• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHỦ ĐỀ STEM: XE TỰ CHẾ CHẠY BẰNG DÂY CAO SU (3 tiết - Vật Lí 6)

I. TÊN CHỦ ĐỀ

- Chủ đề: Xe tự chế chạy bằng dây cao su.

- Đối tượng: Học sinh lớp 6.

- Thời gian tổ chức: Học kì I.

- Số tiết: 3 tiết.

II. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại xe đồ chơi khác nhau, đa dạng về chủng loại và giá cả, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của học sinh. Tuy nhiên việc đơn thuần mua và chơi xe đồ chơi mới mang tính giải trí, tác dụng mở rộng kiến thức còn hạn chế. Bên cạnh đó, trải nghiệm tự làm xe đồ chơi dựa vào nguyên lí co dãn của dây chun cộng với vài nguyên liệu hết sức sẵn có hằng ngày có thể giúp bạn làm ra một chiếc tự động vô cùng xinh xắn. Đây hứa hẹn sẽ là một cách làm đồ chơi thú vị, thu hút được nhiều sự chú ý từ các em và là cơ hội để hiểu và phát triển năng lực sáng tạo và tư duy kĩ thuật của học sinh.

III. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ:

Sau khi hoàn thành chủ đề, HS có khả năng:

1. Về kiến thức

- Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng.

- So sánh được độ mạnh, yếu của lực đàn hồi dựa vào lực tác dụng làm biến dạng nhiều hay ít.

- Học sinh được trải nghiệm thực tế các kiến thức liên môn Toán, Vật Lí, Công nghệ, Mỹ thuật để chế tạo động cơ đơn giản từ nguyên liệu sẵn có.

- Học sinh thấy được giá trị, ý nghĩa, sự liên kết và ứng dụng thực tế của các kiến thức, kỹ năng đã học thuộc nhiều môn học trong chương trình giáo dục phổ thông nhằm tạo ra các sản phẩm sáng tạo tham dự các cuộc thi như: ' Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng", "Cuộc thi khoa học kĩ thuật cấp thị xã và cấp tỉnh".

- Học sinh có thể vận dụng các kiến thức đã học làm ra các sản phẩm thực tế nhằm phục vụ cho đời sống và học tập của bản thân và xã hội.

2. Kĩ năng

- Biết xác định được độ biến dạng của lò xo.

- Rèn kỹ năng tự nghiên cứu tài liệu SGK Vật lí 6, sách tham khảo môn Vật lí và lập kế hoạch hoạt động nhóm.

- Kỹ năng lắng nghe tích cực các nhóm học tập khác báo cáo kết quả - Kỹ năng giải thích các vấn đề thực tế.

(2)

3. Về thái độ

- Biết vận dụng và liên hệ thực tế.

- Có tinh thần trách nhiệm, hòa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp;

- Tăng hứng thú tìm hiểu, khám phá khoa học gắn liền với thực tiễn, tạo động lực để HS phát triển và sáng tạo cái mới.

4. Về năng lực được hình thành:

a)Năng lực chung

Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học.

Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề b)Năng lực chuyên biệt

- Năng lực kiến thức vật lí

- Năng lực phương pháp thực nghiệm - Năng lực trao đổi thông tin

- Năng lực cá nhân của HS

- Năng lực giao tiếp và hợp tác nhóm.

* Kiến thức STEM trong chủ đề

Tên sản

phẩm

Khoa học (S)

Công nghệ (T)

Mĩ thuật (E)

Toán học (M) Xe tự chế

chạy bằng dây cao su.

Kiến thức về lực đàn hồi

Chế tạo, cắt ghép, nối.

Bản vẽ và quy trình lắp ráp.

Xác định được hình học của khung xe, bánh xe.

- Công nghệ (T): Sử dụng các nguyên vật liệu dễ tìm: chai nhựa, thanh gỗ, nắp chai, keo nến, dây chun,...

- Kĩ thuật (E): Vẽ bản quy trình thiết kế xe ô tô.

- Toán học (M): Tính toán kích thước và định lượng nguyên liệu thiết kế ô tô

IV. THIẾT BỊ

a. Giáo viên: Máy chiếu, Phiếu chấm điểm, Dụng cụ H 9.1, H 9.2.

- Nguyên liệu: chai nhựa, thanh gỗ, nắp chai, keo nến, dây chun, bìa cát tông, que làm kem...

- Dụng cụ: kéo, phấn vẽ, máy bắn keo,...

b. Học sinh: SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

(3)

Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ A. Mục đích:

Tạo dựng tình huống thực tiễn có vấn đề (Học sinh muốn trải nghiệm tự làm ra một chiếc xe đồ chơi để tham gia cuộc đua xe) đưa ra gợi ý giúp học sinh tái chế lại các loại đồ dùng sẵn có để tạo thành các đồ chơi có ích.

B. Nội dung:

– GV chiếu video cuộc đua xe công thức F1 Giới thiệu cuộc đua F1 ở Việt Nam. Từ video khám phá trên, GV tổ chức cho HS thảo luận để hình thành nên các ý tưởng xem có thể chế tạo vật liệu cần thiết nào trong thực tế tận dụng những đồ dùng cũ.

C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:

Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được các sản phẩm sau:

– Học sinh hiểu về lợi ích của việc tạo ra đồ chơi và cách chế tạo chúng tạo thành các sản phẩm đồ chơi thực tế.

D. Cách thức tổ chức hoạt động:

* Hoạt động kết nối:

- GV chiếu video "Cuộc đua xe công thức F1"

- Gv: Qua nội dung video em có mong muốn điều gì?

+ Hs: Em sẽ được tham gia vào cuộc đua xe đó.

- GV: Vậy để tham gia vào cuộc đua xe thì em cần phải có điều kiện gì?

+ Hs: Em cần phải có sức khỏe tốt, xe, ....

Gv: Nhận xét, đánh giá câu trả lời của hs.

GV đặt câu hỏi định hướng vào bài học Stem: Chúng ta đã thấy được tầm quan trọng của xe trong cuộc đua này đúng không nhỉ? Vậy điều kiện để có một chiếc xe ô tô tham gia cuộc đua xe công thức F1, cô và các em sẽ cùng nhau đi nghiên cứu chế tạo ra một chiếc xe phù hợp với khả năng kiến thức mà các em lĩnh hội được trong bài học này nhé!

Để thiết kế được chiếc xe thì cần vận dụng kiến thức gì, chúng ta cùng nhau tìm hiểu sang hoạt động 2 nào!

Hoạt động 2. NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP A.Mục đích:

HS tự học được kiến thức nền liên quan thông qua việc nghiên cứu tài liệu và hoàn thiện phiếu học tập 1 …..từ đó đề xuất các giải pháp.

B. Nội dung:

Từ yêu cầu/tiêu chí đánh giá sản phẩm, HS tự tìm hiểu các kiến thức nền liên quan từ sách giáo khoa, tài liệu tham khảo hay tìm hiểu trên internet... nhằm hoàn thành câu hỏi, bài tập được giao (hoàn thiện phiếu học tập 1 ) và từ đó đề xuất các giải pháp.

(4)

C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:

Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được các sản phẩm sau:

- Bản ghi chép những kiến thức nền về lực đàn hồi - Đề xuất và chọn ra được biện pháp chế tạo xe tốt nhất D. Phương thức tổ chức hoạt động:

Hoạt động 2.1: Khởi động (5’)

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- Một sợi dây cao su và một lò xo có tính chất nào giống nhau?

Để biết xem bạn trả lời có đúng hay không chúng ta đi tìm hiểu bài học hôm nay: Lực đàn hồi

Hoạt động 2.2: Hình thành kiến thức nền (20 phút)

Mục tiêu: - Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng.

- So sánh được độ mạnh, yếu của lực đàn hồi dựa vào lực tác dụng làm biến dạng nhiều hay ít.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- Sự biến dạng của lo xo có đặc điểm gì?

- Hướng dẫn mục đích yêu cầu làm TN để HS nắm được, để tiến hành làm

- Phát dụng cụ TN cho các nhóm

- Yêu cầu HS làm TN theo nhóm, ghi Kq, thảo luận và rút ra kết luận

Nhóm trưởng đại diện phát biểu kết luận của nhóm

- Những vật có đặc điểm biến dạng đàn hồi gọi là vật có tính chất đàn hồi .

I. Biến dạng đàn hồi. Độ biến dạng a)Biến dạng của một lò xo :

* Thí nghiệm

- HS các nhóm nhận dụng cụ thí nghiệm

- HS treo lò xo tiến hành đo chiều dài tự nhiên l0 ghi Kq vào bảng 9.1

- Móc một quả nặng 50g đo l1 ghi Kq vào ô tương ứng.

(5)

- Yêu cầu HS làm TN treo 2,3 quả nặng đo chiều của lo xo và ghi Kq vào bảng .

- Cho HS đọc và làm câu C2 . - Độ biến dạng là gì ?

Lò xo là một vật đàn hồi. Sau khi nén hoặc kéo dãn nó ra thì khi buông ra chiều dài của nó lại trở lại chiều dài tự nhiên. Biến dạng của lò xo là biến dạng đàn hồi

- Bỏ quả nặng ra đo lại chiều dài của lo xo và so sánh với chiều dài tự nhiên của nó .

- Rút ra kết luận C1 ( SGK ) (1) dãn ra (2) tăng lên (3) bằng

Biến dạng đàn hồi: Một vật khi có lực tác dụng vào thì bị biến dạng, sau khi thôi tác dụng lực thì vật lại trở lại hình dạng ban đầu.

b) Độ biến dạng của lò xo.

- HS làm TN treo 2, 3 quả nặng, đo chiều dài l2, l3 , ghi Kq vào bảng

- C2 HS tính Kq độ biến dạng của lo xo - Độ biến dạng của lo xo là hiệu giữa chiều dài khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của lo xo ( l- l0 )

Giới thiệu thế nào là lực đàn hồi: Khi một vật bị biến dạng đàn hồi thì sẽ sinh ra lực tác dụng lên các vật tiếp xúc với nó. Lực đó gọi là lực đàn hồi

- Gọi 1hs trả lời C3 Yêu cầu thực hiện C4

II. Lực đàn hồi và đặc điểm của nó C3: Lực đàn hồi cân bằng với trọng lượng của vật. Cường độ lực đàn hồi bằng cường độ trọng lượng.

- Khi một vật bị biến dạng đàn hồi thì sẽ sinh ra lực tác dụng lên các vật tiếp xúc với nó. Lực đó gọi là lực đàn hồi - Độ biến dạng của vật đàn hồi càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn

GV: Các em muốn chế tạo ra 1 chiếc xe chạy bằng động cơ gì?

Hs: Xe chạy bằng điện, cót, dây chun...

GV: Vậy qua kiến thức chúng ta vừa học thì chế tạo xe với động cơ nào là hợp lí nhất?

Hs: Chế tạo bằng dây chun.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Giaó viên cung cấp nội dung câu hỏi

(6)

(qua màn chiếu)

Và hướng dẫn HS cách thực hiện các yêu cầu GV đưa ra:

? Nguyên lý hoạt động của xe chạy bằng dây chun là gì?

=>Dựa vào nguyên lí co dãn của dây chun

? theo em hệ thống xe chạy bằng dây chun gồm các bộ phận nào?

=> gv cho học sinh phát biểu - bánh xe,

- thân xe, -động cơ

Sau khi kết thúc nội dung bài học giáo viên kết luận vậy chúng ta hãy ứng dụng tính chất đàn hồi của dây chun để tạo ra một xe chạy bằng dây chun.

- cách chế tạo xe chạy bằng dây chun

* Nguyên lý hoạt động?

Dựa vào nguyên lí co dãn của dây chun

*Cấu tạo xe - bánh xe, - thân xe, -động cơ

Chúng ta đã tìm hiểu cách thức chế tạo xe ô tô chạy bằng dây chun. Vậy giờ chúng ta cùng nhau thiết kế sản phẩm.

Giáo viên phát cho hs giây yêu cầu học sinh vẽ ra mô hình sản phẩm, sang hoạt động 3

Hoạt động 3. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN A. Mục đích:

HS lựa chọn phương án tiến hành và bảo vệ phương án đó. HS thực hành được kỹ năng thiết kế và thuyết trình, phản biện.

B. Nội dung:

– GV yêu cầu các nhóm lần lượt trình bày quy trình chế tạo và giải thích quy trình chế tạo đó;

– GV tổ chức HS thảo luận, bình luận, nêu câu hỏi và bảo vệ ý kiến; tiếp thu và điều chỉnh quy trình (nếu cần);

C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:

Kết thúc hoạt động, HS cần hoàn thiện quy trình chế tạo đã hoàn thiện theo góp ý.

D. Cách thức tổ chức hoạt động:

- GV tổ chức cho từng nhóm báo cáo quy trình chế tạo của nhóm mình;

- Các nhóm khác nhận xét, nêu câu hỏi;

- GV nhận xét, đánh giá các bài báo cáo; GV giao nhiệm vụ cho các nhóm triển khai chế tạo sản phẩm theo quy trình của nhóm mình; ghi lại các điều chỉnh (nếu có) của quy trình chế tạo sau khi đã hoàn thành sản phẩm và ghi giải thích;

(7)

gợi ý các nhóm tham khảo thêm các tài liệu phục vụ cho việc chế tạo thử nghiệm sản phẩm (SGK, internet...).

GV: Thông qua việc chúng ta tìm hiểu các cách chế tạo xe bằng dây chun.

Giáo viên trình chiếu pp một số loại xe chạy bằng dây chun.

- Gợi ý các phương án:

(8)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

STEM:...

Nhóm:... ...

1/ Giải pháp lựa chọn: Nguyên liệu

... ...

...

... ...

...

... ...

...

2/ Quy trình thực hiện: Các bước tiến hành, nguyên liệu, số lượng cụ thể.

(Khuyến khích báo báo bằng sơ đồ, hình ảnh, minh họa)

... ...

... ...

... ...

...

... ...

...

... ...

...

... ...

...

...

(9)

Phiếu đánh giá số 1: Đánh giá sản phẩm Phiếu này được sử dụng để đánh giá sản phẩm

STT Tiêu chí Điểm

tối đa

Điểm đạt được

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4

1 Làm được 01 xe oto chạy hoàn chỉnh

10 2 Chọn vật liệu và bố trí phù

hợp

10 3 Thiết kế đẹp và thuận tiện sử

dụng

10 4 Có ý tưởng sáng tạo, cải tiến

quy trình chế tạo tốt

10 5 Làm bao bì sản phẩm đủ tiêu

chí và đẹp

(Tên Thương hiệu, thành phần, cách sử dụng, hạn sử dụng....)

10

Tổng 50

Phiếu đánh giá số 2

(Đánh giá phần trình bày, phản biện của nhóm HS)

STT Tiêu chí Điểm

tối đa

Điểm đạt được

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4

1 Bài báo cáo đầy đủ nội dung cơ bản về quy trình chế tạo và thử nghiệm

10

2 Trình bày rõ ràng, khoa học, sinh động

15 3 Trả lời được câu hỏi phản biện 10 4 Kỹ năng làm việc nhóm tốt,

hiệu quả

15

(10)

Tổng 50

Hoạt động 4: CHẾ TẠO, THỬ NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ A. Mục đích:

HS chế tạo khẩu trang căn cứ trên bản quy trình chế tạo đã được thông qua;

Học được quy trình, phương pháp nghiên cứu thực nghiệm thông qua việc xác định các vật liệu phù hợp, đảm bảo đúng quy trình chế tạo. Học được nguyên tắc an toàn trong chế tạo và thử nghiệm sản phẩm.

B. Nội dung: HS làm việc theo nhóm cùng chế tạo và thử nghiệm sản phẩm; ghi chép lại công việc của từng thành viên, các điều chỉnh của quy trình chế tạo(nếu có) và giải thích lí do điều chỉnh (khuyến khích sử dụng công nghệ để ghi hình quá trình chế tạo sản phẩm).

GV đôn đốc, hỗ trợ HS (nếu cần) trong quá trình các nhóm chế tạo và thử nghiệm sản phẩm.

C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:

Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm sau:

Khẩu trang đáp ứng được các tiêu chí/yêu cầu theo phiếu đánh giá số 1 D. Cách thức tổ chức hoạt động:

- HS chế tạo được sản phẩm theo quy trình chế tạo đã có;

- HS thử nghiệm sản phẩm để đưa ra đánh giá, so sánh với các tiêu chí đánh giá sản phẩm (Phiếu đánh giá số 1);

- HS điều chỉnh lại nguyên liệu và chế tạo, ghi lại nội dung điều chỉnh và giải thích lí do (nếu cần phải điều chỉnh);

- HS xây dựng bản báo cáo và tập trình bày, giới thiệu sản phẩm.

( GV khuyến khích HS sáng tạo poster báo cáo, chụp ảnh, ghi hình sản phẩm để báo cáo sinh động, hấp dẫn.)

Trong quá trình chế tạo sản phẩm, GV đôn đốc, hỗ trợ, ghi nhận hoạt động của các nhóm HS.

Hoạt động 5. CHIA SẺ, THẢO LUẬN, ĐIỀU CHỈNH A. Mục đích:

HS giới thiệu về sản phẩm và kết quả nhóm đã thực hiện được để chứng minh sự phù hợp của sản phẩm với điều kiện thực tế cũng như đáp ứng được các tiêu chí đánh giá sản phẩm đã đặt ra (Phiếu đánh giá số 1). HS thực hành được kỹ năng thuyết trình và phản biện kiến thức liên quan; rèn luyện được thói quen giữ gìn vệ sinh, an toàn trong chế tạo và thử nghiệm sản phẩm; hình thành ý thức về cải tiến, phát triển sản phẩm.

B. Nội dung:

(11)

Các nhóm HS trình bày kết quả chế tạo theo quy trình đã được thiết kế, giới thiệu về cách thức sử dụng khẩu trang.

GV và HS đặt câu hỏi để làm rõ nội dung.

C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:

Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm sau:

Chế tạo khẩu trang và báo cáo sản phẩm theo đúng tiêu chí đánh giá.

D. Cách thức tổ chức hoạt động:

- Các nhóm HS trình bày về sản phẩm đã được chế tạo theo quy trình của nhóm.

- HS các nhóm khác thử nghiệm sản phẩm và đặt câu hỏi (nếu có)

- GV: Nhận xét và công bố kết quả chấm sản phẩm theo tiêu chí của phiếu đánh giá số 1, 2;

- GV gợi mở về việc tìm hiểu kiến thức và mở rộng, nâng cấp sản phẩm cho HS.

 Tổng kết: Tất cả các nhóm đã có sản phẩm riêng. Trên cơ sở kiến thức trong bài học, về nhà tiếp tục suy nghĩ, cải thiện sản phẩm nhóm.

chiếc tự động

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hìn ảnh, năng lực tư duy tổng hợp theo

Vì ở nửa cầu Bắc tạp trung nhiều lục địa nên còn được gọi là “lục bán cầu” và đại dương tập trung nhiều ở nửa cầu Nam nên được gọi là “thủy bán cầu”?. Để hiểu rõ hơn cô và

Sử dụng được công cụ Tìm kiếm và Thay thế để chỉnh sửa các lỗi chính tả, thay thế các từ viết tắt trong một số tệp văn bản các em đã tạo ra.. - NLe: Hợp

- Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu các HS trong nhóm thực hành tập hợp và bổ sung thêm nội dung để hoàn thành cuốn sổ lưu niệm:.. Tập hợp các nội dung đã có từ bài học trước

Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng.. Trên hình 2.3, đoạn thẳng SM biểu diễn một tia sáng đi

Hãy phân biệt từ nào (những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo hay chất trong các câu sau:1. Trong quả chanh có nước, axit xitric (vị chua) và

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích - Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Nêu được các quy định an toàn khi học trong

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích - Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Nêu được các quy định an toàn khi học trong