• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 24 Tiết 24:

Ngày soạn: 10/02/2021 Ngày giảng: 13/02/2021

Bài 22: Vẽ trang trí:

VẼ TRANH CỔ ĐỘNG (Tiết 1) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu biết về loại tranh cổ động và ý nghĩa của chúng.

2. Kỹ năng : Biết cách sắp xếp mảng chữ và mảng hình tạo ra một bức tranh cổ động phù hợp với nội dung đã chọn (vẽ phác thảo)

3. Thái độ: Yêu quý vẻ đẹp của tranh cổ động, tôn trọng những sản phẩm, những giá trị nghệ thuật do tranh cổ động mang lại.

* Tích hợp: Học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Thấy được vai trò, ý nghĩa của tranh cổ động trong công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng đạo đức của Bác Hồ; tình cảm và lòng biết ơn của thiếu nhi đối với Bác.

4. Các năng lực được phát triển:

- Năng lực tư duy.

- Năng lực hợp tác.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực cảm thụ thẩm mỹ.

- Năng lực biểu đạt.

- Năng lực quan sát, đánh giá.

- Năng lực thực hành sáng tạo.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

1.1 Tài liệu tham khảo:

- Sách giáo viên 1.2 Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên:

+ Tranh cổ động của hoạ sĩ, tranh tham khảo.

+ Tranh bộ ĐDDH MT 8, tranh ảnh của HS năm trước.

+ Các bước bài vẽ tranh cổ động.

+ Tranh đề tài lao động.

2. Học sinh:

- Sưu tầm tranh cổ động - Giấy, chì, màu ,tẩy III. PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, gợi mở, thảo luận nhóm, thực hành, liên hệ thực tế…

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động lão, chia nhóm, giao nhiệm vụ.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức: (1') 4.2. Kiểm tra bài cũ: (1')

- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.

(2)

3. Bài mới

- Giới thiệu bài: Dọc khắp các đường phố, đều có những câu khẩu hiệu, những pa nô quảng cáo cỡ lớn nhằm tuyên truyền cho mọi người biết về những vấn đề lớn nhỏ trong xã hội, liên quan tới đời sống của cộng đồng dân cư.

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét - Mục tiêu:

+ HS hiểu được ý nghĩa của tranh cổ động

+ Rèn năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, quan sát, biểu đạt, cảm thụ thẩm mĩ, đánh giá.

- Phương pháp: trực quan, vấn đáp, gợi mở, thảo luận - Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời - Thời gian: 7 phút

- Cách thức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng - GV cho HS xem 2 bức

tranh đó là tranh đề tài và tranh cổ động

? Đây là tranh gì ?

? Vậy tranh còn lại là loại tranh gì?

- GV: Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu loại tranh mới có tên gọi là: Tranh cổ động

? Thế nào là tranh cổ động?

? Tranh cổ động thường đặt ở đâu, nhằm mục đích gì?

? Tranh gồm có mấy phần?

? Tranh được làm bằng chất liệu gì?

? Hình ảnh trong tranh phải như thế nào?

? Chữ trong tranh ra sao?

- Học sinh quan sát

- HS quan sát, trả lời - HS suy nghĩ, trả lời - HS lắng nghe.

- HS suy nghĩ, trả lời.

- HS suy nghĩ, trả lời.

- HS suy nghĩ, trả lời.

- HS suy nghĩ, trả lời.

- HS suy nghĩ, trả lời.

- HS suy nghĩ, trả lời

I. Quan sát nhận xét

1. Tranh cổ động là gì ? - Là loại tranh tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, các hoạt động xã hội và giới thiệu sản phẩm.

2. Đặc điểm tranh cổ động.

+ Hình ảnh cô đọng, dễ hiểu

+ Chữ phải ngắn gọn rõ ràng

+ Màu sắc phải có tính tượng trưng, gây ấn tượng mạnh mẽ.

+ Hình vẽ sinh động, sáng

(3)

? Màu sắc của tranh cổ động?

- GVKL: Là loại tranh tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, các hoạt động xã hội và giới thiệu sản phẩm.

+ Tranh đặt ở nơi công cộng, đông người qua lại nhằm thu hút sự chú ý của mọi người.

+ Bố cục tranh gồm 2 phần

- Hình ảnh.

- Chữ gây ấn tượng mạnh

+ Chất liệu : Bột, sơn - Hình ảnh gây ấn tượng mạnh

- Chữ trong tranh ngắn gọn, dễ đọc.

+ Màu sắc hài hoà, hoặc rực rỡ tươi sáng tuỳ theo ý thích của người vẽ

- HS suy nghĩ, trả lời.

- Học sinh lắng nghe

tạo,chân thực, rõ nét

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh cổ động - Mục tiêu:

+ HS biết cách sắp xếp mảng chữ và mảng hình để tạo được một bức tranh cổ động phù hợp với nội dung đã chọn

+ Rèn năng lực giải quyết vấn đề, biểu đạt, quan sát, đánh giá.

- Phương pháp: trực quan, vấn đáp - Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa - Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời - Thời gian: 5 phút

- Cách thức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng - GV cho HS xem hình gợi

ý cách vẽ tranh cổ động.

- Yêu cầu HS chọn nội dung và tìm hình ảnh để vẽ tranh cổ động: phòng chống bệnh thế kỷ AIDS và ma tuý; HS phòng bệnh

- HS quan sát và trả lời.

- 3HS nêu.

II. Cách vẽ tranh + Bước 1: Tìm hiểu nội dung

+ Bước 2: Tìm mảng chữ và các hình minh họa.

(4)

răng, miệng; mừng ngày khai giảng,…

? Để vẽ tranh cổ động ta cần tiến hành mấy bước?

+ Hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào

là phụ ?

+ Dùng chữ kiểu nào cho phù hợp?

+ Sắp xếp mảng hình và mảng chữ ntn

cho đẹp?

- GV hướng dẫn cách vẽ lên bảng.

- GV treo bức tranh "Vì một mái trường khôngcó ma tuý"

- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm bàn. 2’

? Tranh vẽ về nội dung gì?

? Hình vẽ trong tranh như thế nào?

? Nêu tác dụng của cách dùng màu trong tranh?

? Ý nghĩa của bức tranh?

- Yêu cầu học sinh viết kết quả thảo luận ra bảng phụ.

- Yêu cầu học sinh lên bảng phân tích tranh.

- Yêu cầu các nhóm nhận xét chéo nhau.

- Giáo viên nhận xét, bổ sung, phân tích thêm:

+ Tranh vẽ về nội dung chống ma tuý trong học đường

+ Hình vẽ trong tranh khúc chiết, ngắn gọn mang ý nghĩa tượng trưng, hai cánh tay được cách điệu giản lược thành đường nét

- 4 bước.

- HS theo dõi GV vẽ mẫu

- HS quan sát tranh

- Học sinh chia nhóm thảo luận

- Học sinh suy nghĩ, thảo luận trả lời

- Học sinh suy nghĩ, thảo luận trả lời

- Học sinh suy nghĩ, thảo luận trả lời

- Học sinh suy nghĩ, thảo luận trả lời

- Học sinh lên bảng phân tích

- Học sinh nhận xét bài - Học sinh lắng nghe

+ Bước 3: Vẽ hình

+ Bước 4: Tìm màu và thể hiện

* Phân tích tranh "Vì một mái trường không có ma tuý

(5)

kỹ hà, con người trong bức tranh được vẽ bẵng các hình khối cơ bản , mang ý nghĩa khái quát

+ Màu sắc mạnh mẽ, với các mảng màu nguyên và màu hồng của bàn tay úp xuống nói lên sự bảo vệ, che chở ngôi trường tránh mọi tác hại của văn hoá phẩm đồi trụy và tệ nạn xã hội .

+ Bức tranh tuyên truyền cho mọi người biết "hãy tránh xa ma tuý, mại dâm, cờ bạc rượu chè.

Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hành - Mục tiêu:

+ Vẽ được một tranh cổ động.

+ Rèn năng lực giải quyết vấn đề, biểu đạt, quan sát, thực hành.

- Phương pháp: trực quan

- Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hoàn tất nhiệm vụ - Thời gian: 27 phút

- Cách thức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng - GV nhắc yêu cầu của bài

tập: Vẽ tranh cổ động (theo ý thích) và giúp HS tìm và chọn nội dung đề tài. Cụ thể là:

+ Phòng chống ma tuý;

+ Môi trường xanh, sạch, đẹp,…

- GV gợi ý HS tìm:

+ Hình ảnh chính, phụ;

+ Sắp xếp các mảng hình, mảng chữ; vẽ hình.

- GV giúp HS làm bài. Cố gắng hoàn thành hình vẽ vào tiết 1.

- Học sinh lắng nghe và hoàn thành bài tập.

III. Thực hành - Vẽ một bức tranh cổ động với nội dung đề tài tự chọn - Khuôn khổ: Thực hiện trên giấy A4 (vở vẽ)

- Màu sắc: Tự chọn + Yêu cầu: Vẽ 2 phác thảo kích thước 8cm x 10cm

(6)

Hoạt động 4. Đánh giá kết quả học tập - Mục tiêu:

+ Học sinh củng cố lại kiến thức bài học - GV gợi ý HS trao đổi qua các câu hỏi:

+ Tranh cổ đông có đặc điểm gì?

+ Mảng hình và mảng chữ có trong tranh cổ động ntn?

+ Vì sao tranh cổ động lại đươc đặt ở nơi công cộng?

+ Em có suy nghĩ gì về màu sắc trong tranh cổ động?

- GV gợi ý HS nhận xét tranh cổ động ở trang 142- 143 SGK và thu bài chấm 15 phút.

Loại đạt:

- Vẽ đúng yêu cầu bài vẽ.

- Hình ảnh và đường nét mang tính tượng trưng cao, gây được ấn tượng mạnh mẽ.

- Vẽ rõ hình ảnh chính, phụ, dễ nhìn và dễ hiểu.

Loại chưa đạt: Không đạt những yêu cầu trên.

5. Hướng dẫn về nhà (1phút) Chuẩn bị bài học sau:

+ Hoàn thành phác thảo đen trắng + Chuẩn bị dụng cụ: màu vẽ, bút vẽ

+ Sưu tầm bài viết, tranh ảnh cổ động của các hoạ sĩ:

V. RÚT KINH NGHIỆM

- Nội dung:...

- Phương pháp:...

- Thời gian:...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Giáo dục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tấm gương chí công, vô tư của Bác :. + Trong công việc, Bác luôn công bằng

* Tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Bác Hồ là tấm gương sáng người về sự tự giác và sáng tạo, đã tiếp thu kinh nghiệm của các nước trên thế giới một cách

* Lồng ghép nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về lòng biết ơn của Bác đối với những người có công với đất

- Giáo dục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ở Bác :.. + Bác Hồ không những tiếp nhận truyền

* Lồng ghép nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về lòng biết ơn của Bác đối với những người có công với đất

Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã vận dụng sáng tạo tư tưởng đó của Người vào trong thực tiễn của cách mạng hiện nay là vừa bảo vệ

Đây chính là những luận điểm mà Hồ Chí Minh đã dày công tìm kiếm, học hỏi để làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, nhân dân hoàn toàn tự do, là điều kiện tiên

- Biết cách thể hiện đức tính tiết kiệm qua những việc làm cụ thể 3.Thái độ: GDHS học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác.. * Giáo dục HS học tập và làm theo tấm