• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đánh giá hoạt động quản lý đơn hàng tại Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đánh giá hoạt động quản lý đơn hàng tại Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát"

Copied!
125
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐƠN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DỆT MAY

THIÊN AN PHÁT

NGUYỄN LAM GIANG

Niên khóa: 2016 – 2020

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐƠN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DỆT MAY

THIÊN AN PHÁT

Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:

Nguyễn Lam Giang PGS.TS Nguyễn Đăng Hào

Lớp: K50B – KDTM

Huế, tháng 12 năm 2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình Đại học và khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân thì không thể không nhắc đến những con người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.

Trước hết tôi xin cảm ơn ban lãnh đạo Công ty Cổ phần đầu tư dệt may Thiên An Phát đã tạo điều kiện cho tôi được quan sát, học tập và làm việc tại công ty. Nhờ có điều kiện quý báu này, tôi mới có cơ hội làm quen với ngành dệt may và đem những kiến thức đã được học ở trên ghế nhà trường để đối chiếu với thực tiễn để thấy được sự khác biệt

Tiếp đến tôi muốn gửi lời cảm ơn đến ban giám hiệu trường Đại học Kinh Tế Huế, các thầy cô bộ môn ngành kinh doanh thương mại đã tạo điều kiện cho toàn thể sinh viên trường kinh tế có một kỳ thực tập thuận lợi, giúp các bạn sinh viên cũng như tôi tiếp cận với doanh nghiệp, với công việc để học hỏi nhiều kinh nghiệm.

Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn đặc biệt đến giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào, các anh chị trong các phòng ban nói chung và phòng Kế hoạch thị trường nói riêng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và đi cùng tôi trong suốt thời gian thực tập tại công ty vừa qua.

Sau cùng, tôi xin kính chúc quý thầy cô trong Khoa Quản trị kinh doanh, PGS.TS Nguyễn Đăng Hào sức khỏe và có thêm niềm tin, nhiệt huyết để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình. Kính chúc công ty Thiên An Phát Huế cùng quý anh, chị trong công ty luôn mạnh khỏe và gặt hái được nhiều thành công.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 12 năm 2019 Sinh viên

Nguyễn Lam Giang

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Tính cấp thiết của đề tài...1

2. Mục tiêu nghiên cứu ...2

2.1 Mục tiêu chung ...2

2.2 Mục tiêu cụ thể ...2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...3

3.1 Đối tượng nghiên ...3

3.2 Phạm vi nghiên cứu ...3

4. Phương pháp nghiên cứu ...3

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu ...3

4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ...4

5. Cấu trúc đề tài nghiên cứu ...4

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...5

1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu...5

1.1.1 Khái niệm và chức năng của đơn đặt hàng ...5

1.1.1.1 Khái niệm đơn đặt hàng ...5

1.1.1.2 Chức năng của đơn đặt hàng ...5

1.1.2 Quản lý đơn hàng...6

1.1.2.1 Khái niệm quản lý đơn hàng ...6

1.1.2.2 Quản lý đơn hàng ngành dệt may ...6

1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận quản lý đơn hàng ...6

1.1.3.1 Chức năng của bộ phận quản lý đơn hàng ...6

1.1.3.2 Nhiệm vụ của bộ phận quản lý đơn hàng...7

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM

1.1.4 Các hình thức quản lý đơn hàng ...7

1.1.4.1 Hình thức quản lý trực tuyến ...7

1.1.4.2 Hình thức quản lý theo chức năng ...8

1.1.4.3 Hình thức quản lý theo sản phẩm...8

1.1.4.4 Hình thức quản lý theo địa lý...8

1.1.5 Đặc điểm của công tác quản lý đơn hàng ngành may ...8

1.1.6 Tầm quan trọng của công tác quản lý đơn hàng ...9

1.1.7 Quy trình thực hiện đơn hàng ngành may ...10

1.2 Cơ sở thực tiễn...12

1.2.1 Tổng quan về sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam...12

1.2.2 Tổng quan về sự phát triển của ngành dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm gần đây...13

1.2.3 Đặc trưng ngành may mặc ...14

1.2.4 Vai trò ngành dệt may...15

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐƠN HÀNG CỦA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DỆT MAY THIÊN AN PHÁT...19

2.1 Tổng quan về công ty Cổ phần Đầu tư dệt may Thiên An Phát...19

2.1.1 Giới thiệu về công ty...19

2.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, trách nhiệm xã hội, triết lý kinh doanh và solgan của công ty...20

2.1.3 Khách hàng ...21

2.1.4 Phương thức sản xuất...21

2.1.5 Sơ đồ bộ máy quản lý công ty ...21

2.1.6 Tình hình lao động ở công ty...24

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

2.1.7 Tình hình tài sản và nguồn vốn của CTCP Đầu tư Dệt May Thiên An Phát giai

đoạn 2016– 2018...27

2.1.8 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP Đầu tư Dệt May Thiên An Phát giai đoạn 2016 – 2018...30

2.2 Đánh giá hoạt động quản lý đơn hàng của công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát ...33

2.2.1 Tình hình đơn hàng của Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát năm 2017-2018 ...33

2.2.2 Thực trạng quy trình quản lý đơn hàng của bộ phận Kế hoạch thị trường...36

2.2.2.1 Quy trình xem xét và nhận đơn hàng ...36

2.2.2.2 Quy trình lập và theo dõi kế hoạch sản xuất – điều độ sản xuất...43

2.2.2.3 Quy trình triển khai thực hiện và theo dõi đơn hàng ...48

2.2.2.4 Các chỉ tiêu thực hiện trong quy trình quản lý đơn hàng phòng Kế hoạch thị trường. ...57

2.2.3 Đánh giá hoạt động quản lý đơn hàng theo các tiêu chí cụ thể ...57

2.2.3.1 Tiêu chí về số lượng và chất lượng sản phẩm...57

2.2.3.2 Tiêu chí về thời gian giao hàng...61

2.2.3.3 Dựa trên phản hồi khách hàng ...66

2.2.3.4 Theo phương thức và địa điểm giao hàng...69

2.2.4 Những hạn chế thực tế trong quá trình quản lý đơn hàng của Công ty ...72

2.2.4.1 Hạn chế trong quá trình cung ứng nguyên phụ liệu ...72

2.2.4.2 Hạn chế trong quá trình sản xuất ...74

2.2.4.3 Hạn chế trong quá trình xuất hàng ...76

2.2.4.4 Hạn chế trong sử dụng phần mềm quản lý đơn hàng...76

2.2.5 Quy trình xử lý các trường hợp sai sót trong quản lý đơn hàng của bộ phận Kế hoạch thị trường tại Công ty CPĐT Dệt may Thiên An Phát...77

2.2.5.1 Quy trình quản lý và liên lạc với khách hàng khi giao hàng có nguy cơ chậm trễ ...77

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM

2.2.5.2 Quy trình xuất thừa, xuất thiếu ...78

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐƠN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DỆT MAY THIÊN AN PHÁT ...81

3.1 Cơ sở đề ra giải pháp ...81

3.1.1 Định hướng phát triển của công ty ...81

3.1.2 Ma trận SWOT về công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát ...82

3.1.3 Ma trận SWOT về công tác quản lý đơn hàng tại Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát ...86

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý đơn hàng của bộ phận Kế hoạch thị trường tại công ty...88

3.2.1 Giải pháp chung về công ty ...88

3.2.2 Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý đơn hàng...88

3.2.2.1 Giải pháp nâng cao và đảm bảo chất lượng sản phẩm...88

3.2.2.2 Giải pháp về chú trọng và cải thiện tiến độ giao hàng...91

3.2.2.3 Giải pháp nâng cao phản hồi tích cực từ phía khách hàng ...92

3.2.2.4 Giải pháp về mở rộng hợp tác với các đối tác mới ...94

3.2.2.5 Giải pháp về áp dụng vận tải đa phương thức để tối ưu hoá lợi ích ...95

3.2.2.6 Giải pháp về áp dụng phần mềm hiện đại vào quản lý đơn hàng ...96

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...97

1. Kết luận...97

2. Kiến nghị ...99

2.1. Đối với Hiệp hội Dệt may Việt Nam ...99

2.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ...99

2.3. Đối với Công Ty Cổ Phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát ...100

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...101

PHỤ LỤC: ...103

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

DANH MỤC VIẾT TẮT

1. CTCP Công ty Cổ Phần

2. DN Doanh nghiệp

3. PO# Đơn đặt hàng (Purchase Order)

4. XNK Xuất nhập khẩu

5. SX Sản xuất

6. KHSX Kế hoạch sản xuất 7. PGNV Phiếu giao nhiệm vụ

8. CMPT Đơn giá cắt, may, đóng gói, chỉ, thùng, chi phí xuất nhập khẩu &

vận chuyển.

9. CM Chi phí cắt, may và đóng gói hoàn chỉnh

10. NPL Nguyên phụ liệu

11. KHTT Kế hoạch thị trường 12. CCDV Cung cấp dịch vụ 13. HĐKD Hợp đồng kinh doanh 14. TNDN Thu nhập doanh nghiệp

15. PDM Tài liệu hướng dẫn qui cách kỹ thuật may của sản phẩm

16. PI Hợp đồng sơ khởi

17. LC Thư tín dụng

18. BC Xác nhận đơn hàng

19. TT Điện chuyển tiền

20. QLCL Quản lý chất lượng 21. GTGT Giá trị gia tăng

22. Final Kiểm tra chất lượng sản phẩm lần cuối cùng trước khi xuất hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Quy trình quản lý đơn hàng tại doanh nghiệp...10

Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy quản lý CTCP Đầu tư Dệt may Thiên An Phát...22

Sơ đồ 3: Quy trình xem xét và nhận đơn hàng ...37

Sơ đồ 4: Quy trình lập và theo dõi kế hoạch sản xuất – điều độ sản xuất...43

Sơ đồ 5: Quy trình triển khai thực hiện và theo dõi đơn hàng ...48

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ...12

DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Tình hình cơ cấu lao động Công ty giai đoạn 2016 – 2018...25

Bảng 2: Tình hình tài sản và nguồn vốn qua 3 năm 2016 – 2018 ...28

Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2016 - 2018 ...30

Bảng 4: Tình hình doanh thu đơn hàng công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát năm 2017-2018...33

Bảng 5: Số lượng sản phẩm may tại Công ty CPĐT Dệt may Thiên An Phát năm 2018 ...58

Bảng 6: Thời gian giao hàng của 15 đơn hàng trong năm 2018 ...64

Bảng 7: Bảng theo dõi khiếu nại của khách hàng của công ty Thiên An Phát năm 2018 ...67

Bảng 8: Phương thức và địa điểm giao hàng của 15 đơn hàng năm 2018 ...70

Bảng 9: Phân tích ma trận SWOT về công ty ...82

Bảng 10: Phân tích ma trận SWOT về công tác quản lý đơn hàng ...86

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngành công nghiệp dệt may là một ngành công nghiệp nhẹ đang chiếm một vị trí quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt là hoạt động xuất khẩu ngày càng đóng vai trò quan trong trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Định hướng của tỉnh Thừa Thiên Huế những năm gần đây là đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, đưa Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm dệt may của khu vực miền Trung, phát triển ngành công nghiệp thời trang và hỗ trợ ngành may mặc.

Việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu giúp cho mỗi doanh nghiệp giải quyết được vấn đề về công ăn việc làm cho nhân viên, tăng nguồn ngoại tệ để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị, mở rộng quy mô kinh doanh, và giải quyết các vấn đề về lợi nhuận. Tuy nhiên, một trong những hoạt động tiêu biểu, quan trọng và xuyên suốt trong chuỗi hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty, quyết định trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của toàn bộ dây chuyền sản xuất là việc quản lý và xử lý đơn hàng. Để đảm bảo toàn bộ hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty được xuyên suốt thì cần có sự phối hợp chặt chẽ theo một quy trình giữa các bộ phận khác nhau trong công ty. Vì thế, việc quản lý đơn hàng xuất khẩu là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đên việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.

Chỉ tính riêng trên địa bàn Thừa Thiên Huế thì có ít nhất 50 doanh nghiệp bao gồm các công ty lớn, vừa và nhỏ đang hoạt động và sản xuất trong lĩnh vực dệt may.

Điều này không những tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động mà còn góp phần tăng thu nhập cho tỉnh Thừa Thiên Huế. Bên cạnh đó, xu thế cạnh tranh ngày một gay gắt, cơ chế chính sách của nhà nước đối với hoạt động gia công chưa thống nhất và đồng bộ đã dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp gia công, gây thiệt hại chung cho nền kinh tế. Ngoài ra các doanh nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn về tình hình biến động của thị trường như giá nguyên vật liệu tăng cao, tỷ giá thay đổi thất thường, lạm phát và lãi suất vay vốn, cước phí vận chuyển đều ở mức cao, … Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý đơn hàng xuất khẩu của công ty trong

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 2 những năm qua là vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, thông qua việc phân tích, đánh giá đó, công ty sẽ xác định được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của mình so với các đối thủ cạnh tranh và từ đó xác định các phương hướng nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của mình.

Sự chăm chút, tỉ mỉ cho từng đơn hàng mà công ty nhận được là cả một quá trình mang tính logic và có kỷ luật cao, mà điển hình thể hiện qua quy trình quản lý đơn hàng của doanh nghiệp, là một quy trình có mối quan hệ chặt chẽ đòi hỏi sự gắn kết phối hợp giữa những phòng ban liên quan. Xuất khẩu là hoạt động chính đem lại nguồn lợi nhuận cho công ty và công tác quản lý đơn hàng xuất khẩu là quá trình đòi hỏi sự nghiêm ngặt và chính xác vì đây là công tác ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của công ty. Vì vậy, để tiếp cận với thị trường nước ngoài đòi hỏi nhu cầu ngày càng cao như hiện nay đã đặt cho Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát nhiều cơ hội lẫn thách thức. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc, duy trì và mở rộng thị trường nước ngoài thì công tác quản lý đơn hàng may mặc là một vấn đề mang tính chiến lược đối với sự tồn tại và phát triển của công ty hiện nay.

Nhận thấy vai trò quan trọng của quy trình quản lý đơn hàng đối với các mặt hàng gia công và sản xuất để xuất khẩu của doanh nghiệp, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Đánh giá hoạt động quản lý đơn hàng tại Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát”làm khoá luận tốt nghiệp của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích tình hình đơn hàng các năm gần đây nhất và đánh giá quy trình quản lý các đơn hàng của Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát, đề tài đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đơn hàng của Công ty.

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động quản lý đơn hàng xuất khẩu của doanh nghiệp.

- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý đơn hàng xuất khẩu hàng may mặc của Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát trong thời gian 2016 - 2018

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

- Phân tích quy trình quản lý đơn hàng của công ty.

- Phân tích những hạn chế gặp phải trong hoạt động quản lý đơn hàng của công ty.

- Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hiệu quả hoạt động quản lý đơn hàng may mặc của Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên

- Thực trạng quá trình quản lý đơn hàng của bộ phận Kế hoạch thị trường tại Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát

- Quy trình thực hiện quản lý đơn hàng của bộ phận Kế hoạch thị trường tại Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: các kiến thức liên quan đến công tác quản lý đơn hàng.

- Phạm vi thời gian: nghiên cứu “Đánh giá hoạt động quản lý đơn hàng tại Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát’’từ năm 2016 - 2018 và đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện quy trình quản lý đơn hàng.

- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

- Tiến hành thu thập tài liệu về những lý thuyết liên quan đến hoạt động quản lý đơn hàng

- Các báo cáo về thống kê kết quả kinh doanh; cơ cấu tổ chức; tình hình lao động; nguồn vốn; tài sản; thông tin về khách hàng của Công ty CPĐT Dệt may Thiên An Phát trong thời gian 2016 đến 2018.

- Các dữ liệu liên quan đến hoạt động quản lý đơn đặt hàng của công ty: báo cáo về doanh thu các đơn đặt hàng, các đơn hàng cụ thể trong năm 2018, các quy trình cụ thể của mỗi công đoạn quản lý đơn đặt hàng tại Thiên An Phát.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 4 - Bên cạnh đó còn thu thập các thông tin từ website Công ty CPĐT Dệt may Thiên An Phát, thông tin từ tạp chí, sách báo, Các bài khóa luận tốt nghiệp và các bài viết tham khảo trên Internet liên quan đến hoạt động quản lý đơn hang ngành may mặc.

4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Các tài liệu thu thập được từ báo cáo công ty, sách báo, nghiên cứu qua các năm được chọn lọc và tổng hợp để phân tích để phục vụ cho mục đích nghiên cứu và phân tích cơ sở lý luận của đề tài. Bên cạnh đó còn tổng hợp những thông tin góp ý từ nhân viên trong công ty.

- Phương pháp thống kê mô tả: Trên cơ sở những số liệu đã được thu thập và các nguồn tài liệu đã được tổng hợp kết hợp với việc vận dụng các phương pháp phân tích thống kê để đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý đơn hàng của Công ty.

- Phương pháp so sánh: Xác định mức độ tăng giảm giữa mục tiêu và thực tế đạt được, và mối tương quan của hoạt động quản lý đơn hàng của Công ty. Những số liệu đã được thống kê và tài liệu đã được tổng hợp dùng cho mục đích phân tích và so sánh để thấy được điểm mạnh và những thách thức, rủi ro trong hoạt động quản lý đơn hàng của Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát.

- Phân tích ma trận SWOT của công tyđể thấy điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với công ty nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý đơn hàngphù hợp cho công ty trong thời gian tới.

5. Cấu trúc đề tài nghiên cứu Bố cục đề tài có 3 phần:

Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.

Chương 2: Đánh giá hoạt động quản lý đơn hàng tại Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát.

Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý đơn hàng tại Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát.

Phần III: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Khái niệm và chức năng của đơn đặt hàng 1.1.1.1 Khái niệm đơn đặt hàng

Theo Võ Hữu Tửu (2007): “Đặt hàng là một thuật ngữ kinh doanh, là lời đề nghị ký kết hợp đồng xuất phát từ phía người mua được đưa ra dưới hình thức đặt hàng. Trong đặt hàng, người mua nêu cụ thể về hàng hóa định mua và tất cả những nội dung cần thiết cho việc ký kết hợp đồng. Thực tế, người ta chỉ đặt hàng với các khách hàng có quan hệ thường xuyên. Nội dung của đơn đặt hàng chỉ bao gồm: tên hàng, quy cách, phẩm chất, số lượng, thời gian giao hàng... Về những điều kiện khác, hai bên sẽ áp dụng điều kiện chung đã thỏa thuận với nhau hoặc theo những điều kiện hợp đồng đã ký kết trong lần giao dịch trước đó”.

Các hình thức đặt hàng

- Đặt hàng trực tiếp: Hình thức đặt hàng lúc này có thể biểu hiện qua hành động, lời nói. Đặt hàng có thể có đơn đặt hàng hoặc không, có đặt cọc tiền hoặc không có đặt cọc tiền tùy theo thỏa thuận giữa hai bên.

- Đặt hàng gián tiếp, bao gồm các hình thức:

+ Đặt hàng qua thư

+ Đặt hàng qua điện thoại

+ Đặt hàng qua mạng (mail và các hình thức trực tuyến khác) Đơn đặt hàng (đơn hàng) là gì?

Theo Donald W. Dobler và David N. Burt (1996): “Đơn đặt hàng là một bằng chứng thương mại và là lời đề nghị chính thức được đặt ra giữa người bán và người mua. Trong đó thể hiện những đặc điểm, quy định về loại hàng hóa, số lượng, giá cả của sản phẩm và dịch vụ. Nó được dùng để kiểm soát việc mua hàng từ những nhà cung cấp bên ngoài”.

1.1.1.2 Chức năng của đơn đặt hàng

- Đơn đặt hàng cho phép người bán và người mua xác lập mối quan hệ một cách rõ ràng và dứt khoát trong quan hệ mua – bán.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 6 - Đơn đặt hàng dùng để bảo vệ người bán trong trường hợp người mua không thanh toán tiền hàng.

- Đơn đặt hàng giúp cho doanh nghiệp sắp xếp, quản lý tốt các đơn hàng mới cũng như các đơn hàng chờ xử lý.

- Đơn đặt hàng là cơ sở để các tổ chức tín dụng và cho vay thương mại cung cấp hỗ trợ cho doanh nghiệp.

1.1.2 Quản lý đơn hàng

1.1.2.1 Khái niệm quản lý đơn hàng

Theo Trần Thanh Hương (2015):“Quản lý đơn hàng là sự quản trị toàn bộ quá trình kinh doanh đơn hàng liên quan đến chủng loại hàng hóa hay loại hình dịch vụ nào đó, từ khi bắt đầu thiết lập đơn hàng đến khâu hoàn tất sao cho đảm bảo yêu cầu về giá cả, chất lượng, số lượng, thời gian giao hàng mà hai bên đã cam kết”.

Nhiệm vụ chung trên được kết hợp thực hiện bởi bộ phận kinh doanh, bộ phận quản lý đơn hàng và bộ phận sản xuất. Tuy nhiên theo từng quy mô của từng công ty mà bộ phận quản lý đơn hàng có thể tách riêng với bộ phận kinh doanh hay kiêm luôn chức năng của bộ phận này để triển khai thực hiện toàn bộ đơn hàng một cách hoàn chỉnh. Họ cũng chịu trách nhiệm chính về doanh thu và sự tồn tại của công ty.

1.1.2.2 Quản lý đơn hàng ngành dệt may

Đơn hàng ngành may là những hợp đồng sản xuất sản phẩm may cụ thể: áo khoác, quần, váy, đầm, áo kiểu, trang phục thể thao, quàn áo bảo hộ lao động, trang phục lót, balo, túi xách,…

Quản lý đơn hàng ngành may là chuỗi công tác thực hiện thông qua quá trình làm việc với khách hàng bắt đầu từ giai đoạn thương mại, phát triển mẫu sản phẩm, tìm kiếm nguỗn cung cấp nguyên phụ liệu, triển khai và kiểm soát toàn bộ đơn hàng cho đến khi hoàn thành sản phẩm theo đúng yêu cầu về chất lượng, số lượng và đúng thời gian giao hàng đã kí trên hợp đồng.

1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận quản lý đơn hàng 1.1.3.1 Chức năng của bộ phận quản lý đơn hàng

- Là những người chịu trách nhiệm chính, là cầu nối giữa khách hàng - công ty, bộ phận - bộ phận để có thể tiếp nhận, xử lý, chuyển giao và truyền đạt thông tin từ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

phía khách hàng, nhà cung cấp và các bộ phận có liên quan một cách nhanh chóng, chính xác, đảm bảo sản xuất luôn được tiến hành một cách liên tục, tránh sự trì hoãn.

- Duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và tối ưu hóa lợi nhuận thu được.

- Tạo thuận lợi cho các bộ phận khác sắp xếp, bố trí công việc, triển khai và hoàn thành đơn hàng ở mức độ tốt nhất

- Tạo dựng mối quan hệ và làm hài lòng các yêu cầu của khách hàng - Xây dựng hình ảnh, uy tín cho công ty.

1.1.3.2 Nhiệm vụ của bộ phận quản lý đơn hàng

- Làm hài lòng mọi tiêu chí đánh giá nhà máy từ phía khách hàng - Thực hiện phát triển sản phẩm và chào giá

- Liên lạc chặt chẽ với khách hàng để đáp ứng mọi yêu cầu và đạt được thỏa thuận cho mọi vấn đề

- Thực hiện ký kết hợp đồng kinh doanh

- Tính toán và lập các báo cáo về chi phí, doanh thu, bồi thường sai phạm về chất lượng và thông tin đầy đủ với bộ phận tài chính

- Liên tục cập nhật mọi thông tin về đơn hàng cho các bộ phận có liên quan - Đảm bảo nguồn đơn hàng, nguồn cung cấp nguyên phụ liệu đầy đủ cho quá trình sản xuất được liên tục

- Lập kế hoạch cho việc triển khai thực hiện đơn hàng đúng với tiêu chuẩn chất lượng và tiêu chí đã cam kết

- Giám sát, giải quyết, báo cáo mọi vấn đề liên quan đến quá trình thực hiện đơn hàng

- Kiểm soát tiến độ sản xuất, dự phòng các giải pháp cần thiết - Triển khai kế hoạch giao hàng đúng hạn

- Giải quyết các khiếu nại nếu có sau khi giao hàng 1.1.4 Các hình thức quản lý đơn hàng

1.1.4.1 Hình thức quản lý trực tuyến

Là hình thức quản lý chia theo từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm sẽ chịu trách nhiệm quản lý một số đơn hàng của những khách hàng nhất định. Đứng đầu nhóm là nhóm trưởng, nhóm trưởng sẽ thực hiện theo dõi, giám sát công tác quản lý đơn hàng của các

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 8 thành viên trong nhóm, giải quyết các vấn đề phát sinh xảy ra trong quá trình sản xuất mà các thành viên trong nhóm không thể tự giải quyết được.

1.1.4.2 Hình thức quản lý theo chức năng

Là hình thức phân chia nhân sự theo từng nhóm công tác chuyên môn khác nhau. Các bộ phận chức năng được phân chia theo tính chất của tổ chức. Các nhân viên được phân chia nhiệm vụ trong các bộ phận chức năng theo lĩnh vực chuyên sâu mà họ am hiểu.

- Bộ phận phát triển mẫu: Phát triển các loại sản phẩm may cho đến khi được khách hàng chấp nhận.

- Bộ phận thu mua: Tìm kiếm nhà cung cấp nguyên phụ liệu, đặt mua nguyên phụ liệu cho đơn hàng, theo dõi tiến độ giao hàng, đảm bảo kế hoạch vào sản xuất cho nhà máy.

- Bộ phận kế hoạch: Lập kế hoạch sản xuất cho các đơn hàng, cập nhật báo cáo năng suất, báo cáo tiến độ. Theo dõi định mức tiêu hao nguyên phụ liệu, cân đối nguyên phụ liệu, chuẩn bị bảng màu, tài liệu kỹ thuật cho sản xuất.

1.1.4.3 Hình thức quản lý theo sản phẩm

Là hình thức tổ chức theo nhóm chuyên trách từ khâu phát triển, thu mua, kế hoạch sản xuất của một vài chủng loại sản phẩm có kiểu dáng, kết cấu sản phẩm, quy trình công nghệ gần giống nhau. Theo hình thức này, bộ phận quản lý đơn hàng sẽ chia theo nhóm sản phẩm, mỗi nhóm sẽ quản lý theo loại nhóm sản phẩm.

1.1.4.4 Hình thức quản lý theo địa lý

Là hình thức quản lý đơn hàng mà bộ phận phụ trách sản phẩm có trách nhiệm hoạt động trên nhiều thị trường khác nhau về sản phẩm đó. Bộ phận quản lý đơn hàng sẽ phân chia khách hàng theo từng khu vực địa lý để quản lý. Mỗi khách hàng ở các khu vực địa lý khác nhau sẽ có những yêu cầu về sản phẩm khác nhau. Vì vậy quản lý đơn hàng theo khu vực sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng tốt những yêu cầu của khách hàng về sản phẩm cần sản xuất.

1.1.5 Đặc điểm của công tác quản lý đơn hàng ngành may

- Tính thích nghi và thay đổi: chịu ảnh hưởng trực tiếp từ xu hướng thời trang của từng mùa, từng đối tượng khách hàng, đối tượng người tiêu dùng, từng khu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

vực địa lý mà tính chất đơn hàng sẽ liên tục thay đổi về thành phần vải, màu sắc, kiểu dáng, phụ liệu trang trí theo kèm, quy cách may, quy cách đóng gói v.v. Cho nên đòi hỏi người nhân viên quản lý đơn hàng phải có khả năng nắm bắt, thích nghi và thay đổi liên tục để đáp ứng yêu cầu công việc.

- Tính vận động cao: khác với đặc trưng của nhân viên văn phòng nói chung, người nhân viên quản lý đơn hàng cần thường xuyên di chuyển để có sự tiếp cận, giám sát thực tiễn nhằm nắm bắt tình hình, hiểu rõ nguyên nhân của mọi phát sinh liên quan đến nguyên phụ liệu và sản xuất để có hướng giải quyết kịp thời. Với những sự cố ngoài tầm kiểm soát và không thể giải quyết nội bộ thì bắt buộc phải báo cáo lại với khách hàng để được sự đồng ý chính thức, không gây ảnh hưởng đến việc xuất hàng về sau.

- Tính phụ thuộc: đăc thù của ngành dệt may nước ta là hoạt động theo hình thức gia công cho khách hàng nước ngoài, lệ thuộc vào nguồn cung cấp nguyên phụ liệu, vào sự chỉ định của khách hàng. Do đó, trong quá trình thực hiện đơn hàng, đặc biệt là những khách hàng khó tính, đòi hỏi phải tuân thủ tuyệt đối mọi yêu cầu của khách hàng về chủng loại, chất liệu, nguyên liệu sử dụng, nguồn cung cấp, tiêu chuẩn kỹ thuật, phương thức giao hàng v.v.

1.1.6 Tầm quan trọng của công tác quản lý đơn hàng

Bộ phận quản lý đơn hàng là cầu nối quan trọng để hoàn thành mục tiêu sản xuất kinh doanh đã đề ra. Nhân viên quản lý đơn hàng sẽ trực tiếp xử lý các tình huống, theo dõi, giải quyết các phát sinh trong quá trình thực hiện sản xuất đơn hàng, làm việc với các bộ phận khác nhằm truyền đạt thông tin về mã hàng cũng như việc sản xuất đơn hàng. Công tác quản lý đơn hàng làm việc với khách hàng và nhà cung cấp tốt sẽ giúp quá trình thực hiện sản xuất được tiến hành tốt, mang lại doanh thu, lợi nhuận cũng như uy tín cho công ty. Nhân viên quản lý đơn hàng sẽ quyết định việc có được những đơn hàng cho sản xuất, đảm bảo cho quá trình sản xuất được thuận lợi thông qua làm việc, trao đổi với khách hàng cũng như nhà gia công, xưởng may.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 10 1.1.7 Quy trình thực hiện đơn hàng ngành may

Quá trình quản lý đơn hàng bao gồm rất nhiều công việc khác nhau. Mỗi doanh nghiệp lại có một quy trình phù hợp với thực tế riêng. Tuy nhiên nhìn một cách tổng thể, các doanh nghiệp cũng có chung quy trình sau:

Nguồn: Trần Thanh Hương (2010) Sơ đồ 1: Quy trình quản lý đơn hàng tại doanh nghiệp

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

Bước 1: Phát triển mẫu.

Làm việc với khác hàng. Sau đó tiến hành phát triển mẫu sản phẩm và gửi cho khách hàng duyệt.

Bước 2: Nhận đơn hàng.

Nếu khách hàng đồng ý dựa trên mẫu mà công ty đã phát triển thì sẽ tiến hành gửi đơn hàng để sản xuất. Còn nếu không, thì công ty sẽ phải tiếp tục làm lại mẫu cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng hoặc là công ty sẽ không nhận được đơn hàng sản xuất trong mùa đó.

Bước 3: Lên kế hoạch tiền sản xuất.

Sau khi nhận được đơn hàng từ khách hàng. Công ty sẽ tiến hành lên kế hoạch tiền sản xuất về thời gian cắt vải, in,… đồng thời cung caaos cho khách hàng sản phẩm mẫu trong quá trình phát triển tiền sản xuất.

Bước 4: Tìm kiếm và đặt mua nguyên phụ liệu.

Việc tìm kiếm và đặt mua nguyên phụ liệu phải dựa trên cơ sở nhu cầu của các đơn hàng và ngày vào sản xuất để điều chỉnh cho phù hợp.

Bước 5: Lên kế hoạch sản xuất đơn hàng.

Xác định ngày vào chuyền, ngày dứt chuyền và số lượng công nhân đáp ứng các nhu cầu sản xuất của các đơn hàng đó. Đặc biệt phải đảm bảo cung cấp các loại mẫu sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng để khách hàng duyệt trước khi tiến hành đưa vào sản xuất đại trà.

Bước 6: Tiến hành sản xuất

Việc sản xuất phải đảm bảo đúng theo tiến độ kế hoạch đã đề ra trước đó, tiến hành kiểm tra hàng hóa ngay trong quá trình sản xuất và trước khi xuất hàng để đáp ứng đúng ngày xuất hàng và đảm bảo đủ số lượng thành phẩm mà khách hàng đã yêu cầu.

Bước 7:Xuất hàng và theo dõi việc thanh toán.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 12 1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Tổng quan về sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam

(Nguồn: Theo Báo cáo ngành dệt may năm 2018 - PHS) Biểu đồ 1: Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam

Theo Tổng cục thống kê, ngành dệt may năm 2018 ghi nhận doanh thu toàn ngành đạt 30,4 tỷ USD trong đó chủ yếu xuất khẩu hàng may mặc (chiếm 80%), theo sau là xuất khẩu vải (chiếm 6%) và xuất khẩu xơ, sợi (chiếm 11%). Sự tăng trưởng tích cực này còn được thể hiện ở việc giá trị xuất khẩu đến các thị trường chủ lực cũng lần lượt tăng tích cực. Cụ thể, trong năm qua, giá trị xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng 14% và tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hàng dệt may Việt Nam (chiếm 47% giá trị xuất khẩu toàn ngành). Trong khi đó, hàng dệt may Việt nam đang tiến dần đến vị trí dẫn đầu tại 2 thị trường tiềm năng là Hàn Quốc và Nhật Bản.

Theo số liệu của Hiệp hội dệt may Việt Nam, tính đến năm 2017, tổng số doanh nghiệp dệt may cả nước đạt 6,000 doanh nghiệp, trong đó số lượng doanh nghiệp gia công hàng may mặc là 5,101 doanh nghiệp (chiếm 85%); Số lượng doanh nghiệp sản

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

xuất vải, nhuộm là 780 doanh nghiệp (chiếm 13%); Số lượng sản xuất chế biến xơ, sợi là 119 doanh nghiệp (chiềm 2%).

Chuỗi giá trị ngành dệt may Việt Nam gồm có ngành vải, được xem là “Nút thắt cổ chai” của chuỗi cung ứng dệt may; ngành sợi phát triển với gần 70% sản lượng xuất khẩu đi nước ngoài và ngành may Chỉ đang dừng ở khâu giá trị gia tăng thấp nhất của chuỗi cung ứng

Bên cạnh đó, Việt Nam đang trên đà có động lực tăng trưởng ngành mạnh từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung diễn ra đem lại cơ hội dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam: Hàng dệt may Việt Nam đứng thứ 2 thị phần nhập khẩu tại Mỹ, chỉ sau Trung Quốc. Vì vậy, ngành dệt may Việt nam được kì vọng sẽ hưởng lợi từ sự dịch chuyển đơn hàng khi hàng dệt may Trung Quốc đang bị áp thuế 25%.

Nhiều cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTAs): Các đối tác trong hiệp định CPTPP đóng góp vào tổng giá trị xuất – nhập khẩu hàng dệt may của Việt nam khoảng 25%. Vì vậy, việc CPTPP chính thức có hiệu lực kì vọng sẽ hỗ trợ gia tăng xuất khẩu.

Bên cạnh đó, hiệp định RCEP hiện đang trong giai đoạn đàm phán cũng được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi thế cho Việt Nam không chỉ ở xuất khẩu mà còn ở khâu nhập khẩu nguyên liệu.

1.2.2 Tổng quan về sự phát triển của ngành dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm gần đây

Theo nguồn tài liệu Thừa Thiên Huế Online (11/01/2019), Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 6 khu công nghiệp với 50 doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may, tổng cộng có tới 300 dây chuyền may và 500.000 cọc sợi. Trong đó, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) có 10 doanh nghiệp (có 3 đơn vị Tập đoàn nắm cổ phần chi phối đó là:

Công ty CP Sợi Phú Bài, Công ty CP Dệt May Huế và Nhà máy Sợi Phú Hưng) đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Trong 9 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp của Vinatex đạt 126 triệu USD (dự kiến cả năm đạt 170 triệu USD);

tổng thu đạt 3.219 tỷ đồng; nộp ngân sách Nhà nước đạt 54 tỷ đồng; tạo việc làm cho gần 7.400 lao động trong tỉnh, với thu nhập bình quân khoảng 5,3 triệu đồng/người/tháng. Riêng các doanh nghiệp do Vinatex chi phối đạt doanh thu 2.547 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, với thu nhập đạt trên 6,3 triệu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 14 đồng/người/tháng. Trên địa bàn Thừa Thiên Huế hiện có 35 DN hoạt động XK ngành hàng xơ, sợi, may mặc. Trong đó, một số DN có kim ngạch XK lớn như: Công ty TNHH Hanesbrands Huế (258,8 triệu USD), Công ty CP Dệt may Huế (92 triệu USD);

Công ty Scavi Huế (72,8 triệu USD); Công ty CP Đầu tư dệt may Thiên An Phát (35,5 triệu USD); Công ty CP Sợi Phú Bài (29,7 triệu USD).

Năm 2018, các DN XK trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã thu về gần 900 triệu USD, tăng 6% so với năm 2017. Trong đó, ngành dệt may đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu các mặt hàng XK, với tổng kim ngạch đạt trên 680 triệu USD, tăng 20%

so với năm 2017 và chiếm trên 70% tổng giá trị kim ngạch XK của toàn tỉnh, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho trên 20.000 lao động.

Với mục tiêu đạt kim ngạch XK năm 2019 là 96 triệu USD, tăng 5% so với năm 2018, công việc đầu tiên Công ty CP Dệt may Huế triển khai ngay trong năm nay là đầu tư dây chuyền thiết bị phục vụ sản xuất nhằm tăng năng suất, tiết giảm nhân công, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Theo thống kê, hiện toàn tỉnh có hơn 70 DN có sản phẩm xuất khẩu sang thị trường các nước trên thế giới. Năm 2019, nhiều DN đã có đơn hàng cho 6 tháng đầu năm và cả năm 2019, với mục tiêu giá trị kim ngạch XK 2019 đạt 1 tỷ USD.

1.2.3 Đặc trưng ngành may mặc

Sản xuất ngành dệt may có vai trò và ảnh hưởng lơn đến sản xuất và buôn bán quốc tế. Trong lịch sử mậu dịch thế giới, sản phẩm dệt may là những sản phẩm đầu tiên tham gia vào thị trường, nó có một số đặt trưng sau:

- Dệt may là ngành mà sản phẩm của nó thuộc nhóm sản phẩm tiêu dùng thiết yếu nên khả năng tiêu dùng là rất lớn

- Là ngành công nghiệp nhẹ, sử dụng nhiều lao động, phần lớn là lao động phổ thông. Bên cạnh đó, đây là ngành có khả năng thu hồi vốn nhanh nên phù hợp với các nước đang phát triển có nguồn lao động dồi dào, trình độ thấp.

- Sản xuất theo kiểu dây chuyền nên hoạt động của mỗi cá nhân, mỗi một đơn vị sản xuất đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất chung của toàn nhà máy.

- Sản phẩm dệt may là loại sản phẩm có yêu cầu rất phong phú, đa dạng tuỳ thuộc vào đối tượng tiêu dùng. Người tiêu dùng khác nhau về văn hoá, phong tục

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

tập quán, tôn giáo, khác nhau về khu vực địa lý, khí hậu, về giới tính, tuổi tác… sẽ có nhu cầu rất khác nhau về trang phục.

- Sản phẩm dệt may mang tính thời trang cao, thường xuyên thay đổi mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, chất liệu để đáp ứng nhu cầu và gây ấn tượng cho người tiêu dùng.

- Nhãn mác sản phẩm có ý nghĩa rất lớn đối với việc tiêu thụ sản phẩm vì người tiêu dùng không chỉ tính đến giá cả mà còn rất coi trọng chất lượng sản phẩm.

- Yếu tố mùa vụ liên quan chặt chẽ đến việc sản xuất và bán hàng. Điều này cũng liên quan đến vấn đề thời hạn giao hàng, nếu như không muốn bỏ lỡ cơ hội xuất khẩu thì hơn bao giờ hết, hàng dệt may cần được giao đúng thời hạn để cung cấp hàng hoá kịp thời vụ.

Mức thuế phổ biến đánh vào hàng dệt may cũng cao hơn so với các hàng hoá công nghiệp khác

- Nguyên phụ liệu có số lượng rất lớn, đa dạng và ít khi được sử dụng lại nên lượng tồn kho không lớn. Mặc khác, số lượng nguyên phụ liệu, thành phẩm trong một doanh nghiệp có thể lên đến hàng trăm ngàn mã, chúng lại có sự tương đồng nhất định.

Mỗi sản phẩm, mỗi mã hàng lại có quy trình sản xuất riêng và trang thiết bị, máy móc riêng. Bên cạnh đó, sản xuất để xuất khẩu đến những quốc gia khác nhau lại có những yêu cầu khác nhau.

1.2.4 Vai trò ngành dệt may

Vai trò của công nghiệp dệt may với tăng trưởng kinh tế

Ngành công nghiệp Dệt May có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế quốc dân nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, có điều kiện mở rộng thương mại quốc tế và mang lại nhiều nguồn thu cho đất nước. Trong nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII của Đảng đã chỉ rõ “Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu đa dạng ngày càng cao phục vụ tốt cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu”

Điều đó chỉ ra rằng công nghiệp Dệt May có vai trò quan trọng trong tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Nó thể hiện ở những điểm sau:

- Cung cấp hàng hoá tiêu dùng

Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ngành là cung cấp các sản phẩm cho thị trường trong nước. Trước hêt là đáp ứng được các nhu cầu về các mặt hàng như các

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 16 loại quần áo, bít tất, vải vóc…từ đơn giản đến phức tạp, từ bình dân đến cao cấp. Khi chất lượng cuộc sống được nâng cao thì nhu cầu về may mặc lại càng lớn. Các sản phẩm về quần áo thời trang trở thành nhu cầu của hầu hết các tầng lớp dân cư trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ. Với một đất nước có tổng số dân khoảng 80 triệu người thì nhu cầu về may mặc lại càng lớn. Do vậy, đầu tư phát triển cho ngành Dệt May cần có định hướng vào thị trường trong nước, sản xuất nhiều mặt hàng phong phú về mẫu mã và kiểu cách để kích thích tiêu dùng trong nước, hướng dẫn khuynh hướng thời trang cho người tiêu dùng. Ngành dệt may được tổ chức trên phạm vi toàn quốc, có đủ sức giải quyết mối quan hệ giữa sản xuất và lưu thông trong một tổ chức thống nhất và có sự điều hành chặt chẽ từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, bán buôn và bán lẻ làm chủ thị trường trong nước trong mọi tình huống, tránh được hiện tượng bán quota giữa các đơn vị thành viên (nhất là các công ty may). Công nghiệp dệt may còn được coi là định hướng để cung cấp sản phẩm cho khoảng 100 triệu dân vào năm 2010.

- Cung cấp các sản phẩm xuất khẩu, mở rộng thương mại quốc tế

Lợi thế so sánh là một trong những yếu tố thúc đẩy quan hệ ngoại thương, buôn bán trao đổi giữa các quốc gia trên toàn thế giới. Nó góp phần nâng cao lợi ích của mỗi nước khi tham gia trao đổi. Trong điều kiện đặc thù, mỗi quốc gia tự tìm thấy lợi thế so sánh của mình với những quốc gia khác. Đặc trưng của Công nghiệp Dệt May là sử dụng rất nhiều nhân công, nên chi phí nhân công chiếm một tỷ lệ cao trong tổng giá thành. Việt Nam có chi phí lao động thấp, lao động dồi dào, cần cù khéo léo, đây chính là một lợi thế của Việt Nam. Việc tập trung vào lợi thế này sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên việc tận dụng lợi thế này còn phụ thuộc rất lớn vào khả năng quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam. Với đường lối mở cửa và hoà nhập thị trường thế giới nói chung và các nước trong khu vực nói riêng, cùng với sự chuyển dịch công nghệ đang diễn ra sôi nổi, ngành Dệt May đang có nhiều thuận lợi để phát triển.

Với vai trò là ngành cung cấp sản phẩm xuất khẩu và mở rộng quan hệ thương mại quốc tế ngành đã thu hút vào trong nước một lượng ngoại tệ đáng kể. Tuy nhiên, nguyên liệu phụ kiện sản xuất trong nước còn yếu kém lạc hậu chưa có mẫu mã phù hợp thị hiếu, sản phẩm sản xuất chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước, do đó

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

ngành phải nhập khẩu nguyên vật liệu còn thiếu. Mặt khác để phát triển ngành Công nghiệp Dệt May, các đơn vị trong ngành hàng năm phải đầu tư thêm vốn để quá trình sản xuất được liên tục. Do đó đứng về phương diện sản xuất thì cán cân xuất nhập khẩu và vốn đầu tư cho ngành là một bộ phận góp phần tăng trưởng GDP của toàn ngành Dệt May dẫn đến tăng trưởng GDP toàn ngành Công nghiệp và GDP của cả nước.

Như vậy, ngành Dệt May là ngành có năng lực cạnh tranh cao trong quá trình hội nhập thương mại quốc tế, là ngành xuất khẩu chủ lực của ngành công nghiệp Việt Nam trong những năm qua.

Vai trò của Công nghiệp Dệt May với việc góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam

Ngành Công nghiệp Dệt May là một bộ phận cấu thành công nghiệp Việt Nam trong cơ cấu ngành (Công nghiệp - Xây dựng; Nông nghiệp; Dịch vụ) của cơ cấu nền kinh tế. Công nghiệp Dệt May là một bộ phận tích cực góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam.

Công nghiệp Dệt May phát triển sẽ làm tăng tỷ trọng phần trăm (%) công nghiệp trong cơ cấu kinh tế. Công nghiệp Dệt May là ngành sản xuất ra sản phẩm vật chất phục vụ cho tiêu dùng. Giá trị gia tăng của ngành được xác định dựa trên cơ sở hạch toán các khoản chi phí, các yếu tố sản xuất và lợi nhuận của các cơ sở sản xuất và dịch vụ trong ngành. Do vậy phát triển ngành Dệt May sẽ làm tăng thêm giá trị gia tăng của ngành công nghiệp, tăng tỷ trọng GDP của ngành công nghiệp.

Công nghiệp Dệt May thúc đẩy các ngành ngược chiều phát triển. Ngành Công nghiệp Dệt May sử dụng nguyên liệu từ ngành nông nghiệp như đay, bông, tằm…Do đó nó đòi hỏi ngành nông nghiệp cũng phải phát triển theo.

Công nghiệp Dệt May thúc đẩy các ngành xuôi chiều phát triển. Sản phẩm của ngành sản xuất ra được phân phối trong phạm vi trong và ngoài nước và làm nguyên liệu đầu vào cho các ngành khác. Trước hết sản phẩm của ngành Dệt là đầu vào của ngành May, ngoài ra nó còn cung cấp cho các ngành khác như trang trí nội thất, giày da, bao bọc bàn ghế ... Để có khả năng tái sản xuất ngành thì cần phải thông qua các ngành dịch vụ như thông tin quảng cáo, bưu điện, dịch vụ bán hàng, ngành vận tải...

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 18 Công nghiệp Dệt May thúc đẩy các ngành gián tiếp phát triển. Trong sản xuất kinh doanh, nếu ngành dệt may có nhu cầu sản xuất lớn thì kéo theo các ngành khác cũng phát triển, ví dụ như: ngành điện đảm bảo cho công suất máy hoạt động liên tục, ngành hoá chất phục vụ cho in vải thành phẩm, ngành chế tạo máy móc...Chẳng hạn như ngành cơ khí chế tạo máy, để đáp ứng nhu cầu của ngành Dệt May, Nhà nước có chủ trương đầu tư phát triển cơ khí Dệt May

Tóm lại, Công nghiệp Dệt May tác động tích cực đến cả ba ngành Công nghiệp, Nông nghiệp, Dịch vụ của cơ cấu nền kinh tế cả về mặt chất và mặt lượng.

Vai trò của Công nghiệp Dệt May với giải quyết các vấn đề xã hội

Trong quá trình sản xuất từ các yếu tố đầu vào cho đến khi đưa ra một sản phẩm Dệt May hoàn chỉnh có nhiều công đoạn thủ công đơn giản (đặc biệt là ngành May), do đó ngành dễ giành giải quyết và thu hút việc làm cho người lao động kể cả lao động xuất phát từ nông thôn, từ đó tăng thu nhập cho người lao động.

GDP của ngành Dệt May là một bộ phận của tổng sản phẩm trong nước được xã hội tổ chức quản lý, bảo toàn và phân phối cho người lao động. Ngành càng phát triển thì GDP của ngành công nghiệp, của cả nước và bình quân đầu người cũng tăng thêm.

Từ đó góp phần ổn định và thúc đẩy tiến bộ xã hội, cải thiện quan hệ sản xuất, bảo đảm và tiến tới phân phối công bằng hơn về thu nhập, đồng thời bảo đảm ngày càng nhiều công ăn việc làm cho xã hội, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tăng thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐƠN HÀNG CỦA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DỆT MAY THIÊN AN PHÁT

2.1 Tổng quan về công ty Cổ phần Đầu tư dệt may Thiên An Phát 2.1.1 Giới thiệu về công ty

- Tên doanh nghiệp:Công ty cổ phần đầu tư dệt may Thiên An Phát

- Logo công ty:

- Địa chỉ: Đường số 5, cụm Công nghiệp An Hòa, Phường An Hòa, Thành phố Huế, Thừa Thiên, Huế

- Số điện thoại: 02343599927 - FAX: 02343521101

- Email: contact@thianco.com.vn - Website: http://thianco.com.vn

Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt May Thiên An Phát được thành lập ngày 19/5/2008. Công ty chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng may mặc. Doanh thu hàng năm trên 500 tỷ đồng, mức tăng trưởng từ 12 - 15%/năm. Công ty có 3 nhà máy thành viên với gần 2.000 cán bộ công nhân lao động.

- Nhà máy May 1, địa chỉ: 120 Dương Thiệu Tước, phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế với diện tích đất 12.500m2; có 16 chuyền may, thiết bị nhập khẩu từ Nhật, Đài Loan, với năng lực sản xuất trên 3 triệu sản phẩm/năm;

chuyên sản xuất các mặt hàng vải dệt kim như Polo shirt, T shirt, Jacket.

- Nhà máy May 2, địa chỉ: đường số 5, Cụm Công nghiệp An Hòa, phường An Hòa, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, diện tích đất 17.000m2, có 16 chuyền may với các thiết bị nhập khẩu từ Nhật, Đài Loan, sản lượng hàng năm 3,5 triệu sản phẩm;

chuyên sản xuất các mặt hàng vải dệt thoi và thời trang nữ.

- Nhà máy Bao Bì, địa chỉ: đường số 1, khu Công nghiệp Phú Bài, phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế với diện tích đất 26.000m2, trang bị hệ thống máy móc thiết bị nhập khẩu của Đài Loan, Mỹ, năng lực hàng năm 5 triệu m2 thùng carton và 10 triệu ống côn giấy.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 20 - Xưởng thêu với 12 máy thêu được nhập khẩu từ Nhật, Đài Loan, với năng lực 16 triệu sản phẩm/năm đáp ứng nhu cầu sản xuất của công ty và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Xưởng Wash với 3 máy giặt, 4 máy vắt, 02 máy sấy được nhập khẩu từ Trung Quốc, năng lực 2 triệu sản phẩm/năm.

Sản phẩm của Công ty được xuất khẩu sang các thị trường chủ yếu là Mỹ, Nhật Bản, EU.

2.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, trách nhiệm xã hội, triết lý kinh doanh và solgan của công ty

- Tầm nhìn:

Trở thành Công ty thành công, đáp ứng tốt nhất hàng hóa và dịch vụ của khách hàng trong lĩnh vực Dệt May.

- Sứ mệnh:

Mang đến lợi ích cho khách hàng bằng sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao.

Đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư và tạo môi trường làm việc thân thiện, tin cậy, chế độ đãi ngộ tương xứng, cơ hội thăng tiến cho mọi người lao động.

- Giá trị cốt lõi Công ty:

Khách hàng luôn là trọng tâm trong việc hoạch định chính sách và chiến lược;

Công ty vừa là nơi làm việc vừa là trường học. Mọi hoạt động đều hướng tới khách hàng.

- Trách nhiệm xã hội

Với trách nhiệm của một doanh nghiệp, Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt May Thiên An Phát hoạt động không chỉ vì mục đích kinh doanh mà còn cam kết đóng góp tích cực vào việc phát triển con người, nâng cao chất lượng cuộc sống đảm bảo môi trường bền vững và góp phần phát triển xã hội.

- Triết lý kinh doanh:

Làm đúng ngay từ đầu;

An toàn, hiệu quả, bền vững và chuẩn mực quốc tế;

Đoàn kết, hợp tác, chia sẻ và trách nhiệm xã hội;

Sự thịnh vượng của khách hàng là sự thành công của Thianco.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

- Slogan:“Thiên An Phát- Tạo sự khác biệt”

2.1.3 Khách hàng

Khách hàng phổ biến và chủ yếu của Thiên An Phát là các đối tác khác ở nước ngoài, một số khách hàng đã hợp tác với Thiên An Phát: Costco, Walmart, Perry Ellis, Hanesbrand, Sam Club, Ralph Laurent, JCPenny, Kohl's, Nihon, Zara, Rich Trend...

Một số nhãn hàng chính như Kirkland Signature, Callaway, Grand Slam, PGATour, ChampionTour, C9, APT9, Michael Kors, Lane Bryant, Polo, Avenue, Greg Norman, MLB, Kim Rogers, Time and Tru...

2.1.4 Phương thức sản xuất

Hiện nay, Công Ty Cổ Phần Dệt May Thiên An Phát tiến hành xuất khẩu theo hai phương thức: xuất khẩu trực tiếp và gia công.

- Phương thức gia công: Theo phương thức này, Công Ty nhận gia công trực tiếp qua đối tác khách hàng, họ sẽ cung cấp nguyên phụ liệu, mẫu mã, tài liệu, yêu cầu kỹ thuật, chất lượng sản phẩm. Sau khi sản xuất gia công xong thành phẩm, Công Ty sẽ liên lạc khách hàng để kiểm tra, giám định chất lượng. Sau khi kiểm tra, giám định xong, hàng đạt yêu cầu mới được đóng gói, vận chuyển hàng xuống cảng xuất. Hình thức này mang lại lợi nhuận thấp (chỉ thu được phí gia công, chi phí bao bì (nếu có), đồng thời Công Ty bị thụ thuộc vào đối tác, nhưng nó giúp Công Ty có việc làm thường xuyên, làm quen và từng bước thâm nhập thị trường nước ngoài, làm quen với máy móc thiết bị hiện đại. Đối với gia công nhận trực tiếp với khách hàng, chủ yếu là khách hàng truyền thống, họ sẽ đặt gia công cung cấp nguyên vật liệu như trong thỏa thuận kí kết hợp đồng và công ty sẽ tiến hành gia công.

- Phương thức xuất khẩu trực tiếp: Công Ty xuất khẩu trực tiếp dưới dạng FOB.

Với phương thức này khách hàng đặt hàng theo mẫu, yêu cầu về kiểu dáng, chất lượng, chất liệu sản phẩm, nguyên phụ liệu,… dựa trên quy cách mẫu mã mà khách hàng đặt hàng, Công Ty phải bỏ tiền mua nguyên phụ liệu, Công Ty phải vận chuyển và giao hàng tại cảng xuất. Xuất khẩu loại này đem lại hiệu quả cao nhất do Công Ty có thể chủ động trong việc chuẩn bị nguồn hàng cũng như lựa chọn phương tiện vận tải, giảm được chi phí trung gian từ đó làm tăng lợi nhuận cho Công Ty.

2.1.5 Sơ đồ bộ máy quản lý công ty

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 22

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DỆT MAY THIÊN AN PHÁT

(Nguồn: Phòng Nhân sự Công ty Thiên An Phát) Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy quản lý CTCP Đầu tư Dệt may Thiên An Phát

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÒNG NHÂN SỰ

PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY BAO BÌ PHÒNG KỸ

THUẬT

PHÒNG KẾ HOẠCH THỊ

TRƯỜNG

TRƯỞNG PHÒNG NHÂN

SỰ

GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY MAY 1

GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY MAY 2

GIÁM ĐỐC XƯỞNG CẮT

PHÓ GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY MAY 1

PHÒNG ĐIỀU HÀNH MAY 1

PHÓ GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY MAY 2

PHÒNG ĐIỀU HÀNH MAY 2

TỔ NGUYÊN PHỤ

LIỆU TỔ

CẮT

TỔ HOÀN THÀNH

CÁC TỔ MAY

TỔ BẢO

TRÌ

VĂN PHÒNG

BẢO VỆ VSCN

TỔ KỸ THUẬT

TỔ QC

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của một số bộ phận chính trong công ty:

- Tổng giám đốc: Là người đứng đầu của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tổ chức quản lý, điều hành, giám sát Phó Tổng giám đốc, chỉ đạo trực tiếp phòng Nhân sự, phòng Tài chính kế toán hoàn thành nhiệm vụ được phân công và ra các quyết định chính xác, kịp thời.

- Phó tổng giám đốc: Giúp Tổng giám đốc Công ty điều hành công tác sản xuất kinh doanh may; tham mưu cho Tổng giám đốc về chiến lược phát triển Công ty bền vững, tổ chức quản lý, điều hành, giám sát Nhà máy May; Phòng Kỹ thuật, Phòng Kế hoạch thị trường các đơn vị liên quan hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.

- Giám đốc nhà máy may: Tổ chức, quản lý, điều hành và sử dụng các nguồn lực của nhà máy May nhằm triển khai sản xuất hoàn thành kế hoạch Công ty; đảm bảo năng suất, chất lượng, tiến độ, hiệu quả và an toàn. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trình độ nghiệp vụ, tay nghề cho cấp dưới.

- Giám đốc nhà máy Bao bì: Tổ chức quản lý, điều hành, giám sát Nhà máy bao bì hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Đánh giá lựa chọn nhà thầu cung ứng phụ liệu theo quy định của Công ty.

- Giám đốc xưởng cắt: Tổ chức quản lý, điều hành và giám sát xưởng cắt hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Sử dụng các nguồn lực của xưởng, chịu trách nhiệm chính trong việc tiếp nhận, quản lý nguyên liệu; thực hiện sản xuất, bàn giao bán thành phẩm cắt cho các nhà máy May theo yêu cầu của Công ty.

- Phòng nhân sự: Tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác tổ chức bộ máy, quy hoạch cán bộ, công tác xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về công tác nguồn nhân lực, tiền lương, bảo hiểm xã hội, công tác hành chính,…đáp ứng chất lượng và số lượng lao động, đảm bảo bộ máy quản lý tinh gọn hiệu lực.

- Phòng kế hoạch thị trường: Tham mưu cho Ban Lãnh đạo về phương án sản xuất kinh doanh hàng may mặc. Tổ chức tìm kiếm khách hàng, xây dựng kế hoạch sản xuất, công tác xuất nhập khẩu cho Công ty. Lập thủ tục hợp đồng và thanh toán thu tiền về cho Công ty, xây dựng và phát triển thương hiệu Thianco hàng may mặc xuất khẩu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 24 - Phòng kỹ thuật: có trách nhiệm tổ chức quản lý công tác kỹ thuật, nguyên phụ liệu, tài liệu kỹ thuật..., quản lý, điều hành và sử dụng các nguồn lực của Công ty giao bao gồm: máy móc thiết bị, lao động, các trang thiết bị văn phòng có hiệu quả.

- Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động tài chính kế toán của Công ty, phối hợp với các đơn vị giải quyết các nghiệp vụ phát sinh nhằm đảm bảo việc chấp hành đúng chế độ chính sách quản lí kinh tế của Nhà nước. Định kì tiến hành phân tích hoạt động sane xuất kinh doanh, báo cáo kết quả trước hội nghị lãnh đạo chủ chốt công ty. Tham mưu cho Ban Lãnh đạo các phương án tăng vốn, bảo toàn vốn, các giải pháp phòng ngừa rủi ro, các chế độ chính sách liên quan đến cổ đông Công ty.

2.1.6 Tình hình lao động ở công ty

CTCP Đầu tư Dệt may Thiên An Phát trong những năm gần đây luôn quan tâm và xác định con người là yếu tố quan trọng trong quá trình kinh doanh, là tài sản quý báu và là yếu tố quyết định đến sự sống còn của Công ty. Do tính chất của công việc dệt may đòi hỏi sự khéo léo, tinh xảo và tỉ mỹ nên số lượng lao động nữ chiếm tỷ trọng lớn hơn lao động nam trong Công ty.

Tình hình lao động từ 2016 - 2018 được thể hiện qua bảng sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

Bảng 1: Tình hình cơ cấu lao động Công ty giai đoạn 2016 – 2018

Đơn vị tính: người

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Số

lượng % Số

lượng % Số

lượng % +/- % +/- %

Tổng số lao

động 1892 100 1953 100 1983 100 61 3,22 30 1,54

Phân tích theo tính chất công việc

Quản lý 77 4,07 77 3.94 77 3,88 0 0 0 0

Gián tiếp 849 44,87 871 44.60 882 44,48 22 2,59 11 1,26 Trực tiếp 966 51,06 1005 51,46 1024 51,64 39 4,04 19 1,89 Phân tích theo trình độ lao động

Đại học và

sau đại học 68 3,59 83 4,25 108 5,45 15 22,06 25 30,12

Cao đẳng 40 2,11 46 2,36 60 3,03 6 15,00 14 30,43

Trung cấp 26 1,37 30 1,54 33 1,66 4 15,38 3 10,00

Sơ cấp nghề 4 0,21 4 0,20 4 0,20 0 0,00 0 0,00

Phổ thông 1754 92,71 1790 91,65 1778 89,66 36 2,05 -12 -0,67 Phân theo giới tính

Nam 378 19,98 390 19,97 397 20,02 12 3,17 7 1,79

Nữ 1514 80,02 1563 80,03 1586 79,98 49 3,24 23 1,47

(Nguồn: Phòng Nhân sự) Nhân sự là yếu tố quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Nguồn nhân lực có trình độ cao, bố trí lao động một cách hợp lý là vấn đề quan trọng góp phần nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả tron

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Tính phụ thuộc: Đặc thù của ngành may mặc ở nước ta là chủ yếu thực hiện theo hình thức gia công cho khách hàng nước ngoài, lệ thuộc vào nguồn

Phát triển công nghệ được thực hiện bằng nhiều con đường như: tự nghiên cứu và phát triển, nhận chuyển giao công nghệ, mua bán, cho tặng…Tuy nhiên,

Phương pháp thống kê mô tả: Trên cơ sở những số liệu đã được thống kê và các tài liệu đã được tổng hợp, kết hợp với việc vận dụng các phương pháp phân tích thống

Nghiên cứu đã đưa ra được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu hàng may mặc góp phần giúp công ty có kế hoạch mua sắm

Trong bài khóa luận đã nêu ra một số nội dung liên quan đến hoạt động chăm sóc khách hàng tại công ty TNHH Du lịch Xanh Việt, cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến

Điều này cho thấy rằng khách hàng có sự đánh giá cao hơn mức độ trung lập, khách hàng đang rất đồng ý các nhận định đưa ra của đề tài, thể hiện sự hài

Từ những kết quả của nghiên cứu về đề tài “Đánh giá chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Mức độ đáp ứng là nhân tố có tác động lớn nhất đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ CSKH sử dụng sản phẩm FPT Play Box.. Để có thể canh