• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ LUYỆN THI NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT - PHẦN TỪ – ĐỀ SỐ 2 - Thư viện tải tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ LUYỆN THI NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT - PHẦN TỪ – ĐỀ SỐ 2 - Thư viện tải tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trang 1 ĐỀ LUYỆN THI NGÔN NGỮ - PHẦN TIẾNG VIỆT – ĐỀ SỐ 2

PHẦN TỪ MỤC TIÊU

Giúp học sinh:

- Ôn tập lại kiến thức về hệ thống từ loại, từ phân theo nguồn gốc.

- Ôn tập, rèn luyện kiến thức về nghĩa của từ trong câu.

- Không chỉ vậy, qua đề thi giúp học sinh rèn luyện, ôn tập các từ hay viết sai chính tả

1. Tìm từ phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu văn sau: “Đúng như dự đoán, mọi việc đều diễn ra một cách …..”

A. Suôn sẻ. B. Xuôn sẻ C. Suông sẻ D. Xuông sẻ 2. Trong câu sau từ nào mắc lỗi: “Con đường vừa nhỏ vừa quăn co”?

A. Nhỏ B. Con đường C. Quăn co D. Vừa

3. Từ nào trong các từ sau đây không mắc lỗi?

A. Tựu chung. B. Sáng lạng. C. Xúc tích. D. Xoay xở 4. Trong các câu sau câu nào chứa từ mắc lỗi?

A. Đoàn kết là sức mạnh làm nên những chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta.

B. Sống không phải dành dật.

C. Đi bộ một quãng thật xa mới thấy quán sửa xe.

D. Ánh sáng của ngọn đèn dầu leo lét chỉ trực tắt.

5. Câu nào dưới đây viết đúng?

A. Đều như vắt chanh B. Đều như cắt chanh C. Đều như vắt tranh D. Đều như cắt tranh.

6. Từ nào trong câu sau dùng sai: “Nhà em ở cách xa trường và em lúc nào cũng đi học đúng giờ”?

A. Cách xa B. Đúng giờ C. Và D. Cũng

7. Câu nào sau đây dùng sai?

A. Không nên chỉ đánh giá con người bằng hình thức bên ngoài mà nên đánh giá con người bằng những hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ.

B. Tuy đường rất khó đi nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm tham gia chuyến tình nguyện.

C. Viện bảo tàng phải đóng cửa vì dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp.

D. Quá khứ càng đẹp bao nhiêu thì khi quay trở về thực tại cô càng cảm thấy tủi thân, đau đớn bấy nhiêu.

8. Câu văn sau mắc lỗi gì: “Với câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” cho em hiểu đạo lý làm người là phải giúp đỡ người khác”

A. Sai logic B. Thiếu chủ ngữ C. Sai chính tả D. Thừa quan hệ từ.

9. Thay thế từ in đậm trong câu sau bằng một quan hệ từ thích hợp: “Tuy nước sơn có đẹp đến mấy mà chất gỗ không tốt thì đồ vật cũng không bền được”.

(2)

Trang 2

A. Dù. B. Nếu. C. Mặc dù. D. Càng.

10. Trường hợp nào sau đây có thể bỏ quan hệ từ?

A. Vợ của tôi vừa mới mua một cái tủ gỗ rất đẹp. B. Hãy vươn lên bằng chính sức mình.

C. Nó thường đến trường bằng xe đạp. D. Bạn Nam cao bằng bạn Minh.

11. Câu nào sau đây không mắc lỗi dùng từ?

A. Một màn sương bàn bạc bay trong không gian.

B. Thúy Kiều là con người tài sách vẹn toàn.

C. Cuộc họp sẽ kéo dài vì nhiều việc phải bàng bạc kĩ lưỡng.

D. Anh ấy thật sự là một tấm gương sáng để mọi người noi theo.

12. Xác định từ dùng sai trong câu sau: “Lễ nhận chức diễn ra vô cùng long trọng và đã thành công tốt đẹp”.

A. Nhận chức B. Long trọng C. Thành công D. Không có lỗi 13. Trong các câu sau, câu nào mắc lỗi:

I. Nửa đêm, Thạch Sanh bị chằn tinh đánh bất ngờ nhưng Thạch Sanh không hề sợ hãi, Thạch Sanh lấy búa đánh lại.

II. Bộ tướng của Mộc Thạnh có viên Bách hộ họ Thôi, tử trận ở gần đền, từ đấy làm yêu làm quái trong dân gian.

III. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận.

IV. Mối duyên kì ngộ của những con người tuy khác nhau về địa vị nhưng đều có phẩm chất tốt đẹp.

A. I B. II. IV C. I. III D. IV

14. Câu sau mắc lỗi gì: “Sau khi nghe cô giáo kể câu chuyện ấy, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện này vì những nhân vật ấy đều là những nhân vật có phẩm chất đạo đức tốt đẹp”.

A. Không mắc lỗi B. Lỗi logic

C. Lỗi lặp từ D. Lỗi dùng từ sai nghĩa

15. “Tuy nhiên, yêu cầu công việc của một người chắp bút không đơn giản. Ngoài khả năng viết, câu từ không cần quá hoa mỹ, xuất sắc nhưng người chắp bút phải có khả năng diễn đạt, làm sao để rõ ràng, truyền đạt được hết ý tưởng của tác giả sách” xác định từ dùng sai trong đoạn trên.

A. chắp bút B. hoa mỹ C. rõ ràng D. truyền đạt 16. Trong các câu sau, câu nào không mắc lỗi:

I. Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh diễn ra rất ác nghiệt.

II. Đôi mắt của mẹ thâm quầng vì thức đêm.

III. Mẹ tức tốc đưa em đến bác sĩ và em đã say mê hai ngày trong bệnh viện.

IV. Vùng này còn khá nhiều thủ tục như: ma chay, cưới xin đều bàn linh đình; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái,…

A. I B. II C. III D. IV

(3)

Trang 3 17. “Con dao này cũ và mẻ nhiều quá, chắc phải mua một con dao mới khác”. Câu trên mắc lỗi gì?

A. Dùng sai quan hệ từ B. Dùng từ sai nghĩa

C. Dùng thừa từ D. Dùng từ không hợp logic

18. Lựa chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống sau: “………….tỏ ra kiêu ngạo và lạnh nhạt, ra vẻ không thèm để ý đến người đang tiếp xúc với mình”

A. Khinh khỉnh B. Khinh bạc C. Khinh thường D. Khinh bỉ 19. Xác định câu mắc lỗi trong các phương án sau:

A. Đây là vị trí yếu điểm trong cuộc chiến giữa ta và địch.

B. Điểm yếu lớn nhất của tôi là hay mềm lòng.

C. Mặc dù còn một số yếu điểm, nhưng so với kì I lớp 6B đã co nhiều tiến bộ.

D. Yếu điểm của em là sự kiên trì.

20. “Để xây dựng chiếc cầu bắc qua sông Hồng, đây là phương án tối ưu nhất”. Câu văn trên thừa từ nào?

A. Để B. Chiếc C. Nhất D. Bắc

BẢNG ĐÁP ÁN

1. A 2. C 3. D 4. B 5. C 6. C 7. A 8. D 9. A 10. A

11. D 12. A 13. A 14. C 15. A 16. B 17. C 18. A 19. C 20. C

(4)

Trang 4 ĐỀ LUYỆN THI NGÔN NGỮ - PHẦN TIẾNG VIỆT – ĐỀ SỐ 2

PHẦN TỪ Lời giải chi tiết

1. Tìm từ phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu văn sau: “Đúng như dự đoán, mọi việc đều diễn ra một cách …..”

A. Suôn sẻ. B. Xuôn sẻ C. Suông sẻ D. Xuông sẻ Phương pháp giải: Căn cứ bài rèn luyện chính tả

Giải chi tiết:

- suôn sẻ (tính từ)

suôn: thẳng liền một đường

suôn sẻ: trôi chảy, liền mạch, không khó khăn, vấp váp.

2. Trong câu sau từ nào mắc lỗi: “Con đường vừa nhỏ vừa quăn co”?

A. Nhỏ B. Con đường C. Quăn co D. Vừa

Phương pháp giải: Căn cứ bài Rèn luyện chính tả.

Giải chi tiết:

Từ dùng sai: Quăn co Sửa lại: Quanh co

3. Từ nào trong các từ sau đây không mắc lỗi?

A. Tựu chung. B. Sáng lạng. C. Xúc tích. D. Xoay xở Phương pháp giải: Căn cứ bài Rèn luyện chính tả

Giải chi tiết:

A. Tựu chung: Mắc lỗi chính tả -> chữa lại: Tựu trung B. Sáng lạng: Mắc lỗi chính tả -> chữa lại: Xán lạn

C. Xúc tích: Mắc lỗi chính tả -> chữa lại: Súc tích

4. Trong các câu sau câu nào chứa từ mắc lỗi?

A. Đoàn kết là sức mạnh làm nên những chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta.

B. Sống không phải dành dật.

C. Đi bộ một quãng thật xa mới thấy quán sửa xe.

D. Ánh sáng của ngọn đèn dầu leo lét chỉ trực tắt.

Phương pháp giải: Căn cứ bài Rèn luyện chính tả Giải chi tiết:

Câu sai: Sống không phải là dành dật.

Sửa lại: Sống không phải là giành giật.

(5)

Trang 5 5. Câu nào dưới đây viết đúng?

A. Đều như vắt chanh B. Đều như cắt chanh C. Đều như vắt tranh D. Đều như cắt tranh.

Phương pháp giải: Căn cứ bài Rèn luyện chính tả Giải chi tiết:

Ở nước ta, ngày trước mái nhà chủ yếu được lợp bằng cỏ tranh. Để có được những tấm tranh để lợp mái hoặc dựng vách, các thợ lành nghề phải bện tranh thành từng tấm theo kích thước phù hợp với quy mô của nhà. Mỗi khi “đánh” tranh phải dùng một tay nắm đống sợi tranh thành một vắt vì thế khi nói tới một chuyện gì đều đặn giống nhau thì nói “Đều như vắt tranh”.

6. Từ nào trong câu sau dùng sai: “Nhà em ở cách xa trường và em lúc nào cũng đi học đúng giờ”?

A. Cách xa B. Đúng giờ C. Và D. Cũng

Phương pháp giải: Căn cứ nội dung bài chữa lỗi quan hệ từ Giải chi tiết:

“Nhà em ở cách xa trường và em lúc nào cũng đi học đúng giờ”

=> Mắc lỗi dùng sai quan hệ từ, quan hệ từ “và” không phù hợp trong trường hợp này.

Chữa lại: “Nhà em ở cách xa trường nhưng em lúc nào cũng đi học đúng giờ”

7. Câu nào sau đây dùng sai?

A. Không nên chỉ đánh giá con người bằng hình thức bên ngoài mà nên đánh giá con người bằng những hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ.

B. Tuy đường rất khó đi nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm tham gia chuyến tình nguyện.

C. Viện bảo tàng phải đóng cửa vì dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp.

D. Quá khứ càng đẹp bao nhiêu thì khi quay trở về thực tại cô càng cảm thấy tủi thân, đau đớn bấy nhiêu.

Phương pháp giải: Căn cứ bài chữa lỗi về quan hệ từ Giải chi tiết:

Không nên chỉ đánh giá con người bằng hình thức bên ngoài mà nên đánh giá con người bằng những hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ.

=> Dùng sai quan hệ từ.

Chữa lại: Không nên chỉ đánh giá con người qua hình thức bên ngoài mà nên đánh giá con người qua những hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ.

8. Câu văn sau mắc lỗi gì: “Với câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” cho em hiểu đạo lý làm người là phải giúp đỡ người khác”

A. Sai logic B. Thiếu chủ ngữ C. Sai chính tả D. Thừa quan hệ từ.

Phương pháp giải: Căn cứ bài chữa lỗi về quan hệ từ Giải chi tiết:

(6)

Trang 6 - Câu văn trên mắc lỗi thừa quan hệ từ “với”

Chữa lại: Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” đã cho em hiểu đạo lý làm người là phải giúp đỡ người khác.

9. Thay thế từ in đậm trong câu sau bằng một quan hệ từ thích hợp: “Tuy nước sơn có đẹp đến mấy mà chất gỗ không tốt thì đồ vật cũng không bền được”.

A. Dù. B. Nếu. C. Mặc dù. D. Càng.

Phương pháp giải: Căn cứ bài chữa lỗi về quan hệ từ.

Giải chi tiết:

Câu văn sử dụng quan hệ từ chưa phù hợp.

Chữa lại: Dù nước sơn có đẹp đến mấy mà chất gỗ không tốt thì đồ vật cũng không bền được.

10. Trường hợp nào sau đây có thể bỏ quan hệ từ?

A. Vợ của tôi vừa mới mua một cái tủ gỗ rất đẹp. B. Hãy vươn lên bằng chính sức mình.

C. Nó thường đến trường bằng xe đạp. D. Bạn Nam cao bằng bạn Minh.

Phương pháp giải: Căn cứ bài chữa lỗi về quan hệ từ Giải chi tiết:

Câu “Vợ của tôi vừa mới mua một cái tủ gỗ rất đẹp” có thể bỏ quan hệ từ “của” mà không làm ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu văn.

11. Câu nào sau đây không mắc lỗi dùng từ?

A. Một màn sương bàn bạc bay trong không gian.

B. Thúy Kiều là con người tài sách vẹn toàn.

C. Cuộc họp sẽ kéo dài vì nhiều việc phải bàng bạc kĩ lưỡng.

D. Anh ấy thật sự là một tấm gương sáng để mọi người noi theo.

Phương pháp giải: Căn cứ Chữa lỗi dùng từ.

Giải chi tiết:

Một số lỗi dùng từ thường gặp:

- Lỗi lặp từ.

- Lẫn lộn giữa các từ gần âm.

- Dùng từ không đúng nghĩa.

Trong các câu trên chỉ có câu D là dùng đúng, các câu còn lại dùng sai:

A. Một màn sương bàn bạc bay trong không gian.

=> sai từ “bàn bạc”

=> sửa lại: bàng bạc

B. Thúy Kiều là con người tài sách vẹn toàn.

=> sai từ “tài sách”

(7)

Trang 7

=> sửa lại: tài sắc

C. Cuộc họp sẽ kéo dài vì nhiều việc phải bàng bạc kĩ lưỡng.

=> sai từ “bàng bạc”

=> sửa lại: bàn bạc

12. Xác định từ dùng sai trong câu sau: “Lễ nhận chức diễn ra vô cùng long trọng và đã thành công tốt đẹp”.

A. Nhận chức B. Long trọng C. Thành công D. Không có lỗi Phương pháp giải: Căn cứ bài Chữa lỗi dùng từ

Giải chi tiết:

Trong câu trên từ bị dùng sai là “nhận chức”. Mắc lỗi lẫn lộn giữa các từ gần âm.

Sửa lại là: nhậm chức. Theo nghĩa của từ Hán Việt thì "nhậm" trong từ "nhậm chức" là một người sẽ gánh vác công việc, nhiệm vụ để quản lý nhân viên; trong khi đó "chức" có nghĩa là chức trách, bổn phận, nhiệm vụ. "Nhậm chức" chúng ta có thể hiểu nôm na đó là người sẽ gánh vác, đảm đương chức vụ do những cấp trên bàn giao, bổ nhiệm cho họ.

13. Trong các câu sau, câu nào mắc lỗi:

I. Nửa đêm, Thạch Sanh bị chằn tinh đánh bất ngờ nhưng Thạch Sanh không hề sợ hãi, Thạch Sanh lấy búa đánh lại.

II. Bộ tướng của Mộc Thạnh có viên Bách hộ họ Thôi, tử trận ở gần đền, từ đấy làm yêu làm quái trong dân gian.

III. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận.

IV. Mối duyên kì ngộ của những con người tuy khác nhau về địa vị nhưng đều có phẩm chất tốt đẹp.

A. I B. II. IV C. I. III D. IV

Phương pháp giải: Căn cứ bài Chữa lỗi dùng từ Giải chi tiết:

Một số lỗi dùng từ thường gặp:

- Lỗi lặp từ.

- Lẫn lộn giữa các từ gần âm.

- Dùng từ không đúng nghĩa.

Trong các câu trên chỉ có câu A sai. Câu A mắc lỗi lặp từ “Thạch Sanh”

Chữa lại: Nửa đêm, Thạch Sanh bị chằn tinh đánh bất ngờ nhưng chàng không hề sợ hãi, chàng lấy búa đánh lại.

14. Câu sau mắc lỗi gì: “Sau khi nghe cô giáo kể câu chuyện ấy, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện này vì những nhân vật ấy đều là những nhân vật có phẩm chất đạo đức tốt đẹp”.

(8)

Trang 8

A. Không mắc lỗi B. Lỗi logic

C. Lỗi lặp từ D. Lỗi dùng từ sai nghĩa

Phương pháp giải: Căn cứ bài chữa lỗi dùng từ Giải chi tiết:

Một số lỗi dùng từ thường gặp:

- Lỗi lặp từ.

- Lẫn lộn giữa các từ gần âm.

- Dùng từ không đúng nghĩa.

Câu trên mắc lỗi lặp từ: “câu chuyện, nhân vật” khiến cho câu thiếu mạch lạc, không hay.

Chữa lại: Sau khi nghe cô giáo kể chuyện, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.

15. “Tuy nhiên, yêu cầu công việc của một người chắp bút không đơn giản. Ngoài khả năng viết, câu từ không cần quá hoa mỹ, xuất sắc nhưng người chắp bút phải có khả năng diễn đạt, làm sao để rõ ràng, truyền đạt được hết ý tưởng của tác giả sách” xác định từ dùng sai trong đoạn trên.

A. chắp bút B. hoa mỹ C. rõ ràng D. truyền đạt Phương pháp giải: Căn cứ bài Chữa lỗi dùng từ

Giải chi tiết:

Một số lỗi dùng từ thường gặp:

- Lỗi lặp từ

- Lẫn lộn giữa các từ gần âm.

- Dùng từ không đúng nghĩa

Từ bị dùng sai trong đoạn trên là “chắp bút”

Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của có giảng “Chấp: cầm, giữ, chịu lấy. Như vậy, “chấp bút”

có thể hiểu thuần là “giữ bút”, “chịu nhận bút”. Từ đây ta có thể suy ra nghĩa bóng là “phụ trách viết”. Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên có ghi: “Chấp bút: viết thành văn bản theo ý kiến thống nhất của tập thể tác giả”. Như vậy từ này không đơn thuần là “viết ra”, mà là “chịu trách nhiệm viết”, đặc biệt dễ hiểu khi có nhiều người cùng lên nội dung cho một quyển sách.

Còn “chắp” chỉ có nghĩa là “làm cho liền lại bằng cách ghép vào nhau” hoàn toàn không phù hợp với ngữ cảnh.

16. Trong các câu sau, câu nào không mắc lỗi:

I. Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh diễn ra rất ác nghiệt.

II. Đôi mắt của mẹ thâm quầng vì thức đêm.

III. Mẹ tức tốc đưa em đến bác sĩ và em đã say mê hai ngày trong bệnh viện.

IV. Vùng này còn khá nhiều thủ tục như: ma chay, cưới xin đều bàn linh đình; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái,…

A. I B. II C. III D. IV

(9)

Trang 9 Phương pháp giải: Căn cứ bài Chữa lỗi dùng từ

Giải chi tiết:

Một số lỗi dùng từ thường gặp:

- Lỗi lặp từ.

- Lẫn lộn giữa các từ gần âm.

- Dùng từ không đúng nghĩa.

Trong các câu trên chỉ có câu số II là đúng, các câu còn lại đều mắc lỗi:

I. Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh diễn ra rất ác nghiệt.

Từ dùng sai: ác nghiệt Sửa lại: ác liệt

III. Mẹ tức tốc đưa em đến bác sĩ và em đã say mê hai ngày trong bệnh viện.

Một số lỗi dùng từ thường gặp:

- Lỗi lặp từ.

- Lẫn lộn giữa các từ gần âm.

- Dùng từ không đúng nghĩa.

Trong các câu trên chỉ có câu số II là đúng, các câu còn lại đều mắc lỗi:

I. Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh diễn ra rất ác nghiệt.

Từ dùng sai: ác nghiệt Sửa lại: ác liệt

III. Mẹ tức tốc đưa em đến bác sĩ và em đã say mê hai ngày trong bệnh viện.

Từ dùng sai: say mê Sửa lại: hôn mê

IV. Vùng này còn khá nhiều thủ tục như: ma chay, cưới xin đều bàn linh đình; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái,…

Từ dùng sai: thủ tục Sửa lại: hủ tục

=> Các câu này đều mắc lỗi lẫn lộn giữa các từ gần âm trong quá trình sử dụng.

17. “Con dao này cũ và mẻ nhiều quá, chắc phải mua một con dao mới khác”. Câu trên mắc lỗi gì?

A. Dùng sai quan hệ từ B. Dùng từ sai nghĩa

C. Dùng thừa từ D. Dùng từ không hợp logic

Phương pháp giải: Căn bài chữa lỗi dùng từ

Giải chi tiết:

Câu trên mắc lỗi dùng thừa từ. Giữa hai từ mới và khác chỉ chọn một từ.

(10)

Trang 10 18. Lựa chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống sau: “………….tỏ ra kiêu ngạo và lạnh nhạt, ra vẻ không thèm để ý đến người đang tiếp xúc với mình”

A. Khinh khỉnh B. Khinh bạc C. Khinh thường D. Khinh bỉ Phương pháp giải: Căn cứ Nghĩa của từ

Giải chi tiết:

“Khinh khỉnh tỏ ra kiêu ngạo và lạnh nhạt, ra vẻ không thèm để ý đến người đang tiếp xúc với mình

19. Xác định câu mắc lỗi trong các phương án sau:

A. Đây là vị trí yếu điểm trong cuộc chiến giữa ta và địch.

B. Điểm yếu lớn nhất của tôi là hay mềm lòng.

C. Mặc dù còn một số yếu điểm, nhưng so với kì I lớp 6B đã co nhiều tiến bộ.

D. Yếu điểm của em là sự kiên trì.

Phương pháp giải: Căn cứ bài Chữa lỗi dùng từ Giải chi tiết:

Một số lỗi dùng từ thường gặp:

- Lỗi lặp từ

- Lẫn lộn giữa các từ gần âm.

- Dùng từ không đúng nghĩa.

Để làm được bài tập này chúng ta cần phân biệt nghĩa từ “yếu điểm” và “điểm yếu”

- Yếu điểm: điểm quan trọng.

- Điểm yếu: điểm hạn chế.

Từ việc hiểu nghĩa của hai từ này, ta có thể xác định được câu dùng từ sai là câu C: Mặc dù còn một số yếu điểm, nhưng so với kì I lớp 6B đã có nhiều tiến bộ.

Sửa lại: Mặc dù còn một số điểm yếu, nhưng so với kì I lớp 6B đã có nhiều tiến bộ.

Chọn C.

20. “Để xây dựng chiếc cầu bắc qua sông Hồng, đây là phương án tối ưu nhất”. Câu văn trên thừa từ nào?

A. Để B. Chiếc C. Nhất D. Bắc

Phương pháp giải: Căn cứ bài Chữa lỗi dùng từ Giải chi tiết:

“Để xây dựng chiếc cầu bắc qua sông Hồng, đây là phương án tối ưu nhất”.

Câu trên sử dụng thừa từ “nhất”. Bởi từ “tối ưu” đã có nghĩa là: tốt nhất, đưa lại hiệu quả tốt nhất. Nên không cần sử dụng thêm từ “nhất” sau từ “tối ưu”.

(11)

Trang 11

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hỏi sau đúng 6 tháng, người đó được lĩnh số tiền (cả vốn ban đầu và lãi) gần nhất với số nào dưới đây, nếu trong khoảng thời gian này người đó không rút tiền ra và lãi

Đặt điện áp xoay chiều u có giá trị hiệu dụng U không đổi và tần số f thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện

Trong đồ thị ở hình bên, đường hình sin (1) biểu diễn điện áp ở hai đầu một hộp kín X chứa hai trong số các phần tử: điện trở thuần, cuộn dây thuần cảm, tụ điện; còn

Các cá thể của 1 quần thể do đột biến có được KG nhất định làm thay đổi 1 số đặc điểm liên quan tới tập tính giao phối thì những cá thể đó sẽ có xu hướng giao

Câu 56 (VD): Nếu P có giải cao hơn N đúng 2 vị trí thì danh sách nào dưới đây nêu đầy đủ và chính xác các bạn có thể nhận được giải nhì?.. A. Mỗi một nghệ sĩ biểu diễn

Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi vào hai đầu đoạn mạch AB gồm cuộn cảm thuần L , biến trở R và tụ điên có điện dung C được mắc nối tiếp

Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với 0,09 mol NaOH trong dung dịch, thu được glixerol và dung dịch chỉ chứa 25,86 gam hỗn hợp muối natri panmitat, natri stearat..

Câu 20: Trong không gian cho hình vuông ABCD có cạnh bằng a .Tính diện tích S mc của mặt cầu hình trụ tròn xoay khi quay đường gấp khúc BCDA xung quanh trục là đường