• Không có kết quả nào được tìm thấy

2.1 Máy điều hòa không khí kiểu rời

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "2.1 Máy điều hòa không khí kiểu rời"

Copied!
20
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

HỆ THỐG ĐIỀU HÒA KHÔG KHÍ

1.CẤU TẠO MÁY ĐIỀU HOÀ

Máy điều hòa rời gồm 2 cụm dàn nóng và dàn lạnh được bố trí tách rời nhau . Nối liên kết giữa 02 cụm là các ống đồng dẫn gas và dây điện điều khiển. Máy nén thường đặt ở bên trong cụm dàn nóng, điều khiển làm việc của máy từ dàn lạnh thông qua bộ điều khiển có dây hoặc điều khiển từ xa.

Sơ đồ nguyên lý:

Hình 1-1 Sơ đồ nguyên lý của máy điều hoà

1 Dàn lạnh (indoor Unit) : được đặt bên trong phòng, là dàn trao đổi nhiệt kiểu ống đồng cánh nhôm. Dàn lạnh có trang bị quạt kiểu ly tâm (lồng sóc). Dàn lạnh có nhiều dạng khác nhau cho phép người sử dụng có thể lựa chọn kiểu phù hợp với kết cấu tòa nhà và không gian lắp đặt , cụ thể như saub)

2 Dàn nóng (outdoor):Cũng là dàn trao đổi nhiệt kiểu ống đồng cánh nhôm, có quạt kiểu hướng trục. Dàn nóng có cấu tạo cho phép lắp đặt ngoài trời mà không cần che chắn mưa . Tuy nhiên cần tránh nơi có nắng gắt và bức xạ trực tiếp mặt trời , vì như vậy sẽ làm giảm hiệu quả làm việc của máy.

3 Ống dẫn ga : Liên kết dàn nóng và lạnh là một cặp ống dịch lỏng và gas . Kích cỡ ống dẫn được ghi rõ trong các tài liệu kỹ thuật của máy hoặc có thể căn cứ vào các đầu nối của máy. Ống dịch nhỏ hơn ống gas. Các ống dẫn khi lắp đặt nên kẹp vào nhau để tăng hiệu quả làm việc của máy. Ngoài cùng bọc ống mút cách nhiệt.

4 Dây điện điều khiển : Ngoài 2 ống dẫn gas , giữa dàn nóng và dàn lạnh còn có các dây điện điều khiển . Tuỳ theo hãng máy mà ÷6 sợi. Kích cỡ dây nằm trong khoảng từ 0,75 ÷số lượng dây có khác nhau từ 3 2,5mm2.

5 Dây điện động lực : Dây điện động lực (dây điện nguồn) thường được nối với dàn nóng.

Tuỳ theo công suất máy mà điện nguồn là 1 pha hay 3pha. Thường công suất từ 36.000 Btu/h trở lên sử dụng điện 3 pha. Số dây điện động lực tuỳ thuộc vào máy 1 pha, 3 pha

guyên lý hoạt động:

Như chúng ta đều biết, ĐHKK hoạt động dựa trên một nguyên lý hết sức cơ bản của tự nhiên: vật chất khi bay hơi sẽ hút nhiệt của môi trường xung quanh. Ví dụ ta cảm thấy mát khi tắm xong vì bởi hơi nước đọng lại trên da bay hơi và hút nhiệt, hoặc một phản xạ vô điều kiện của con người là toát mồ hôi khi trời nóng mồ hôi khi bay hơi sẽ hút nhiệt và làm nhiệt độ cơ thể giảm xuống...

Nhiệt độ trong phòng có đặt dàn lạnh của máy ĐHKK giảm xuống được là nhờ có môi chất trong dàn lạnh bay hơi và hút nhiệt. Việc phòng lạnh nhiều hay ít, nhanh hay chậm, có đạt

máy nén

Dàn ngưng trao đổi nhiệt fin lọc

tiết lưu Dàn bay hơi Quạt

Quạt

Gas R22

Dàn Lạnh ( indoor ) Dàn Nóng ( outdoor)

(2)

được nhiệt độ đặt hay không, sẽ phụ thuộc vào lượng môi chất bay hơi nhiều hay ít theo một đơn vị thời gian hay còn gọi là lưu lượng.

2. CÁC HỆ THỐG ĐIỀU HOÀ HIỆ ĐẠI

2.1 Hệ thống kiểu cục bộ.

Hệ thống điều hòa không khí kiểu cục bộ là hệ thống chỉ điều hòa không khí trong một phạm vi hẹp, thường chỉ là một phòng riêng độc lập hoặc một vài phòng nhỏ.

Trên thực tế loại máy điều hòa kiểu này gồm 4 loại phổ biến sau : Máy điều hòa kiểu rời (split type)

Máy điều hòa kiểu ghép (multi-split type).

Máy điều hoà đặt nền thổi tự do (Free blow floor standing split type)

2.1 Máy điều hòa không khí kiểu rời

Để khắc phục nhược điểm của máy điều hoà cửa sổ là không thể lắp đặt cho các

phòng nằm sâu trong công trình và sự hạn chế về kiểu mNu, người ta phát minh ra máy điều hoà kiểu rời, ở đó dàn nóng và dàn lạnh được tách thành 2 khối. Vì vậy máy điều hoà dạng này còn có tên là máy điều hoà kiểu rời hay máy điều hoà 2 mãnh.

Máy điều hòa rời gồm 2 cụm dàn nóng và dàn lạnh được bố trí tách rời nhau . N ối liên kết giữa 02 cụm là các ống đồng dẫn gas và dây điện điều khiển. Máy nén thường đặt ở bên trong cụm dàn nóng, điều khiển làm việc của máy từ dàn lạnh thông qua bộ điều khiển có dây hoặc điều khiển từ xa

Máy điều hoà kiểu rời có công suất nhỏ từ 9.000 Btu/h ÷ 60.000 Btu/h, bao gồm chủ yếu các model sau : 9.000, 12.000, 18.000, 24.000, 36.000, 48.000 và 60.000 Btu/h. Tuỳ theo từng hãng chế tạo máy mà số model mỗi chủng loại có khác nhau

(3)
(4)

Hình 2.1 : Sơ đồ nguyên lý máy điều hòa rời

Máy điều hoà kiểu rời có công suất nhỏ từ 9.000 Btu/h ÷ 60.000 Btu/h, bao gồm chủ yếu các model sau : 9.000, 12.000, 18.000, 24.000, 36.000, 48.000 và 60.000 Btu/h. Tuỳ theo từng

hãng chế tạo máy mà số model mỗi chủng loại có khác nhau.

* Phân loại

- Theo chế độ làm việc người ta phân ra thành hai loại máy 1 chiều và máy 2 chiều .

- Theo đặc điểm của dàn lạnh có thể chia ra : Máy điều hoà gắn tường, đặt nền, áp trần, dấu trần, cassette, máy điều hoà kiểu vệ tinh.

- Loại đặt sàn (Floor Standing) : Loại đặt nền có cửa thổi gió đặt phía trên, cửa hút đặt bên hông, phía trước. Loại này thích hợp cho không gian hẹp, nhưng trần cao.

Hình 2.2 : Máy điều hòa rời đặt sàn

- Loại treo tường (Wall mounted) : đây là dạng phổ biến nhất , các dàn lạnh lắp đặt trên tường, có cấu tạo rất đẹp. Máy điều hoà dạng treo tường thích hợp cho phòng cân đối, không khí được thổi ra ở cửa nhỏ phía dưới và hút về ở phía cửa hút nằm ở phía trên.

Hình 2.3 : Máy điều hòa rời treo tường

- Loại áp trần (Ceiling suspended) : Loại áp trần được lắp đặt áp sát laphông . Dàn lạnh áp trần thích hợp cho các công trình có trần thấp và rộng. Gió được thổi ra đi sát trần,gió hồi về

(5)

phía dưới dàn lạnh

Hình 2.4 : Máy điều hòa rời áp trần

Loại cassette : Khi lắp đặt loại máy cassette người ta khoét trần và lắp đặt áp lên bề

mặt trần. Toàn bộ dàn lạnh nằm sâu trong trần, chỉ có mặt trước của dàn lạnh là nổi trên bề mặt trần. Mặt trước của máy cassette gồm có cửa hút nằm ở giữa, các cửa thổi nằm ở các bên. Tuỳ theo máy mà có thể có 2, 3 hoặc 4 cửa thổi về các hướng khác nhau. Loại cassette rất thích hợp cho khu vực có trần cao, không gian rộng như các phòng họp, đại sảnh, hội trường ..

Hình 2.5 : Máy điều hòa rời cassette

- Loại dấu trần (concealed type) : Dàn lạnh kiểu dấu trần được lắp đặt hoàn toàn bên trong la phông. Để dẫn gió xuống phòng và hồi gió trở lại bắt buộc phải có ống cấp, hồi gió

và các miệng thổi, miệng hút. Kiểu dấu trần thích hợp cho các văn phòng, công sở, các khu vực có trần giả.

(6)

Hình 2.5 : Máy điều hòa rời dấu trần

Dàn lạnh có đường thoát nước ngưng, các ống thoát nước ngưng nối vào dàn lạnh phải có độ dốc nhất định để nước ngưng chảy kiệt và không đọng lại trên đường ống gây đọng sương. Máy điều hoà dạng cassette có bố trí bơm thoát nước ngưng rất tiện lợi. Ống nước ngưng thường sử dụng là ống PVC và có bọc mút cách nhiệt nhằm tránh đọng suơng bên ngoài vỏ ống.

b) Dàn nóng. Cũng là dàn trao đổi nhiệt kiểu ống đồng cánh nhôm, có quạt kiểu hướng trục.

Dàn nóng có cấu tạo cho phép lắp đặt ngoài trời mà không cần che chắn mưa . Tuy nhiên cần tránh nơi có nắng gắt và bức xạ trực tiếp mặt trời , vì như vậy sẽ làm giảm hiệu quả làm việc của máy.

Hình 2.6 : Máy điều hòa ( Dàn ngoài )

* Một số lưu ý khi lắp đặt và sử dụng

- Vị trí dàn nóng và lạnh : Khi lắp dàn nóng và lạnh phải chú ý vấn đề hồi dầu. Khi hệ thống làm việc dầu theo ga chảy đến dàn lạnh, hạn chế việc trao đổi nhiệt và làm máy thiếu dầu. Vì thế khi vị trí dàn lạnh thấp hơn dàn nóng cần phải có các bNy dầu ở đầu ra dàn lạnh, để thực hiện việc hồi dầu. N gười thiết kế và lắp đặt cần lưu ý chênh lệch độ cao cho phép giữa dàn nóng và dàn lạnh và độ dài cho phép của đường ống đã nêu trong các tài liệu kỹ thuật . Khi độ cao lớn có thể sử dụng một vài bNy dầu, nhưng cần lưu ý khi sử dụng quá nhiều bNy dầu trở lực đường ống lớn sẽ làm giảm năng suất lạnh của máy.

- Vị trí lắp đặt dàn nóng phải thoáng, mát và tránh thổi gió nóng vào người, vào các dàn nóng khác.

- Khi lắp đặt đường ống cần vệ sinh sạch sẽ, hút chân không hoặc đuổi khí không ngưng khỏi đường ống, hạn chế độ dài đường ống càng ngắn càng tốt, tránh đi đường ống khúc khuỷu, nhiều mối nối.

(7)

- Sau khi vừa tắt máy không nên chạy lại ngay mà phải đợi ít nhất 3 phút cho đầu đNy và hút máy cân bằng rồi chạy lại. Ở một số máy có rơ le thời gian hay mạch trễ cho phép máy chỉ có thể khởi động sau một khoảng thời gian nào đó kể từ khi bật máy chạy (thường là 3 phút ).

- Khi sử dụng nên đặt nhiệt độ trong nhà vừa phải tránh đặt quá thấp vừa không tốt về mặt vệ sinh vừa tốn điện năng.

- Không nên sử dụng dàn nóng máy điều hòa để hong khô, sấy khô các vật khác.

* Đặc điểm của máy điều hoà rời - Ưu điểm:

- So với máy điều hòa cửa sổ, máy điều hòa rời cho phép lắp đặt ở nhiều không gian khác nhau.

- Có nhiều kiểu loại dàn lạnh cho phép người sử dụng có thể chọn loại thích hợp nhất cho công trình cũng như ý thích cá nhân.

- Do chỉ có 2 cụm nên việc lắp đặt tương đối dễ dàng.

- Giá thành rẻ.

- Rất tiện lợi cho các không gian nhỏ hẹp và các hộ gia đình.

- Dễ dàng sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa.

- -hược điểm:

- Công suất hạn chế , tối đa là 60.000 Btu/h.

- Độ dài đường ống và chênh lệch độ cao giữa các dàn bị hạn chế.

- Giải nhiệt bằng gió nên hiệu quả không cao, đặc biệt những ngày trời nóng

- Đối với công trình lớn, sử dụng máy điều hoà rời rất dễ phá vỡ kiến trúc công trình, làm giảm mỹ quan của nó, do các dàn nóng bố trí bên ngoài gây ra. Trong một số trường hợp rất khó bố trí dàn nóng.

2.3. Máy điều hòa kiểu ghép (Multi - SPLIT)

Máy điều hòa kiểu ghép về thực chất là máy điều hoà gồm 1 dàn nóng và 2 - 4 dàn lạnh.

Mỗi cụm dàn lạnh được gọi là một hệ thống. Thường các hệ thống hoạt động độc lập. Mỗi dàn lạnh hoạt động không phụ thuộc vào các dàn lạnh khác. Các máy điều hoà ghép có thể có các dàn lạnh chủng loại khác nhau.

Máy điều hòa dạng ghép có những đặc điểm và cấu tạo tương tự máy điều hòa kiểu rời. Tuy nhiên do dàn nóng chung nên tiết kiệm diện tích lắp đặt.

Hình 2.7. Máy điều hoà dạng ghép

(8)

Trên hình 6.13 là sơ đồ của một máy điều hoà ghép. Sơ đồ này không khác sơ đồ nguyên lý máy điều hoà rời nhưng có nhiều dàn lạnh hơn.

Bố trí bên trong dàn nóng gồm 2 máy nén và sắp xếp như sau:

- Trường hợp có 2 dàn lạnh: 2 máy nén hoạt động độc lập cho 2 dàn lạnh.

- Trường hợp có 3 dàn lạnh: 1 máy nén cho 1 dàn lạnh, 1 máy nén cho 2 dàn lạnh.

N hư vậy về cơ bản máy điều hoà ghép có các đặc điểm của máy điều hoà 2 mãnh. N goài ra máy điều hoà ghép còn có các ưu điểm khác:

- Tiết kiện không gian lắp đặt dàn nóng - Chung điện nguồn, giảm chi phí lắp đặt.

2.4. Máy điều hoà kiểu rời dạng tủ

Máy điều hoà rời dạng tủ là máy điều hoà có công suất trung bình. Đây là chủng máy rất hay được lắp đặt ở các nhà hàng và sảnh của các cơ quan.

Công suất của máy từ 36.000 ÷ 120.000 Btu/h

Về nguyên lý lắp đặt cũng giống như máy điều hoà rời gồm dàn nóng, dàn lạnh và hệ thống ống đồng, dây điện nối giữa chúng.

Ưu điểm của máy là gió lạnh được tuần hoàn và thổi trực tiếp vào không gian điều hoà nên tổn thất nhiệt bé, chi phí lắp đặt nhỏ. Mặt khác độ ồn của máy nhỏ nên mặc dù có công suất trung bình nhưng vẫn có thể lắp đặt ngay trong phòng mà không sợ bị ảnh hưởng.

Hình 2.8 Máy điều hoà rời dạng tủ Dàn nóng

Là dàn trao đổi nhiệt ống đồng cánh nhôm, quạt hướng trục có thể thổi ngang hoặc thổi đứng, máy nén lạnh dạng kín được đặt bên trong dàn nóng.

Dàn lạnh

Có dạng khối hộp (dạng tủ), cửa thổi gió bố trí phía trên cao, thổi ngang, cửa hút ở phía dưới. Trên miệng thổi có các cánh hướng dòng có thể đứng yên hoặc chuyển động qua lại để hướng gió đến các vị trí cần thiết. Phía trước cửa hút có phin lọc bụi, định kỳ người sử dụng cần vệ sinh phin lọc cNn thận.

(9)

Bộ điều khiển dàn lạnh đặt phía mặt trước của dàn lạnh, ở đó có đầy đủ các chức năng điều khiển cho phép điều khiển các thông số: đặt nhiệt độ phòng, tốc độ chuyển động của quạt, chọn chế độ làm việc, .. .

3. HỆ THỐG KIỂU PHÂ TÁ

Máy điều hòa kiểu phân tán là máy điều hòa ở đó khâu xử lý không khí phân tán tại nhiều nơi.

Thực tế máy điều hòa kiểu phân tán có 2 dạng phổ biến sau:

- Máy điều hòa kiểu VRV (Variable Refrigerant Volume).

- Máy điều hòa kiểu làm lạnh bằng nước (Water chiller).

Các hệ thống điều hoà nêu trên có rất nhiều dàn lạnh xử lý không khí, các dàn lạnh bố trí tại các phòng, vì thế chúng là các hệ thống lạnh kiểu phân tán.

3.1 Máy điều hòa không khí VRV

Máy điều hoà VRV ra đời từ những năm 70 trước yêu cầu về tiết kiệm năng lượng và những yêu cầu cấp thiết của các nhà cao tầng.

Cho tới nay vẫn chưa có tên gọi tiếng Việt nào phản ánh đúng bản chất máy điều hoà kiểu VRV. Tuy nhiên trong giới chuyên môn người ta đã chấp nhận gọi là VRV như các nước vẫn sử dụng và hiện nay được mọi người sử dụng rộng rãi.

Máy điều hoà VRV do hãng Daikin của N hật phát minh đầu tiên. Hiện nay hầu hết các hãng đã sản xuất các máy điều hoà VRV và đặt dưới các tên gọi khác nhau , nhưng về mặt bản chất thì không có gì khác.

Tên gọi VRV xuất phát từ các chữ đầu tiếng Anh: Variable Refrigerant Volume, nghĩa là hệ thống điều hoà có khả năng điều chỉnh lưu lượng môi chất tuần hoàn và qua đó có thể thay đổi công suất theo phụ tải bên ngoài.

N hư vậy để thay đổi Qo theo phụ tải bên ngoài một trong những biện pháp là thay đổi tốc độ quay của máy nén. Để thay đổi tốc độ quaycủa máy nén trong hệ thống VRV người ta sử dụng bộ biến tần để thay đổi tần số nmguồn điện và qua đó thay đổi tốc độ quay của máy nén.

Máy điều hoà VRV ra đời nhằm khắc phục nhược điểm của máy điều hoà dạng rời là

độ dài đường ống dẫn ga, chênh lệch độ cao giữa dàn nóng, dàn lạnh và công suất lạnh bị hạn chế.

Với máy điều hoà VRV cho phép có thể kéo dài khoảng cách giữa dàn nóng và dàn lạnh lên đến 100m và chênh lệch độ cao đạt 50m. Công suất máy điều hoà VRV cũng đạt giá trị công suất trung bình.

Sơ đồ nguyên lý và cấu tạo.

Trên hình 6.15 là sơ đồ nguyên lý của một hệ thống điều hoà kiểu VRV. Hệ thống bao gồm các thiết bị chính: Dàn nóng, dàn lạnh, hệ thống đường ống dẫn và phụ kiện.

(10)

Hình 3.1 Sơ đồ nguyên lý máy điều hòa VRV Dàn nóng

Dàn nóng là một dàn trao đổi nhiệt lớn hoặc tổ hợp một vài dàn nóng. Cấu tạo dàn nóng cũng gồm dàn trao đổi nhiệt cánh nhôm trong có bố trí một quạt hướng trục, thổi gió lên phía trên. Môtơ máy nén và các thiết bị phụ của hệ thống làm lạnh đặt ở dàn nóng. Máy nén lạnh thường là loại máy kín ly tâm dạng xoắn.

Dàn lạnh

Dàn lạnh có nhiều chủng loại như các dàn lạnh của các máy điều hòa rời. Một dàn nóng được lắp không cố định với một số dàn lạnh nào đó, miễn là tổng công suất của các dàn lạnh dao động trong khoảng từ 50 ÷ 130% công suất dàn nóng. N ói chung các hệ VRV có số dàn lạnh trong khoảng từ 4 đến 16 dàn. Hiện nay có một số hãng giới thiệu các chủng loại máy mới có số dàn nhiều hơn.

Trong một hệ thống có thể có nhiều dàn lạnh kiểu dạng và công suất khác nhau. Các dàn lạnh hoạt động hoàn toàn độc lập thông qua bộ điều khiển. Khi số lượng dàn lạnh trong hệ thống hoạt động giảm thì hệ thống tự động điều chỉnh công suất một cách tương ứng.

- Các dàn lạnh có thể được điều khiển bằng các Remote hoặc các bộ điều khiển theo nhóm thống.

- N ối dàn nóng và dàn lạnh là một hệ thống ống đồng và dây điện điều khiển. Ống

đồng trong hệ thống này có kích cỡ lớn hơn máy điều hòa rời. Hệ thống ống đồng được nối với nhau bằng các chi tiết ghép nối chuyên dụng gọi là các REFN ET rất tiện lợi.

- Hệ thống có trang bị bộ điều khiển tỷ tích vi (PID) để điều khiển nhiệt độ phòng.

- Hệ có hai nhóm đảo từ , điều tần (Inverter) và hồi nhiệt (Heat recovery). Máy điều hoà VRV kiểu hồi nhiệt có thể làm việc ở 2 chế độ sưởi nóng và làm lạnh.

Đặc điểm chung Ưu điểm

- Một dàn nóng cho phép lắp đặt với nhiều dàn lạnh với nhiều công suất, kiểu dáng khác nhau. Tổng năng suất lạnh của các IU cho phép thay đổi trong khoảng lớn 50-130% công suất lạnh của OU

- Thay đổi công suất lạnh của máy dễ dàng nhờ thay đổi lưu lượng môi chất tuần hoàn trong hệ thống thông qua thay đổi tốc độ quay nhờ bộ biến tần.

- Hệ vẫn có thể vận hành khi có một số dàn lạnh hỏng hóc hay đang sửa chữa.

- Phạm vi nhiệt độ làm việc nằm trong giới hạn rộng.

- Chiều dài cho phép lớn (100m) và độ cao chênh lệch giữa OU và IU: 50m, giữa các IU là 15m.

- N hờ hệ thống ống nối REFN ET nên dễ dàng lắp đặt đường ống và tăng độ tin cậy cho hệ thống.

- Hệ thống đường ống nhỏ nên rất thích hợp cho các tòa nhà cao tầng khi không gian lắp đặt bé.

-hược điểm

- Giải nhiệt bằng gió nên hiệu quả làm việc chưa cao.

- Số lượng dàn lạnh bị hạn chế nên chỉ thích hợp cho các hệ thống công suất vừa. Đối với các hệ thống lớn thường người ta sử dụng hệ thống Water chiller hoặc điều hòa trung tâm - Giá thành cao nhất trong các hệ thống điều hoà không khí

Trên hình 6.16. mô tả các chế độ làm việc có thể có của các hệ thống điều hoà VRV. Theo bảng này ta có các chế độ làm việc của máy điều hoà VRV như sau:

- Chế độ lạnh: Tất cả các phòng đều làm lạnh (1)

- Chế độ hồi nhiệt (2), (3) và (4): Một số phòng làm lạnh, một số phòng sưởi ấm.

Đối với máy có chế độ hồi nhiệt ngoài cặp đường ống lỏng đi và ga về còn có thêm đường hồi và hệ thống chọn nhánh.

- Chế độ sưởi: Tất cả các phòng đều sưởi ấm.

(11)

Hình 3.2 Các chế độ điều khiển dàn lạnh máy điều hòa VRV

3.2. Máy điều hòa không khí làm lạnh bằng nước (WATER CHILLER)

Hệ thống điều hòa không khí kiểu làm lạnh bằng nước là hệ thống trong đó cụm máy lạnh không trực tiếp xử lý không khí mà làm lạnh nước đến khoảng 7oC. Sau đó nước được

dẫn theo đường ống có bọc cách nhiệt đến các dàn trao đổi nhiệt gọi là các FCU và AHU để

xử lý nhiệt Nm không khí. N hư vậy trong hệ thống này nước sử dụng làm chất tải lạnh.

Sơ đồ nguyên lý

Trên hình 6.17. là sơ đồ nguyên lý của hệ thống điều hoà làm lạnh bằng nước. Hệ thống gồm các thiết bị chính sau:

- Cụm máy lạnh Chiller

- Tháp giải nhiệt (đối với máy chiller giải nhiệt bằng nước) hoặc dàn nóng (đối với

(12)

chiller giải nhiệt bằng gió) - Bơm nước giải nhiệt - Bơm nước lạnh tuần hoàn

- Bình giãn nở và cấp nước bổ sung - Hệ thống xử lý nước

a) Cụm Chiller:

Cụm máy lạnh chiller là thiết bị quan trọng nhất của hệ thống điều hoà kiểu làm lạnh bằng nước. N ó được sử dụng để làm lạnh chất lỏng, trong điều hoà không khí sử dụng để làm lạnh nước tới khoảng 7oC (hình 6.16). Ở đây nước đóng vai trò là chất tải lạnh.

Cụm Chiller là một hệ thống lạnh được lắp đặt hoàn chỉnh tại nhà máy nhà chế tạo, với các thiết bị sau:

+ Máy nén: Có rất nhiều dạng , nhưng phổ biến là loại trục vít, máy nén kín, máy nén pittông nửa kín.

+ Thiết bị ngưng tụ: Tuỳ thuộc vào hình thức giải nhiệt mà thiết bị ngưng tụ là bình ngưng hay dàn ngưng. Khi giải nhiệt bằng nước thì sử dụng bình ngưng, khi giải nhiệt bằng gió sử dụng dàn ngưng. N ếu giải nhiệt bằng nước thì hệ thống có thêm tháp giải nhiệt

và bơm nước giải nhiệt. Trên thực tế nước ta , thường hay sử dụng máy giải nhiệt bằng nước

vì hiệu quả cao và ổn định hơn.

+ Bình bay hơi: Bình bay hơi thường sử dụng là bình bay hơi ống đồng có cánh. Môi chất lạnh sôi ngoài ống, nước chuyển động trong ống. Bình bay hơi được bọc các nhiệt và duy trì nhiệt độ không được quá dưới 7oC nhằm ngăn ngừa nước đóng băng gây nổ

vỡ bình. Công dụng bình bay hơi là làm lạnh nước.

+ Tủ điện điều khiển.

Hình 3.3 Cụm máy chiller máy nén pittông nửa kín Carrier

Trên hình 6.16 và 6.18. là cụm chiller với máy nén kiểu pittông nửa kín của hãng Carrier. Các máy nén kiểu nửa kín được bố trí nằm ở trên cụm bình ngưng - bình bay hơi. Phía mặt trước là tủ điện điều khiển. Toàn bộ được lắp đặt thành 01 cụm hoàn chỉnh trên hệ thống khung đỡ chắc chắn.

Khi lắp đặt cụm chiller cần lưu ý để dành không gian cần thiết để vệ sinh các bình ngưng. Không gian máy thoáng đãng, có thể dễ dàng đi lại xung quanh cụm máy lạnh để thao tác.

Khi lắp cụm chiller ở các phòng tầng trên cần lắp thêm các bộ chống rung.

(13)

Máy lạnh chiller điều khiển phụ tải theo bước , trong đó các cụm máy có thời gian làm việc không đều nhau. Vì thế người vận hành cần thường xuyên hoán đổi tuần tự khởi động của các cụm máy cho nhau. đẻ làm việc đó trong các tủ điện điều khiển có trang bị công tắc hoán

đổi vị trí các máy.

1- Cụm chiller; 2- Tháp giải nhiệt; 3- Bơm nước lạnh; 4- Bơm nước giải nhiệt; 5- AHU; 6- FCU; 7- Bình giãn nở và cấp nước bổ sung

Hình 3.4. Sơ đồ nguyên lý hệ thống điều hoà water chiller

4 Ứng Dụng công nghệ kỹ thuật

Công nghệ điều hòa không khí Inverter tiết kiệm điện

Rất nhiều người cho rằng điều hòa không khí thực sự là tiện nghi cần thiết. Tuy nhiên, tiền điện là mối lo ngại lớn khiến họ ngần ngại khi quyết định lựa chọn tiện nghi này.

Công nghệ điều hòa không khí Inverter là giải pháp của các nhà sản xuất.

Điều hòa không khí là một trong những thiết bị tiêu thụ điện lớn nhất đối với các cơ sở dịch vụ, thương mại. Tiêu thụ điện của hệ thống máy lạnh tại các cơ sở thương mại thường chiếm tỷ lệ lớn, có thể lên đến 80% tổng lượng điện tiêu thụ. Tỷ lệ này còn có thể cao hơn nữa tại các tòa nhà thương mại lớn, trung tâm mua bán, văn phòng, bệnh viện...

Xét về mặt kỹ thuật, công suất làm lạnh thật sự của máy đìều hòa không khí thông thường chỉ sử dụng năng lượng ở một mức, nghĩa là năng lượng làm lạnh ở một trong

(14)

hai trạng thái: ngưng - phát. Cụ thể, khi đặt công suất 60% máy điều hòa không khí sẽ phát trong 60% thời gian và ngưng phát trong khoảng thời gian còn lại.

Việc cung cấp năng lượng ngắt quãng như thế sẽ làm cho điện năng cung cấp cũng bị ngắt quãng. Chính điều này đã tạo ra hiện tượng hao phí điện. Và đây cũng chính là hạn chế khá lớn của không ít máy điều hòa không khí hiện nay.

Để giải quyết nhược điểm này, công nghệ biến tần Inverter ra đời đã tạo ra bước đột phá trong việc đưa hao phí năng lượng đến mức thất nhấp. Công nghệ biến tần Inverter thay thế bộ biến áp và tụ điện thông thường bằng mạch biến tần phát công suất làm lạnh ở các mức năng lượng thấp, trung bình và cao với nhiều ưu điểm.

Tiết kiệm năng lượng tối đa với việc cung cấp mức phát đều đặn liên tục ngay cả khi chọn mức Medium hoặc Low. Đây là điểm khác biệt lớn so với mọi máy điều hòa không khí thông thường, chỉ có thể tạo hiệu suất liên tục khi chọn chế độ phát ở mức High, còn các chế độ khác chỉ thực hiện được bằng cách ngắt quãng.

Kết quả là điều hòa không khí Inverter tiết kiệm năng lượng và tăng hiệu suất. Khi sử dụng loại máy này trung bình 8 giờ/ngày, số tiền điện phải trả hằng tháng là khoảng 160.000 đồng. Mắt thông minh giúp tự động điều chỉnh nhiệt độ 20oC khi có người ra vào phòng để giảm tiêu hao điện đến 20%.

N goài ra, với công nghệ này, không khí lạnh sẽ truyền nhẹ nhàng sâu vào bên trong phòng, tránh tình trạng không khí lạnh tập trung cục bộ tại khu vực gần dàn lạnh, cho phép nâng cao hiệu suất điện năng.

Công nghệ điều khiển kỹ thuật số

Cải tiến nhưng tính năng như là nhiệt độ phù hợp, phân phối gió tốt, lọc bụi, khử mùi, diệt khuNn, tạo ion âm, siêu êm, cung cấp oxy, con mắt thông minh, chế độ ngủ, hẹn giờ, đa chức năng, tiết kiệm điện năng và khả năng tự chuNn đoán bệnh….

1. N hiệt độ phù hợp hơn:

Máy điều hòa không khí còn được gọi là máy điều hòa nhiệt độ vì chức năng quan trọng nhất của nó là điều chỉnh nhiệt độ trong không gian điều hòa phù hợp với con người sống và làm việc trong đó cảm thấy thoải mái nhất. Thế hệ máy cũ nhiệt độ trong phòng có thể dao động vài ba độ nhưng ngày nay hầu hết các máy thế hệ mới cho phép duy trì nhiệt độ trong phòng chỉ trong vòng 10C.

2. Phân phối gió hợp lý hơn:

Các máy cũ thường phân phối gió không đều trong phòng. Có vị trí quá lạnh nhưng lại có vị trí quá nóng, có vị trí tốc độ gió mạnh, có vị trí gió quá yếu. N gày nay, với cơ cấu vẫy gió cũng như các chế độ tự động cài đặt sẵn, nhiệt độ trong phòng đồng đều hơn, gió lạnh đến các ngóc ngách của phòng. Ở chế độ làm lạnh, dù bạn có quên để luồng gió lạnh thổi thẳng vào người thì chậm nhất sau 30 phút cánh gió sẽ hất lên tự động tránh làm bạn bị cảm lạnh. Và ở chế độ sưởi, nếu có quên để ở chế độ thổi ngang (không hiệu quả) thì máy cũng tự động đưa gió nóng xuống dưới.

3. Phin lọc bụi:

(15)

Các máy điều hòa không khí cũ chỉ có phin lọc thô sơ bằng lưới nilông và chỉ có tác dụng lọc các bụi dạng thô. Tùy theo môi trường lắp máy mà sau 100 – 300 giờ hoạt động người sử dụng lại phải tháo ra để vệ sinh làm sạch. Có thể làm sạch phin lọc bụi bằng máy hút bụi hoặc bằng cách giặt trong nước. Các máy thế hệ mới sử dụng lưới lọc hoặc màng lọc hiệu quả hơn, có nhiều máy trang bị các phin lọc tĩnh điện, có khả năng lọc sạch các bụi mịn như khói thuốc.

4. Khử mùi:

Trong phòng ngủ thường phát ra rất nhiều từ khó chịu như đồ gỗ, đồ da, thuốc lá, thức ăn…Khi chạy máy điều hòa, các mùi này bị dàn lạnh hấp thụ, sau đó lại tỏa ra vào các thời điểm khác gây phản cảm. Màng khử mùi thường được chế tạo từ than hoạt tính.

N gày nay hầu như tất cả các loại máy điều hòa đều được trang bị các phin khử mùi bằng các màng than hoạt tính. Thường các phin này phải thay thế định kỳ sau khi hết tác dụng (khoảng 6 tháng). Hãng Samsung quảng cáo bộ lọc catechin chiết suất từ trà xanh có khả năng khử mùi đồng thời diệt khuNn.

5. Diệt khuNn:

N hiều máy điều hòa không khí quảng cáo có khả năng diệt khuNn trong không khí (air cleaner). Hãng LG Hàn Quốc còn quảng cáo diệt được các vi rut cúm gà H5N 1…nhưng chưa có kiểm nghiệm của cơ quan chức năng nên chưa thể khẳng định được là quảng cáo đó có đúng sự thực hay không, đúng đến đâu. N ếu diệt được thì hiệu quả ra sao, thời gian cần thiết để làm sach 1m3 không khí là bao nhiêu lâu. Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh mới thử nghiệm 1 máy làm sạch không khí (air cleaner) của hãng Daikin và cho biết hiệu quả diệt khuNn là 78%. Tuy nhiên đây không phải là máy điều hòa không khí.

Có 2 phương pháp diệt khuNn trong không khí là dùng đèn cực tím và dùng hóa chất.

N ếu dùng hóa chất thì cũng phải thay định kỳ khi hóa chất hết tác dụng (thường sau 2.000 – 3.000 giờ vận hành). Riêng hãng Samsung quảng cáo diệt khuNn bằng công nghệ Silver N ano hiệu quả cao với các ion bạc cực nhỏ phủ trên bề mặt dàn lạnh có tác dụng diệt khuNn đến 99,9%.

6. Tạo ion âm:

N gười ta nhận thấy ion âm trong không khí có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, làm sảng khoái tinh thần. Không khí ở gần biển, thác nước…có rất nhiều ion âm, gấp hàng trăm lần ở thành phố. N gười ta bố trí trong máy thiết bị tạo trường tĩnh điện đạt được sự ion hóa không khí tạo ion thừa trong không khí trong phòng làm cho con người dễ chịu hơn, chống được mệt mỏi, tăng đề kháng cho cơ thể; chống lại các bệnh truyền nhiễm…

7. Chế độ đọ vận hành siêu êm:

Máy điều hòa không khí luôn luôn gây ra tiếng ồn ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe con người. Chính vì vậy giảm tiếng ồn cả trong nhà và ngoài nhà là mục tiêu phấn đấu của các nhà chế tạo.

- N hiều máy điều hòa không khí đã được trang bị chế độ vận hành siêu êm.

- Chỉ cần ấn nút này trên bộ điều khiển, ta hầu như không cảm nhận được tiếng ồn của máy. Tuy nhiên khi chạy chế độ này hiệu suất máy giảm đi chút ít.

(16)

8. Chế độ cung cấp oxy:

Chúng ta đều biết khi điều hòa không khí, phòng điều hòa phải kín mới mát. Thế nhưng chúng ta cần oxy để thở. Không khí khi hít vào có 21% oxy, khi thở ra thì còn 16% ôxy.

Để đảm bảo sức khỏe theo tiêu chuNn mỗi người mỗi giờ cần được cung cấp 25m3 không khí tươi. Ở gia đình thường gió tươi được cung cấp qua việc đóng mở cửa hoặc các khe hở tự nhiên. Thế nhưng ban đêm khi không mở cửa ta sẽ thiếu ôxy.

Máy điều hòa được trang bị một bơm khí tươi đặt ở dàn nóng ngoài nhà. Khi được bơm theo một đường ống nhỏ đường kính 30 – 40 mm vào dàn lạnh trong nhà. Điều đặc biệt là khí tươi được bơm qua 1 màng lọc. Khi đi qua mạng lọc này nồng độ ôxy tăng từ 21%

lên hơn 30%. Khi được cấp vào phòng nó đảm bảo cho nồng độ ôxy trong phòng duy trì ở nồng độ 21% hoặc hơn. N hư vậy khi dùng máy điều hòa không khí này, người ta có thể tiết kiệm năng lượng do không phải chạy quạt thông gió hoặc phải mở hé cửa để lấy gió tươi.

9. Con mắt thông minh:

Ở một số máy điều hòa không khí có một số thiết bị gắn trên dàn lạnh gọi là con mắt thông minh. Con mắt thông minh có nhiệm vụ “quan sát” các dịch chuyển trong phòng.

N ếu phòng vắng người, hoặc người nằm ngủ (không có chuyển động) lập tức con mắt thông minh ra lệnh cho máy chạy về chế độ canh chừng (nếu chạy lạnh thì nhiệt độ phòng tăng dần thêm 20C và nếu đang chạy sưởi thì giảm đi 40C) để tiết kiêm điện năng.

10. Chế độ ngủ:

N hiều máy hiện đại có nút chế độ ngủ. Trước khi đi ngủ, bấm nút này, nhiệt độ trong phòng sẽ tăng thêm 20C ở chế độ chạy lạnh và giảm dần xuống 40C ở chế độ sưởi giống như có con mắt thông minh. Tuy nhiên ở đây phải có tác động bấm nút.

11. Chế độ hẹn giờ đa chức năng:

N hờ các chế độ này ta có thể hẹn giờ mở máy rồi tắt máy hoặc hẹn giờ tắt rồi lại mở máy lại. N hiều máy có cả hẹn giờ ngủ, hẹn giờ từng ngày và hẹn giờ đóng ngắt máy cho cả tuần với cả các chế độ nhiệt độ kèm theo.

12. Chức năng tự chuNn đoán bệnh:

N hiều máy điều hoà không khí được trang bị chức năng tự chuNn đoán bệnh trên điều khiển từ xa. Khi máy trục trặc, không hoạt động được, ta chỉ cần bấm nút tự chuNn đoán bệnh. Mã lỗi hiện lên và ta có thể biết ngay bệnh của máy như mất ga, hỏng van tiết lưu, dàn nóng bị bó, dàn lạnh bị nghẹt, đầu cảm rơle nhiệt độ bị rò…và người thợ chỉ cần sửa chữa đúng vị trí.

(17)

5. Hiệu quả Kinh tế khi sử dụng điều hoà không khí có sử dụng các công nghệ :

5.1 Điều hoà không khí có sử dụng công nghệ biến tần

:

Đối với máy điều hoà không khí bình thường:

Lắp máy cục bộ như đã nói ở trên, môi chất qua dàn lạnh thường là loại môi chất R22. Lưu lượng môi chất này sẽ không đổi và dao động xung quanh lưu lượng môi chất định mức thiết kế khi dàn lạnh hoạt động.

Việc giữ cho lưu lượng môi chất lạnh không đổi là nhờ máy nén (lốc) hoạt động ở một tần suất không đổi do đó giữ áp suất/lưu lượng trong đường ống gas/môi chất lỏng không đổi.

Khi đạt đựơc nhiệt độ phòng yêu cầu, máy nén sẽ tắt. N hư vậy máy nén sẽ luôn phải hoạt động ở chế độ đầy tải (lưu lượng không đổi) hoặc dừng hẳn (stop). Máy nén sẽ phải start/ stop nhiều lần, gây ra tổn hao năng lượng và làm giảm tuổi thọ của thiết bị như dã nói ở trên.

Đối với máy điều hoà không khí sử dụng công nghê biến tần:

Khi nhiệt độ trong phòng giảm xuống nhiệt độ đặt, máy ĐHN Đ sẽ giảm lưu lượng môi chất hay giảm công suất của máy nén. Lúc này máy chỉ chạy để bù vào lượng nhiệt phát sinh thêm do đóng/ mở cửa, sự hô hấp và tỏa nhiệt của con người, máy móc...

Để đạt được tiêu chí này dựa trên hai mấu chốt:

1.Dùng động cơ bước cho van điều chỉnh điện tử tuyến tính ở dàn lạnh (LEV).

2.Dùng mạch thay đổi tần số để thay đổi tần số của máy nén ở dàn nóng (Biến tần).

1. LEV (Linear Electronic Valve):

Đối với dạng máy VRF, khi tải thay đổi, lưu lượng của dàn lạnh sẽ thay đổi theo.

Điều này được thực hiện nhờ một thiết bị gọi là van Van điều chỉnh điện tử tuyến tính- LEV

LEV thực hiện việc điều chỉnh lưu lượng bằng cách điều chỉnh độ mở từ 0%

(đóng) cho đến 100% (mở hoàn toàn). Việc điều chỉnh LEV từ 0% đến 100% được thực hiện nhờ một động cơ bước (step motor) với 2000 bước, như vậy tương ứng với mỗi bước, LEV thay đổi được 0,05%. Chính vì đạt được số lượng bước lớn và các bậc nhỏ như vậy nên van này được gọi là tuyến tính (Linear). Số bước càng lớn, van càng có khả năng điều chỉnh trơn hơn hay còn gọi là tuyến tính hơn. Van càng tuyến tính thì việc điều chỉnh lưu lượng càng chính xác hay sát với nhiệt độ yêu cầu hơn.

2. Biến tần :

Việc điều chỉnh lưu lượng không chỉ nhờ vào LEV mà còn nhờ vào mạch biến tần của nguồn điện vào máy nén.

Đối với hệ thống ĐHKK thông thường, tốc độ của máy nén luôn không đổi (constant speed) bởi vì tần số của nguồn điện luôn không đổi. N goài ra dàn lạnh của

(18)

ĐHKK thông thường cũng không có LEV nên dẫn đến việc là lưu lượng môi chất không điều chỉnh được.

Dựa vào một số thông tin đầu vào như độ mở của LEV, áp suất môi chất ... để đưa ra quyết định máy nén chạy ở tốc độ nào, thể hiện bằng việc cung cấp một tần số nhất định cho máy nén.

Việc điều chỉnh tần số, tương tự như việc điều chỉnh độ mở của LEV, cũng theo các bước (step). Trong phạm vi tần số điều chỉnh, nếu số bậc càng lớn, sự điều chỉnh sẽ càng trơn. Phạm vi điều chỉnh tần số và số bước là các tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lương điều khiển của hệ thống

Điều hoà có bộ biến tần sẽ giúp tiết kiệm 20%- 40% lượng điện tiêu thụ so với loại thông thường có cùng công suất. Chính nhờ bộ biến tần mà biên độ thay đổi nhiệt độ trong phòng cũng rất nhỏ (khoảng 0,50C), không bị ảnh hưởng bởi thời tiết bên ngoài đang mưa hay nắng.

Chính vì lẽ đó mà giá của nó cũng thường cao hơn các loại máy thông thường khoảng 15 - 25% tùy loại. Ví dụ giá máy điều hòa không khí Daikin 12.000 BTU/h không biến tần là 485USD, còn có biến tần là 580USD 1 bộ. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế mà nó mang lại không hề nhỏ.

5.2 Điều hoà không khí có sử dụng công nghệ mới tăng hiệu suất của điều hoà không khí:

Để đánh giá hiệu suất máy lạnh , người ta đặt ra khá nhiều hệ số hiệu suất năng lượng như EER (Energy Efficiency Ratio) , SEER (The Seasonal Energy Efficiency Ratio ) COP (Coefficient of Performance )

a) Sử dụng Electrostatic ( Bộ lọc khí tĩnh điện ):

Khí không khí ô nhiễm bị hút qua bộ phận tĩnh điện, các điện cựu có điện áp cao sẽ làm chúng nhiễm điện từ. Các hạt bụi, nấm mốc và chất gây ô nhiễm đã bị nhiễm điện từ sau đó bị hút qua màng lọc tĩnh điện và bị giữ lại ở đó. không bám vào dàn lạnh.

Dàn lạnh sạch sẽ không làm giảm hiệu suất trao đổi nhiệt của dàn.

b) Sử dụng Autor Dry clean ( Tự động làm sạch khô )

N ước và hơi Nm đọng trong dàn trao đổi nhiệt là tác nhân gây ra nấm mốc các loại mùi hôi thối và gây ra hiện tượng oxy hoá lá nhôm tản nhiệt. Điều này cũng làm giảm tuổi thọ của dàn và làm giảm hiêu suất trao đổi nhiệt. Với chức năng này dàn trao đổi nhiệt sẽ luôn khô thoáng làm tăng độ bền của dàn.

c) Sử dụng vật liệu hydropholic vàng mạ lên dàn trao đổi nhiệt:

Bề mặt của cánh tản nhiệt được mạ lớp vật liệu hydropholic vàng có khả năng chống ăn mòn gấp 3 lần so với dàn tản nhiệt thông thường, làm tăng tuổi thọ và duy trì hiệu suất của cánh tản nhiệt luôn như mới.

d) Mọi vỏ máy của Dàn nóng đều được ứng dụng kỹ thuật chống ăn mòn đặc biệt.

Sử dụng chất liệu hợp kim Zn- Fe bảo phủ bề mặt vỏ của dàn ngoài tăng tuổi thọ của vỏ máy

d) Sử dụng máy nén hiêu suât cao của các nhà cung cấp máy nén chuyên nghiệp trên thế giới.

Ở đây chúng ta chỉ quan tâm đến EER đo bằng tỉ số công suất lạnh tính bằng BTU/h với công suất tiêu thụ điện tính bằng watt , EER càng cao thì máy hoạt động càng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng .

Bài toán 1 :

Giả sử hai máy có cùng công suất lạnh 12.000 BTU/h tại nhiệt độ ngoài trời ( 35 độC ) nhưng sau

(19)

Máy hãng A có công suất điện 1500 W ( EER 12.000/1.500=8 ) Máy hãng B có công suất điện 1200 W ( EER 12.000/1.200=10 ) Giá điện ( lấy trung bình ở VN ) là 1.200 VN Đ/ Kwh

Máy hãng A công suất điện power input = 1500w , EER =8

Một ngày xài 12 tiếng , lượng điện tiêu thụ : 1500w x 12 h = 18000 wh= 18Kwh Lượng điện tiêu thụ trong một tháng : 18Kwh/ngày x 30 ngày = 540Kwh

Tiền điện trả một tháng : 540Kwh x 1.200VN Đ/ Kwh = 648.000 VN Đ Máy hãng B công suất điện power input = 1200 w, EER = 10

Một ngày xài 12 tiếng , lượng điện tiêu thụ : 1200w x 12 h = 14.400 wh= 14.4Kwh Lượng điện tiêu thụ trong một tháng : 14.4Kwh/ngày x 30 ngày = 432Kwh

Tiền điện trả một tháng : 432Kwh x 1.200VN Đ/Kwh = 518.000 VN Đ

Rõ ràng máy hãng B đã giúp gia chủ tiết kiệm tiền điện đáng kể , 130.000 VN Đ mỗi tháng , lượng điện tiết kiệm hàng tháng :

100% (648.000-518.000)/648.000 = 20 %

Phép tính trên giả thiết là giá tiền điện chưa nhảy lũy kế theo kiểu tính mới.

6.Tư vấn lựa chọn công suất máy phù hợp với cấu trúc nhà và công năng sử dụng :

Đối với các hộ gia đình nhỏ, có thể dùng loại hai cục (Spilit type) hoặc một cục tuỳ theo cấu trúc nhà.

Phòng có diện tích từ 9 đến 15 m2 có thể gắn máy công suất 9.000 BTU/h (một ngựa).

Phòng có diện tích từ 15 đến 20 m2 gắn máy 12.000 BTU/h (1,5 ngựa).

Phòng có diện tích từ 20 đến 30 m2 gắn máy 18.000 BTU/h (hai ngựa).

Các bạn có thể tham khảo ở bảng dưới:

Công năng sử dụng Diện tích Công suất

phù hợp Loại điều hoà

N hỏ hơn 15 m2 9.000 BTU Treo tường Từ 15m2 đến 20m2 12.000 BTU Treo tường Từ 20m2 đến 30m2 18.000 BTU Treo tường

Từ 30m2 đến 40m2 24.000 BTU Treo tường/ Tủ đứng/ áp trần Từ 40m2 đến 45m2 28.000 BTU Treo tường/ Tủ đứng/ áp trần Từ 45m2 đến 50m2 30.000 BTU Treo tường/ Tủ đứng/ áp trần Từ 50m2 đến 55m2 36.000 BTU Treo tường/ Tủ đứng/ áp trần Từ 55m2 đến 60m2 42.000 BTU Treo tường/ Tủ đứng/ áp trần Phòng khách

Phòng ngủ

Phòng ăn

Phòng làm việc

Từ 60m2 đến 70m2 48.000 BTU Treo tường/ Tủ đứng/ áp trần N hỏ hơn 15 m2 12.000 BTU Treo tường

Phòng họp

Hội trường Từ 15m2 đến 20m2 18.000 BTU Treo tường

(20)

Từ 20m2 đến 30m2 24.000 BTU Treo tường/ Tủ đứng/ áp trần Từ 30m2 đến 40m2 28.000 BTU Treo tường/ Tủ đứng/ áp trần Từ 40m2 đến 45m2 30.000 BTU Treo tường/ Tủ đứng/ áp trần Từ 45m2 đến 50m2 36.000 BTU Treo tường/ Tủ đứng/ áp trần Từ 50m2 đến 55m2 42.000 BTU Treo tường/ Tủ đứng/ áp trần Từ 55m2 đến 60m2 48.000 BTU Treo tường/ Tủ đứng/ áp trần hà hàng

Phòng Karaoke

Bệnh viện

Thư viện

Phòng làm việc có nhiều máy móc sinh nhiệt

Từ 60m2 đến 70m2 60.000 BTU Treo tường/ Tủ đứng/ áp trần

Bên cạnh đó, việc lựa chọn công suất còn phụ thuộc vào số người thường xuyên có trong phòng (vì thân nhiệt người sẽ làm giảm độ lạnh), độ che phủ ánh sáng mặt trời, độ cách nhiệt của phòng, vị trí và độ lớn của cửa sổ... Đây là những yếu tố có thể làm giảm độ lạnh.

Lựa chọn công suất trung bình cần thiết cho 1m2 sàn nhà:

Công năng sử dụng Công suất trung bình cần thiết cho 1m2 sàn nhà

Phòng khách 700 – 900 BTU/m2

Phòng ngủ 550 – 700 BTU/m2

Phòng ăn 700 – 900 BTU/m2

Phòng làm việc 500 - 700 BTU/m2

Phòng họp 900 – 1200 BTU/m2

Hội trường 1000 - 1200 BTU/m2

N hà hàng 700 - 1300 BTU/m2

Phòng Karaoke 700 – 1300 BTU/m2

Bệnh Viện 700 – 1200 BTU/m2

Thư viện sách 800 - 1000 BTU/m2

Thư viện máy PC 1000 – 1300 BTU/m2

Phòng máy chủ (Server)

1000- 1500 BTU/m2

(Cần phải tham vấn thêm chuyên gia trước khi quyết định)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nªu nh÷ng dÊu hiÖu nhËn biÕt n íc bÞ « nhiÔm.. KiÓm tra bµi cò KiÓm tra

Tìm đặc điểm của nước sạch, nước bị ô nhiễm..

Giữ gìn vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu giúp cho bộ phận ngoài của cơ quan được sạch sẽ, không bị hôi, không bị ngứa và không bị nhiễm trùng.... Để bảo vệ và giữ vệ

- Nước sạch là nước trong suốt,không màu, không mùi, không vị,không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hòa tan có hại cho sức khỏe con người.

Không khí bị ô nhiễm là không khí có chứa nhiều bụi, khói, mùi hôi thối của rác, gây ảnh hưởng đến người và động vật, thực vật.?. Khoâng khí oâ nhieãm coù chöùa

Nước bị ô nhiễm là nước có một trong các dấu hiệu sau : Nước có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, có chứa các vi sinh vật gây bệnh hoặc chứa các chất hòa tan có hại cho

Kết quả khảo sát người dân sinh sống tại khu vực cho thấy, môi trường không khí, nước, đất tại nhiều khu vực xung quanh hai nhà máy bị ô nhiễm cao hơn các khu vực

Từ các kết quả tính toán và kết hợp số liệu quan trắc thực tế, một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm cho các doanh nghiệp cần triển khai áp dụng trong quá trình