• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
23
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: Tiết 21 Ngày giảng:

Bài 13 :

CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (T1)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

Giúp học sinh hiểu được thế nào là công dân, căn cứ để xác định công dân của một nước, thế nào là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nêu được mối quan hệ giữa công dân của một nước với Nhà nước.

2. Kỹ năng:

Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân phù hợp với lứa tuổi.

3. Thái độ:

Tự hào là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tự hào là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

4. Phát triển năng lực:

Hình thành cho học sinh một số năng lực sau:

- Năng lực tự học - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác

* Tích hợp:

- Giáo dục đạo đức: Yêu quý hòa bình độc lập, tự do. Tự hào là công dân nước CHXHCNVN.

+ Trách nhiệm bảo vệ Nhà nước CHXHCNVN.

- Giáo dục kĩ năng sống: ra quyết định và giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, đánh giá.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Giáo án, phiếu học tập, luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em…

- HS: Đọc trước bài, đồ dùng học tập.

III. PHƯƠNG PHÁP/ KTDH:

1. Phương pháp dạy học:

- Quy nạp, thực hành.

2. Kĩ thuật dạy học:

- Vấn đáp, nêu vấn đề, lấy vd, thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, luyện tập.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Tổ chức:

(2)

Sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

Câu 1: Đến nay, Công ước về quyền trẻ em có bao nhiêu thành viên ? A. 194.

B. 195.

C. 196.

D. 197.

Câu 2: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm nào?

A. 1989.

B. 1998.

C. 1986.

D. 1987.

Câu 3: Quyền cơ bản của trẻ em bao gồm các nhóm quyền nào?

A. Nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, phát triển và tham gia.

B. Nhóm quyền : sống còn, học tập, phát triển và vui chơi.

C. Nhóm quyền : sống còn, bảo vệ, vui chơi và phát triển.

D. Nhóm quyền : sống còn, vui chơi, giải trí và phát triển.

Câu 4: Trẻ em khi sinh ra được tiêm vacxin viêm gan B miễn phí nói đến nhóm quyền nào?

A. Nhóm quyền bảo vệ.

B. Nhóm quyền sống còn.

C. Nhóm quyền phát triển.

D. Nhóm quyền tham gia.

Nhóm quyền sống còn: những quyền được sống, sinh ra được làm người, được nuôi dưỡng, được chăm sóc.

b) Hãy nêu 3 biểu hiện vi phạm quyền trẻ em mà em biết. Theo em, cần phải làm gì để hạn chế những biểu hiện đó?

Trả lời

Ba biểu hiện vi phạm quyền trẻ em:

Khi bố mẹ li hôn, trẻ em thường bị bỏ rơi không ai chăm sóc.

Khi bô mẹ li hôn, mỗi người có gia đình riêng hoặc mồ côi bố mẹ, trẻ em bị hành hạ, đánh đập, chửi bới, không được đi học.

Vì đông anh em, đời sống gia đình quá khó khăn, trẻ không được đi học.

Theo em, để hạn chế những việc làm trên, bố mẹ phải sống hòa thuận, hạnh phúc, gia đình không tan vỡ thì các em sẽ có một cuộc sống vui vẻ, đầm ấm hạnh phúc, được chăm sóc, được học hành tử tế. Phải thực hiện kế hoạch hóa gia đình, không nên sinh nhiều con vì nếu gia đình đông con sẽ không có điều kiện chăm sóc các con tử tế, trẻ sẽ khó có điều kiện đi học và khó được học hành tới nơi tới chôn.

3. Bài mới:

*Giới thiệu bài.

GV: Đặt câu hỏi

(3)

Theo em, em đang sống ở nước Việt Nam vậy thì em là công dân nước nào?

HS: Trả lời cá nhân

GV: Chốt và chuyện nội dung bài học ình huống

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học

*HĐ 1 : Hướng đẫn học sinh tìm hiểu tình huống.

- Mục đích: HS hiểu ý nghĩa của tình huống.

- Phương pháp: Đọc tích cực, vấn

đáp,thuyết trình, nghiên cứu trường hợp điển hình, thảo luận nhóm.

- Thời gian: 10 phút - Cách thức tiến hành:

GV: Gọi học sinh đọc HS: Đọc tình huống GV: Nhận xét đặt câu hỏi HS: Trả lời cá nhân

?Theo em A-li-a nói như vậy có đúng không?

Vì sao?

GV: Nhận xét và kết luận

* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học:

- Mục đích: HS biết được nội dung bài học.

- Phương pháp: Đàm thoại, giải quyết vấn đề, tháo luận nhóm.

- Thời gian:10 phút - Cách thức tiến hành:

GV: Đặt câu hỏi và chia làm hai nhóm thảo luận

HS: Thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời.

N1: Thế nào là công dân? Căn cứ để xác định công dân của một nước? Thế nào là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

I. TÌNH HUỐNG

1. Tình huống 2. Nhận xét:

-Đúng bởi vì: Bố là người Việt Nam.

Nếu bố mẹ chọn quốc tịch Việt Nam cho A-li-a

II. NỘI DUNG BÀI HỌC:

1. Khái niệm:

- Công dân: Là người dân của một nước

- Căn cứ để xác định công dân của

(4)

N2: Nêu mối quan hệ giữa công dân với Nhà nước:

GV: Nhận xét, kết luận

* Dành cho HS khuyết tật:

? Em có suy nghĩ gì khi em là một công dân Việt Nam?

- HS: Tự hào vì mình là công dân nước CHXHCN Việt Nam...

*) Hoạt động 3 : Luyện tập

- Mục đích: Hướng dẫn HS luyện tập - Phương pháp: Vấn đáp,thuyết trình,thảo luận nhóm...

- Thời gian: 15 phút - Cách thức tiến hành:

Bài tập a:

Hãy đánh dấu X vào ô trống tương ứng về việc thực hiện là công dân Việt Nam:

1. Người Việt Nam định cư và nhập quốc tịch nước ngoài.

2. Người Việt Nam đi công tác ở nước ngoài.

3. Người nước ngoài sang công tác ở Việt Nam.

4. Người Việt Nam bị phạm tội.

5. NgườiViệt Nam dưới 18 tuổi.

GV: Nhận xét, cho điểm và chốt nội dung bài học.

một nước là quốc tịch

- Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Là người có quốc tịch Việt Nam( Theo điều 49-HP 1992)

2. Mối quan hệ giữa công dân với Nhà nước:

- Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch.

- Mọi công dân thuộc các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền có quốc tịch Việt Nam.

III. BÀI TẬP:

Bài tập a:

Đáp án: 3, 4, 5

4. Củng cố:

GV: Đặt câu hỏi

(5)

Theo em người nước ngoài đến Việt Nam công tác có phải là công dân Việt Nam không?

HS: Trả lời cá nhân (không phải là người Việt Nam vì phải làm ăn sinh sống lâu dài tự nguyện tuân theo pháp luật Việt Nam, nhập Quốc tịch Việt Nam thì là công dân Việt Nam).

GV: Nhận xét cho điểm, chốt nội dung bài học 5. Dặn dò:

Học nội dung bài học, làm các bài tập SGK Đọc tiếp phần thông tin, nội dung bài học

Tìm hiểu nghĩa vụ và quyền công dân đối với nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”./.

V. Rút kinh nghiệm:

………

………

………

****************************

Ngày soạn:

Ngày giảng:

Tiết 22

Bài 13 :

CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Tiếp)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

Giúp học sinh hiểu được quyền và nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Kỹ năng:

Biết cố gắng học tập nâng cao nhận thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành người công dân có ích cho đất nước.

3. Thái độ:

Thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của công dân.

4. Phát triển năng lực:

Hình thành cho học sinh một số năng lực sau:

- Năng lực tự học - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác

* Tích hợp:

- Giáo dục đạo đức: Yêu quý hòa bình độc lập, tự do. Tự hào là công dân nước CHXHCNVN.

(6)

+ Trách nhiệm bảo vệ Nhà nước CHXHCNVN.

- Giáo dục kĩ năng sống: ra quyết định và giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, đánh giá.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Giáo án, phiếu học tập, luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em…

- HS: Đọc trước bài, đồ dùng học tập III. PHƯƠNG PHÁP:

1. Phương pháp dạy học:

- Quy nạp, thực hành.

2. Kĩ thuật dạy học:

- Vấn đáp, nêu vấn đề, lấy vd, thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, luyện tập.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Tổ chức:

Sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

Câu 1: Công dân là gì? Căn cứ để xác định công dân của một nước?

Câu 2: Thế nào là công dân nước CHXHCN Việt Nam?

3. Bài mới:

Giới thiệu bài.

GV: Đặt câu hỏi

Em hãy kể tên những tổ chức chăm sóc giúp đỡ trẻ em bị thiệt thòi mà em biết?

HS: Trả lời cá nhân + Làng trẻ em SOS + Lớp học tình thương + Quỹ bảo trợ trẻ em

+ Các trường nuôi dạy trẻ khuyết tật...

GV: Chốt và chuyện nội dung bài học

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài học:

- Mục đích: HS biết được nội dung bài học.

- Phương pháp: Đàm thoại, giải quyết vấn đề, tháo luận nhóm.

- Thời gian:15 phút - Cách thức tiến hành:

II. NỘI DUNG BÀI HỌC:

(7)

GV: Gọi học sinh đọc HS: Đọc thông tin

GV: Nhận xét đặt câu hỏi

C1: Theo em từ câu chuyện trên em có suy nghĩ gì về quyền và nghĩa vụ học tập, trách nhiệm của HS đối với đất nước?

HS: Trả lời cá nhân

GV: Nhận xét, kết luận và đặt câu hỏi

C2: Theo em nghĩa vụ của công dân như thế nào đối với nhà nước CHXHCN Việt Nam?

HS: Trả lời cá nhân

GV: Bổ sung và tích hợp về Thuế

* Tích hợp về “ Thuế”

- Công dân có quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước trong đó có quyền và nghĩa vụ với pháp luật thuế của Nhà nước.

GV: Gọi HS đọc tài liệu tham khảo HS: Đọc

*Tư liệu tham khảo:

-Khoản 1-Điều 11…Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục của trẻ em năm 2004

-Điều 4 Luật Quốc tịch 1998 GV: Kết luận toàn bài

*) Hoạt động 2 : Bài tập

- Mục đích: Hướng dẫn HS luyện tập - Phương pháp: Vấn đáp,thuyết trình,thảo

1. Khái niệm:

2. Mối quan hệ giữa công dân với Nhà nước CHXHCN Việt Nam:

*. Truyện đọc:

- “ Cô gái vàng của thể thao Việt Nam”

*. Nhận xét:

- Phải cố gắng học tập tốt, cố gắng học tập để nâng cao kiến thức rèn luyện đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội.

3. Công dân Việt Nam có quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước CHXHCN Việt Nam:

- Nghĩa vụ học tập - Bảo vệ Tổ quốc - Làm nghĩa vụ quân sự

- Tôn trọng và bảo vệ tài sản Nhà nước - Tuân theo Hiến pháp và pháp luật - Đóng thuế và lao động công ích

=> Nhà nước CHXHCN Việt Nam tạo điều kiện cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam có quốc tịch Việt Nam.

III.BÀI TẬP

(8)

luận nhóm...

- Thời gian: 25 phút - Cách thức tiến hành:

Bài tập 1:

GV: Gọi HS đọc bài tập tình huống HS: Trả lời cá nhân

Bố mẹ Hoa là người nước ngoài theo gia đình đến Việt Nam làm ăn sinh sống đã lâu. Hoa sinh ra và lớn lên tại Việt Nam.

Theo em Hoa có phải là công dân Việt Nam không? Vì sao?

GV: Nhận xét, cho điểm Bài tập 2:

Bố mẹ Quân vì sợ con mình bị ảnh hưởng những thói hư tật xấu ngoài xã hội nên không cho Quân giao tiếp với ai. Sinh nhật bạn ở lớp bố mẹ cũng không cho Quân đi dự. Quân rất buồn và giận cha mẹ. Nếu em là Quân em sẽ làm gì?

HS: Thảo luận theo bàn cử đại diện trả lời.

GV: Nhận xét kết luận

* Dành cho HS khuyết tật:

? Em có suy nghĩ gì khi em là một công dân Việt Nam?

- HS: Tự hào vì mình là công dân nước CHXHCN Việt Nam...

GV: Tổ chức trò chơi “ Hái hoa dân chủ”

Câu 1: Em hãy hát một bài về quê hương đất nước mà em thích nhất?

Câu 2: Em hãy hát một bài dân ca mà em yêu thích?

Câu 3: Kể tên một tấm gương học tập, bảo vệ Tổ quốc mà em biết?

Câu 4: Công dân là gì?

Câu 5: Căn cứ để xác định công dân của

Bài tập tình huống 1:

- Đáp án: Hoa là công dân nước CHXHCN Việt Nam vì Hoa sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, gia đình cư trú nhiều năm ở Việt Nam( Căn cứ theo điều 49-HP 1992)

Bài tập tình huống 2:

- Nếu em là Quân em sẽ: Giải thích cho bố mẹ hiểu là không phải giao tiếp với ai cũng là người xấu, mà nhiều khi giao tiếp chúng ta có thêm kiến thức, kĩ năng sống học hỏi nhiều kinh nghiệm cho bản thân mình, tuy nhiên chúng ta biết lựa chọn bạn để chơi . Đồng thời nếu cấm như vậy bố mẹ vi phạm pháp luật về quyền trẻ em.

(9)

một nước? Thế nào là công dân CHXHCN Việt Nam?

Câu 6: Kể tên các quyền và nghĩa vụ của công dân nước CHXHCN Việt Nam?

HS: Lên bảng bốc thăm câu hỏi và trả lời cá nhân

GV: Nhận xét kết luận toàn bài 4. Củng cố:

GV: Đặt câu hỏi

Em hãy dự kiến cách cư xử của mình trong những trường hợp sau đây?

1. Em thấy một người lớn đánh đập một em nhỏ 2. Em thấy bạn của em lười học trốn đi chơi 3. Em thấy một số bạn nơi em ở chưa biết chữ HS: Trả lời cá nhân

1. Báo cho người lớn xung quanh, cơ quan công an…

2. Khuyên bạn, báo cho cô giáo chủ nhiệm, bố mẹ bạn ấy…

3. Em dạy chữ cho các bạn, giúp bạn có thể đến lớp học tình thương…

GV: Nhận xét, chốt nội dung bài học 5. Dặn dò:

Học nội dung bài học, làm các bài tập SGK

Đọc trước bài 14: “Thực hiện trật tự an toàn giao thông”./.

V. Rút kinh nghiệm:

………

………

………

*****************************

Ngày soạn: Tiết 23 Ngày giảng:

BÀI 14: THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

Giúp học sinh nêu được nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông.

Nêu được những quy định của pháp luật đối với người đi bộ, đi xe đạp, quy định đối với trẻ em.

2. Kỹ năng:

(10)

Biết phân biệt với những hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

3. Thái độ:

Tôn trọng những quy định về trật tự an toàn giao thông.

4. Phát triển năng lực

Hình thành cho học sinh một số năng lực sau:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác.

* Tích hợp:

- Giáo dục đạo đức:

+ Tôn trọng những qui định về tình hình trật tự, an toàn giao thông.

+ Đồng tình, ủng hộ các hành vi thực hiện đúng và phê phán những hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông.

- Giáo dục kĩ năng sống: thu thập, xử lí thông tin, tư duy phê phán, ra quyết định và giải quyết vấn đề

- GD QPAN: Giới thiệu tranh, ảnh, clip về chủ đề an toàn giao thông II. CHUẨN BỊ:

- GV: Giáo án, phiếu học tập, luật an toàn giao thông, bảng phụ.

- HS: Đọc trước bài, đồ dùng học tập.

III. PHƯƠNG PHÁP:

1. Phương pháp dạy học:

- Quy nạp, thực hành.

2. Kĩ thuật dạy học:

- Vấn đáp, nêu vấn đề, lấy vd, thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, luyện tập.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ: Nêu quyền và nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước CHXHCN Việt Nam?

3. Bài mới:

Giới thiệu bài.

GV: Đưa ra thông tin

Giao thông vận tải là huyết mạch của nền kinh tế quốc dân, là điều kiện để nâng cao đời sống con người. Vậy giao thông bao gồm những quy định, một số biển báo ntn?...

HS: Trả lời cá nhân

GV: Chốt và chuyển nội dung bài học

(11)

BẢNG THỐNG KÊ TÌNH HÌNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Năm Số vụ tai nạn Số người chết Số người bị thương

2002 27.134 12.800 30.999

2003 19.852 11.319 20.400

2004 16.911 11.739 15.142

2005 14.141 11.184 11.760

2006 14.161 12.373 11.097

2007 13.985 12.800 10.266

Cả nước giảm 1.185 vụ tai nạn giao thông

- Theo thống kê từ Bộ Giao thông Vận tải, 5 tháng đầu năm 2012, cả nước xảy ra 4.582 vụ tai nạn giao thông, giảm 1.185 vụ so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, số người chết là 3.950 người, giảm 843 người và số người bị thương là 3.323 người, giảm 1.089 người.

Tai nạn giao thông đường bộ chiếm tỷ lệ lớn, bằng 94% số vụ tai nạn giao thông trong 5 tháng đầu năm 2012, với 4.282 vụ, số người chết là 3.792 người (chiếm 96%), số người bị thương là 3.198 người.

Theo đánh giá của Bộ Giao thông Vận tải, tình hình tai nạn giao thông 5 tháng đầu năm 2012 đã giảm ở cả 3 tiêu chí với mức giảm bình quân khoảng 20%.

Đây được coi là nỗ lực rất lớn của các cấp, các ngành, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị./.

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học

*Hoạt động 1 : Hướng đẫn học sinh tìm hiểu phần thông tin sự kiện

- Mục đích: HS hiểu ý nghĩa của tình huống.

- Phương pháp: Đọc tích cực, vấn

đáp,thuyết trình, nghiên cứu trường hợp điển hình, thảo luận nhóm.

- Thời gian: 15 phút - Cách thức tiến hành:

GV: Giới thiệu bảng thống kê UBATGTQG từ năm 2002 đến năm 2007( bảng phụ ) và đặt câu hỏi.

I. THÔNG TIN SỰ KIỆN:

- Năm 2007:

+ Số vụ tai nạn: 13.134 vụ + Số người chết: 12.800 người

(12)

?Nêu tình hình tai nạn giao thông hiện nay?

Hậu quả ra sao?

?Qua đó em có suy nghĩ như thế nào?

HS: Trả lời cá nhân

GV: Nhận xét, chuyển nội dung bài học

* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học:

- Mục đích: HS biết được nội dung bài học.

- Phương pháp: Đàm thoại, giải quyết vấn đề, tháo luận nhóm.

- Thời gian:20 phút - Cách thức tiến hành:

GV: Đặt câu hỏi và chia làm 2 nhóm lớn HS: Thảo luận nhóm

N1: Nêu nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông hiện nay? Nguyên nhân nào là phổ biến nhất?

*Dành cho HS khuyết tật:

Em hãy nêu 1 số nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông?

N2: Trình bày những quy định của pháp luật về ATGT?

- Thực hiện nhóm mảnh ghép các câu hỏi như sau:

+ Số người bị thương: 10.266 người + Trung bình một ngày có: 35 người chết

-> Tai nạn giao thông ngày càng gia tăng.

- Gây thiệt hại về tài sản và cả tính mạng con người( Chết, tàn tật, mất sức lao động…)

- Lo lắng về tình hình giao thông ngày càng gia tăng. Số vụ tai nạn, số người bị thương do tai nạn để lại di chứng rấ nhiều. Bản thân khi tham gia giao thông theo dung quy định của pháp luật và tuyên truyền cho gia đình, mọi người cùng thực hiện theo.

II. NỘI DUNG BÀI HỌC:

1. Nguyên nhân gây tai nạn giao thông:

- Hệ thống đường chưa đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân

- Phương tiện cơ giới và xe thô sơ tăng

- Dân số tăng nhanh

- Người dân tham gia giao thông thiếu hiểu biết về Luật an toàn giao thông, chưa tự giác chấp hành Luật giao thông (Đây là nguyên nhân phổ biến nhất)

2. Những quy định của pháp luật về an toàn giao thông:

* Người đi bộ:

- Phải đi trên hè phố, lề đường, trường

(13)

Câu 1: Quy định về ATGT về người đi bộ ntn?

Câu 2: Quy định về ATGT về người đi xe đạp ntn?

GV: Bổ sung giới thiệu thêm

- Trẻ em dưới 12 tuổi không được đi xe đạp người lớn

Câu 3: Quy định về ATGT trẻ em dưới 16 tuổi ntn?

Câu 4: Quy định về AT đường sắt ntn?

HS: Các nhóm trả lời

Riêng nhóm 2 có nhóm mảnh ghép các thành viên trao đổi câu trả lời ghép tổng hợp thành một câu tổng quát.

GV: Nhận xét, kết luận cho điểm các nhóm và đưa ra phần tích hợp thuế

* Tích hợp về “Thuế”:

- Để thực hiện ATGT ngoài ý thức của con người tham gia giao thông, còn có hệ thống giao thông tốt và lực lượng giữ gìn trật tự giao thông Nhà nước phải có các nguồn kinh phí chi cho các hoạt động này đó là thuế.

GV: Kết luận toàn bài

hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ qua đường đi bộ phải tuân thủ đúng.

* Người đi xe đạp:

- Không đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng.

- Không đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc phương tiện khác.

- Không sử dụng xe để kéo đẩy xe khác.

- Không mang vác chở vật cồng kềnh.

- Không buông cả hai tay hoặc đi bằng một bánh.

* Trẻ em dưới 16 tuổi:

- Không được lái xe gắn máy

- Đủ 16 đến dưới 18 tuổi được lái xe với dung tích xi lanh dưới 50 cm.

* Quy định về an toàn đường sắt:

- Không chăn thả trâu bò gia súc và chơi đùa trên đường sắt

- Không thò đầu chân tay ra ngoài khi tàu đang chạy

- Không ném đất đá và các vật gây nguy hiểm lên tàu và từ trên tàu xuống.

4. Củng cố:

GV: Hãy nhận xét các hành vi ở các bức tranh trong BT/ SGK

(14)

HS: Trả lời cá nhân ( 1.Vi phạm luật đường sắt, 2. Vi phạm luật người đi xe đạp…)

GV: Nhận xét, chốt nội dung bài học 5. Dặn dò:

Học nội dung bài học, làm các bài tập SGK

Tìm hiểu tiếp phần các tín hiệu đèn giao thông và ý nghĩa của việc thực hiện ATGT.

Tìm hiểu việc thực hiện trật tự ATGT tại địa phương./.

V. Rút kinh nghiệm:

………

………

………

………

**************************************

Ngày soạn: Tiết 24 Ngày giảng:

Bài 14: THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG (TIẾP)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

Giúp học sinh nhận biết được tín hiệu đèn giao thông và một số biển báo thông dụng trên đường và ý nghĩa của việc thực hiện trật tự ATGT.

2. Kỹ năng:

Biết thực hiện đúng quy định về trật tự ATGT và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.

3. Thái độ:

Đồng tình ủng hộ các hành vi thực hiện đúng và phê phán những hành vi vi phạm trật tự ATGT.

4. Phát triển năng lực

Hình thành cho học sinh một số năng lực sau:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác.

- Giáo dục đạo đức:

+ Tôn trọng những qui định về tình hình trật tự, an toàn giao thông.

+ Đồng tình, ủng hộ các hành vi thực hiện đúng và phê phán những hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông.

(15)

- Giáo dục kĩ năng sống: thu thập, xử lí thông tin, tư duy phê phán, ra quyết định và giải quyết vấn đề

- GD QPAN: Giới thiệu tranh, ảnh, clip về chủ đề an toàn giao thông

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Giáo án, phiếu học tập, luật an toàn giao thông, bảng phụ, máy chiếu.

- HS: Đọc trước bài, đồ dùng học tập.

III. PHƯƠNG PHÁP:

1. Phương pháp dạy học:

- Quy nạp, thực hành.

2. Kĩ thuật dạy học:

- Vấn đáp, nêu vấn đề, lấy vd, thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, luyện tập.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

3.1. Ổn định tổ chức:

Kiểm tra sĩ số:

3.2. Kiểm tra bài cũ: Nêu những nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông.

Những quy định của pháp luật đối với người đi bộ, đi xe đạp, đối với trẻ em?

3.3. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài.

GV: Chiếu các hình ảnh tai nạn giao thông trên máy chiếu và đặt câu hỏi Qua các hình ảnh trên em có suy nghĩ gì về tình hình tai nạn giao thông hiện nay?

HS: Quan sát và trả lời cá nhân

GV: Chốt và chuyển nội dung bài học

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học

* Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài học:

- Mục đích: HS biết được nội dung bài học.

- Phương pháp: Đàm thoại, giải quyết vấn đề, tháo luận nhóm.

- Thời gian:15 phút - Cách thức tiến hành:

GV: Đặt câu hỏi HS: Trả lời cá nhân

? Kể tên những hệ thống báo hiệu giao

II. NỘI DUNG BÀI HỌC:

3. Hệ thống báo hiệu giao thông

- Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

(16)

thông?

GV: Nhận xét

GV: Chia làm ba nhóm thảo luận sau đó ghép ba câu trả lời đúng hoàn thành mục 4:”Đặc điểm của các loại biển báo ”

HS: Thảo luận cử đại diện trả lời GV: Chiếu 3 câu hỏi trên máy chiếu Câu 1: Em hãy nêu đặc điểm hình dáng, màu sắc của biển báo cấm, nêu một số tên biển mà em biết?

Câu 2: Em hãy nêu đặc điểm hình dáng, màu sắc của biển báo nguy hiểm, nêu một số tên biển mà em biết?

Câu 3: Em hãy nêu đặc điểm hình dáng, màu sắc của biển hiệu lệnh, nêu một số tên biển mà em biết?

GV: Cho HS nhận xét câu trả lời các nhóm và bổ sung thêm:

- Ngoài ra hiện nay có thêm 2 loại biển báo: Biển chỉ dẫn, biển phụ - GV: Đặt câu hỏi

- HS: Trả lời cá nhân

? Nêu ý nghĩa của việc thực hiện ATGT?

- Tín hiệu đèn giao thông.

- Biển báo hiệu - Vạch kẻ đường

- Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ - Hàng rào chắn

4. Đặc điểm của các loại biển báo:

a, Biển báo cấm:

- Hình tròn, nền màu trắng có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều cấm.

- Ví dụ; Biển 101( Đường cấm), 102 (Cấm đi ngược chiều) =>Biển báo đặc biệt; 104, 105, 106…

b, Biển báo nguy hiểm:

- Hình tam giác đều, nền màu vàng có viền màu đỏ, hình vẽ màu đên thể hiện điều nguy hiểm cần đề phòng.

- Ví dụ; Biển 222 (Đường trơn); Biển 227 ( Công trường); Biển 231 (Thú rừng vượt qua đường)…

c, Biển hiệu lệnh:

- Hình tròn nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm báo hiệu điều phải thi hành.

- Ví dụ: Biển 301b (Hướng đi phải theo);

Biển 304 (Đường danh cho xe thô sơ)…

5. Ý nghĩa của việc thực hiện ATGT:

- Mọi người dân được đi lại giao lưu buôn bán thuận lợi hơn.

- Xã hội có kỉ cương kỉ luật trật tự hơn.

(17)

*Dành cho HS khuyết tật:

? Em hãy cho biết có mấy loại biển báo giao thông

- Có 3 loại

GV: Nhận xét, kết luận nội dung bài học

*) Hoạt động 2 : Bài tập

- Mục đích: Hướng dẫn HS luyện tập - Phương pháp: Vấn đáp,thuyết trình,thảo luận nhóm...

- Thời gian: 20 phút - Cách thức tiến hành:

GV: Đưa các hình ảnh trên máy chiếu Và yêu cầu HS trả lời cá nhân

Biển 110a, 112, 226, 304, 305, 423b GV: Nhận xét cho điểm

GV: Kết luận toàn bài

- Bảo vệ được tính mạng của bản thân và của người khác, hạn chế thiệt hại về cả người và tài sản của gia đình, đất nước.

III. BÀI TẬP:

- Đáp án:

+ Biển báo cho phép người đi bộ được đi:

Biển 305, 423b.

+ Biển cho phép người đi xe đạp được đi:

Biển 304, 226.

4. Củng cố:

Em hãy đưa ra những thông tin về an toàn giao thông tại địa phương em?

HS: Trả lời cá nhân

- Người dân còn tuốt lúa phơi rơm rạ, thóc trên đường.

- Thả súc vật trên đường gây nhiều tai nạn - Sang đường sai quy định

- Đi xe dàn hàng ngang….

GV: Nhận xét, chốt nội dung bài học 5. Dặn dò:

Học nội dung bài học, làm các bài tập SGK

Vẽ sơ đồ tư duy về đặc điểm các loại biển báo giao thông . Tìm hiểu việc thực hiện trật tự ATGT nước ta.

Chuẩn bị bài: Quyền và nghĩa vụ học tập V.Rút kinh nghiệm:

………

………

………

(18)

………

………...……

*********************************

Ngày soạn: Tiết 25 Ngày giảng:

Bài 17:

QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỖ Ở

I. Mục tiêu : 1. Kiến thức:

Giúp học sinh:

- Biết được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân - Hiểu đây là một trong những quyền cơ bản của CD được quy định trong HP 2. Kĩ năng:

- Biết phân biệt đâu là những hành vi vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân.

- Biết tự bảo vệ chỗ ở của mình và không xâm phạm đến chỗ ở của người khác.

- Biết đưa ra cách ứng xử trong các tình huống phù hợp với quy định của PL về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

- GDKN ra quyết định, tư duy phê phán, sáng tạo, ứng phó trong các tình huống có liên quan.

3.Thái độ:

- Có ý thức tôn trọng chỗ ở của người khác, có ý thức cảnh giác trong việc giữ gìn và bảo vệ chỗ ở của mình cũng như chỗ ở của người khác.

- Biết phê phán, tố cáo những người làm trái pháp luật, xâm phạm đến chỗ ở của người khác.

4. Năng lực:

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

* Tích hợp:

- Giáo dục đạo đức: Tôn trọng, trung thực, hợp tác, trách nhiệm + Tôn trọng chỗ ở của người khác

+ Phê phán tố cáo những hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác

(19)

- Giáo dục kĩ năng sống: ra quyết định và giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, ứng phó, sáng tạo.

- GD QPAN: Ví dụ đơn giản về các quyền bảo hộ tính mạng, bất khả xâm phạm... để cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ.

II. CHUẨN BỊ:

1.Chuẩn bị của thầy:

- Giáo án, SGK, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của trò:

- Đồ dùng học tập, đọc trước bài.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học:

- Quy nạp, thực hành.

2. Kĩ thuật dạy học:

- Vấn đáp, nêu vấn đề, lấy vd, thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, luyện tập.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Tổ chức:

2.Kiểm tra bài cũ:

- Mục đích: Kiểm tra kiến thức đã học ở bài trước.

- Thời gian: 5 phút

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình - Phương tiện tư liệu: Sách giáo khoa.

Câu 1: Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông nguyên nhân nào là phổ biến nhất?

Trả lời:

- Nguyên nhân tai nạn giao thông:

Hệ thống đường bộ chưa đáp ứng được yêu cầy đi lại của nhân dân.

Phương tiện cơ giới và thô sơ tăng nhanh và tập trung các thành phố.

Thiết bị cầu đường xuống cấp, giao cắt mặt bằng nhiều đường bộ, đường đô thị dễ gây tai nạn

Quản lí nhà nước về giao thông còn nhiều hạn chế.

- Nguyên nhân phổ biến nhất đó chính là sự kém ý thức của người tham gia giao thông như: vượt đèn đỏ, đi sai làn đường, đua xe trái phép, phóng nhanh vượt ẩu…

Câu 2: Ý nghĩa của việc thực hiện trật tự an toàn giao thông:

Đảm bảo an toàn giao thông cho mình và cho mọi người, tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, gây hậu quả nghiêm trọng và đau lòng cho mình và cho người khác.

Đảm bảo giao thông được thông suốt, tránh gây ùn tắc giao thông

(20)

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính GV: Đặt câu hỏi

Câu 1: Khi tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của mình bị người khác xâm phạm thì em sẽ làm như thế nào? (8đ)

Câu 2: Ngoài những quyền đó ra chúng ta còn có quyền cơ bản nào nữa?

(2đ)

GV: Chốt và chuyển nội dung bài học.

HS trả lời cá nhân

1.Phải biết tự bảo vệ mình bằng cách:

chống cự, hô hoán, kêu gọi mọi người giúp đỡ, báo cho cha mẹ, thầy cô biết 2.Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở…

Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc

- Mục đích: HS đọc truyện, nắm được nội dung truyện.

- Thời gian: 10 phút

- Phương pháp: Sắm vai, vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm.

- Phương tiện tư liệu: Sách giáo khoa.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính GV: Giới thiệu một số câu chuyện xâm phạm

hoặc tôn trọng chỗ ở của người khác trong báo tiền phong.

HS: Nghe đọc bài, phát biểu suy nghĩ cá nhân.

GV:Nhận xét dẫn vào bài

GV:Cho một nhóm lên sắm vai theo tình huống HS: Sắm vai. (ứng phó, gqth)

GV: Nêu câu hỏi thảo luận.

HS: Thảo luận nhóm đôi, phát biểu ý kiến cá nhân.

GV: Chuyện gì đã xảy ra với gia đình bà Hòa?

Trước sự việc xảy ra như vậy, bà Hòa đã có suy nghĩ và hành động như thế nào?

HS: Gia đình bà Hòa mất con gà, cái quạt máy. Bà Hòa nghi ngờ nhà T. lấy trộm, bà chửi đổng, xông vào khám nhà.

Học sinh khác nhận xét, bổ sung.

GV: Nhận xét, bổ sung.

GV: Theo em, bà Hòa làm như vậy là đúng hay sai? Tại sao?

HS: Bà Hòa làm như vậy là sai, xâm phạm chỗ ở của người khác.

1. Tình huống:

a. Đọc

b. Nhận xét

-Bà Hòa làm như vậy là sai, xâm phạm chỗ ở của người khác.

(21)

Học sinh khác nhận xét, bổ sung.

GV: Nhận xét, bổ sung, đọc cho HS nghe điều 73 Hiến pháp 1992.

GV: Theo em, bà Hòa nên làm như thế nào để có thể xác minh được nhà T có lấy cắp tài sản của mình mà không vi phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác?

HS: Quan sát, theo dõi; Cần báo cho chính quyền địa phương để nhờ can thiệp…

Học sinh khác nhận xét, bổ sung.

GV: Nhận xét, bổ sung, giới thiệu điều 124- Bộ luật hình sự 1999.

GV: Chỗ ở là nơi như thế nào?

HS: Là nơi thờ cúng tổ tiên, nghỉ ngơi,sinh hoạt…

sau giờ làm việc.

GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý, chuyển ý.

Hoạt động 2: Nội dung bài học

- Mục đích: HS nắm được quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

- Thời gian: 15 phút

- Phương pháp: Đóng vai,thảo luận nhóm.

- Phương tiện tư liệu: Sách giáo khoa.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính GV: Chia lớp làm 6 nhóm, thảo luận nhóm(3

phút)

HS:Thảo luận, trình bày kết qủa.

Nhóm 1,2: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì?

HS: Trả lời.

GV: Nhận xét, bổ sung, rút ra nội dung bài học.

Nhóm 3: Những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân?

HS: Trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

GV: Nhận xét, bổ sung, nhấn mạnh ý chính.

Nhóm 4: Người vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân sẽ bị xử lí như thế nào?

HS: Phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 1 năm, phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.

Nhóm 5,6: Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

GV: Nhận xét, bổ sung

2.Nội dung bài học a.Nội dung cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân:

- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là quyền cơ bản của công dân.

- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở:

+ Chỗ ở của công dân được nhà nước, mọi người tôn trọng và bảo vệ.

+ Không ai được xâm phạm, tự ý vào chỗ ở của người khác, trừ trường hợp pháp luật cho phép.

(22)

GV mở rộng về Trách nhiệm của công dân:

- Phải biết tôn trọng chỗ ở của người khác.

- Phải biết tự bảo vệ chỗ ở của mình.

- Phê phán, tố cáo những người xâm phạm đến chỗ ở của người khác trái với quy định của pháp luật.

Hoạt động 3 : Bài tập

- Mục đích: Củng cố kiến thức về quyền và nghĩa vụ học tập qua các bài tập - Phương pháp: Vấn đáp,thuyết trình,thảo luận nhóm...

- Thời gian: 15 phút

- Phương tiện, tư liệu: SGK,VBT

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính GV: Tổ chức thảo luận nhóm, sắm vai thể hiện

cách ứng xử đúng ở bài tập đ. Ý 1và 2 (SGK/56) HS các nhóm lên sắm vai. Các nhóm khác nhận xét.

GV: Vì sao em chọn cách ứng xử đó?

HS: Trả lời.Học sinh khác nhận xét.

GV: Tổ chức thảo luận nhóm, sắm vai thể hiện cách ứng xử đúng ở bài tập đ (SGK/56) HS các nhóm lên sắm vai. Các nhóm khác nhận xét.

Học sinh khác nhận xét.

GV: Nhận xét, kết luận toàn bài.

GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng.

GV: Kết luận bài học

3.Bài tập:

Bài tập đ. (SGK/56)

- Phương án 2: Không cho ai vào nhà khi cha mẹ đi vắng, có thể nhờ hàng xóm giúp đỡ…

Đáp án: ý 3,4,5.

4.Củng cố:

- Mục đích: Củng cố lại nội dung bài học.

- Thời gian: 05 phút

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.

- Phương tiện tư liệu: Sách giáo khoa

? Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở? Lấy ví dụ?

5.Hướng dẫn học sinh học ở nhà:

+ Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 55,56.

+ Làm các bài tập sách giáo khoa trang 56.

- Chuẩn bị bài 18: “Quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín” + Xem trước tình huống (đóng vai), trả lời câu hỏi gợi ý.

(23)

+ Xem phần nội dung bài học, bài tập sách giáo khoa trang 57, 58.

+ Mỗi nhóm chuẩn bị một tình huống sắm vai theo nội dung bài học.

V. Rút kinh nghiệm:

………

………

………

***************************

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc,

- Các Cơ quan trong bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân chia quyền lực để thực hiện các nhiệm vụ riêng nhưng vẫn phải có sự phối hợp, giám sát lẫn

+ Tại kì họp, Quốc hội thực hiện đầy đủ các chức năng lập hiến, lập pháp, thảo luận dân chủ và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, thực hiện quyền giám

Những vấn đề thuộc thẩm quyền tập thể thì thiểu số phục tùng đa số nhưng thiểu số có quyền bảo lưu ý kiến, đa số cũng cần xem xét, tham khảo ý kiến của thiểu số

Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định.. - Sơ đồ cơ cấu tổ chức của

Theo Hiến pháp năm 2013, tại Chương II, Điều 14 ghi nhận: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh

Quỹ có sứ mệnh Tạo dựng môi trường nghiên cứu thuận lợi, theo chuẩn mực quốc tế nhằm nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia, bao gồm nâng cao

Chị Na-ta-sa (Natasa) công dân nước Nga bởi vì chị sinh ra và lớn lên ở Nga, năm 18 tuổi chị đến học đại học ở Pa-ri (Pháp) và vẫn mang quốc tịch Nga.. Chị mang quốc tịch