• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
15
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

GIÁO ÁN TUẦ N 30 KHỐI 1

Soạn ngày: 16/4/ 2021

Giảng ngày 19/4/ 2021 T 1- 1A; 21/4 T5 - 1B; 23/4 T2- 1C.

TIẾT 30: LUYỆN TẬP TIẾT TẤU 1,2,3

TẬP ĐỌC CÁC NỐT NHẠC ĐÔ, RÊ, MI, SON, LA I YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu:

- Thể hiện được hình tiết tấu 1,2,3. Biết vận dụng đọc đồng dao hoặc thơ với tiết tấu đã học.

- Nhận biết được nốt La theo kí hiệu bàn tay.

- Đọc được cao độ 5 nốt nhạc Đô –Rê – Mi – Son – La theo thế tay và đọc được mẫu âm.

2. Bồi dưỡng phẩm chất:

- Bồi dưỡng những phẩm chất tự lực, tự giác học tập.

- Phát triển ở HS cảm xúc thẩm mĩ với âm nhạc. Nuôi dưỡng cảm xúc và tình yêu âm nhạc.

- Giáo dục học sinh tình yêu đối với nhạc cụ dân tộc và ý thức bảo vệ các loại nhạc cụ đó.

3. Năng lực hướng tới:

1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: HS biết chuẩn bị đồ dùng, tư liệu học tập để thảo luận, ôn tập và chuẩn bị nội dung tiết học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS biết thảo luận, nêu ý kiến, hoạt động nhóm hiệu quả.

- Năng lực giải quyết vấn đề: HS giải quyết nhiệm vụ được giao 2. Năng lực âm nhạc

2. 1. Năng lực thể hiện âm nhạc:

- Biết thể hiện các hình tiết tấu số 1, số 2,3 2. 2. Năng lực cảm thụ và hiểu biết âm nhạc - Biết thể hiện các hình tiết tấu số 1, số 2,3 2. 3. Năng lực ứng dụng và sáng tạo âm nhạc - HS biết dùng trống nhỏ gõ tiết tấu.

- HS hình thành kĩ năng đọc nhạc.

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên:

+ Bài giảng điện tử, máy chiếu, máy tính, loa

+ Nhạc cụ: Đàn phím điện tử, Trống nhỏ, thanh phách 2. Học sinh: Thanh phách

- Nhạc cụ đàn Organ và các phương tiện nghe nhìn, thanh phách.

2. Học sinh:

(2)

- Sách GK, nhạc cụ gõ

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra sĩ số, ổn định chỗ ngồi, dụng cụ học tập của học sinh.

2. Khởi động:

Tổ chức cho học sinh trò chơi “Đi tìm giọng ca bí ẩn”.

GV hướng dẫn học sinh cách chơi như sau:

Quản trò hô: Trời tối, trồi tối.

Hs: Ngủ thôi , ngủ thôi (Cả lớp nhắm mắt nằm úp mặt xuống bàn)

GV mở nhạc và chỉ định 1 bạn đứng hát theo giao điệu đến khi hết bài và về chỗ.

Quản trò hô, trời sáng, trời sáng

Hs dạy thôi, dậy thôi( Ngồi thẳng người và xung phong đoán người hát) - Đoán trúng thưởng 1 tràng pháo tay.( sticker),

- GV nhận xét- tuyên dương những em tích cực tham gia trò chơi 3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Luyện tập hình tiết tấu 1,2,3

HĐ 1: Sử dụng nhạc cụ gõ hoặc vận động cơ thể theo hình tiết tấu 1, 2.

- GV hướng dẫn HS ngồi vận động cơ thể với gợi ý sau:

Hình tiết tấu 1 + Cách 2

Nốt đen thứ nhất, hai bàn tay vỗ vào đùi

Nốt đen thứ hai, hai bàn tay bắt chéo vỗ lên vai Nốt đen thứ ba, hai bàn tay vỗ vào đùi

Dấu lặng đen, hai bàn tay mở ra Hình tiết tấu 2

Sử dụng nhạc cụ gõ hình tiết tấu.

Hình tiết tấu 3

- Sử dụng nhạc cụ luyện gõ hình tiết tấu 3 theo nhóm, tổ.

HĐ 2. Hoạt động trải nghiệm Đọc đồng dao kết hợp gõ đệm theo hình tiết tấu 3 (cả lớp) GV hướng dẫn HS đọc đồng dao kết hợp gõ

Học sinh quan sát làm theo hướng dẫn của GV.

Học sinh quan sát lắng nghe.

Thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- Thực hiện theo h/d

- Học sinh đọc đồng dao theo

(3)

đệm theo hình tiết tấu 3.

Nội dung 2: Tập đọc các nốt nhạc Đô- Rê- Mi- Son- La

Hoạt động 3:Luyện tập

- GV cho HS quan sát lại các thế tay tương ứng các nốt nhạc đã học

- Luyện đọc cao độ kết hợp sủ dụng kí hiệu bàn tay.

Hoạt động 4: Khám phá

- GV giới thiệu nốt La theo kí hiệu bàn tay.

- Tập đọc cao độ nốt la

- HS đọc cao độ 5 nốt nhạc kết hợp thực hiện kí hiệu bàn tay theo GV.

Hoạt động 5: Luyện tập Tập đọc cao độ các nốt nhạc Đô- Rê- Mi- Son- La (cả lớp)

- GV đàn các nốt Đô- Rê- Mi- Son – La, HS nghe và phát hiện có nốt nhạc mới (nốt La).

- HS đọc cao độ 5 nốt nhạc kết hợp thực hiện kí hiệu bàn tay theo chiều đi lên và đi xuống

Đọc theo nhóm, cá nhân.

Hoạt động 6: Vận dụng Đọc theo mẫu âm (nhóm, cặp đôi)

hướng dẫn của GV.

- HS quan sát lại các thế tay tương ứng các nốt nhạc đã học

- Nhận diện được nốt la - Luyện đọc theo h/d

- HS đọc cao độ 5 nốt nhạc kết hợp thực hiện kí hiệu bàn tay theo GV

- HS đọc cao độ 5 nốt nhạc kết hợp thực hiện kí hiệu bàn tay theo GV

(4)

- GV đọc cao độ các nốt Đô - Rê - Mi- Son - La kết hợp thế tay, HS thực hiện theo.

- GV hướng dẫn HS đọc bài tập mẫu âm kết hợp thực hiện kí hiệu bàn tay. Thực hiện từ chậm đến nhanh.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Đọc theo h/d IV. Củng cố- dặn dò

- Nhận xét giờ học…

- Dặn HS về tìm một số bài thơ 4 chữ đọc theo hình tiết tấu 3. Đọc tên nốt luyện đúng cao độ cho ông bà, ba mẹ, anh chị em mình nghe .

- Ôn lại nội dung trong chủ đề 7 chuẩn bị cho bài học học sau.

V. Rút kinh nghiệm:

………

………

………

………

KHỐI 2 Soạn ngày: 18/4/2021

Giảng ngày 21/4/2021 T4- 2A; 22/4 T1-2B; 23/4 T4- 2C;

CHỦ ĐỀ 6: NHỊP ĐIỆU TUỔI THƠ TIẾT 30: HỌC HÁT BÀI MÚA VUI

Nhạc và lời : Lưu Hữu Phước I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- H/s hát thuộc lời ca đúng giai điệu và tiết tấu, cả lớp hát đồng đều, hoà giọng.

- Hát kết hợp gõ đệm,vận động theo bài hát.

- Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Lưu Hữu Phước - Qua giờ học giúp học sinh yêu thêm môn học II. CHUẨN BỊ

Nhạc cụ, thiết bị nghe nhìn

(5)

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1: Ôn định trật tự, nhắc h/s tư thế ngồi ngay ngắn.

2: Kiểm tra bài cũ: + H/s nhắc lại tên bài hát đã được học ở tiết trước + Bài hát của nước nào?

+ G/v bắt giọng cho h/s hát đồng thanh bài hát . 3/ Bài mới:

T/g HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

20 p

7p

5p

Hoạt động 1: Học bài hát Múa vui

- Giới thiệu bài : Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước quê ở Cần Thơ, là tác giả của nhiều bài hát hay nổi tiếng như Lãnh tụ ca, giải phóng Miền Nam, Lên đàng, gieo vang bình minh, Thiếu nhi thế giới liên hoan…

- Cho h/s sinh nghe bài hát mẫu, hỏi h/s nhận xét về nhịp điệu bài hát.

- H/d h/s tập đọc lời ca theo âm hình tiết tấu.

- Đọc mẫu.

- Hướng dẫn h/s hát từng câu nối tiếp cho đến hết bài lưú y mỗi câu hát 2,3 lần cho h/s thuộc lời ca và giai điệu.

- Sau khi học xong cho h/s hát theo nhóm, tổ nhiều lần cho thuộc.

- Sửa sai, nhận xét.

Hoạt động 2: Hát kết gõ đệm

- H/d h/s hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.

Cùng nhau múa xung quanh vòng, x x x

- H/d h/s hát kết hợp gõ đệm theo phách.

Cùng nhau múa xung quanh vòng, x x x x Hoạt động 3: hát kết hợp vận động

- H/d h/s vận động theo bài hát nhún chân qua trái, phải theo nhịp bài hát.

- Nhận xét

- Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe và ghi nhớ.

- Chú ý lắng nghe , cảm nhận và trả lời câu hỏi.

- Đọc theo h/d.

- Chú ý lắng nghe - Học hát theo h/d

- Thực hiên theo nhóm, tổ.

- Chú ý lắng nghe

- Chú ý theo dõi và thực hiện theo h/d.

- Chú ý lắng nghe và thực hiện theo h/d

4: Củng cố- dặn dò: 3p

- Hỏi h/s tên bài hát, tác giả bài vừa học.Cho cả lớp hát lại bài hát.

- Nhận xét chung giờ học.Khen ngợi những em thực hiện tốt, Nhắc nhở những em chưa đạt cần cố gắng hơn.

- Dặn các em về ôn bài.

KHỐI 3 Soạn ngày: 16/4/2021

Giảng ngày 21/4/2021 T2- 3A; 20/4 T6- 3C;21/4 T1- 3D; T5 - 3B.

(6)

CHỦ ĐỀ 4: GIAI ĐIỆU CUỘC SỐNG TIẾT 30: KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC CHÀNG OOC PHÊ VÀ CÂY ĐÀN LIA.

NGHE NHẠC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

*Mục đích yêu cầu của trẻ bình thường.

- Biết nội dung câu chuyện. Qua câu chuyện giúp h/s hiểu thêm âm nhạc luôn gắn liền với đời sống tình cảm của con người

- Thông qua h/đ nghe nhạc giúp h/s từng bước phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc.

* Mục đích yêu cầu của trẻ khuyết tật.

- Được nghe kể chuyện âm nhạc

- H/s yêu thích, tỏ thái độ vui vẻ, hào hứng trong giờ học.

II. CHUẨN BỊ

- Đọc diễn cảm câu chuyện Chàng Oóc –phê và cây đàn Lia - Nhạc cụ , thiết bị nghe nhìn.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1/ Ôn đinh tổ chức, nhắc h/s tư thế ngồi ngay ngắn.

2/ Kiểm tra bài cũ: H/s lên bảng viết các nốt nhạc theo y/c của g/v 10p - Nhận xét.

3/ Bài mới:

T/g Hoạt động của thầy Hoạt động cần có H/đ của trẻ KT 12

p

7p

Hoạt động 1: Kể chuyện Chàng Oóc-phê và cây đàn Lia

- G/v đọc chậm câu chuyện trong sgv.

- Cho xem tranh minh họa về cây đàn Lia.

- Đặt vài câu hỏi xem h/s có nắm được nội dung câu chuyện không.

+ Tiếng đàn của chàng Oóc –phê diễn tả hay ntn?

+Vì sao chàng Oóc –phê cảm hóa lão lái đò và Diêm Vương?

+ Vì sao lão lái đò kông cho Oóc – phê quay lại cùng chết với vợ .

* Âm nhạc luôn có tác động tới đời sống của con người, đem đến cho con người niền vui và hạnh phúc Hoạt động 2 : Nghe nhạc

- Nhắc h/s tư thế và thái độ nghiêm túc khi nghe hát

- Giới thiệu tên bài hát, nội dung bài

-H/s ngồi ngay ngắn lắng nghe, quan sát bảng phụ và trả lời câu hỏi.

- H/s lắng nghe và ngi nhớ

- H/s ngồi ngay ngắn lắng nghe, trả lời câu hỏi.

-H/s ngồi ngay ngắn, quan sát bảng phụ

- H/s ngồi ngay ngắn lắng nghe.

(7)

hát.

- Cho h/s nghe bài hát lần 1.

- Đặt 1 vài câu hỏi cho h/s cảm thụ được bài.

? Nhịp điệu bài hát ntn? Giai điệu bài hát.

- Cho h/s nghe lại lần 2.

- Còn thời gian, cho h/s ôn lại bài Tiếng hát bạn bè mình.

- H/s thực hiện theo h/d

-Thực hiện theo h/d 4/ Củng cố- dặn dò:

- G/v nhận xét tiết học, khen những em hoàn thành tốt nội dung bài học.

- Nhận xét chung giờ học. Dặn h/s về nhà ôn thuộc các bài hát đã được học

KHỐI 4 Soạn ngày: 16/4/2021

Giảng ngày 19/4/2021 T4- 4C; 20/4 T5- 4B; 22/4 T4- 4A.

CHỦ ĐỀ 4: NHỮNG CON VẬT XUNG QUANH EM.

TIẾT 30: ÔN TẬP 2 BÀI HÁT CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN.

TRÊN NGỰA TA PHI NHANH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

*Mục đích yêu cầu của trẻ bình thường

- H/s hát thuộc bài hát,hát đúng giai điệu, thể hiện đúng t/c, sắc thái của 2 bài hát - Biết hát kết hợp với 3 cách gõ đệm, Biết biểu diễn kết hợp vận động theo bài hát.

- Qua bài học củng cố thêm kĩ năng hát của học sinh.

* Mục đích yêu cầu của trẻ khuyết tật.

- Cảm nhận và chú ý lắng nghe.

- Yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ

Nhạc cụ, thiết bị nghe nhìn.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1: Ôn định trật tự, nhắc h/s tư thế ngồi ngay ngắn.

2: Kiểm tra bài cũ: Thực hiện trong qúa trình ôn.

3: Bài mới:

T/g Hoạt động của thầy Hoạt động cần có H/đ của trẻ KT 12p *Hoạt động 1:Ôn bài hát:Chú voi

con ở bản Đôn

- Cho h/s nhắc lại bài hát.tên tác giả - Trả lời câu hỏi. - Chú ý nghe

(8)

12p

- Nhắc h/s hát với tốc độ hơi nhanh, tình cảm

- H/d h/s ôn với nhiều hình thức : dãy, nhóm, cá nhân,tổ. Theo cách hát lĩnh xướng, hòa giọng.

- H/d hát kết hợp gõ đệm theo 2 âm sắc.

- H/d h/s hát kết hợp vận động phụ họa.

- Mời h/s lên biểu diễn bài hát Nhận xét.

*Hoạt động 2: Ôn bài hát : Trên ngựa ta phi nhanh

- Cho h/s nghe giai điệu bài hát để đoán tên tác giả và tên bài hát.

- H/d học sinh hát ôn chú ý những chỗ luyến hai nốt nhạc. Hát thể hiện tính chất vui tươi, nhịp nhàng

- H/d h/s hát kết hợp vận động nhịp nhàng.

- Nhận xét.

*Hoạt động 3:Bài đọc thêm Nhạc sĩ Đặng Thái Sơn.

- Đọc bài đọc thêm Nghệ sĩ Đặng Thái Sơn cho h/s nghe

- Thực hiện theo h/d

- H/s ôn bài hát kết hợp gõ đệm theo h/d.

- Thể hiện bài hát có sắc thái tình cảm

- Biểu diễn theo nhóm,tổ.

- Chú ý lắng nghe

- Chú ý lắng nghe và trả lời câu hỏi.

- Ôn theo h/d

- Biểu diễn theo nhóm,tổ.

- Chú ý lắng nghe

- Chú ý nghe và biết được nghệ sĩ là 1 trong những gương mắt tiêu biểu của nền âm nhạc Việt Nam

- Gõ đệm dưới sự trợ giúp của thầy.

- Chú ý nghe .

- Tham gia vận

động cùng

nhóm, tổ

- Chú ý lắng nghe

4: Củng cố- dặn dò: 3p

- H/s nhắc lại nội dung bài học.

- Đệm đàn cho h/s hát lại bài Chú voi con ở bản Đôn.

- Nhận xét tiết học, nhắc h/s về nhà học bài

KHỐI 5 Soạn ngày: 16/4/2021

Giảng ngày 19/4/2021 T3- 5C; 20/4 T3- 5A; 23/4 T1- 5B.

TIẾT 30 HỌC HÁT BÀI DÀN ĐỒNG CA MÙA HẠ

(9)

Nhạc: Minh Châu Lời : Nguyễn Minh Nguyên I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

*Mục đích yêu cầu của trẻ bình thường.

- H/s biết hát theo lời ca và đúng giai điệu của bài hát.

- Biết hát kết hợp vỗ tay theo nhịp và phách của bài hát,hát đều giọng, - Biết bài hát này là bài hát nhạc của nhạc sĩ Minh Châu phỏng thơ Nguyễn Minh Nguyên.

- Qua bài hát các em thêm yêu thiên nhiên, cuộc sống giản dị thường ngày,mỗi dịp hè về đều háo hức và làm những việc có ý nghĩa.

*Mục đích yêu cầu của trẻ khuyết tật.

- Biết háthòa theo các bạn, biết vỗ tay theo hướng dẫn.

- Học sinh chú ý học.

- Yêu thích môn học.

2. Bồi dưỡng phẩm chất:

Bồi dưỡng những phẩm chất tự lực, tự giác học tập, tham gia xây dựng kiến thức.

3. Năng lực hướng tới:

3.1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: HS biết chuẩn bị đồ dùng, tư liệu học tập để thảo luận, ôn tập và chuẩn bị nội dung tiết học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS biết thảo luận, nêu ý kiến, hoạt động nhóm hiệu quả.

- Năng lực giải quyết vấn đề: HS giải quyết nhiệm vụ được giao 3.2 Năng lực âm nhạc

Năng lực thể hiện âm nhạc:

- Đúng giai điệu, thuộc lời, biết thể hiện bài hát kết hợp gõ đệm Năng lực cảm thụ và hiểu biết âm nhạc

Cảm nhận giai điệu, lời ca của bài hát Năng lực ứng dụng và sáng tạo âm nhạc - HS biết dùng trống nhỏ gõ tiết tấu.

II. CHUẨN BỊ

- GV- Nhạc cụ, thiết bị nghe nhìn - HS- Nhạc cụ gõ

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1/Ôn định tổ chức lớp, nhắc h/s tư thế ngồi ngay ngắn.

2/ Kiểm tra bài cũ: Cả lớp đọc lại bài TĐN Số 7,8 3/ Bài mới

T/g Hoạt động của thầy Hoạt động cần có H/đ của trẻ KT 20p Hoạt động 1: Học bài hát: Dàn đồng

ca mùa hạ

- Giới thiệu bài hát.

Từ bài thơ của tác giả Nguyễn Minh Nguyên, nhạc sĩ Minh Châu đã phổ

- Chú ý lắng nghe và ghi nhớ.

Chú ý lắng nghe

(10)

10p

thơ tạo nên bài hát Dàn đồng ca mùa hạ. Bài hát có tiết nhịp sôi nổi,vui tươi nhưng cũng rất thiết tha, trong sáng. Bài được bầu chọn 1 trong 50 ca khúc thiếu nhi hay nhất thế kỉ 20.

- Y/c h/s đọc lời ca.

- G/v giới thiệu tác phẩm Bài hát sử dụng kí hiệu âm nhạc là dấu lặng đơn,dấu nối và dấu luyến.có 2 bè ở đoạn kết, nhưng khi hát chúng ta chỉ hát bè chính.

- Cho h/s nghe hát mẫu.

- Y/c h/s nói cảm nhận về bài hát - Khởi động giọng

Là la la lá

Lá la la là

Là la la lá la la là

- Tập hát từng câu mỗi câu2-3 lần bắt nhịp 2-1.

h/d h/s lấy hơi ở đầu câu hát.

- Cả lớp hát g/v nghe để phát hiện chỗ sai sửa cho h/s.

- Tập các câu còn lại giông như câu 1.

- Hát cả bài tiếp tục phát hiện chỗ sai,thể hiện đúng trường độ có đảo phách và những tiếng luyến trong bài.

Hoạt động 1: Hát kết hợp gõ đệm - H/d h/s hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.

- Nhận xét

- H/s đọc lời ca - Chú ý lắng nghe

- Chú ý lắng nghe và làm theo h/d - Chú ý lắng nghe và hát theo h/d

- H/s khá thực hiện

- Thực hiện theo h/d.

- Thực hiện theo h/d.

- Chú ý lắng nghe.

- Học theo h/d

- Thực hiện theo h/d

4/ Củng cố- kiểm tra - dặn dò: (5p)

- Bài hát có hình nào, âm thanh nào em thấy quen thuộc? Em thích nhất nét nhạc nào, hình ảnh nào trong bài hát?

- Trình bày bài hát theo nhóm hợp gõ đệm theo nhịp - Nhận xét tiết học, Dặn h/s về học thuộc bài hát.

(11)

Giáo án thủ công lớp 2 Soạn ngày: 19/4/2021

Giảng ngày: 22/4/2021 T3- 2A; 23/4- T3-2C.

LÀM VÒNG ĐEO TAY. (tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết cách làm vòng đeo tay.

- Làm được vòng đeo tay. Các nan làm vòng đều nhau. Dán (nối) và gấp được các nan thành vòng đeo tay. Các nếp gấp phẳng thẳng, đều.

- Thích làm đồ chơi, yêu thích sản phẩm lao động của mình.

* Với HS khéo tay:

- Làm được vòng đeo tay. Các nan đều nhau .Các nếp gấp phẳng. Vòng đeo tay có màu sắc đẹp.

B/ CHUẨN BỊ

- GV •- Mẫu vòng đeo tay bằng giấy.

- Quy trình làm vòng đeo tay bằng giấy, có hình minh họa.

- Giấy thủ công, giấy màu, giấy trắng. Kéo, hồ dán.

- HS - Giấy thủ công, vở.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

4’ 1. Bài cũ :

- Gọi HS lên bảng thực hiện 3 bước làm vòng đeo tay.

- Nhận xét, đánh giá.

- Làm vòng đeo tay (tiết 1).

- 2 em lên bảng thực hiện các thao tác cắt dán.

- Nhận xét.

1’

2. Bài mới :

a)Giới thiệu bài. Làm vòng đeo tay (t2) - Nghe – nhắc lại 30’ b)Hướng dẫn các hoạt động

Hoạt động 1 :

- Cho HS nêu quy trình làm vòng đeo tay.

- Củng cố lại các bước gấp.

+ Bước 1 : Cắt thành các nan giấy.

HS nhắc lại quy trình làm vòng đeo tay.

+ Bước 1: Cắt thành các nan giấy.

+ Bước 2 : Dán nối các nan giấy

(12)

+ Bước 2 : Dán nối các nan giấy.

+ Bước 3 : Gấp các nan giấy.

+ Bước 4 : Hoàn chỉnh vòng đeo tay .

+ Bước 3 : Gấp các nan giấy.

+ Bước 4 : Hoàn chỉnh vòng đeo tay.

Hoạt động 2 : Thực hành.

- Tổ chức thực hành theo nhóm.

- Quan sát giúp đỡ HS còn lúng túng.

- Thực hành làm vòng đeo tay theo nhóm.

- Nhận xét đánh giá sản phẩm của

học sinh. - Trưng bày sản phẩm

3. Nhận xét – Dặn dò

- GV nhận xét sự chuẩn bị bài, tinh thần thái độ học tập, kết quả thực hành của HS.

- Dặn dò HS giờ học sau mang giấy thủ công, giấy nháp, bút màu, kéo thủ công để học bài

Giáo án thủ công lớp 3 Soạn ngày: 17/4/2021

Giảng ngày 20/4/2021 T4- 3B; T7-3C.21/4 T2- 3D; 22/4 T2 3A.

TIẾT 30: LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (tiết 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

* Mục đích yêu cầu của trẻ bình thường.

- HS biết cách làm đồng hồ để bàn.

- Làm được đồng hồ để bàn. Đồng hồ tương đối cân đối.

- Yêu thích môn học.

- HS khéo tay : làm được đồng hồ để bàn cân đối. Đồng hồ trang trí đẹp

* Mục đích yêu cầu của trẻ khuyết tật

- Dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên học sinh tập gấp Đồng hồ để bàn.

- Học sinh hứng thú môn học.

- Rèn tính cẩn thận, II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: - Mẫu đồng hồ để bàn làm giấy thủ công (hoặc bìa màu).

- Đồng hồ để bàn.

- Tranh quy trình làm đồng hồ để bàn.

- Học sinh: SGK, giấy, kéo, keo dán III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1') 2. KT đồ dùng học tập ( 1')

(13)

3. Bài mới:

+ Giới thiệu bài ( 1')

HĐ CỦA THẦY HĐ CẦN CÓ HĐ CỦA TRẺ KT

1. Thực hành: (20')

- GV nhận xét làm đồng hồ để hệ thống lại các bước làm đồng hồ để bàn.

- GV nhắc HS khi gấp và dán các tờ giấy để làm đế, khung, chân đỡ đồng hồ cần miết kỹ các nếp gấp và bôi hồ cho đều.

- GV uốn nắn, quan sát, giúp đỡ những em còn lúng túng.

- Giúp đỡ khi cần thiết 2. Trang trí sản phẩm (7') - GV cho HS tự trang trí đồng hồ theo ý thích

3. Nhận xét đánh giá ( 4')

- Gv lấy một số sản phẩm của học sinh gợi để học sinh tham gia nhận xét sản phẩm của bạn:

+ Sản phẩm đã hoàn chỉnh chưa.

+ Đồng hồ làm đã đúng chưa, đủ các bộ phận chưa và có cân đối không?

+ Màu sắc có đẹp không?

- GV nhận xét đánh giá sản phẩm, nhận xét tiết học

5. Củng cố dặn dò: ( 1')

- Dặn học sinh chuẩn bị đồ dùng cho giờ sau

- Một số HS nhắc lại các bước làm đồng hồ để bàn.

- HS thực hành làm đồng hồ để bàn.

- HS trang trí,

- Hs trưng bày sản phẩm - Tham gia đánh giá nhận xét sản phẩm của bạn

- Lắng nghe

- Lắng nghe

- Lắng ngghe

- Thực hành theo hướng dẫn

- Quan sát, lắng nghe

- Lắng nghe

- Lắng nghe

Giáo án thể dục lớp 2 Soạn ngày: 18/4/2021

Giảng ngày 21/4/2021

BÀI 59: TÂNG CẦU

TRÒ CHƠI “TUNG BÓNG VÀO ĐÍCH”

I. MỤC TIÊU:

- Ôn tâng cầu. Yêu cầu biết cách tâng cầu bằng vợt hoặc bảng cá nhân.

- Tiếp tục học trò chơi “Tung bóng vào đích”.Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.

- Trang phục gọn gàng.

- Nghiêm túc trong giờ học.

(14)

- Đảm bảo an toàn trong giờ học.

- Đảm bảo vệ sinh sân tập.

II. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG TIỆN 1. Địa điểm: Sân trường

2. Phương tiện:

+ Giáo viên chuẩn bị: Trang phục thể thao.

+ Học sinh chuẩn bị: trang phục gọn gàng, đi giầy hoặc dép có quai hậu.

III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN

Nội dung ĐL Phương pháp tổ chức dạy học 1. Phần mở đầu:

a) Nhận lớp

- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.

8’

2’ Đội hình





- Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo sĩ số cho GV.

- GV nhận lớp phổ biến mục tiêu yêu cầu.

b) Khởi động

- Khởi động xoay các khớp.

- Tập động tác: tay, chân, lườn, bụng, toàn thân của bài thể dục phát triển chung.

6’ Đội hình





- GV hướng dẫn HS khởi động.

- HS khởi động kỹ các khớp.

2. Phần cơ bản: 22’

a) Ôn “Tâng cầu” bằng vợt hoặc bằng bảng nhỏ.

11’ Đội hình





- GV nêu tên động tác, nhắc lại kỹ thuật động tác. Sau đó tổ chức cho HS tập luyện.

- HS chú ý tập luyện.

- GV quan sát nhắc nhở HS chạy sai hướng để các em chỉnh sửa lần sau.

b) Trò chơi: “Tung bóng vào đích”.

11’ Đội hình

(15)

- GV nêu tên trò chơi, nêu lại cách chơi và luật chơi, sau đó tổ chức cho HS chơi.

- HS thực hiện theo tổ chức của GV.

- GV quan sát nhắc nhở HS chơi tích cực và đảm bảo an toàn.

3. Phần kết thúc:

a) Thả lỏng

- Lớp tập một số động tác thả lỏng.

5’

2’

Đội hình





- GV hướng dẫn HS thả lỏng.

- HS thả lỏng tích cực.

b) GV cùng HS hệ thống lại bài.

c) GV nhận xét giờ học giao bài tập về nhà:

1’

2’

Đội hình





- GV tập hợp lớp và cùng HS cũg cố bài học.

- GV nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà theo quy định.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

-Kĩ năng: Biết hát kết hợp vổ tay theo nhịp và tiết tấu của bài hát, hát đều giọng, to rỏ lời đúng giai điệu của bài hát.. -Thái độ: Biết bài hát này là bài hát do

- Hát được giai điệu và lời ca của bài hát kết hợp gõ đệm theo phách.. - Qua bài hát giáo dục học sinh yêu thiên nhiên và biết bảo vệ các

- Hát thuộc lời ca và đúng giai điệu bài hát Vào rừng hoa.Biết hát kết hợp vỗ tay, gõ theo nhịp, vận động theo nhịp điệu cùng với nhạc đệm ở hình thức tốp

Hát được giai điệu và đúng lời ca bài hát Trang trại vui vẻ; hát kết hợp vỗ tay theo nhịp/ phách; hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu bài hát; nhớ tên bài

- Biết hát đúng giai điệu và lời ca; HS hát gõ đệm theo bài hát với tiết tấu phù hợp..

- HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát, HS biết gõ đệm theo phách, theo tiết tấu của bài hát..

- Biết hát đúng tiết tấu, giai điệu của bài hát, kết hợp một số động tác múa phụ họa..

Lần lượt tùng học sinh lên viết từ mình tìm được vào bảng. Lưu ý, mỗi lần chỉ 1 học sinh