• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
19
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 16 TÊN CHỦ ĐỀ LỚN:

Thời gian thực hiện: 4 tuần Tên chủ đề nhánh: Động vật sống trong rừng Thời gian thực hiện từ: 24/ 12 /2018 A. TỔ CHỨC CÁC

HOẠT ĐỘNG

NÔI DUNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ ĐÓN

TRẺ -

THỂ DỤC SÁNG

1.Đón trẻ

- Cô đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân vào đúng nơi quy định.

.

2.Điểm danh

3.Trò chuyện

- Trò chuyện với trẻ về các con vật sống trong rừng, giáo dục trẻ.

4.Thể dục buổi sáng

- Cô đón trẻ đúng giờ.

- Tạo niềm tin ở trẻ khi đến lớp với cô.

- Trẻ biết chào hỏi lễ phép với mọi người. Biết cất đồ dùng đúng nơi quy định.

-Cô biết được số trẻ đến lớp,báo ăn đầy đủ.

-Trẻ biết quan tâm đến các bạn trong lớp.

-Qua hình ảnh trẻ nhận biết được các con vật quen thuộc giúp trẻ biết về lợi ích của các loài vật đối với đời sống con người.

-Biết lợi ích của việc luyện tập thể dục.

- Trẻ biết tập đúng các động tác. Rèn luyện sự khéo léo, dẻo dai, phát triển thể lực cho trẻ.

- Trẻ có ý thức tập thể dục

-Trường lớp sạch sẽ.

-Trang phục của cô gọn gàng

-Sổ điểm danh

- Tranh ảnh về chủ đề

- Câu hỏi đàm thoại

-Nhạc,các động tác thể dục

(2)

THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT

Từ ngày 17/12/2018 đến 11/01 năm 2019 Số tuần thực hiện :01 tuần

đến ngày : 28 /12 / 2018

HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1.Đón trẻ.

- Đón trẻ tận tay phụ huynh, thái độ ân cần.

- Cô nhắc trẻ chào cô giáo, bố mẹ, các bạn.

- Nhắc trẻ cấtđồ dùng cá nhân.

- Trao đổi với phụ huynh xem tình trạng sức khỏe của trẻ như thế nào?có hay bị ho khi thay đổi thời tiết không?

Trẻ ăn uống như thế nào khi về nhà….

2 .Điểm danh:

-Cô gọi tên từng trẻ 3. Trò chuyện

- Cho trẻ ngồi theo hàng xem đĩa về các loài vật:

+ Con biết những loài vật nào sống trong rừng?

+ Chúng ăn thức ăn gì?

+Chúng di chuyển bằng cách nào?

-Giáo dục trẻ phải biết bảo vệ rừng nơi sinh sống của các loài vật.

3.Thể dục sáng.

* Khởi động:

- Cho trẻ hát và vận động theo bài : Con heo đất,dồn hàng xếp đội hình 3 hàng ngang dãn cách nhau một sải tay.

* Trọng động:

- Cho trẻ tập các động tác.

+ Hô hấp: Gà gáy + Tay: Xoay bả vai.

+ Chân: Ngồi nâng 2 chân

+ Bụng: Đứng cúi gập người về phía trước.

+ Bật: Bật tiến về phía trước

* Hồi tĩnh:

-Cho trẻ chơi TC: Chim bay cò bay

cô, chào bố mẹ,

- cất đồ dùng vào nơi quy định.

- Trò chuyện cùng cô.

-Trẻ đứng lên dạ cô.

-Trẻ kể những con vật trẻ biết và những hiểu biết của trẻ về các con vật.

(3)

HOẠT

ĐỘNG NỌI DUNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

HOẠT ĐỘNG NGOÀI

TRỜI

1.Hoạt động có chủ đích.

-Quan sát mô hình các con vật sống trong rừng.

- Quan sát thời tiết

2.Trò chơi vận động - Trò chơi:Cáo và thỏ + Sói và dê

+ Rồng rắn lên mây.

3.Chơi tự do

- Chơi với cát nước.

-Rèn luyện kỹ năng quan sát so sánh,phân biệt.Trẻ nêu lên được những gì mình quan sát được bằng ngôn từ rõ ràng.

- Biết được tên gọi đặc điểm của 1 số con vật sống trong rừng như:

Cách di chuyển,thức ăn của chúng

Trẻ biết được sự thay đổi của thời tiết trong ngày,biết được sự ảnh hưởng của thời tiết đối với sức khỏe,biết mặc quần áo phù hợp với thời tiết.

Trẻ biết được cách chơi, luật chơi và hứng thú khi chơi trò chơi.

-Rèn luyện sự nhanh nhẹn khéo léo ở trẻ.Phát huy tinh thần đoàn kết,sự hợp tác nhóm.

- Trẻ biết đoàn kết phối hợp nhịp nhàng với bạn trong khi chơi -Trẻ biết cách chơi ,phát triển thể lực,sự nhanh nhẹn cho trẻ.

- Rèn luyện cách phát âm khi đọc đồng dao.

-Biết phối hợp cùng các bạn trong quá trình chơi.Biết giữ an toàn trong khi chơi

- Trẻ biết được lợi ích của cát,nước .

-Mũ,dép cho trẻ.

- Địa điểm quan sát.

- Mô hình các con vật sống trong rừng

-Mũ cáo và thỏ.

-Mũ sói và mũ dê.

Vẽ các vòng tròn làm chuồng dê

Bể chơi với cát,nước,các đồ vật để làm hình các con vật trên cát.

(4)

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1.Hoạt động có mục đích

-Cho trẻ đi ra ngoài hít thở không khí trong lành kết hợp với bài hát “ Chú voi con ở bản đôn”

-Cho trẻ xem mô hình về các loài vật.

+Con biết những loài vật nào? Các con kể tên một số động vật sống trong rừng mà con biết?

+Các loài vật nào hiền lành,loài vật nào hung dữ?

+Làm thế nào để bảo vệ các loài vật?

-Giáo dục trẻ biết bảo vệ cây xanh, tuyên truyền với người thân bảo vệ các loài vật.

-Quan sát thời tiết.

+ Con thấy thời tiết hôm nay như thế nào?( rét hay ấm) + Khi trời rét phải làm như thế nào để giữ ấm cho cơ thể?

-Giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh cơ thể,phải mặc quần áo ấm,đội mũ,đeo tất và gang tay khi trời rét.

2.Trò chơi vận động.

*TC:Cáo và thỏ

Cách chơi: Một bạn đóng vai cáo còn lại đóng vai thỏ. Các chú thỏ đi chơi và cùng đọc

“Trên bài cỏ, Chú thỏ con ,Tìm rau ăn,Rất vui vẻ. Thỏ nhớ nhé, Có Cáo gian Đang rình đấy, Thỏ nhớ nhé Kẻo Cáo gian ,Tha đi mất”

- Luật chơi:Khi thấy cáo xuất hiện các chú thỏ phải chạy nhanh về chuồng,con thỏ nào chạy chậm bị cáo bắt phải ra ngoài một lượt chơi.

*Trò chơi:Sói và dê

- Cách chơi: Một bạn đóng làm sói các bạn còn lại đóng vai dê.Các con dê đi kiếm ăn miệng kêu “be be” khi thấy sói xuất hiện các con dê phải chạy nhanh về chuồng.- Luật chơi: Con dê nào bị bắt phải sói.

* TC: “Rồng rắn lên mây”

- Cách chơi: Một trẻ làm thầy thuốc, trẻ còn lại thì nối đuôi nhau làm rắn…

- Cô tổ chức cho trẻ chơi.

- Cô bao quát quá trình chơi của trẻ.

Hướng dẫn trẻ chơi:

- Cô tổ chức cho trẻ chơi.

3.Chơi tự do

- Cô gợi ý trò chuyện với trẻ về các con vật sống trong rừng mà trẻ biết sau đó cho trẻ dùng các con vật bằng nhựa,các vỏ hộp để úp hình hoặc vẽ hình các con vật trên cát.

-Trẻ quan sát và kể tên những con vật trẻ biết.

- Trẻ nêu cảm nhận về thời tiết.

-Phải mặc quần áo ấm.

- Lắng nghe

- Trẻ chơi

(5)

HOẠT

ĐỘNG NỘI DUNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

HOẠT ĐỘNG GÓC

1.Góc phân vai

- Đóng vai gia đình đi thăm vườn bách thú.

- Bác sĩ thú y

2.Góc xây dựng

-Xây dựng vườn bách thú -Ghép hình các con vật 3.Góc nghệ thuật

Tô màu vẽ nặn,xé dán các con vật sống trong rừng.

- Biểu diễn các bài hát về các con vật sống trong rừng.

4.Góc sách:

Xem sách tranh ,làm sách về các con vật sống trong rừng.

- Xem tranh ảnh,kể chuyện về các con vật sống trong rừng.

.

5.Góc khoa học.

- Chơi tranh lô tô phân loại các con vật.

- Biết thể hiện vai chơi.

- Biết cách trang trí nhà cho đẹp.Rèn luyện cho trẻ tính ngăn nắp gọn gàng.

- Mở rộng sự giao tiếp cho trẻ. Biết công việc của người bác sĩ thú y

- Rèn luyện kỹ năng xây dựng lắp ghép.Biết sắp xếp phân bổ các khu vực cho hợp lý khoa học.Biết bảo quản các sản phẩm làm ra - Trẻ biết tô màu hoặc cắt dán vẽ các con vật quen thuộc.

- Rèn tính kiên trì,sự khéo kéo của trẻ.Phát triển trí tưởng tượng ,khả năng tạo hình cho trẻ.

-Trẻ thuộc các bài hát,biểu diễn tự nhiên,thể hiện được tình cảm yêu quý các loài vật.

-Nhận biết được 1 số hình ảnh trong tranh,lựa chọn được những tranh ảnh phù hợp với chủ đề

- Phân loại được các con vật thông qua đặc điểm như thức ăn giống nhau,nhóm con vật hiền lành,nhóm con vật hung dữ.

-Mô hình vườn thú

Dụng cụ y tế,,Các loại thuốc thú y.

Các con vật.

Bộ lắp ghép, các khối hình…các con vật bằng nhựa.

- Giấy màu,hồ dán.Giấy vẽ,màu,

-Dụng cụ âm nhạc.

- Mũ các con vật sống trong rừng.

Tranh ảnh, sách báo cũ, kéo hồ dán, giấy màu

- Tranh lô tô các loài vật sống trong rừng

(6)

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1.Thỏa thuận chơi

- Hỏi trẻ: các con đang học chủ đề gì? Lớp mình có những góc chơi gì?

-Cô giới thiệu góc chơi,đồ dùng chuẩn bị để trẻ chơi.

Các con thích góc chơi ở góc nào thì hãy về góc chơi đó nhé.

2. Quá trình chơi

* Góc đóng vai:

- Cho trẻ phân vai bố mẹ đưa con đi thăm vườn bách thú.Nêu lên đặc điểm của một số con vật như: voi,gấu,khỉ,hươu….

+Bác bán cho tôi thuốc tẩy giun cho lợn?

+Bác sĩ khám giúp con mèo nhà tôi bị ốm rồi?

* Góc xây dựng: -

Các bác đang xây công trình gì thế?

+Bác cần những nguyên liệu gì để xây?

+Bác sẽ nhốt những con vật gì?

+ Bác ghép hình con vật gì?

* Góc nghệ thuật:

+Con sẽ làm gì từ giấy màu này?

+Con thích những loài vật nào?

+Con sẽ vẽ con vật gì? Con vật đó có đặc điểm gì?

- Gợi ý trẻ hát múa các bài hát về các con vật.

* Góc sách: +Con nhìn thấy những gì trong tranh này?

+ Con thích hình ảnh nào nhất?

+ Con sẽ làm gì từ sách báo này?

- Cô gợi ý cho trẻ lựa chọn tranh trong sách báo cũ,cắt những tranh phù hợp với chủ đề kẹp lại làm thành sách của lớp và kể chuyện theo tranh trẻ làm được.

* Góc khoa học:

- Con nhận biết được tên các con vật nào trong tranh lô tô này.

- Con biết những loài vật nào hiền lành,con nào hung dữ,thức ăn của chúng là gì?.

3.Kết thúc quá trình chơi

- Cho trẻ tham quan nhận xét sản phẩm ở các góc chơi.

- Gợi hỏi xem trẻ có ý tưởng gì,sẽ làm gì khi được chơi tiếp ở các góc.Khuyến kích trẻ hôm sau chơi sẽ cố gắng sáng tạo nhiều hơn.

-Thưa cô có góc phân vai, góc nghệ thuật,xây dựng, khoa học và góc sách

-Được bác chờ tôi 1 lúc.

- Mèo nhà bác bị ốm tôi sẽ bán thuốc bác về nhà cho mèo uống nhé.

- Tôi xây vườn bách thú.

- Tôi cần gạch,hàng rào và các thú .

- Tôi nhốt hổ,gấu voi….

- Tôi ghép con công.

- Con cắt con lợn và con gà

-Con thích nhất con voi,con gấu.

-Trẻ hát múa kết hợp với dụng cụ âm nhạc

- Làm sách

- Phân loại tranh lô tô

(7)

- Yêu cầu trẻ dọn đồ chơi

HOẠT ĐỘNG

NỌI DUNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

HOẠT ĐỘNG

ĂN

1.Trước khi ăn

2.Trong khi ăn 3. Sau khi ăn

-Trẻ biết rửa tay,rửa mặt sạch sẽ,đúng cách.

Biết tiết kiệm nước khi rửa tay.Nhận đúng khăn mặt của mình.

-Ăn hết xuất của mình.không làm rơi vãi thức ăn.

- Nước,xà phòng, khăn mặt.

-Bát,thìa, đĩa đựng cơm.

khăn lau tay

- Khăn lau tay,lau mặt,nước uống

HOẠT ĐỘNG

NGỦ

1.Trước khi ngủ 2.Trong khi ngủ 3.Sau khi ngủ

-Trẻ biết lấy đồ dùng cá nhân của mình,nằm đúng chỗ của mình.

-Nằm ngủ đúng tư thế,không nói chuyện trong giờ ngủ.

- Trẻ thoải mái ,linh hoạt sau khi ngủ dậy.- Biết quý trọng không lãng phí đồ ăn

-Phòng ngủ thoáng sạch,chăn gối cho trẻ.

-Khăn mặt,quà chiều

CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO

Ý THÍCH

1.Ôn nội dung bài học buổi sáng - Trò chuyện xem tranh ảnh về chủ đề - Ôn lại các bài thơ, bài hát, câu chuyện đã học.

2.Chơi theo ý thích -Chơi trong các góc theo ý thích, sắp xếp đồ chơi gọn gàng.

3.Nêu gương

- Biểu diễn văn nghệ - Nhận xét nêu gương, thưởng cờ cuối ngày, thưởng bé ngoan cuối tuần.

-- Trẻ hiểu và cảm nhận được nội dung chuyện,thơ ,bài hát nói về các con vật sống trong rừng.

- Phát huy trí tưởng tượng,sự liên tưởng của trẻ về các con vật thông qua các đặc điểm được miêu tả qua các câu đố

- Giáo dục trẻ biết đoàn kêt trong khi chơi.

-Trẻ biết cách chơi các trò chơi tập thể.

- Rèn cho trẻ tính ngăn nắp gọn gàng

- Trẻ thuộc các bài hát,biểu diễn tự nhiên.

- Biết tự nhận xét mình và bạn

- Nội dung các bài thơ,câu chuyện bài hát về chủ đề.

- Câu đố về con voi,khỉ,gấu,thỏ,hổ, Nhím

- Đồ chơi trong các góc.

-Khăn lau,dụng cụ vệ sinh.

Đàn,nhạc,

dụng cụ âm nhạc Bảng bé ngoan, cờ, bé ngoan

(8)

TRẢ

TRẺ -VS cá nhân trẻ trước khi ra về - Trẻ lấy DDCN đúng nơi quy định - Biết lễ phép chào cô, các bạn khi về.

-Trả trẻ đúng phụ huynh.

- Đầy đủ đồ dùng cá nhân của trẻ.

- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1.Trước khi ăn:

- Hướng dẫn trẻ xếp hàng thành từng tổ lần lượt đi rửa tay:

-Hướng dẫn trẻ lấy khăn rửa mặt theo trình tự : Rửa mắt,má,trán,rửa mũi,miệng

2.Trong khi ăn

- Cô chia cơm cho trẻ,giới thiệu các món ăn,các chất dinh dưỡng có trong bữa ăn

3.Sau khi ăn.

Hướng dẫn trẻ uống nước,làm vệ sinh cá nhân,và ngồi chơi tại chỗ

- Trẻ đi rửa tay.

- Trẻ rửa mặt

- Tổ trưởng chia cơm cho nhóm mình.

- Mời cô mời bạn ăn cơm 1.Trước khi ngủ:

-Cô cho trẻ nghe những bài hát dân ca để trẻ ngủ 2.Trong khi ngủ- Cô kiểm tra sự an toàn trong phòng ngủ,sửa tư thế nằm cho trẻ.

3.Sau khi ngủ.:Cho trẻ dậy vận động nhẹ nhàng một số động tác và ngồi vào bàn ăn quà chiều

Vận động nhẹ nhàng và ăn quà

1.Ôn tập: -Cho trẻ cùng đọc ôn lại các bài thơ,bài hát.

-Mời cá nhân trẻ đọc lại các bài thơ.

-Cô đố: +Con gì nhảy nhót leo trèo, mình đầy lông lá nhăn nheo làm trò(con khỉ)

+Con gì đuôi ngắn tai dài,mắt hồng lông mượt có tài nhảy nhanh( Con thỏ)

2.Chơi theo ý thích.

-Cô gợi ý trẻ tự nhận góc chơi mình thích

-Hướng dẫn trẻ xếp đồ chơi gọn gàng sau khi chơi,lau chùi các giá góc

3.Nêu gương:

- Cô gợi ý để trẻ chọn bài hát phù hợp với chủ đề.

- Nhận xét nêu gương:

- Hỏi trẻ những tiêu chuẩn nào đạt để được bé ngoan.

- Cho trẻ nêu các tiêu chuẩn bé ngoan.

- Cho trẻ tự nhận xét về mình, về bạn.

- Cắm cờ bé ngoan.

- Phát bé ngoan cuối tuần

- Trẻ đọc thơ - Giải câu đố

- Trẻ chơi theo ý thích

-Tiêu chuẩn bé căm,bé sạch,bé ngoan.

- Trẻ nhận xét

- trẻ chào cô chào bố mẹ…

(9)

4.Trả trẻ:

- Cô cho trẻ làm vệ sinh cá nhân - Mời trẻ lấy đồ dùng cá nhân

- Trả trẻ nhắc trẻ chào cô chào bố mẹ và mọi người xung quanh

B. HOẠT ĐỘNG HỌC

Thứ 2 ngày 24 tháng 12 năm 2018

TÊN HOẠT ĐỘNG: Thể dục: Chạy vượt qua chướng ngại vật.

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ: Hát:Chú voi con ở bản Đôn

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức: - Trẻ biết “Chạy vượt qua chướng ngại vật.”

- Biết chơi trò chơi. Biết tập đều và đẹp bài tập phát triển chung…

2. Kỹ năng

- Phát triển tính tập trung và chú ý.

- Rèn khả năng nhanh nhẹn và khéo léo 3. Tháiđộ

- Giáo dục trẻ có tinh thần tập thể,biết lắng nghe và chú ý trong giờ học.

- Giáo dục ý thức biết tuân theo hiệu lệnh.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng của cô: Nhạc: Chú voi con ở bản Đôn, khối hộp, sân tập 2. Đồ dùng của trẻ: trang phục gọn gàng .

3. Địa điểm tổ chức:Ngoài sân

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định

- Bắt nhịp cho trẻ hát: “Chú voi con ở bản Đôn” Trẻ hát

+ Bài hát nói về con gì? - Hát về con voi.

+ Con voi sống ở đâu? - Sống ở trong rừng

+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ loài voi? -Chăm sóc và bảo vệ voi.

2. Giới thiệu bài

Hôm nay cô hướng dẫn các con thực hiện bài tập “Chạy vượt qua chướng ngại vật.”các con học ngoan nhé!

Cô kiểm tra sức khỏe.

3.Hướng dẫn.

*Hoạt động 1: Khởi động

Cho trẻ đi theo lời bài hát “Chú voi con ở Bản Đôn”

-Cho trẻ đi các kiểu chân,đi nhanh đi chậm,đi khom,đi kiễng gót,đi vẫy tay,xếp đội hình 3 hàng ngang quay mặt lên phía cô.

- Khởi động theo hiệu lệnh của cô.

- Xếp đội hình 3 hàng ngang.

* Hoạt động 2: Trọng động:

- Tập bài tập phát triển chung +Tay : Xoay bả vai(NM)

- Tập bài tập PTC

(10)

+ Chân Ngồi nâng 2 chân

+ Bụng: Đứng cúi gập người về phía trước + Bật: Bật tiến về phía trước(NM)

-Mỗi động tác tập 2x 8 nhịp.ĐTNM tập 3x 8nhịp.

-Tập xong xếp làm 2 hàng dọc trước vạch chuẩn.

- Vận động cơ bản: “Chạy vượt qua chướng ngại vật.”

-Bây giờ là lúc các con thể hiện tài năng của mình, để làm được tốt phần thi các con quan sát cô làm mẫu nhé.

- Cô làm mẫu lần 1

- Cô làm mẫu lần 2+ Giải thích: tư thể chuẩn bị đứng chân trước chân sau, người hơi cúi về phía trước hai bàn tay nắm hờ để một tay ra trước một tay sau, mắt nhìn thẳng về phía trước. Khi nghe hiệu lệnh “Một tiếng còi”

cháu chạy liên tục phối hợp tay chân nhịp nhàng khi đến chướng ngại vật cháu chạy cao chân vượt qua khối hộp, chân không chạm khối hộp, chạy đến đích dừng lại cháu đi nhẹ nhàng đứng về cuối hàng.

+ Lần 3: Cô làm mẫu nhấn mạnh kỹ năng (Cháu phải chạy liên tục vượt qua chướng ngại vật không dừng lại khi gặp chướng ngại vật, không chạy tránh chướng ngại vật và không chạm chướng ngại vật)

- Trò chơi vận động: Bắt chước tạo dáng

- Cách chơi: Cô cho trẻ đội mũ có hình các con vật,gợi ý trẻ miêu tả dáng ði của con gấu,voi,khỉ.. cho trẻ ði chõi khi có hiệu lệnh “ Hãy tạo dáng đi,đứng của các con vật”

thì trẻ thích con vật nào thì tạo dáng con vật đó.

- Cô kiểm tra hỏi xem trẻ đã tạo dáng con vật gì?con vật đó sống ở đâu?Chúng ăn thức ăn gì?

- Cho trẻ chơi tạo dáng tự do 2 lần sau đó cô cho trẻ chơi theo yêu cầu: Tổ chim non tạo dáng đi của con gấu Tổ thỏ trắng tạo dáng con khỉ.

Tổ bướm vàng tạo dáng con chim….

-Cô kiểm tra và cho các bạn nhận xét xem các tổ đã làm đúng chưa sau mỗi lượt chơi.

-Luật chơi:Nếu đội nào có bạn làm sai cả tổ cùng hát một bài.

-Lắng nghe - Chơi

* Hoạt động 3: Hồi tĩnh - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 ṿng 4.Củng cố giáo dục:

- Hỏi trẻ hôm nay chúng mình đã tập và chơi những gì?

- Cô giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh

-Trẻ trả lời

5. Kết thúc hoạt động:

- Trẻ hát bài: Chú voi con ở Bản Đôn Trẻ ra chơi.

(11)

* Đánh giá trẻ hàng ngày: ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe , trạng thái cảm xúc thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức, kĩ năng của trẻ)

………

………

………

Thứ 3 ngày 25 tháng 12 năm 2018

TÊN HOẠT ĐỘNG: KPKH: Tìm hiểu về các con vật sống trong rừng

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ:Hát: Đố bạn

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ nhận biết tên gọi,ích lợi và đặc điểm về môi trường sống,vận động của 1 số con vật sống trong rừng.

2. Kỹ năng:

- Phát triển khả năng quan sát,so sánh nhận biết nhanh dấu hiệu đặc trưng của các con vật sống trong rừng.

3. Giáo dục thái độ:

-Trẻ biết những con vật sống trong rừng là những con vật quý hiếm cần được bảo vệ,biết được để bảo vệ các loài vật thì không được phá rừng và bắt thú khi không được phép.

II. CHUẨN BỊ:

1.Đồ dùng của cô:

- Câu đố về các con vật,bài hát:Chú voi con… bài:Đố bạn

- Tranh ảnh voi kéo gỗ, chở khách lội qua suối, người cùng voi, khỉ, gấu làm xiếc.

2. Đồ dùng của trẻ: - Tranh lô tô về các con vật.

3. Địa điểm tổ chức:Trong lớp học.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1.Ổn định tổ chức.

-Cho trẻ hát bài :Đố bạn -Trẻ hát

+ Trong bài hát nói về những con vật gì? - Con voi con gấu + Những con vật đó sống ở đâu? -Sống trong rừng 2. Giới thiệu

-Hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu về các con vật sống trong rừng nhé!

3.Hướng dẫn.

*Hoạt động 1:Quan sát tranh lô tô

- Cho trẻ xem tranh lô tô,mô hình các con vật,kết hợp trao đổi về tên gọi,đặc điểm,hình dáng,môi trường sống của một số con vật sống trong rừng.Sau đó cô và trẻ đàm thoại.

+ Các con đã nhìn thấy các con vật đó bao giờ chưa?

+ Các con nhìn thấy các con vật đó ở đâu? -Trong ti vi,sách báo,vườn thú

+ Con vật nào thường ăn cỏ,lá cây? - Hươu, nai bò rừng..

(12)

+Con vật nào thường ăn hoa quả?

+Con vật nào thường ăn thịt các con thú nhỏ hơn? Khỉ, sóc.

-Hổ,báo +Có 1 con vật thích ăn mật ong đó là con vật nào? Con gấu.

+Con vật nào thích leo trèo dùng 2 chân trước như tay

để hái quả? -Con khỉ

+ Trong các con vật,voi,khỉ ,hổ,gấu …con vật nào hung

dữ nhất? Con hổ.

+ Các con được đi thăm vườn thú chưa?khi tham quan các con vật hung dữ trong vườn thú thì ta phải làm như thế nào?

- Giáo dục trẻ khi được đi thăm vườn bách thú phải đứng xa bên ngoài rào chắn không được thò tay vào chuồng thú.

+ Bạn nào biết gì về con voi hãy kể cho cô và các bạn

nghe? -Trẻ kể theo sự hiểu biết

của trẻ.

+ Ai kể được đặc điểm nổi bật của con gấu? Con hổ,con khỉ,hươu…

*. Hoạt động 2: Nhận biết lợi ích của các con vật.

- Cho trẻ xem tranh voi kéo gố,chở khách du lịch qua suối,và các con vật đang làm xiếc.

+Con vật nào sống trong rừng giúp được người nhiều

việc nhất? - Con voi

+ Những con vật nào được thuần hoá để diễn xiếc? -Con voi,con khỉ - Cô giải thích cho trẻ biết các loài vật sống trong rừng

ngày càng ít đi do săn bắt bừa bãi.Nhà nước đã có quy định về việc bảo vệ các loài thú sống trong rừng

- + Các con biết làm thế nào để bảo vệ các loài vật sống trong rừng?

-Giáo dục cho trẻ biết để bảo vệ các loài vật sống trong rừng là mọi người không được săn bắt bừa bãi,không chặt phá rừng….

-Không được bắt các con vật

*Hoạt động 3 : Luyện tập:

Trò chơi: Đố biết con gì:

Cô đọc câu đố:

+Con gì đội lốt ngộ không

Trèo cây hái quả thần thông chuyền cành?(Con khỉ) +Con gì có cái vòi dài

Tai như chiếc quạt đôi ngà trắng tinh Bốn chân như 4 cột đình

Kéo gỗ rất khoẻ giúp cho mọi người? ( con voi) - Tiếp theo đố về con hổ,sư tử..

Trò chơi: Bắt chước tạo dáng

- Cô và trẻ trò chuyện về dáng đi của voi,gấu khỉ…sau đó cho trẻ nghe và vận động theo bài :Đố bạn

- Khi nhạc kết thúc mỗi trẻ chọn cho mình dáng của một

-Trẻ giải câu đố

-Trẻ cùng chơi.

(13)

con vật nào đó.Sau đó cô hỏi xem trẻ bắt chước con gì?

4.Củng cố giáo dục.

+ Hôm nay các con đã tìm hiểu về các con vật sống ở đâu?Được chơi trò chơi gì?

- Các con vật sống trong rừng

5.Kết thúc.

-Cho trẻ hát bài:Chú voi con ở bản đôn -Trẻ hát

* Đánh giá trẻ hàng ngày: ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe , trạng thái cảm xúc thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức, kĩ năng của trẻ)

………

………

………

Thứ 4 ngày 26 tháng 12 năm 2018

TÊN HOẠT ĐỘNG : LQVCC: Ôn tập chữ i,t,c

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ: Hát: “Chú voi con ở Bản Đôn”

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ tìm được đúng chữ cái i, t, c - Phát âm đúng chữ i,t, c .

2. Kỹ năng:

- Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định của trẻ.

- Củng cố cách phát âm cho trẻ.

3. Thái độ:

- Trẻ yêu thích môn học

- Trẻ biết chăm ngoan, có nền nếp trong giờ học.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng của cô:

- Tranh kèm từ có chứa chữ cái i, t, c - Băng đĩa có các bài hát về chủ đề - 3 ngôi nhà có gắn các thẻ chữ cái i, t, c 2. Đồ dùng của trẻ:

- Mỗi trẻ một bộ thẻ chữ cái i, t, c - Sáp màu

3. Địa điểm tổ chức:

- Lớp học.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức Cô1: Ổn định tổ chức.

- Cho cả lớp hát: “Chú voi con ở Bản Đôn”

- Chúng mình vừa hát bài hát về con gì ? - Con voi sống ở đâu?

- Trẻ hát

(14)

2. Giới thiệu bài

Hôm nay cô hướng dẫn các con ôn tập chữ cái i, t, c các con chú ý nhé!

3. Hướng dẫn

a. Hoạt động 1: Ôn tập nhận biết chữ cái i, t, c

*Cô treo tranh: “Con voi” - Trẻ quan sát

- Cô cho trẻ đọc từ “Con voi”ở dưới tranh - Trẻ đọc - Cô cho trẻ tìm chữ i, t, c và phát âm - Trẻ phát âm - Cô cho cả lớp, tổ, cá nhân phát âm

- Cô hỏi trẻ về cấu tạo của chữ cái i, t, c - Trẻ nhắc lại cấu tạo chữ i, t, c

- Cô chú ý sửa sai cho trẻ

* Hoạt động 2: Luyện tập - TC: Giơ chữ theo hiệu lệnh:

- Cô nói :

+ Tìm chữ i, trẻ tìm chữ i giơ lên và phát âm + Tìm chữ t, trẻ tìm chữ t giơ lên và phát âm + Tìm chữ c, trẻ tìm chữ c giơ lên và phát âm

- Trẻ chơi

-TC: Xếp chữ theo hiệu lệnh của cô.

- Hướng dẫn trẻ cầm hết chữ cái lên tay: - Trẻ nghe và thực hiện + Xếp chữ i sang phía bên trái của mình

+ Xếp chữ c sang phải, + Xếp chữ t ra phía trước

- TC: Khoanh tròn chữ cái theo yêu cầu

- Cô yêu cầu trẻ khoanh tròn chữ i màu đỏ, chữ t màu xanh, chữ c màu vàng. Sau đó đếm số lượng từng chữ cái vừa khoanh được

- Trẻ nghe và thực hiện

- TC: Tìm nhà

+ Cách chơi: Cô có các ngôi nhà có chữ i, t, c. Trẻ đi chơi khi có hiệu lệnh “Tìm nhà” Trẻ chạy về nhà có số nhà theo cô yêu cầu

- Trẻ nghe

- Cô tổ chức cho trẻ thực hiện (2- 3 lần) - Trẻ thực hiện - Cô quan sát, động viên và sửa sai cho trẻ kịp thời

4. Củng cố- giáo dục

- Hôm nay các con đươc ôn tập những chữ cái gì? - Chữ i, t, c - Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường,tìm đọc chữ i, t, c

trong tranh ảnh…

5. Kết thúc hoạt động

- Cô nhận xét và tuyên dương trẻ

- Cô cho trẻ hát vận động theo nhạc bài“Chú voi con ở bản Đôn” và ra ngoài sân chơi.

- Trẻ thực hiện

(15)

* Đánh giá trẻ hàng ngày: ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe , trạng thái cảm xúc thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức, kĩ năng của trẻ)

………

………

………

Thứ 5 ngày 27 tháng 12 năm 2018

TÊN HOẠT ĐỘNG: Toán : Xác định vị trí trên dưới trước sau của bản thân

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ: Hát “Đố bạn”

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết xác định được vị trí trên, dưới, trước, sau của bản thân mình - Trẻ biết cách chơi trò chơi

2. Kỹ năng:

- Trẻ có kỹ năng định hướng trong không gian.

- Phát triển khả năng tư duy, phán đoán của trẻ.

- Phát triển ngôn ngữ, trẻ nói rõ ràng mạch lạc 3. Giáo dục thái độ:

- Trẻ có thái độ nghiêm túc thực hiện các yêu cầu của cô - Trẻ yêu thích hoạt động học tập

II. CHUẨN BỊ:

1.Đồ dùng của cô:

- Gấu bông, mũ thỏ, búp bê - Các con vật, lọ hoa, cây xanh - 3 ngôi nhà để chơi TC

- Đồ dùng xung quanh lớp 2. Đồ dùng của trẻ:

- Gấu bông, mũ thỏ, đồ chơi các con vật - Đường zich zăc

3. Địa điểm tổ chức: Trong lớp học III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định

- Cô cho trẻ hát “Đố bạn”

- Bài hát nói đến những con vật nào?

- Những con vật này sống ở đâu?

-Trẻ thực hiện - Trẻ trả lời 2.Giới thiệu bài:

- Hôm nay cô hướng dẫn các con xác định vị trí trên, dưới trước, sau của bản thân, các con học ngoan nhé!

3. Hướng dẫn

*Hoạt động 1: Ôn xác định phía trái, phía phải của bản thân .

(16)

-Các con cho cô biết phía tay trái của mình có bạn nào?

phía tay phải có những bạn nào?

- Cô cho trẻ tự nhận biết (cô sửa sai kịp thời cho trẻ)

*Hoạt động 2: Dạy trẻ xác định trên - dưới, trước- sau của bản thân

Bây giờ chúng mình sẽ đóng làm các chú thỏ cùng tham gia trò chơi “ Con thỏ làm gì” nhé!

+ Thỏ con, thỏ con - Tai của thỏ ở phía nào?

+ Chân thỏ, chân thỏ - Chân thỏ ở phía nào?

+ Đuôi thỏ, đuôi thỏ - Đuôi thỏ ở phía nào?

+ Thỏ con, thỏ con - Thỏ ăn củ cà rốt

- Củ cà rốt ở phía nào của thỏ?

- Cô cho trẻ thực hiện cùng cô

- Cô cho trẻ lấy rổ đồ chơi và đặt đồ chơi ở các phía của bản thân (mũ thỏ để trên đầu ,gấu bông để dưới chân, búp bê đặt phía trước, các con vật để phía sau lưng)

- Cô cho trẻ thực hiện cùng cô - Cô chú ý sửa sai cho trẻ kịp thời

- Cô cho trẻ phát âm: Trên- dưới, trước- sau

*Hoạt động 3: Luyện tập + Trò chơi 1: Ai nhanh hơn

- Cách chơi: Cô xin mời 2 đội chơi, mỗi đội gồm 5 bạn.

Trước khi tham gia chơi cô xin hỏi các bạn đội 1 và đội 2 các con sẽ trang trí cho ngôi nhà như thế nào? ( Cô mời 2 bạn đội trưởng của 2 đội lên giới thiệu cách xếp các đồ vật cho ngôi nhà).

- Cô thấy ý tưởng của các bạn rất là hay rồi, nhưng các đội hãy giúp cô trang trí thêm cho ngôi nhà của 2 bạn

+ Đội 1: Trồng thêm cho ngôi nhà của bạn gấu ở phía trước một khóm hoa

+ Đội 2: Trồng thêm cho ngôi nhà bạn thỏ ở phía sau một cây dừa. Các đội chú ý nhé khi lên trang trí các con sẽ chạy zich zắc khéo léo qua các ngôi nhà, mỗi lần chỉ được lấy một đồ vật để trang trí, đồ vật trang trí nhầm sẽ không được tính.

- Luật chơi: Thời gian chơi là một bản nhạc. Đội thực hiện đúng sẽ được thưởng một lá cờ, đội chưa thực hiện được sẽ nhảy lò cò 1 vòng.

- Trẻ tham gia chơi- Cô kiểm tra kết quả 2 đội.

+ Trò chơi 2: Về đúng chỗ

- Trẻ thực hiện

- Trẻ bắt chước động tác thỏ con

-Trẻ thực hiện

-Trẻ nghe

-Trẻ thực hiện

(17)

- Bạn thỏ và bạn gấu rất vui và cảm ơn các con đã giúp các bạn trang trí cho ngôi nhà thật đẹp đấy.Các bạn mời chúng mình cùng tham gia TC " Về đúng chỗ" cùng các bạn.

- Cách chơi: Cho trẻ đi vòng tròn và hát bài “ trời nắng trời mưa”. Khi cô nói “ Cốc cốc cốc Ai gọi đó, nếu là thỏ thì đứng phía sau ngôi nhà, nếu là gấu thì đứng phía trước ngôi nhà”....

- Luật chơi: Nếu bạn nào đứng nhầm, chưa đúng vị trí thì sẽ phải nhảy cò lò về đúng phía đó.

- Cô xin mời chúng mình sẽ chọn một nhật vật mà chúng mình yêu thích để tham gia trò chơi nào.

- Cô cho trẻ chơi 1-2 lần.

- Trẻ nghe

- Trẻ chơi

4. Củng cố giáo dục.

Hôm nay các con được học gì? Các con xác định những vị trí nào của bản thân?

-> Cô GD trẻ: Luôn chăm ngoan học giỏi...

- Trẻ trả lời

5.Kết thúc:

Cô và trẻ cùng hát bài “Đố bạn” - Hát

* Đánh giá trẻ hàng ngày: ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe , trạng thái cảm xúc thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức, kĩ năng của trẻ)

………

………

………

………

Thứ 6 ngày 28 tháng 12 năm 2018

TÊN HOẠT ĐỘNG: Tạo hình: Nặn theo ý thích

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ: Hát: Chú voi con ở Bản Đôn

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Biết sử dụng những kỹ năng nặn đã học để nặn theo ý thích dưới sự gợi ý của cô giáo.

2. Kỹ năng:

-Rèn kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay và phát triển trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ.

3. Giáo dục thái độ:

- Giáo dục trẻ hào hứng tạo ra sản phẩm

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng của cô:

- Tranh về chủ đề, Bảng, đất nặn cho trẻ - Nhạc:Đố bạn

2. Đồ dùng của trẻ: Bảng, đất nặn 3. Địa điểm tổ chức: Trong lớp học.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

(18)

1. Ổn định:

- Trẻ hát và vận động bài “Chú voi con ở Bản Đôn ” Chúng mình vừa hát bài hát về những con gì ?

- Đó là những con vật sống ở đâu?

Ngoài ra con còn biết những con vật nào nữa?

2. Giới thiệu: Để lưu lại hình ảnh những con vật này và trưng bày chúng tại lớp mình, các con làm như thế nào?

3. Hướng dẫn:

* Hoạt động 1:Hướng dẫn cách quan sát; khám phá mẫu gợi ý.

Cô đã sử dụng nguyên liệu này để tạo ra các con vật dễ thương đấy. Hãy nhìn xem đó là gì?

- Từ những thỏi đất này cô đã nặn được các con vật rất xinh xắn, những con vật ấy đang chốn trong những chiếc hộp này, các con hãy tạo nhóm và cùng nhau khám phá, tìm hiểu xem cô làm thế nào để tạo thành những con vật đó. Cô đã sử dụng những kĩ năng nào? Sử dụng những nguyên vật liệu gì khác và phối hợp chúng như thế nào để tạo được những con vật đó nhé!

Kết nhóm; kết nhóm.

Kết 8; kết 8.

Cô mời đại diện từng nhóm lên lấy mẫu nặn về cho nhóm mình cùng quan sát

Mời từng nhóm giới thiệu, nói về kĩ năng nặn; Các nguyên vật liệu phối hợi được sử dụng. Các nhóm còn lại lắng nghe và đặt câu hỏi.

Cô nêu các kĩ năng để nặn con vật cô có ( Con gà) – Khái quát lại

* Các con thích nặn những con vật gì?

Trẻ hát, vận động - Tẻ trả lời

Trẻ trả lời theo ý thích

Đất nặn

Trẻ lắng nghe cô hướng dẫn cách quan sát, khám phá.

Nhóm mấy; nhóm mấy Trẻ kết nhóm 8 bạn cùng bàn bạc tìm hiểu theo về màu sắc; kĩ năng nặn…con vật của nhóm mình

Từng nhóm giới thiệu.

Nhóm còn lại nêu câu hỏi theo ý hiểu: Ví dụ:

(19)

- Con nặn như thế nào? (Hỏi 2- 3 trẻ)

- Các con thích nặn một mình hay nặn cùng nhóm bạn cho vui ?

Cô đã chuẩn bị rất nhiều đất nặn các màu và các nguyên vật liệu khác, các con hãy lựa chọn và tạo ra những con vật thật mình thích nhé!

* Hoạt động 2: Trẻ thực hiện

* Cô đi quan sát hướng dẫn trẻ làm

- Đối với trẻ khá : Cô khuyến khích trẻ tạo ra tư thế vận động của các con vật, và phối hợp nhiều chất liệu

- Đối với trẻ yếu : Cô hướng dẫn trẻ cách chia đất để nặn Cho trẻ để các con vật theo nhóm trên sa bàn, quan sát , trao đổi thảo luận

* Hoạt động 3:Trưng bày sản phẩm

* Cho trẻ giới thiệu sản phẩm của mình. Các bạn khác đặt câu hỏi cho bạn. Cho nhóm trẻ đặt tên cho sản phẩm của mình.

- Theo con con sẽ bổ xung như thế nào để sản phẩm của bạn đẹp hơn ? sinh động hơn?

Cô nhận xét chung khen động viên trẻ

- Con vật của nhóm bạn là con vật gì?

- Nó được nặn như thế nào? Xoay tròn hay lăn dọc? Nó có những màu gì?...

Trẻ đoán

Trẻ trả lời theo ý tưởng của trẻ

Trẻ

4.Củng cố giáo dục.

+ Hôm nay chúng mình học bài gì?

- Cô giáo dục trẻ hãy tuyên truyền với mọi người hãy bảo vệ môi trường sống của các loài vật.

- Vẽ theo ý thích

5. Kết thúc hoạt động:

Cô nhắc trẻ giúp cô thu dọn đồ dùng. Hát bài: “Đố bạn”

* Đánh giá trẻ hàng ngày: ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe , trạng thái cảm xúc thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức, kĩ năng của trẻ)

………

………

………

………

Hồng Thái Đông, ngày tháng 12 năm 2018

(20)

Người duyệt

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Giáo dục: Yêu quý động vật sống trong rừng, biết tự bảo vệ mình tránh xa các con vật hung dữ. Và được nhạc sĩ Hồng Ngọc

- Chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh cùng cô chính - Trò chuyện xem tranh cùng với trẻ về chủ đề - Chuẩn bị đồ chơi ở các góc, bao quát trẻ chơi - Cho trẻ chơi tự do theo

- Giầy thể dục, quần áo gọn gàng sạch sẽ - Quản lý trẻ, bao quát trẻ trong hoạt động học - Hỗ trợ đồ dùng cho giáo viên chính. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học

- Hỗ trợ đồ dùng cho trẻ trong tiết học -Chuẩn bị nhạc giấy màu, keo dán cho trẻ - Động viên trẻ cùng nhau khéo tay -Quản lý bao quát trẻ trong

- Giầy thể dục, quần áo gọn gàng sạch sẽ - Quản lý trẻ, bao quát trẻ trong hoạt động học - Hỗ trợ đồ dùng cho giáo viên chính. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học

- Cô xắp xếp và cùng trẻ chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho các góc chơi như :Đồ dùng gia đình, đồ chơi bán hàng, gạch xây dựng,đồ chơi lắp ghép,cây hoa, màu, Giấy

- Kiểm tra đĩa nhạc,Chuẩn bị và mở máy tính cho cô chính dạy -Giúp cô chính Chuẩn bị đồ dùng trực quan cho trẻ quan sát - Quản lý bao quát trẻ trong

- Giầy thể dục, quần áo gọn gàng sạch sẽ - Quản lý trẻ, bao quát trẻ trong hoạt động học - Hỗ trợ đồ dùng cho giáo viên chính. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học