• Không có kết quả nào được tìm thấy

Internet: KH¤NG GIAN MíI CHO §A CHIÒU KÕT NèI Vµ THÓ HIÖN CñA GIíI TRÎ HIÖN NAY

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Internet: KH¤NG GIAN MíI CHO §A CHIÒU KÕT NèI Vµ THÓ HIÖN CñA GIíI TRÎ HIÖN NAY "

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Internet: KH¤NG GIAN MíI CHO §A CHIÒU KÕT NèI Vµ THÓ HIÖN CñA GIíI TRÎ HIÖN NAY

NguyÔn ThÞ Ph−¬ng Ch©m

ó lẽ chúng ta không thể hình dung nổi thế giới mà chúng ta ñang sống hiện nay sẽ ra sao nếu như không có Internet.

Trong một thế giới toàn cầu hóa và số hóa như hiện tại, không ai có thể phủ nhận ñược vai trò của Internet trong xã hội và mỗi người ñều có thể có những trải nghiệm riêng, những suy nghĩ, ñánh giá riêng về Internet. Đối với giới trẻ hiện nay - một thế hệ ñược gắn liền với Internet từ tên gọi như

“thế hệ @”, “thế hệ Net”,… thì những ý kiến về những sự ñược, mất, hay sự gắn kết của thế hệ này với Internet càng sôi nổi và ña chiều hơn. Trên các diễn ngôn truyền thông cũng như trong các diễn ngôn chính thống và phi chính thống khác, việc giới trẻ sống với Internet, ăn ngủ cùng Internet hiện nay ñược xem như một thực tế hiển hiện và tiềm ẩn nhiều những vấn ñề cần bàn: có sự ñánh giá cao vai trò và ý nghĩa của Internet ñối với giới trẻ nói riêng và cả trong xã hội nói chung, có sự phê phán những mặt trái của Internet ñối với giới trẻ hiện nay, cũng có nhìn nhận về những tác ñộng xã hội mà Internet tạo ra, những làn sóng hay trào lưu xã hội của giới trẻ ñược hình thành từ sự kết nối Internet,… Tuy nhiên, dù có những

nhìn nhận hay ñánh giá khác nhau thế nào thì cũng không có ai phủ nhận mức ñộ gắn kết chặt chẽ của Internet trong ñời sống của giới trẻ. Internet và giới trẻ chắc chắn là một chủ ñề rất rộng mở cho những sự bàn luận mà dù muốn, chúng tôi cũng không có khả năng bao quát ñược hết các vấn ñề.

Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi chỉ bàn tới một khía cạnh nhỏ là việc Internet ñã tạo ra một không gian mới cho giới trẻ thể hiện mình như thế nào và họ ñã sống trong không gian ấy ra sao và như vậy nhìn nhận về không gian văn hóa hiện nay nên có những sự thay ñổi thế nào.

Nếu lấy mốc thời gian là năm 1997 khi Internet chính thức ñược cho phép hoạt ñộng tại Việt Nam và Việt Nam chính thức hòa vào mạng Internet toàn cầu (ngày 19/7/1997) thì cho tới nay, Internet cũng chỉ mới ñược biết ñến và phổ biến ở Việt Nam 15 năm. Thời gian Internet ñược sử dụng ở Việt Nam chưa phải là ñã lâu, song Việt Nam lại là quốc gia có mức ñộ phát triển và phổ biến rất nhanh chóng công nghệ này (năm 2000, cả nước chỉ có khoảng 200.000 người sử dụng Internet, nhưng năm 2010, con số này ñã tăng lên hơn 100 lần, ñạt ñến 24,26 triệu người (tức là cứ 4 người Việt Nam thì có 1 người sử dụng Internet)(1), ñến ngày 31/3/2012, con số này là 30,8 triệu người, chiếm 34,1% dân số)(2). 15 năm ñủ ñể tạo nên một “thế hệ @”, ñủ ñể Internet trở thành môi trường sống mới cho giới trẻ Việt và hiện nay, họ ñang sống theo nhịp sống của Internet, tạo nên hàng loạt những thay ñổi thể hiện ở nhiều mặt của cuộc sống.

Trước ñây, nói tới sự giao tiếp, kết nối bạn bè, sự thể hiện bản thân của giới trẻ, chúng ta luôn nghĩ tới những hình thức giao tiếp mặt ñối mặt, những sự gặp gỡ, những

C

(2)

sinh hoạt cộng ñồng, những không gian giải trí công cộng, những sự trao ñổi quà tặng,…

Qua ñó, họ quen biết nhau, tạo dựng và duy trì quan hệ, bộc lộ bản thân,… Họ có thể khá dễ dàng có ñược những sự ñánh giá về nhau qua trải nghiệm thực tế của việc gặp gỡ và tương tác trực tiếp. Kênh giao tiếp này luôn là kênh giao tiếp quan trọng và chưa khi nào mất ñi vai trò quan trọng ñó.

Song trong hơn chục năm trở lại ñây, trong xã hội phổ biến thêm một kênh giao tiếp khác với kênh giao tiếp mặt ñối mặt, ñó là giao tiếp trực tuyến, trong không gian ñươc xem là ảo của Internet. Nếu như trong hình thức giao tiếp mặt ñối mặt, con người cần ñến thời gian, không gian, ñịa ñiểm xác ñịnh, cần sự gặp gỡ ñối mặt trực tiếp thì trong hình thức giao tiếp trực tuyến, những yếu tố trên không còn quan trọng nữa.

Trong hình thức giao tiếp mặt ñối mặt, con người thường xuyên phải cân nhắc, lựa chọn hay ít nhất cũng luôn quan tâm ñến việc tạo dựng hình ảnh của mình, tính cách cũng như sự thể hiện của mình phải như thế nào ñể không bị ñánh giá, không “mất ñiểm” trước những người cùng giao tiếp.

Chính vì vậy, trong văn hóa Việt Nam có cả một kho tàng những lời ca, câu hát, câu chuyện liên quan tới những bài học ứng xử thế nào cho nhã nhặn, tinh tế và ñẹp khi gặp gỡ nhau, giao tiếp với nhau, như: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, “Tốt khoe ra, xấu xa ñậy lại”,

“Một ñiều nhịn, chín ñiều lành”,… Không giống như vậy, trong giao tiếp trực tuyến (với ñặc tính của không gian ảo, không trực diện, không gặp mặt, ẩn danh tính, không quen biết trước, không có thông tin thực tế về nhau,…), con người trở nên thoải mái hơn, bộc lộ bản thân nhiều hơn và có thể là thật hơn trong giao tiếp vì họ không phải

“diễn”, không phải “kiềm chế” hay “lựa lời”, sợ bị ñánh giá, mang tiếng… như trong giao tiếp trực tiếp ñối mặt.

Với những ñặc tính của một môi trường ảo, một không gian mở rộng phi giới tuyến không bị chi phối quá nhiều bởi các yếu tố thời gian, ñịa ñiểm, càng không bị hạn chế bởi những sự khác nhau của giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, ñịa vị xã hội, màu da sắc tộc, ñiều kiện kinh tế hay những hoàn cảnh cá nhân,… khiến cho không gian Internet có ñược sự công bằng, tự do thoải mái trong giao tiếp và ñặc biệt là cảm giác an toàn khi giao tiếp và bộc lộ bản thân, không sợ bị nhìn ngó hay ñánh giá trực tiếp. Chính vì cảm giác an toàn, sự công bằng và thoải mái ñó mà không gian giao tiếp của Internet ngày càng rộng mở, ngày càng thu hút ñược nhiều người tham gia, trong ñó chủ yếu vẫn là giới trẻ.

Mở rộng và gia tăng ña chiều kết nối Đa số các bạn trẻ mà chúng tôi phỏng vấn ñều cho rằng không gian Internet thực sự giúp họ tạo dựng, quản lí và củng cố tốt các mối quan hệ. Nhiều bạn chia sẻ rằng nếu không có Internet, họ sẽ không thể nào có ñược mạng lưới bạn bè nhiều ñến như vậy, mà nếu có nhiều thế ở ngoài ñời thực thì cũng không thể quản lí hay duy trì ñược những mối quan hệ ñó như trong mạng Internet. Hơn nữa, trong không gian mạng, các chiều kết nối quan hệ ña dạng hơn và thực sự dễ dàng gia tăng hơn cả về số lượng và mức ñộ tương tác. Trong danh sách bạn bè của các bạn trẻ mà chúng tôi ñược biết ñều có rất nhiều các ñối tượng khác nhau:

Không chỉ bạn cùng lứa tuổi mà còn có nhiều người khác tuổi, thậm chí lớn tuổi hơn hẳn hoặc nhỏ tuổi hơn hẳn; Không chỉ có bạn bè cùng trường lớp mà có cả khác

(3)

trường lớp, thậm chí khác tỉnh thành, quốc gia, dân tộc,…; Không chỉ có họ hàng, người thân trong gia ñình mà có cả các mối quan hệ ngoài xã hội, các thày cô giáo, người bán hàng,…; Không chỉ có những người ñã quen biết mà còn có những người lạ chưa quen biết bao giờ,… Như vậy, rõ ràng mạng Internet ñã tạo ra không gian thoáng ñạt tối ña cho các bạn trẻ tạo dựng và củng cố các mối quan hệ cũng như gia tăng các chiều kết nối mạng lưới xã hội.

Chúng tôi nhận thấy rằng các bạn trẻ hiện nay tỏ ra rất yên tâm và tin tưởng vào các chiều kết nối trên Internet, họ cho rằng quan hệ bạn bè hiện nay không thể không liên quan ñến Internet, dù là quen nhau trực tiếp mặt ñối mặt ñi nữa thì cũng dẫn ñến việc cho nhau nick ñể add vào danh sách, quen biết qua bạn bè giới thiệu hay hình thức nào rồi cũng vẫn chủ yếu quy về việc nói chuyện với nhau, nhắn tin cho nhau, hẹn hò ñi chơi, hay “like”, “comment”,

“tag” vào các trang cá nhân của nhau trên mạng,… Nếu như kết bạn theo hình thức trực tiếp mặt ñối mặt, khá nhiều bạn sẽ e dè, dò xét, nhất là với các bạn có tính cách nhút nhát hay ngại ngùng thì kết bạn trên mạng tạo sự thoải mái hơn, tương tác với nhau cũng dễ dàng hơn; trong những trường hợp nhận thấy nói chuyện không hợp nhau hoặc không muốn tiếp tục quan hệ ñó thì cũng có thể dễ dàng chấm dứt, dễ dàng “next” (ngôn từ của tuổi “teen” thường ñược sử dụng khi cần bỏ qua chuyện gì hoặc không tiếp tục có mối liên hệ với ai). Nhiều bạn trẻ khẳng ñịnh rằng nếu không có các mối quan hệ bạn bè trên Internet, không có những sự tương tác ñó thì cuộc sống của họ sẽ trở nên vô cùng buồn tẻ vì họ luôn bận rộn với việc học hành, ít có các mối quan hệ trực tiếp

với nhiều người, kể cả bố mẹ, người thân cũng không có nhiều cơ hội nói chuyện, trao ñổi thường xuyên. Chính vì vậy, họ cần ñầu tư cho các mối quan hệ trên mạng, thường xuyên sống với những mối quan hệ ñó và thân thiết với bạn bè trên mạng nhiều khi hơn so với những mối quan hệ thực tế với người thân. Điều này ñược chia sẻ bởi nhiều ý kiến như: “Elizabeth Hartley- Brewer, tác giả của cuốn sách Thấu hiểu và nuôi dưỡng tình bạn của trẻ tin rằng công nghệ cho phép trẻ kết nối với bạn bè mọi lúc và mọi nơi. "Tôi cho rằng không có gì sai khi nói truyền thông ñiện tử ñang giúp trẻ em kết nối với nhau nhiều hơn bao giờ hết”(3). Một bạn nữ, 18 tuổi (lớp 12, trường THPT Kim Liên, Hà Nội) chia sẻ: “em liên lạc với bạn bè và mọi người qua mạng là chính, bây giờ có chuyện gì hay cần gì em nghĩ ñến việc nói với mọi người trên facebook ñầu tiên”. Một bạn nam 21 tuổi (sinh viên Học viện ngân hàng, Hà Nội) cũng cho biết: “mỗi ngày em nhận và gửi ñi nhiều tin nhắn lắm, ít cũng phải vài chục nhiều thì hàng trăm, nhiều khi mới chỉ nghĩ ñến một cái gì ñó thì cũng ñã muốn post lên chia sẻ với bạn bè rồi”.

Nếu như trong giao tiếp mặt ñối mặt, sự

“xa mặt” dẫn ñến “cách lòng” là ñiều dễ hiểu vì không nhìn thấy nhau, không giao tiếp sẽ khó tránh ñược sự nhạt nhòa dần trong quan hệ, thì trong giao tiếp trực tuyến, cho dù có không gặp nhau, không nhìn ñược mặt nhau một cách trực tiếp nhưng nhiều chiều tương tác vẫn diễn ra, vẫn có thể nói chuyện với nhau, chia sẻ thông tin, hình ảnh thường xuyên và mối quan hệ thân thiết, gắn bó vẫn ñược duy trì. Theo dõi mạng lưới và mức ñộ tương tác trực tuyến của một số bạn trẻ, chúng tôi ñược biết các

(4)

bạn này vẫn thường liên lạc và giữ tình bạn với không chỉ các bạn học hoặc bạn bè hiện tại nói chung mà còn cả các bạn học cùng từ cấp 1, cấp 2, những bạn cùng các câu lạc bộ, các lớp ngắn hạn,… các mối quan hệ bắc cầu và quan hệ xã hội khác nữa. Theo các bạn này, nếu không có Internet thì các bạn ấy không thể nào duy trì ñược quan hệ bạn bè với những bạn bè cũ hoặc xa mà ñã quá lâu không còn gặp mặt nữa, bên cạnh ñó họ cũng luôn mở rộng ñể kết bạn mới từ khắp mọi nơi. Tất cả những ñiều ñó ñã tạo ra một mạng lưới xã hội ñan xen dày ñặc cho mỗi cá nhân và ñiều quan trọng là không gian của Internet cho phép họ duy trì theo hướng luôn mở rộng cho mạng lưới ñó, ñiều mà hình thức giao tiếp mặt ñối mặt khó cho phép làm ñược. Vì vậy, theo các bạn trẻ thì chính trong không gian của Internet, mạng lưới bạn bè ñược họ duy trì rộng hơn và bền chặt hơn, sự tương tác cũng diễn ra ña chiều hơn.

Với các bạn trẻ, sự kết nối trong không gian của Internet ñã trở thành công cụ hữu hiệu trong việc thiết lập và tạo dựng nên các phong trào xã hội hữu ích, có thể kể ra hàng loạt các phong trào, các chương trình gây quỹ ñược phát ñộng trên Internet và thu hút số lượng người tham gia rất ñông ñảo.

Ví như, chương trình Đồng ca vì công lí ủng hộ về mặt tinh thần cho các nạn nhân nhiễm chất ñộc da cam/dioxin ñã thu hút ñến 150.000 người tham gia, chương trình Chào ngày xanh ñược phát ñộng trên ZingMe ñã thu hút hơn 150.000 bạn trẻ tham gia tuyên truyền, giữ gìn vệ sinh môi trường, rồi rất nhiều các phong trào khác như: bình chọn vịnh Hạ Long là một trong những kì quan thiên nhiên thế giới mới, vận ñộng hiến máu nhân ñạo hay ủng hộ nạn nhân sóng thần ở Nhật Bản,…

Sự kết nối trong không gian của Internet còn trải rộng tới các nhóm hội. Các nhóm hội hiện nay ñược kết nối dày ñặc trên mạng, từ hội những người có cùng sở thích (Hội những người thích câu cá, thích chụp ảnh,…), cùng nghề nghiệp (Hội kiến trúc sư, Hội những nhà thiết kế thời trang,…), cùng các thú vui giải trí hay thể thao (Hội chơi tennis, Hội lữ hành,…) hoặc cùng mối quan tâm về bất cứ vấn ñề gì trong xã hội, thậm chí có những hội mà nhiều người cho là lạ, là kì khôi như (Hội những người yêu em chó cuối ñường Kim Mã, Hà Nội; Hội những người trẻ thức khuya dậy không xác ñịnh, Hội những người phát cuồng vì Iphone 5,…). Các bạn trẻ luôn là ñội ngũ ñi tiên phong và tích cực trong việc kết nối các nhóm hội này. Cho dù cũng có không ít vấn ñề ñặt ra từ việc các bạn trẻ thành lập và tham gia các nhóm hội, song ở ñây, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng với hình thức kết nối các nhóm hội như vậy, các bạn trẻ gia tăng các mối quan hệ cho mình, thường xuyên có những giao tiếp và làm mạnh mạng lưới của mình trên mạng. Có thể nói, việc tham gia các phong trào xã hội, tham gia các nhóm hội cũng là cách mà các bạn trẻ rèn luyện ñược tính năng ñộng, ñộc lập, tích lũy thêm ñược những kiến thức bổ ích và quan trọng nhất là trau dồi kĩ năng giao tiếp, kết nối, ñồng cảm, chia sẻ với mọi người.

Có thể nói, việc giới trẻ thể hiện sự kết nối mạng lưới xã hội ña chiều trên mạng Internet ñã làm thay ñổi rất nhiều ñiều trong cuộc sống của chính họ và phần nào ñó của xã hội, trong ñó có thể nói tới sự thay ñổi về thời gian, không gian và phương thức giao tiếp. Một ñiều dễ nhận thấy là giới trẻ hiện nay thức khuya hơn và ngủ dậy muộn

(5)

hơn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn ñến hiện tượng này nhưng trong tìm hiểu của chúng tôi thì việc sử dụng Internet là một nguyên nhân mà nhiều bạn trẻ chia sẻ. Họ cho rằng thời gian ban ñêm là thích hợp hơn cả cho việc tương tác trên mạng Internet và “ñã say mạng rồi thì khó mà kiểm soát ñược thời gian” (nam, 29 tuổi, Hà Nội). Chính vì vậy, trong thời gian làm các công việc khác, giới trẻ vẫn có thói quen truy cập Internet và tranh thủ sử dụng khi có thể. Internet cũng theo chân giới trẻ ñi khắp nơi, các quán ăn, quán cà phê, các ñiểm vui chơi giải trí, chỗ ñợi tàu xe,…

Cùng với cách sử dụng thời gian cho Internet như vậy, giới trẻ hiện nay cũng thay ñổi một số quan niệm về thời gian.

Thời gian dành cho việc giao tiếp với bạn bè trên mạng ñược cho là thời gian cần thiết và có ý nghĩa, nếu bạn nào không dành thời gian làm việc này ñồng nghĩa với bạn ñó ñặc biệt, khó giao tiếp, ít bạn bè,… Thời gian dành cho việc ngủ không cứ phải là ñêm mà có thể là ngày hoặc bất cứ lúc nào có thể tranh thủ ñược, nếu theo chuẩn mực xã hội thông thường thì những người “ngủ trưa trầy trưa trật” thường bị ñánh giá là lười biếng, là thiếu ý thức,… thì hiện nay với các bạn trẻ ñây là ñiều bình thường.

Thời gian dành cho việc giải trí của các bạn trẻ chủ yếu là “dán mắt” vào màn hình giao tiếp với những bạn cũng ñang “dán mắt”

vào màn hình như vậy và họ cho rằng thời gian bao nhiêu cũng vẫn là chưa ñủ với hình thức giải trí này. Quan ñiểm chung của các bạn trẻ hiện nay là thời gian dành cho giao tiếp với bạn bè trên mạng có ý nghĩa hơn rất nhiều thời gian dành cho những công việc lao ñộng thông thường, một bạn nữ, 17 tuổi nói: “sau giờ học, bao nhiêu bạn

chờ em, nếu không xuất hiện thường xuyên, nói chuyện thường xuyên, mình có thể bị unfriend (từ chối kết bạn), mà bị thế thì nhục lắm, em cần dành thời gian làm việc ñó chứ còn mấy việc linh tinh ở nhà từ từ làm sau cũng ñược”. Quan ñiểm của nhiều bạn trẻ ñược thể hiện rõ ràng rằng họ không thể kiên nhẫn với thời gian mà với họ thời gian phải ñược vận hành một cách nhanh chóng, khẩn trương, họ không còn có ñược tính kiên nhẫn chờ ñợi trong giao tiếp, ví như viết thư tay, gửi ảnh qua bưu ñiện chờ ñợi thư trả lời,… mà với họ là thư ñiện tử, nói chuyện trực tuyến, ảnh ñược post lên một cách nhanh chóng, hành ñộng hay lời nói ñã nói ra là phải nhận ñược phản hồi ngay lập tức,… Có thể nói, quan niệm về ý nghĩa của thời gian, phân bổ thời gian, cách thức sử dụng thời gian,… của giới trẻ ñều ñã có sự thay ñổi khi cuộc sống của họ gắn bó với Internet, ăn ngủ cùng Internet.

Trên một bình diện khác, không gian của Internet cho phép các cộng ñồng, các nhóm, các quốc gia có cơ hội kết nối gần gũi hơn, ñưa tới những sự hiểu biết và chia sẻ về kinh tế, chính trị, xã hội và ñặc biệt là về văn hóa. Howard Rheingold (2000) miêu tả “cộng ñồng ảo” có tính toàn cầu, tính tự xác ñịnh ñặc ñiểm nhận dạng, và cộng ñồng này cũng mang nhiều nét tính cách tương ñồng với những gì chúng ta làm trong ñời sống thực hằng ngày(4). Croteau và Hoynes (2003) nhìn nhận truyền thông mới nói chung và Internet nói riêng “phá vỡ khoảng cách về mặt ñịa lí và xã hội, làm cho sự cách trở về ñịa lí ít ảnh hưởng tới các mối quan hệ xã hội của chúng ta hơn” (tr.

311)(5). Như vậy, sự kết nối trong không gian Internet mang tính toàn cầu, các nền văn hóa dễ dàng ñối thoại với nhau hơn, màu

(6)

sắc văn hĩa các địa phương ở khắp nơi trên tồn cầu dễ dàng được giới thiệu, được quảng bá và nhiều người biết tới. Nhiều người đã lầm tưởng rằng tồn cầu hĩa sẽ chỉ mang tới những sự nhất thể hĩa văn hĩa. Đúng là tồn cầu hĩa cĩ đi cùng với nhất thể hĩa văn hĩa, song đi cùng với đĩ là một xu hướng cũng khơng kém phần rõ nét là sự đa dạng văn hĩa, đa dạng màu sắc địa phương và sự phục hưng văn hĩa. Thomas Eliot đã tiên đốn trong cuốn Những dấu hiệu để xác định văn hĩa (1948) rằng trong tương lai, nhân loại sẽ trải nghiệm thời kì phục hưng mới của các văn hĩa địa phương và vùng miền. Lúc đĩ, điều này cĩ vẻ khá là lạ lẫm song hiện nay, với sự hỗ trợ đắc lực nhất cĩ thể của Internet, điều đĩ đã thành hiện thực. Rõ ràng đang cĩ một sự hồi sinh các nền văn hĩa nhỏ, địa phương để “trả lại cho nhân loại sự đa dạng phong phú của các hình thái phẩm hạnh và năng lực” (như cách nĩi của Jorge Mario Pedro Vargas Llosa trong tiểu luận về tồn cầu hĩa, đồng nhất văn hĩa giảng tại Ngân hàng Phát triển Liên Mĩ(6)).Ví dụ về ngơn ngữ, chỉ tính riêng Google đã cho ra đời một website (tại địa chỉ endangeredlanguages.com) và bảo tồn 3000 ngơn ngữ cĩ nguy cơ biến mất.

Nhà văn nổi tiếng Mario Vargas Llosa (giải Nobel văn chương năm 2010) đã khẳng định về việc giới trẻ thích nghi với tồn cầu hĩa thơng qua việc học hỏi các nền văn hĩa và ngơn ngữ: “Sự xĩa nhịa các đường biên giới và thế giới ngày càng tương thuộc lẫn nhau hơn đã và đang khuyến khích các thế hệ trẻ học và đồng hĩa với những nền văn hĩa khác, đấy khơng chỉ là sở thích mà cịn là điều cần thiết, vì nĩi được vài thứ tiếng và thích ứng một cách dễ dàng trong những nền văn hĩa khác nhau đã trở thành yếu tố

quyết định cho sự thăng tiến trong nghề nghiệp”(7). Chính vì vậy, ơng cho rằng chính trong xu hướng tồn cầu hĩa, giới trẻ lại hơn bao giờ hết ý thức về việc kết nối giữa các nền văn hĩa, ngơn ngữ và quảng bá chúng trên quy mơ tồn cầu với sự hỗ trợ đắc lực của cơng cụ Internet: “Cĩ bao nhiêu triệu thanh niên nam nữ trên khắp hồn cầu đã và đang phản ứng lại những thách thức của tồn cầu hĩa bằng cách học tiếng Nhật, tiếng Đức, tiếng Quan thoại, tiếng Quảng Đơng, tiếng Nga hay tiếng Pháp? May thay, xu hướng này sẽ gia tăng trong những năm sắp tới. Đấy là lí do vì sao cách bảo vệ tốt nhất nền văn hĩa và ngơn ngữ của chúng ta là nỗ lực quảng bá chúng trên khắp thế giới chứ khơng phải cứ vờ vịt tìm cách làm cho nĩ miễn nhiễm với sự đe dọa của tiếng Anh”(8).

Trên Internet cũng cĩ rất nhiều những trang web giới thiệu về màu sắc văn hĩa đa dạng của các địa phương, các tộc người và khơng thể phủ nhận được rằng chính khơng gian của Internet đã thúc đẩy và là bối cảnh quan trọng cho sự phục hồi, quảng bá và thu hút sự chú ý của đơng đảo dân chúng tồn cầu tới các nền văn hĩa địa phương tộc người vốn trước kia cịn xa lạ. Vì vậy, các quốc gia, các tộc người trên thế giới cũng dễ dàng kết nối với nhau hơn và cĩ được cảm giác gần gũi với nhau hơn. Đặc biệt, thế giới hiện nay đang chứng kiến những sự kết nối xuyên biên giới về kinh tế, chính trị, tơn giáo, tộc người rất mạnh mẽ như sự kết nối của cộng đồng Hồi giáo trên tồn thế giới, hay ở tầm khu vực châu Á là sự kết nối của nhĩm người Thái, người Chăm, người Khơ Me chẳng hạn mà một trong những cơng cụ hỗ trợ vơ cùng quan trọng tạo nên sự kết nối này chính là Internet.

(7)

Mở rộng và gia tăng ña chiều thể hiện bản sắc

Trong không gian của Internet, một không gian rộng mở nhưng lại ẩn danh và tạo cảm giác an toàn khiến cho sự thể hiện bản sắc trở nên ña chiều hơn, ñặc biệt với giới trẻ - những người luôn có nhu cầu cao và ưa chuộng những trải nghiệm, những khám phá trong việc thể hiện bản thân.

Hiện nay, khi giới trẻ và Internet ñã có sự gắn kết khó có thể tách rời, giới trẻ ngày càng dành nhiều thời gian hơn ñể ăn ngủ cùng mạng thì rõ ràng những giao tiếp trực tiếp mặt ñối mặt ngoài xã hội sẽ thu hẹp lại còn không gian giao tiếp và thể hiện bản thân trên mạng sẽ nhiều hơn. Rất nhiều bạn trẻ ñã chia sẻ với chúng tôi rằng ngoài công việc, học hành ra thì cuộc sống của họ, những sự thể hiện bản thân của họ chủ yếu gắn với và diễn ra trong không gian mạng, trong ñó, không ít bạn cho rằng chính trong không gian mạng ñó, họ mới ñược tự do thoải mái và thể hiện ñúng bản thân, ñúng những nét bản sắc mà họ muốn thể hiện.

Trong quá trình thu thập tư liệu phục vụ ñề tài này, chúng tôi ñược biết rằng có khá nhiều bạn trẻ ñã và ñang có những trải nghiệm về sự chuyển ñổi vai trò, vị trí, trải nghiệm về sự thay ñổi bản sắc cá nhân trong không gian của Internet và không ít bạn say mê với hình thức ñược họ xem là khám phá này. Một người có thể trải nghiệm nhiều vai trò trong không gian của Internet, họ có thể là admin cho một diễn ñàn nào ñó, họ có thể là thành viên của nhóm hội này và là chủ của một nhóm hội khác, họ có thể là một học sinh trong lớp học trực tuyến này và cũng có thể là giáo viên trong lớp học trực tuyến khác, họ có thể là một người sử dụng Internet bình thường nhưng cũng có thể là là một “hero”

(anh hùng) trong cộng ñồng mạng,… Và ñương nhiên, ở các vai trò khác nhau ñó, họ sẽ thể hiện bản thân một cách khác nhau.

Như vậy, họ có thể “sống nhiều cuộc sống khác nhau” như lời một bạn nam, 21 tuổi ở Hà Nội chia sẻ. Một số bạn trẻ gia tăng khả năng khám phá và trải nghiệm của mình bằng cách muốn thử sống một cuộc sống khác hẳn với những gì họ ñang sống trong thực tế: thực tế họ là nam nhưng trên mạng, họ trải nghiệm cuộc sống của phụ nữ hoặc của người ñồng tính; thực tế họ là người Việt nhưng trên mạng, họ lại trải nghiệm cuộc sống của một người nước ngoài; thực tế họ là người nhút nhát, ít giao tiếp trực tiếp, thiếu tự tin nhưng trên mạng, họ lại thể hiện là người năng ñộng, tự tin, quảng giao;

thực tế họ là người có hình thức hạn chế, chưa có bạn gái nhưng trên mạng, họ lại xây dựng hình ảnh là một người ñẹp trai, hào hoa, và luôn khoe thành tích chinh phục ñược nhiều các cô gái,… Mỗi “cuộc sống”

khác ñó cho họ những cảm giác khác và giúp họ khám phá ñược những cách thể hiện bản sắc cá nhân theo một cách khác và tất cả mang tới cho họ những sự trải nghiệm mà họ không thể có ñược trong cuộc sống thực tế mà họ ñang sống. Các bạn trẻ khi khám phá và trải nghiệm những “cuộc sống” khác, những “bản sắc” khác trên mạng thường chọn cho mình những nét bản sắc nào mà các bạn ấy khao khát hướng tới vì nó thực sự khác hoặc ñối lập với cuộc sống và bản sắc thực tại của họ.

Sự chuyển ñổi vai trò vị trí, sự thay ñổi cách thể hiện của các bạn trẻ trong không gian của Internet ngoài việc thỏa mãn nhu cầu khám phá và trải nghiệm của họ còn giúp họ có ñược sự tự tin, giải tỏa ñược những căng thẳng, lấy lại thăng bằng sau những ức chế với những việc mà họ muốn làm mà không thể làm ñược trong thực tế

(8)

và cũng có thể coi là một hình thức phản kháng, một phương cách hữu hiệu trong việc gia tăng quyền lực cho họ trong cuộc sống. Bàn về khía cạnh này, chúng tôi muốn dùng thuật ngữ “vũ khí của kẻ yếu”

(Weapons of the Weak) và “nghệ thuật của sự phản kháng” (Arts of Resistance) cùng những luận ñiểm nghiên cứu của James Scott ñể soi xét vào thực tế xem giới trẻ ñã thể hiện mình theo những cách ñược xem là phản kháng trong không gian của Internet như thế nào. Trong các công trình quan trọng của mình, James Scott ñã bàn luận một số lí thuyết liên quan tới quyền lực (power), sự thống trị (domination) và phản kháng (resistance)(9). Ông ñã cung cấp một bối cảnh rộng cho việc xem xét quá trình mà những nhóm ít có quyền lực về kinh tế xã hội cũng như văn hóa ñã phản kháng lại quá trình thống trị ñối với việc khai thác lao ñộng như thế nào. Trong nghiên cứu của mình, ông tập trung chỉ ra sự phân cực sai lầm giữa phản kháng và tồn tại và nhấn mạnh vào những ñộng thái, mối liên hệ và các chiều cạnh tương tác của những vấn ñề chính trị gây tranh cãi và những xung ñột liên quan tới việc khai thác lao ñộng ñối với người nông dân. Mặc dù sau này, nhiều nhà nghiên cứu thực hiện ở ñịa bàn khảo sát khác và quan tâm tới những vấn ñề nghiên cứu khác, song nhiều người vẫn sử dụng thuật ngữ và những luận ñiểm lí thuyết của ông không chỉ vì sắc thái dân tộc học thể hiện rõ trong những tranh luận của ông rằng sự phản kháng của nhóm xã hội yếu thế là rất ñáng xem xét và những “vũ khí” ñược họ sử dụng ñã tạo ra sức mạnh như thế nào trong việc sắp xếp lại tương quan quyền lực trong sự thống trị mà còn bởi sự ña nghĩa và tính ứng dụng cao của những thuật ngữ

“vũ khí của kẻ yếu” hay “nghệ thuật của sự phản kháng”,… Với các bạn trẻ, trong cuộc

sống hằng ngày, những ràng buộc về thể chế, về quyền lực, về vị thế xã hội, về chuẩn mực ñạo ñức, về các hình thức trách nhiệm,… khiến các bạn ấy khó có thể thoải mái bộc lộ suy nghĩ, hành ñộng, cá tính của mình hoặc phản ứng lại với những ñiều không hài lòng. Không gian rộng mở, ẩn danh và ñược họ xem là an toàn của Internet ñã giúp họ thoát khỏi những ràng buộc trên ñể bộc lộ những suy nghĩ thật, ñể thể hiện ñúng tính cách thật của họ và giúp họ có ñược “vũ khí” ñể phản ứng lại với những ñiều mà họ không thể phản ứng ñược trong thực tế cuộc sống. Ví dụ trong vai trò là học sinh, sinh viên, họ không thể nào tỏ thái ñộ coi thường hoặc nói xấu các thày cô giáo; Trong vai trò là nhân viên ñi làm, họ không thể nói xấu hoặc tranh luận với lãnh ñạo một cách gay gắt; Trong vai trò là con, họ không thể cãi lại bố mẹ, không nghe lời bố mẹ,… và vô số những mối quan hệ quyền lực ràng buộc khác trong thực tế như: khi ñi xin việc dù khó chịu cũng khó dám phản ứng gì với nhân viên tiếp nhận hồ sơ, khi ñi thi không thể tỏ thái ñộ khó chịu với giám thị,… tất cả những sự chênh lệch quyền lực tùy theo từng bối cảnh như vậy ñã khiến cho không phải khi nào các bạn trẻ cũng có thể phản ứng và thể hiện rõ thái ñộ, suy nghĩ của mình. Tuy nhiên, sự chênh lệch quyền lực ñó phần nào ñược sắp xếp lại khi các bạn trẻ dùng không gian của Internet ñể phản ứng lại và bộc lộ thoải mái những suy nghĩ thật của mình. Ví như trong không gian mạng, trong phạm vi các nhóm hoặc giữa các cá nhân, họ có thể nói xấu thày cô giáo, tỏ thái ñộ coi thường với lãnh ñạo, chỉ trích giám thị, phản ứng lại sự áp ñặt của bố mẹ,… và khi ñó, họ không cần giấu giếm thái ñộ và suy nghĩ của mình nữa mà “xả hết ra cho bõ tức” (lời một bạn nữ, 19 tuổi, Hà Nội). Khi có một không gian

(9)

khác ñể thể hiện nét tính cách và những phản ứng của mình, có một diễn ñàn khác ñể nói lên những ñiều thực sự muốn nói, có một cộng ñồng khác lắng nghe và chia sẻ với mình, các bạn trẻ có thể sống ñúng là mình hơn và có ñược cảm giác tự tin hơn, thoải mái hơn khi dàn xếp lại sự chênh lệch quyền lực vốn ñã xảy ra trong cuộc sống thực sự. Như vậy, không gian ñược xem là ảo của Internet lại giúp các bạn trẻ có ñược thứ vũ khí vô cùng quan trọng ñể phản kháng lại với nhiều vấn ñề họ gặp trong cuộc sống, giúp họ sống thật, thể hiện bản thân thật mà không phải “diễn” như trong nhiều bối cảnh thực tế của cuộc sống.

Theo dõi không ít những phản kháng của các bạn trẻ thể hiện trên mạng, chúng tôi nhận thấy dù những hình thức phản kháng này trên mạng ñược xem là không chính thống, là không trực diện, thậm chí là không ñáng quan tâm, song những ñiều này cũng ñã tạo ra những tác ñộng xã hội nhất ñịnh, có những hình thức phản kháng ñã nhanh chóng lan truyền và trở thành trào lưu trong cộng ñồng mạng. Ví dụ như việc nói xấu thày cô giáo, chỉ trích việc học tập ở trường, chỉ trích những người nhà quê, phản ứng với bố mẹ,…

Như vậy, rõ ràng là không thể không quan tâm tới những ñiều mà giới trẻ thể hiện trên mạng vì họ ñã thể hiện thật, sống thật trong không gian ảo của Internet, dùng không gian ảo ñể phản kháng lại nhiều ñiều trong cuộc sống thật. Không gian ảo giúp họ có ñược

“vũ khí” ñể phản kháng cũng như cho phép họ thể hiện sự phản kháng một cách “nghệ thuật”. Chúng tôi không bàn ñến việc giới trẻ có cuộc sống khác trong không gian mạng và dùng không gian mạng ñể tạo “vũ khí” phản kháng là tốt hay không tốt, là tích cực hay hạn chế hay cả hai mà chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh một chiều cạnh khác rằng chính

không gian thoáng ñạt của Internet ñã mở rộng thêm cho giới trẻ không gian ñể thể hiện bản thân, bộc lộ bản sắc cá nhân, bản sắc nhóm, thể hiện thái ñộ phản kháng với những vấn ñề họ quan tâm, bức xúc nhưng lại không thể bày tỏ ñược trong cuộc sống thực tế.

Rõ ràng không gian mạng ñã mở ra thêm “cuộc sống” mới, thêm không gian thể hiện bản sắc mới cho giới trẻ và ñiều này càng trở nên ý nghĩa ñối với một số nhóm xã hội bị kì thị, ví dụ như nhóm ñồng tính, nhóm mang bệnh HIV, và rất nhiều các nhóm xã hội ñược xem là thiệt thòi khác.

Với nhóm ñồng tính, hiện nay có rất nhiều các trang mạng, các diễn ñàn dành riêng cho những người này, nổi bật như:

www.taoxanh.net (dành cho ñồng tính nam), www.tinhyeutraiviet.com (dành cho ñồng tính nam), www.pflag.vn hay www.hieuvecon.vn (dành cho ñồng tính nam, ñồng tính nữ, lưỡng giới và chuyển giới), www.thegioithu3.vn (dành cho ñồng tính nam và nữ), www.thegioikhac.com (dành cho ñồng tính nữ),… Ghé thăm các trang mạng và các diễn ñàn này, chúng ta sẽ ñược nghe rất nhiều tâm sự của các bạn trẻ ñồng tính nói về việc họ ñã không dám công khai giới tính của mình với gia ñình và xã hội vì họ biết là họ chưa ñược chấp nhận, vì ñiều ñó sẽ ảnh hưởng ñến công việc và cuộc sống của họ, họ thường cảm thấy cô ñơn, lạc lõng giữa dòng ñời. Có bạn ñã từng nghĩ tới những cách làm tiêu cực như bỏ nhà ñi thật xa, giả vờ như mình không phải là người ñồng tính, sống tự kỉ, thậm chí có bạn ñã nghĩ tới cái chết,… Tuy nhiên từ ngày có Internet, có các diễn ñàn trực tuyến dành riêng cho người ñồng tính, cuộc sống của họ thay ñổi. Họ có ñược thế giới riêng ñể công khai giới tính của mình, họ ñược thoải mái tâm sự, sẻ chia với những

(10)

người cùng cảnh ngộ hoặc không cùng cảnh ngộ nhưng hiểu họ, không kì thị với họ.

Điều ñó giúp họ có những sự kết nối mạng lưới bạn bè với những người như họ hoặc ủng hộ họ, quan tâm tới họ khiến họ tự tin hơn, vượt lên chính mình ñể hòa nhập thoải mái hơn với xã hội. Từ việc tự tin hơn (hay nói như một bạn nam ñồng tính 22 tuổi ở Hà Nội là “tìm lại ñược niềm vui và niềm tin cho cuộc sống”), trong các mạng xã hội và diễn ñàn như vậy, dần dần những nhóm xã hội này có ñược sự tự tin hơn và mạng lưới xã hội tốt hơn trong cuộc sống thực. Với tư cách là một thành viên trong cộng ñồng mạng nói chung và trong các diễn ñàn riêng của họ nói riêng, những người ñồng tính có ñược sự bình ñẳng khi giao tiếp và kết bạn với tất cả các thành viên khác trên mạng và gia tăng cơ hội mở rộng mạng lưới của họ.

Ngoài ra, với một không gian chia sẻ phi giới tuyến như không gian của Internet, các bạn ñồng tính có thể thoải mái thể hiện mình, thể hiện tài năng ña dạng của họ, thể hiện tình yêu ñôi lứa và cả tình yêu ñối với quê hương ñất nước, trách nhiệm ñối với xã hội,… “ñiều quan trọng nhất khi tham gia diễn ñàn là ñược sống thật với mình” (tâm sự của một bạn nam ñồng tính trên diễn ñàn taoxanh) mà không phải “sống giả” che giấu giới tính thật của họ ngoài ñời. Điều này có nghĩa là không gian Internet thực sự tạo ra không gian hợp lí ñể những người ñồng tính, lưỡng tính, chuyển giới thể hiện bản sắc cá nhân hay bản sắc nhóm của họ, ñể họ sống thật với bản thân.

Chính vì những ñiều ñó mà hiện nay các trang mạng dành cho những người ñồng tính ngày càng thu hút ñông ñảo các thành viên tham gia, ví như diễn ñàn www.taoxanh.net có 69.698 thành viên, www.tinhyeutraiviet.com có 69.576 thành viên, www.thegioithu3.vn có 112.583 thành viên, www.thegioikhac.com có

77.802 thành viên(10). Với sự xuất hiện của các trang mạng, diễn ñàn này cùng sự tham gia tích cực của các thành viên ñã tạo nên một cộng ñồng những người ñồng tính có tiếng nói trong xã hội, họ chia sẻ và kết nối với nhau, cùng nhau thể hiện bản sắc của mình và làm cho xã hội thay ñổi cái nhìn về họ. Như vậy, rõ ràng không gian Internet ñã tạo ra không gian kết nối, không gian bản sắc giúp họ có thêm cuộc sống mới, trải nghiệm mới và những sự tự tin ñể vươn lên.

Mặc dù chưa có ñiều kiện tìm hiểu về các nhóm xã hội bị thiệt thòi khác, song qua trường hợp của nhóm ñồng tính, chúng ta cũng có thể phần nào thấy ñược rằng không gian Internet ñã trở thành không gian chia sẻ, không gian thể hiện giúp cho các nhóm xã hội bị thiệt thòi có thể tìm ñến ñể lấy lại ñược sự tự tin, thoải mái ñể sống ñúng với bản thân họ, ñiều mà trong cuộc sống thực tại họ không hoặc khó có ñược.

Có thể thấy, mỗi bạn trẻ sử dụng Internet sẽ có những trải nghiệm và nhìn nhận khác nhau về không gian Internet, song có nhiều minh chứng thực tế chỉ ra rằng không gian Internet ñã mở rộng, gia tăng sự kết nối và thể hiện bản sắc ña chiều của các bạn trẻ. Như vậy, có thể coi không gian Internet là một không gian văn hóa và như thế, khái niệm về không gian văn hóa ñã ñược mở rộng. Chúng ta vẫn nói tới không gian văn hóa trong các chiều giới hạn của vùng, miền, quốc gia, khu vực, ví như không gian văn hóa làng hay không gian văn hóa Hà Nội, không gian văn hóa xứ Đoài,… nhưng hiện nay, khái niệm này ñã ñược mở rộng ra, thêm một dạng thức không gian nữa là không gian văn hóa mạng - một không gian phi giới tuyến với những sự kết nối và thể hiện ña chiều.(*)

N.T.P.C

(11)

CHÚ THÍCH

(*) Rút từ ñề tài cấp bộ Mt s vn ñề v văn hóa mạng hiện nay (Internet: mạng lưới xã hội và sự thể hiện bản sắc), ñã nghiệm thu, tháng 1 năm 2013.

(1) Xem bài viết tại

http://vtv.vn/Article/Get/Vai-tro-cua-Internet-tai- Viet-Nam----4aa1f4fda1.html

(2) Xem bài viết tại

http://genk.vn/c211n2012060203088380/viet- nam-co-308-trieu-nguoi-dung-internet-trong-quy- i.chn

(3) http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010- 05-12-truyen-thong-hien-dai-lam-mat-di-nhung- tinh-ban-dep-

(4) Howard Rheingold (2000), The Virtual Community: Homesteading on the Electronic Frontier, Paperback.

(5) Croteau and Hoynes (2003) Media Society: Industries, Images and Audiences (third edition) Pine Forge Press: Thousand Oakes.

(6)

http://vanchuongplusvn.blogspot.com/2012/01/jor ge-mario-pedro-vargas-llosa-nobel.html

(7) Bài viết “Nền văn hóa của tự do”, http://vanhoanghean.vn/nhung-goc-nhin-van- hoa/goc-nhin-van-hoa/4158-nen-van-hoa-cua-tu- do.html

(8) Như chú thích 6

(9) Ba công trình tiêu biểu cho những bàn luận này của James Scott là: Moral Economy of the Peasant: Rebellion and Subsistence in Southeast Asia.New Haven: Yale University Press, 1977; Weapons of the Weak: Everyday Forms of Peasant Resistance. New Haven: Yale University Press, 1985; Domination and the Arts of Resistance: Hidden Transcripts. New Haven:

Yale University Press, 1990.

(10) Số liệu này xuất hiện trên trang chủ của từng diễn ñàn và ñược chúng tôi cập nhật ngày 16/11/2012.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Thanh Bình (2008), Truyền thông ñại chúng và phát triển xã hội, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Bùi Hoài Sơn (2008), Phương tiện truyền thông và những thay ñổi văn hóa xã hội ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

3. Croteau and Hoynes (2003) Media Society: Industries, Images and Audiences (third edition) Pine Forge Press: Thousand Oakes.

4. Dominique Wolton (2006), Toàn cầu hóa văn hóa, Nxb. Thế giới, Hà Nội (Đinh Thủy Anh, Ngô Hữu Long dịch từ nguyên bản tiếng Pháp xuất bản năm 2003).

5. Daniel Miller and Don Slater (2001), The Internet: An Ethnographic Approach, Berg Publishers, first edition edition.

6. David Porter (1997), Internet Culture, Routledge Publisher.

7. Đỗ Nam Liên chủ biên (2005), Văn hóa nghe nhìn & giới trẻ, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

8. Lisa Nakamura (2002), Cybertypes: race, ethnicity, and identity on the Internet, Routledge Publisher.

9. Lương Văn Hy, Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp, Phan Thị Yến Tuyết biên tập (2010), Kỉ yếu Hội thảo Hiện ñại và ñộng thái của truyền thống ở Việt Nam: Những cách tiếp cận nhân học, Nxb.

Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2 tập.

10. James Scott (1977), Moral Economy of the Peasant: Rebellion and Subsistence in Southeast Asia.New Haven: Yale University Press.

11. James Scott (1985), Weapons of the Weak: Everyday Forms of Peasant Resistance.

New Haven: Yale University Press.

12. James Scott (1990), Domination and the Arts of Resistance: Hidden Transcripts. New Haven: Yale University Press.

13. Rob Shields (1996), Cultures of the Internet: Virtual Spaces, Real Histories, Living Bodies, Sage Publications Ltd.

14. Sherry Turkle (1995), Life on the screen: identity in the age of the Internet, New York:

Simon & Schuster.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan