• Không có kết quả nào được tìm thấy

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN QUẢNG TRẠCH BẮC QUẢNG BÌNH

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN QUẢNG TRẠCH BẮC QUẢNG BÌNH"

Copied!
121
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

PHAN XUÂN HÙNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN QUẢNG TRẠCH BẮC QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Huế,2018

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

PHAN XUÂN HÙNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN QUẢNG TRẠCH

BẮC QUẢNG BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS.TRẦN VĂN HÒA

Huế,2018

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi, được hoàn thành sau quá trình học tập và nghiên cứu thực tiễn, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Văn Hòa

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Các lập luận, phân tích, đánh giá được đưa ra trên quan điểm cá nhân sau khi nghiên cứu.

Luận văn không sao chép, không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu khoa học đã được công bố nào.

Quảng Bình, ngày … tháng năm 2018 Học viên

Phan Xuân Hùng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tác giả đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn.

Qua đây tác giả xin gửi lời cám ơn tới tất cả những người đã quan tâm giúp đỡ trong suốt thời gian qua. Trước hết tác giả xin gửi lời cám ơn đến Quý thầy cô ở Trường Đại học Kinh tế Huế đã giảng dạy, trang bị những kiến thức cần thiết cho tác giả trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu đề tài. Đặc biệt hơn, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo hướng dẫn – PGS.TS Trần Văn Hòa, người đã tận tình hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này.

Đồng thời, tác giả cũng xin cám ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánhhuyệnQuảng Trạch Bắc Quảng Bìnhđã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian thực hiện đề tài.

Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè, người thân đã luôn luôn bên cạnh, quan tâm, ủng hộ, giúp tác giả chuyên tâm nghiên cứu và hoàn thành luận văn một cách tốt nhất.

Học viên

Phan Xuân Hùng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Họ và tên học viên: PHAN XUÂN HÙNG

Chuyên ngành: Quản Lý Kinh tế Mã số:8340410 Niên khoá: 2016-2018

Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS. TRẦN VĂN HÒA

Tên đề tài: “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN QUẢNG TRẠCH BẮC QUẢNG BÌNH”

1. Tính cấp thiết của đề tài

Agribank chi nhánh huyện Quảng Trạch Bắc Quảng Bình là một chi nhánh của Agribank Việt Nam, qua hơn 20 năm hoạt động với tất cả những gì ngân hàng đã trải qua và đạt được, ngân hàng có quyền tự hào và tin tưởng vào sự phát triển của mình trong tương lai. Trong những năm gần đây, sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt không chỉ riêng hệ thống NHTM mà còn từ sự tham gia ngày càng nhiều của các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Từ đó đòi hỏi Agribank chi nhánh huyện QuảngTrạch Bắc Quảng Bình phải đánh giá lại thực trạng huy động vốn tại chi nhánh nhằm đưa ra những giải pháp huy động vốn đúng đắn thích hợp mới đáp ứng được nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài:“Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Quảng Trạch Bắc Quảng Bình”để nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thạc sỹ.

2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu, phương pháp tổng hợp và phân tích. Để đảm bảo tính đại diễn cao hơn về mẫu cho tổng thể, nghiên cứu lựa chọn cỡ mẫu khảo sát là 150 phiếu. Đồng thời, để đảm bảo số phiếu thu về đạt yêu cầu, tổng số phiếu phát ra cho khách hàng là 180 phiếu.

3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoahọc của luận văn:

+Đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực trạng huy động vốn của NHTM. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác huy động vốn tại Agribank chi nhánh huyệnQuảng Trạch Bắc Quảng Bình. Từ đó đề xuất định hướng và những giải pháp khả thi nhằm tăng nguồn vốn huy động tại Agribank chi nhánh huyện Quảng Trạch Bắc Quảng Bình trong giai đoạn tiếp theo.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN...i

LỜI CẢM ƠN... ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ... iii

MỤC LỤC...iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT... viii

DANH MỤC BẢNG...ix

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ...xi

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Tính cấp thiết của đề tài...1

2. Mục tiêu nghiên cứu...2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ...2

4. Phương pháp nghiên cứu...2

5. Kết cấu của luận văn...4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC HUY ÐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...5

1.1Khái quát về ngân hàng thương mại...5

1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại...5

1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại...6

1.1.3 Vai trò của ngân hàng thương mại...7

1.1.4 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại...8

1.1.5 Các nguồn vốn của ngân hàng thương mại...9

1.2 Lý luận về công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại...14

1.2.1 Khái niệm...14

1.2.2 Vai trò của công tác huy động vốn đối với ngân hàng thương mại...14

1.2.3 Các phương thức huy động vốn của ngân hàng thương mại...16

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại...20

1.2.5 Các tiêu chí đánh giá huy động vốn của Ngân hàng thương mại...24

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

1.3 Cơ sở thực tiễn về công tác huy động vốn tại ngân hàng thương mại...26

1.3.1 Kinh nghiệm về công tác huy động vốn của một số Ngân hàng thương mại...26

1.3.2 Mô hình nghiên cứu và thang đo đánh giá về công tác huy động vốn tại ngân hàng ...27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN QUẢNG TRẠCHBẮC QUẢNG BÌNH...31

2.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh huyện Quảng Trạch Bắc Quảng Bình ...31

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Agribank Chi nhánh huyện Quảng Trạch Bắc Quảng Bình...31

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh huyện Quảng TrạchBắc Quảng Bình ...31

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụcủa Agribank Chi nhánh huyện Quảng Trạch Bắc Quảng Bình ...33

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh huyện Quảng Trạch Bắc Quảng Bình...34

2.2 Thực trạng công tác huy động vốn tại Agribank Chi nhánh huyện Quảng Trạch Bắc Quảng Bình...38

2.2.1 Quy mô nguồn vốn của Agribank Chi nhánh huyện Quảng Trạch Bắc Quảng Bình ...38

2.2.2 Cơ cấu nguồn vốn của Agribank Chi nhánh huyện Quảng Trạch Bắc Quảng Bình ...38

2.2.3 Thị phần nguồn vốn trên địa bàn của Agribank Chi nhánh huyện Quảng Trạch Bắc Quảng Bình...44

2.2.4 Chi phí huy động vốn...45

2.2.5 Hiệu suất sử dụng vốn...47

2.2.6 Giới hạn an toàn vốn...48

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

2.3 Ðánh giá tình hình huyđộng vốn tại Agribank Chi nhánh huyện Quảng Trạch Bắc

Quảng Bình qua khảo sát điều tra...49

2.3.1 Thống kê mô tả về thông tin mẫu điều tra nghiên cứu...49

2.3.2 Phân tích kiểm định độ tin cậy thang đo...52

2.3.3 Phân tích nhân tố khám phá(Exploratory Factor Analysis –EFA)...58

2.3.4 Đánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm huy động vốn tại Agribank Chi nhánh huyện Quảng Trạch Bắc Quảng Bình ...63

2.3.5 Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá của các nhóm khách hàng vềcông tác huy động vốn tại Agribank Chi nhánh Quảng Trạch...68

2.3.6 Phân tích hồi quycác nhân tố tác động đến đánh giá chung về công tác huy động vốn tại Agribank Chi nhánh Quảng Trạch...71

2.4 Những kết quả, hạn chế, nguyên nhân ảnh hướng đến công tác huy động vốn tại Agribank chi nhánh Quảng trạch, tỉnh Quảng Bình ...76

2.4.1 Những kết quả đạt được...76

2.4.2 Những hạn chế...77

2.4.3 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của Agribank chi nhánh Quảng Trạch...78

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA AGRIBANKCHI NHÁNH HUYỆN QUẢNG TRẠCH BẮC QUẢNG BÌNH ...80

3.1 Định hướng chung về tăng cường hoạt động huy động vốn của Agribank Chi nhánh huyện Quảng TrạchBắc Quảng Bình...80

3.2 Một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Agribank Chi nhánh huyện Quảng Trạch Bắc Quảng Bình ...81

3.2.1 Giải pháp về chính sách huy động vốn...81

3.2.2 Giải pháp về chăm sóc khách hàng và khuyến mãi...82

3.2.3 Giải pháp về nhân viên ...83

3.2.4 Giải pháp về công nghệ thông tin...85

3.2.5 Giải pháp về thông tin, thương hiệu và quảng cáo...86

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...88

1. KẾT LUẬN...88

2.1 Kiến nghị với Agribank...88

TÀI LIỆU THAM KHẢO...92

PHỤ LỤC...93 QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG

BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1 NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 2 BẢN GIẢI TRÌNH

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Tên đầy đủ

Agribank Chi nhánh huyệnQuảng Trạch

: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh huyệnQuảng Trạch

Agribank Việt Nam : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

CBCNV : Cán bộ công nhân viên

CN : Chi nhánh

GTCG : Giấy tờcó giá

HĐV : Huy động vốn

NH : Ngân hàng

NHNN : Ngân hàng Nhà nước

NHTM : Ngân hàng thương mại

PGD : Phòng giao dịch

TCTD : Tổ chức tín dụng

TDN : Tổng dư nợ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Agribank Chi nhánh huyện Quảng Trạch giai đoạn 2014-2016 ...35 Bảng 2.2: Quy mô và tốc độ tăng trưởng huy động vốn của Agribank Chi nhánh huyện Quảng Trạch giai đoạn 2014-2016 ...38 Bảng 2.3. Cơ cấu huy đồng vốn theo loại tiền của Agribank Chi nhánh huyện Quảng Trạch giai đoạn 2014-2016 ...39 Bảng 2.4. Cơ cấu huy đồng vốn theo kỳ hạn của Agribank Chi nhánh huyện Quảng Trạch giai đoạn 2014-2016...40 Bảng 2.5. Cơ cấu huy đồng vốn theo thành phần kinh tế của Agribank Chi nhánh huyện Quảng Trạch giai đoạn 2014-2016 ...42 Bảng 2.6. Thị phần nguồn vốn trên địa bàn huyệnQuảng Trạch BắcQuảng Bình...44 Bảng 2.7. Lãi suất huy động bình quân của Agribank Chi nhánh huyện Quảng Trạch giai đoạn 2014- 2016 ...45 Bảng 2.8. Chi phí huy động vốn của Agribank Chi nhánh huyện Quảng Trạch giai đoạn 2014-2016 ...46 Bảng 2.9. Hiệu suất sử dụng vốn của Agribank Chi nhánh huyện Quảng Trạch giai đoạn 2014-2016 ...47 Bảng 2.10. Chỉ tiêu an toàn vốn của Agribank Chi nhánh huyện Quảng Trạch giai đoạn 2014-2016 ...48 Bảng2.11. Thông tin chung về khách hàng được khảo sát...50 Bảng 2.12: Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha thang đo chất lượng sản phẩm dịch vụ...53 Bảng 2.13: Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha thang đo thuận lợi trong giao dịch...54 Bảng 2.14: Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha thang đo chăm sóc khách hàng và khuyến mãi ...55

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

Bảng 2.15: Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha thang đo nhân viên

ngân hàng...56

Bảng 2.16: Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha thang đo thông tin, thương hiệu và quảng cáo...57

Bảng 2.17. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test...58

Bảng 2.18. Kết quảphân tích nhân tốkhám phá các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn tại Agribank Chi nhánh Quảng Trạch ...59

Bảng 2.19. Kết quả kiểm định One sample t-test đánh giá về chất lượng sản phẩm dịch vụ...63

Bảng 2.20. Kết quả kiểm định One sample t-test đánh giá về nhân viên ...64

Bảng 2.21. Kết quả kiểm định One sample t-test đánh giá về thuận lợi trong giao dịch...65

Bảng 2.22. Kết quả kiểm định One sample t-test đánh giá về chăm sóc khách hàng và khuyến mãi...66

Bảng 2.23. Kết quả kiểm định One sample t-test đánh giá về thông tin, thương hiệu và quảng cáo...67

Bảng 2.24. Kết quả kiểm định sự khác biệt của các nhóm khách hàng khác nhau về thu nhập khi đánh giá về yếu tố chất lượng sản phẩm dịch vụ...69

Bảng 2.25. Kết quả kiểm định sự khác biệt của các nhóm khách hàng khác nhau về độ tuổi khi đánh giá về yếu tố chăm sóc khách hàng và khuyến mãi ...70

Bảng2.26. Tóm tắt mô hình...72

Bảng 2.27. Kiểm định độ phù hợp của mô hình ...73

Bảng2.28. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến...74

Bảng 2.29. Kết quả kiểm định Pearson’s mối tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập...74

Bảng2.30 Kết quả phân tích hồi quy đa biến...75

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu nguồn vốn phân theo các tiêu chí cụ thể...16 Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức, cơ cấu bộ máy quản lý tại của Agribank Chi nhánh Quảng Trạch...32

HÌNH

Hình 1.1. Mô hình nghiên cứu đềxuất...29 Hình 2.1 Kết quả tài chính của AgribankChi nhánh huyện Quảng Trạch giai đoạn 2014–2016 ...37 Hình 2.2. Thị phần nguồn vốn huy động của các NHTM trên địa bàn huyện Quảng Trạch năm 2016...45 Hình 2.3. Kết quả hồi quy tương quan...76

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đềtài

Vốn luôn là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Đối với các ngân hàng thương mại với tư cách là một doanh nghiệp, một chế tài trung gian hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ thì vốn lại có một vai trò hết sức quan trọng. NHTM là đơn vị chủ yếu cung cấp vốn thu lãi. Nhưng để cung cấp đủ vốn đáp ứng nhu cầu thị trường, ngân hàng sẽ phải huy động vốn từ bên ngoài. Vì vậy, các NHTM rất chú trọng đến vấn đề huy động vốn đáp ứng đầy đủ nhu cầu kinh doanh của mình.

Tại Việt Nam việc huy động vốn (khai thác lượng tiền tạm thời nhàn rỗi trong công chúng, hộ gia đình, của các TCKT-XH hay các TCTD khác) của NHTM còn nhiều bất hợp lý. Điều này dẫn tới chi phí vốn cao, quy mô không ổn định, việc tài trợ cho các danh mục tài sản không còn phù hợp với quy mô,kết cấu từ đó làm hạn chế khả năng sinh lời, buộc ngân hàng phải đối mặt với các loại rủi ro. Do đó, việc tăng cường huy động vốn từ bên ngoài với chi phí hợp lý và sự ổn định cao là yêu cầu ngày càng trở nên cấp thiết và quan trọng.

Agribank chi nhánh huyện Quảng Trạch Bắc Quảng Bình là một chi nhánh của Agribank Việt Nam, qua hơn 20 năm hoạt động với tất cả những gì ngân hàng đã trải qua và đạt được, ngân hàng có quyền tự hào và tin tưởng vào sự phát triển của mình trong tương lai. Trong định hướng phát triển, tăng cường huy động vốn vẫn là ưu tiên hàng đầu. Đây là một hoạt động vô cùng cần thiết góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện kinh tế đang phát triển và để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động kinh doanh cho Ngân hàng.

Điều này có thể thấy rõ trong những năm gần đây, sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt không chỉ riêng hệ thống NHTM mà còn từ sự tham gia ngày càng nhiều của các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Từ đó đòi hỏi Agribank chi nhánh huyện QuảngTrạch Bắc Quảng Bình phải đánh giá lại thực trạng huy động vốn tại chi nhánh nhằm đưa ra những giải pháp huy động vốn đúng đắn thích hợp mới đáp ứng được nhu cầu vốn cho

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

nền kinh tế. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn chi nhánhhuyện Quảng TrạchBắcQuảng Bình”để nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thạc sỹ.

2. Mục tiêu nghiên cứu.

2.1 Mục tiêu chung:Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và phân tích thực trạng công táchuy động vốn của Agribank chi nhánh huyệnQuảng TrạchBắc Quảng Bình từ năm 2014 đến năm 2016, từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm gia tăng nguồn vốn huy động tại Chi nhánh trong giai đoạn tiếp theo.

2.2 Mục tiêu cụ thể

+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễnvềthực trạng huy động vốn của NHTM.

+ Phân tích, đánh giá thực trạng công tác huy động vốn tại Agribank chi nhánh huyệnQuảng Trạch BắcQuảng Bình

+Đề xuất định hướng và những giải pháp khảthi nhằm tăng nguồn vốn huy động tại Agribank chi nhánh huyện Quảng Trạch BắcQuảng Bình trong giai đoạn tiếptheo

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

3.1 Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực trạnghuy động vốn tại Agribank chi nhánh huyện Quảng Trạch BắcQuảng Bình.

3.2Phạm vi nghiên cứu :

+ Về không gian: Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Quảng Trạch Bắc Quảng Bình.

+ Về thời gian: số liệu sử dụng trong luận văn được thu thập, xứlý, phân tích trong giai đoạn 2014–2016.

4. Phương pháp nghiên cứu.

4.1Phương pháp thu thập số liệu:

-Nguồn số liệu thứ cấp: Số liệu thứcấp được thu thập từ các báo cáo thống kê trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là bảng cân đối kếtoán, các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh huyện Quảng Trạch, Ngân hàng Nhà nước

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

Quảng Bình. Các tài liệu này chủ yếu được sử dụng để phân tích đặc điểm chung và thực trạng công tác huy động vốn tại Agribank Chi nhánh huyện Quảng Trạch Bắc Quảng Bình.

-Nguồn số liệu sơ cấp: các dữ liệu sơ cấp được thu thập dựa trên phương pháp phỏng vấn có sửdụng bảng hỏi.

+ Đối tượng khảo sát: tiến hành phát phiếu điều tra khảo sát trực tiếp đối với kháchhàng đang gửi tiền tại Agribank chi nhánh huyện Quảng Trạch, Bắc Quảng Bình.

+ Kích thước mẫu: về cỡ mẫu, theo Hair & Bollen (1989) kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho 1 tham số ước lượng. Ngoài ra, đểphân tích hồi quy đa biến được kết quả tốt nhất thì kích cỡ mẫu phải thõa mãn công thức n ≥ 8m + 50. Trong đó: n là kích cỡmẫu–m là sốbiến độc lập của mô hình.

Căn cứ vào kinh nghiệm chọn mẫu từ các nghiên cứu trước, kết hợp với thực tiễn của nghiên cứu ( với thang đo đánh giá công tác huy động vốn mà đềtài sửdụng, có tất cả 5 biến độc lập trong mô hình và 23 yếu tố), nên sử dụng mẫu tối thiểu theo từng cách chọn mẫu kểtrên là: 5*23 = 115 (Hair & Bollen, 1989) và n ≥ 8*5 + 50 = 90 mẫu. Để đảm bảo tính đại diễn cao hơn về mẫu cho tổng thể, nghiên cứu lựa chọn cỡ mẫu khảo sát là 150 phiếu. Đồng thời, để đảm bảo sốphiếu thu về đạt yêu cầu, tổng số phiếu phát ra cho khách hàng là 180 phiếu.

4.2Phương pháp tổng hợp và phân tích

-Phương Pháp tổng hợp: Việc tổng hợp số liệu được tiến hành bằng phương pháp phân tốthống kê, được sửdụng chủyếu đểtổng hợp kết quả điều tra các tổchức, cá nhân gửi tiền. Việc phân tổ căn cứ vào kết quả điều tra theo các tiêu thức khác nhau thông qua các tiện ích của các phần mền phân tích sốliệu thống kê.

-Phương pháp phân tích, thống kê:Trên cơ sở các tài liệu đã được tổng hợp, vận dụng các phương pháp phân tích thống kê như số tương đối, số tuyệt đối, sốbình quân, phương pháp so sánh đểphân tích tình hình hoạt động dịch vụ huy động vốn qua các năm, từ đó rút ra nhận xét về thực trạng công tác huy động vốn của Agribank chi nhánh Quảng Trạch.

-Phương pháp xửlý sốliệu: sửdụng phần mềm Excel và SPSS đểxửlý sốliệu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận và kiến nghị, nội dung luận văn bao 3 gồm Phần I: Đặt vấn đề

Phần II: Nội dung và kết quảnghiên cứu. Gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về huy động vốn của Ngân hàng thương mại.

Chương 2: Đánh giá thực trạng huy động vốn tại Agribank chi nhánh huyện QuảngTrạchBắcQuảng Bình.

Chương 3: Một số giải pháp tăng cường công tác huy động vốn của Agribank chi nhánh huyệnQuảngTrạchBắcQuảng Bình.

Phần III: Kết luận và kiến nghị

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬNVÀ THỰC TIỄNVỀ CÔNG TÁC HUYÐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại 1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại

NHTM ra đời cùng với sựphát triển của kinh tếhàng hóa. Khi xã hội phát triển, thương mại phát triển, nhu cầu về tiền ngày càng lớn thì ngân hàng trở thành nơi giữ tiền cho những người có tiền và cung cấp tiền cho những người cần tiền. Ở mỗi quốc gia khác nhau, khái niệm về NHTM được định nghĩa khác nhau. Nhưng nhìn chung, định nghĩa được sử dụng phổ biến là “Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tài chính kinh doanh tiền tệmà hoạt động chủyếu, thường xuyên là huy động tiền gửi của khách hàng đểcho vay, thực hiện nghiệp vụchiết khấu và dịch vụthanh toán; và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”(Nguyễn Đăng Dờn, 2005)

Tại Việt Nam, theo điều 4, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 17/06/2010 định nghĩa: "Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàngđược thực hiện tất cảcác hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận". Từ định nghĩa đó, căn cứ vào tính chất và mục tiêu hoạt động, Luật còn chỉrõ các loại hình ngân hàng gồm:

- Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổphần.

- Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổchức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sởhữu 100% vốn điều lệ.

- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước được thành lập, tổchức dưới hình thức công ty cổphần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

- Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài được thành lập, tổchức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.

- Ngân hàng hợp tác xã, quỹtín dụng nhâ dân được thành lập, tổchức dưới hình thức hợp tác xã.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

- Tổchức tài chính vi mô được thành lập, tổchức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.

Người ta phân biệt NHTM với các tổ chức môi giới tài chính khác là ở chỗ NHTM là ngân hàng kinh doanh tiền gửi, chủyếu tiền gửi không kỳhạn và cấp tín dụng thương mại, chính từhoạt động đó đã tạo cơ hội cho NHTM có thể làm tăng bội sốtiền gửi của khách hàng trong hệthống ngân hàng của mình. Đó là đặc trưng cơ bản đểphân biệt NHTM với các ngân hàng và các TCTD khác. Tuy nhiên, mức độ tham gia vào quá trình cungứng vốn và các dịch vụtài chính hiện vẫn chủyếu là các NHTM.

1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại

Trong điều kiện nền kinh tếthị trường, NHTM thực hiện các chức năng sau đây:

- Chức năng thứ nhất: NHTM là trung gian tín dụng. Đây là chức năng đặc trưng và cơ bản của ngân hàng và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển. Thực hiện chức năng này, một là NHTM huy động và tập trung các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế(trong các tổchức kinh tế, cơ quan, đoàn thể, dân cư … để hình thành nguồn vốn cho vay. Mặt khác, trên cơ sở nguồn vốn đã huy động được, ngân hàng sử dụng cho vay đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế.

Khi thực hiện làm trung gian tín dụng, NHTM đã huy động triệt để được các khoản vốn nhàn rỗi, điều hòa vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, kích thích quá trình luân chuyển vốn của toàn xã hội và thúc đẩy quá trình tái sản xuất của các doanh nghiệp.

- Chức năng thứ hai: của NHTM là trung gian thanh toán. Khi các khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, họsẽ được ngân hàng đảm bảo an toàn trong việc cất giữ tiền và thực hiện thu chi một cách nhanh chống, tiện lợi, nhất là đối với những khoản thanh toán có giá trị lớn, cùng khắp địa phương, mà nếu khách hàng tự thực hiện sẽ rất tốn kém và khó khăn. Trong khi làm trung gian thanh toán, ngân hàng tạo ra những công cụ lưu thông như séc, thẻ thanh toán … đã tiết kiệm được cho xã hội rất nhiều vềchi phí lưu thông.

- Chức năng thứ ba là: NHTM cung cấp dịch vụ tài chính – ngân hàng. Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng và ngân quỹ, ngân hàng có nhiều điều kiện

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

thuận lợi về kho quỹ, thông tin quan hệ rộng rãi với các doanh nghiệp. Qua đó ngân hàng có thể làm tư vấn tài chính, đầu tư, giữ hộ tài sản quá giá, làm đại lý phát hành chứng khoán cho các doanh nghiệp …để nhận được khoản hoa hồng, phí sẽ vừa tiết kiệm chi phí vừa đạt hiệu quảcao.

1.1.3 Vai trò của ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại có các vai trò sau:

-NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế: Trong tình hình kinh tếhiện nay, để hoạt động ổn định và phát triển, các thành phần của nền kinh tế cần phải có một lượng vốn phù hợp để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Bằng chức năng trung gian tín dụng của mình, NHTM đã sử dụng nguồn vốn huy động được để đáp ứng nhu cầu vềvốn một cách kịp thời cho quá cho các thành phần kinh tế, đảm bảoổn định và nâng cao năng lực hoạt động. Khi thực hiện vai trò này, NHTM là một công cụ quan trọng thúc đẩy sựphát triển của sản xuất lưu thông hàng hóa.

- NHTM là cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trường: Để đảm bảo đứng vững trong cạnh tranh, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của thị trường buộc các doanh nghiệp phải đạt được một hiệu quả nhất định theo quy định chung của thị trường.

Doanh nghiệp không những cần nâng cao chất lượng lao động, củng cố và hoàn thiện cơ chếquản lý kinh tế, chế độ hạch toán kế toán … mà còn phải không ngừng cải tiến máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất một cách thích hợp. Những hoạt động này đòi hỏi một khối lượng lớn vốn đầu tư. Để giải quyết khó khăn này, doanh nghiệp tìm đến NH xin vay vốn thỏa mãn nhu cầu đầu tư của mình.

Thông qua hoạt động tín dụng, NH là chiếc cầu nối doanh nghiệp với thị trường.

- NHTM là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Nhà nước thực hiện các chính sách tiền tệ thông qua ngân hàng trung ương. NHTW sửdụng các công cụ như lãi suất, dựtrữ bắt buộc, các nghiệp vụtrên thị trường mở,…. để tác động đến nền kinh tếthông qua các NHTM.

- NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế. Cùng với xu hướng hội nhập quốc tế, thông qua các nghiệp vụtài trợ xuất nhập khẩu, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ ngoại hối và các nghiệp vụ khác, NHTM đã tạo điều kiện thúc

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

đẩy ngoại thương không ngừng mở rộng, giúp cho việc mua bán, trao đổi, thanh toán ngày càng phát triển, thuận lợi, hiệu quả và an toàn. Thông qua đó, NHTM đã thực hiện vai trò điều tiết tài chính trong nước phù hợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế.

1.1.4 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại

Những hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại bao gồm:

- Huy động vốn: là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng cũng như đối với bản thân xã hội. Trong nghiệp vụ này, NHTM được phép sử dụng những công cụ và biện pháp cần thiết mà luật pháp cho phép để huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng cho vay đối với nền kinh tế.

Thành phần nguồn vốn của NHTM gồm: Vốn điều lệ; Các quỹdựtrữ; Vốn huy động; Vốn đi vay; Vốn tiếp nhận; Vốn khác. Trong đó vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu của các NHTM. Đây là nguồn vốn chủ yếu của các NHTM, thực chất là tài sản bằng tiền của các chủsở hữu mà ngân hàng tạm thời quản lý và sửdụng nhưng phải có nghĩa vụ hoàn trả kịp thời, đầy đủ khi khách hàng yêu cầu. NHTM huy động vốn thông qua hình thức huy động tiền gửi (nhận tiền gửi không kỳhạn, tiền gửi có kỳhạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác) và phát hành GTCG (chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu…)

- Cho vay, đầu tư dự án: là một trong những hoạt động cơ bản đem lại lợi nhuận cho ngân hàng bao gồm hoạt động cho vay và hoạt động đầu tư:

+ Hoạt động cho vay: Đây là hoạt động quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản, phản ánh hoạt động đặc trưng của ngân hàng là cho vay và hoạt động này cũng mang lại nguồn thu nhập lớn nhất cho ngân hàng.

+ Hoạt động đầu tư: Các ngân hàng cũng đầu tư nhằm tìm kiếm lợi nhuận như góp vốn vào doanh nghiệp, mua bán chứng khoán trên thị trường hay cho vay trên thị trường liên ngân hàng đểtận dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi.

- Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: Đây là hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán của các thành phần kinh tế. Các dịch vụnày phải được Ngân hàng nhà nước cho phép, bao gồm: cung ứng các phương tiện thanh toán, thực hiện các dịch vụthanh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

toán trong và ngoài nước cho khách hàng, thực hiện dịch vụ thu chi hộ … Thông qua hoạt động này, các NHTM đã giải quyết được nhu cầu thanh toán, chi trảnhanh chóng, thuận tiện, an toàn của khách hàng, góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ thanh toán, quá trình lưu thông hàng hóa và tốc dộluân chuyển vốn.

- Các hoạt động khác: Bên cạnh các mảng nghiệp vụ chính trên, NHTM còn thực hiện các hoạt động khác như: bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, vàng, chứng khoán, cung cấp các dịch vụ ủy thác, tư vấn tài chính tiền tệ, dịch vụbảo hiểm, bảo quản hiện vật, cho thuê tủ két …. Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, của xã hội, của công nghệthông tin và sự hội nhập quốc tế, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng để đáp ứng nhu cầu của các thành phần kinh tế. Chính sự đa dạng của các sản phẩm dịch vụ đã góp phần giảm thiểu rủi ro, tạo nên nguồn thu nhập đáng kể, nâng cao lực cạnh tranh của NHTM trên thị trường

1.1.5 Các nguồn vốn của ngân hàng thương mại

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải có vốn. Ngân hàng thương mại được coi là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, do vậy việc tiến hành các biện pháp nghiệp vụ tạo lập nguồn vốn để tổchức hoạt động kinh doanh là vấn đề vô cùng quan trọng đối với mỗi Ngân hàng thương mại. Thông qua các nghiệp vụ đa dạng và phong phú trong lĩnh vực nguồn vốn và tài sản Nợ, mỗi Ngân hàng thương mại đã tạo lập cho mình một khối lượng vốn cần thiết, đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh. Thành phần nguồn vốn của Ngân hàng thương mại bao gồm:

- Vốn điều lệvà các quỹ - Vốn huy động

- Vốn đi vay - Vốn khác

1.1.5.1. Vốn điều lệvà các quỹ

a. Vốn điều lệ: Vốn điều lệ ban đầu được hình thành từ các nguồn vốn khác nhau, tùy thuộc vào hình thức sởhữu của ngân hàng đó. Cụthểlà:

-Ngân hàng thương mại nhà nước: Vốn điều lệ do ngân sách nhà nước cấp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

- Ngân hàng thương mạicổ phần: Vốn điều lệ được hình thành thông qua hoạt động phát hành cổphiếu trên thị trường.

-Ngân hàng thương mạiliên doanh: Vốn điều lệdo phía Việt Nam và phía nước ngoài đóng góp theo tỷlệ tham gia đã thỏa thuận trong điều lệ.

-Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài: Vốn do ngân hàng mẹ ởchính quốc chuyển qua.

- Ngân hàng 100 % vốn nước ngoài: Vốn điều lệdo tổchức thành lập tự đáp ứng.

Vốn điều lệ phải đạt mức tối thiểu theo quy định của pháp luật (được gọi là vốn pháp định).ỞViệt Nam cũng như tại các quốc gia trên thếgiới đều có quy định mức vốn pháp định cho mỗi loại hình ngân hàng. Mức vốn pháp định có thể được quy định thay đổi tùy mỗi thời kỳ, phù hợp với yêu cầu quản lý và phát triển kinh tếcủa mỗi quốc gia.

Vốn điều lệcủa mỗi Ngân hàng thương mại không phải là một con số bất biến mà có thể thay đổi theo xu hướng tăng lên nhờ được cấp bổ sung, hoặc phát hành cổ phiếu bổsung, hoặc được kết chuyển từquỹdựtrữbổsung vốn điều lệ theo quy định của luật pháp.

Tuy vốn điều lệkhông phải là nguồn vốn chủ lực trực tiếp phục vụcho nhu cầu kinh doanh tiền tệ đối với Ngân hàng thương mại. Song, vốn điều lệlại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng xuất phát từmục đích sửdụng nó. Trước hết, vốn điều lệ được sửdụng để xây dựng, mua sắm tài sản cố định, trang thiết bị chuyên dùng … tức là tạonên cơ sở vật chất ban đầu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngoài ra các Ngân hàng thương mại cònđược phép sửdụng vốn điều lệ đểgóp vốn, liên doanh, đầu tư, cấp vốn cho các công ty trực thuộc và thực hiện các hoạt động kinh doanh khác.

Điều này cũng có nghĩa là mỗi Ngân hàng thương mạicó vốn điều lệ lớn sẽ có khả năng để đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình. Vốn điều lệ cũng là yếu tố làm cơ sở để xác đinh các mức khống chếcho vay tối đa đối với một khách hàng, mức vốn có thể huy động được quy định bởi pháp luật. Vốn điều lệ cũng là yếu tố quan trọng tạo niềm tin, uy tín ban đầu của khách hàng đối với ngân hàng.

b. Các quỹcủa ngân hàng:

Các quỹcủa ngân hàng được hình thành khi ngân hàngđãđi vào hoạt động, bao gồm: quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, các quỹ dự phòng, quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, quỹphúc lợi và các quỹkhác.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

1.1.5.2. Vốn huy động

Đặc điểm chung của tiền gửi là chúng phải được thanh toán khi khách hàng yêu cầu ngay cả khi đó là tiền gửi có kỳhạn nhưng chưa đến hạn thanh toán. Sự thay đổi, đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn, làm thay đổi cầu thanh khoản của ngân hàng.

Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn tiền của ngân hàng. Để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và để có được nguồn tiền có chất lượng ngày càng cao, các ngân hàng phải đưa ra và thực hiện nhiều hình thức huy động khác nhau :

a. Tiền gửi thanh toán:

Đây là tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân vào ngân hàng để nhờ ngân hàng giữvà thanh toán hộ. Trong phạm vi số dư cho phép, các nhu cầu chi trảcủa cá nhân và doanh nghiệp đều được ngân hàng thực hiện. Các khoản thu của doanh nghiệp và cá nhân đều có thể nhập vào tiền gửi thanh toán theo yêu cầu. Nhìn chung lãi suất của khoản tiền này rất thấp (hoặc bằng không), thay vào đó chủ tài khoản có thể được hưởng các dịch vụcủa ngân hàng với mức phí thấp.

b. Tiền gửi có kỳhạn của doanh nghiệp, các tổchức xã hội

Nhiều khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp và các tổchức xã hội sẽ được chi trả sau một thời gian xác định. Tiền gửi thanh toán tuy rất thuận tiện cho hoạt động thanh toán song lãi suất lại thấp. Để đáp ứng nhu cầu tăng thu cho người gửi tiền ngân hàng đãđưa ra hình thức tiền gửi có kỳhạn. Người gửi không được sửdụng các hình thức thanh toán đối với tiền gửi thanh toán để áp dụng với loại tiền gửi này. Nếu cần chi tiêu, người gửi phải rút tiền ra. Tuy không thuận lợi bằng tiền gửi thanh toán nhưng tiền gửi có kỳhạn lại được hưởng lãi suất cao hơn tuỳtheo kỳhạn gửi tiền.

c. Tiền gửi tiết kiệm củadân cư

Các tầng lớp dân cư đều có các khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng (các khoản tiền tiết kiệm). Trong điều kiện có khả năng tiếp cận được với ngân hàng, họ đều có thểgửi tiết kiệm nhằm thực hiện mục tiêu an toàn và sinh lời đối với các khoản tiền tiết kiệm, đặc biệt là nhu cầu an toàn. Nhằm thu hút ngày càng nhiều tiền tiết kiệm, các ngân hàng đều khuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữtiền mặt tại nhà

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

bằng cách mở rộng mạng lưới huy động vốn, đưa ra các hình thức huy động đa dạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn. Sổtiết kiệm này không dùng đểthanh toán tiền hàng và các dịch vụcủa ngân hàng song có thểthểthếchấp vay vốn nếu được sựcho phép của ngân hàng.

d. Tiền gửi của các ngân hàng khác

Nhằm mục đích nhờthanh toán hộvà một sốmục đích khác NHTM này có thể gửi tiền ở tại ngân hàng khác. Tuy nhiên quy mô của nguồn tiền gửi này là thường không lớn.

1.1.5.3. Nguồn tiền vay và các nghiệp vụ huy động tiền vay

Tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của NHTM. Tuy nhiên, khi cần, ngân hàng thường vay mượn thêm. Tại nhiều nước, Ngân hàng Trung Ương thường quy định tỷ lệ giữa nguồn huy động và vốn chủ sở hữu của Ngân hàng. Do vậy nhiều ngân hàng vào từng giai đoạn cụ thể phải vay mượn thêm để đáp ứng nhu cầu chi trả khi khả năng huy động bịhạn chế.

a. Vay Ngân hàng nhà nước (NHNN)

Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trảcủa NHTM.

Trong trường hợp thiếu hụt dựtrữ, NHTM thường vay NHNN. Hình thức cho vay chủ yếu của NHNN là tái chiết khấu. Khi cần tiền, NHTM đem thương phiếu lên tái chiết khấu tại NHNN. Nghiệp vụ này làm thương phiếu của NHTM giảm đi và dự trữ (tiền mặt hoặc tiền gửi tại NHNH) tăng lên. NHNN điều hành vay mượn một cách chặt chẽ, NHTM phải thực hiện các điều kiện đảm bảo và kiểm soát nhất định. Thông thường NHNN chỉ tái chiết khấu cho những thương phiếu có chất lượng và phù hợp với mục tiêu của NHNN trong từng thời kỳ.

b. Vay các tổchức tín dụng khác

Đây là nguồn các ngân hàng vay mượn lẫn nhau và các tổchức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng. Các ngân hàng đang có dựtrữ vượt yêu cầu do kết dư gia tăng bất ngờvềcác khoản tiền huy động hoặc giảm cho vay có thểsẵn lòng cho các ngân hàng khác vay đểtìm kiếm lãi suất cao hơn. Ngược lại các ngân hàng đang thiếu hụt dựtrữcó nhu cầu vay mượn tức thời để đảm bảo thanh khoản. Như vậy nguồn vay mượn từ các

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

ngân hàng khác để đáp ứng nhu cầu dựtrữvà chi trảcấp bách và trong nhiều trường hợp nó là nguồn bổsung thay thếcho nguồn vay mượn từNHNN.

c. Vay trên thị trường vốn

Giống như các doanh nghiệp khác, các NHTM cũng vay mượn bằng cách phát hành các giấy nợ trên thị trường vốn. Rất nhiều NHTM thiếu nguồn tiền gửi trung và dài hạn dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu cho vay trung và dài hạn. Do vậy, các khoản vay trung và dài hạn nhằm bổsung cho các nguồn tiền gửi trung và dài hạn, đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư trung và dài hạn. Thông thường đây là các khoản vay không có đảm bảo. Những ngân hàng có uy tín hoặc được trảlãi suất cao hơn sẽ vay mượn được nhiều hơn.

1.1.5.4 Các nguồn vốn khác

Phần lớn các nguồn khác ngân hàng không phải trảlãi. Tuy nhiên, chi phíđể có và duy trì chúng là rất đáng kể. Ví dụ để có các nguồn uỷ thác ngân hàng phải tìm kiếm các chủ đầu tư, tìm hiểu yêu cầu của họ, nghiên cứu các dự án mà họ tài trợ…

Nhìn chung các nguồn khác trong NHTM là không lớn (chỉ trừ một số ngân hàng có nguồn uỷ thác của NHNN và các tổ chức quốc tế). Việc gia tăng các nguồn này nằm trong chính sách tăng nguồn vốn cho ngân hàng và bị ảnh hưởng rất lớn bởi khả năng thực hiện và mởrộng các dịch vụkhác.Các nguồn khác bao gồm nguồn uỷthác, nguồn trong thanh toán…..

a. Nguồn uỷthác

NHTM thực hiện các dịch vụ uỷ thác như uỷ thác cho vay, uỷ thác đầu tư, uỷ thác cấp phát… Các hoạt động này tạo nên nguồn uỷthác trong các NHTM. Cùng với sựphát triển các mối quan hệ đa phương, rất nhiều các tổchức kinh tế xã hội có cùng mục tiêu phát triển như ngân hàng, các nguồn tài chính của các tổ chức này đã sử dụng mạng lưới ngân hàng như kênh dẫn vốn tới các mục tiêu. Kết quả là hình thành các nguồn uỷ thác, làm gia tăng vốn của ngân hàng.

b. Nguồn trong thanh toán

Các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt có thể hình thành nguồn trong thanh toán (séc trong quá trình chi trả, tiền ký quỹ để mở L/C… Những ngân hàng là

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợcó kết số dưtừngân hàng thành viên chuyển về đểthực hiện cho vay.

c. Nguồn khác

Các khoản nợ khác như thuế chưa nộp, lương chưa trả….

1.2 Lý luận vềcông táchuy động vốn của ngân hàng thương mại 1.2.1 Khái niệm

- Nguồn vốn: là khối lượng tiền mà các NHTM đã huy động được có thể sử dụng vào mục đích cho vay, đầu tư và hoạt động dịch vụ khác của Ngân hàng. Nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng, quyết định sựtồn tại và phát triển của NHTM.

- Hoạt động huy động vốn (còn gọi là hoạt động nhận tiền gửi): “là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.

1.2.2 Vai trò của công táchuy động vốn đối với ngân hàng thương mại

Huy động vốn đóng vai trò quan trọng và quyết định đến hoạt động của các NHTM, thểhiện qua một sốmặt như sau:

1.2.2.1 Quyết định quy mô hoạt động của NHTM

Trong hoạt động kinh doanh của NHTM, nguồn vốn chính là “tư liệu sản xuất”, là nguyên liệu chính tạo ra các sản phẩm Ngân hàng. Bản chất của NHTM là “đi vay để cho vay”, từnguồn vốn huy động được, NHTM sẽsửdụng đểcấp tín dụng và cung ứng các phương tiện thanh toán cho nền kinh tế. Nguồn vốn chi phối toàn toàn bộcác hoạt động và quyết định đối với việc thực hiện các chức năng của NHTM. Một Ngân hàng làm tốt công tác huy động vốn sẽcó nguồn vốn dồi dào, cơ cấu vốn ổn định, từ đó có sự chủ động trong việc đa dạng hóa danh mục đầu tư, mở rộng quy mô cấp tín dụng (cả vềphạm vi, khối lượng lẫn thời hạn tín dụng) cho nền kinh tế, thực hiện các hoạt động đầu tư mang lại tỷsuất sinh lợi cao cũng như sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng vềcác dịch vụNgân hàng. Ngược lại, nếu Ngân hàng có quy mô vốn nhỏ, cơ cấu vốn thiếu tính hợp lý, chi phí vốn cao thì sẽgặp khó khăn trong hoạt động kinh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

doanh của mình, nhất là không có điều kiện để mở rộng tín dụng theo nhu cầu của khách hàng và kỳvọng của Ngân hàng, thậm chí buộc phải thu hẹp đầu tư đối với một số đối tượng khách hàng nếu không cân đối được nguồn vốn. Do tính chất quan trọng, cần thiết và quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng nên công tác huy động vốn phải luôn được các NHTM đặt lên hàngđầu và có những giải pháp sáng tạo, linh hoạt, phù hợp nhằm tăng trưởng nguồn vốn huy động..

1.2.2.2. Tạo sựchủ động trong kinh doanh cho các NHTM

Đểduy trì và mởrộng hoạt động kinh doanh, đòi hỏi NHTM phải có nguồn vốn vừa lớn (quy mô), vừa dài (ổn định) thì mới có thể chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình. Từ việc sử dụng nguồn vốn huy động để mở rộng cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán cho nền kinh tế, NHTM sẽ góp phần nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ gia đình, tăng thu nhập, đưa nền kinh tế ngày càng phát triển. Đồng thời, khi hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tếcó hiệu quả, ngoài việc trảnợ vay đến hạn, hoặc khách hàng sẽcó nhu cầu vay lớn hơn để mở rộng quy mô hoạt động, hoặc nguồn tiền lãi thu được sẽ đầu tư vào Ngân hàng dưới dạng tích lũy, đầu tư, từ đó gia tăng được nguồn vốn cho NHTM. Như vậy, khi NHTM có nguồn vốn lớn và quản lý tốt nguồn vốn đó thì nguồn vốn sẽ có sự luân chuyển một cách nhịp nhàng, hiệu quả và ngày càng mở rộng hơn.

Ngân hàng cũng sẽchủ động hơn trong việc đa dạng hoá các hình thức và phương thức hoạt động nhằm phân tán rủi ro và tăng lợi nhuận, phục vụcho mục tiêu cuối cùng của Ngân hàng là an toàn và sinh lời.

1.2.2.3. Góp phần nâng cao vịthếcủa ngân hàng thương mại

Đểcó thể thu hút khách hàng đến giao dịch gửi tiền, NHTM phải tạo được niềm tin đối với khách hàng cũng như thỏa mãn nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm dịch vụmà khách hàng mong muốn. Nguồn vốn huy động dồi dào cũng góp phần củng cố thêm uy tín, vị thế của NHTM. Bên cạnh đó, uy tín, vị thế của Ngân hàng còn thể hiệnở khả năng cho vay và đầu tư của ngân hàng. Khi NHTM có nguồn vốn lớn và cơ cấu vốn ổn định, ngân hàng sẽ chủ động chọn lựa, cung ứng vốn cho vay đối với các dự án, phương án trung, dài hạn có hiệu quả. Nguồn vốn khả dụng của NHTM càng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

cao thì khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn vay và vốn thanh toán của Ngân hàng càng lớn,góp phần nâng cao vị thế, uy tín của NHTM.

1.2.2.4. Quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng thươngmại

Nguồn vốn huy động quyết định năng lực cạnh tranh của Ngân hàng. Nếu Ngân hàng có nguồn vốn lớn thì có thể chủ động mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế và phát triển thêm nhiều loại hình dịch vụ mới, tham gia vào các hoạt động khác như liên doanh liên kết, đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ. Trong điều kiện cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt, ngân hàng nào có được nguồn vốn lớn sẽ có điều kiện chủ động trong hoạt động kinh doanh điều chỉnh các mức lãi suất cho vay cũng như các mức phí một cách hợp lý, giữvững và thu hút được khách hàng.

1.2.3 Các phương thức huy động vốn của ngân hàng thương mại

Nguồn vốn huy động thường chiếm tỷtrọng lớn (từ 80% trở lên) và đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Nguồn vốn huy động của NHTM thường đa dạng, có thểphân loại theo các tiêu thức như sau:

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu nguồn vốn phân theo các tiêu chí cụthể

(Nguồn: Trần ThịNgọc Hà, 2016, luận văn thạc sỹkinh tế, Đại học Kinh tếHuế)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

1.2.3.1 Theo thời gian huy động vốn

- Tiền gửi không kỳhạn: là tiền gửi khách hàng có thểgửi và rút ra bất cứlúc nào mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của ngân hàng. Loại tiền gửi này được thiết kếcho khách hàng cá nhân có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi ngân hàng vì mục tiêu an toàn và sinh lời nhưng không thiết lập được kếhoạch sửdụng tiền gửi trong tương lai. Đối với khách hàng khi lựa chọn hình thức tiền gửi này thì mục tiêu an toàn và tiện lợi quan trọng hơn là mục tiêu sinh lời. Đối với ngân hàng, vì là loại tiền gửi này khách hàng muốn rút ra bất cứlúc nào cũng được nên ngân hàng phải đảm bảo tồn quỹ để chi trả và khó lên kế hoạch sử dụng tiền gửi . Vì vậy ngân hàng thường trảlãi rất thấp cho loại tiền gửi này.

- Tiền gửi có kỳhạn: là loại tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ có thểrút tiền sau một kỳhạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với NH.

Đối với loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, người gửi có một số tiền nhàn rỗi trong thời gian dài, họ thường gửi theo hình thức này để hưởng lãi suất cao. Người gửi không thể sử dụng các hình thức thanh toán đối với loại tiền gửi này song có thể thế chấp để vay vốn nếu được ngân hàng cho phép. Nếu cần chi tiêu, người gửi phải đến ngân hàng để rút tiền. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thường được hưởng lãi suất cố định. Tuy nhiên giữa các loại tiền gửi có kỳ hạn khác nhau lãi suất được trả sẽ khác nhau. Tiền gửi có kỳ hạn với thời gian càng lâu, lãi suất càng cao. Trong trường hợp rút trước hạn, khách hàng chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn, hoặc lãi suất theo thời hạn gửi thực tếtùy theo chính sách của NH trong từng thời kỳ.

Tiền gửi có kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn có đặc điểm là sự ổn định tương đối cao do đó các NHTM thường sử dụng để cho vay trung, dài hạn nhưng không được tham gia thanh toán không dùng tiền mặt. Loại tiền gửi này có chi phí sử dụng vốn khá cao.

Người gửi tiền nhằm mục đích hưởng lãi, do đó lãi suất hấp dẫn, lãi suất cao là đòn bẩy, là công cụ để thu hút nguồn vốn này.

1.2.3.2 Theo loại tiền huy động

- Tiền gửi bằng nội tệ: là các khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam (VND), thông thường chiếm trên 80% tổng vốn huy động của các NHTM;

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

- Tiền gửi bằng ngoại tệ: là các khoản tiền gửi bằng các loại ngoại tệ mạnh như Đôla Mỹ (USD), Bảng Anh (GBP), Đồng tiền Châu Âu (EUR)…

1.2.3.3 Theo nhóm khách hàng huy động

- Nhóm khách hàng cá nhân: bao gồm nhiều thành phần, nhiều tầng lớp dân cư như cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, nông dân.... Vì vậy để huy động các khoản tiền gửi tiết kiệm có tính ổn định cao từ nhóm khách hàng cá nhân, các NHTM phải có chính sách lãi suất phù hợp để thu hút. Bên cạnh đó các yếu tố uy tín, thương hiệu của Ngân hàng, sự thuận tiện trong giao dịch gửi tiền, rút tiền cũng là mối quan tâm của nhóm khách hàng cá nhân.

- Nhóm khách hàng tổ chức, doanh nghiệp: bao gồm các đơn vị của Nhà nước, các đơn vị của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các loại hình doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp...

Nhóm khách hàng này thường có nhu cầu mở tài khoản, gửi tiền vào Ngân hàng với mục đích sử dụng các dịch vụ qua Ngân hàng, nhất là dịch vụ thanh toán mua bán hàng hóa dịch vụ.

1.2.3.4 Theo loại hình huy động

- Tiền gửi tiết kiệm : bao gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn cơ bản giống với tiền gửi không kỳ hạn (Người gửi tiền được quyền gửi vào, rút ra theo nhu cầu sử dụng mà không cần báo trước cho Ngân hàng, được hưởng lãi suất không kỳ hạn đối với số tiền gửi), tuy nhiên sản phẩm này không được sử dụng để thanh toán. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn “được thiết kế dành cho khách hàng cá nhân có nhu cầu gửi tiền nhằm mục đích an toàn, sinh lợi và kế hoạch hóa được việc sử dụng số dư trên tài khoản tiền gửi”

- Giấy tờ có giá : là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữaTCTD phát hành với người mua GTCG trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”. TCTD được phát hành GTCG theo hình thức GTCG ghi danh và GTCG vô danh. TCTD phát hành quyết định phù hợp với lãi suất thị trường và quy định về lãi suất của NHNN trong từng thời kỳ, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và an toàn hoạt động cho TCTD.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

- Tiền gửi thanh toán: là khoản tiền gửi mà khách hàng là các tổ chức, cá nhân gửi vào Ngân hàng chủ yếu với mục đích thanh toán. Khi thực hiện chức năng trung gian thanh toán cho nền kinh tế, Ngân hàng tạo được một nguồn vốn từ hoạt động thanh toán: vốn trên tài khoản mở thư tín dụng, tài khoản tiền gửi chờ thanh toán…

NHTM cũng thu hút được một lượng vốn đáng kể trong quá trình thu hộ hoặc chi hộ khách hàng, làm đại lý cho các TCTD khác, nhận vốn uỷ thác của các tổ chức trong và ngoài nước…, có thể sử dụng tạm thời các khoản tiền này vào kinh doanh. Các khoản tiền gửi thanh toán một mặt làm phát triển hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống Ngân hàng, tiết kiệm chi phí trong lưu thông, mặt khác kiểm soát được hoạt động của các doanh nghiệp.

- Tiền gửi của các TCKT, tổ chức khác: là khoản tiền gửi của các tổ chức, đơn vị nhằm mục đích đầu tư để thu lãi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn. Thông thường đây là những khoản tiền gửi tương đối lớn, lãi suất đối với tiền gửi tổ chức thường nhỏ hơn hoặc bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.

- Tiền gửi của các TCTD: thông thường các NHTM thiếu vốn sẽ nhận các khoản tiền gửi từ các NHTM thừa vốn để cân đối đáp ứng nhu cầu kinh doanh cũng như khả năng thanh khoản. Các NHTM thừa vốn thì đầu tư tiền gửi cho NHTM khác nhằm mục đích sinh lời và tiết giảm chi phí. Tùy theo từng giai đoạn mà NHNN có quy định cụ thể hoạt động và thời hạn cho vay, nhận tiền gửi lẫn nhau của các NHTM nhằm tạo điều kiện cho các NHTM thực hiện kinh doanh vốn dễ dàng hơn và chủ động trong việc đáp ứng nhu cầu thanh khoản mà không cần phải nhờ sự hỗ trợ của NHNN.

1.2.3.5 Theo địa bàn huy động

- Khu vực thành thị: Là nguồn vốn huy động từ các chi nhánh NHTM đóng trên địa bàn các thành phố, thị xã, vùng đô thị lớn. Đây là khu vực có tiềm năng huy động nhiều món lớn do lượng dân cư đông, mức thu nhập tương đối cao vàổn định.

- Khu vực nông thôn: Là nguồn vốn huy động từ các chi nhánh NHTM đóng trên địa bàn vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, khách hàng chủ yếu là hộ sản xuất nông - lâm - ngư - diêm nghiệp. Đây là địa bàn có nhiều tiềm năng để huy động vốn và phát triển các sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên thu nhập của các hộ thấp và khá bấpbênh do ảnh hưởng của thời tiết, giá cả... nên đa số chỉ là những món nhỏ, lẻ...

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại 1.2.4.1 Các nhân tố khách quan

Nhóm nhân tố mang tích chất khách quan bao gồm:

Môi trường kinh tế: bao gồm lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập quốc dân, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát... Sự thay đổi trong chính sách tài chính, tiền tệ (lãi suất, dự trữ bắt buộc…) và các qui định của Chính phủ, của NHNN, sự phát triển của công nghệ ngân hàng và các dịch vụ như máy rút tiền tự động, ATM, thẻ tín dụng, hệ thống thanh toán điện tử; sự cạnh tranh của các ngân hàng (nếu ngân hàng không có ưu thế cạnh tranh thì sẽ khó thành công trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nóiriêng).

Môi trường chính trị, xã hội: sự ổn định về chính trị có tác động rất lớn vào tâm lý và niềm tin của người gửi tiền. Môi trường văn hoá: là các yếu tố quyết định đến các tập quán sinh hoạt và thói quen sử dụng tiền của người dân.Tuỳ theo đặc trưng văn hoá của mỗi quốc gia, người dân có tiền nhàn rỗi sẽ quyết định lựa chọn hình thức gửi tiền ở nhà, gửi vào ngân hàng hay đầu tư vào lĩnh vực khác.Thu nhập và năng lực tài chính của khách hàng càng cao, họ càng có điều kiện và nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng. Khi thu nhập tăng lên, khả năng tích lũy của khách hàng cũng sẽ cao hơn.

Hành lang pháp lý: có ảnh hưởng lớn đến hoạt động huy động vốn của NHTM. Có những bộ luật tác động trực tiếp đến hoạt động NH như: Luật các tổ chức tín dụng, luật Ngân hàng nhà nước …. Có những bộ luật có tác động gián tiếp như Luật đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó thì chính sách tài chính tiền tệ của một quốc gia cũng ảnh hưởng rất lớn đến nghiệp vụ huy động vốn của NHTM. Nó thể hiện ở các khía cạnh như:

- Mục tiêu của chính sách tiền tệ

- Việc sử dụng các cộng cụ chính sách tiền tệ -Chính sách đầu tư của nhà nước

Thu nhập, tâm lý và thói quen người tiêu dùng của dân cư: thu nhập và năng lực tài chính của người dân càng cao, họ càng có điều kiện tích lũy tiết kiệm. Tuy nhiên lượng tiền đó được gửi vào NHTM hay đầu tư vào các tài sản khác (mua vàng,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

USD, bất động sản, chứng khoán…) lại phụ thuộc vào tâm lý tiêu dùng của dân cư ở các vùng miền cũng như điều kiện KT-XH trong từng thời kỳ. Chính vì vậy Ngân hàng phải nắm bắt tâm lý, thói quen tiêu dùng từ dân cư để có những chính sách huy động vốn phù hợp và đạt hiệu quả cao.

1.2.4.2 Các nhân tố chủ quan

Nhóm yếu tố này cóảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại, bao gồm:

- Chính sách lãi suất: đối với người gửi tiền nhằm mục đích hưởng lãi thì lãi suất luôn là mối quan tâm lớn nhất. Họ thường so sánh lãi suất tiền gửi với tỷ lệ trượt giá của đồng tiền và khả năng sinh lời của các hình thức đầu tư khác như vàng, ngoại tệ, cổ phiếu… Nếu kháchhàng cảm thấy hài lòng với mức lãi suất ngân hàng công bố, họ sẽ lựa chọn việc gửi tiền vào ngân hàng như một kênh đầu tư hợp lý mang lại lợi ích kinh tế cho bản thân. Vì vậy để thu hút nguồn vốn, nhất là tiền gửi từ dân cư, ngân hàng phải xây dựng chính sách lãi suất mang tính cạnh tranh, vừa huy động được nguồn vốn cần thiết, vừa đảm bảo kinh doanh có lãi. Việc đa dạng hóa các mức lãi suất cũng như các hình thức gửi tiền phù hợp với từng loại khách hàng, từng kỳ hạn gửi và chính sách khách hàng hấp dẫn sẽ thu hút được nhiều người gửi tiền. Trong điều kiện cạnh tranh cao, khi các mức lãi suất huy động ở các NHTM không có chênh lệch đáng kể thì cần kết hợp các yếu tố thu hút khách hàng như uy tín, sự thuận lợi trong giao dịch, điều kiện thanh toán … mới cóthể gia tăng được nguồn vốn.

- Chiến lược kinh doanh và chính sách khách hàng: NHTM muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải xây dựng một chiến lược kinh doanh lâu dài và phù hợp với tình hình thực tiễn và điều kiện kinh doanh, trong đó có chiến lược huy động vốn. Thông thường các NHTM xây dựng

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thứ tư, trên cơ sở phát huy lợi thế về màng lưới, hệ thống công nghệ thông tin và nguồn nhân lực của ngân hàng, Agribank tập trung nghiên cứu, xây dựng các

Tuy nhiên để dịch vụ NHĐT thực sự đi vào cuộc sống của người dân thì Agribank cần có những kế hoạch, chiến lược cụ thể nhằm khuyến khích, đào tạo nhân viên, giúp nhân

Ngân hàng thường xuyên quan tâm và chăm sóc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện tại, nhằm tạo mối quan hệ tốt, lâu bền để kích thích gia tăng nhu cầu

Phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận của hộ gia đình sau khi sử dụng dịch vụ cho vay tại ngân hàng Agribank huyện Quảng Điền để từ đó đề xuất các

Huyện Quảng Điền là một huyện thuần nông, với diện tích đất nông nghiệp lớn và người dân chủ yếu sống nhờ vào sản xuất nông nghiệp.Nắm được điều

- Chỉ đạo các NHTM tập trung hỗ trợ cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có DNNVV; hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản

Rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân được quy định tại Điều 3 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử

- Ngoài ra qua quá trình tìm hiểu tài liệu và nghiên cứu định tính trong bài làm tôi có phỏng vấn những cán bộ tín dụng cá nhân để tìm ra nguyên nhân dẫn đến những