• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
16
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 20 Ngày soạn: 15/1/2018

Ngày giảng: Thứ hai ngày 22 tháng 1 năm 2018(4A) KHOA HỌC

TIẾT 39: KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Phân biệt không khí sạch, (trong lành) và không khí bẩn (không khí bị ô nhiễm).

- Nêu những nguyên nhân gây nhiễm bẩn bầu không khí.

2. Kĩ năng: - Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin.

- Kỹ năng xác định giá trị bản thân - Kỹ năng trình bày

3. Thái độ: Bảo vệ bầu không khí.

*GD BVMT: Ô nhiễm không khí, nguồn nước.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Kỹ năng lựa chọn giải pháp

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Hình trang 78, 79 Sgk.

- Sưu tầm các hình vẽ, tranh ảnh về cảnh thể hiện bầu không khí trong sạch, bầu không khí bị ô nhiễm.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định(1’)

2.Kiểm tra bài cũ(3’)

- Nêu cách phòng chống bão ở địa phương em ?

- GV nhận xét, tuyên dương.

3.Bài mới:

*Giới thiệu bài(1’)

Không khí có ở mọi nơi trên Trái Đất.

Không khí rất cần cho sự sống của mọi sinh vật. Không khí không phải lúc nào cũng trong lành. Nguyên nhân nào làm không khí bị ô nhiễm? Không khí bị ô nhiễm có ảnh hưởng gì đến đời sống của con người, thực vật, động vật ? các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

*Hoạt động 1: Không khí sạch và không khí bị ô nhiễm.(12’)

- Yêu cầu hs quan sát các hình tr 78, 79 và chỉ ra:

Hát

- HS trả lời.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

-HS nghe.

- Học sinh thảo luận trong nhóm của mình và trả lời:

(2)

- Hình nào thể hiện không khí trong sạch ?

- Hình nào thể hiện bầu không khí bị ô nhiễm ?

- Gv bổ sung:

+Hình 1: Là nơi bầu không khí bị ô nhiễm, ở đây có nhiều ống khói nhà máy đang thải những đám khói đen lên bầu trời và lò phản ứng hạt nhân đang thải khói và lửa đỏ lên bầu trời.

+Hình 2: là nơi bầu không khí sạch, cao và trong xanh, cây cối xanh tươi, không gian rộng, thoáng đãng.

+Hình 3; là nơi bầu không khí bị ô nhiễm. Đây là cảnh khói bay lên do đốt chất thải trên đồng ruộng ở nông thôn.

+Hình 4: là nơi bầu không khí bị ô nhiễm. Đường phố đông đúc, nhà cửa san sát, nhiều ô tô, xe máy đi lại thải khói đen và làm tung bụi trên đường. Phía xa nhà máy đang thải khói đen lên bầu trời.

Cạnh đường hợp tác xã sửa chữa ô tô gây ra tiếng ồn, nhả khói đen, bụi bẩn ra đường.

- Không khí có những tính chất gì ?

+Thế nào là không khí sạch ?

+Thế nào là không khí bị ô nhiễm ?

- GV kết luận:

+Không khí sạch là không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị, chỉ chứa khói, bụi, khí độc, vi khuẩn với một tỉ lệ thấp, không làm hại đến sức khoẻ của con người.

+Không khí bẩn hay ô nhiễm là không khí có chứa một trong các loại khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn quá tỉ lệ cho phép, có hại cho sức khoẻ con người và các sinh vật khác.

+ Hình 2 cho biết nơi có không khí trong sạch, cây cối xanh tươi, không gian thoáng đãng.

+ Hình 1, 3, 4 cho biết nơi có không khí bị ô nhiễm.

-Không khí trong suốt, không màu, không vị, không có hình dạng nhất định.

+Không khí sạch là không khí không có những thành phần gây hại đến sức khoẻ con người.

+Không khí bị ô nhiễm là không khí có chưa 1nhiều bụi, khói, mùi hôi thối của rác, gây ảnh hưởng đến người, động vật, thực vật.

- HS nghe.

(3)

-Gọi HS nhắc lại.

- Nhận xét, khen HS hiểu bài tại lớp.

*Hoạt động 2: Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.(8’)

-Tổ chức cho HS thảo luận nhóm, mỗi nhóm 4 HS với câu hỏi: Những nguyên nhân nào gây ô nhiễm không khí ?

- GV đi hướng dẫn, giúp đỡ HS liên hệ thực tế ở địa phương hoặc những nguyên nhân mà các em biết qua báo đài, ti vi, phim ảnh.

- Gọi HS các nhóm phát biểu. GV ghi bảng.

- Kết luận : Có nhiều nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm, nhưng chủ yếu là do:

+Bụi: bụi tự nhiên, bụi núi lửa sinh ra, bụi do hoạt động của con người ở các vùng đông dân: bụi đường do xe cộ sinh ra, bụi xi măng, bụi than của các nhà máy, bụi ở công trường xây dựng, bụi phóng xạ, …

+Khí độc: Các khí độc sinh ra do sự lên men, thối của các sinh vật, rác thải, sự cháy của than đá, dầu mỏ, khói tàu xe, nhà máy, khói thuốc lá, chất độc hoá học.

*Hoạt động 3: Tác hại của không khí bị ô nhiễm.(7’)

-GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi: Không khí bị ô nhiễm có tác hại gì đối với đời sống của con người, động vật, thực vật ?

- HS nhắc lại.

- Hoạt động nhóm, các thành viên phát biểu, thư kí ghi vào giấy nháp.

- HS tiếp nối nhau phát biểu.

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là do:

+Do khí thải của nhà máy.

+Khói, khí độc của các phương tiện giao thông: ô tô, xe máy, xe chở hàng thải ra.

+Bụi, cát trên đường tung lên khí có quá nhiều phương tiện tham gia giao thông.

+Mùi hôi thối, vi khuẩn của rác thải thối rữa.

+Khói nhóm bếp than của một số gia đình.

+Đốt rừng, đốt nương làm rẫy.

+Sử dụng nhiều chất hoá học, phân bón, thuốc trừ sâu.

+Vứt rác bừa bãi tạo chỗ ở cho vi khuẩn, …

-Lắng nghe.

- HS thảo luận theo cặp về những tác hại của không khí bị ô nhiễm.

(4)

- GV gọi HS trình bày nối tiếp những ý kiến không trùng nhau.

- Nhận xét, tuyên dương những HS có hiểu biết về khoa học.

4.Củng cố, dặn dò(3’)

+Thế nào là không khí bị ô nhiễm ? +Những tác nhân nào gây ô nhiễm không khí ?

-Về học thuộc mục cần biết trang 79 SGK và chuẩn bị bài tiết sau.

-Nhận xét tiết học.

- HS nối tiếp nhau trình bày:

Tác hại của không khí bị ô nhiễm:

+Gây bệnh viêm phế quản mãn tính +Gây bệnh ung thư phổi.

+Bụi vô mắt sẽ làm gây các bệnh về mắt.

+Gây khó thở.

+Làm cho các loại cây hoa, quả không lớn được, …

- Lắng nghe.

- HS trả lời.

- Hs lắng nghe, ghi nhớ.

--- Ngày soạn: 15/1/2018

Ngày giảng: Thứ hai ngày 22 tháng 1năm 2018(4A,4C) ĐẠO ĐỨC

TIẾT 20: KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (Tiết 2) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nhận thức vai trò quan trọng của người lao động

2. Kỹ năng: Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với người lao động.

- Rèn kĩ năng lắng nghe, chia sẻ, phản hồi thông tin, hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu lao động.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Kĩ năng tôn trọng giá trị sức lao động.

- Kĩ năng thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lao động.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ(5’)

+ Của cải trong xã hội có được là nhờ ai? Chúng ta phải có thái độ ntn đối với người lao động?

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

- 2 HS trả lời.

(5)

* Giới thiệu bài: GV ghi bảng.

* Hướng dẫn tìm hiểu bài:

a.Bày tỏ ý kiến bài tập 3.(5’)

- GV đưa các tình huống. Yc hs suy nghĩ chọn các ý đúng.

+ Vì sao em chọn a,d, đ, e, g là đúng GV KL: Người lao động là những ngời làm ra của cải cho xã hội & được mọi người kính trọng. Sự kính trọng biết ơn đó đã được thể hiện qua những việc làm mà các em vừa nêu.

b. Đóng vai bài tập 4.(15’)

- Cho HS đóng vai theo nhóm, mỗi nhóm một tình huống.

- Hết thời gian các nhóm thể hiện.

+ Cách cư xử với người lao động trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao?

+ Em cảm thấy ntn khi ứng xử như vậy?

c. Kể, viết , vẽ về người lao động ( Bài tập 5,6 )(12’)

- Gv yêu cầu hs trình bày dưới dạng kể hoặc vẽ về một người lao động mà em kính trọng nhất.

- Cho HS làm việc cá nhân ( 5 phút ) - Gọi đại diện trình bày.

- Gv nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò(2’)

+ Vì sao phải kính trọng người lao động?

- Nhận xét giờ.

- Các ý đúng: a,d, đ, e, g - Các ý sai: b, h.

- Hs trả lời.

- Các nhóm đóng vai.

- Các nhóm lên thể hiện.

- HS tự nêu.

- Kể về chú thợ mỏ, kể về bác sỹ….

- Hs trả lời.

--- Ngày soạn: 15/1/2018

Ngày giảng: Thứ hai ngày 22 tháng1 năm 2018(4C) Thứ năm ngày 25 tháng 1 năm 2018(4A,4B)

KĨ THUẬT

TIẾT 20: VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ TRỒNG RAU, HOA

(6)

I .MỤC TIÊU

- Biết đặc điểm, tác dụng của một số vật liệu, dụng cụ thường dùng để gieo trồng ,chăm sóc rau, hoa

- Biết cách sử dụng một số dụng cụ trồng rau, hoa đơn giản . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Hạt giống, một số loại phân hóa học, cuốc , vồ đập, bình xịt nước, … III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU

Hoạt độngcủa giáo viên Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức(1’)

2. Kiểm tra bài cũ(5’)

- GV kiểm tra ghi nhớ và dụng cụ 3. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’)

- GV giới thiệu và nêu mục đích của bài học

b .Hướng dẫn tìm hiểu bài:

+ Hoạt động 1 (15’)

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu những vật liệu chủ yếu được sử dụng khi gieo trồng rau hoa .

- Hướng dẫn HS đọc nội dung 1 SGK : + Muốn gieo trồng cây trước tiên chúng ta cần có gì ?

- GV giới thiệu cho HS quan sát một số mẫu hạt giống đã chuẩn bị .

+ Muốn cây phát triển tốt nhiều quả chúng ta cần có gì ?

+ Mỗi loài cây có cần những loại phân bón giống nhau không ?

- GV cho HS xem mẫu phân .

+ Ngoài phân giống cây còn cần điều kiện nào ?

- GV kết luận . + Hoạt động 2(12’)

- GV yc hs đọc mục 2 và hướng dẫn HS tìm hiểu các dụng cụ gieo trồng , chăm sóc rau hoa .

+ Hình a tên dụng cụ là gì ? + Cuốc dùng để làm gì ?

+ Cuốc gồm những bộ phận nào ? + Cách sử dụng cuốc như thế nào ? - Gv lưu ý nhắc nhở hs phải thực hiện nghiêm túc các quy định về vệ sinh và

- Hát

- Hs lắng nghe.

- HS đọc nội dung 1 SGK

- Cần có hạt giống hoặc cây giống

- Cần có phân .

- Cần những loại phân khác nhau .

- Có đất trồng tốt .

- HS đọc mục 2 SGK trả lời các câu hỏi theo yêu cầu .

- Là cái cuốc

- Dùng để cuốc lật đất lên , lên luống và vun xới đất .

- Có 2 bộ phận : lưỡi cuốc và cán cuốc . - Một tay cầm gần giữa cán , tay kia cầm gần phía đuôi cán .

(7)

an toàn lao động khi sử dụng các dụng cụ như không đứng hoặc ngồi trước người đang sử dụng cuốc, không được cầm dụng cụ để đùa nghịch,... phải rửa các dụng cụ để vào nơi quy định sau khi dùng xong.

- GV bổ sung : Trong sản xuất nông nghiệp người ta còn sử dụng các công cụ khác như : cày , bừa , máy cày , máy bừa …. …. Giúp cho công việc lao động nhẹ nhàng hơn , nhanh hơn và năng suất lao động cao hơn .

- Gv tóm tắt những nội dung chính của bài học và yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ ở cuối bài .

4. Củng cố, dặn dò(3’)

- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS.

- Dặn HS chuẩn bị tiết sau: Điều kiện ngoại cảnh của cây rau hoa

- Hs nghe.

- 2 HS đọc lại ghi nhớ .

- Hs lắng nghe.

--- Ngày soạn: 15/1/2018

Ngày giảng: Thứ ba ngày 23 tháng 1 năm 2018(4A) LỊCH SỬ

TIẾT 20: CHIẾN THẮNG CHI LĂNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nắm được một số sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn.

2. Kĩ năng: Nêu mẩu chuyện của Lê Lợi.

3. Thái độ: Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Hình trong SGK

- Phiếu học tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt độngcủa giáo viên Hoạt động của HS 1. KTBC (4’)

- Nêu tình hình nước ta cuối thời Trần?

- Nhà Hồ đã có sự tiến bộ gì trong việc cải cách nhà nước?

- GV nhận xét.

2. Bài mới (28’)

a. Giới thiệu bài mới(1’)

Gv treo hình minh hoạ Đây là ảnh

- Hs trả lời.

(8)

chụp đền thờ vua Lê Thái Tổ, người có công lớn lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh và lập ra triều Hậu Lê. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu vê trận Chi Lăng.

2. Nội dung bài mới

*Hoạt động 1: Cả lớp(7’)

- Yc HS đọc to đoạn đầu trong SGK - Lớp đọc thầm

+Lê lợi là người ntn?

- HS phát biểu, lớp bổ sung.

+Lê Lợi đã có quyết định quan trọng ntn?

- HS phát biểu, lớp bổ sung.

GVKL : Năm 1426, quân Minh bao vây ở Đông Quan. Vương Thông hoảng sợ một mặt xin hòa, mặt khác bí mật sai người về nước xin quân cứu viện. Liễu Thăng chỉ huy 10 vạn quân kéo vào nước ta theo đường Lạng Sơn.

* Hoạt động 2: Cả lớp(5’)

- Yc HS đọc thầm SGK, quan sát lược đồ hình 1

+Tại sao quân ta chọn ải Chi Lăng làm trận địa dánh địch?

* Hoạt động 3: Diễn biến trận đánh(12’)

+Khi quân Minh đến trước ải Chi Lăng, kị binh đã hành động ntn?

+Kị binh của nhà Minh đã phản ứng thế nào trước hành động của quân ta?

+Kị binh của nhà Minh đã bị thua trận ra sao?

Đại diện 2 nhóm dựa vào câu hỏi gợi ý để thuật lại diễn biến chính của trận đánh Chi Lăng (kết hợp chỉ lược đồk) +Kết quả của trận đánh Chi Lăng ntn?

* Hoạt động 4: Cả lớp(7’)

+Trong trận Chi Lăng, nghĩa quân Lam Sơn Thể hiện sự thông minh ntn?

+ Sau trận Chi Lăng, thái độ của quân

- Hs đọc thầm nội dung sgk và trả lời câu hỏi.

- HS đọc thầm SGK, quan sát lược đồ hình 1

- Ải Chi Lăng là một vùng núi đá hiểm trở, đường nhỏ hẹp khe sâu, rừng cây um tùm.

- Kị binh ta ra nghênh chiến rồi quay đầu giả vờ thua để nhử Liễu Thăng cùng đám kị binh vào ải.

- Kị binh của Liễu Thăng ham đuổi, bỏ xa quân bộ .

- Khi ngựa của chúng đang bì bõm vượt qua đồng lầy  ta bắt đầu tấn công

Liễu Thăng và đám kị binh bị quân ta đánh tối tăm mặt mũi.Phần đông bị giết, phần còn lại bỏ chạy thoát thân, Liễu Thăng bị giết.

- Liễu Thăng bị giết

- Quân bộ bị tấn công quyết liệt - Hs trả lời.

(9)

Minh ra sao ?

3. Củng cố dặn dò (3’) - GV nhận xét tiết học.

- VN: Làm bài tập SGK.

- Hs lắng nghe, ghi nhớ.

--- Ngày soạn: 15/1/2018

Ngày giảng: Thứ ba ngày 23 tháng 1 năm 2018(4A) ĐỊA LÍ

TIẾT 17: ĐỒNG BẰNG NAM BỘ I . MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về vị trí địa hình, đất đai, sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ

+ ĐBNB là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.

+ ĐBNB có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt ngoài đất phù xa màu mỡ.

Đồng bằng còn có nhiều đất phèn đất mặn cần được cải tạo.

2. Kĩ năng: Chỉ được vị trí đồng bằng Nam Bộ, sông Tiền, sông Hậu, trên bản đồ TNVN.

- Quan sát tìm chỉ được sông lớn của đồng bằng nam Bộ - Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên ĐBNB.

3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức học tập.

*GDBVMT: -Vai trò, ảnh hưởng to lớn của sông ngòi đối với đời sống của con người (đem lại phù sa nhưng cũng mang lại lũ lụt đe dọa sản xuất và đời sống).

Qua đó thấy được tầm quan trọng của hệ thống đê và giáo dục ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo đê điều - những công trình nhân tạo phục vụ đời sống.

-Một số đặt điểm chính của môi trường và TNTN và khai thác TNTN ở đồng bằng (đất phù sa màu mỡ ở ĐBBB và ĐBNB; môi trường tự nhiên của ĐBDHMT: nắng nóng, bảo lụt gây ra nhiều khó khăn đối với đời sống và HĐSX)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bản đồ ĐLTNVN, Tranh ảnh về thiên nhiên ĐBNB.

III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định tổ chức(1’)

2. Bài mới(5’)

* Giới thiệu bài: GV ghi bảng.

* Hướng dẫn tìm hiểu bài:

a. Đồng bằng lớn của nước ta.(13’) - GV chỉ vị trí của ĐBNB trên phông chiếu bản đồ và nói: Đây là đồng bằng lớn nhất nước ta nằm ở phía Nam của đất nước nên còn gọi là ĐBNB do sông

(10)

Mê Công bồi đắp.

* Để biết ĐBNB có những gì chúng ta cùng tìm hiểu phần 1.

- Cho HS thảo luận cặp.

- Quan sát lược đồ ( 117 ) đọc SGK phần 1

+ ĐBNB do những sông nào bồi đắp?

+ Em có nhận xét gì về sông ĐBNB và ĐBBB?

+ Kể tên những vùng trũng do ngập nước thuộc ĐBNB?

+ Nêu các loại đất ở ĐBNB?

- Gọi các nhóm trình bày ( Các nhóm trình bày xong cho HS quan sát H1 Đồng Tháp Mười )

* GV: Ngoài đất phù sa màu mỡ thì ở ĐBNB có có loại đất nữa là đất phèn, đất mặn loại đất này do nước mặn ngoài biển xâm nhập vào làm cho đất rất xấu không trồng trọt được cần phải cải tạo.

- Gọi HS lên bảng chỉ vị trí ĐBNB trên bản đồ địa lí TNVN và giới thiệu:

ĐBNB là phù sa của sông Mê Công và Đồng Nai bồi đắp là đồng bằng lớn nhất nước ta.

* Để biết mạng lưới sông ngòi kênh rạch ở ĐBNB có đặc điểm gì ta cùng tìm hiểu phần 2.

b. Mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt.

- Hoạt động nhóm 4

+ Kể tên một số sông lớn kênh rạch ở ĐBNB?

+ Nêu nhận xét về mạng lưới sông ngòi và kênh rạch ở ĐBNB?

+ Ở ĐBNB người dân có đắp đê ven sông để ngăn lũ không? Vì sao?

+ Người dân ở ĐBNB đã làm gì để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa

- HS quan sát lược đồ.

- Do hệ thống sông Đồng Nai và sông Mê Công bồi đắp.

- ĐBNB có diện tích lớn nhất nước ta.

Diện tích gấp 3 lần ĐBBB.

- Một số vùng trũng ngập nước: Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà mau.

- ĐBNB có phù sa, đất chua và đất mặn.

- HS lên bảng chỉ vị trí của ĐBNB.

- Hs hoạt động nhóm 4, thảo luận và trả lời câu hỏi:

- S. Tiền, S. Hậu, S. Đồng Nai, S. Sài Gòn.

- Kênh: Rạch Sỏi, Vĩnh Tế, Phụng Hiệp.

- ĐBNB có nhiều sông ngòi, kênh rạch mên mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt và dày đặc.

- Người dân không đắp đê ven sông để ngăn lũ như: ĐBBB để nước sông dâng cao để ĐB được bồi đắp thêm một lớp phù sa.

- Xây dựng nhiều hồ lớn như: hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An đào nhiều kênh rạch để

(11)

khô?

- Nhóm 1 trình bày xong gọi 2 HS chỉ:

S. Tiền, S. Hậu, S. Đồng Nai, S. Sài Gòn.

* GV kết luận: Nhờ có biển hồ ở Căm - pu - chia chứa nước vào mùa lũ nên nước sông Mê Công lên xuống điều hòa.

Nước lũ dâng cao từ từ không lên nhanh như S. Hồng ít gây thiệt hại về nhà cửa và cuộc sống nên người dân không đắp đê ven sông ngăn lũ. Mùa lũ là mùa để người dân được lợi để đánh bắt cá.

Nước lũ ngập đồng còn có tác dụng thau chua rửa mặn làm cho đất thêm màu mỡ do được phủ thêm phù sa.

+ ĐBNB nằm ở phía nào của nước ta?

Do phù sa của các sông nào bồi đắp?

+ ĐBNB có mạng lưới sông ngòi ntn?

và có những loại đất nào?

- Gọi HS đọc bài học.

3. Củng cố, dặn dò(2’)

+ Nêu nhận xét về mạng lưới sông ngòi và kênh rạch ở ĐBNB?

- Nhận xét giờ

nối các sông với nhau.

- HS lên bảng chỉ

- Hs lắng nghe, ghi nhớ.

- HS đọc bài học - Hs trả lời.

- Hs lắng nghe.

--- Ngày soạn: 16/1/2018

Ngày giảng: Thứ ba ngày 23 tháng 1năm 2018(4A) KHOA HỌC

BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG LÀNH I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.

- Cam kết thực hiện bảo vệ bầu không khí trong sạch.

2. Kĩ năng: Biết và luôn làm những việc để bảo vệ bầu không khí trong sạch.

3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ bầu không khí trong sạch và tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng làm việc để bảo vệ bầu không khí trong sạch.

* giảm tải: không yêu cầu tất cả hs vẽ tranh cổ động bảo vệ bầu không khí trong sạch. Giáo viên hướng dẫn, động viên, khuyến khích để những em có khả năng vẽ tranh, triển lãm.

*GDBVMT: Bảo vệ, cách thức làm cho nước sạch, tiết kiệm nước; bảo vệ bầu không khí

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

(12)

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin.

- Kỹ năng xác định giá trị bản thân.

- Kỹ năng trình bày.

- Kỹ năng lựa chọn giải pháp.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Hình minh hoạ trang 80, 81 (phóng to).

- Sưu tầm các tư liệu, hình vẽ, tranh ảnh về hoạt động bảo vệ môi trường không khí.

- Các tình huống ghi sẵn vào trong phiếu.

- Giấy A2 để dùng cho nhóm 4 HS.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt độngcủa giáo viên Hoạt động của HS 1. Ổn định(1’)

2.KTBC(5’)

- Nêu những nguyên nhân làm cho bầu không khí bị ô nhiễm ?

- Gv nx.

3.Bài mới:

a. Giới thiệu bài(1’)

b. Hướng dẫn tìm hiểu bài:

Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ môi trường không khí ? Chúng ta sẽ biết điề đó qua bài học hôm nay.

* Hoạt động 1: Những biện pháp để bảo vệ bầu không khí trong sạch

- Quan sát các hình minh hoạ trang 80, 81 SGK và trả lời câu hỏi: Nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch ?

- Gọi HS trình bày. Mỗi HS chỉ trình bày một hình minh hoạ. HS khác bổ sung (nếu có ý kiến khác).

- Nhận xét sau mỗi HS trình bày và khẳng định những việc nên làm nêu trong tranh:

*.Việc nên làm:

+Hình 1: Các bạn HS đang làm vệ sinh lớp học để tránh bụi bẩn.

+Hình 2: Thực hiện vứt rác vào thùng có nắp đậy, để tránh rác thối rữa bốc ra mùi hôi thối và khí độc.

+Hình 3: Nấu ăn bằng bếp cải tiến tiết kiệm củi, khói và khí thải theo ống bay lên cao, tránh cho người đun bếp và

- 2 HS lên bảng lần lượt trả lời cáccâu hỏi.

- Hs lắng nghe.

- Hs hđ cá nhân, qs và trả lời:

-Tiếp nối nhau trình bày.

*Việc không nên làm:

+Hình 4: Nhóm bếp than tổ ong gây ra nhiều khói và khí độc hại, làm cho mọi người sống xung quanh trực tiếp hít phải.

(13)

những người xung quanh hít phải.

+Hình 5: Nhà vệ sinh ở trường học hợp qui cách, giúp HS đi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi qui định.

+Hình 6: Cô công nhân vệ sinh đang thu gom rác trên đường, làm cho đường phố sạch đẹp, không có cát, bụi, rác , tránh bị ô nhiễm môi trường.

+Hình 7: Cánh rừng xanh tốt, trồng cây gây rừng là biện pháp tốt nhất để giữ cho bầu không khí trong sạch.

? Ở gia đình, địa phương nơi em ở đã làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch?

- Kết luận: Các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm không khí:

+Thu gom và xử lí rác, phân hợp lí.

+Giảm lượng khí thải độc hại của xe có động cơ chạy bằng xăng, dầu và của nhà máy, giảm khói đun bếp.

+Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh hai bên đường để hạn chế tiếng ồn, cải thiện chất lượng không khí thông qua sự hấp thụ các-bô-níc trong quang hợp của cây.

+Quy hoạch và xây dựng đô thị và khu công nghiệp trên quan điểm hạn chế sự ô nhiễm không khí trong dân cư.

+Áp dụng các biện pháp công nghệ, lắp đặt các thiết bị thu, lọc bụi và xử lí độc hại trước khi thải ra không khí. Phát triển các công nghệ “chống khói”.

*Hoạt động 2: Sắm vai “Đội tuyên truyền bảo vệ bầu khơng khí trong

- HS tiếp nối nhau phát biểu:

+Trồng nhiều cây xanh quanh nhà, trường học, khu vui chơi công cộng của địa phương.

+Không đun bếp than tổ ong mà dùng bếp củi cải tiến có ống khói.

+Đổ rác đúng nơi qui định.

+Đi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi qui định.

+Xử lí phân, rác hợp lí.

+Ít sử dụng phân bón, chất hoá học, thuốc bảo vệ thực vật.

+Thường xuyên làm vệ sinh nơi ở, vui chơi, học tập…

- HS nghe.

(14)

sạch”.

-Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4 -Yêu cầu HS:

+Thảo luận để tìm ý cho nội dung tuyên truyền cổ động mọi người cùng tích cực tham gia bảo vệ bầu không khí trong sạch.

+Phân công từng thành viên trong nhóm - GV đi hướng dẫn, giúp đỡ từng nhóm.

-Yêu cầu những nhóm được bình chọn cử đại diện lên trình bày ý tưởng của nhóm mình. Các nhóm khác có thể bổ sung để nhóm bạn hoàn thiện hơn.

- Nhận xét, tuyên dương tất cả các nhóm đã có những sáng kiến hay trong việc tuyên truyền mọi người cùng bảo vệ bầu không khí trong sạch. Nhắc HS luôn có ý thức thực hiện và tuyên truyền để mọi người cùng thực hiện.

4.Củng cố, dặn dò(2’) - Nhận xét tiết học.

- Về học thuộc bài và luôn có ý thức bảo vệ bầu không khí và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.

- Chuẩn bị một vật dụng có thể phát ra âm thanh( vỏ lon bia, lon sữa bò, chén, bát…)

- HS hoạt động nhóm.

-Vài HS trình bày.

- HS nghe.

.

- Hs lắng nghe, ghi nhớ.

--- Ngày soạn: 16/1/2018

Ngày giảng: Thứ năm ngày 25 tháng 1 năm 2018(2B) ĐẠO ĐỨC

TIẾT 19: TRẢ LẠI CỦA RƠI(TIẾT 2) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: + Nhặt được của rơi cần tìm cách trả cho người mất.

+ Trả lại của rơi là thật thà, sẽ được mọi người quý trọng.

2. Kĩ năng: Hs trả lại của rơi khi nhặt được.

3. Thái độ: Hs có thái độ quý trọng những người thật thà, không tham của rơi.

* Gd học tập đạo đức HCM: Trả lại của rơi thể hiện đức tính thật thà, thực hiện theo 5 điều BH dạy. (liên hệ)

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN GIÁO DỤC TRONG BÀI - Kĩ năng xác định giá trị bản thân (giá trị của sự thật thà) - Kĩ năng giải quyết vấn đề trong tình huống nhặt được của rơi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(15)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: Hát

2. Kiểm tra bài cũ(5’) -Vì sao cần trả lại của rơi ? - Nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới:

a/ Giới thiệu bài: “ Trả lại của rơi”(1’) b/ Các hoạt động dạy học:

* Hoạt động 1: Đóng vai.(18’)

Mục Tiêu: HS biết ứng xử trong tình huống nhặt được của rơi. GD Kĩ năng xác định giá trị bản thân

- GV chia nhóm và yêu cầu mỗi nhóm đóng vai một tình huống:

+ Tình huống 1: Em làm trực nhật lớp và nhặt được quyển truyện của bạn nào đó để quên trong ngăn bàn, em sẽ…

+ Tình huống 2: Giờ ra chơi, em nhặt được một chiếc bút rất đẹp ở sân trường, em sẽ….

+ Tình huống 3: Em biết bạn mình nhặt được của rơi nhưng không chịu trả lại, em sẽ…

? Các em có đồng tình với cách ứng xử của các bạn vừa lên đóng vai không? Vì sao?

? Vì sao em lại làm như vậy khi nhặt được của rơi? Khi thấy bạn không chịu trả lại của rơi cho người mất?

? Em có suy nghĩ gì khi được bạn trả lại đồ vật đã đánh mất?

? Em nghĩ gì khi nhận được lời khuyên của bạn?

- Nhận xét kết luận:

+ Tình huống 1: Em cần hỏi xem bạn nào mất để trả lại.

+ Tình huống 2: Em nộp lên văn phòng nhà trường trả lại người mất.

+ Tình huống 3: Em cần khuyên bạn hãy trả lại cho người mất, không nên tham của rơi.

*Hoạt động 2: Trình bày tư liệu.(10’) Mục tiêu: Giúp hs củng cố lại nội dung baì đọc. GD Kĩ năng giải quyết vấn đề.

- Gv y/c HS trình bày, các tư liệu sưu tầm

- Hs trả lời.

- Các nhóm thảo luận đóng vai theo tình huống.

- Đại diện nhóm trình bày.

Hs trình bày.

(16)

được.

- GV cho hs thảo luận về nội dung các tư liệu

- Nhận xét kết luận: Cần trả lại của rơi khi nhặt được và nhắc nhở bạn bè, anh chị cùng thực hiện.

4.Củng cố, dặn dò(2’)

- Vì sao ta cần trả lại của rơi cho người bị mất ?

- GV nhận xét.

- Hs thảo luận nhóm đôi. Trình bày trước lớp.

- Hs nhắc lại.

- Hs trả lời.

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thái độ: GD học sinh bảo vệ, cách thức làm cho nước sạch, tiết kiệm nước; bảo vệ bầu không khí.. * GDBVMT: HS thấy được cần tiết kiệm nước trong sinh hoạt,

- Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình, cử đại diện phát biểu cam kết của nhóm về việc thực hiện bảo vệ bầu không khí trong sạch và nêu ý tưởng của bức tranh cổ động

- Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình, cử đại diện phát biểu cam kết của nhóm về việc thực hiện bảo vệ bầu không khí trong sạch và nêu ý tưởng của bức tranh cổ động

Kiến thức: Nêu được những kiến thức đã học về cơ thể người; vệ sinh cá nhân và các giác quan; ăn, uống và vệ sinh trong ăn, uống: vận động và nghỉ ngơi hợp lí; các biện

- Nêu được các việc nên làm, không nên làm để bảo vệ các giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, da và biết vận dụng kiến thức vào thực tế để bảo vệ các giác quan

Kiến thức: Kể được một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của bản thân hoặc những người xung quanh .Qua câu chuyện, thể hiện được ý thức

1.Kiến thức: Nêu những nguyên nhân gây ô nhiễm bầu không khí: khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn.. 2.Kĩ năng: Phân biệt không khí sạch, (trong lành) và không

- Nêu được các việc nên làm, không nên làm để bảo vệ các giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, da và biết vận dụng kiến thức vào thực tế để bảo vệ các giác quan của mình