• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
46
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 14

NS: 4 / 12 / 2020

NG: 7 / 12 / 2020 Thứ hai ngày 7 tháng 12 năm 2020

TẬP ĐỌC

TIẾT 27

:

CHÚ ĐẤT NUNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số tự ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chí bé Đất)

2. Kĩ năng: Hiểu nội dung truyện: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.

3. Thái độ: Gdục học sinh lòn can đảm, biết làm được những việc có ích.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Xác định giá trị:Nhận biết được lòng can đảm cần thiết đối với mỗi con người.

- Tự nhận thức bản thân: Biết đánh giá đúng ưu điểm, nhược điểm của bản thân để có hành động đúng

- Thể hiện sự tự tin: mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ, tranh minh hoạ bài học. Máy tính (UDCNTT) IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (4'):

- Đọc đoạn bài Văn hay chữ tốt & trả lời:

+ Nhờ đâu Cao Bá Quát trở thành người văn hay chữ tốt ?

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài (1'): Xem tranh (SGK)

2. Hdẫn HS luyện đọc - tìm hiểu bài:

HĐ 1. Hướng dẫn luyện đọc (10’) - Gọi HS đọc toàn bài, chia đoạn.

? Bài văn chia làm mấy đoạn ? - Gọi HS đọc nối tiếp.

+ Lần 1: Sửa phát âm.

+ Lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ khó.

- Hướng dẫn đọc đoạn, câu dài

Chắt còn một đồ chơi nữa là chú bé bằng đất/ em nặn lúc đi chăn trâu; Chú bé Đất ngạc nhiên

- 2 Hs đọc đoạn và trả lời câu hỏi.

- 1 Hs đọc cả bài và nêu nội dung Nx bạn

- 1 Hs đọc cả bài

+ Đoạn 1: Bốn dòng đầu.

+ Đoạn 2: Sáu dòng tiếp theo.

+ Đoạn 3: Phần còn lại.

- Nối tiếp đọc bài. - HS sửa sai

- HS giải nghĩa các từ như trong SGK - HS nhẩm bài, tìm cách ngắt nghỉ cho đúng và đọc lại.

- HS luyện đọc nối tiếp

(2)

- Đọc bài theo nhóm bàn (Cặp đôi).

- Đọc mẫu toàn bài.

HĐ 2. Tìm hiểu bài. (12’)

- Đọc đoạn: “Từ đầu .. lọ thuỷ tinh”

- Cu Chắt có những đồ chơi nào ? - Những đồ chơi đó khác nhau ntnào ?

Gv tiểu kết chuyển ý - Đọc thầm đoạn còn lại để trả lời:

- Chú bé đất đi đâu và gặp chuyện gì ? - Ông Hòn Rấm nói thế nào khi thấy chú lùi lại ?

- Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành chú Đất Nung ?

- Chi tiết “nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì ?

Gv tiểu kết, chuyển ý - Câu chuyện muốn nói về điều gì?

=> Ca ngợi chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ .

HĐ 3. Đọc diễn cảm: 10’

- Yêu cầu các em đọc nối tiếp đoạn - Gv đưa chiếu văn hướng dẫn hs đọc đoạn: “Ông Hòn Rấm ... Đất Nung”.

- Nhận xét, tuyên dương hs.

3. Củng cố – dặn dò. 3’

- Câu chuyện muốn nói về điều gì?

* Quyền trẻ em: Câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì ?

* GDKNS: Trong cuộc sống muốn trở thành người có ích cho xã hội.chúng ta cần phải biết vượt qua mọi thử thách trong c/s cũng như trong học tập để .

* Xem Clip: Vườn đọc số 1: Truyện

- HS lắng nghe.

- Học sinh đọc thầm để trả lời.

+ Chàng kị sĩ, nàng công chúa, chú bé Đất.

+ Chàng kị sĩ rất bảnh, nàng công chúa ngồi trong lầu son,...

1. Chú bé Đất thật đặc biệt - Hs đọc thầm

+ Đất từ người cu Đất giây bẩn quần áo hai người bột. Chàng kị sĩ phàn ...

+ Ông chê chú nhát.

+ Muốn làm việc có ích.

+ Gian khổ, thử thách giúp con người trở nên mạnh mẽ, cứng cỏi.

+ Lửa thử vàng, gian nan thử sức, được tôi luyện trong gian nan, con người mới vững vàng, dũng cảm.

2. ý chí, nghị lực phi thường của chú Đất Nung

+ Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích...

- 2 hs nhắc lại.

- 3 hs đọc nối tiếp bài.

- Nêu cách đọc, nhấn giọng, nhắt nghỉ - Hs đọc trong nhóm, 3 nhóm hs đọc phân vai.

- Nhận xét, bình chọn.

- Dũng cảm, tự tin..

(3)

"Chú đất Nung"

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà đọc kĩ bài,chuẩn bị bài Chú Đất Nung (tiếp)

TOÁN

TIẾT 66

:

CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ

I. MỤC TIÊU Giúp học sinh:

1. Kiến thức : Biết chia một tổng cho một số .

2. Kĩ năng : Bước dầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một sốểtong thực hành tính.

3. Thái độ : Ý thức học tập tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng nhóm. Máy tính (ƯDCNTT)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (4'):

- Tính:( 7+3) : 5; (12+8) : 2 - Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Gtb (1'): Trực tiếp

2.Tính chất 1 tổng chia cho một số (12') - Yêu cầu hs tính và so sánh:

(35 + 21) : 7 và 35 : 7 + 21 : 7

Vậy (35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7

- Gv hướng dẫn học sinh nhận xét:

(35 + 21) là một tổng, 7 là số chia.

35 : 7 + 21: 7 là tổng của 2 thương.

- Muốn chia 1 tổng cho một số ta làm ntn?

* Kết luận: Sgk

Dạng tổng quát: (a + b) : c = a : c + b : c 3. Thực hành:

Bài tập 1 : Tính bằng 2 cách (6') Mẫu: 12 : 4 + 20 : 4 = ?

Cách 1: 12 : 4 + 20 : 4 = 3 + 5 = 8.

Cách 2: 12 : 4 + 20 : 4 = (12 + 20) : 4 = 32 : 4 = 8.

- Yêu cầu hs nêu hai cách làm.

- Gv theo dõi, hướng dẫn.

- 2 học sinh lên làm bài.

- Lớp nhận xét.

- Hs nhắc lại y.c và đọc biểu thức.

- 1 hs làm trên bảng, lớp làm nháp (35 + 21) : 7 = 56 : 7 = 8

(35 + 21): 7 = 35 : 7 + 21 : 7 = 5 + 3 = 8 - Hs đọc lại biểu thức.

- Hs giỏi trả lời.

- Nhiều Hs đọc

- 1 Hs nêu yêu cầu của bài.

- Hs nêu cách làm.

- Hs tự làm- Hs chữa bài.

Đáp án:

a) (15 + 35) : 5 = ?

(4)

- Gv củng cố 2 cách làm.

Khi chia một tổng cho một số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia thì ta có thể chia từng số hạng cho số chia, rồi cộng các kết quả tìm được với nhau.

Bài tập 2: Tính bằng 2 cách: 6’

- Y/c hs nêu yêu cầu Mẫu: (35 - 21): 7 = ?

Cách 1: (35 - 21): 7 = 14 : 7 = 2 Cách 2: (35 - 21): 7 = 35 : 7 - 21 : 7 = 5 - 3 = 2

- Gv chốt lại bài giải đúng và củng cố cách làm, k/khích hs chọn cách tính nhanh.

Cách 1: Tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

Cách 2: Áp dụng công thức (a - b) : c = a : c - b : c.

- Nhận xét, đánh giá Bài tập 3 (8'):

- Yêu cầu hs phân tích đề:

Lớp 4A : 32 học sinh

4 học sinh: 1 nhóm Lớp 4B : 28 học sinh

4 học sinh: 1 nhóm Lớp 4A + 4B : ... nhóm?

Cách 1:

- Tính số nhóm của lớp 4A ta lấy số hs của lớp 4A chia cho số hs trong 1 nhóm.

- Tính số nhóm của lớp 4B ta lấy số hs của lớp 4B chia cho số hs trong 1 nhóm.

- Tính tổng số nhóm = số nhóm của lớp 4A + số nhóm của lớp 4B.

Cách 2:

- Tính tổng số hs của 2 lớp.

- Tính tổng số nhóm ta lấy tổng số hs của

Cách 1: (15 + 35) : 5 = 50 : 5 = 10 Cách 2: (15 + 35) : 5

= 15 : 5 + 35 : 5 = 3 + 7 = 10 (80 +4) : 4 = ?

Cách 1: (80 + 4) : 4 = 84 : 4 = 21 Cách 2: (80 + 4) : 4

= 80 : 4 + 4 : 4 = 20 + 1 = 21 b) 18 : 6 + 24 : 6 = ?

Cách 1: 18 : 6 + 24 : 6 = 3 + 4 = 7 Cách 2: (18 + 24) : 6 = 42 : 6 = 7 60 : 3 + 9 : 3 = ?

Cách 1: 60 : 3 + 9 : 3 = 20 + 3 = 23 Cách 2: 60 : 3 + 9 : 3 = (60 + 9) : 3 = 69 : 3 = 23 - Hs nêu yêu cầu

- Tự làm, 2 Hs lên bảng - Hs so sánh và kết luận.

- Trao đổi bài kiểm tra kquả 2 cách a) (27 - 18) : 3 = ?

Cách 1: (27 - 18) : 3 = 9 : 3 = 3 Cách 2: (27 - 18) : 3 = 27 : 3 - 18 : 3 = 9 - 6 = 3 b) (64 - 32) : 8 = ?

Cách 1: (64 - 32) : 8 = 32 : 8 = 4 Cách 2: (64 - 32) : 8 = 64 : 8 - 32 : 8 = 8 - 4 = 4

- HS đọc đề - HS tóm tắt đề - Hs giải theo nhóm

Cách 1:

Số nhóm hs của lớp 4A là:

32 : 4 = 8 (nhóm) Số nhóm hs của lớp 4B là:

28 : 4 = 7 (nhóm)

Số nhóm hs của cả 2 lớp 4A và 4B là: 8 + 7 = 15 (nhóm)

Cách 2:

Hai lớp có tất cả số hs là:

32 + 28 = 60 (học sinh) Số nhóm hs của cả 2 lớp 4A và 4B

(5)

2 lớp chia cho số hs trong 1 nhóm.

- Nhận xét, đánh giá

- Gv giúp học sinh phát biểu lại.

3. Củng cố, dặn dò (3')

- Một tổng chia cho một số có thể thực hiện bằng mấy cách?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà học bài nắm chắc cách chia

là: 60 : 4 = 15 (nhóm)

Đáp số: 15 nhóm.

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 17

:

BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU Hs có khả năng:

1. Kiến thức:

- Học sinh phải biết ơn thầy giáo, cô giáo vì thầy cô giáo là người dạy dỗ chúng ta nên người.

- Biết ơn thầy cô giáo thể hiện truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta.

Biết ơn thầy cô giáo làm tình cảm thầy trò luôn gắn bó.

2. Kĩ năng:

- Biết chào hỏi lễ phép, thực hiện nghiêm túc yêu cầu của thầy cô giáo.

- Biết làm giúp thầy cô một số công việc phù hợp.

- Biết phê phán, nhắc nhở các bạn để thực hiện tốt vai trò của người h/s.

3. Thái độ:

- Học sinh biết kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo. Có ý thức vâng lời, giúp đỡ thầy cô giáo những việc phù hợp.

- Không đồng tình với biểu hiện không biết ơn thầy cô giáo.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN TRONG BÀI

- Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô.

- Kĩ năng thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy cô.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tranh phóng to/ Sgk 21, 4 tranh/22 SGK - 2 băng giấy (HĐ3). Máy chiếu: CNTT

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (4'):

- Em đã làm gì để thể hiện sự hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ ?

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài (1') Chiếu ảnh mái trường.

* Xem Clip: Nhớ Ơn Thầy Cô Gt vào bài: ....

2. HD tìm hiểu bài:

Hoạt động 1(10'): Xử lí tình huống - GV cho học sinh đọc tình huống/20

- 2 hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

- Hs chú ý lắng nghe.

- 1 hs nhắc lại tình huống

(6)

- Gv gắn tranh phóng to lên bảng và cho HS quan sát.

- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4 và trả lời nội dung các câu hỏi sau:

+ Em hãy đoán xem các bạn nhỏ trong tình huống sẽ làm gì?

+ Nếu em là các bạn em sẽ làm gì? Hãy đóng vai thể hiện xử lý của nhóm em?

- GV cho 2 nhóm đóng vai trước lớp.

- Gv theo dõi, nhận xét

+ Tại sao nhóm em chọn cách giải quyết đó?

+ Đối với thầy cô giáo chúng ta phải có thái độ như thế nào?

+ Ts phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo?

- Gv kl: Các thầy giáo, cô giáo không những truyền đạt, cung cấp cho chúng ta những tri thức của nhân loại mà còn dạy bảo chúng ta những điều hay, lẽ phải. Do đó các em phải biết ơn....

- Vậy chúng ta phải làm gì để tỏ lòng biết ơn các thầy giáo, cô giáo ?

* Ghi nhớ: Sgk

Hoạt động 2 (10'): Làm bài tập 1 Sgk - Thế nào là biết ơn thầy cô giáo?

- Yêu cầu hs thảo luận theo cặp.

- GV gắn lên bảng lần lượt từng bức tranh và hỏi:

+ Bức tranh ... thể hiện lòng kính trọng biết ơn thầy cô giáo hay không? Vì sao? qua nội dung từng tranh

+ Qua 4 tranh, em thấy những bức tranh nào thể hiện sự kính trọng, lòng biết ơn thầy cô của các bạn?

+ Vì sao tranh 3 việc làm của các bạn học sinh chưa thể hiện sự kính trọng thầy cô?

+ Nếu em có mặt trong tình huống ở bức tranh 3, em sẽ nói gì với các bạn học sinh đó?

+ Nêu những việc làm thể hiện sự biết ơn, kính trọng thầy cô giáo?

- Gv nx, kết luận: Em cần tỏ thái

độ lễ phép, tôn trọng thầy giáo,cô giáo.

Không nên có các hành động không tôn

- HS quan sát tranh.

+ Các bạn sẽ đến thăm cô giáo.

- HS tìm cách giải quyết của nhóm và đóng vai thể hiện cách giải quyết đó.

+ Vì phải biết ơn thầy cô giáo.

+ Phải tôn trọng và biết ơn

+ Vì thầy cô giáo đã không quản khó nhọc, tận tình dạy dỗ chỉ bảo các em nên người. Vì vậy các em cần phải kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.

- 2 học sinh đọc ghi nhớ.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs phát biểu.

+ HS giơ tay nếu đồng ý bức tranh ... thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo.

- HS không giơ tay nếu bức tranh ...

thể hiện sự không kính trọng.

+ Tranh 1,2,4

+ Vì các bạn cho cô giáo không dạy mình nên không chào hỏi

- Hs tự tìm cách giải quyết trả lời + Biết chào hỏi lễ phép; giúp đỡ thầy cô những việc phù hợp, chúc mừng cảm ơn các thầy cô khi cần thiết.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

(7)

trọng thầy cô.

Hoạt động 3 (12'): Làm bài tập 3

- Gv chia lớp làm 6 nhóm, thảo luận viết vào giấy các cách thể hiện kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.

- KL: Có nhiều cách thể hiện lòng biết ơn đối với thầy, cô giáo. Các việc làm a, b, d, đ, e, g là những việc làm thể hiện lòng biết ơn đối với thầy cô.

3. Củng cố, dặn dò (3').

- Các việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy cô?

- Quyền TE: Thầy cô giáo có công lao thế nào đối với chúng ta ? Em cần làm gì để tỏ thái độ tôn trọng thầy cô ?

- Gv nhận xét tiết học.

- Về nhà học bài, sưu tầm những câu thành ngữ, tục ngữ ca ngợi công ơn thầy cô.

- Chuẩn bị bài sau.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs thảo luận, ghi vào giấy.

- Đại diện học sinh báo cáo.

- Lớp nhận xét.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

- Học tốt, chăm ngoan...

KHOA HỌC

TIẾT 27: MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Giúp các em kể được một số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách. Nêu được một số cách làm sạch nước: lọc, khử trùng, đun sôi,….

2. Kĩ năng: HS biết được từng giai đoạn trong cách lọc nước đơn giản và sản xuất nước sạch của nhà máy nước.

3. Thái độ : Giúp các em vận dụng và hiểu được sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống.

* GDBVMT: Không vứt rác bừa bãi, không đập phá vỡ các đường ống dẫn nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: GV chuẩn bị đồng dùng cho các nhóm:

- Than hoạt tính, giấy thấm, chai, lọ

- Bút , giấy khổ lớn, bảng nhóm. phiếu học tập cho hoạt động III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Những nguyên nhân nào làm nước bị ô nhiễm?

- Điều gì xảy ra đối sức khoẻ con người

- 2 hs lần lượt lên bảng trả lời

+ Xả rác, phân, nước thải bừa bãi, vỡ ống nước, sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải của nhà máy, khó bụi và khí thải từ nhà máy, xe cộ...làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước mưa, vỡ ống dẫn dầu, tràn dầu làm ô nhiễm nước biển.

- Nguồn nước bị ô nhiễm gây ra nhiều

(8)

khi nguồn nước bị ô nhiễm? bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài.

a. Tình huống xuất phát: 3’

GV: Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu một số nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.

Vậy muốn làm sạch nước chúng ta cần phải làm gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay.

- Trên tay cô có chai nước. Theo các em nước trong chai có phải là nước sạch không? Vì sao ? Vậy cần phải làm sạch nước bằng cách nào?

2. Hướng dẫn tìm hiểu bài

b. Biểu tượng ban đầu của học sinh: 5’

- HS dự đoán vào vở khoa học (5 phút) sau đó thảo luận trong nhóm và ghi vào bảng nhóm:

+ Dùng bể đựng cát, sỏi.. để lọc + Dùng bình lọc nước.

+ Dùng bông lót ở phễu để lọc.

- Cho HS ở các nhóm đọc dự đoán của mình rồi so sánh những điểm giống và khác nhau giữa các nhóm. GV gạch chân dưới các dự đoán giống nhau.

c. Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi. 10’

* Đề xuất câu hỏi (cá nhân)

- Dùng bể đựng cát, sỏi, than để lọc nước có trong được không? Có diệt được vi khuẩn hay không?

- Nước sau khi lọc đã uống được chưa? Vì sao?

- Vì sao khi lọc nước cần bỏ cát (sỏi), than vào?....

GV: Vậy để chứng minh cho những câu hỏi trên chúng ta cần phải làm gì?

GV tổ chức cho các nhóm thảo luận và thí nghiệm

H: Để chứng minh cho những ý kiến trên thì chúng ta cần phải làm gì?

H: Phương án nào là tối ưu nhất?

* Các nhóm đề xuất thí nghiệm để kiểm chứng (nước thấm qua than hoạt tính, qua cát, sỏi,…)

* HS tiến hành làm TN: 10’

- Yêu cầu các nhóm nhận đồ dựng cần cho TN, tiến hành TN tại nhóm

Thực hành lọc nước.

- Tổ chức HS thực hành:

- Kết luận:

Nguyên tắc chung của lọc nước đơn giản là:

- HS có thể đề xuất: Đọc SGK, xem phim, làm thí nghiệm, tìm kiếm thông tin trên mạng, tham khảo ý kiến người lớn, …

- HS trả lời theo suy nghĩ của mình - Các nhóm đề xuất TN, sau đó tập hợp ý kiến của nhóm (bằng hình vẽ) vào bảng nhóm

- Các nhóm trình bày thí nghiệm nhóm đề xuất.

- HS tiến hành làm TN (viêt vào vở TN)

- Đại diện các nhóm lên trình bày (bằng cách tiến hành lại TN)

(9)

-Than củi có tác dụng hấp thụ các mùi lạ và màu trong nước.

- Cát, sỏi có tác dụng lọc những chất không hoà tan.

- Kết quả: Nước đục trở thành nước trong, nhưng không làm chết các vi khuẩn gây bệnh có trong nước.Vì vậy sau khi lọc, nước chưa dùng để uống ngay được.

*GDMT: Nêu cách tiết kiệm nước sạch?

d. Kluận và hợp thức hóa kiến thức: 5’

- GV tổ chức cho Gắn và nêu kết quả của TN- SS kq với dự đoán của các nhóm.

GV ghi bảng: Lọc nước

+ Khi tiến hành lọc nước chúng ta cần có những vật liệu gì?

+ Than bột có tác dụng gì? (khử mùi và màu của nước)

+ Vậy cát hay sỏi có tác dụng gì? (loại bỏ các chất không hoà tan trong nước) Vậy cần phải làm như thế nào để có thể hết được chất độc hại và diệt được hết vi khuẩn có trong nước?. (khử trùng nước;

đun sôi nước)= GV ghi bảng

H: Thông thường có mấy cách lọc nước?

GV kết luận: Đây là những cách lọc nước đơn giản.

GV: Nước thấm qua than hoạt tính, cát, sỏi tạo thành nước trong hơn nhưng chưa là nước sạch có thể uống ngay được.

H:Vậy như thế nào mới là nước sạch có thể dùng được?

*Liên hệ thực tế:

H:Vậy làm thế nào để có nước sạch có thể dùng được?

GV: Cho HS hoạt động thảo luận nhóm Tìm hiểu một số cách làm sạch nước.

- Kể ra một số cách làm sạch nước mà gia đình hoặc địa phương bạn đã sử dụng?

- Kết luận :

*GDBVMT: Nêu cách BV nguồn nước trong thiên nhiên?

- Các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm bạn ,…

- HS trả lời theo ý riêng

HS thảo luận nhóm tìm hiểu cách làm sạch nước:

- HS trao đổi các cách lọc nước

- HS kể về cách làm và tác dụng của mỗi cách làm ấy.

- Lọc nước; khử trùng; đun sôi.

- Thông thường có 3 cách làm sạch nước:

1. Lọc nước: Bằng giấy lọc, bông... lót ở phễu. Bằng sỏi, cát, than củi, ... đối

(10)

H: Trong thực tế nước được làm sạch ở gia đình em bằng cách nào?

H: Tại sao cần thiết phải đun sôi nước uống?

H: Trong công nghiệp họ làm sạch nước bằng cách nào?

* Cho HS mở SGK trang … Mục bạn cần biết SGK - T57

? Chúng ta đó được tìm hiểu nội dung của bài học nào trong SGK?

(GV ghi bảng tên bài học)

? Em biết thêm được cách làm sạch nước nào?

* Quy trình sản xuất nước sạch của Nhà máy nước

3. Củng cố- dặn dò: 3’

- Gọi hs đọc mục bạn cần biết SGK/57 - Để thực hiện vệ sinh khi dùng nước, các em cần làm gì?

? Nước sau khi lọc đã uống được ngay chưa? Tại sao?

? Tại sao chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống?

- Về nhà xem lại bài

- Bài sau: Bảo vệ nguồn nước

với bể lọc.

- Tác dụng: Tách các chất không bị hoà tan ra khỏi nước.

2. Khử trùng: Pha vào nước những chất khử trùng như nước gia- ven.

3. Đun sôi: Đun sôi nước, để thêm 10 phút, vi khuẩn chết hết, nước bốc hơi mạnh mùi thuốc khử trùng cũng hết.

- HS đọc nối tiếp.

HS nêu: Một số cách làm sạch nước HS nêu: Những cách làm sạch nước là:

+Dùng bể đựng cát, sỏi để lọc.

+Dùng bình lọc nước.

+Dùng bông lót ở phễu để lọc.

+Dùng nước vôi trong.

+Dùng phèn chua.

+Dùng than củi.

+Đun sôi nước.

- HS nêu lại quy trình

+ Nước sau khi lọc chưa uống được vì nước đó chỉ sạch các tạp chất, vẫn còn các vi khuẩn khác mà bằng mắt thường ta không nhìn thấy được.

+ Đều không uống ngay được. Chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống để diệt hết các vi khuẩn nhỏ sống trong nước và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước.

NS: 05 / 12 / 2020

NG: 8 / 12 / 2020 Thứ ba ngày 8 tháng 12 năm 2020

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 27: LUYỆN TẬP VỀ CÂU HỎI

I. MỤC TIÊU Giúp học sinh:

1. Kiến thức : Luyện tập nhận biết một số từ nghi vấn và đặt câu hỏi với các từ nghi vấn.

2. Kĩ năng : Bước đầu nhận biết một dạng câu hỏi có từ nghi vấn nhưng

(11)

không dùng để hỏi.

3. Thái độ : Ý thức dùng từ đặt câu đúng.

* Bài tập 2: ( Giảm tải )

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giấy viết sẵn lời giải bài tập 1

- 2 bảng phụ chép sẵn bài tập 3, bài tập 5

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- Câu hỏi dùng để làm gì, cho ví dụ ? - Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: trực tiếp (1’) 2. Hướng dẫn làm bài tập:

Bài tập 1: Đặt câu hỏi (6’)

- Yêu cầu hs tự làm vào vở bài tập.

- Gv theo dõi, hướng dẫn.

- Ai có câu hỏi khác ?

- GV nx chung về câu hỏi của học sinh.

Bài tập 2: (Giảm tải )

Bài tập 3: Tìm từ nghi vấn (7’) - Yêu cầu hs dùng bút chì gạch chân dưới các từ nghi vấn.

- Gv giúp đỡ hs yếu.

- Nhận xét, đánh giá

Bài tập 4: Đặt câu hỏi có từ nghi vấn (6’)

- Ycầu hs đọc lại các từ nghi vấn ở BT 3.

- Yêu cầu hs đặt câu.

- Gv nhận xét chung.

Bài tập 5: Phân biệt câu hỏi (5’) - Gv yc hs trao đổi theo nhóm.

Gợi ý: Thế nào là câu hỏi ?

- 1 hs phát biểu ý kiến.

- Lớp nhận xét.

- 1 hs đọc yêu cầu của bài.

- Hs tự làm và chữa.

- Hs đặt câu hỏi.

Đáp án:

a, Ai hăng hái nhất và khoẻ nhất ? - Hăng hái nhất và khoẻ nhất là ai ? b, Trước giờ học, chúng ta thường làm gì ?

c, Bến cảng như thế nào ?

d, Bọn trẻ xóm em hay thả diều ở đâu ? - 1 hs đọc yêu cầu bài

- Hs tự làm bài.

- Lớp chữa bài.

a, Có phải chú bé Đất trở thành chú Đất Nung không?

b, Chú bé Đất trở thành người ntnào ? - 1 hs đọc yêu cầu bài

+ Có phải - không?/ - phải không?/ à?

- 3 hs đặt câu

+ Có phải bạn học lớp 4A không?

+ Cậu muốn chơi với chúng tớ, phải không ?

+ Bạn thích chơi nhảy dây à?

- Lớp nhận xét.

- 1 hs đọc yêu cầu bài

(12)

Trong 5 câu có dấu chấm hỏi, có những câu là câu hỏi, nhưng có những câu không phải là câu hỏi, chúng ta xem đó là những câu nào? Và không được dùng dấu chấm hỏi?

- Nhận xét, đánh giá

- Gv chốt lại: Câu a, d là câu hỏi.

Câu b, c, e không phải là câu hỏi, (Vì : câu b nêu ý kiến của người nói, câu c, e nêu ý kiến đề nghị).

3. Củng cố, dặn dò: (3’)

- Câu hỏi dùng để làm gì, cho ví dụ ? - Gv nhận xét giờ học.

- Về nhà hoàn thiện bài làm trên lớp.

- Chuẩn bị bài sau.

- Hs trao đổi theo cặp - Hs phát biểu

- Lớp nhận xét.

- Câu b, c, e không phải là câu hỏi.

CHÍNH TẢ (Nghe - viết)

TIẾT 14: CHIẾC ÁO BÚP BÊ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn bài: “Chiếc áo búp bê”.

2. Kĩ năng : Làm đúng các bài tập phân biệt các tiếng có âm vần dễ lẫn s /x 3. Thái độ : Rèn tính cẩn thận, sạch sẽ cho học sinh khi viết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: VBT. Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (4'):

- Gv đọc cho hs viết: lỏng lẻo, nóng nảy, nợ nần, não nuột.

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Gtb (1'): Trực tiếp

2. Hướng dẫn HS nghe - viết:

HĐ1. Hướng dẫn chính tả (7’)

- Gv đọc cho hs nghe đoạn văn cần viết:

- Bài văn tả về cái gì ?

- Bạn nhỏ có tình cảm gì với búp bê ? - Bài có những tên riêng nào ? Em cần viết như thế nào ?

- Yêu cầu tìm từ khó viết, hay sai

- Yêu cầu hs viết các từ: phong phanh, xa tanh, loe ra, nhỏ xíu.

HĐ2. Học sinh viết bài (12’) - Gv lưu ý hs cách trình bày bài:

- 2 hs lên bảng viết.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- Lớp chú ý lắng nghe.

+ Chiếc áo cho búp bê + Yêu thương búp bê + Ly, Khánh.

Tìm, báo cáo

- 2 hs lên bảng viết-lớp viết nháp.

- HS giỏi đặt câu có từ: phong phanh

(13)

+ Tên bài viết giữa dòng.

+ Tiếng đầu đoạn lùi 1 ô, viết hoa. Sau chấm xuống dòng viết lùi một ô, viết hoa.

- Giáo viên đọc HS viết.

HĐ3. Nhận xét, đánh giá bài chính tả:

(5’)

- Gv đọc lại, HS soát lỗi.

- Nhận xét, đánh giá 7 bài viết

- Gv nhận xét, chữa lỗi cho học sinh.

3. Hdẫn HS làm bài tập chính tả: (8’) Bài tập 2a: Điền s/x

- Yêu cầu hs đọc thầm đoạn văn làm bài vào vở bài tập.

- Gv nhận xét chốt lại lời giải đúng.

Bài tập 3a: Tìm tính từ

- Yêu cầu hs làm việc theo cặp: Tìm từ bắt đầu bằng s/x nhưng là tính từ.

- Gv nhận xét, chốt lại từ ngữ đúng.

- Tuyên dương hs tìm được nhiều từ.

4. Củng cố - Dặn dò: (3’) - Tìm tính từ trong bài viết - Nhận xét giờ học

- Chuẩn bị bài sau.

- Hs viết bài

- Hs soát bài, đổi chéo vở kiểm tra bài bạn.

- Học sinh chú ý lắng nghe - 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs đọc thầm đoạn văn, làm bài vào Vbt - 1 hs làm vào bảng phụ.

- Lớp chữa bài.

Đáp án: xinh xinh, xóm, xúm xít, xanh, sao, súng, sờ, xinh.

- 2 hs đọc lại toàn đoạn văn - 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs trao đổi cặp.

- Đại diện hs đọc bài.

- Lớp nhận xét.

Đáp án:

- sâu, siêng năng, sung sướng,...

- xanh, xanh non, xanh biếc, xa vời, ...

TOÁN

TIẾT 67: CHIA CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ

I. MỤC TIÊU Giúp học sinh:

1. Kiến thức : Hs biết cách thực hiện phép chia cho số có một chữ số.

2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng thực hiện chia cho số có một chữ số.

3. Thái độ : Ý thức học tập tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Sgk - Bảng nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- Tính bằng hai cách:

(32 + 28) 4 = ? - Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Gtb: (1’) Trực tiếp

- 2 hs lên bảng làm - lớp nháp.

- Lớp nhận xét.

(14)

2. Chia cho số có một chữ số: (12’) - Gv đưa phép chia: 128472 6 - Để thực hiện phép chia này ta phải làm như thế nào ?

- Yêu cầu hs đặt tính.

Ta thực hiện phép chia theo thứ tự nào ?

128472 6

08 21412

24

07

12

0

- Nêu các bước thực hiện phép chia ? - Nhận xét về phép chia ? - Gv đưa ví dụ 2: 230859 5 230859 5

30 46171

08

35

09

4

Vậy 230859 : 5 = 46171 (dư 4) - So sánh số dư và số chia ?

- ?Muốn thử lại phép chia ta làm như thế nào?

- Nêu các bước thực hiện phép chia ? 3. Thực hành:

Bài tập 1: (7’)

- Gv yêu cầu hs tự làm và chữa bài.

- Nhận xét, đánh giá

- Gv củng cố cách đặt tính thực hiện tính chia.

Bài tập 2: (8’)

Yêu cầu hs tóm tắt và nêu cách giải:

Tóm tắt:

Một kho: 305080 kg Lấy: 41 số thóc Còn lại: ... kg ?

- Khuyến khích hs làm cách ngắn gọn.

- Nhận xét, đánh giá 4. Củng cố, dặn dò: (3’)

- Muốn chia cho số có một chữ số ta làm như thế nào ?

- 2 học sinh đọc phép chia.

- Đặt tính rồi tính.

- 1 hs đặt tính.

- Từ trái sang phải.

- 1 hs thực hiện miệng.

- 1 hs thực hiện lại.

- Đặt tính, tính từ trái sang phải.

- Chia hết.

- Hs đọc phép chia.

- 1 hs thực hiện.

- 1 hs đọc lại phép chia.

- số dư < số chia

HS giỏi nêu cách thử lại.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs làm bài và chữa bài.

51215; 61515; 71282;

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- 1 hs tóm tắt bài toán.

- Hs làm bài và chữa.

Số thóc lấy đi là:

3050804 = 76270 (kg) Số thóc còn lại là:

305080 - 76270 = 297410 (kg) Đáp số: 297410 kg - HS giỏi làm cách 2.

- Lớp nhận xét.

(15)

- Nhận xét tiết học.

- VN Chuẩn bị bài sau.

LỊCH SỬ

TIẾT 14

:

NHÀ TRẦN THÀNH LẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Biết rằng sau nhà Lý là nhà Trần, kinh đô vẫn là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt:

2. Kĩ năng : + Đến cuối thế kỉ XII nhà Ly ngày càng suy yếu, đầu năm 1226, Lý Chiu Hồng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trẩn được thành lập

+ Nhà Trần vẫn đặt tên kinh đô là thăng Long, tên nước là Đại Việt 3. Thái độ : Rèn cho HS ý thức học tập tốt.

II. CHUẨN BỊ : Máy tính (CNTT), - PHT của HS. - Hình minh hoạ trong SGK.

PHIẾU HỌC TẬP

Em hãy đánh dấu x vào  sau những chính sách được nhà Trần thực hiện:

+ Đứng đầu nhà nước là vua.  + Vua đặt lệ nhường ngôi sớm cho con.  + Lập Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ.  + Đặt chuông trước cung điện để nhân dân đến đánh chuộng khi có điều oan ức hoặc cầu xin.  + Cả nước chia thành các lộ, phủ, châu, huyện, xã.  + Trai tráng khoẻ mạnh được tuyển vào quân đội, thời bình thì sản xuất, khi có chiến tranh thì tham gia chiến đấu. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ : (4’)

- Y/c đọc bài thơ của Lý Thường Kiệt.

1) Lý Thường Kiệt cho quân đánh sang đất nhà Tống để làm gì?

2) Nêu kết quả của cuộc kháng chiến chống quân tống lần thứ hai?

- GV nhận xét.

B. Bài mới :

1. Giới thiệu: Hôm nay các em sẽ học Lịch sử bài “Nhà Trần thành lập”. (1’) 2. Bài giảng:

HĐ1. Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần. (12’)

- Yc HS đọc SGK từ : “Đến cuối TK XII

….nhà Trần thành lập”.

+ Hoàn cảnh nước ta cuối thế kỉ XII ra sao?

1) Để phá tan âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống.

2) Quân Tống chết quá nửa và phải rút về nước, nền độc lập của nước Đại Việt được giữ vững

- HS nhận xét.

- HS nhắc lại - HS đọc.

- HS suy nghĩ trả lời .

+ Nhà Lý suy yếu, nội bộ triều đình lục đục, đời sống nhân dân khổ cực. Giặc ngoại xâm lăm le xâm lược nước ta. Vua

(16)

+ Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào ?

- Gv nhận xét, đánh giá.

Lý phải dựa vào thế lực của nhà Trần để giữ ngai vàng.

- Vua Lý Huệ Tông không có con trai nên nhường ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng. Trần Thủ Độ tìm cách cho Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh, rồi nhường ngôi cho chồng. Nhà Trần được thành lập.

* GV tóm tắt hoàn cảnh ra đời của nhà Trần: Cuối thế kỷ 12, nhà Lý suy yếu.

Trong tình thế triều đình lục đục, nhân dân cơ cực, nạn ngoại xâm đe dọa, nhà Lý phải dựa vào họ Trần để gìn giữ ngai vàng. Lý Chiêu Hoàng lên ngôi lúc 7 tuổi. Họ Trần tìm cách để Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh rồi buộc nhường ngôi cho chồng, đó là vào năm 1226. Nhà Trần được thành lập từ đây.

 HĐ2.Nhà Trần xây dựng đất nước. (20’)

* Hoạt động cả lớp :

- Chiếu sơ đồ bộ máy nhà Trần (còn trống) Y/c hs đọc trong SGK để tìm thông tin điền vào ô trống thích hợp.

- GV đặt câu hỏi để HS TLN đôi:

+ Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố, xây dựng đất nước?

- Gv nhận xét, đánh giá.

*Hoạt động nhóm : PHIẾU HT

- GV yêu cầu HS sau khi đọc SGK, điền dấu chéo (x) vào ô trống sau chính sách nào được nhà Trần thực hiện

GV: Từ đó đi đến thống nhất các sự việc sau: … đặt chuông ở thềm cung điện cho dân đến đánh khi có điều gì cầu xin, oan ức. Ở trong triều, sau các buổi yến tiệc, vua và các quan có lúc nắm tay nhau, ca hát vui vẻ.

3. Củng cố - dặn dò: (3’)

- Cơ cấu tổ chức của nhà Trần ntnào?

- Nhà Trần đã có những việc làm gì để

- Lần lượt hs lên bảng điền:

Vua -> Lộ -> Phủ -> Châu, huyện -> Xã - HS trả lời.

+ Vua đặt lệ nhường ngôi sớm cho con.

Đặt thêm các chức quan Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ.

+ Đặt chuông trước cung điện để nhân dân đến đánh chuông khi có điều oan ức hoặc cầu xin.

+ Cả nước chia thành các lộ, phủ, châu, huyện, xã.

+Trai tráng mạnh khỏe được tuyển vào quân đội, thời bình thì sản xuất, khi có chiến tranh thì tham gia chiến đấu.

- HS khác nhận xét.

- HS các nhóm thảo luận và đại diện trình bày kết quả.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Hs trả lời.

(17)

củng cố, xây dựng đất nước?

- Xem Đền thờ các vua Trần (Đông Triều – Quảng Ninh):

Đến thờ các vị vua Trần được xây dựng xã An Sinh, huyện Đông Triều tinh Quảng Ninh. Đây là đền thờ 8 vị vua Trần: Trần Thái Tơng, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, Trần Hiển Tông, Trần Dụ Tông, và Trần Nghệ Tông. Đền được xây trên khung viên rất rộng, thống mát gồm đền ngồi, đền trong theo kiểu 8 mái, 3 gian, 2 chái, ở các đầu mái uốn cong hình thuyền. Trên nĩc mái cĩ gần hình rồng uốn lượn và hình mặt trời ở giữa Nhân dân khắp nơi đến đây để thắp hương tưởng nhớ các vị vua Trần.

- Nhận xét giờ học

THỂ DỤC

TIẾT 27:

ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG TRÒ CHƠI: “ĐUA NGỰA”

A/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Ôn từ động tác 4 đến 8 của bài TD phát triển chung.

- Trò chơi. “Đua ngựa”

2.Kỹ năng:

- Yêu cầu thực hiện động tác đúng thứ tự và biết tự sửa chữa khi thực hiện động tác sai cho mình và cho bạn.

- Yêu cầu chơi nhiệt tình,thực hiện đúng yêu cầu của trò chơi.

3.Thái độ:

- Qua bài học giúp hs tập chính xác các động tác của bài TD PTC, giúp hs hiểu hơn về tác dụng của bài TD để hs áp dụng tập thể dục vào các buổi sáng.

- Tham gia chơi nhiệt tình, phối hợp cùng các bạn trong lớp.

B. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN

- Địa điểm: Trên sân trường - Phương tiện:

+ Giáo viên: Còi, hình ngựa, giáo án

+ Học sinh: Vệ sinh sân tập, trang phục tập luyện.

C. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP

NỘI DUNG ĐỊNH

LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC

I. Phần mở đầu.

- Ổn định: Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo sĩ số.

- GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học

- HS chạy một vòng trên sân tập - Khởi động c¸c khíp

5 phút Đội hình nhận lớp

(18)

- Kiểm tra bài cũ: Bài TD PTC II. Phần cơ bản.

a.Ôn bài TD phát triển chung

*Chia tổ tập luyện

GV theo dõi giúp đỡ HS

*Các tổ trình diễn bài TD PTC Nhận xét công bố kết quả, sửa sai b. Trò chơi : “Đua ngựa”

+ Chuẩn bị: GV chuẩn bị 2 – 4 đoạn tre (hoặc gỗ) dài 0.6 – 1 m, trên một đầu có gắn miếng bìa cứng cắt theo hình đầu ngựa để giả làm “ngựa”. Kẻ mọt vạch xuất phát, cách vạch xuất phát cắm hai lá cờ nhỏ hoặc làm đấu bằng một vật nào đó, để HS biết phải chạy đến đó rồi mới vòng về, số mốc đó tương đương với số “ngựa” đã chuẩn bị. Tập hợp lớp 2 – 4 hàng dọc sau vạch xuất phát, mỗi hàng thẳng hướng với một lá cờ.

+ Cách chơi:

Khi có lệnh chơi, từng em một

“cưỡi ngựa” phi nhanh về trước theo cách giậm nhảy bằng hai chân để bật người lên cao - về trước, rồi rơi xuống ở tư thế chân trước, chân sau, hai đùi vẫn kẹp lấy “ngựa”. Động tác cứ tiếp tục như vậy cho đến cờ (mốc) thì quay vòng phi trở lại vạch xuất phát, rồi trao “ngựa” cho bạn số 2 đi về đứng ở cuối hàng. Người số 2 tiếp tục phi ngựa như người số 1 và cứ lần lượt như vậy cho đến hết.

- Tập hợp hs theo đội hình chơi, Gv nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và quy đinh chơi

- Nhận xét – Tuyên dương

25 phút

Đội hình chia tổ

- Gv cùng hs quan sát, nhận xét, biểu dương thi đua giữa các tổ Đội hình trò chơi

- Lần 1: Hs chơi thử

- Lần 2: Cả lớp chơi chính thức có thi đua

III. Phần kết thúc.

- HS đi thường thả lỏng, hồi tĩnh - GV cùng HS hệ thống bài.

- GV nhận xét tiết học và giao bài tập về nhà.

5 phút Đội hình xuống lớp

(19)

NS: 06 / 12 / 2020

NG: 9/ 12 / 2020 Thứ tư ngày 9 tháng 12 năm 2020

TẬP ĐỌC

TIẾT 28

:

CHÚ ĐẤT NUNG (TIẾP)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Hiểu nội dung câu chuyện: Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đã trở thành người hữu ích , cứu sống được người khác.

2. Kĩ năng: Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài. Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt được lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, nàng công chúa, chú Đất Nung)

3. Thái độ: Giáo dục Hs biết ren luyện để làm được việc có ích.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Xđịnh giá trị:Nhận biết được lòng can đảm cần thiết đối với mỗi con người.

- Tự nhận thức bản thân: Biết đánh giá đúng ưu điểm, nhược điểm của bản thân để có hành động đúng

- Thể hiện sự tự tin: mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động

III. ĐÔ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ. Máy tính (ƯDCNTT) IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (4'):

- Đọc đoạn bài Chú Đất Nung và trả lời câu hỏi: Tại sao chú bé Đất lại quyết định trở thành chú Đất Nung ?

- Gv nhận xét B. Bài mới:

1. Gtb (1'): Chiếu tranh (SGK) + Bức tranh vẽ cảnh gì?

+ Theo em, chú Đất Nung sẽ làm gì ? Câu chuyện về chú Đất Nung như thế nào? Các em sẽ cùng học bài hôm nay.

2. Hdẫn HS luyện đọc - tìm hiểu bài:

HĐ 1. Hướng dẫn luyện đọc (10’) - Gọi HS đọc toàn bài, chia đoạn.

? Bài văn chia làm mấy đoạn ?

- 2 hs đọc đoạn, trả lời câu hỏi - Lớp nhận xét.

+ Chú Đất Nung nhìn thấy hai người bột bị đắm thuyền, ngã xuống sông

- 1 HS đọc toàn bài.

+ Đoạn 1: Từ đầu đến vào cống tìm công chúa.

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến chạy trốn.

(20)

- Gọi HS đọc nối tiếp.

+ Lần 1: Sửa phát âm.

(nước xoáy, cộc tuếch) + Lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ khó.

(buồn tênh) - Hướng dẫn đọc đoạn, câu dài

Lưu ý: đọc đúng những câu hỏi, câu cảm : + Kẻ nào đã bắt nàng tới đây ? + Lầu son của nàng đâu?

+ Chuột ăn rồi !

+ Sao trông anh khác thế ?

- Đọc bài theo nhóm bàn (Cặp đôi).

GV : Chú ý cách đọc: Lời chàng kị sĩ và nàng công chúa lo lắng, căng thẳng khi gặp nạn , ngạc nhiên khâm phục khi gặp lại Đất Nung. Lời Đất Nung thẳng thắn, chân thành, bộc tuệch

- Đọc mẫu toàn bài.

HĐ 2. Tìm hiểu bài. (12’)

+ Kể lại tai nạn của hai người bột ? Ghi bảng: lọ thủy tinh, cống, thuyền lật

Gv tiểu kết, chuyển ý

- Yêu cầu hs đọc đoạn còn lại, trả lời:

+ Đất Nung đã làm gì khi thấy hai người bột gặp nạn ?

ghi bảng: nhảy xuống nước, vớt lên bờ + Vì sao chú Đất Nung có thể nhảy xuống nước cứu hai người bột ?

- Câu nói cộc tuyếch của Đất Nung có ý nghĩa gì ?

Gv tiểu kết, chuyển ý.

- Câu chuyện muốn nói về điều gì?

Ghi nội dung bài.

- Đặt thêm tên khác cho truyện.

* Quyền trẻ em: Qua câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì?

+ Đoạn 3: Tiếp theo đến vớt lên bờ phơi nắng cho se bột lại.

+ Đoạn 4: Phần còn lại

- Nối tiếp đọc bài. - HS sửa sai

- HS giải nghĩa các từ như trong SGK - HS nhẩm bài, tìm cách ngắt nghỉ cho đúng và đọc lại.

- HS luyện đọc nối tiếp

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm từ đầu ... cả chân tay”.

- 2 hs kể

+ Hai người bột sống trong lọ thuỷ...

1. Tai nạn của hai người bột - Hs đọc thầm.

+ Nhảy xuống nước cứu hai người bột.

+ Đất Nung đã nung mình trong lửa, + Muốn trở thành người có ích phải rèn luyện, chịu cực khổ, ...

2. Đất Nung cứu bạn

ND bài: Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đã trở thành người hữu ích,cứu sống được người khác.

+ Ai chịu rèn luyện, người đó trở thành hữu ích. / hãy tôi luyện trong lửa đỏ. / Lửa thử vàng, gian nan thử sức. / Vào đời mới biết ai hơn. / Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. / . . .

- Muốn trở thành người có ích phải biết rèn luyện.

(21)

HĐ 3. Đọc diễn cảm: 10’

- Gv chiếu đoạn đọc diễn cảm đoạn 2.

- Yêu cầu HS đọc bài theo cách phân vai, GV hướng dẫn HS đọc giọng phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với tình cảm thái độ của từng nhân vật.

- GV đọc diễn cảm đoạn từ (hai người bột tỉnh dần . . . vì các đằng ấy ở trong lọ thuỷ tinh mà)

- Yêu cầu HS đọc luyện đọc theo cách phân vai, GV theo dõi, uốn nắn.

- Thi đọc diễn cảm.

- Gv nhận xét, tuyên dương học sinh.

3. Củng cố, dặn dò: 3’

- Điều câu chuyện muốn nói với em là gì?

- Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn nhiều lần, kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Chuẩn bị bài : Cánh diều tuổi thơ.

- Nhận xét tiết học.

- 4 HS đọc toàn bài theo cách phân vai (người dẫn chuyện, nàng công chúa, chàng kị sĩ, Đất Nung)

- Nêu cách đọc.

- 2 Hs đọc thể hiện.

- Từng cặp HS luyện đọc theo cách phân vai.

- 4 Hs thi đọc - nhận xét.

Nx bình chọn bạn đọc hay

(Đừng sợ gian nan thử thách. / Muốn trở thành một người cứng rắn, mạnh mẽ, có ích phải dám chịu thử thách, gian nan).

KỂ CHUYỆN

TIẾT 66: BÚP BÊ CỦA AI ?

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Dựa theo lời kể của thầy cô, nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh hoạ, kể lại được câu chuyện.

2. Kĩ năng : Bước đầu kể lại được câu chuyện bằng lời kể của búp bê 3. Thái độ : Ý thức giữ gìn,yêu quý đồ chơi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 Tranh minh họa truyện trong SGK, trang 138 phóng to.

 Các băng giấy nhỏ và bút dạ. Máy tính (ƯDCNTT) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (4'):

Kể chuyện được nghe hoặc được đọc nói về 1 người có ý chí, nghị lực

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài (1'):

- Treo các tranh minh họa và yêu cầu HS thử đoán xem truyện hôm nay là gì?

- Câu chuyện Búp bê của ai? mà các em được nghe kể hôm nay sẽ giúp các em trả

- 2 học sinh kể chuyện.

- Lớp nhận xét.

- Truyện kể về một con búp bê.

(22)

lời câu hỏi : Cần phải cư xử với đồ chơi như thế nào? Và đồ chơi thích những người bạn, người chủ như thế nào?

2. HD kể chuyện

HĐ1. Gv kể chuyện (6').

- GV kể chuyện lần 1: Chú ý giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng. Lời búp bê lúc đầu:

tủi thân, sau: sung sướng. Lời lật đật: oán trách. Lời Nga : hỏi ầm lên, đỏng đảnh.

Lời cô bé : dịu dàng, ân cần.

- GV kể chuyện lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa.

HĐ2. HD tìm lời thuyết minh (5')

- Yêu cầu hs thảo luận bàn tìm ý cho mỗi tranh, bằng một câu ngắn gọn.

- Phát băng giấy và bút dạ cho từng nhóm.

Nhóm nào làm xong trước dán băng giấy dưới mỗi tranh.

- Gv nhận xét, chốt lại.

T1: Búp bê bị bỏ quên trên nóc tủ.

T2 : Búp bê lạnh cóng, tủi thân T3: Búp bê bỏ đi ra phố.

T4: Một cô bé nhặt búp bê trong đống lá.

T 5: Cô bé may váy mới cho búp bê.

T 6: Búp bê hạnh phúc bên cô chủ mới.

HĐ3. Hướng dẫn Hs kể chuyện (20') - Yêu cầu HS kể lại truyện trong nhóm.

GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.

- Gọi HS kể toàn truyện trước lớp.

- Nhận xét HS kể chuyện.

* Kể chuyện bằng lời của búp bê.

+ Kể chuyện bằng lời của búp bê là như thế nào?

+ Khi kể phải xưng hô như thế nào?

- Gọi 1 HS giỏi kể mẫu trước lớp.

- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm. GV có thể giúp đỡ những HS gặp khó khăn . - Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.

- Gọi HS nhận xét bạn kể.

- Nhận xét chung, bình chọn bạn nhập vai hay nhất, kể hay nhất.

* Kể phần kết truyện theo tình huống.

- Hs lắng nghe.

- Hs lắng nghe.

- Hs lắng nghe, quan sát tranh.

- Hs quan sát tranh, thảo luận tìm ý cho tranh. Viết lời thuyết minh ngắn gọn, đúng nội dung , đủ ý vào băng giấy.

- Đại diện hs báo cáo nhận xét, bổ sung.

- 3, 4 hs nối tiếp nói lại ý mới của từng tranh.

- 4 HS kể chuyện trong nhóm. Các em bổ sung, nhắc nhở, sửa chữa cho nhau.

- 3 HS tham gia kể (mỗi HS kể nội dung 2 bức tranh) (2 lượt HS kể ) + K/c bằng lời của búp bê là mình đóng vai búp bê để kể lại truyện.

+ Khi kể phải xưng tôi hoặc tớ, mình, em.

- Lắng nghe.

- 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện cho nhau nghe.

- 3 HS kể từng đoạn truyện.

- Nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.

(23)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3.

- Các em hãy tưởng tượng một lần nào đó cô chủ cũ gặp lại búp bê của mình trên tay cô chủ mới . Khi đó chuyện gì sẽ xảy ra ? - Yêu cầu HS tự làm bài

- Gọi HS trình bày ,sau mỗi HS trình bày, GV sửa lỗi dùng từ lỗi ngữ pháp.

- Một HS đọc thành tiếng - Lắng nghe

- Viết phần kết truyện ra nháp - 5 HS trình bày

Ví dụ về một cốt truyện:

+ Thế rồi, một hôm tình cờ cô chủ cũ đi ngang qua nhà cô chủ mới, đúng lúc búp bê đang được bế bồng âu yếm. Dù búp bê đã có váy áo đẹp, cô chủ vẫn nhận ra búp bê của mình, bèn đòi lại. Cô chủ mới buồn bã trả lại búp bê nhưng búp bê bám chặt lấy cô, khóc thảm thiết, không chịu rời. Cô chủ cũ cảm thấy xấu hổ,cô buồn rầu bảo cô chủ mới: Bạn hãy giữ lấy búp bê. Từ nay, nó là của bạn .

+ Một hôm cô chủ cũ đến nhà cô chủ mới (thì ra họ là bạn cùng lớp) đúng lúc búp bê đang được cô chủ bế trên tay. Cô chủ vô tình không nhận ra búp bê của mình vì búp bê tươi tắn, ăn mặc lộng lẫy khác hẳn ngày trước. Cô cứ nắc nỏm khen búp bê của bạn đẹp, búp bê mừng quá ,thế là nó có thể yên tâm sống hạnh phúc bên cô chủ mới tốt bụng.

3. Củng cố, dặn dò (4')

+ Câu chuyện muốn nói tới các em điều gì

?

* Xem Clip: Búp bê của ai

- Dặn HS về nhà luôn biết yêu quý mọi vật quanh mình, kể lại cho người thân nghe.

- Nhận xét tiết học.

+ Phải biết yêu quý , giữ gìn đồ chơi + Đồ chơi cũng là một bạn tốt của mỗi chúng ta

+ Búp bê cũng biết suy nghĩ, hãy biết quý trọng tình bạn của nó

+ Đồ chơi cũng có tình cảm với chủ, hãy biết yêu quý và giữ gìn chúng …

TOÁN

TIẾT 68

:

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức Giúp học sinh rèn kĩ năng:

- Thực hiện phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số.

2. Kĩ năng : Biết vận dụng chia một tổng (hoặc một hiệu) cho một số.

3. Thái độ : Ý thức học tập tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Sgk, bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (4'):

- Đặt tính rồi tính:

187250 : 8 = ?

- 2 hs lên bảng làm bài.

- Lớp nhận xét.

(24)

305080 : 4 = ?

Muốn chia cho số có 1 c.số làm ntn?

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Gtb (1'): Giờ học toán hôm nay các em sẽ được củng cố kĩ năng thực hành giải 1 số dạng toán đã học.

2. Hướng dẫn Hs làm bài tập:

Bài tập 1(6'): Đặt tính và tính - Yêu cầu hs làm bài và chữa bài.

- Gv chốt kết quả:

+ Nêu các bước thực hiện chia cho số có một chữ số ?

? Em có nxét gì về số dư và số chia ? - Nhận xét, đánh giá

Bài tập 2/a(9'): Viết số thích hợp - Yêu cầu Hs xác định dạng toán - Cho Hs làm bài

Nx chữa bài

a, Số bé là: (42 506 -18 472) : 2 = 12 017 Số lớn là: 12 017 + 18 472 = 30 489 - Nhận xét, đánh giá

CC về cách giải dạng toán tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số

Bài tập 3: 9’

- Gọi HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS nêu công thức tính trung bình cộng của các số.

- Bài toán yêu cầu chúng ta tính trung bình cộng số kg hàng của bao nhiêu toa xe?

- Vậy chúng ta phải tính tổng số tấn hàng của bao nhiêu toa xe?

- Muốn tính số kg hàng của 9 toa xe ta làm như thế nào?

- Muốn tìm trung bình cộng của nhiều số

- 1 hs đọc yêu cầu bài - Hs làm bài - 3 Hs lên bảng - chữa nhận xét.

Kết quả: 75135; 6121199 (dư 2);

42119 (dư 4) - Số dư bé hơn số chia

1 hs đọc yêu bài.

Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của + Số bé = (Tổng - Hiệu) : 2 + Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2 - Lớp làm bài- đọc kết quả- Nx Sồ lớn là:

(137 895 + 85 287) : 2 = 111 591 Số bé là: 111 591 – 85 287 = 26 304 Nêu lại cách làm

- HS đọc đề

- … ta lấy tổng của chúng chia cho số các số hạng.

- … của 3 + 6 = 9 toa xe.

- … của 9 toa xe.

- Tính số kg hàng của 3 toa đầu, sau đó tính số kg hàng của 6 toa xe sau, rồi cộng các kết quả với nhau.

- Hs tự làm và chữa bài.

Số hàng do 3 toa chở là:

14580  3 = 43740 (kg) Số hàng do 6 toa chở là:

13275  6 = 79650 (kg) Trung bình mỗi toa xe chở số hàng:

(25)

ta làm như thế nào ? - Nhận xét, đánh giá

Bài 4/a(8'): Tính bằng 2 cách - GV yêu cầu HS tự làm bài.

(33164 + 28 528) : 4 = 61 692 : 4 = 15 423 (33164 + 28 528) : 4 = 33164 : 4 + 28 528:4 = 8291 + 7132 = 15 423 - GV yêu cầu HS nêu tính chất mình đã áp dụng để giải bài toán.

- Nhận xét, đánh giá 3. Củng cố, dặn dò (3'):

Muốn chia cho số có 1 c.số ta làm ntn?

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà nắm chắc cách chia - Chuẩn bị bài sau.

(43740 +79650) : (3 + 6) =13710(kg) Đáp số: 13710 kg Nêu yêu cầu

Lớp tự làm - 2 Hs lên bảng Nx chữa bài

NS: 6/ 12 / 2020

NG: 10/ 12 / 2020 Thứ năm ngày 10 tháng 12 năm 2020

TOÁN

TIẾT 69

:

CHIA MỘT SỐ CHO MỘT TÍCH

I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh:

1. Kiến thức : Thực hiện được phép chia một số cho một tích.

2. Kĩ năng : Biết vận dụng vào cách tính thuận lợi, hợp lí.

3. Thái độ : Rèn tính cẩn thận, tự tin trong học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (4'):

- Đặt tính rồi tính:

456340 : 5; 30: (2  5) - Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Gtb (1'): Trực tiếp

2. Chia một số cho một tích (12'):

- Gv yêu cầu hs tính và so sánh:

24 : (3 2); 24 : 3 : 2; 24 : 2 : 3

Vậy 24 : (3 2) = 24 : 3 : 2 = 24 : 2: 3 - Khi chia một số cho một tích ta làm như

- 2 hs làm bảng-lớp nháp.

- Lớp nhận xét.

- 1 hs đọc 3 biểu thức.

- 3 hs làm bảng 3 biểu thức, hs dưới lớp làm ra nháp.

- Lớp nhận xét.

- HS giỏi g/thích cách làm.

24 : (3 2) = 24 : 6 = 4 24 : 3 : 2 = 8 : 2 = 4 24 : 2: 3 = 12 : 3 = 4 - Lấy số đó chia cho...

(26)

thế nào ?

* Ghi nhớ ( Sgk)

a : (b c) = c : b : c 3. Thực hành:

Bài tập 1 (7'): Tính bằng 2 cách - Yêu cầu hs làm bằng 2 cách.

- Gv nhận xét, chốt cách làm.

- Theo em còn có cách làm nào khác ? - Nhận xét, đánh giá

Bài tập 2 (7'): Tính - Gv hướng dẫn:

60: 30 = 60 : (10 : 3) = 60 : 10 : 3 = 6 : 3 = 2 - Nhận xét, đánh giá

CC cách làm Bài tập 3: 6’

- Yêu cầu hs tóm tắt và nêu cách giải.

- Khuyến khích học sinh làm cách ngắn gọn.

- Gv nhận xét, củng cố 2 cách giải.

4. Củng cố, dặn dò (3'):

- Khi chia một số cho một tích ta có thể làm như thế nào ?

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà nắm chắc cách chia

- 3, 4 hs nhắc lại.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm.

Đọc bài làm và chữa bài.

Đáp án:

a, 50: (5 : 2) = 10 : 2= 5 50 : (5: 2) = 50 : 10 = 5 - 1 hs đọc yêu cầu bài - Hs đọc và nhận xét.

- Hs tự làm và chữa bài.

Trao đổi bài kiêm tra kết quả

- 1 hs đọc yêu cầu bài - Hs làm và chữa bài.

Bài giải:

Mỗi bạn phải trả số tiền là:

9600 : 2= 4800 (đồng) Giá tiền mỗi quyển là:

4800 : 4 = 1200 (đồng)

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 27

:

THẾ NÀO LÀ MIÊU TẢ ?

I. MỤC TIÊU Giúp hs biết:

1. Kiến thức : Hiểu được thế nào là miêu tả.

2. Kĩ năng : Nhận biết được câu văn miêu tả trong truyện Chú Đất Nung , bước đầu viết được 1,2 câu miêu tả 1 trong những hình ảnh yêu thích trong bài thơ Mưa.

3. Thái độ : Yêu Tiếng Việt, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ, Vbt. giấy khổ to

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (4')

- Đặc điểm của văn kể chuyện?.

- Gv đánh giá.

B. Bài mới:

- 2 Hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

(27)

1. Gtb (1'):

- Khi nhà em bị lạc mất con mèo (con chó). Muốn tìm được đúng con vật nhà mình em phải nói thế nào khi muốn hỏi mọi người xung quanh ?

- Nói như vậy là em đã miêu tả con mèo (con chó) nhà mình để cho mọi người biết đặc điểm của nó. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được Thế nào là miêu tả.

2. HD tìm hiểu bài HĐ1. Nhận xét:

Bài 1: Tìm những sự vật được miêu tả 4’

- Yêu cầu hs nêu yêu cầu và nội dung.

- Gv chốt lại: Các sự vật được miêu tả là:

Cây sồi, cây cơm nguội, lạch nước Bài 2: Ghi từ chỉ hình dáng, màu sắc 4’

- Phát phiếu và bút cho 4 HS yêu cầu HS trao đổi và hoàn thành. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng . - Gọi 1 HS nhận xét, bổ sung . - Nhận xét lời kết luận đúng .

- Em phải nói rõ cho mọi người biết con mèo (chó) nhà mình to hay nhỏ, lông màu gì …

- Hs đọc yêu cầu

- Hs gạch chân bằng bút chì những sự vật được miêu tả.

- Hs phát biểu - nx

- Hs làm việc theo nhóm.

- Đại diện hs báo cáo.

- Lớp nhận xét.

TT Tên sự

vật

Hình dáng

Màu sắc

Chuyển động Tiếng

động M:1 Cây sòi cao

lớn

Lá đỏ chói lọi

Lá rập rình lay động như những đốm lửa đỏ.

2 Cây cơm

nguội

Lá vàng rực rỡ

Lá rập rình lay động như những đốm lửa vàng .

3 Lạch nước Trườn trên mấy tảng đá luồn

dưới mấy gốc cây ẩm thực

Róc rách (chảy) Bài 3: 2’

- Yêu cầu hs trả lời câu hỏi:

- Để tả được hình dáng của cây sồi, màu sắc của lá sồi và lá cơm nguội, tác giả phải qsát bằng các giác quan nào ?

- Để tả được sự chuyển động của lá cây, t/giả qsát bằng giác quan nào ?

- Để tả được chuyển động của dòng nước, tác giả phải qsát bằng những giác quan nào ?

- Muốn miêu tả sự vật, người viết phải

- Hs phát biểu + Bằng mắt.

+ Bằng mắt.

+ Bằng mắt, bằng tai.

+ Quan sát kĩ đối tượng bằng nhiều

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tuy nhiên, dù là nước máy hay nước thu được bằng cách lọc thì đều phải đun sôi nước trước khi uống để diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn

Mở rộng quyền kiểm soát của Toà án đối với các nhánh quyền lực khác như: quyền xem xét các văn bản pháp luật vi hiến; đồng thời đảm bảo quyền kiểm soát của

Trả lời: Khi rót nước vào phích có một lượng không khí bên ngoài tràn và, nếu đậy nút ngay lại thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên nở ra và làm

Quan sát hình dưới, dựa vào hiểu biết của em và cho biết: Dựa vào đâu để lựa chọn giống gà khi nuôi. Dựa vào điều kiện và mục đích

*GDBVMT: Nêu cho học sinh biết được một số cách làm sạch nước. Có ý thức sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày... II. ĐỒ DÙNG DẠY

Gµ Tam Hoµng:... Gµ

nhiên, dù là nước máy hay nước thu được bằng cách lọc thì đều phải đun sôi nước trước khi uống để diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn

Trong các vật liệu che phủ thì tàn dư cây lạc cho kết quả tốt nhất về các chỉ tiêu tổng chiều dài cành/cây, độ dày lá và năng suất lá của cây dâu; tằm ăn lá dâu khi