• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
37
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 20

NS : 11 / 1 / 2021

NG: 18 / 1 / 2021 Thứ hai ngày 18 tháng 01 năm 2021

TOÁN

TIẾT 96: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: Biết tính chu vi hình tròn, tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi của hình tròn đó.

2. Kĩ năng: Vận dụng công thức tính chu vi hình tròn để giải quyết tình huống thực tiễn đơn giản .

3. Thái độ: GD học sinh tính cẩn thận, chính xác khi giải toán .

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Bảng phụ

III. HO T Ạ ĐỘNG D Y - H C : Ạ Ọ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Chữa bài 2, 3 trong SGK.

+ Muốn tính chu vi hình tròn ta làm như thế nào?

- GV nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: 1’- Nêu mđích ycầu.

2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS làm Bài tập SGK Bài 1: Tính C hình tròn có bán kính. 7’

- GV yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình tròn khi biết bán kính của hình tròn đó?

- GV theo dõi, uốn nắn học sinh làm bài.

- Chú ý với trường hợp r = 21

2 cm đổi hỗn số ra số thập phân hoặc phân số .2 1

2= 2,5 hay

=5/2

- GV nhận xét, củng cố

? Muốn tính chu vi hình tròn có bán kính r ta làm như thế nào ?

Bài 2: Tìm đường kính của hình tròn? 8’

Dựa vào công thức suy ra cách tính đường kính của hình tròn:

+ Khi biết chu vi hình tròn, muốn tìm đường kính ta làm thế nào?

+ Khi biết chu vi hình tròn, muốn tìm bán kính ta làm như thế nào?

- GV theo dõi, hướng dẫn học sinh làm bài.

- HD cách tính d, r từ công thức tính C

- 2 HS lên bảng làm bài.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập - 1 HS trả lời

- 2 HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, bổ sung

*Lời giải

a. C = 9 23,14 = 56,52 (m) b.C= 4,4  2 3,14 = 27,632(dm)

c. r =

2

21 cm = 2,5cm

C= 2,5 2 3,14 = 15,7(cm)

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

d = C : 3,14.

C = r x 2 x 3,14 r = C : (2 x 3,14)

Bài giải

(2)

d = C : 3,14;

r = C : 2 : 3,14

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng Bài tập 3: 8’

Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?

- GV hdẫn HS làm bài nhất là học sinh yếu.

? Khi bánh xe lăn được một vòng thì người đi xe đạp đi được một quãng đường tương ứng với độ dài nào ?

+ Muốn tính chu vi hình tròn ta làm thế nào?

- GV củng cố bài.

Bài 4 : Cho nửa chu vi hình tròn H, Tìm chu vi hình H? 10’

- GV yc hs quan sát và suy nghĩ làm bài.

- Bài toán hỏi gì ?

- Chu vi hình H gồm những phần nào ?

* GV yêu cầu HS xác định được chu vi hình H chính là chu vi nửa hình tròn cộng với độ dài đường kính.

- GV nhận xét bổ sung và yêu cầu học sinh giải thích lí do.

3. Củng cố- dặn dò: 3’

+ Nêu cách tính chu vi hình tròn?

- Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau.

a) Đường kính hình tròn đó là : 15,7 : 3,14 = 5 (m) b)Bán kính của hình tròn đó là :

18,84 : ( 2 x 3,14 ) = 3 (dm) Đáp số : a) 5 m ; b) 3 dm - 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

Tóm tắt: Bánh xe có d = 0,65m a, C = … m?

b, Bánh xe lăn 10 vòng, 100 vòng người đó đi được ….

m?

+ độ dài đường tròn hay chu vi của bánh xe)…

*Lời giải

a, Chu vi của bánh xe đó là:

0,65  3,14 = 2,041 (m) b, Khi bánh xe lăn 10 vòng, 100 vòng thì người đó đi được số mét là:

2,041  10 = 20,41 (m) 2,041  100 = 204,1 (m) Đáp số: a, 2,041m

b,20,41; 204,1m - HS đọc yêu cầu bài

- HS đọc nội dung bài.

- Tính chu vi hình tròn cộng với đường kính hình tròn.

- HS suy nghĩ, tìm kết quả đúng.

- Báo cáo kết quả

- Đối chiếu bài, nhận xét

* Lời giải Chu vi hình H là 15,42cm - 2 HS trả lời.

TẬP ĐỌC

TIẾT 39: THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ khó trong bài (Thái sư, kiệu, quân hiệu)

(3)

- Hiểu ý nghĩa của truyện: Ca ngợi Thái sư Trần Thủ Độ- một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh không vì tình riêng mà làm sai phép nước.

2. Kĩ năng: Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt lời nói của các nhân vật.

3. Thái độ: Ý thức tự nghiêm khắc với bản thân, biết giữ lẽ công bằng, không vì việc riêng tư mà làm điều sai trái.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn HS cần luyện đọc.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y – H CẠ Ọ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/ Kiểm tra bài cũ: 4’

Đọc phân vai đoạn kịch “Người công dân số Một

- GV nhận xét.

B/ Bài mới

1. Giới thiệu bài. 1’

2. Hdẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.

Hđ1. Luyện đọc đúng: 10’

- GV yêu cầu 1 học sinh đọc cả bài.

- GV chia bài thành 3 đoạn

+ Đoạn 1: Từ đầu … ông mới tha thứ.

+ Đoạn 2: Tiếp theo … lụa thưởng cho.

+ Đoạn 3: còn lại

- GV yêu cầu học sinh nối tiếp.

- GV nghe, nhận xét sửa lỗi cho HS

- GVk/h sửa lỗi phát âm và g/nghĩa từ khó.

+Thềm cấm: Khu vực cấm trước cung vua.

+ Khinh nhờn: Coi thường

+Kể rõ ngọn ngành: Nói rõ đầu đuôi sự việc.

+ Chầu vua: vào triều nghe lệnh vua.

+ Chuyên quyền: Nắm mọi quyền hành, tự ý QĐ mọi việc.

+ Hạ thần: từ quan lại thời xưa, dùng để tự xưng khi nói với vua.

+ Tâu xằng: Nói sai sự thật.

- GV đọc toàn bài.

Hđ2. Tìm hiểu bài: 14’

Yc HS đọc thầm đoạn đầu, TL câu hỏi:

- Khi có người muốn xin chức câu đương Trần Thủ Độ đã làm gì?

Giải nghĩa từ : câu đương

+ Trước việc làm của người quân hiệu Trần Thủ Độ xử lí ra sao?

- HS đọc phân vai.

- HS quan sát tranh minh hoạ.

- 1 em đọc cả bài.

- HS nối tiếp đọc 3 đoạn của bài.

- HS đọc thầm phần chú giải trong SGK.

- HS luyện đọc theo cặp

- HS đọc thầm đoạn đầu.

+ Trần Thủ Độ đồng ý nhưng yêu cầu chặt một ngón chân người đó để phân biệt với những câu đương khác.

+Sau khi nghe chuyện ông không

(4)

- GV tiểu kết, chuyển ý

+ Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói tn?

+ Những lời nói, việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào?

- GV tiểu kết, chốt ý.

+ Nêu nội dung của truyện?

Đại ý: Ca ngợi Thái sư Trần Thủ Độ một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh không vì tình riêng mà làm sai phép nước.

Hđ3. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: 8’

- GV yêu cầu HS nối tiếp đọc bài.

+ Tìm giọng đọc phù hợp với từng nhân vật?

- GV nhận xét, uốn nắn.

- GV đọc mẫu đoạn 2,3

+ Cô đã nhấn giọng những từ ngữ nào?

- GV theo dõi, hướng dẫn hs luyện đọc.

- GV yêu cầu học sinh đọc phân vai.

- GV nhận xét, đánh giá.

3- Củng cố- dặn dò: 3’

+ Em có suy nghĩ gì sau khi học câu chuyện?

* Em thấy mình có quyền gì sau khi học xong bài tập đọc này?

GV liên hệ:

- Giáo dục HS học tập đức tính gương mẫu, nghiêm túc trong công việc

-GDHS chấp hành tốt nội quy nhà trường, nơi sinh sống không được vi phạm việc làm cấm.

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau

những không trách móc mà còn thưởng cho vàng, lụa.

1. Trần Thủ Độ nghiêm minh trong phép nước.

+ Ông nhận lỗi và xin vua thưởng cho viên quan giám nói thẳng.

+ Trần Thủ Độ nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỉ cương phép nước.

2. Sự nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỉ cương phép nước - HS phát biểu.

- Lớp nhận xét.

- HS đọc lại.

- HS nối tiếp đọc bài.

- HS nêu cách đọc.

- HS luyện đọc phân vai đoạn 2, 3 trong nhóm 4: người dẫn chuyện, viên quan, vua, Trần Thủ Độ.

- HS theo dõi, nêu cách đọc.

- 2 HS đọc thể hiện.

- Luyện đọc theo cặp.

- 2 HS thi đọc phân vai.

* Quyền được tự do phát biểu ý kiến và tiếp nhận thông tin.

- 2 HS trả lời.

(5)

NS : 11 / 1 / 2021

NG: 19 / 1 / 2021 Thứ ba ngày 19 tháng 01 năm 2021

CHÍNH TẢ

TIẾT 20: CÁNH CAM LẠC MẸ

(Phân biệt âm đầu r/d/gi, âm chính o/ô)

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: Nghe - viết đúng chính tả bài thơ Cánh cam lạc mẹ.

2. Kĩ năng: Viết đúng các tiếng chứa âm đầu r/d/gi, âm chính o/ô 3. Thái độ: Giáo dục học sinh biết yêu quý thiên nhiên, loài vật

* GDBVMT: Giáo dục tình cảm yêu quý các loại vật trong môi trường thiên nhiên, nâng cao ý thức BVMT.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :

- Bút dạ + 5 tờ phiếu đã photo bài tập cần làm.

III. HO T Ạ ĐỘNG D Y - H C : Ạ Ọ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A- Kiểm tra bài cũ. 3’

- Kiểm tra 3 HS. GV đọc 3 từ ngữ trong đó có tiếng chứa r/d/gi ( hoặc chứa o/ô).

VD: - dành dụm, giấc ngủ, ra rả - hoa hồng, trong veo, đom đóm - GV nhận xét

B - Bài mới:

1.Gtbài: Chú cánh cam bé nhỏ đi lạc mẹ.

Tiếng cánh cam gọi mẹ khản đặc trên lối mòn. Các con vật đã giúp chú tìm mẹ. Cánh cam có tìm được mẹ hay không? Bài chính tả Cánh cam lạc mẹ hôm nay sẽ giúp các em biết đọc điều đó. 1’

2-Hướng dẫn HS nghe – viết:

* Hướng dẫn chính tả: 7’

- GV Đọc bài viết. (Đọc chậm, to, rõ ràng, phát âm chính xác những tiếng có âm, vần, thanh dễ đọc sai)

+ Khi bị lạc mẹ cánh cam được những ai giúp đỡ?

? Họ giúp như thế nào?

? em có yêu các loài vật đó không ? ? cần phải bảo vệ chúng ntn?

GDBVMT: Giáo d c tình c m yêu quý cácụ ả lo i v t trong môi trạ ậ ường thiên niên, nâng cao ý th c BVMT.ứ

- Cho HS đọc thầm lại bài.

- GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết nháp: ran, khản đặc, giã gạo, râm ran

* GV đọc - HS viết : 15’

- 3 HS lên bảng viết các từ cô giáo đọc

- HS theo dõi SGK.

-Bọ dừa dừng nấu cơm. Cào cào ngưng giã gạo. Xén tóc thôi cắt áo

- Phân tích, luyện viết từ khó trên bảng

(6)

- Em hãy nêu cách trình bày bài?

GV: Các em chú ý cách trình bày bài thơ. Bài thơ chia thành nhiều khổ, vì vậy hết mỗi khổ các em nhớ viết cách ra 1 dòng.

- GV đọc từng câu cho HS viết.

* Chấm, chữa bài : 5’

- GV đọc lại toàn bài.

- GV thu một số bài để chấm.

- Nhận xét chung

3- Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 6’

* Bài tập 2:

Phần a:

- Mời một HS nêu yêu cầu.

• Các em đọc truyện.

• Chọn r, d hoặc gi để điền vào chỗ trống sao cho đúng.

-GV dán 5 tờ giấy to lên bảng lớp, chia lớp thành 5 nhóm, cho các nhóm lên thi tiếp sức.

HS cuối cùng sẽ đọc toàn bộ câu chuyện.

- Cả lớp và GV nhận xét, KL nhóm thắng cuộc

Phần b:

- Mời 1 HS đọc đề bài.

- Cho HS làm vào bảng nhóm theo nhóm - Mời một số nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV chốt lại lời giải đúng.

- Cho 1-2 HS đọc lại đoạn văn.

3. Củng cố dặn dò: 3’

* Em thấy mình có quỳên gì khi tìm hiểu bài này?

- GV nhận xét giờ học.

- GV nhắc nhở hs biết yêu quý loài vật - Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai.

- Dặn HS nhớ viết chính tả những tiếng có r/

d/ gi hoặc o, ô; nhớ câu chuyện vuui về kể cho người thân nghe.

- HS viết bài - HS soát bài.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS suy nghĩ, làm việc cá nhân.

- 1 HS làm vào bảng phụ.

- Lớp đối chiếu, nhận xét bài.

*Lời giải:

Các từ lần lượt cần điền là:

a) ra, giữa, dòng, rò, ra, duy, ra, giấu, giận, rồi.

b) đông, khô, hốc, gõ, ló, trong, hồi, tròn, một.

+ Quyền được trong môi trường gia đình, được yêu thương chăm sóc.

LUYỆN TỪ - CÂU

TIẾT 39: MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÔNG DÂN

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ gắn với chủ điểm: Công dân . 2. Kĩ năng: Biếtcách dùgmột số từ ngữ thuộc chủ điểm Công dân .

3. Thái độ: Giáo dục HS yêu quý tiếng Việt .

(7)

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Từ điển. Bút dạ + giấy kẻ bảng phân loại. PHTM ( máy tính bảng) III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y – H CẠ Ọ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: 4’

- HS đọc lại đoạn văn đã viết hoàn chỉnh ở nhà (BT2, phần luyện tập của tiết LTVC trước).

- Gv nhận xét.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài: 1’

Trong tiết Luyện từ và câu hôm nay, các em tiếp tục được mở rộng vốn từ Công dân. Từ đó, các em biết cách dùng những từ ngữ thuộc chủ điểm công dân trong học tập và trong giao tiếp hàng ngày.

2. Hướng dẫn HS làm bài tập:

*Bài tập 1 (18): 6’

- Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- Gửi câu hỏi BT1 vào máy tính bảng cho HS - Cho HS làm việc cá nhân.

- Gv chiếu KQ

- Mời một số học sinh trình bày.

- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

* Công dân:

Bài tập 2(18): 8’

- Mời 1 HS nêu yêu cầu.

- Cho HS làm bài theo nhóm 7, ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm.

- Mời một số nhóm trình bày.

- C l p v GV nh n xét, k t lu n.ả ớ à ậ ế ậ Công là “Của

nhà nước, của chung”

Công là

“Không thiên vị”

Công là

“ Thợ, khéo tay”

Công dân, công cộng, công chúng

Công bằng, công lí, công minh, công tâm

Công nhân, công

nghiệp

*Bài tập 3 (18): 8’

- Cho HS đọc yêu cầu của BT.

- GV giao việc:

+ Đọc các từ BT đã cho.

+ Tìm nghĩa của các từ.

+ Tìm từ đồng nghĩa với công dân.

- HS trả lời.

- HS nhận xét.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- 1 HS làm trong máy tính bảng HS gửi câu trả lời

- Lớp nhận xét, chữa bài.

*Lời giải :

b) Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước.

- HS suy nghĩ, làm bài.

- Lớp phát biểu. - Lớp nhận xét.

*Lời giải:

a) Công là “của nhà nước, của chung”: công dân, công cộng, công chúng.

b) Công là “không thiên vị”:

công băng, công lí, công minh, công tâm.

c) Công là “thợ, khéo tay”:

công nhân, công nghiệp.

- 2 HS đọc lại.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- 1 HS làm vào phiếu.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

*Lời giải:

-Những từ đồng nghĩa với công

(8)

- Cho HS làm bài.

- Cho HS trình bài kết quả.

*Bài tập 4 (18): 10

- Cho HS đọc yêu cầu của BT.

- GV giao việc:

+ Các em đọc câu nói của nhân vật Thành + Chỉ rõ có thay thế từ công dân trong câu nói đó bằng các từ đồng nghĩa được không?

- Cho HS làm bài + trình bày kết quả.

- GV nhận xét và chốt lại ý đúng:

+ Trong câu văn đã cho, không thay thế từ công dân bằng từ đồng nghĩa được vì từ công dân trong câu có hàm ý “ người dân một nước độc lập”, khác với từ nhân dân, dân, dân chúng.

3 - Củng cố, dặn dò: 3’

- GV nhận xét tiết học.

- Khen những HS làm bài tốt.

- Dặn HS ghi nhớ những từ ngữ gắn với chủ điểm công dân để sử dụng tốt trong nói và viết.

dân: nhân dân, dân chúng, dân.

-Những từ không đồng nghĩa với công dân: đồng bào, dân tộc, nông dân, công chúng.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS suy nghĩ, làm bài.

- Phát biểu ý kiến.

- Lớp thống nhất kết quả.

*Lời giải:

- Trong câu đã nêu, không thể thay thế từ công dân bằng những từ đồng nghĩa ở bài tập 3. Vì từ công dân có hàm ý

“người dân một nước đọc lập”, khác với các từ nhân dân, dân chúng, dân. Hàm ý này của từ công dân ngược lại với ý của từ nô lệ

TOÁN

TIẾT 97: DIỆN TÍCH HÌNH TRÒN

I- MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: Biết quy tắc tính diện tích hình tròn. Biết vận dụng để tính diện tích hình tròn.

2. Kĩ năng: Kĩ năng đặt và thực hiện phép nhân 3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác trong học toán

II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :

- Mỗi HS đều có một hình tròn bằng bìa mỏng, bán kính 5cm. Chuẩn bị sẵn kéo cắt giấy, hồ dán và thước kẻ thẳng.

- GV chuẩn bị hình tròn bán kính 10cm và băng giấy mô tả quá trình cắt, dán các phần của hình tròn.

- Bảng phụ.

III- HO T Ạ ĐỘNG D Y - H C : Ạ Ọ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A- Kiểm tra bài cũ: 4’

+ Nêu quy tắc và công thức đường kính, bán kính của hình tròn khi biết chu vi?

- Nhận xét.

B- Bài mới:

1- Giới thiệu bài: 1’

- 2 HS thực hiện yêu cầu.

(9)

GV nêu mục tiêu của tiết học.

2- Cách tính diện tích hình tròn (12’) + Muốn tính diện tích hình tròn ta làm thế nào?

+ Nếu gọi S là diện tích, r là bán kính thì S được tính như thế nào?

S = r x r x 3,14

( S: là diện tích hình tròn, r: là bán kính hình tròn ).

- GV nêu ví dụ: Tính diện tích hình tròn có bán kính 2 cm?

-Gọi Hs nêu cách tính và kquả,GV ghi bảng.

+ Vậy muốn tính diện tích của hình tròn ta cần biết các yếu tố nào?

3- Luyện tập: 20’

*Bài tập 1: Tính diện tích hình tròn có bán kính r:

- GV hướng dẫn HS cách làm.

- GV nhận xét.

*Bài tập 2: Tính diện tích hình tròn có đường kính d:

- Cho HS làm vào nháp. Sau đó cho HS đổi vở chấm chéo.

? Yêu cầu bài 2 có gì khác với bài 1

? Cách làm cần thêm bước tính nào ? . - Hướng dẫn HS phải tính bán kính ( khi biết độ dài đường kính ), sau đó mới tính được diện tích hình tròn.

- GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS.

*Bài tập 3:

- Gọi HS nêu cách làm.

- Cho HS làm vào vở.

- Cả lớp và GV nhận xét.

- HS đọc SGK

+ Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với số 3,14.

- Nhiều HS nhắc lại.

- HS nêu: S = r r 3,14

- HS thực hành tính ra nháp:

Diện tích hình tròn là:

2 2 3,14 = 12,56 (dm2) Đáp số: 12,56 dm2. + Bán kính của hình tròn.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- HS làm, 3 HS lên bảng.

a) S = 5 5 3,14 = 78,5 (cm2) b) S=0,40,4 3,14= 0,5024 (dm2)

c) S =

5 3 5

3 3,14 = 1,1304 (m2) - 1 HS nêu yêu cầu.

- 1 HS nêu cách làm.

+ Bài 1 cho biết bán kính, bài 2 cho biết đường kính.

+ Đầu tiên tính bán kính hình tròn ..

a) r = 12 : 2 = 6 ( cm)

S = 6 6 3,14 = 113,04 ( cm2)

b) r = 7,2 : 2 = 3,6 (dm)

S=3,6 3,6 3,14 = 40,6944 (dm2)

c) r = 4

5 : 2 = 2

5 ( m) S = 2 2

5 5 3,14 = 0,5024 (m2) - 1 HS nêu yêu cầu.

- 1 HS lên bảng làm bài.

(10)

4- Củng cố, dặn dò: 3’

- Cho HS nhắc lại quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn.

- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học.

Bài giải:

Dtích của mặt bàn hình tròn đó là:

45 45 3,14 = 6358,5 (cm2) Đáp số: 6358,5 cm2.

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 20: EM YÊU QUÊ HƯƠNG (tiết 2)

I. MỤC TIÊU: Sau bài này học sinh biết:

1. Kiến thức:

- Đồng tình với những việc làm góp phần vào việc xây dựng bảo vệ quê hương, đất nước.

2. Kĩ năng:

- Yêu quí, tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

3. Thái độ:

- Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường ở làng xóm quê hương góp phần bảo vệ môi trường và tuyên truyền với mọi người cùng thực hiện.

* GDBĐảo: - Bảo vệ, giữ gìn tài nguyên, môi trường biển đảo là thể hiện lòng yêu quê hương biển, đảo.

- Bảo vệ, giữ gìn tài nguyên, môi trường biển đảo là góp phần xây dựng, bảo vệ quê hương biển, đảo.

II- CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GD

- Kĩ năng xác định giá trị (yêu quê hương).

- Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán đánh giá những quan điểm, hành vi, việc làm không phù hợp với quê hương).

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng về danh lam thắng cảnh, con người của quê hương.

- Kĩ năng trình bày những hiểu biết của bản thân về quê hương mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Phiếu học tập. PHTM ( máy tính bảng) III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y – H CẠ Ọ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/ Kiểm tra bài cũ: 4’

- Cần phải làm gì để tỏ lòng yêu quê hương?

- GV nhận xét, đánh giá.

B/ Bài mới

1. Giới thiệu bài:1’

2. Bài giảng

Hđộng1: Triển lãm nhỏ (bài tập4) 10’

* Tiến hành:

- GV yêu cầu học sinh trưng bày và giới thiệu tranh đã sưu tầm của các nhóm.

- 2 HS trả lời.

- Hoạt động theo nhóm.

- HS trưng bày theo nhóm 6 em.

(11)

* Kết luận :

- GV nhận xét về tranh ảnh học sinh đã chuẩn bị và bày tỏ niềm tin rằng các em sẽ làm được những công việc thiết thực để bày tỏ lòng yêu quê hương.

Hoạt động 2: Làm bài tập 2- SGK. 12’

* Tiến hành:

- GV yêu cầu HS giơ thẻ màu để bày tỏ ý kiến của mình trong từng tình huống cụ thể.

- GV yêu cầu một HS đọc to các tình huống, HS dưới lớp giơ thẻ.

- GV yêu cầu HS giải thích lí do lựa chọn của mình.

- GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm thảo luận.

- GV chốt lại:

Tán thành: a,d Không tán thành: b,c Hoạt động 3: Xử lí tình huống 10’

* Tiến hành:

- GV yêu cầu HS nêu ý kiến của mình trong từng tình huống.

- GV gửi các tình huống đến các nhóm thông qua máy tính bảng

- Gv chiếu KQ

- YC các nhóm trình bày

*Kết luận:

- Tình huống a: Bạn Tuấn có thể góp sách, báo của mình, vận động các bạn cùng tham gia đóng góp, nhắc nhở các bạn giữ gìn sách vở.

- Tình huống b: Hằng cần tham gia vệ sinh cùng các bạn trong đội vì đó là việc làm góp phần làm trong sạch đường xóm.

3. Củng cố - dặn dò: 3’

+ Những việc làm thể hiện yêu quê hương?

* GDBĐảo: - Bảo vệ, giữ gìn tài nguyên, môi trường biển đảo là thể hiện lòng yêu quê hương biển, đảo.

- Bảo vệ, giữ gìn tài nguyên, môi trường biển đảo là góp phần xây dựng, bảo vệ quê hương biển, đảo.

- GV nhận xét nhắc nhở HS biét bảo vệ môi

- HS quan sát, trao đổi về nội dung các tranh.

- Đại diện các nhóm báo cáo.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

- HS cho biết ý kiến của mình.

- Lớp thống nhất kết quả.

- HS nhận tình huông làm việc theo nhóm rồi gửi câu trả lời

- Đại diện HS báo cáo.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- 2, 3 HS trả lời.

(12)

trường cũng là thể hiện tình yêu quê hương đất nước.

- Chuẩn bị bài sau.

KHOA HỌC

TIẾT 39: SỰ BIẾN ĐỔI HÓA HỌC (TIẾT 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nêu được một số ví dụ về biến đổi hoá học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.

2. Kĩ năng: Thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của ánh sáng và nhiệt trong biến đổi hóa học .

3. Thái độ: Giáo dục HS thích tìm hiểu khoa học.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm.

- Kĩ năng ứng phó trước những tình huống không mong đợi xảy ra trong khi tiến hành thí nghiệm (của trò chơi).

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Hình ảnh 9, 10 trong SGK/ 80, 81. Giấy, nến , diêm, giấm, tăm tre IV. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: 4’

- 2HS trả lời câu hỏi :

+ Sự biến đổi hóa học là gì? Lấy ví dụ về sự biến đổi hóa học.

- Nhận xét.

B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài : 1’

2. Các hoạt động:

Hoạt động 3: Trò chơi " Chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đổi hóa học" 16’

+ Mục tiêu: HS thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của nhiệt trong biến đổi hóa học. Rèn kĩ năng ứng phó trước những tình huống không mong đợi xảy ra trong khi tiến hành thí nghiệm (của trò chơi).

+ Cách tiến hành:

- Gọi HS đọc trò chơi/SGK-80.

- Chia nhóm 4.

- Hướng dẫn cách chơi: Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình chơi trò chơi được giới thiệu ở SGK

- Theo dõi, giúp đỡ các nhóm.

- HS thực hiện yêu cầu - HS nhận xét

- 1 em đọc – Lớp theo dõi SGK.

- Theo dõi.

- Tiến hành chơi theo hướng dẫn.

- Từng nhóm giới thiệu các bức thư của nhóm mình với các bạn trong

(13)

- Nhận xét chung - Tuyên dương HS.

- Kết luận: Sự biến đổi hóa học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt

Hoạt động 4: Thực hành xử lí thông tin trong SGK: 16’

+ Mục tiêu: HS nêu được ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự biến đổi hóa học.

+ Cách tiến hành

- Gọi HS đọc thông tin/SGK-80,81.

- Chia nhóm 4.

- Yêu cầu: Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc thông tin, quan sát hình vẽ để trả lời các câu hỏi ở mục Thực hành/SGK- 80,81.

+ Hiện tượng gì đã xảy ra?

+ Hãy giải thích hiện tượng đó?

+ Hiện tượng này chứng tỏ có sự biến đổi lí học hay hóa học?

- Nhận xét, kết luận: Sự biến đổi hóa học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng.

KL: Sự biến đổi hóa học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt và ánh sáng.

3. Củng cố, dặn dò: 3’

+ Nêu vài ví dụ về sự biến đổi hoá học?

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà làm lại thí nghiệm về sự biến đổi hoá học.

nhóm khác.

- Nhận xét.

- HS lắng nghe

- HS đọc thông tin/SGK-80,81.

- Các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc thông tin, quan sát hình vẽ để trả lời các câu hỏi ở mục thực hành trang 80,81 SGK.

- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe - HS trả lời

- HS lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ

THỂ DỤC

TUNG VÀ BẮT BÓNG

TRÒ CHƠI: “BÓNG CHUYỀN SÁU”

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- Ôn tung và bắt bóng.

- Chơi trò chơi “bóng chuyền sáu”.

2. Kỹ năng:

- Biết cách tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay.

- Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi theo đúng quy.

3.Thái độ:

- Tự giác tích cực trong tập luyện tập.

- Tác phong nhanh nhẹn hoạt bát, giữ gìn trật tự, kỷ luật.

- Xây dựng thói quen luyện tập ở trường và ở nhà.

B. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN

- Địa điểm: Trên sân trường

(14)

- Phương tiện:

+ Giáo viên: Còi, bóng, giáo án

+ Học sinh: Vệ sinh sân tập, trang phục tập luyện.

C. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP

NỘI DUNG ĐỊNH

LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC

I. Phần mở đầu.

- Cán sự lớp tập chung lớp báo cáo sĩ số.

- Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học

- HS chạy một vòng trên sân tập - Khởi động xoay các khớp

- Kiểm tra bài cũ: Tung và bắt bóng - Nhận xét

5 phút Đội hình nhận lớp

II. Phần cơ bản.

a.Ôn tung và bắt bóng bằng 2 tay Tung bóng bằng 1 tay, bắt bóng bằng 2 tay

GV hướng dẫn và tổ chức HS luyện tập

Nhận xét

- Chia tổ ra tập luyện dưới sự điều khiển của tổ trưởng

- Gv quan sát sửa sai từng tổ tập

*Các tổ thi đua biểu diễn tung và bắt bóng

Nhận xét Tuyên dương

b. Trò chơi: Bóng chuyền sáu

- Tập hợp hs theo đội hình chơi, Gv nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và quy đinh chơi

- Nhận xét – Tuyên dương

30 phút (GV)

Đội hình chia tổ

Tổ 1 Tổ 2

(GV

Tổ 3

- Tổ trưởng điều khiển

- Chọn ra hai đội mạnh nhất thi đâu

- Gv làm trọng tài III. Phần kết thúc. 5 phút Đội hình xuống lớp

(15)

- HS đi thường thả lỏng, hồi tĩnh - GV cùng HS hệ thống bài.

- GV nhận xét tiết học và giao bài tập về nhà.

NS : 11 / 1 / 2021

NG: 20/ 1 / 2021 Thứ tư ngày 20 tháng 01 năm 2021

TOÁN

TIẾT 98: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: - Biết tính diện tích hình tron khi biết:

+ Bán kính của hình tròn.

+ Chu vi của hình tròn.

2. Kĩ năng: - Biết cách vận dụng công thức để tính C, S hình tròn chính xac, khoa học.

3. Thái độ: - Giáo dục tính cẩn thận cho học sinh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : Hình minh họa bài 3. Bảng phụ

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Chữa bài 2, 3 trong SGK.

+ Muốn tính diện tích hình tròn ta làm như thế nào?

- GV nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Nêu yc tiết học 1’

2. Luyện tập.

- GV hướng dẫn HS làm Bài tập SGK

Bài 1: Tính diện tích hình tròn có bán kính r: 10’

- GV yêu cầu HS: nhắc lại cách tính diện tích hình tròn khi biết bán kính của hình tròn đó?

- GV theo dõi, uốn nắn học sinh làm bài.

- GV nhận xét, củng cố Bài 2 : 10’

Tóm tắt: C = 6,28cm S = … ?

- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ? .

- Muốn tính diện tích hình tròn ta phải biết được yêú tố gì trước ? .

- 2 HS lên bảng làm bài.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập - 2 HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, bổ sung

*Lời giải a. r = 6cm

S = 6 63,14 = 113,04 (cm2) b. r = 0,35dm

S=0,350,353,14=0,38465(dm2 )

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

+ cần biết bán kính của hình tròn.

(16)

- Bán kính hình tròn biết chưa . - Tính BK bằng cách nào ? .

+ Khi biết chu vi hình tròn làm thế nào để tính chu vi hình tròn?

- GV theo dõi, hướng dẫn học sinh làm bài.

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

Bài tập 3: 12’

Tóm tắt: Miệng giếng, r = 0,7m Thành giếng: 0,3m S thành giếng: … ?

- GV hdẫn HS làm bài nhất là học sinh yếu.

+ Muốn tính diện tích thành giếng ta làm thế nào?

+ Làm thế nào để tính diện tích hai hình tròn đó?

- GV theo dõi, hướng dẫn học sinh làm bài.

- GV củng cố bài

3. Củng cố - dặn dò: 3’

+ Nêu cách tính chu vi hình tròn?

+ Nêu cách tính diện tích hình tròn?

- Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau.

- HS suy nghĩ làm bài - 2 HS lên bảng làm bài.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

*Lời giải:

Bán kính của hình tròn là:

6,28 : 3,14 : 2 = 1 (cm) Diện tích của hình tròn là:

1  1 3,14 = 3,14 (cm2) Đáp số: 3,14cm2 - 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS phát biểu ý kiến.

- 1 HS lên bảng làm bài.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

*Lời giải

Diện tích của miệng giếng là:

0,70,73,14=1,5386(m2) Bán kính của hình tròn lớn là:

0,7 + 0,3 = 1(m)

Diện tích của hình tròn lớn là:

1  1  3,14 = 3,14(m2) Diện tích của thành giếng là:

3,14 - 1,5386 = 1,6014(m2) Đáp số: 1,6014m2 - 2 HS trả lời.

KỂ CHUYỆN

TIẾT 20: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE – ĐÃ ĐỌC

Đề bài: Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về những tấm gương sống làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.

I. MỤC TIÊU.

1. Rèn kĩ năng nói:

- HS kể được kể câu chuyện đã nghe, đã đọc về một tấm gương sống làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. HS có ý thức thực hiện tốt theo pháp luật bảo vệ môi trường sống.

- Hiểu và trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.

2. Rèn kĩ năng nghe: chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.

* Bổn phận sống và làm việc theo pháp luật, giữ gin trật tự vệ sinh, nếp sống văn minh nơi công cộng.

3. Thái độ: Có thái độ yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Bảng phụ viết sẵn đề bài.

(17)

- Một số sách báo, truyện đọc viết về các tấm gương làm việc theo nếp sống văn minh.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y – H CẠ Ọ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/ Kiểm tra bài cũ: 4’

+ Kể lại câu chuyện Chiếc đồng hồ.

+ Câu chuyện có ý nghĩa gì?

B/ Bài mới

1. Giới thiệu bài: 1’

2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện.: 12’

- GV yêu cầu học sinh đọc đề bài:

Đề bài: Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về những tấm gương sống làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.

- GV hỏi giúp học sinh nắm chắc đề bài.

+ Câu chuyện cần kể có nội dung gì?

- GV hướng dẫn học sinh định hướng chọn truyện để kể.

-Yêu cầu hsinh đọc các gợi ý trong SGK.

- GV khuyến khích học sinh chọn những câu chuyện ngoài sách giáo khoa.

- GV nhấn mạnh:

+ Lập dàn ý cho câu chuyện định kể + Dựa vào dàn ý kể thành lời

+ Trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện mình vừa kể.

3. Thực hành kể chuyện. 20’

* Kể chuyện theo cặp:

- GV yêu cầu học sinh kể chuyện theo cặp trao đổi với các bạn về nội dung câu chuyện.

- GV đi đến từng nhóm, theo dõi, góp ý để giúp các em kể chuyện tốt.

* Thi kể chuyện trước lớp.

- GV yêu cầu HS nối tiếp kể chuyện.

- GV lần lượt ghi tên các em kể chuyện lên bảng, tên câu chuyện để cả lớp nhớ khi nhận xét, bình chọn.

- GV đưa tiêu chí đánh giá:

+ Kể chuyện phù hợp với ndung của đề bài.

+ Kể chuyện hay, hấp dẫn.

+ Hiểu câu chuyện.

+ Trả lời tốt câu hỏi chất vấn của các bạn.

- 2 HS kể chuyện.

- Lớp nhận xét.

- 2 HS đọc đề bài - Lớp đọc thầm lại.

- Kể về câu chuyện đã nghe, đã đọc về tấm gương sống và làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.

- 2 HS đọc to các gợi ý.

- Lớp đọc thầm.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Từng cặp học sinh kể cho nhau nghe câu chuyện của mình.

- HS kể chuyện trước lớp.

- Đại diện các nhóm kể chuyện+

trao đổi với các bạn về ý nghĩa.

- HS nghe bạn kể, đặt câu hỏi chất vấn bạn về nội dung, ý nghĩa câu

(18)

- GV yêu cầu mỗi em kể xong, tự nói suy nghĩ của mình về tấm gương em chọn kể.

- GV tổ chức cho học sinh chất vấn bạn về ý nghĩa câu chuyện:

+ Theo bạn, nhân vật có trách nhiệm như thế nào với đất nước?

- GV nhận xét, tuyên dương học sinh chọn được câu chuyện hay, kể chuyện hấp dẫn, có câu trả lời hay nhất.

* Em thấy mình phải có trách nhiệm như thế nào đối với đất nước.

4. Củng cố- dặn dò: 3’

+ Thực hiện nếp sống văn minh đem lại lợi ích gì cho cuộc sống?

- GV nhận xét giờ học, tuyên dương HS.

- Yêu cầu HS VN kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Chuẩn bị bài sau.

chuyện.

- Lớp nhận xét theo tiêu chí đưa ra.

- Lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu truyện nhất.

* Bổn phận sống và làm việc theo pháp luật, giữ gin trật tự vệ sinh, nếp sống văn minh nơi công cộng.

- 2 HS trả lời.

ĐỊA LÍ

TIẾT 20: CHÂU Á (tiếp theo)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - HS nêu được một số đặc điểm về dân cư, một số đặc điểm về hoạt động sản xuất của cư dân châu Á. Nêu một số đặc điểm của khu vực Đông Nam Á.

2. Kĩ năng: - Dựa và lược đồ (bản đồ), nhận biết được sự phân bố một số hoạt động sản xuất của người dân châu Á. Biết được khu vực Đông Nam Á có khí hậu gió mùa nóng ẩm, trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp và khai thác khoáng sản.

3. Thái độ: - Giáo dục HS ý thức học tập tốt.

*SDNLTK&HQ

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ tự nhiên châu Á. Bản đồ các nước châu Á. CNTT III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: 4’

- 2HS trả lời câu hỏi :

+ Nêu vị trí địa lý và giới hạn của châu Á kết hợp chỉ trên bản đồ.

+ Kể tên 1 số cảnh thiên nhiên của châu Á.

- HS nhận xét B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: 1’

2. Các hoạt động :

Hoạt động 3. Dân cư châu Á. 12’

(làm việc cả lớp).

- 2HS trả lời câu hỏi

- HS nhận xét

(19)

- GV yêu cầu HS làm việc với bảng số liệu về dân số của các châu ở bài 17;

? so sánh dân số châu Á với số dân các châu lục khác.

- HS nhận xét

- GV yêu cầu HS đọc mục 3 SGK, nhận xét về đặc điểm người châu Á (màu da, trang phục, nơi cư trú).

- GV chữa, giúp HS hoàn thiện câu trả lời.

- Kết luận chung: Châu Ấ có số dân đông nhất thế giới. Phần lớn dân cư châu Á da vàng và sống tập trung đông đúc tại các đồng bằng châu thổ.

Hoạt động 4. Hoạt động kinh tế 10’

(Làm việc nhóm đôi)

- GV yêu cầu HS quan sát hình 5 trong SGK và đọc bảng chú giải, nêu tên một số ngành sản xuất chính của châu Á.

+ Cho biết sự phân bố của một số ngành sản xuất chính của châu Á (BT2/VBT) + Em hãy cho biết nông nghiệp hay công nghiệp là ngành sản xuất chính của đa số người dân châu Á?

+ Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của người dân châu Á là gì?

+ Ngoài những sản phâm trên, em còn biết những sản phẩm nông nghiệp nào khác?

* Ngành công nghiệp nào phát triển mạnh ở các nước châu Á?

*SDNLTK&HQ:.

+ Nêu lợi ích của hoạt động khai thác dầu?

+Dân cư các vùng ven biển thường phát triển ngành gì?

- KL: Người dân châu Á phần lớn làm nông nghiệp, nông sản chính là lúa mì, lúa gạo thịt, sữa. 1 số nước phát triển ngành công nghiệp: khai thác dầu mỏ, sản xuất ô tô,…

Hoạt động 5. Khu vực Đông Nam Á 10’

(Làm việc nhóm 4)

- GV cho HS quan sát hình 3 ở bài 17 và hình 5 ở bài 18,

? Xđịnh lại vị trí ở khu vực Đông Nam Á.

- GV yêu cầu HS nhận xét về địa hình của khu vực Đông Nam Á.

- Đọc bảng số liệu, so sánh dân số châu Á với số dân các châu lục khác

- Một số HS trả lời.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- HS đọc

- HS lắng nghe

+ Ngành nông nghiệp: trồng bông, lúa mì, lúa gạo, nuôi trâu, bò và công ngiệp: khai thác dầu mỏ, sản xuất ô tô.

- Các cặp làm việc, ghi kết quả vào BT2/VBT.

- Trình bày kết quả. - Nhận xét, bổ sung.

+ Nông nghiệp là ngành sản xuất chính của đa số người dân châu Á.

+ Là: lúa mì, lúa gạo, bông; thịt, sữa, trứng của các loài gia súc như trâu, bò, lợn, gia cầm như gà, vịt.

+ Sản phẩm các cây công nhiệp như chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, cây ăn quả…

+ Ngành công nghiệp khai thác khoáng phát triển mạnh vì cac nước châu Á có nguồn tài nguyên khoáng sản lớn, dặc biệt là dầu mỏ.

- HS lắng nghe

- Cung cấp nguồn nhiên liệu có giá trị cao.

- Khai thác và nuôi trồng thủy sản.

- HS lắng nghe

(20)

+ Đông Nam Á chủ yếu có khí hậu gì?

+ Với khí hậu như vậy, Đông Nam Á chủ yêu loại rừng gì?

+ Các đòng bằng của Đông Nam Á nằm chủ yếu ở đâu?

- GV yêu cầu HS liên hệ với Việt Nam nêu tên một số ngành sản xuất có ở khu vực Đông Nam Á.

+ Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo?

- KL: khu vực Đông Nam Á chủ yếu có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Người dân trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp, khai thác khoáng sản.

3. Củng cố, dặn dò 3’

- 2- 3 em đọc ghi nhớ.

- GV nhắc lại nội dung chính của bài.

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

- Quan sát hình SGK.

- Lên bảng chỉ khu vực Đông Nam Á.

- Nhận xét, bổ sung.

+ Núi là chủ yếu, có độ cao trung bình; đồng bằng nằm dọc sông lớn (Mê Công) và ven biển.

+ Khí hậu gió mùa nóng ẩm.

+ Chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới.

+ Dọc các sông lớn và ven biển.

- Liên hệ và phát biểu ý kiến.

- Nhận xét, bổ sung.

+ Do đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm.

- HS lắng nghe

- HS đọc ghi nhớ

- HS lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ

LỊCH SỬ

TIẾT 20: ÔN TẬP: CHÍN NĂM KHÁNG CHIẾN BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC ( 1945 – 1954)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - HS biết sau Cách mạng tháng Tám nhân dân ta phải đương đầu với ba thứ “giặc”: “giặc đói”, “giặc giốt”, “giặc ngoại xâm”.

2. Kĩ năng: - Thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược theo thời gian gian với các bài đã học.

3. Thái độ: - Giáo dục HS lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bản đồ Hành chính Việt Nam. Phiếu học tập. UDCNTT III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: 4’

- 2HS trả lời câu hỏi :

+ Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm

- 2HS trả lời câu hỏi

(21)

mấy đợt ?

+ Nêu ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ?

- HS nhận xét - Nhận xét.

B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 1’

2. Các hoạt động: 12’

Hoat động 1: (Làm việc theo nhóm)

- Chia nhóm 4 và phát phiếu học tập cho các nhóm , yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi trong SGK, từ câu 1 đến câu 3.

Câu 1: Tình thế hiểm nghèo của nước ta sau Cách mạng tháng Tám thường được diễn tả bằng cụm từ nào? Em hãy kể tên ba loại “giặc” mà cách mạng nước ta phải đương đầu từ cuối năm 1945.

Câu 2: “Chín năm làm một Điện Biên, Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng!”

Em hãy cho biết: Chín năm đó được bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào?

Câu 3: lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định điều gì? Lời khẳng định đấy giúp em liên tưởng tới bài thơ nào ra đời trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (đã đọc ở lớp 4)?

- Nhận xét, chốt ý đúng.

Hoạt động 2: Lập bảng các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1945-1954 20’

- GV yêu cầu HS làm vào VBT trả lời câu hỏi 4 SGK.

- Nhận xét chung, chốt kết quả đúng.

3. Củng cố, dặn dò: 3’

- Tổng kết nội dung bài . - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS học bài và chuẩn bịh bài sau

- HS nhận xét

- Các nhóm làm việc

- Đại diện nhóm trình bày kết quả.

- Lớp nhận xét bổ sung.

- Cụm từ "nghìn cân treo sợi tóc "

+ Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.

*Thời gian bắt đầu rạng sáng ngày 19-12-1946...

+ Thời gian kết thúc ngày 7-5- 1954....

*Khẳng định tinh thần quyết tâm chiến đấu hi sinh vì độc lập dân tộc.

+ Hịch tướng sĩ .

- Đọc yêu cầu.

- Tự làm bài.

- Trình bày kết quả.

- Nhận xét, bổ sung

- HS lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ

THỂ DỤC

TUNG VÀ BẮT BÓNG – NHẢY DÂY

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Kiến thức:

(22)

- Học tung và bắt bóng.

- Nhảy dây kiểu chụm chân:

2. Kỹ năng:

- Biết cách tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay.

- Thực hiện được nhảy dây kiểu chụm hai chân.

3.Thái độ:

- Tự giác tích cực trong tập luyện tập.

- Tác phong nhanh nhẹn hoạt bát, giữ gìn trật tự, kỷ luật.

- Xây dựng thói quen luyện tập ở trường và ở nhà.

B. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN

- Địa điểm: Trên sân trường - Phương tiện:

+ Giáo viên: Còi, bóng, dây nhảy, giáo án.

+ Học sinh: Vệ sinh sân tập, dây nhảy, trang phục tập luyện.

C. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP

NỘI DUNG ĐỊNH

LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC

I. Phần mở đầu.

- Cán sự lớp tập chung lớp báo cáo sĩ số.

- Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học

- Khởi động xoay các khớp

- Kiểm tra bài cũ: Nhảy dây kiểu chụm chân, tung và bắt bóng

- Nhận xét

5 phút Đội hình nhận lớp

II. Phần cơ bản.

a.Ôn tung và bắt bóng bằng 2 tay Tung bóng bằng 1 tay, bắt bóng bằng 2 tay

Gv hướng dẫn và tổ chức HS luyện tập

Nhận xét

*Các tổ thi đua biểu diễn tung và bắt bóng

Nhận xét Tuyên dương b. Ôn nhảy dây kiểu chụm 2 chân

30 phút Đội hình tập luyện

(GV)

- Mỗi tổ chọn 2 HS ra thi với các tổ khác

Đội hình nhảy dây

(23)

Giáo viên hướng dẫn và tổ chức HS luyện tập

Nhận xét

Mỗi tổ chọn 1 HS ra thi nhảy dây Nhận xét Tuyên dương

(GV)

- Thi đua trong 1 phút xem tổ nào có bạn nhảy được nhiều nhất

III. Phần kết thúc.

- HS đi thường thả lỏng, hồi tĩnh - GV cùng HS hệ thống bài.

- GV nhận xét tiết học và giao bài tập về nhà.

5 phút Đội hình xuống lớp

NS : 11 / 1 / 2021

NG: 21 / 1 / 2021 Thứ năm ngày 21 tháng 01 năm 2021

TẬP ĐỌC

TIẾT 40: NHÀ TÀI TRỢ ĐẶC BIỆT CỦA CÁCH MẠNG

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: - Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Hiểu ý nghĩa của truyện: Biểu dương một công dân yêu nước, một nhà Tư sản đã tài trợ giúp cách mạng rất nhiều tiền bạc, tài sản trong thời kì Cách mạng gặp khó khăn về tài chính.

2. Kĩ năng: - Đọc lưu loát, đọc diễn cảm bài văn với cảm hứng ca ngợi kính trọng nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng.

3. Thái độ: - Giáo dục HS kính trọng những người yêu nước chân chính .

* Quyền được có tổ quốc, có quê hương. Bổn phận yêu nước, có trách nhiệm đối với đất nước tuỳ theo tuổi, theo sức của mình.

* GDQP-AN: Công lao to lớn của những người yêu nước trong việc đóng góp công sức, tiền bạc cho cách mạng Việt Nam

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn HS cần luyện đọc.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y – H CẠ Ọ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: 4’

+ Đọc bài Thái sư Trần Thủ Độ + Trần Thủ Độ là người như thế nào?

- GV nhận xét.

B. Bài mới

- HS đọc và trả lời câu hỏi.

(24)

1. Giới thiệu bài. 1’

2. Hdẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.

Hđ1. Luyện đọc đúng: 10’

- GV yêu cầu 1 học sinh đọc cả bài.

- GV chia bài thành 5 đoạn: Mỗi lần xuống dòng là một đoạn.

- GV yêu cầu học sinh nối tiếp.

- GV nghe, nhận xét sửa lỗi cho HS - GV đọc toàn bài

Hđ2. Tìm hiểu bài: 13’

Ycầu HS đọc thầm cả bài, trả lời câu hỏi:

+ Kể lại những đóng góp to lớn và liên tục của ông Thiện qua các thời kì:

\ Trước Cách mạng?

\ Khi Cách mạng thành công?

\ Trong kháng chiến chống thực dân Pháp?

\ Sau khi hoà bình lập lại?

? Các đoạn này cho em biết điều gì?

+ Việc làm của ông Thiện thể hiện những phẩm chất gì?

+ Từ câu chuyện trên, em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của công dân với đất nước?

+) Những hành động của ông cho em biết điều gì?

+ Em hãy nêu ý nghĩa của bài?

* Qua bài tập đọc này em thấy mình có quyền và bổn phận gì?

- HS quan sát tranh minh hoạ.

- 1 em đọc cả bài.

- HS nối tiếp đọc 5 đoạn của bài.

- HS đọc thầm phần chú giải trong SGK.

- HS luyện đọc theo cặp - 1 HS đọc cả bài

- HS đọc thầm cả bài.

+ Năm 1943, ông ủng hộ quỹ Đảng 3 vạn đồng Đông Dương.

+ Năm 1945, trong tuần lễ vàng, ông ủng hộ chính phủ 64 lạng vàng, góp vào quỹ độc lập TW 10 vạn đồng Đông Dương.

+ GĐ ông ủng hộ cán bộ, bộ đội Khu II hàng trăm tấn thóc.

+ Ông hiến toàn bộ đồn điền Chi Nê màu mỡ cho Nhà nước.

1, Những đóng góp to lớn và liên tục của ông Thiện cho Cách mạng.

- HS đọc đoạn còn lại:

+ Thể hiện ông là một công dân yêu nước, có tấm lòng vì đại nghĩa, sẵn sàng hiến tặng số tài sản rất lớn của mình cho CM vì mong muốn được góp sức mình vào sự nghiệp chung.

+ Người công dân phải có trách nhiệm đối với vận mệnh của đất nước.

+ Người công dân phải biết hi sinh vì Cách mạng, vì sự nghiệp xây dựng và bảo về Tổ quốc.

+ Người công dân phải biết đóng góp công sức của mình vào sự nghiệp XD và bảo vệ TQ

2, Tấm lòng yêu nước của ông Đỗ Đình Thiện.

* Bài Biểu dương nhà tư sản yêu

(25)

Hđ3. Hdẫn HS đọc diễn cảm: 9’

- GV yêu cầu HS nối tiếp đọc bài.

+ Tìm giọng đọc phù hợp với từng nhân vật?

-- GV nhận xét, uốn nắn.

- GV đọc mẫu đoạn; “Với lòng nhiệt thành yêu nước … giao phụ trách quỹ + Cô đã nhấn giọng những từ ngữ nào?

- GV theo dõi, hướng dẫn hsinh luyện đọc.

- GV nhận xét, đánh giá.

3. Củng cố- dặn dò: 3’

+ Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm của công dân với đất nước?

* GDQP-AN: Công lao to lớn của những người yêu nước trong việc đóng góp công sức, tiền bạc cho cách mạng Việt Nam - GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau

nước Đỗ Đình Thiện ủng hộ và tài trợ tiền của cho Cách mạng.

* Quyền được có tổ quốc, có quê hương. Bổn phận yêu nước có trạc nhiệm với đát nước tuỳ theo tuổi, theo sức của mình.

- HS phát biểu.

- HS nối tiếp đọc bài.

- HS nêu cách đọc. - Lớp nhận xét.

- HS theo dõi, nêu cách đọc.

- 2 HS đọc thể hiện.

- Lớp nhận xét.

- Luyện đọc theo cặp.

- 2 HS thi đọc diễn cảm.

- 2 HS trả lời.

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 39: KIỂM TRA VIẾT

(Tả người) Đề bài: 1. Tả một cô giáo đang giảng bài.

2. Tả một bác nông dân đang cày ruộng.

3. Hãy tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện mà em đã học.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS viết được một bài văn tả người có bố cục rõ ràng; đủ ý; thể hiện được những quan sát riêng, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, miêu tả 3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Giấy kiểm tra hoặc vở.

- Một số tranh ảnh minh hoạ nội dung đề văn III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y – H CẠ Ọ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/ Kiểm tra bài cũ: 4’

- GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.

B/ Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài: Các em đã học về văn tả người. Trong tiết tập làm văn hôm nay, các em sẽ vận dụng các kiến thức đã học để làm một bài văn hoàn chỉnh: 1’

2. Ra đề: 32’

- GV dựa theo gợi ý trong SGK ra đề cho

- HS trình bày sự chuẩn bị.

Đề bài:

(26)

HS viết bài

- Lưu ý: ra đề phải gần gũi, phù hợp với năng lực HS.

- GV hướng dẫn HS cụ thể hơn nếu HS còn lúng túng.

- GV gợi ý HS có thể lựa chọn 1 trong 3 đề bài trên.

- GV gợi ý :

+ Nếu tả ca sĩ, các em nên tả ca sĩ đó khi đang biểu diễn.

+ Nếu tả nghệ sĩ hài thì cần chú ý tả tài gây cười của nghệ sĩ đó.

+ Nếu tả một nhân vật trong truyện cần phải hình dung, tưởng tượng về ngoại hình, về hành động của nhân vật đó.

-Yc HS nhắc lại c/tạo bài văn tả người.

- GV đưa bảng phụ về cấu tạo bài văn tả người.

Hđ3. HS viết bài.

- Dành thời gian cho HS làm bài.

- GV theo dõi, giúp đỡ hsinh làm bài.

- GV thu bài vào cuối giờ.

3. Củng cố- dặn dò: 3’

+ Cấu tạo của bài văn tả người?

+ Nêu nội dung từng phần?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà học bài.

- Dặn HS về nhà đọc trước tiếu tập làm văn Lập chương trình hoạt động.

1. Tả một cô giáo đang giảng bài.

2. Tả một bác nông dân đang cày ruộng.

3. Hãy tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện mà em đã học.

- HS đọc kỹ đề, xác định đề và vấn đề cần giải quyết trong đề bài.

- HS lần lượt nêu đề mình chọn để làm.

- 1, 2 HS trả lời.

- HS đọc lại 1, 2 lần.

- HS làm bài - HS thu bài

- 2 HS trả lời.

TOÁN

TIẾT 99: LUYỆN TẬP CHUNG

I- MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: Cách tính chu vi, diện tích hình tròn.

2. Kĩ năng: Giúp hs rèn luyện k/n tính nhân, chia chính xác có liên quan đến số thập phân.

3. Thái độ: GDHS tính toán chính xác , cẩn thận

II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :

- Hình minh họa bài 2, 3, 4

III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/ Kiểm tra bài cũ: 4’

- Chữa bài 2, 3 trong SGK.

+ Muốn tính diện tích hình tròn ta làm như thế nào?

- 2 HS lên bảng làm bài.

(27)

- GV nhận xét.

B/ Bài mới:

1- Giới thiệu bài: 1’

- Nêu mục đích yêu cầu tiết học 2. Luyện tập.

* Luyễn tập công thức tính C, S hình tròn, P, S hình vuông 4’

- GV phát phiếu học tập in sẵn, yêu cầu học sinh điền đầy đủ các công thức tính: d, r, C, S hình tròn, hình vuông

- GV hướng dẫn HS làm Bài tập SGK Bài 1:Tính độ dài sợi dây. 7’

Uốn sợi dây thép theo chu vi 2 hình tròn.

? Muốn tính độ dài của sợi dây ta làm cách nào - GV giúp HS rút ra nhận xét: Độ dài sợi dây thép chính là tổng chu vi các hình tròn có bán kính 7 cm và 10 cm.

Bài 2 : 8’GV yêu cầu HS đọc kĩ yêu cầu bài và quan sát hình vẽ suy nghĩ làm bài.

+ Để tính S hình tròn ta cần biết yếu tố nào?

- GV gợi ý để HS tìm : + Bán kính hình tròn lớn + Chu vi hình tròn lớn + Chu vi hình tròn bộ

So sánh chu vi của 2 hình tròn

- GV theo dõi, hướng dẫn học sinh làm bài.

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

Bài tập 3: 8’

- GV yêu cầu HS đọc và quan sát hình vẽ rồi làm bài.

- GV hướng dẫn HS làm bài nhất là học sinh yếu.

(?) Hình bên gồm mấy bộ phận?

(?) Làm thế nào để tính S hình đó?

+ Muốn tính diện tích hình đã cho ta làm thế nào?

- GV theo dõi, hướng dẫn học sinh làm bài.

-HS điền vào phiếu và trình bày, cả lớp bổ sung.

-Trình bày kết quả thảo luận.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập + Lấy chu vi hình tròn lớn cộng

với chu vi hình tròn nhỏ.

* Độ dài sợi dây thép là:

723,14+1023,14 =106,76(cm) - 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS phát biểu ý kiến: cần biết bán kính của hình tròn.

*Lời giải:

Bán kính của hình tròn lớn là:

60 + 15 = 75 (cm) Chu vi hình tròn lớn là:

75 23,14 = 471(cm) Chu vi hình tròn bé là:

60  2 3,14 = 376,8 (cm) Chu vi hình tròn lớn dài hơn chu vi hình tròn bé là:

471 - 376,8 = 94,2 (cm) Đáp số: 94,2 cm - 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

*Lời giải

Chiều dài của hình chữ nhật là:

7  2 = 14 (cm)

Diện tích của hình chữ nhật là:

14  10 = 140 (cm)

Diện tích hai nửa hình tròn là:

7  7  3,14 = 153,86(cm2)

O

60cm 15 cm

B

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Châu Á có 49 quốc gia và vùng lãnh thổ với nhiều thể chế chính trị khác nhau. - Trình độ phát triển kinh tế các nước khác nhau, chủ yếu là các nước đang phát triển.. +

+ Bộ phận lục địa: phía tây là hệ thống núi, cao nguyên hiểm trở xen kẽ bồn địa, hoang mạc; phía đông là vùng đồi, núi thấp và những đồng bằng rộng, bằng phẳng. + Bộ

+ Đông Nam Á lục địa địa hình đồi núi là chủ yếu, các dãy núi có độ cao trung bình, chạy theo hướng bắc- nam, tây bắc- đông nam, các đồng bằng phù sa phân bố ở hạ lưu các

+ Bộ phận lục địa: phía tây là hệ thống núi, cao nguyên hiểm trở xen kẽ bồn địa, hoang mạc; phía đông là vùng đồi, núi thấp và những đồng bằng rộng, bằng phẳng.. +

Phần lớn khu vực này thuộc đới ôn hòa, ở phía Nam có khí hậu cận nhiệt đới, phía đông phần lục địa và phần hải đảo chịu ảnh hưởng gió mùa.. - Phần đất liền: gồm

- Nguyên nhân: các thành phố lớn ở châu Á thường tập trung ở vùng ven biển, đồng bằng châu thổ vì ở đây có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống như đất đai

(2) Khoanh tròn vào số thứ tự trong bảng và đánh dấu vào lược đồ để xác định những quốc gia theo hiểu biết của em là thường hay xảy ra xung đột, chiến tranh hoặc nạn

- Trữ lượng dầu mỏ lớn, Tây Nam Á chiếm 50% thế giới => nguồn cung chính cho thế giới => trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc.. Xung đột sắc