• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 22 / 11/ 2019 Tiết: 25 Ngày giảng: /12/2019

ÔN TẬP PHẦN CƠ KHÍ I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

- Hiểu được vai trò của cơ khí trong sản xuất và đời sống.

- Biết được những tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí.

- Biết được khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép.

- Biết được công dụng của các dụng cụ cơ khí.

- Hiểu được mối ghép cố định và mối ghép động.

2. Về kỹ năng :

- Phân biệt được vật liệu kim loại và vật liệu phi kim loại.

- Phân biệt được mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được.

3. Về thái độ :

- Có ý thức học tập và say sưa với môn học.

4. Năng lực

- Năng lực chung: tự học, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự quản lí...

- Năng lực bộ môn: Năng lực liên hệ và vận dụng thực tế.

II. Chuẩn bị của thầy và trò:

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh, mẫu vật có liên quan đến bài học, sơ đồ tóm tắt nội dung phần cơ khí, phiếu học tập. ...

2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở bài tập, đồ dùng học tập...

III. Phương pháp dạy học:

- Phương pháp trực quan.

- Phương pháp đàm thoại.

- Phương pháp thuyết trình.

- Phương pháp thảo luận nhóm.

IV. Tiến trình bài giảng - Giáo dục : 1.Ổn định tổ chức lớp:( 1-2 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 – 7 phút)

Câu hỏi : Em hãy so sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa mối ghép bằng then và mối ghép bằng chốt ?

- Giống : Đều là mối ghép tháo được.

- Khác nhau :

+ Ở mối ghép bằng then thì then được đặt trong rãnh then của hai chi tiết được ghép.

(2)

+ Ở mối ghép bằng chốt thì chốt được đặt trong lỗ xuyên ngang qua hai chi tiết được ghép.

3. Giảng bài mới:

a. Mở bài: ( 3 - 5 phút)

Như vậy, các em đã nghiên cứu xong những nội dung cơ bản của chương gia công cơ khí và chương chi tiết máy và lắp ghép. Để hệ thống lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học trong hai chương hôm nay cô sẽ hướng dẫn lại các em " Ôn tập phần cơ khí " .

b. Các hoạt động:

* Hoạt động 1: Tóm tắt nội dung phần gia công cơ - Mục tiêu : khái quát về phần gia công cơ khí

- Hình thức tổ chức : Dạy học theo nhóm.

- Thời gian : 17 phút.

- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày 1 phút.

- Phương pháp dạy học : Đàm thoại, trực quan, dạy học dự án.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV : Cơ khí có vai trò quan trọng như

thế nào trong sản uất và đời sống ? HS : Tạo ra các máy và phương tiện, giúp sinh hoạt của con người nhẹ nhàng hơn…

GV : Nhấn mạnh, chốt lại.

HS : Ghi bài.

GV : YCHS trình bày khái quát về các loại vật liệu cơ khí đã học ?

HS : Gồm vật liệu kim loại và vật liệu phi kim loại.

GV : Em hãy vẽ sơ đồ phân loại vật liệu cơ khí đã học ?

HS : 1 HS lên bảng vẽ, dưới lớp vẽ vào vở ghi.

GV : Em hãy kể tên các đồ dùng trong gia đình sử dụng vật liệu cơ khí ?

HS : Rổ, giá, mâm, nồi, chảo...

GV : Chốt lại kiến thức để HS khắc sâu.

GV : Em hãy kể tên các dụng cụ cơ khí và các phương pháp gia công cơ khí mà em đã học ?

I. Gia công cơ khí : 1. Vai trò của cơ khí :

- Cơ khí tạo ra các máy và các phương tiện thay lao động thủ công thành lao động bằng máy và tạo ra năng suất cao.

- Cơ khí giúp cho lao động và sinh hoạt của con người trở lên nhẹ nhàng và thú vị hơn.

- Nhờ cơ khí, tầm nhìn của con người được mở rộng, con người có thể chiếm lĩnh được không gian và thời gian.

2. Vật liệu cơ khí :

3. Dụng cụ cơ khí : - Gồm :

+ Dụng cụ đo và kiểm tra : Thước lá, thước đo góc.

(3)

HS :

+ Dụng cụ đo và kiểm tra ( thước lá, thước đo góc) ; Dụng cụ tháo, lắp và kẹp chặt(Cờ lê, mỏ lết, tua vít, eto) ; Dụng cụ gia công( Búa, cưa, đục, dũa).

+ Các phương pháp gia công : Dũa, cưa, hàn...

GV : Nhấn mạnh để HS nhớ.

+ Dụng cụ tháo, lắp và kẹp chặt : Cờ lê, mỏ lết, tua vít, eto

+ Dụng cụ gia công : Búa, cưa, đục, dũa.

* Hoạt động 2: Tóm tắt nội dung phần chi tiết máy và lắp ghép - Mục tiêu : Hiểu rõ hơn về chi tiết máy và lắp ghép

- Hình thức tổ chức : Dạy học theo nhóm.

- Thời gian : 15 phút.

- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày 1 phút.

- Phương pháp dạy học : Đàm thoại, trực quan, dạy học dự án.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV : Em hiểu gì về chi tiết máy ? Lấy

VD minh họa ?

HS : Là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và có nhiệm vụ nhất định trong máy.

GV : Chốt lại, ghi bảng.

HS : Ghi bài.

GV : Mối ghép cố định và mối ghép động khác nhau như thế nào ?

HS :

- Mối ghép cố định : Là các chi tiết không có sự chuyển động tương đối với nhau.

- Mối ghép động : Là các chi tiết được ghép có thể xoay, trượt, lăn và ăn khớp với nhau.

GV : Nhận xét, nhấn mạnh, chốt lại.

HS : Ghi bài.

II. Phần chi tiết máy và lắp ghép : 1. Khái niệm chi tiết máy :

- Là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy.

2. Phân biệt mối ghép cố định và mối ghép động :

a. Mối ghép cố định :

- Là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau. Gồm :

+ Mối ghép tháo được như ghép bằng vít, ren, then, chốt...

+ Mối ghép không tháo được như ghép bằng đinh tán, bằng hàn...

(4)

GV : Em hãy lấy VD về mối ghép cố định và mối ghép động mà em biết ? HS : Liên hệ, trả lời.

GV : Em hãy phân biệt mối ghép không tháo được và mối ghép tháo được ? HS :

- Mối ghép không tháo được : Muốn tháo rời các chi tiết buộc phải phá hỏng một thành phần nào đó của mối ghép - Mối ghép tháo được : Có thể tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹn như trước khi ghép.

GV : Nhận xét, chốt lại . HS : Ghi bài.

GV : Em hãy lấy VD về mối ghép không tháo được và mối ghép tháo được mà em biết ?

HS : Liên hệ, trả lời.

b. Mối ghép động :

- Là những mối ghép mà các chi tiết được ghép có thể xoay, trượt, lăn và ăn khớp với nhau như bánh ròng rọc và trục...

3. Phân biệt mối ghép không tháo được và mối ghép tháo được : - Mối ghép không tháo được :

+ Muốn tháo rời các chi tiết buộc phải phá hỏng một thành phần nào đó của mối ghép.

+Gồm : Mối ghép bằng đinh tán, mối ghép bằng hàn...

- Mối ghép tháo được :

+ Có thể tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹn như trước khi ghép.

+ Gồm : Mối ghép bằng vít, ren, then, chốt...

4. Củng cố: (1- 2 phút)

- Đặt một số câu hỏi củng cố bài để học sinh khắc sâu kiến thức.

- Nhận xét, đánh giá giờ học.

5. Hướng dẫn về nhà: (1- 2 phút)

- Ôn lại toàn bộ nội dung đã học trong phần cơ khí và phần vẽ kỹ thuật để chuẩn bị tiết sau kiểm tra học kỳ I.

V. Rút kinh nghiệm:

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Mối ghép ren: Các chi tiết vẫn còn nguyên vẹn sau khi tháo rời.. Sau khi tháo rời thì các chi tiết ở hai mối ghép

Việc điều trị phù hoàng điểm do đái tháo đường bằng laser quang đông võng mạc đã được áp dụng từ giữa những năm 80 của thế kỷ trước tại nhiều nước, đặc biệt tại Hoa Kỳ đã

5. Giữ gìn bộ công cụ, không được làm rơi rớt, hay đem các chi tiết về nhà. Sau mỗi bài học, cùng các thành viên trong nhóm tháo dỡ các chi tiết, xếp ngăn nắp vào hộp

- Rèn tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe nôi.. + Hs

- KT: Biết được cấu tạo, khái niệm , đặc điểm, ứng dụng của mối ghép đinh tán, mối ghép hàn.. - KN: Phân biệt được mối ghép hàn và mối

Kết luận: Tăng cường công tác dự phòng và có các can thiệp nhằm giảm tỷ lệ chuyển sang ĐTĐ ở những người TĐTĐ, chú trọng đến việc tác động vào các yếu tố liên quan chặt

Để có những biện pháp dự phòng sự tiến triển của đái tháo đường cần đánh giá tình trạng kháng insulin và mối liên quan với một số đặc điểm lâm sàng của người tiền đái

Mối ghép tháo được có thể tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹn như trước khi ghép Câu 16: (0,3đ) Trong các mối ghép sau, mối ghép nào là mối ghép động.. Mối