánh giá: Kết thúc dự án (Sau hai tuần)

- Sản phẩm đánh giá: Bài viết của học sinh bằng bản Word, powerpoint, các biên bản làm việc nhóm …

8. Các sản phẩm của học sinh:

Nhóm 1: Tìm hiểu tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 1. Vai trò của nước đối với cuộc sống con người

Nước là tài nguyên hết sức quan trọng đối với sự sống của con người và thiên nhiên, tham gia thường xuyên vào các quá trình sinh hóa trong cơ thể sống. Phần lớn của các phản ứng hóa học liên quan đến sự trao đổi chất trong cơ thể đều có dung môi là nước. Nhờ có tính chất này mà nước đã trở thành tác nhân mang sự sống đến cho trái đất. Đối với cơ thể sống, thì thiếu nước là một hiểm họa, thiếu ăn con người có thể sống được vài tuần, còn thiếu nước thì con người không thể sống nổi trong vài ngày.

Nhu cầu sinh lý của con người 1 ngày cần ít nhất 1,83 lít nước vào cơ thể và có thể nhiều hơn tùy theo cường độ lao động và tính chất của môi trường xung quanh.

Nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp rất lớn. Nước dùng để làm nguội các động cơ, làm quay các tubin, là dung môi làm tan các hóa chất màu và các phản ứng hóa học. Mỗi ngành công nghiêp, mỗi loại hình sản xuất và mỗi công nghệ yêu cầu một lượng nước, loại nước khác nhau. Nước góp phần làm động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Nếu không có nước thì chắc chắn toàn bộ các hệ thống sản xuất công nghiệp, nông nghiệp…trên hành tinh này đều ngừng hoạt động và không tồn tại.

Hoạt động du lịch cũng gắn liền với nguồn nước. Nước không những được dùng để cung cấp cho sinh hoạt du lịch ăn, uống, tắm, giặt… mà còn là môi trường tốt để phát triển các loại hình du lịch.

2. Tài nguyên nước của Bắc Ninh

Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới sông khá cao, trung bình 1,0 - 1,2 km/km2, có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình. Sông Đuống có chiều dài 42 km nằm trên đất Bắc Ninh, tổng lượng nước bình quân 31,6 tỷ m3. Mực nước cao nhất tại bến Hồ tháng 8/1945

(6)

là 9,64m, cao hơn so với mặt ruộng là 3 – 4 m. Sông Đuống có hàm lượng phù sa cao, vào mùa mưa trung bình cứ 1 m3 nước có 2,8 kg phù sa. Sông Cầu có chiều dài sông Cầu là 290 km với đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 70 km, lưu lượng nước hàng năm khoảng 5 tỷ m3. Sông Cầu có mực nước trong mùa lũ cao từ 3 – 6 m, cao nhất là 8 m, trên mặt ruộng 1 – 2 m, trong mùa cạn mức nước sông lại xuống quá thấp (0,5 - 0,8 m). Sông Thái Bình thuộc vào loại sông lớn của miền Bắc có chiều dài 385 km, đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 17 km. Do phần lớn lưu vực sông bắt nguồn từ các vùng đồi trọc miền đông bắc, đất đai bị sói mòn nhiều nên nước sông rất đục, hàm lượng phù sa lớn. Do đặc điểm lòng sông rộng, ít dốc, đáy nông nên sông Thái Bình là một trong những sông bị bồi lấp nhiều nhất. Theo tài liệu thực đo thì mức nước lũ lụt lịch sử sông Thái Bình đo được tại Phả Lại năm 1971 đạt tới 7,21 m với lưu lượng lớn nhất tại Cát Khê là 5000 m3/s. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ huyện Khê, sông Dâu, sông Đông Côi, sông Bùi, ngòi Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình.

Với hệ thống sông này nếu biết khai thác trị thuỷ và điều tiết nước sẽ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu thoát nước của tỉnh. Trong khi đó tổng lưu lượng nước mặt của Bắc Ninh ước khoảng 177,5 tỷ m3, trong đó lượng nước chủ yếu chứa trong các sông là 176 tỷ m3; được đánh giá là khá dồi dào. Cùng với kết quả thăm dò địa chất cho thấy trữ lượng nước ngầm cũng khá lớn, trung bình 400.000 m3/ngày, tầng chứa nước cách mặt đất trung bình 3–5 m và có bề dày khoảng 40 m, chất lượng nước tốt. Toàn bộ nguồn nước này có thể khai thác để phục vụ chung cho cả sản xuất và sinh hoạt trong toàn tỉnh, trong đó có các hoạt động của đô thị.

Nhóm 2: Tìm hiểu về tình trạng ô nhiễm nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

1. Khái niệm ô nhiễm nước:

Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm... bị các hoạt động của con người làm nhiễm các chất có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.

Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật.

(7)

Nước trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: nước ngầm, nước ở các sông hồ, tồn tại ở thể hơi trong không khí. Nước bị ô nhiễm nghĩa là thành phần của nó tồn tại các chất khác, mà các chất này có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Nước ô nhiễm thường là khó khắc phục mà phải phòng tránh từ đầu.

Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, dưới tốc độ phát triển như hiện nay con người vô tình làm ô nhiễm nguồn nước bằng các hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp. Các đơn vị cá nhân sử dụng nước ngầm dưới hình thức khoan giếng, sau khi ngưng không sử dụng không bịt kín các lỗ khoan lại làm cho nước bẩn chảy lẫn vào làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Các nhà máy xí nghiệp xả khói bụi công nghiệp vào không khí làm ô nhiễm không khí, khi trời mưa, các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trong nước mưa cũng góp phần làm ô nhiễm nguồn nước.

Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa: "Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, cho động vật nuôi và các loài hoang dã."

Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước các chất thải bẩn, các sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng.

Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước.

Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý.

2. Hiện trạng ô nhiễm:

Theo báo cáo đánh giá của Sở TN&MT Bắc Ninh, tỉnh có 15 khu công nghiệp (CN) tập trung, 29 cụm CN và 62 làng nghề, trong đó có 6 khu CN và 21 cụm CN đã đi vào hoạt động và chỉ có 3 khu CN có hệ thống xử lý nước thải. Nước thải của các cơ sở sản xuất ở các làng nghề hiện nay đều không được xử lý và xả thải thẳng vào hệ thống thủy nông. Đặc biệt, làng nghề giấy tái chế xã Phong

(8)

Khê hàng ngày thải ra môi trường khoảng 5.000 m3 nước thải chứ nhiều độc tố gây ô nhiễm nước mặt toàn khu vực. Các cụm CN Phú Lâm, Châu Khê lượng nước thải gây ô nhiễm môi trường thải trung bình từ 2.000 đến 15.000 m3. Sông Ngũ Huyện Khê chảy qua địa bàn các huyện đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, trở thành kênh dẫn nước thải của các làng nghề. Quan trắc hiện trạng môi trường tại 9 làng nghề: tranh Đông Hồ, rượu Đại Lâm, bánh bún Khắc Niệm, dệt nhuộm Tương Giang… cho thấy hầu hết các chỉ số ô nhiễm về chất hữu cơ (COD, BOD5, TSS) đều vượt quy chuẩn cho phép từ 5 đến 9 lần. Tại các khu đô thị và một số khu – cụm CN hàm lượng COD đều vượt tiêu chuẩn cho phép.

Chất lượng về nước ngầm có biểu hiện bị ô nhiễm do hàm lượng sắt vượt quá quy chuẩn…

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI BẮC NINH

(9)
(10)

Nhóm 3

Phân tích tác động của ô nhiễm môi trường nước đến hoạt động sản xuất, sức

khỏe con người và đời sống.

- Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư…

ngày càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt.

- Ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản.

Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da. Ngoài ra, asen còn gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống phải nguồn nước có hàm lượng asen 0,1mg/l. Vì vậy, cần phải xử lý nước nhiễm asen trước khi dùng cho sinh hoạt và ăn uống. Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni, Nitrat, Nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư.

Metyl tert-butyl ete (MTBE) là chất phụ gia phổ biến trong khai thác dầu lửa có

(11)

khả năng gây ung thư rất cao. Nhiễm Natri (Na) gây bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, lưu huỳnh gây bệnh về đường tiêu hoá, Kali, Cadimi gây bệnh thoái hoá cột sống, đau lưng. Hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo quản thực phẩm, phốt pho... gây ngộ độc, viêm gan, nôn mửa. Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng.

Chất tẩy trắng Xenon peroxide, sodium percarbonate gây viêm đường hô hấp, oxalate kết hợp với calcium tạo ra calcium oxalate gây đau thận, sỏi mật. Vi khuẩn, ký sinh trùng các loại là nguyên nhân gây các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm giun, sán. Kim loại nặng các loại: Titan, Sắt, chì, cadimi, asen, thuỷ ngân, kẽm gây đau thần kinh, thận, hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu.

Nhóm 4

Xây dựng, đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

- Đối với khu công nghiệp có lưu lượng nước thải lớn; các làng nghề, cụm công nghiệp có phát sinh nước thải công nghiệp phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các cơ sở sản xuất phát sinh nước thải có trách nhiệm đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải sơ bộ tại cơ sở bảo đảm quy chuẩn theo quy định hiện hành trước khi xả ra khu xử lý nước thải tập trung

- Các doanh nghiệp và cộng đồng, nâng cao nhận thức và khuyến khích tham gia tích cực vào việc giám sát bảo vệ môi trường và bảo đảm tuân thủ triệt để các quy định về bảo vệ môi trường, đặc biệt là nước thải…

(12)

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên nước cho cộng đồng và trong nhà trường. Việc giáo dục không chỉ được thực hiện thông qua một bài học, môn học mà cần được tích hợp trong nhiều môn học, suốt cả quá trình học.

- Tăng cường công tác quản lí nhà nước, thực hiện kiểm soát nghiêm ngặt đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nước.

- Tích cực trồng, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng nhằm góp phần điều tiết nguồn nước mặt và bảo vệ nguồn nước ngầm

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU CỦA HỌC SINH (Trước khi thực hiện dự án)

Họ và tên: ………

Lớp: ……… Trường: ………

Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ô trống trong bảng có câu trả lời phù hợp với em.

1. Em quan tâm (hoặc có hứng thú) đến nội dung nào?

Nội dung Không

Tìm hiểu về tình hình ô nhiễm môi trường của địa phương.

Những tác động của ô nhiễm môi trường nước tới sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm nguồn nước ở địa phương và giải pháp

Phụ lục 1

(13)

khắc phục.

Suy nghĩ, thái độ và hành động của người dân địa phương (trong đó có em)

BẢNG GHI CHÉP HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN THỰC HIỆN DỰ ÁN Họ và tên:………. ………

Lớp: ……….

Trường: :………. ………

Ghi lại những gì em biết về “Tình trạng ô nhiễm môi trường nước của địa phương và những tác động tới sự phát triển kinh tế xã hội địa phương, tác động tới suy nghĩ, thái độ của bản thân”. Sau đó viết ra những câu hỏi ngắn cho những điều em muốn biết. Khi hoàn thành bài học, hãy ghi lại những gì em đã học được.

Những điều em Biết Những điều em Thắc mắc Những điều em Hiểu được sau bài học

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

HỢP ĐỒNG HỌC TẬP

Dự án: Tổ chức hoạt động ngoại khoá “Tìm hiểu về tình trạng ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”

Nhóm:... Lớp... Trường:...

Thông tin thành viên

Họ và tên giáo viên:

Họ và tên học sinh: Chức vụ 1.

2.

3.

4.

Phụ lục 2

Phụ lục 3

(14)

Mục tiêu:

Tìm hiểu về tình trạng ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Tác động tới sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tới suy nghĩ, thái độ của người dân và đề xuất một số giải pháp cho vấn đề này.

Học sinh đạt được mục tiêu

bằng cách:

- Tìm hiểu các nguồn tài liệu từ các nguồn khác nhau để hoàn thành nội dung dự án.

- Thực hiện các nhiệm vụ được giao theo đúng yêu cầu và tiến độ.

Trách nhiệm của học sinh:

- Xác định đề tài nghiên cứu theo các phiếu định hướng nội dung và sự chỉ dẫn của giáo viên.

- Báo cáo các kế hoạch làm việc theo đúng tiến độ. Hợp tác cùng các bạn thực hiện dự án.

- Hình thành các sản phẩm theo yêu cầu. Sau đó báo cáo trước lớp.

Trách nhiệm của giáo viên:

- Giáo viên hướng dẫn lập kế hoạch nhóm, kế hoạch làm việc của cả lớp trong thời gian thực hiện dự án.

- Giáo viên theo dõi, đôn đốc học sinh, định kỳ kiểm tra tiến độ thực hiện, giải đáp các thắc mắc cho học sinh.

Sản phẩm học tập:

- Các nhóm chuyên môn hình thành bản báo cáo (toàn văn) + Dưới dạng file (Word)

+ Bản in trên giấy khổ A4 không quá 5 trang.

- Báo cáo trình chiếu trong buổi ngoại khoá bằng phần mềm Power Point , không quá 15 sile.

- Các ấn phẩm tuyên truyền: dưới dạng khẩu hiệu, băng rôn, tranh ảnh, báo bảng, phim video, tiểu phẩm

(15)

Đánh giá mức độ hoàn

thành:

- Căn cứ vào các phiếu tự đánh giá và đánh giá của nhóm, các bản hướng dẫn để đánh giá.

Các lần gặp mặt trong quá trình làm việc:

1. Đầu tuần thứ 1: Giới thiệu dự án

2. Cuối tuần thứ 2: các nhóm báo cáo sơ bộ kết quả và lên kế hoạch khớp chương trình.

3. Đầu tuần thứ 3: Kiểm tra tiến độ và giải đáp các thắc mắc, chạy thử chương trình

4. Cuối tuần 3: Các nhóm hoàn thiện nội dung.

Chữ kí của học sinh Chữ kí của giáo viên

BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM (LẬP KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU) 1. Thời gian, địa điểm, thành phần

- Địa điểm:...

- Thời gian: từ...giờ...đến ....giờ ...Ngày...tháng...năm ...

- Nhóm số: ……...; Số thành viên: ... Lớp:…….

- Số thành viên có mặt...

Số thành viên vắng mặt...

2. Nội dung công việc: (Ghi rõ tên chủ đề thảo luận hoặc nội dung thực hành)

...

3. Bảng phân công cụ thể

STT Họ và tên Công việc được giao Thời hạn hoàn thành

Ghi chú

1 2 3

Phụ lục 4

(16)

4 5 6 7 8 9

4. Kết quả làm việc

...

...

5. Thái độ tinh thần làm việc

...

...

6. Đánh giá chung

...

...

7. Ý kiến đề xuất

...

Thư kí Nhóm trưởng

PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ THAM GIA LÀM VIỆC NHÓM Nhóm thực hiện: ………..Ngày: …...

Nhóm đánh giá: ………...

Tiêu chí Luôn luôn Thỉnh thoảng

Không bao giờ

Nhận xét

Em đặt ra các mục tiêu rõ

Em xác định các nhiệm vụ

Em vạch ra các phương pháp

Em gợi ý các ý tưởng và phương

hướng mới

Em tình nguyện giải quyết những

nhiệm vụ khó.

Em đặt ra các câu hỏi

Em tìm kiếm các sự kiện

Em yêu cầu phải làm rõ

Phụ lục 5

(17)

Tiêu chí Luôn luôn Thỉnh thoảng

Không bao giờ

Nhận xét

Em tìm và chia sẻ các nguồn tài

nguyên

Em đóng góp các thông tin và các

quan điểm

Em đáp lại các ý kiến khác một cách

nhiệt tình

Em mời tất cả mọi người tham gia

Em khiến các bạn có cảm giác tốt về những gì các bạn đã đóng góp cho nhóm

Em tóm tắt lại những điểm chính của

cuộc thảo luận

Em đơn giản hóa các ý kiến phức tạp

Em xem xét vấn đề dưới nhiều quan

điểm khác nhau

Em giữ cuộc thảo luận đúng tiến độ

và nội dung

Em giúp nhóm tạo một thời gian biểu

và đăt thứ tự các ưu tiên.

Em giúp nhóm điều khiển phân

chia các nhiệm vụ.

PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI TRÌNH CHIẾU POWERPOINT/ẤN PHẨM Nhóm thực hiện: ………..Ngày: …...

Nhóm đánh giá: ………...

Nội

dung Tiêu chí Điểm Đánh giá

của bạn

Đánh giá của giáo viên

1. Bố cục

- Tiêu đề rõ ràng, hấp dẫn người xem - Cấu trúc mạch lạc, lôgic.

- Nhất quán trong cách trình bày tiêu đề và nội dung

0,75

0,75 0,5 2.

Nội dung

- Sử dụng thông tin chính xác.

- Thế hiện được kiến thức cơ bản, có chọn lọc. xác định được trọng tâm.

- Có sự liên hệ mở rộng kiến thức

1 1

1 - Thiết kế sáng tạo, màu sắc nhã nhặn,

sáng sủa….

0,5

Phụ lục 6

(18)

3.

Hình thức

- Phông chữ, màu chữ và cỡ chữ hợp lý. Số lượng slide đúng quy định

- Nhất quán trong cách trình bày tiêu đề và nội dung

- Hiệu ứng trình chiếu sinh động, hấp dẫn

0,5

0,5

0,5

4.

Trình bày của học sinh

- Trình bày rõ ràng, mạch lạc, có điểm nhấn, thu hút người nghe.

- Trả lời được hết các câu hỏi thêm từ phía giáo viên hoặc bạn học.

- Duy trì được giao tiếp bằng mắt, xử lý tình huống linh hoạt.

- Không bị lệ thuộc vào phương tiện, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa diễn giảng và trình chiếu.

- Phân bố thời gian hợp lý.

1

0,5

0,5

0,5 0,5

Tổng điểm 10

BẢNG HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

BÀI TRÌNH BÀY TRÊN MS POWERPOINT/ẤN PHẨM

Mức đạt

Tiêu chí

Giỏi

(9-10 điểm)

Khá (7-8 điểm)

Trung bình (5-6 điểm)

Không đạt (Dưới 5 điểm)

Bài trình chiếu trên MS PowerPoint

1.Bố cục (2 điểm)

- Tiêu đề rõ ràng, hấp dẫn người xem.

- Cấu trúc mạnh lạc, logic.

- Nhất quán trong cách trình bày tiêu đề và nội dung.

- Tiêu đề rõ ràng, hấp dẫn người xem.

- Cấu trúc khá rõ, nhưng một số tiêu đề chưa logic.

- Còn có điểm chưa nhất quán trong cách trình bày tiêu đề và nội dung.

- Tiêu đề rõ ràng.

- Cấu trúc chưa được logic.

- Tiêu đề chưa nhất quán.

- Tiêu đề không rõ

- Bố cục thiếu logic, các tiêu đề lộn xộn.

(19)

2.Nội dung.

(3 điểm)

- Các vấn đề được trình bày một cách đầy đủ, có trọng tâm.

- Các thông tin về con số, hình ảnh minh hoạ đầy đủ, phù hợp làm nổi bật nội dung.

- Các vấn đề đựơc trình bày một cách đầy đủ. Còn một số vấn đề chưa rõ lắm.

- Các thông tin về con số, hình ảnh minh hoạ khá đầy đủ, phù hợp.

- Các vấn đề trình bày dàn trải, chưa có trọng tâm.

- Các thông tin về con số, hình ảnh minh hoạ chưa phù hợp..

- Nội dung nghèo nàn, thiếu nhiều nội dung quan trọng.

- Các thông tin về con số, hình ảnh minh hoạ ít, chưa phù hợp.

3. Hình thức.

(2 điểm)

- Sáng tạo, có tính thẩm mỹ cao trong cách trình bày.

- Phông chữ, màu chữ, cỡ chữ hợp lý.

- Số lượng slide (PowerPoint)/

trang (Word) đúng quy định.

- Hiệu ứng trình chiếu trên Powerpoint sinh động, hấp dẫn, hợp lý.

- Đảm bảo tính tính thẩm mỹ trong thiết kế.

- Phông chữ, màu chữ, cỡ chữ hợp lý.

- Số lượng slide (PowerPoint)/trang (Word) đúng quy định.

- Hiệu ứng trình chiếu trên

Powerpoint hợp lí.

- Màu sắc phông chữ, màu chữ, cỡ chữ còn đôi chỗ chưa hợp lý.

- Số lượng slide (PowerPoint)/tra ng (Word) ít hơn so với quy định.

- Hiệu ứng trình chiếu trên Powerpoint không hiệu quả

- Màu sắc, phông chữ gây khó khăn khi đọc.

- Số lượng sile quá ít.

- Chưa sử dụng được các tính năng cơ bản của Powerpoint

Phần trình bày sản phẩm 4. Cách

trình bày.

(3 điểm)

- Tự tin, bình tĩnh, thoải mái, ngôn ngữ lưu loát, linh hoạt, có điểm nhấn, cuốn hút người nghe.

- Thể hiện giao tiếp bằng ánh mắt, cử chỉ, nét mặt với người nghe một cách thân thiện.

- Khá tự tin khi trình bày, thu hút người nghe, nói to, rõ ràng, song đôi chỗ chưa rõ.

- Thể hiện giao tiếp bằng ánh mắt, cử chỉ, nét mặt với người nghe đôi khi chưa thân thiện.

- Trình bày được các thông tin to, rõ ràng nhưng chưa có điểm nhấn.

- Chỉ tập trung sự chú ý vào bài trình bày , chưa bao quát người nghe.

- Trình bày còn ngập ngừng, nói nhỏ.

- Chỉ nhìn vào màn hình để trình bày.

(20)

- Không bị lệ thuộc vào phương tiện, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa đi, đứng, nói và trình chiếu.

- Phân bố thời gian hợp lý cho trình chiếu các nội dung.

- Không bị lệ thuộc vào phương tiện, có sự phối hợp khá tốt giữa đi, đứng, nói và trình chiếu.

- Phân bố thời gian khá hợp lý cho trình chiếu các nội dung.

- Còn lúng túng trong sử dụng kỹ thuật trình chiếu.

- Phân bố thời gian chưa hợp lý cho trình chiếu các nội dung.

- Thao tác trình chiếu chậm, lúng túng.

- Thời gian quá dài hoặc quá ngắn.

Tổng điểm (10 điểm)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan