• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
43
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 5

NS : 28 / 10 / 2020

NG: 5 / 10 / 2020 Thứ hai ngày 5 tháng 10 năm 2020

TOÁN

TIẾT 21 : ÔN TẬP : BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI

I. MỤC TIÊU. Giúp học sinh:

1. Kiến thức: Củng cố cho hs các đơn vị đo độ dài và bảng đơn vị đo độ dài.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán có liên quan, nhanh, chính xác.

3. Thái độ: Gd hs yêu thích môn học. Vận dụng những điều đã học vào thực tế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Bảng phụ. Máy tính bảng

Lớn hơn mét Mét Bé hơn mét

km hm dam m dm cm mm

1km

=10hm

1hm

= 10dam

= 1 10

km

1dam

= 10m

= 1 10

hm 1m

=10cm

= 1 10 dam

1dm

= 10cm

= 1 10

m

1cm

= 10mm

= 1 10 dam

1mm

= 1 10

cm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: 4’

Chị Lan có một số tiền, nếu mua dầu phụng với giá 15000đ/1l thì mua được 4l.

Hỏi nếu mua dầu giá 20000đ/1l thì mua được mấy l?

-Nêu cách giải dạng toán: Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ của 2 số đó.

- GV nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: 1’

2. Bài giảng

Hđ1. Ôn lại bảng đơn vị đo độ dài. 7’

- GV hdẫn HS ôn lại bảng đơn vị đo độ dài.

+ Những đơn vị đo lớn hơn mét?

+ Những đơn vị đo nhỏ hơn mét?

? 1m bằng bao nhiêu dm?

? 1m bằng bao nhiêu dam?

1m = 10dm = 1

10 dam.

+Nêu mqh giữa các đơn vị đo kế tiếp nhau?

Hđ2. Thực hành

- 2 HS chữa bài.

- Lớp đổi chéo, kiểm tra VBT.

- HS nhớ lại các đơn vị đo độ dài.

- HS hoàn thành bảng đơn vị đo độ dài.

- HS đọc thuộc.

Trong 2 đơn vị đo độ dài liền nhau thì đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng

1

10 đơn vị lớn.

(2)

Bài tập 1: Viết số hoặc phân số thích hợp vào chỗ chấm. 7’

- GV yêu cầu HS tự làm bài vào VBT.

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

Bài tập 2:Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

6’

- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.

- GV chốt lại kết quả đúng.

Bài tập 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm. 7’( máy tính bảng)

Mẫu: 462dm = 4m 62dm

- GV theo dõi, uốn nắn HS làm bài.

7km 437m = 7km + 47m

= 7000m + 47m

= 7047m Vậy 7km437m = 7047m.

- GV đưa các ý còn lại gửi vào máy tính bảng cho hs thực hiện.

- Gv chiếu bài của 1-2 HS

- GV nhận xét, thống nhất kết quả.

Bài tập 4: 5’

Hµ Néi TP. HCM

654km HuÕ §.N 108km

1719km

?km ?km

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

3. Củng cố- dặn dò: 3’

- Nêu tên các đơn vị đo độ dài theo thứ tự lớn đến bé và ngược lại

- Nêu mối liên hệ giữa 2 đơn vị đo độ dài liền nhau .

- GV nhận xét giờ học

- HS đọc yêu cầu của bài.

- 2 HS làm trên bảng.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

a) 1km = 10km; 1dam = 10m 1hm = 10dam; 1km = 1000m - HS đọc yc bài. - HS tự làm bài.

- HS đổi vở, chữa bài. nhận xét.

a)148m=1480dm 531dm = 5310cm

b) 7000m = 7km 8500cm = 85m

- HS đọc yêu cầu của bài. làm bài.

- HS nhận bài qua máy tính bảng.

a) 7km 47m = 7047m 29m 34cm = 2934cm 1cm 3mm = 13mm b) 462dm = 4m 62dm 1372cm = 13m 72cm

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS suy nghĩ, giải bài.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

Bài giải:

Quãng đường từ Hà Nội đến Đà Nẵng dài là: 654 + 108 = 762 (km)

Quãng đường từ Đà Nẵng đến TP HCM là: 1719 - 762 = 957 (km) * Đáp số: 762km 957km - 2 HS đọc lại.

- km,hm,dam,m,dm,cm,mm - mm,cm,dm,m,dam,hm,km

TẬP ĐỌC

(3)

TIẾT 9: MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: - Hiểu được các từ ngữ trong đoạn bài, diễn biến câu chuyện.

- Hiểu nd: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam.

2. Kĩ năng: - Đọc lưu loát toàn bài.

- Đọc đúng các từ ngữ: A-lếch-xây, nhạt loãng, hòa sắc.

- Đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện.

- Đọc đúng lối đối thoại, thể hiện giọng nói của từng nhân vật.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu hòa bình, tình đoàn kết hữu nghị.

* Quyền được kết bạn với bạn bè năm châu

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV: Tranh phóng to (SGK) - Tranh ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ: cầu Mỹ Thuận, nhà máy thuỷ điện Hòa Bình.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/ Kiểm tra bài cũ: 4’

- Yc HS đọc Bài ca về trái đất + trả lời.

- GV nhận xét.

B/ Bài mới.

1-Giới thiệu bài: Ta hãy quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong SGK 1’

- HS đọc bài + trả lời câu hỏi.

- Lớp nhận xét.

- HS quan sát tranh minh hoạ.

- GV: Có rất nhiều quốc gia trên thế giới đã giúp đỡ, ủng hộ chúng ta khi chúng ta chiến đấu chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, chúng ta cũng nhận đựơc sự giúp đỡ tận tình của bạn bè năm châu. Bài học

“Một chuyên gia máy xúc” các em học hôm nay thể hiện phần nào tình cảm hữu nghị, tương thân tương ái đó.

2 - Luyện đọc: 10’

- Gv yc 1 hc đọc bài - GV chia bài làm 4 đoạn

- Đọc nối tiếp lần 1: 4 HS đọc (GV sửa lỗi phát âm)

- GV ghi từ khó HS đọc sai - HS đọc nối tiếp lần 2

(GV kết hợp giải nghĩa từ chú giải)

- Yc đọc lướt văn bản tìm câu, đoạn khó đọc

- GV ghi lên bảng (Bảng phụ)

- 1 HS đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm theo

Hs lắng nghe - Xác định đoạn - Chia 4 đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu …. êm dịu + Đoạn 2: Chiếc máy xúc…thân mật

+ Đoạn 3: Đoàn xe tải… máy xúc + Đoạn 4: Đoạn còn lại

- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.

- - HS đọc nối tiếp lần 2, kết hợp giải nghía từ

- Hs luyện đọc câu văn dài

(4)

- YC HS luyện đọc theo cặp

- GV hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu toàn bài

3- Tìm hiểu bài: 13’

-Ycầu HS đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi:

+ Anh Thuỷ gặp A - lếch- xây ở đâu?

+ Dáng vẻ của A- lếch – xây có gì đặc biệt?

+ Vì sao người ngoại quốc này khiến anh phải chú ý đặc biệt?

- GV chốt lại bằng tranh của giáo viên: Tất cả từ con người ấy gợi lên ngay từ đầu cảm giác giản dị, thân mật.

- Yêu cầu HS đọc đoạn 2, 3:

+ Nêu nx về cuộc gặp gỡ giữa hai người?

=> Cuộc gặp gỡ giữa hai bạn đồng nghiệp (VN và Liên Xô trước đây) diễn ra rất thân mật.

+ Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất?

Vs?

+ Những chi tiết đó nói lên điều gì?

- GV: chuyên gia máy xúc A- lếch- xây cùng vơi nhân Liên Xô luôn kề vai sát canh với nhân dân Việt Nam, giúp đỡ nhân dân ta trong công cuộc xây dựng đất nuớc.

Dáng vẻ của anh A- lếch - xây khiến anh Thuỷ đặc biệt chú ý, gợi nên ngay cảm giác đầu thật giản dị, thân mật. Anh có vẻ mặt chất phát, dáng dấp của một người lao động. Tất cả đều toát lên vẻ dễ gần, dễ mến. Tình bạn của 2 người thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên Thế giới.

4 - Đọc diễn cảm: 9’

- GV yêu cầu HS nối tiếp đọc bài.

- Rèn đọc câu dài “Anh nắng... êm dịu”

Ánh nắng ban mai nhạt loãng/ rải trên vùng đất đỏ công trường/ tạo nên một hòa sắc êm dịu.//

- Rèn đọc đoạn 4

- GV nhận xét, đánh giá.

- HS luyện đọc theo cặp - HS theo dõi

- HS đọc lướt đoạn 1.

+ Ở một công trường xây dựng.

+ Cao lớn, mái tóc vàng óng, thân hình chắc và khoẻ, khuôn mặt to chất phác.

- Hs tả lại dáng vẻ của A-lếch-xây bằng tranh:

+ Có vóc dáng cao lớn đặc biệt + Có vẻ mặt chất phác

+ Dáng người lao động + Dễ gần gũi

1.Vẻ giản dị của A-lếch- xây làm anh Thuỷ chú ý.

+ Đó là cuộc gặp gỡ tự nhiên và thân mật giữa những người đồng nghiệp.

- HS phát biểu.

+ Cái cánh tay của người ngoại quốc

+ Lời nói: tôi … anh + Ăn mặc

- Thân mật, thân thiết, giản dị, gần gũi. Tình hữu nghị.

2. Cuộc gặp gỡ tình cờ và thân mật.

Đại ý: Ca ngợi tình hữu nghị, hợp tác của nhân dân ta và nhân dân các nước.

- HS nối tiếp đọc bài.

- HS theo dõi, nêu cách đọc.

- Nêu cách đọc - Nhấn giọng từ trong đoạn

- 2 HS thi đọc diễn cảm.

(5)

5 - Củng cố- dặn dò: 3’

+ Nêu cảm nghĩ của em sau khi học bài?

+ Em có thích kết giao với bạn bề năm châu trên thế giới không?

- GV n xét giờ học. VN chuẩn bị bài sau

- 2 HS trả lời

NS : 28 / 10 / 2020

NG: 6 / 10 / 2020 Thứ ba ngày 6 tháng 10 năm 2020

CHÍNH TẢ

TIẾT 5: MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Nghe và viết đúng bài “Một chuyên gia máy xúc”.

2. Kĩ năng: - Trình bày đúng 1 đoạn của bài “Một chuyên gia máy xúc”.

- Làm đúng các bài tập đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi uô/ ua.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- VBT Tiếng Việt 5 - Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/ Kiểm tra bài cũ: 4’

- Yêu cầu HS phân tích cấu tạo vần của các tiếng: tiến, biển, bìa, mía vào mô hình vần.

- GV nhận xét.

B/ Bài mới

1. Giới thiệu bài: Tiết chính tả hôm nay các em cùng nghe - viết một đoạn trong bài Một chuyên gia máy xúc và thực hành cách đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi. 1’

2. Bài giảng

Hđ2. Hướng dẫn HS nghe - viết: 24’

- GV đọc đoạn văn cần viết trong bài Một chuyên gia máy xúc.

+ Dáng vẻ của A- lếch- xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý?

- HS đọc từ, viết cấu tạo vần các tiếng vừa đọc

Tiếng

Vần âm

đêm

âm chính

âm cuối

tiến iê n

biển iê n

bìa ia

mía ia

HSnx: những tiếng có âm cuối dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ 2 ghi nguyên âm đôi. Những tiếng không có âm cuối dấu thanh được đặt ở chữ cái đầu ghi nguyên âm.

-HS theo dõi, đọc thầm lại bài - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.

+ Bộ quần áo xanh màu công nhân, thân hình chắc và khoẻ, khuôn mặt to

(6)

- GV lưu ý HS viết một số từ khó:

A- lếch- xây, chất phác, kính buồng máy…

- GV lưu ý HS ngồi viết đúng tư thế.

- GV đọc cho HS viết bài.

- GV yêu cầu HS soát lại bài.

- GV chấm chữa 5-7 bài.

- GV nhận xét chung.

Hđ3. Hướng dẫn HS làm bài tập: 8’

Bài tập 1 : Tìm các tiếng có chứa uô, ua trong bài văn. Giải thích quy tắc ghi dấu thanh trong mỗi tiếng em vừa tìm.

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV dán phiếu lên bảng.

? Em có nhận xét gì về cách ghi dấu thanh trong mỗi tiếng em vừa tìm được?

- GV theo dõi, uốn nắn HS làm bài.

- GV chốt lại lời giải đúng.

Bài tập 3: Điền tiếng có chứa uô hoặc ua vào chỗ trống trong các thành ngữ dưới đây.

? Tìm tiếng còn thiếu trong câu thành ngữ và giải thích nghĩa của thành ngữ đó.

- GV nhận xét, giúp HS hiểu nghĩa các câu thành ngữ:

Muôn người như một: ý nói đoàn kết một lòng…

3. Củng cố- dặn dò: 3’

- GV nhận xét giờ học, tuyên dương HS.

- GV yêu cầu HS viết sai chính tả VN tập viết lại. Ghi nhớ quy tắc chính tả.

- Chuẩn bị bài sau.

chất phác, tất cả gợi lên ngay từ phút ban đầu những nét giản dị, thân mật.

-2 HS lên bảng viết.

- Lớp nhận xét.

- HS gấp SGK.

- HS nghe viết bài.

- HS xem lại bài, tự sửa lỗi

- Từng cặp HS đổi chéo vở soát lỗi cho bạn.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm bài vào VBT.

- 1 HS làm vào bảng phụ.

- Lớp đối chiếu, nhận xét bài.

* Lời giải:

+ Các tiếng có chứa ua: của, múa.

+ Các tiếng chưa uô: cuốn, cuộc, buôn, muôn.

- Cách đánh dấu thanh:

+ Trong các tiếng có ua (không có âm cuối) dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính ua- chữ u.

+ Trong các tiếng chứa uô (có âm cuối) dấu thanh đạt ở chữ cái thứ hai của âm chính (uô).

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS suy nghĩ, tìm từ thích hợp.

- HS phát biểu.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

* Lời giải:

+ Muôn người như một: mọi người đoàn kết một lòng.

+ Chậm như rùa: quá chậm chạp

+ Ngang như cua: tính tình gàn dở , khó nói chuyện, khó thống nhất ý kiến.

+ Cày sâu cuốc bẫm: chăm chỉ làm việc trên đồng ruộng.

- Vài HS nhắc lại.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 9: MRVT: HOÀ BÌNH

(7)

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về chủ điểm: “Cánh chim hòa bình”.

2. Kĩ năng: Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu, viết đoạn văn nói về cảnh bình yên của một miền quê hoặc thành phố.

3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu hòa bình.

* Quyền được sống trong hoà bình.

- Bổn phận phải chung sức với bạn bè để giữ gìn, bảo vệ trái đất.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- VBT Tiếng việt, từ điển. - Bảng phụ. Máy tính bảng

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/ Kiểm tra bài cũ: 4’

- Gọi 3 HS lên bảng đặt câu với một cặp từ trái nghĩa mà em biết?

- Gọi HS dưới lớp đọc thuộc lòng các câu tục ngữ thành ngữ ở tiết trước..

- GV nhận xét.

B/ Bài mới

1- Giới thiệu bài: Trực tiếp 1’

2- Hướng dẫn làm bài tập.

Bài tập 1: Dòng nào ghi đúng nghĩa của từ Hoà bình. 8’( Máy tính bảng) - GV yêu cầu HS tự làm, phát biểu.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

- GV giúp HS hiểu nghĩa các mục:

Trạng thái bình thản: Chỉ trạng thái tinh thần vô lo, vô nghĩ của con người.

Trạng thái hiền hòa, yên ả:

+ Hiền hoà là trạng thái của cảnh vật hoặc con người.

+ Yên ả là trạng thái của cảnh vật.

Bài tập 2: Những từ đồng nghĩa với từ Hoà bình.. 9’

- GV yêu cầu HS dùng từ điển để hiểu nghĩa các từ rồi làm bài.

- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.

+ bình thản: phẳng lặng, yên ổn tâm trạng nhẹ nhàng thoải mái không có điều gì áy náy lo nghĩ.

+ Lặng yên: trạng thái yên và không có tiếng động.

+ hiền hoà: hiền lành và ôn hoà - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

Bài tập 3: Viết đoạn văn tả cảnh thanh bình ở miền quê hoặc thành phố mà em

- 2 HS đọc bài.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS trao đổi với bạn bên cạnh làm bài.

- Đại diện HS trình bày - Lớp nhận xét, chữa bài.

* Hoà bình: trạng thái không có chiến tranh.

- Vì trạng thái bình thản là thư thái, thoải mái không biểu lộ bối rối. Đây là từ chỉ trạng thái tinh thần của con người. Trạng thái hiền hoà, yên ả là trạng thái của cảnh vật hoặc tính nết con người..

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS tra từ điển để hiểu nghĩa các từ.

- HS làm bài vào VBT.

* Từ đồng nghĩa với từ Hoà bình:

bình yên, thanh bình, thái bình.

* Bình yên: yên lành, không có tai hoạ, rủi ro.

* Thanh bình: yên tĩnh, không có giặc giã.

* Thái bình: yên ổn, không có giặc giã.

(8)

biết.. 15’

- GV yêu cầu HS viết đoạn văn từ 5-7 câu về cảnh miền quê hoặc thành phố được thăm quan, du lịch hoặc nhìn thấy trên ti vi.

+ Mở đoạn (1-2câu): Nêu các ý chính của đoạn.

+ Thân đoạn: Phát triển ý của đoạn, miêu tả từng chi tiết.

+ Kết đoạn (1-2 câu): Nêu cảm nghĩ về cảnh đã miêu tả trong đoạn văn.

- GV nhận xét, sửa bài cho HS.. Chấm bài viết hay, sáng tạo để khuyến khích các em.

3- Củng cố- dặn dò: 3’

+ Đặt câu có từ hoà bình?

+Em đã làm gì để bv trái đất của chúng ta?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS suy nghĩ, phát biểu về cảnh em định tả.

- HS tự viết bài vào VBT, 1 HS làm vào bảng phụ.

Quê hương em đẹp biết bao, nơi đây có đồng lúa chín vàng, những cánh cò trắng là là bay. Các cô bác nông dân chăm chỉ làm việc quanh năm suốt tháng. Những đứa trẻ mục đồng thổi sao trên lưng trâu. Dòng sông thơ mộng chảy quanh. Em gọi to: Quê hương! Quê hương ơi!. Phải, quê hương, nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, đã cho ta tiếng khóc từ khi chào đời. Ôi quê hương yêu dấu của em! Để cho quê hương giàu đẹp hơn, ta cần phải học tập, rèn luyện thật tốt để xây dựng quê hương.

- Lớp đọc bài làm, nhận xét.

TOÁN

TIẾT 22 : ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh tự xây dựng kiến thức.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng và giải các bài toán có liên quan.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh thích học toán, thích làm các bài tập về đổi đơn vị đo khối lượng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Bảng phụ,

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/ Kiểm tra bài cũ: 4’

-Nêu tên các đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ lớn đến bé và ngược lại ?

- GV nhận xét.

B/ Bài mới:

1-Giới thiệu bài: Hôm nay các em tiếp tục ôn tập các đơn vị đo khối lượng. 1’

2- Bài giảng

Viết số hoặc phân số thích hợp vào chỗ chấm.

15m = ... cm 32dam = ... m 700m = ... hm

(9)

Hđ1. Ôn lại bảng đơn vị đo KLượng. 7’

- GV hdẫn HS ôn lại bảng đơn vị đo độ dài.

+ 1kg bằng bao nhiêu hg ? + Những đơn vị đo lớn hơn kg?

+ Những đơn vị đo nhỏ hơn kg?

+ Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng kế tiếp nhau?

Hđ2. Thực hành

Bài tập 1: Viết số hoặc phân số thích hợp vào chỗ chấm. 5’

- GV yêu cầu HS tự làm bài vào VBT.

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

Bài tập 2: Viết số thích hợp vào chỗ ... 6’

- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.

- GV chốt lại kết quả đúng.

a) 27 yến = 270kg 380 tạ = 38000kg 49 tấn = 49000kg

Bài tập 3: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm. 7’

- GV theo dõi, uốn nắn HS làm bài.

? Muốn điền dấu so sánh được đúng, trước hết chúng ta cần làm gì?

- GV nhận xét, thống nhất kết quả.

Bài tập 4: 7’

Tóm tắt:

3 thửa ruộng: 2 tấn Thửa ruộng 1: 1000kg

Thửa ruộng 2 = số dưa ở thửa ruộng 1 Thửa ruộng 3: ? kg dưa

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

3. Củng cố- dặn dò: 3’

-Nêu tên các đv đo KL theo thứ tự từ lớn đến bé và ngược lại ?

- GV nhận xét giờ học

- HS nhớ lại các đơn vị đo khối lượng.

- HS hoàn thành bảng đơn vị đo khối lượng.

- HS đọc thuộc.

+ Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé . + Đơn vị bé bằng

1

10đơn vị lớn . - HS đọc yêu cầu của bài.

- 2 HS làm trên bảng.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

a) 1 tấn = 10 tạ : 1kg = yến 1tạ = 10 yến; 1kg = tạ 1 yến = 10 kg: 1kg = tấn - HS đọc ycầu bài. - HS tự làm bài.

- HS đổi chéo vở, chữa bài.

- Lớp nhận xét.

b) 380kg = 38 yến 3000kg = 30 tạ

24000kg = 24tấn 6080kg = 6kg 80g

47350kg = 47tấn 350kg - HS đọc yêu cầu của bài.

- HS suy nghĩ, làm bài.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

6 tấn 3 tạ = 63 tạ 13kg 807g > 138hg 5g - HS đọc yêu cầu của bài.

- HS suy nghĩ, giải bài.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

Bài giải:

Đổi 2 tấn = 2000kg Thửa ruộng thứ hai thu hoạch là:

1000: 2 = 500 (kg)

Thửa ruộng thứ ba thu hoạch là:

2000- (1000 + 500) = 500(kg) * Đáp số: 500kg dưa

2 1

10 1

100 1

1000 1

(10)

- 2 HS đọc lại.

KHOA HỌC

Tiết 9: THỰC HÀNH NÓI “KHÔNG” VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức: - Nêu được một số tác hại của ma tuý, thuốc lá, rượu, bia, thuốc lá 2. Kĩ năng: - Từ chối sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.

3. Thái độ: - GD biết giữ gìn sức khoẻ

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- KN phân tích và xử ý thông tin một cách hệ thống về tác hại của chất gây nghiện.

- KN tổng hợp, tư duy hệ thống thông tin về tác hại của của chất gây nghiện.

- KN giao tiếp, ứng xử và kiên quyết từ chối sử dụng các chất gây nghiện.

- KN tìm kiếm sự giúp đỡ khi rơi vào hoàn cảnh bị đe dọa phải sử dụng các chất gây nghiện.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: - Thông tin và hình trang 20, 21, 22, 23 SGK

-HS: SGK, Phiếu ghi câu hỏi về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma túy

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ: (4’) B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1’) GV ghi đầu bài

2. Bài mới:

Hoạt động 1:20’ Tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma túy - GV phát phiếu học tập

- GV kết luận

Hoạt động 2: 12’Trò chơi “Bốc thăm trả lời câu hỏi

- Phát đáp án cho ban giám khảo và thống nhất cách cho điểm

Nêu cách vệ sinh tuổi dậy thì

Làm việc cá nhân

- HS đọc thông tin và hoàn thành bảng sau Tác hại

của thuốc lá

Tác hại của rượu, b

a

Tác hại của ma

túy Đối với

người sử dụng Đối với người sử dụng

- 3 hộp đựng 3 loại câu hỏi liên quan đến tác hại của thuốc lá, rượu, bia, ma túy

- Mỗi nhóm 3 – 5 bạn tham gia chơi 1 chủ đề. Các bạn còn lại là quan sát viên

- Mỗi nhóm cử 1 bạn làm BGK

(11)

3. Củng cố dặn dò: 3’

Nhận xét tiết học

THỂ DỤC

TIẾT 9:

ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ TRÒ CHƠI “NHẢY Ô TIẾP SỨC”

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Ôn đội hình đội ngũ.

- Trò chơi: “Nhảy ổ tiếp sức”.

2. Kỹ năng:

- Thực hiện được tập hợp hàng ngang, dóng thăng hàng ngang - Thực hiện cơ bản đúng điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái - Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.

3.Giáo dục:

- Bước đầu hình thành thói quen vận động tập thể dục hằng ngày và vui chơi lành mạnh.

- Tự giác tích cực trong tập luyện tập.

- Tác phong nhanh nhẹn hoạt bát, giữ gìn trật tự, kỷ luật.

B. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN

- Địa điểm: Trên sân trường - Phương tiện:

+ Giáo viên: Còi, cờ, giáo án

+ Học sinh: Vệ sinh sân tập, trang phục tập luyện.

C. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP

NỘI DUNG ĐỊNH

LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC

I. Phần mở đầu.

- Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo sĩ số - G.viên nhận lớp phổ biến yêu cầu, nhiệm vụ tiết học.

- Khởi động: xoay các khớp

- Kiểm tra: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái.

5 phút Đội hình nhận lớp

II. Phần cơ bản.

a, Đội hình đội ngũ

* Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái.

Cán sự lớp điều khiển cả lớp tập 2 lần

* Kiểm tra

- Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái.

- Thực hiện theo tổ

25 phút

Đội hěnh tập luyện

Đội hình kiểm tra

(12)

b, Trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”:

+ Chuẩn bị: Kẻ một vạch chuẩn bị dài 4m và một vạch xuất phát dài 4m, cách vạch chuẩn bị 1m. Từ vạch xuất phát về trước 0.6 - 0.8m kẻ hai dãy ô vuông, mỗi dãy 10 ô, mỗi ô có cạnh 0.4 – 0.6m. Cách ô số 10, 0.6m kể vạch đích dài 4m.

+ Cách chơi:

- Tập hợp lớp thành 2 hàng dọc. Khi có lệnh, các em số 1, bật nhảy bằng hai chân vào ô số 1, sau đó bật nhảy hai chân vào ô số 2 và 3 cứ như vậy cho đến đích, thì quay lại, chạy về vạch xuất phát chạm tay bạn số 2. Bạn số 2 bật nhảy như bạn số 1 và cứ lần lượt như vậy cho đến hết, hàng nào xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc.

- Nhận xét – Tuyên dương

(GV)

- Từng tổ nên thực hiện, tổ trưởng điều khiển

Đội hình trò chơi

- Lần 1: Hs chơi thử

- Lần 2: Cả lớp chơi chính thức có thi đua

III. Phần kết thúc.

- HS đi thường thả lỏng, hồi tĩnh - GV cùng HS hệ thống bài.

- GV nhận xét tiết học và giao bài tập về nhà.

5 phút Đội hình xuống lớp

NS : 28 / 10 / 2020

NG: 7/ 10 / 2020 Thứ tư ngày 7 tháng 10 năm 2020

TOÁN

TIẾT 23: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Củng cố các đơn vị đo độ dài, đo khố lượng, và các đơn vị đo diện tích đã được học.

2. Kĩ năng: - Tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.

- Tính toán trên các số đo độ dài, đo khối lượng và giải các bài toán có liên quan.

- Vẽ hình chữ nhật theo điều kiện đã cho trước.

(13)

3. Thái độ: Giúp hs thích học toán, thích làm bài tập về đổi đơn vị đo khối lượng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Bảng phụ,

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/ Kiểm tra bài cũ: 4’

a) 4kg 5g = ... g 6 tấn 2 tạ = ... yến 5hg 7dag = ... g - GV nhận xét.

B/ Bài mới:

1.Giới thiệu bài: 1’

2. Bài giảng Bài tập 1: 8’

- GV yêu cầu HS xác định dạng toán.

Tóm tắt:

Hoà Bình: 1 tấn 300kg Hoàng Diệu: 2tấn 700kg 2 tấn : 50 000 cuốn vở Cả hai trường: ? cuốn vở

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

Bài tập 2: 6’

Tóm tắt:

Chim sâu: 60 g Đà điểu: 120 kg

Đà điểu gấp: ? lần con chim sâu

- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.

- GV chốt lại kết quả đúng.

Bài tập 3: 8’

- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ và nêu cách tính.

? Mảnh đất được tạo bởi các mảnh có kích thước, hình dạng như thế nào?

? Hãy so sánh diện tích của mảnh đất với tổng diện tích của hai hình đó.

- GV nhận xét, thống nhất kết quả.

Điền số thích hợp vào chỗ chấm b) 4576g = ... kg ...g

1943kg = ... tấn …....kg 6453g = ....kg….hg....dag ....g - Lớp đổi chéo, kiểm tra VBT.

- HS đọc yêu cầu. 2 HS làm trên bảng.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

Bài giải:

Đổi 1 tấn 300kg = 1300kg 2 tấn 700kg = 2 700kg Cả hai trường thu được là:

1 300 + 2 700 = 4000 (kg) Đổi 4000kg = 4 tấn

4 tấn gấp 2 tấn số lần là: 4 : 2 = 2 (lần) Sản xuất được số vở là:

50000 2 = 100 000 (cuốn vở) Đáp số: 100 000 cuốn vở - HS đọc yêu cầu bài.

- HS tóm tắt bài toán, trình bày bài giải.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

Bài giải:

Đổi 120 kg = 120 000g Đà điểu nặng gấp chim sâu số lần :

120 000 : 60 = 2000 (lần)

*Đáp số: 2000 lần - HS đọc yêu cầu của bài.

- HS suy nghĩ, tìm cách giải bài.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

Bài giải:

Diện tích hình chữ nhật là:

14 6 = 84 (m2)

DT hình vuông là: 7 7 = 49 (m2) Dtích hình H là: 84 + 49 = 133 (m2)

Đáp số: 133 (m2)

(14)

Bài tập 4: 10’

- GV yêu cầu HS quan sát hình sau đó hỏi: Hình chữ nhật ABCD có kích thước là bao nhiêu? Diện tích của hình là bao nhiêu xăng-ti-mét vuông?

- GV: Vậy chúng ta phải vẽ các hình chữ nhật như thế nào?

- vẽ một hình chữ nhật khác có độ dài cạnh khác nhưng diện tích không đổi.

- GV tổ chức cho các nhóm HS thi vẽ. Nhóm nào vẽ được theo nhiều cách nhất, nhanh nất là nhóm thắng cuộc.

- GV cho HS nêu các cách vẽ của mình.

3. Củng cố- dặn dò: 3’

+ Nêu cách giải bài toán tỉ lệ ? - GV nhận xét giờ học

- HS đọc yêu cầu của bài.

+ Hình chữ nhật ABCD có chiều dài 4cm, chiều rộng 3cm.

Bài giải:

Diện tích hình chữ nhật ABCD là:

4 3 = 12 (m2)

- Chúng ta phải vẽ các hình chữ nhật có kích thước khác hình ABCD nhưng có diện tích bằng 12cm2.

- HS chia thành các nhóm, suy nghĩ và tìm cách vẽ.

- HS nêu:

Ta có: 12 = 1 x 12 = 1 x 6 = 3 x 4.

Vậy có thêm 2 cách vẽ:

Chiều rộng 1cm và chiều dài 12cm.

Chiều rộng 2cm và chiều dài 6cm.

KỂ CHUYỆN

TIẾT 5 : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC

Đề bài: Kể lại một câu chuyện em đã nghe hay em đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh.

I. MỤC TIÊU.

1. Rèn kĩ năng nói:

- Biết kể một câu chuyện (mẩu chuyện) đã nghe hay đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh.

- Trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện (mẩu chuyện).

2. Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.

3. Giáo dục HS đoàn kết thiếu nhi các nước trên thế giới.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Một số sách báo, truyện đọc với chủ điểm Hoà bình.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/ Kiểm tra bài cũ: 4’

+ Kể lại c/chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai?

+ Câu chuyện có ý nghĩa gì?

B/ Bài mới

1. Giới thiệu bài: 1’

2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện: 10’

- GV yêu cầu học sinh đọc đề bài:

Đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh.

- GV hỏi giúp học sinh nắm chắc đề bài.

+ Câu chuyện cần kể có nội dung gì?

- 2 HS kể chuyện.

- Lớp nhận xét.

- 2 HS đọc đề bài - Lớp đọc thầm lại.

- Kể về câu chuyện đã nghe, đã

(15)

+ Trong tuần này các em đã học những bài nào nói về chủ đề này?

-Vậy các em hãy kể truyện nghe được, tìm được ngoài SGK .Chỉ khi không tìm được câu chuyện ngoài SGK,em mới nghe kể những câu chuyện đó .

- GV hướng dẫn học sinh định hướng chọn truyện để kể.

-Yêu cầu học sinh đọc các gợi ý trong SGK.

- GV khuyến khích học sinh chọn những câu chuyện ngoài sách giáo khoa.

- GV nhấn mạnh:

+ Lập dàn ý cho câu chuyện định kể + Dựa vào dàn ý kể thành lời

+ Trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện mình vừa kể.

Hđ3. Thực hành kể chuyện. 22’

* Kể chuyện theo cặp:

- GV yêu cầu học sinh kể chuyện theo cặp trao đổi với các bạn về nội dung câu chuyện.

- GV đi đến từng nhóm, theo dõi, góp ý để giúp các em kể chuyện tốt.

* Thi kể chuyện trước lớp.

- GV yêu cầu HS nối tiếp kể chuyện.

- GV lần lượt ghi tên các em kể chuyện lên bảng, tên câu chuyện để cả lớp nhớ khi nhận xét, bình chọn.

- GV đưa tiêu chí đánh giá:

+ Kể chuyện phù hợp với ndung của đề bài.

+ Kể chuyện hay, hấp dẫn.

+ Hiểu câu chuyện.

+ Trả lời tốt câu hỏi chất vấn của các bạn.

- GV yêu cầu mỗi em kể xong, tự nói suy nghĩ của mình về tấm gương em chọn kể.

- GV tổ chức cho học sinh chất vấn bạn về ý nghĩa câu chuyện:

+ Theo bạn, nhân vật có trách nhiệm như thế nào với đất nước?

- GV nhận xét, tuyên dương học sinh chọn được câu chuyện hay, kể chuyện hấp dẫn, có câu trả lời hay nhất.

4. Củng cố- dặn dò: 3’

+ Nêu nội dung chính của những câu chuyện vừa kể?

đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh.

- Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ , Những con sếu bằng giấy .

- 2 HS đọc to các gợi ý.

- Lớp đọc thầm.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Từng cặp học sinh kể cho nhau nghe câu chuyện của mình.

- HS kể chuyện trước lớp.

- Đại diện các nhóm kể chuyện + trao đổi với các bạn về ý nghĩa.

- HS nghe bạn kể, đặt câu hỏi chất vấn bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.

- Lớp nhận xét theo tiêu chí đưa ra.

- Lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu truyện nhất.

- 2 HS trả lời.

(16)

- GV nhận xét giờ học, tuyên dương HS.

- Yêu cầu HS VN kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Chuẩn bị bài sau

ĐỊA LÍ

TIẾT 4: VÙNG BIỂN NƯỚC TA

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nắm một số đặc điểm của biển nước ta và vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống và sản xuất.

2. Kĩ năng: Trình bày một số đặc điểm của biển nước ta.

- Chỉ trên bản đồ (lược đồ) vùng biển nước ta và một số điểm du lịch, bãi tắm biển nổi tiếng.

- Nêu tên và chỉ trên bản đồ (lược đồ) một số điểm du lịch, bãi tắm nổi tiếng.

- Nêu được vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống, sản xuất.

3. Thái độ: Có ý thức về sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác biển 1 cách hợp lí.

- Nhận biết được sự cần thiết phải b/v và khai thác tài nguyên biển 1 cách hợp lí.

- Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường

+ Ý thức phải bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên biển.

* GDMTBĐ: Biết đặc điểm của vùng biển nước ta

- Vai trò to lớn của biển: Tài nguyên, dầu mỏ, khí đốt, muối, cá… Biển là đường giao thông quan trọng, biển có nhiều phong cảnh đẹp.

- Các hoạt động khai thác biển, hải đảo như trên cũng là một trong những nhân tố gây ô nhiễm môi trường biển.

- Ý thức BVMT, bảo vệ nguồn tài nguyên biển nhằm phát triển bền vững.

- Giáo dục tình yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

*GDTKNL:

- Biển cho ta nhiều dầu mỏ, khí tự nhiên.

- Ảnh hưởng của việc khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên đối với môi trường không khí, nước.

- Sử dụng xăng và ga tiết kiệm trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày

* GDQP-AN: Làm rõ tầm quan trọng của vùng biển nước ta trong phát triển kinh tế và quốc phòng, an ninh

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam; Bản đồ Hành chính VIệt Nam.

- Lược đồ khu vực biển Đông.

- Các hình minh họa trong SGK. - Phiếu học tập của HS. ƯDCNTT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KT Bài cũ: “Sông ngòi” 4’ - Học sinh trình bày

- Hỏi hs 1 số kiến thức và kiểm tra 1 số kỹ năng.

- Giáo viên nhận xét

+ Đặc điểm sông ngòi VN + Chỉ vị trí các con sông lớn + Nêu vai trò của sông ngòi B. Bài mới: Vùng biển nước ta có đặc - Học sinh nghe

(17)

điểm gì? Vùng biển có vai trò như thế nào đối với khí hậu, đời sống và sản xuất của nước ta? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 1’

1. Hoạt động 1: Vùng biển nước ta 8’

(làm việc cả lớp)

- Hoạt động lớp - GV chỉ vùng biển của VN trên biển Đông

và nêu: Nước ta có vùng biển rộng, biển của nước ta là 1 bộ phận của Biển Đông.

- GV yêu cầu HS quan sát lược đồ và hỏi HS: Biển Đông bao bọc ở những phía nào của phần đất liền Việt Nam?

- Theo dõi

+ Biển Đông bao bọc phía đông, phía nam và tây nam phần đất liền của nước ta.

- Dựa vào H1, hãy cho biết vùng biển nước ta giáp với các vùng biển của những nước nào?

 Kết luận: Vùng biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông .

2. Hoạt động 2: Đặc điểm của vùng biển nước ta 10’

* (làm việc cá nhân)

- Yêu cầu học sinh hoàn thành bảng sau:

- Trung Quốc, Phi-li-pin, In-đô-nê- xi-a, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Cam- pu-chia, Thái Lan

- Hoạt động cá nhân, lớp

- Học sinh đọc SGK và làm vào phiếu

? Đặc điểm của biển nước ta:

+ Nước không bao giờ đóng băng + Miền Bắc và miền Trung hay có bão + Hằng ngày, nước biển có lúc dâng lên, có lúc hạ xuống

+ Mở rộng: Chế độ thuỷ triều ven biển nước ta khá đặc biệt và có sự khác nhau giữa các vùng. Có vùng nhật triều, có vùng bán nhật triều và có vùng có cả 2 chế độ thuỷ triều trên

? Ảnh hưởng của biển đối với đời sống và sản xuất (tích cực, tiêu cực)

 Vì biển không bao giờ đóng băng nên thuận lợi cho giao thông đường biển và đánh bắt thủy hải sản trên biển.

Bão biển đã gây ra những thiệt hại lớn cho tàu thuyền và những vùng ven biển

Nhân dân vùng biển lợi dụng thủy triều để lấy nước làm muối và ra khơi đánh cá.

3. Hoạt động 3: Vai trò của biển 14’

* (làm việc theo nhóm)

- Hoạt động nhóm - Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để

nêu vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống và sản xuất của nhân dân ta

- Học sinh dựa và vốn hiểu biết và SGK, thảo luận và trình bày

- Học sinh khác bổ sung

Biển tác động như thế nào đến khí hậu của nước ta?

Biển cung cấp cho chúng ta những loại tài nguyên nào? Các loại tài nguyên này

 Biển giúp cho khí hậu nước ta trở nên điều hòa hơn.

 Biển cung cấp dầu mỏ, khí tự nhiên làm nhiên liệu cho ngành

(18)

đóng góp gì vào đsống và sản xuất của nhân dân ta?

Biển mang lại thuận lợi gì cho giao thông ở nước ta?

Bờ biển dài với nhiều bãi biển góp phần phát triển ngành kinh kế nào?

- Chốt ý: Biển điều hòa khí hậu, là nguồn tài nguyên và là đường giao thông quan trọng. Ven biển có nhiều nơi du lịch, nghỉ mát.

- GDBVMT: Bên cạnh những thuận lợi mà thiên nhiên mang lại cho con người vậy con người cần phải làm gì để bảo vệ nguồn tài nguyên đó?

- GV nhận xét chốt lại và giáo dục HS

công nghiệp; cung cấp muối, hải sản cho đời sống và ngành sản xuất chế biến hải sản.

 Biển là đường giao thông q trọng.

 Các bãi biển đẹp là nơi du lịch , nghỉ mát hấp dẫn, góp phần đáng kể phát triển ngành du lịch.

- HS trả lời theo sự hiểu biết của mình.

- Lắng nghe 4. Củng cố - dặn dò: 3’

- Tổ chức học sinh chơi theo 2 nhóm: luân phiên cho tới khi có nhóm không trả lời được.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi

“Hướng dẫn viên du lịch”

- Giáo dục tình yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

? Hãy nêu tầm quan trọng của vùng biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?

+ Có tiềm năng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam.

+ Có tiềm năng tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ khí đốt.

+ Có nguồn lợi hải sản phong phú.

+ Có nhiều điều kiện để phát triển du lịch - ngành công nghiệp không khói, hiện đang đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế của đất nước.

+ Biển nước ta được ví như mặt tiền, sân trước, cửa ngõ quốc gia; biển, đảo, thềm lục địa và đất liền hình thành phên dậu, chiến lũy nhiều lớp, nhiều tầng, bố trí thành tuyến phòng thủ liên hoàn bảo vệ Tổ quốc - Nhận xét tiết học

- Hoạt động nhóm, lớp

+ Nhóm 1 đưa ảnh hoặc nói tên điểm du lịch biển, nhóm 2 nói tên hoặc chỉ trên bản đồ tỉnh, thành phố có điểm du lịch biển đó.

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 5: CÓ CHÍ THÌ NÊN

(19)

I. MỤC TIÊU. Sau bài này, học sinh biết:

1. Kiến thức: Trong cuộc sống mỗi người đều có những khó khăn khác nhau và luôn phải đối mặt với những thử thách.

2. Kĩ năng: Cần phải khắc phục và vượt qua những khó khăn bằng ý chí, quyết tâm của chính bản thân mình.

3. Thái độ: Có ý thức khắc phục khó khăn của bản thân mình trong học tập và trong cuộc sống.

* Quyền được phát triển của các em trai và gái.

II- KNS ĐƯỢC GD TRONG BÀI

- Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm, những hành vi thiếu ý chí trong học tập và trong cuộc sống).

- KN đặt mục tiêu vượt khó khăn vươn lên trong cuộc sống và trong học tập.

- Trình bày suy nghĩ ý tưởng.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Phiếu học tập

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/ Kiểm tra bài cũ: 4’

+ Nêu những biểu hiện của người có trách nhiệm về việc làm của mình?

B/ Bài mới

1. Giới thiệu bài: Để giúp các em biết trong cuộc sống ,con người thường phải đối mặt với những khó khăn , thử thách . Nhưng nếu có ý chí, có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy , thì sẽ có thể vượt qua khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.

1’

2. Bài giảng:

Hđộng 1: Tìm hiểu thông tin – SGK 15’

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK.

+ Trần Bảo Đồng gặp những khó khăn gỡ trong cuộc sống và trong học tập?

+ Trần Bảo Đồng đó vượt qua khó khăn để vươn lên như thế nào?

- GV theo doi, hướng dẫn.

+ Em học được điều gì từ tấm gương của anh Trần Bảo Đồng?

- GV tổ chức cho HS trình bày kết quả.

* Kết luận:

- GV kết luận: Từ tấm gưong Trần Bảo Đông, ta thấy: Dù gặp phảI khó khăn, nhưng nếu cs quyết tâm cao và biết sắp xếp thời gian hợp lý

- HS trả lời.

- HS đọc thông tin trong SGK.

- HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến.

+ Cuộc sống gia đình rất khó khăn, đông anh em, nhà nghèo, mẹ lại hay đau ốm.

+ Sử dụng thời gian một cách hợp lí, có phương pháp học tốt vì thế suốt 12 năm học Đồng luôn đạt HSG. Đỗ thủ khoa đại học.

- Em học tập được ở Đồng ý chí vượt khó trong học tập, phấn đấu vươn lên trong mọi hoàn cảnh . + Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng có niềm tin, ý chớ quyết tâm phấn

đấu thì sẽ vượt qua được hoàn cảnh.

(20)

thì vẫn có thể học tốt; vừa giúp được gia đình

* Rút ra ghi nhớ - SGK

Hoạt động 2: Giải quyết tình huống 10’

- GV chia nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tình huống, yc HS TL để giải quyết tình huống - GV yêu cầu HS trao đổi theo nhóm.

+ Tình huống 1: Đang học lớp 5, một tai nạn bất ngờ đã cướp đi của Khôi đôi chân khiến em không thể đi được. Trong hoàn cảnh đó, Khôi có thể sẽ như thế nào?

+ Tình huống 2: Nhà Thiên rất nghèo, vừa qua lại bị lũ lụt cuốn trôi hết nhà cửa đồ đạc.

Theo em, trong hoàn cảnh đó, Thiên có thể làm gì để có thể tiếp tục đi học.

- GV theo dừi, uốn nắn HS làm bài.

- GV KL: Trong những tình huống như trên, người ta có thể tuyệt vọng, chán nản, bỏ học.

- Cho dù khó khăn đến đâu các em cũng phải cố gắng vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình, không bỏ học giữa chừng.

Hoạt động 3: Liên hệ bản thân 7’

- GV yc HS tự liên hệ bản thân nêu những khó khăn của bản thân cho bạn bên cạnh.

- GV kết luận: Các em đó phân biệt rừ đâu là biểu hiện của người có ý chí. Những biểu hiện đó được thể hiện trong cả việc nhỏ và việc lớn; trong cả học tập và đời sống.

3. Củng cố- dặn dò: 3’

- GV nhận xét giờ học.

- GV yc HS sưu tầm những câu chuyện, những bài báo kể về những gương HS có chí thì nên hoặc trên sách báo ở lớp, trường, địa phương.

- VN chuẩn bị bài sau.

- HS về nhóm, nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận xử lí tình huống cụ thể của nhóm mình.

- Đại diện các nhóm báo cáo.

- Lớp nhận xột, bổ sung.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS giơ thẻ màu và bày tỏ ý kiến theo qui ước:

+ Thẻ đỏ biểu hiện có ý chí + Thẻ xanh: không có ý chí GV kl: a,b,d là những trường hợp đúng.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- HS nhắc lại ghi nhớ.

LỊCH SỬ

TIẾT 5: PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU

I. MỤC TIÊU. Học xong bài, HS biết:

1. Kiến thức:

Học sinh biết:

- Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỷ XX. Phong trào Đông Du là 1 phong trào yêu nước nhằm mục đích chống thực dân Pháp.

2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng tóm tắt sự kiện và rút ra ý nghĩa lịch sử.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu mến, kính trọng, biết ơn Phan Bội Châu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

(21)

- Phiếu học tập của HS. - Ảnh Phan Bội Châu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/ Kiểm tra bài cũ: 4’

+ Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân?

B/ Bài mới

1. Giới thiệu bài: 1’

- GV nêu nhiệm vụ của tiết học.

2. Bài giảng

Hđ 1: Tìm hiểu về Phan Bội Châu. 10’

- GV yêu cầu HS theo dõi SGK:

+ Nêu những hiểu biết của em về Phan Bội Châu?

- GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm.

+ Tại sao Phan Bội Châu lại chủ trương dựa vào Nhật Bản để đánh đuổi giặc Pháp?

- GV nhận xét- bổ sung.

Hoạt động 2: Phong trào Đông Du 10’

- Yêu cầu HS theo dõi SGK đoạn còn lại trả lời câu hỏi:

+ Phong trào Đông Du nhằm mục đích gì?

+ Nhân dân hưởng ứng phong trào Đông Du như thế nào?

- GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng.

Hoạt động 3: 12’

- GV tổ chức cho HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến của mình.

? Tại sao Phan Bội Châu lại chủ trương dựa vào Nhật Bản để đánh đuổi giặc Pháp ?

+ Phong trào Đông Du kết thúc như thế nào?

- HS trả lời.

- HS quan sát bản đồ, theo dõi lắng nghe.

- PBC (1867- 1940) ở Nghệ An.

Ông là người thông minh, học rộng, tài cao, có ý chí đánh đuổi giặc Pháp,…

- Nhật Bản trước đây là một nước phong kiến lạc hậu như VN. Trước âm mưu xâm lược của các nước tư bản phương Tây NB đã tiến hành cải cách,…

- Làm việc cả theo nhóm.

- HS bầu nhóm trưởng, báo cáo viên, thảo luận trong 4 phút.

+ Những người yêu nước được đào tạo ở nước Nhật tiên tiến để có kiến thức về khoa học, kĩ thuật, sau đó đưa họ về hoạt động cứu nước.

- Sự hưởng ứng cao của nhân dân đặc biệt là của thanh niên yêu nước.

- HS báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Làm việc cả lớp.

- HS đọc thầm SGK, trả lời câu hỏi + Nhật Bản trước đây là một nước phong kiến lạc hậu như Việt Nam .Trước âm mưu xâm lược của các nước tư bản Phương Tây và nguy cơ mất nước , Nhật bản đã tiến hành cải cách trở nên cường thịnh.Phan Bội Châu cho rằng :Nhật Bản cũng là một nước châu Á”Đồng văn, đồng chủng

(22)

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

- Ở địa phương em có những di tích về Phan Bội Châu hoặc đường phố, trường học mang tên Phan Bội Châu không?

3. Củng cố- dặn dò: 3’

+ Phát biểu cảm nghĩ của em về Phan Bội Châu?

- GV nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị bài sau: “Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước”

- VN học bài, chuẩn bị bài sau.

“nên hy vọng vào sự giúp đỡ của Nhật bản để đánh Pháp.

- Lo ngại trước sự phát triển của phong trào Đông du, thực dân Pháp đã cấu kết với chính phủ Nhật chống lại phong trào. Năm 1908, Chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất những người yêu nước VN và PBC ra khỏi Nhật Bản.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- 3 HS trả lời.

THỂ DỤC

TIẾT 10:

ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ

TRÒ CHƠI “NHẢY ĐÚNG NHẢY NHANH”

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Ôn đội hình đội ngũ.

- Trò chơi: “Nhảy đúng nhảy nhanh”.

2. Kỹ năng:

- Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái. Yêu cầu tập hợp nhanh, dóng hàng thẳng, đi đều vòng trái, vòng phải đều, đẹp, đúng với khẩu lệnh.

- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.

3.Giáo dục:

- Bước đầu hình thành thói quen vận động tập thể dục hằng ngày và vui chơi lành mạnh.

- Tự giác tích cực trong tập luyện tập.

- Tác phong nhanh nhẹn hoạt bát, giữ gìn trật tự, kỷ luật.

B. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN

- Địa điểm: Trên sân trường - Phương tiện:

+ Giáo viên: Còi, cờ, giáo án

+ Học sinh: Vệ sinh sân tập, trang phục tập luyện.

C. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP

NỘI DUNG ĐỊNH

LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC

I. Phần mở đầu.

- Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo sĩ số

- G.viên nhận lớp phổ biến yêu

5 phút Đội hình nhận lớp

(23)

cầu, nhiệm vụ tiết học.

- Khởi động: xoay các khớp - Kiểm tra: ĐHĐN

II. Phần cơ bản.

a, Đội hình đội ngũ

- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái.

- Chia tổ tập luyên

- Thi đua giữa các tổ

- Tập cả lớp để củng cố kết quả tập luyện do GV điều khiển.

b, Trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”:

- Tập hợp hs theo đội hình chơi, Gv nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và quy đinh chơi

- Nhận xét – Tuyên dương

25 phút

Đội hình tập luyện

- Cán sự lớp điều khiển, gv quan sát sửa sai

Đội hình chia tổ

Tổ 1 Tổ 2

(GV)

Tổ 3 - Tổ trưởng điều khiển, gv quan

sát sửa sai cho các tổ - Từng tổ lên thực hiện - Giáo viên điều khiển Đội hình trò chơi

- Lần 1: Hs chơi thử

- Lần 2: Cả lớp chơi chính thức có thi đua

III. Phần kết thúc. 5 phút Đội hình xuống lớp

(24)

- HS đi thường thả lỏng, hồi tĩnh - GV cùng HS hệ thống bài.

- GV nhận xét tiết học và giao bài tập về nhà.

NS : 28 / 10 / 2020

NG: 8/ 10 / 2020 Thứ năm ngày 8 tháng 10 năm 2020

TẬP ĐỌC

TIẾT 10: Ê - MI – LI, CON …

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: - Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Ý nghĩa: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ, dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược VN

2. Kĩ năng:

- Đọc đúng tên riêng nước ngoài: Ê-mi-li, Mo-ri-xơn, Pô-tô-mác, Oa-sinh-tơn.

- Ngắt nhịp đúng từng mệnh đề, từng bộ phận câu trong bài thơ viết theo thể tự do.

- Học thuộc lòng hai khổ thơ cuối.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu quý những người vì đại nghĩa, yêu hòa bình, căm ghét chiến tranh phi nghĩa.

* Quyền có cha mẹ và được tự hào về cha mẹ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.( Hình ảnh máy bay ném bom)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/ Kiểm tra bài cũ: 4’

- Yc HS đọc bài Một chuyên gia máy xúc.

- Vì sao người ngoại quốc này khiến anh Thuỷ đặc biệt chú ý?

- GV nhận xét.

B/ Bài mới

1-Giới thiệu bài: - Cuộc chiến tranh huỷ diệt tàn khốc của đế quốc Mỹ trên mảnh đất Việt Nam đã làm tất cả những người có lương tri trên thế giới, trong đó có nhiều người là công nhân Mỹ vô cùng căm phẫn.

Xúc động trứơc hành động tự thiêu của anh Mo-ri-xơn để phản đối chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, nhà thơ Tố Hữu đã viết bài thơ

“Ê-mi-li, con…” với hình ảnh anh Mo-ri- xơn bế con gái là bé Ê-mi-li 18 tháng tuổi

- 2 HS đọc bài + trả lời câu hỏi.

- Vì người ngoại quốc này có vóc dáng cao lớn đặc biệt, có vẻ mặt chất phác, có dáng dấp của người lao động, toát lên vẻ dễ gần, dễ mến.

- Lớp nhận xét.

- HS quan sát tranh minh hoạ.

(25)

tới trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ, nơi anh sắp tự thiêu vì nền hòa bình ở Việt Nam… 1’

- GV ghi tựa bài lên bảng.

2-Luyện đọc: 10’

- H đọc mẫu toàn bài.

- GV yêu cầu HS luyện đọc các khổ thơ.

- Lượt 1: Đọc sửa cách phát âm, ngắt nghỉ, giọng đọc không phù hợp.

- Yêu cầu HS đọc các tên riêng nước ngoài:

Ê-mi- li, Mo-ri- xơn, giôn - xơn, Pô- tô- mác, Oa- sinh- tơn

- HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.

- GV đưa câu dài khó đọc

+ GV đọc câu dài mẫu cả lớp theo dõi.

- YC HS luyện đọc theo cặp

- GV hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu toàn bài

3- Tìm hiểu bài: 15’

-Yêu cầu HS đọc lời dẫn , trả lời câu hỏi:

+ Chú Mo- ri- xơn bế bé Ê- mi- li đến Lầu Ngũ Giác để làm gì?

+ Vì sao chú lên án cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ?

=>chốt bằng những hình ảnh của đế quốc Mỹ

- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài:

+ Trong những lời từ biệt bé Ê- mi- li của chú, có câu nào đáng nhớ nhất? Tại sao?

GV: Hướng đến người thân-con mất cha- vợ mất chồng - cảnh trời đêm - hy sinh hạnh phúc của mình cho mọi người được hphúc.

- Câu thơ “Ta đốt thân ta/ Cho ngọn lửa sáng loá/ Sự thật “ thể hiện mong muốn gì của chú Mo-ri-xơn?

+ Em suy nghĩ gì trước hành động của chú Mo- ri- xơn?

- GV tiểu kết, chuyển ý.

+ Bài thơ giúp em hiểu điều gì?

- 1 HS đọc toàn bài

-HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ

- HS đọc thầm phần chú giải từ

- HS luyện đọc theo cặp - HS theo dõi

- HS đọc lướt đoạn 1.

+ Lên án cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam của Mĩ.

+ Vì cuộc chiến tranh đó sử dụng các loại vũ khí giết người hàng loạt, là vô nhân đạo, là huỷ diệt cuộc sống.

1. Lên án cuộc chiến tranh phi nghĩa của đế quốc Mĩ.

- HS đọc lướt toàn bài.

- Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn + với câu nói này, chú muốn động viên gia đình, vừa muốn khẳng định sự tự nguyện, thanh thản trong hành động của mình.

- Vạch trần tội ác - nhận ra sự thật về cuộc chiến phi nghĩa - hợp sức ngăn chận chiến tranh.

+ Chú là người yêu công lí, yêu hoà bình,…/-Cảm phục và xúc động trước hành động cao cả đó

…./- Chú Mo-li-xơn dám xả thân vì việc nghĩa./- Hành động của chú thật cao cả...

2. Chú Mo- ri- xơn tự thiêu để

(26)

4- Đọc diễn cảm: 7’

- GV yêu cầu HS nối tiếp đọc bài.

- GV nhận xét, uốn nắn.

- GV đọc mẫu: 2 khổ thơ cuối

- Hoc thuộc lòng.- GV nhận xét, đánh giá.

5-Củng cố- dặn dò: 3’

+ Nêu cảm nghĩ của em sau khi học bài?

+ Bạn nhỏ trong bài thơ có tự hào về cha mình không?

- GV nxét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau

phản đối chiến tranh.

Đại ý: Bài thơ thể hiện khát vọng hoà bình của nhân loại.

- HS nối tiếp đọc bài.

- HS theo dõi, nêu cách đọc.

- Luyện đọc theo cặp.

- 2 HS thi đọc diễn cảm và học thuộc lòng.

- 2 HS trả lời

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 9: LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Biết thống kê kết quả học tập trong tuần của bản thân; biết trình bày kết quả bằng bảng thống kê thể hiện kết quả học tập của từng hsinh trong tổ, của cả tổ.

2. Kĩ năng: Hiểu tác dụng của việc lập bảng thống kê: làm rõ kết quả học tập của mỗi học sinh trong sự so sánh với kết quả học tập của từng bạn trong tổ; thấy rõ số điểm chung.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học.

II. KNS ĐƯỢC GD TRONG BÀI

-Tìm kiếm và xử lí thông tin.

-Hợp tác (cùng tìm kiếm số liệu, thông tin).

-Thuyết trình kết quả tự tin.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Sổ điểm lớp hoặc phiếu ghi điểm của từng HS.

- 1 số tờ phiếu đã kẻ bảng thống kê, bút dạ làm BT2.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/ Kiểm tra bài cũ: 4’

+ Cấu tạo của bài văn tả cảnh?

- GV nhận xét, đánh giá.

B/ Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài: em đã được làm quen với bảng số liệu, cùng lập bảng thống kê số HS của tổ. Tiết học hôm nay các em cùng lập bảng thống kê kết quả học tập của mình và các bạn trong tổ. 1’

2. Hướng dẫn luyện tập:

Bài tập 1: 14’

- 1 HS trả lời.

- Lớp nhận xét.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

* Language focus: - Sentence patterns: Good morning/Good afternoon/Good evening and Nice to see you again.. - Vocabulary: good morning, good afternoon, good evening, good night,

* Student with disability: (Thùy trang 4B) slow writing takes a long time to write2. Skills:- Practice listening, speaking ,reading,

- Tell pupils that they are going to listen to three dialogues about school subjects and tick the correct pictures.. - Have them look at

- Tell pupils that they are going to listen to the recording and tick the correct boxes...

- Tell pupils that they are going to revise what they have learnt in Lesson 1 and Lesson 2 - Have them work in pairs: one pupil asks the questions What time is it?. and What time do

Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học, thích làm các bài tập đổi đơn vị đo diện tích để vận dụng vào thực tế cuộc sống.. Tích cực,

Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học, thích làm các bài tập đổi đơn vị đo diện tích để vận dụng vào thực tế cuộc sống.. Tích cực,

Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY