• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Việt Nam trong những năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ (1975 - 1986) - THI247.com

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Việt Nam trong những năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ (1975 - 1986) - THI247.com"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trang 1 CHỦ ĐỀ 17: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU SAU THẮNG LỢI CỦA CUỘC

KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ (1975-1986) Mục tiêu

Kiến thức

+ Hiểu được những nét chính về tình hình hai miền Nam – Bắc sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975.

+ Trình bày được quá trình hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam.

Kĩ năng

+ Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, nhận định, đánh giá các sự kiện lịch sử.

(2)

Trang 2 - https://thi247.com/

I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM

TÌNH HÌNH, NHIỆM VỤ CỦA HAI MIỀN BẮC – NAM VIỆT NAM SAU ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975

MIỀN BẮC MIỀN NAM

TÌNH HÌNH

THUẬN LỢI

• Đạt nhiều thành tựu to lớn sau 20 năm tiến hành cách mạng XHCN

→xây dựng được cơ sở

• Miền Nam hoàn toàn giải phóng.

• Chế độ thực dân mới của đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở trung ương hoàn toàn sụp đổ.

KHÓ KHĂN

• Hậu quả do chiến tranh phá hoại của Mĩ để lại rất nặng nề.

- Làng mạc, ruộng đồng bị tàn phá.

- Nửa triệu hécta ruộng đất bị bỏ hoang.

- …

• Kinh tế phát triển theo hướng TBCN nhưng vẫn là kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ và phân tán, mất cân đối, lệ thuộc bên ngoài.

• Cơ sở của chế độ thực dân ở địa phương cùng di hại xã hội vẫn tồn tại.

• Hậu quả chiến tranh để lại nặng nề.

(3)

Trang 3 - https://thi247.com/

NHIỆM VỤ

• Khắc phục hậu quả chiến tranh.

• Khôi phục và phát triển kinh tế, xã hội.

• Ổn định tình hình chính trị - xã hội.

• Khắc phục hậu quả chiến tranh.

• Khôi phục và phát triển kinh tế, xã hội.

HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC VỀ MẶT NHÀ NƯỚC (1975 – 1976) 1. Nguyên nhân:

- Việt Nam đã thống nhất về mặt lãnh thổ nhưng ở mỗi miền lại tồn tại một hình thức tổ chức Nhà nước khác nhau.

- Nguyện vọng của nhân dân cả nước: mong muốn có một Nhà nước thống nhất.

- Cần tạo sức mạnh của toàn dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.

2. Quá trình:

- Tháng 9/1975: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 24 đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

- Tháng 11/1975: Hội nghị Hiệp thương chính trị hai miền Nam – Bác bàn về thống nhất đất nước.

- 25/4/1976: Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước.

- Tháng 6 – 7/1976: Quốc hội khóa VI họp kì đầu tiên quyết định:

• Thông qua chính sách đối nội, đối ngoại của Nhà nước Việt Nam thống nhất.

• Lấy tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

• Quyết định Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca, thủ đô Hà Nội, Sài Gòn – Gia Định đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh.

• Bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của Nhà nước, bầu Ban dự thảo Hiến Pháp.

• Ở địa phương, tổ chức thành ba cấp chính quyền, ở mỗi cấp có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

→ Công cuộc thống nhất về mặt Nhà nước đã hoàn thành.

3. Ý nghĩa:

- Đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của nhân dân cả nước xây dựng nước Việt Nam thống nhất, độc lập, đi lên XHCN.

(4)

Trang 4 - https://thi247.com/

- Phù hợp với quy luật phát triền khách quan của lịch sử dân tộc: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”.

- Tạo điều kiện phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước.

- Tăng khả năng quốc phòng - an ninh và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.

II. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN LUYỆN

➢ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Sự kiện nào sau đây đánh dầu việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam (1975 – 1976) đã hoàn thành?

A. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được tổ chức tại Sài Gòn (1975).

B. Cuộc Tổng tuyển của Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước (1975).

C. Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI (1976) thành công.

D. Quyết định đặt tên nước là Cộng hòa XHCN Việt Nam (1976).

Câu 2: Kết quả lớn nhất của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI là gì?

A. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.

B. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

C. Bầu ra các cơ quan Quốc hội.

D. Bầu ra Ban Dự thảo Hiến pháp.

Câu 3: Ngay sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, một trong những nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của Việt Nam là

A. công nghiệp hóa đất nước.

B. hội nhập kinh tế quốc tế.

C. khắc phục hậu quả chiến tranh.

D. mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước.

Câu 4: Một trong những ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam (1975 – 1976) là

A. tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước.

B. mở ra kỉ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước đi lên CNXH.

C. điều kiện quyết định trực tiếp để được gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

D. là cơ sở để hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

Câu 5: Một trong những ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam (1975 – 1976) là

A. đáp ứng nguyện vọng bức thiết của nhân dân cả nước.

B. đánh dấu hoàn thành thống nhất đất nước trên các lĩnh vực.

C. đánh dầu hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tốc.

D. là cơ sở để hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

Câu 6: Ngày 25/4/1976, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện chính trị nào sau đây?

(5)

Trang 5 - https://thi247.com/

A. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước.

B. Hội nghị Hiệp thương Chính trị thống nhất đất nước được tổ chức ở Sài Gòn.

C. Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam.

D. Quốc hội khóa VI bắt đầu họp kì đầu tiên tại thủ đô Hà Nội.

Câu 7: Sự kiện lịch sử nào sau đây không thuộc quá trình hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước ở Việt Nam (1975 – 1976)?

A. Hội nghị lần thứ 21 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (Khóa III).

B. Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa VI tiến hành trong cả nước.

C. Hội nghị Hiệp thương Chính trị thống nhất đất nước tổ chức tại Sài Gòn.

D. Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (Khóa III).

Câu 8: Kì họp đầu tiên của Quốc hội Việt Nam khóa I (1946) và khóa VI (1976) đều A. thông qua đường lối của Đảng.

B. quyết định tên nước.

C. thông qua Hiến pháp.

D. bầu Ban dự thảo Hiếp pháp.

Câu 9: Nguyện vọng bức thiết của nhân dân Việt Nam ngay sau đại thắng mùa xuân năm 1975 là A. thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

B. được chia ruộng đất

C. thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ D. được tự do buôn bán

Câu 10: Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, ở Việt Nam vấn đề thống nhất đất nước về mặt nhà nước trở nên cấp thiết vì

A. đó là điều kiện để thực hiện thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ B. yêu cầu của công cuộc giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc

C. lãnh thổ thống nhất nhưng mỗi miền tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau D. nhu cầu thống nhất thị trường dân tộc để phát triển kinh tế hàng hóa

Câu 11: Đâu không phải là quyết định của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI (1976)?

A. Đổi tên nước là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam B. Quốc huy mang dòng chữ Việt Nam dân chủ cộng hòa C. Quốc kì là cờ đỏ sao vàng, quốc ca là bài tiến quân ca

D. Thành phố Sài Gòn – Gia Định được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh Câu 12: Tên nước Cộng hòa XHCN Việt Nam được quyết định tại

A. Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được tổ chức tại Sài Gòn (1975) B. Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI (1976)

C. Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa I (1946)

D. Hội nghị lần thứ 21 Ban chấp hành Trung ương Đảng lao động Việt Nam (Khóa III)

(6)

Trang 6 - https://thi247.com/

Câu 13: Thành phố Sài Gòn – Gia Định được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh được quyết định tại

A. Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được tổ chức tại Sài Gòn (1975) B. Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI (1976)

C. Đại hội lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (1960)

D. Hội nghị lần thứ 21 Ban chấp hành Trung ương Đảng lao động Việt Nam (Khóa III)

Câu 14: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam (1975 – 1976) là

A. tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước B. đáp ứng nguyện vọng bức thiết của nhân dân cả nước

C. tạo nên những khả năng to lớn để bảo vệ tổ quốc và mở rộng quan hệ ngoại giao D. đánh dấu hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc

Câu 15: Sau đại thẳng mùa xuân năm 1975, nhiệm vụ thống nhất đất nước ở Việt Nam vẫn chưa hoàn thành vì

A. chưa thống nhất đất nước về mặt nhà nước B. quân đội nước ngoài vẫn có mặt ở Việt Nam C. cách mạng giải phóng dân tộc chưa hoàn thành D. chưa thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ

Câu 16: Cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kì Cách mạng XHCN trong cả nước sau sự kiện A. thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng 8 năm 1945

B. thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 C. hiệp định Giơnevơ được kí kết năm 1954

D. hiệp định Pari được kí kết năm 1973

Câu 17: Một trong những ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam (1975 – 1976) là

A. tạo cơ sở để thống nhất đất nước trên tất cả các lĩnh vực khác B. mở ra kỉ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước đi lên CNXH C. đánh dấu hoàn thành thống nhất đất nước trên các lĩnh vực D. là cơ sở để hoàn thành cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc

Câu 18: Nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam được đề ra tại A. Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khóa III

B. Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI

C. Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước tổ chức tại Sài Gòn

D. Hội nghị lần thứ 21 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khóa III

Câu 19: Hội nghị nào sau đây đã nhất trí các vấn đề về chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam?

A. Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khóa III B. Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khóa III

(7)

Trang 7 - https://thi247.com/

C. Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước tổ chức tại Sài Gòn

D. Hội nghị lần thứ 21 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khóa III

Câu 20: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam (1975 – 1976)?

A. tạo điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên CNXH B. đáp ứng nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước

C. tạo nên những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ ngoại giao D. Đánh dấu hoàn thành thống nhất đất nước trên tất cả các lĩnh vực

Câu 21. Nội dung lịch sử nào sau đây là phù hợp với quy luật khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc – “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”?

A. Chủ trương đổi mới đất nước tại Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986).

B. Hoàn thành thống nhất về mặt nhà nước (1975 – 1976).

C. Quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một đảng Mác – Lênin riêng (1951).

D. Hoàn thành kế hoạch nhà nước 5 năm (1986-1990).

Câu 22. Nội dung chủ yếu của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI (1976) là thông qua A. nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc và miền Nam sau năm 1975.

B. chính sách đối nội và đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất.

C. nhiệm vụ tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước.

D. kế hoạch 5 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Câu 23. Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975) của nhân dân Việt Nam thắng lợi đã

A. tạo điều kiện cho cuộc kháng chiến của nhân dân Lào và Campuchia đi đến thắng lợi.

B. làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ.

C. đánh dấu hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở 3 nước Đông Dương.

D. đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn thế giới.

Câu 24. Sự kiện nào đánh dấu nhân dân Việt Nam thực hiện thành công nguyện vọng “nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”?

A. Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết.

B. Thắng lợi của trận “Điện Biên Phủ trên không”.

C. Thắng lợi của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

D. Thành công của kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI.

(8)

Trang 8 - https://thi247.com/

ĐÁP ÁN

➢ Chủ đề 17. Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ (1975- 1986)

1-C 2-B 3-C 4-A 5-A 6-A 7-A 8-D 9-A 10-C

11-B 12-B 13-B 14-D 15-A 16-B 17-A 18-A 19-C 20-D 21-B 22-B 23-A 24-D

https://thi247.com/

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7 - 1936 xác định: Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là chống đế quốc

Câu 20: Trong đường lối đổi mới đề ra từ năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lí của Nhà nước

+ Cách mạng hai miền có quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau nhằm hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình,

- Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp trong khi chế độ phong kiến rơi vào thời kì khủng hoảng trầm trọng, nhà Nguyễn đã từng bước bỏ rơi ngọn cờ lãnh đạo,

- Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa đế quốc, đặc biệt là sự tranh chấp thuộc địa của các nước đế quốc Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a và Anh, Pháp, Nga dẫn đến sự

- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ của quân dân Việt Nam, ngày 8/5/1954, Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương chính thức khai mạc với sự tham gia của: Liên Xô, Mĩ, Anh,

a) Khoanh tròn chữ in hoa trước ý đúng, về lí do chủ yếu của việc: Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. lãnh thổ được thống nhất. hai miền có hai hình thức

Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) xác định hình thái cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở nước ta là A.Đi từ khởi nghĩa