• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tiết: 2

Bài 2 : LIÊM KHIẾT

I/ Mục tiêu bài dạy 1. Kiến thức:

- Hiểu thế nào là liêm khiết.

- Nêu được một số biểu hiện của liêm khiết.

- Hiểu được ý nghĩa của liêm khiết.

2. Về kĩ năng:

- Kĩ năng bài học:

+ Phân biệt được hành vi liêm khiết với tham lam, làm giàu bất chính.

+ Biết sống liêm khiết, không tham lam.

- Kĩ năng sống:

+ Kĩ năng xác định giá trị và ý nghĩa của sống liêm khiết

+ Kĩ năng phân tích so sánh những biểu hiện liêm khiết và những biểu hiện trái liêm khiết.

+ Kĩ năng tư duy phê phán đối với những biểu hiện liêm khiết và những biểu hiện trái liêm khiết.

3. Thái độ: TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC, GIẢN DỊ, TRÁCH NHIỆM, HỢP TÁC

- Kính trọng những người sống liêm khiết; phê phán những hành vi tham ô, tham nhũng.

- Biết kính trọng và học tập những người sống trong sạch, không toan tính nhỏ nhen, ích kỉ, không ham danh vọng, tiền bạc; đồng thời có thái độ phê phán đối với những hành vi tham ô, tham nhũng; sử dụng tiền của, tài sản chung vào mục đích riêng của cá nhân, ăn hối lộ, làm giàu bất chính trong xã hội.

- Giáo dục học sinh học tập theo tấm gương Bác: Cả đời Bác Hồ luôn sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không toan tính riêng cho bản thân, khước từ những ưu đãi dành cho Chủ tịch nước để lo cho dân, cho nước.

4.Phát triển năng lực:

- Năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản lí, năng lực tự học.

- Năng lực tự nhận thức , năng lực tự chịu trách nhiệm, năng lực tự diều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội, đạo đức.

II/ Tài liệu và phương tiện - SGK. SGV. GDCD 8.

- Một số câu chuyện nói về liêm khiết - Trò chơi, tiểu phẩm

- Luật phòng chống tham nhũng năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2007 Ng y so n: à 11 / 9 /

2020

(2)

III/ Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Đàm thoại, giảng giải, nghiên cứu trường hợp điển hình.

- Động não

- Nêu vấn đề, thảo luận nhóm . - Xử lí tình huống

IV/ Tiến trình bài dạy 1. Ổn định tổ chức: 1p

Lớp Ngày dạy Sĩ số

8A 16 / 9 / 2020

8B 15 / 9 / 2020

8C 15 / 9 / 2020

2. Kiểm tra bài cũ: 4p

* Câu hỏi: ? Thế nào là tôn trọng lẽ phải? Nêu một số biểu hiện và ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải?

* Yêu cầu:

- Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và không làm những việc sai trái.

- Một số biểu hiện của việc tôn trọng lẽ phải:

Chấp hành tốt mọi quy định, nội quy nơi mình sống, học tập và làm việc;

không nói sai sự thật; không vi phạm đạo đức và pháp luật; biết đồng tình, ủng hộ ý kiến, quan điểm, việc làm đúng; có thái độ phê phán đối với ý kiến, quan điểm, việc làm sai trái;…

- Ý nghĩa:

Tôn trọng lẽ phải giúp con người có cách cư xử phù hợp; góp phần xây dựng các mối quan hệ xã hội lành mạnh, tốt đẹp; góp phần thúc đẩy xã hội ổn định, phát triển.

3. Bài mới:

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.(2phút.)

- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật: động não

GV:Từ xưa đến nay ông cha ta luôn coi trọng và đề cao vấn để danh dự và nhân phẩm của con người: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không thay đổi phải giữ cho được sự trong sạch và thanh thản của tâm hồn.

* Hoạt động 2: Lắng nghe, đàm thoại tìm hiểu phần truyện đọc. (10’) - Mục tiêu: H nhận biết được biểu hiện của tính liêm khiết qua truyện đọc

(3)

- Hình thức: phân hóa, nhóm

- Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, nghiên cứu trường hợp điển hình, thảo luận nhóm,tự liên hệ,

- Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Cách tiến hành:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

GV : Gọi 3 học sinh có giọng đọc tốt đọc các mẩu chuyện phần đặt vấn đề.

? GV: tổ chức HS thảo luận nhóm(3') Chia lớp thành 3 nhóm ứng với 3 câu hỏi sau:

Nhóm 1

Câu 1. Bà Mari Quy-ri đã có những việc làm gì? Hành động đó thể hiện đức tính gì?

- Bà Mari Quy-ri và chồng đã có những đóng góp cho thế giới những sản phẩm có giá trị khoà học và kinh tế.

- Không giữ bản quyền sáng chế cho mình ,sẵn sàng sống túng thiếu.

- Bà gửi biết tài sản cho trẻ mồ côi - Không nhận món quà của tổng thông

=>- Bà Mari Quy Bà không vụ lợi, tham lam sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội Nhóm 2

Câu 2. Hãy nêu những hành động của Dương Chấn . Những hành động đó thể hiện đức tính gì?

Dương Chấn từ chối vàng bạc Vương Mật mang đến biếu.

- Ông nói tiến cử người làm việc tốt chứ không cần vàng.

- Đức tính thanh cao , vô tư không vụ lợi.

=> - Dương Chấn là người thanh cao, vô tư, không vụ lợi.

Nhóm 3

* Tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh Câu 3. Hành động của Bác Hồ được đánh giá như thế nào ? Những hành động đó của Bác thể hiện đức tính gì ?

- Cụ sống như những người Việt Nam bình thường

I. Đặt vấn đề.

1. Đọc 2. Nhận xét

(4)

- Khước từ nhà cửa, quân phục, huân huy chương

HS các nhóm cử đại diện trả lời .

GV nhận xét và bổ sung và đặt câu hỏi chung cho cả lớp .

 Sống thanh cao không vụ lợi, không hám danh làm việc một cách vô tư có trách nhiệm không đòi hỏi điều kiện vật chất.

* Tích hợp kiến thức liên môn:

Môn Ngữ văn (Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”)

GV hướng dẫn học sinh liên hệ để nhớ lại các chi tiết nói về sự giản dị, tiết kiệm của Bác trong văn bản.

? Em có suy nghĩ gì về những cách xử sự trên ?Theo em những cách xử sự trên có điểm gì giống nhau ? Vì sao?

Theo em những cách sử xự của Mari , Dương Chấn , Bác Hồ có điểm gì chung?

Bộc lộ phẩm chất gì ?

? Em thử đoán xem khi bà Mari từ chối sự giúp đở của Pháp . Sự từ chối đút lót của Dương Chấn và cách sống của Bác Hồ thì họ cảm thấy như thế nào? Mọi người sẽ có thái độ như thế nào đối với họ.

Lương tâm thanh thản.

Mọi người quí trọng tin cậy của mọi người làm cho xã hội trong lành sạch tốt đẹp hơn.

GV kết luận

- Bác Hồ là người Việt Nam trong sạch và liêm khiết.

* Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học. (12’)

- Mục tiêu: H nắm được thế nào là liêm khiết, biểu hiện, ý nghĩa, rèn luyện tính liêm khiết ntn

- Hình thức: cá nhân

- Phương pháp: Thảo luận nhóm, xử lý tình huống, nêu vấn đề - Kĩ thuật : động não, đặt câu hỏi

- Cách tiến hành:

? Qua phần đặt vấn đề em cho biết liêm khiết là gì ? Trái với liêm khiết là gì ( nhỏ nhen , ích kỷ ).

Học sinh thảo luận nhóm. Chia lớp làm 2

II. Nội dung bài học 1. Liêm khiết

(5)

nhóm thảo luân 2 vấn đề

Vấn đề 1: Nêu những biểu hiện trái với lối sống liêm khiết.

- Lợi dụng chức quyền tham ô….

- Lâm tặc móc lối với công an , cán bộ kiểm lâm ăn cắp gỗ

- Công ty A làm ăn gian lận . - Công ty B trốn thuế nhà nước.

- Bạn A không quan tâm đến phong trào của lớp , chỉ lo vun vén cho cá nhân mình

- Không tham gia các hoạt động công ích……

Vấn đề 2: Nêu những biểu hiện sống liêm khiết

- Làm giàu bằng tai năng , sức lực.

- Kiên trì học tập , vươn lên bằng sức lực của mình .

- Trưởng thôn làm việc tận tuỵ không đòi hỏi vật chất.

- Lớp trưởng vất vả hết mình với phong trào của lớp không đòi hỏi quyền lợi riêng .

- ông B bỏ vốn xây dựng công ty giải quyết công ăn việc làm cho mọi người.

HS cử đại diện lên trình bày – GV, học sinh nhận xét giáo viên tổng kết .

* Tích hợp kiến thức giáo dục pháp luật Bảng phụ

Luật phòng chống tham nhũng năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2007

? Sống liêm khiết sẽ có ý nghĩa như thế nào ?

HS suy nghĩ trả lời

? Theo em là học sinh có cần phải liêm khiết không? Muốn trở thành người liêm khiết cần rèn luyện những đức tính gì?

- Nhắc lại nội dung bài học

- Là phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống không hám danh, hám lợi, không nhỏ nhen ích kỷ.

* Một số biểu hiện liêm khiết như: không tham lam; không tham ô tiền bạc, tài sản chung;

không nhận hối lộ; không sử dụng tiền bạc, tài sản chung vào mục đích cá nhân; không lợi dụng chức, quyền để mưu lợi cho bản thân.

2. Ý nghĩa

- Liêm khiết giúp con người sống thanh thản, đàng hoàng, tự tin, không bị phụ thuộc vào người khác và được mọi người xung quanh kính trọng, vị nể.

* Hoạt động 4: Thực hành, luyện tập (10’)

(6)

- Mục tiêu: H phân biệt được hành vi, việc làm liêm khiết và thiếu liêm khiết, có những hành vi, việc làm rèn luyện tính liêm khiết. HS biết thực hành vận dụng xử lí tình huông

- Hình thức: cá nhân

- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, xử lý tình huống, - Kĩ thuật: động não

- Cách tiến hành

Bảng phụ Đọc và nêu yêu cầu bài tập

- Làm các bài tập trong sách giáo khoa.

Yêu cầu học sinh đọc nội dung bài tập 1, 2 SGK.

HS cả lớp suy nghĩ và làm bài.

Học sinh đọc yêu cầu của đề bài và suy nghĩ tìm đáp án trả lời.

- GV yêu cầu học sinh giải thích việc lựa chọn đáp án trả lời của mình.

Yêu cầu học sinh sắm vai đã chuẩn bị.

Các nhóm đánh giá, nhận xét nhau.

GV tuyên dương, rút kinh nghiệm.

GV lần lượt cho hs làm các bài tập trong SGK

III/ Bài tập Bài tập 1.

- Đáp án: Các hành vi liêm khiết là 1,3,5 và 7.

- Hành vi không liêm khiết là 2,4 và 6.

Bài tập 2.

Đáp án: không đồng tình với tất cả các ý kiến trên .

4. Củng cố: 4p

? Thế nào là liêm khiết? Ý nghĩa của liêm khiết?

? Kể những tấm gương về sự liêm khiết ở xung quanh em?

* Luật phòng chống tham những sửa đổi, bổ sung 2007 Điều 1.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng:

1. Điều 73 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 73. Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng

1. Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc hoạt động phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước. Giúp việc cho Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng có bộ phận thường trực hoạt động chuyên trách.

2. Ban chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về phòng, chống tham nhũng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đứng đầu có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc hoạt động phòng, chống tham nhũng trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Ban chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về phòng, chống tham nhũng có bộ phận giúp việc.

3. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo trung

(7)

ương về phòng, chống tham nhũng, Ban chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về phòng, chống tham nhũng do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.”

2. Điều 74 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 74. Giám sát công tác phòng, chống tham nhũng

1. Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.

2. Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát công tác phòng ngừa tham nhũng thuộc lĩnh vực do mình phụ trách.Uỷ ban tư pháp của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng.

3. Hội đồng nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát công tác phòng, chống tham nhũng tại địa phương.

4. Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.”

Điều 2.Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày công bố.

5. Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài mới: 2p - Hướng dẫn học bài:

+ Học các phần nội dung bài học.

+ Hoàn thành các bài tập

+ Sưu tầm thêm những câu chuyện nói về tính liêm khiết

+ Sưu tầm một số câu ca dao tục ngữ danh ngôn nói về liêm khiết.

- Chuẩn bị bài cho tiết sau: Tôn trọng người khác.

- + Đọc kĩ phần Đặt vấn đề và trả lời câu hỏi.

+ Tìm hiểu các tấm gương sáng về tôn trọng người khác V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

Tổ trưởng duyệt

Ngày 14 tháng 9 năm 2020

Vũ Thị Nhung

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ông được bầu làm đại biểu ‘hội nghị quốc dân’ - một hình thức giống như nghị viện, nhưng không có thực quyền) tổ chức vào tháng 5/1789, và sau đó trở thành đại biểu

Bạn ………thay mặt cho thư ký Đại hội thông qua Nghị quyết Đại hội.. Biểu quyết thông qua Nghị quyết

Hội đồng Nhà nước, Hội đồng bộ trưởng, Chủ tịch Quốc hội, Hội đồng quốc phòng, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, Toà án nhân

Theo Hiến pháp năm 2013, tại Chương II, Điều 14 ghi nhận: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh

Yêu cầu a) Suy nghĩ và hành động của T thể hiện sự hiểu biết về quyền quyền và nghĩa vụ của công dân. Qua đó T đã thể hiện trách nhiệm của mình trong việc thực hiện

Ông được bầu làm đại biểu ‘hội nghị quốc dân’ - một hình thức giống như nghị viện, nhưng không có thực quyền) tổ chức vào tháng 5/1789, và sau đó trở thành đại biểu

Qua so sánh và phân tích các quy định về chế tài thương mại quy định trong pháp luật Việt Nam và trong Công ước, có thể thấy rằng các chế tài mà CISG cho phép sử dụng

Hòa nhập cùng sự nghiệp đổi mới của đất nước, th|ng 10 năm 1987, Đại hội Đảng bộ trường đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội được tổ chức, nhằm x|c định phương