• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto"

Copied!
39
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 11 Ngày soạn:15/11/2019

Ngày giảng : Thứ 2, 18/11/2019

Học vần

Bài 42: ƯU, ƯƠU

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức :

-Hs đọc và viết được: ưu, ươu, trái lựu, hươu sao - Đọc được từ và các câu ứng dụng trong bài.

- Phát triển lời nói từ 2 đến 3 câu tự nhiên theo chủ đề: Hổ, báo, gấu, hươu, nai, noi..

2. Kĩ năng : Rèn kỹ năng đọc phát âm chuẩn, rõ ràng, viết đúng mẫu chữ.

Luyện nói tự nhiên theo chủ đề bài học

3. Thái độ : Yêu thích, ham học môn tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Tranh minh họa bài học.(CNTT) - Bộ ghép học vần.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Kiểm tra bài cũ: (5’)

. Đọc; cái niêu yêu bé, đôi chiếu, ....

. Viết: già yếu, thiếu nhi - Gv đánh giá, nhận xét 2. Bài mới:

2.1.Giới thiệu bài: (1’) - Gv nêu trực tiếp:

*. Dạy vần:

( dạy tương tự vần ua, ưa) # Vần ưu: ( 8')

a) Nhận diện vần: ưu - Ghép vần ưu

- Em ghép vần ưu ntn?

- Gv viết: ưu

- So sánh vần ưu với iu b) Đánh vần:

# Vần ưu:

- Gv HD: ư - u - ưu.

# Tiếng lựu, trái lựu:

. lựu:

- Ghép tiếng lựu

- Có vần ưu ghép tiếng lựu. Ghép ntn?

- Gv viết :lựu

- Gv đánh vần: lờ - ưu - lưu - nặng- lựu.

. trái lựu:

- 6 Hs đọc, lớp đọc - Hs viết bảng con.

- Hs ghép ưu

- ghép âm ư trước, âm u sau

- Giống đều có âm u cuối vần, Khác vần ưu có âm ư đầu vần còn âm iu có i đầu vần.

- 12 Hs đọc, tổ đọc, đồng thanh.

- Hs ghép.

- ghép âm l trước, vần ưu sau và dấu nặng dưới âm ư.

- 6 Hs đọc, tổ đọc, đồng thanh.

(2)

* Trực quan : quả lựu + Đây là quả gì?

+ Để làm gì?...

- Có tiếng " lựu" ghép từ : trái lựu.

- Em ghép ntn?

- Gv viết: trái lựu.

- Gv chỉ: quả lựu.

: ưu - lựu - trái lựu.

+ Vừa học từ mới nào?...vần gì?

- Gv ghi tên bài: ưu

- Gv chỉ: ưu - lựu - trái lựu.

# Vần ươu: ( 7')

( dạy tương tự như vần ưu) + So sánh vần ươu với vần ưu

- HD vần ươu nó âm đôi ươ đứng trước ghép với âm u vuối vần khi đọc đọc lướt từ ư sang ơ nhấn ở âm ơ

- Gv chỉ phần vần

c) Luyện đọc từ ứng dụng: ( 6') chú cừu bầu rượu mưu trí bướu cổ

+ Tìm tiếng mới có chứa vần ưu ( ươu), đọc đánh vần.

- Gv giải nghĩa từ - Nxét

d). Luyện viết: ( 11') . ưu, ươu

* Trực quan:

+Nêu cấu tạo và độ cao chữ ghi vần ưu, ươu?

+ So sánh vần ưu với ươu?

+ Khi viết vần ưu, ươu viết thế nào?

- Gv Hd cách viết

- Gv viết mẫu, HD quy trình, độ cao, rộng….

- Hs Qsát + quả lựu

+ quả lựu để ăn ....

- Hs ghép

- ghép tiếng trái trước rồi ghép tiếng lựu sau.

- 6 Hs đọc, đồng thanh - 3 Hs đọc, đồng thanh

- Hs: từ mới trái lựu, tiếng mới là tiếng lựu, …vần ưu.

- 3 Hs đọc, đồng thanh

+ Giống đều có âm u cuối vần.

+ Khác âm đầu vần ư và ươ.

- 6 Hs đọc, lớp đọc

- Hs nhẩm, đọc và nhận diện âm, vàn bất kì

- 2 Hs nêu: cừu, mưu, rượu, bướu và đánh vần.

- 6 Hs đọc và giải nghĩa từ - Lớp đồng thanh.

- ưu gồm ư trước, u sau. ươu gồm ươ trước, u sau. ư, ơ u cao 2 li.

+Giống đều có âm ư trước và u cuối vần.

+ Khác vần ươu có ơ đứng ở giữa vần.

+ Viết vần ưu: viết ư lia tay viết u.

+ ươu: viết ư trước lai tay viết ơ liền mạch sang ơ

(3)

- HD Hs viết yếu

- Gv Qsát Nxét, uốn nắn.

. trái lựu, hươu sao;

( dạy tương tự)

Tiết 2

3. Luyện tập a) Đọc( 15') #) Đọc bảng lớp:

- Gv chỉ bài tiết 1 #) Đọc SGK:

* Trực quan tranh 1( 87) + Tranh vẽ gì?

+ Em có Nxét gì về bức tranh?

- Đọc câu ứng dụng dưới tranh?

- Từ nào chứa vần ưu, ươu?

- Gv chỉ từ, cụm từ

+ Đoạn văn có mấy câu? Khi đọc hết câu cần làm gì?

- Gv đọc mẫu HD, chỉ câu b) Luyện nói: ( 10')

- Đọc chủ đề: hổ, báo, gấu, hươu nai, voi.

* Trực quan: tranh 2 SGK ( 85) - Y/C thảo luận

- Gv HD Hs thảo luận + Trong tranh vẽ gì?

+ Những con vật này sống ở dâu?

+ Trong những con vật này, con nào ăn cỏ?

+ Con nào thích ăn mật ong?

+ Con nào to xác nhưng rất hiền lành?

+ Em còn biết những con vật nào ở trong rừng nữa?

+ Em có biết bài thơ hay bài hát nào về những con vật này ko? Em đọc hay hát cho mọi người nghe!

- Gv nghe Nxét uốn nắn.

c) Luyện viết vở: (10')

* Trực quan: ưu, ươu, trái lựu, hươu sao.

- Gv viết mẫu vần ưu HD quy trình viết, khoảng cách,…

- Gv Qsát HD Hs viết yếu.

- Chấm 9 bài Nxét, uốn nắn.

- Hs viết bảng con - Nxét bài bạn

- 6 Hs đọc, đồng thanh

- Hs Qsát - Hs nêu

- 1 Hs đọc: hổ, báo, gấu, hươu, nai,voi.

- cừu, hươu - 4 Hs đọc

+ ... có 2 câu, ... cần nghỉ hơi để đọc tiếp câu sau

- 3 Hs đọc, lớp đọc.

- 2 Hs đọc tên chủ đề:

- Hs Qsát tranh thảo luận theo cặp bàn

- Đai diện 1 số Hs lên tự giới thiệu 2 đến 3 câu.

- lớp Nxét

- Mở vở tập viết bài 41 (24) - Hs viết bài

(4)

4. Củng cố, dặn dò: ( 5') - Vừa học vần, từ mới nào?

- Gv chỉ bảng - Gv Nxét giờ học.

- Về đọc lại bài , Cbị bài 43.

- Hs trả lời - 2 Hs đọc

Ngày soạn:15/11/2019

Ngày giảng : Thứ 3, 19/11/2019

Toán

Bài 40 : LUYỆN TẬP

I . MỤC TIÊU

1.Kiến thức :

-Làm được các phép tính trừ trong phạm vi số đã học, tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thích hơp.

2.Kĩ năng:

-Rèn cho HS thực hiện nhanh và trình bày đúng các phép tính trừ trong phạm vi đã học. Biểu thị đúng tình huống trong tranh bằng phép tính thích hợp.

3.Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học, trình bày can đối, sạch sẽ.

*Ghi chú: Làm bài 1,bài 2(cột 1,3), bài 3 (cột 1, 3), bài 4. HS Khá, giỏi làm hết các phần còn lại.

II . ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

Bảng phụ, tranh SGK (CNTT)

III .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.KT bài cũ: (5’) Phép trừ trong phạm vi 5

- Cho học sinh đọc bảng trừ trong pbạm vi 5 -Dưới lớp làm bảng con: > < =

1 + 4 …5 – 0 5 – 5 … 4 - 4

-GV nhận xét, đánh giá 2.Bài mới :

a.Giới thiệu bài : Luyện tập b. Thực hành (30’)

*Bài 1 : Tính

- Lưu ý: viết số thẳng cột

Cc về bảng trừ các số đã học theo cột dọc

* Bài 2 : Tính (cột 1, 3)

- Làm phép tính trừ với 3 số, ta làm thế nào?

5 – 1 – 1= 4 – 1 – 1 = 3 – 1- 1=

5 – 1 - 2= 5 – 2- 1 = 5 – 2- 2=

+ Em có nhận xét gì về PT 5 – 1 – 2 = 2

- Học sinh đọc theo yêu cầu.

-Hs làm bảng con

- Học sinh làm bài, sửa miệng

- Lấy số thứ nhất trừ số thứ 2 được bao nhiêu trừ số thứ 3 ra kết quả

(5)

và 5 – 2 – 1 = 2 Cc về bảng trừ các số đã học với phép trừ có 3 số

Bài 3 : Điền dấu: >, <, = (cột 1, 3)

- Muốn điền được dấu >,<,= vào phép tính ta làm mấy bước?

Cc so sánh các số trong phạm vi phép trừ đã học

Bài 4 : Viết phép tính thích hợp + Giáo viên đưa tranh cho hs quan sát

Cc kĩ năng biểu thị tình huống bằng phép tính Bài 5 : Điền số? (Hs NK)

5 – 1 = ? Vậy 4 + ? = 4 Cc kĩ năng so sánh

c.Củng cố, dặn dò: ( 5’) Dành cho HS NK

- Trò chơi : ai nhanh , ai đúng

Giáo viên giao cho mỗi dãy 1 băng giấy gồm 2 phép tính. 5 + 0 > 3 + ...

5 – 4 < .... + 2 - Nhận xét.

- Bài nào sai về làm lại, ôn lại các bảng cộng trừ trong phạm vi các số đã học.

- Chuẩn bị bài số 0 trong phép trừ.

- HS 5 – 1 – 2 = 2 cũng bằng 5 – 2 – 1 = 2

- Bước 1: tính - Bước 2: so sánh - Bước 3: Điền dấu

- Sửa bảng lớp, mỗi dãy 1 em.

- Học sinh thi đua ghi phép tính có thể có. 2 dãy mỗi dãy 4 bạn.

a. 5 – 2 = 3 b. 5 – 1

= 4

- Học sinh nêu số cần điền : 4 - Học sinh nêu : 0

- Học sinh thi đua 3 dãy. Dãy nào làm xong trước dãy đó thắng.

- Học sinh nhận xét

Lắng nghe Học vần

BÀI 43: ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức :

- Học sinh đọc được các vần có kết thúc bằng u hay o, các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 38- 43

- Viết được các vần, từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 38 đến 43 - Nghe hiểu và kể lại một đoạn theo tranh truyện kể: Sói và cừu.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phát âm đúng chuẩn khi đọc. Rèn chữ, giữ vở 3. Thái độ: Tập trung học tập, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG

- Tranh vẽ SGK , bảng ôn (CNTT)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

(6)

HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS

Tiết 1

1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

. Đọc: chú cừu, mưu trí, bầu rượu, bướu cổ.

Buổi trưa, Cừu chạy theo mẹ ra bờ suối. Nó thấy hươu, nai đã ở đấy rồi . Viết: trái lộ, hươu sao.

- Gv nhận xét, đánh giá 2- Bài mới:

2.1. Giới thiệu bài: (1’)

- Nêu các vàn đã học từ bài 38 đến bài 42.

- Gv ghi : ao, eo, au, âu,...

2.2. Ôn tập:

* Trực quan: đưa bảng ôn.

a) Các chữ và âm vừa học: (5’) - Gv chỉ và đọc các chữ trong bảng ôn.

b) Ghép chữ thành tiếng:( 15’)

- Hãy ghép các chữ ở hàng ngang với các chữ ở cột dọc trong bảng ôn.

# Ghép chữ với chữ:

U o

a ... ...

e / ….

â ... /

ê /

- Chú ý: chữ e theo luật chính tả không ghép với u,. ê, â, i, ... không ghép được với 0

c) Đọc từ ngữ ứng dụng: (6-7’) - Gv viết: ao bèo, cá sấu, kì diệu - Giải nghĩa:

c) Viết bảng con: ( 8') * Trực quan: cá sấu, kì diệu ( dạy tương tự lò cò, vơ cỏ bài 11) - Gv viết mẫu HD quy trình, độ cao, khoảng cách, vị trí viết dấu thanh

- Gv Qsát uốn nắn.

Tiết 2

3. Luyện tập.

a) Luyện đoc. ( 10') a.1: Đọc bảng lớp:

- 6 Hs đọc - viết bảng con

- 2 Hs nêu - 1 Hs đọc

- 2 Hs đọc: a, e, ô, ơ,... au, ao,..., - Nhiều Hs ghép và đọc

- Lớp đọc đồng thanh

- 8 Hs đọc, đồng thanh

-Hs nhẩm và đọc, nhận diện âm, vần bất kì

-Hs quan sát

- Nhận xét độ cao, khoảng cách các con chữ

- Hs viết bảng con.

(7)

- Gv chỉ bài tiết 1 a.2: Đọc SGk:

- Hãy Qsát tranh 1 ( 89) - Tranh vẽ gì?

+ Câu ứng dụng hôm nay là gì?

- Gv chỉ từ, cụm từ,

+ Đoạn văn có mấy câu? Khi đọc đến dấu phẩy, sấu chấm đọc ntn? .

- Gv nghe uốn nắn, nhận xét:

b, Kể chuyện(10’)

Gv giới thiệu câu chuyện: Sói và Cừu - Gv kể: + lần 1( không có tranh).

+ lần 2, 3( có tranh).

* Trực quan: tranh 1, 2, 3, 4( 57) - HD Hs kể:

+ Kể theo nhóm: chia lớp làm 6 nhóm, các nhóm Qsát tranh SGK thảo luận ( 5') kể Ndung từng tranh.

- Gv đi từng nhóm HD Hs tập kể.

- Gv tổ chức cho hs thi kể theo tranh.

- ND đoạn 1( tranh `) cho em biết điều gì?

-….

+ Câu chuyện có những nhân vật nào, xảy ra ở đâu?

+ Tranh 1: Sói và Cừu đang làm gì?

Sói trả lời Cừu như thế nào?

+ Tranh 2: Sói đã nghĩ và trả lời như thế nào?

+ Tranh 3: liệu Cừu có bị ăn thịt không? Điều gì xảy ra tiếp đó?

+ Tranh 4: Như vậy chú Cừu thông minh của chúng ta ra sao.

- Gv nghe Nxét bổ sung.

=> Gv tóm tắt câu chuyện và nêu ý nghĩa:

+ Sói chủ quan và kiêu căng nên phải đền tội.

+ Cừu bình tĩnh và thông minh nên đã thoát chết.

c. Luyện viết: (15') :cá sấu, kì diệu.

( dạy tương tự bài 10)

- Chú ý: khi viết chữ ghi từ thì 2 chữ cách nhau 1 chữ o)

- Gv viết mẫu, HD Hs viết yếu

- 5 hs đọc.

- Hs Qsát , trả lời:

- Nhà Sáo Sậu …. cào cào.

- 4 Hs đọc, lớp đọc.

- Có 2 câu, cần ngắt và nghỉ lấy hơi - 4 Hs đọc nối tiếp/ lần ( đọc 2 lần) - 3Hs đọc cả đoạn văn, lớp nghe Nxét.

- Hs mở SGK từng Hs kể theo từng tranh các bạn nghe bổ sung

- Đại diện thi kể theo tranh.

- Hs lắng nghe, bổ sung - 2- 3 Hs kể từng tranh

- 4 Hs kể nối tiếp từng tranh.

- Hs trả lời

Lắng nghe

(8)

- Gv chấm 9 bài, Nxét, sửa sai cho hs.

4. Củng cố, dặn dò: (2-3') - Gv chỉ bảng ôn cho hs đọc.

- Cho hs tìm chữ và tiếng vừa ôn

- Dặn hs về nhà đọc bài và chuẩn bị bài 44.

- Hs mở vở tập viết ( 19)

- Hs viết bài

- HS đọc, ghi nhớ

Ngày soạn: 15/11/2019

Ngày giảng : Thứ 4/ 20/ 11/2019

Học vần Bài 44: ON, AN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Học sinh đọc và viết được: on, an, mẹ con, nhà sàn.

- Đọc được câu ứng dụng: Gấu mẹ dạy con chơi đàn. Còn thỏ mẹ thì dạy con nhảy múa.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Bé và bạn bè.

2. Kĩ năng : Rèn kỹ năng đọc phát âm chuẩn, rõ ràng, viết đúng mẫu chữ.

Luyện nói tự nhiên theo chủ đề bài học

3. Thái độ : Yêu thích, ham học môn tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Tranh minh họa bài học., rau, hòn đá,...(CNTT) - Bộ ghép học vần.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS

1.Kiểm tra bài cũ: (5’) Đọc: ao bèo, cá sấu, kì diệu

Nhà Sáo Sậu ở sau dãy núi. Sáo ưa nơi khô ráo, có nhiều châu chấu, cào cào.

. Viết: kì diệu

- Gv nhận xét, đánh giá 2. Bài mới:

2.1.Giới thiệu bài: (1’) - ư dcntt tranh để vào bài (tranh vẽ gì,

+ và đây là những bức ảnh chụp ảnh người thật về mẹ con( xem tranh) + trong từ mẹ con có tiếng nào các con đã học?

+ còn tiếng con hnay c hd lớp mình học nhé

+tiếng con có âm c và vần mới là vần on. bài hôm nay chúng ta cùng học vần mới này ( viết bảng: Bài 44: ON)

- 2 Hs đọc, lớp đọc

(9)

2.2. Dạy vần:

Vần on: ( 8')

a) Nhận diện vần: on

+ 1 bạn cho cô biết vần on gồm có những âm nào?

- Em sẽ ghép vần on ntn?

- Cô mời lớp ghép vần on

- Gv tranh thủ hs ghép gần xong thì viết: on

=> nhận xét hs

- con nào so sánh cho c vần on với oi

- Khen

b) Đánh vần vần on:

các con q. sát c đọc - Gv HD: o - n - on.

+C mời tổ 3 đọc nt theo hàng dọc + c mời tổ 2

+ Lớp

-HD : khi đọc đọc nhấn ở âm o( đây là trọng âm nên khi viết các con đặt dấu thanh đặt đúng ở trọng âm cho cô)

*Tiếng. con, mẹ con:

. con:

- Ghép tiếng.con

+Cô có vần on giờ cô muốn có tiếng con. cô ghép ntn?

+ C mời lớp ghép cho cô

( tranh thủ gần xong Gv viết :con) + Nhận xét

- các con quan sát-nghe cô đọc( Gv đánh vần: cờ - on - con.)

+ Mời tổ 2 đọc nt cá nhân theo hàng dọc)

+Tổ 1 đọc . mẹ con:

*- cô có tiếng " con" ghép từ : mẹ con.

+cô sẽ ghép ntn?

+Mời cả lớp ghép từ mẹ con

+ GV viết tranh thủ lên bảng từ mẹ con

=>cho giơ bảng,nhận xét hs

- Hs viết bảng con.

- HS quan sát và trả lời( mẹ con) + quan sát

+ mẹ

+ âm o và âm n

- âm o đứng trước, n đứng sau - Hs ghép on

- Giống đều có âm o đầu vần, Khác vần on có âm n cuối vần còn âm oi có i cuối vần.

- Hs đọc, tổ đọc, đồng thanh.

+ ghép thêm âm c trước vần on + Lớp ghép

-nghe

+Hs đánh vần – đọc trơn CN

(10)

-cô mời cả lớp( nghe): Gv chỉ và đọc:

: on - con - mẹ con. và đây chính là từ khóa của bài. giờ cô mời lớp đọc xem các con đọc tốt k nhé + Nhóm khánh đọc cho c

+ nhomslinh nào +tổ 2

+ lớp

=> nhận xét hs đọc

+ các con Vừa học vần, tiếng, từ khóa nào

=> mời ngọc linh đọc lại bài cho c?( ọi 3 em, lớp)

*Vần an: ( 7')

( dạy tương tự như vần on) + So sánh vần an với vần on - Gv chỉ phần vần

c) Luyện đọc từ ứng dụng: ( 6') - Để giúp các con mở rộng vốn từ chứa 2 vần on và an mà các con vừa học cô mời cả lớp học các từ úng dụng sau:( Mở bảng phụ đã viết sẵn) rau non thợ hàn hòn đá bàn ghế + con nào giỏi đọc dc các từ trên

+Trò chơi: 3 bạn 3 tổ- chỉ nhanh tiếng chứa vần theo yc, chỉ dc chỉ 1 lần, làm lại là phạm quy, bạn nào thắng dc quà + Tìm tiếng mới có chứa vần on ( an), +Gv tranh thủ hs chỉ đúng là nhận xét và sẽ gạch chân tiếng chứa vần đó

=> khen tổ thắng phát quà

Lần sau tổ chưa thắng sẽ cố gắng hơn và cô sẽ có nh phần quà còn đang để dành tặng các bạn.

+ Mời 1 con đọc cho cô các tiếng chứa vần trên( đọc đánh vần., đọc trơn) +Gv giải nghĩa từ:rau non là rau mới lớn,chưa già khi chế biến món ăn sẽ nhanh chín và k có sơ( xem tranh) Hòn đá: là chất rắn kết lại thành hình khối to nhỏ khác nhau( xem tranh) Thợ hàn: tên 1 công việc của 1 người

+ ĐT tổ 1

+ Ghép tiếng mẹ trước rồi ghép tiếng con sau.

- Hs ghép.

.- quan sát, nghe

+ Hs đọc, tổ đọc, đồng thanh.

- Hs đọc cá nhân, đồng thanh - Hs: vần on, tiếng con, từ mẹ con

- 3 Hs đọc, đồng thanh

+ Giống đều có âm n cuối vần.

+ Khác âm đầu vần o và a.

+ 2 Hs đọc, lớp đọc

- Hs chỉ: non, hòn, hàn, bàn và đánh vần.

- 1 Hs đọc cá nhân , nhóm 2, tổ

(11)

thợ

Bàn ghế: đồ dùng để ngồi đựng đồ thường đi theo bộ cùng nhau, có thể làm bằng gỗ, kim loại, nhựa, đá,...

( xem tranh)

+ C mời bạn quân đọc lại + Tổ 1( rồi 2,3, lớp)

=>Mời lớp đọc toàn bài - Nxét, đánh giá

d). Luyện viết: ( 11') . on, an

Các con đọc rất tốt rồi giờ để xem lớp mih viết tốt k cô cùng các con thực hiện viết các từ sau:

* Trực quan:

+ Nêu cấu tạo và độ cao chữ ghi vần on, an?

+ So sánh vần on với an?

+ Khi viết vần on, an viết thế nào?

+ Các chữ mẹ con,nhà sàn thì viết ntn?

- Gv Hd cách viết: + Viết vần on

- Gv vừa hd vừa viết mẫu, HD quy trình, độ cao, rộng….

+ Cô mời lớp làm trên k.

- HD Hs viết yếu

- Gv Qsát Nxét, uốn nắn, đánh giá.

+ HD chữ ghi vần an tương tự . dạy viết mẹ con, nhà sàn;

GV vừa Hd và viết luôn + Lớp viết trên không cho cô

+ qsat uốn nắn

Nhận xét ( nhận xét lần lượt sau mỗi lượt viết xong)

Tiết 2

3. Luyện tập a) Đọc( 15') #) Đọc bảng lớp:

-HS đọc theo yc

-Lắng nghe

Quan sát

+ chữ ghi vần on gồm con chữ o trước, con chữ n sau, vần an gồmcon chữ a trước,con chữ n sau, các con chữ ghi vần on , an cao 2 li.

+ Giống: đều có con chữ n cuối chữ ghi vần.

+ Khác: chữ ghi vần on có o đầu chữ, chữ ghi vần an có con chữ a đầu chữ ghi vần an.

+ Viết vần on: viết o lia tay viết liền mạch sang n.

+ an: viết a liền mạch sang n

+ Khoảng cách các chữ là 1 con chữ o -Quan sát

+ HS viết trên không - Hs viết bảng con - Nxét bài bạn

+ viết trên k

- Hs viết bảng con

(12)

- Gv chỉ bài tiết 1 #) Đọc SGK:

* Trực quan tranh 1( 91) + Tranh vẽ gì?

+ Em có Nxét gì về bức tranh?

+ Đọc câu ứng dụng dưới tranh?

+ Từ nào chứa vần on, an?

- Gv chỉ từ, cụm từ

+ Đoạn văn có mấy câu? Khi đọc hết câu cần làm gì? Chữ cái đầu câu in ntn?

- Gv đọc mẫu HD, chỉ câu b) Luyện nói: ( 10')

- Đọc chủ đề: Bé và các bạn.

* Trực quan: tranh 2 - Y/C thảo luận

- Gv HD Hs thảo luận

+ Trong tranh vẽ ai? Đang làm gì?

+ Các bạn em là ai? Họ ở đâu?

+ Em có quý các bạn đó không?

+ Các bạn là người như thế nào?

+ Em và các bạn thường giúp đỡ nhau những công việc gì?

+ Em mong muốn gì đối với các bạn?

- Gv nghe Nxét uốn nắn, đánh giá.

c) Luyện viết vở: (10')

* Trực quan: on, an, mẹ con, nhà sàn.

- Gv viết mẫu vần ưu HD quy trình viết, khoảng cách,…

- Gv Qsát HD Hs viết yếu.

( Vần an, mẹ con, nhà sàn dạy tương tự như vần on)

- Chấm 9 bài Nxét, uốn nắn.

4. Củng cố, dặn dò: ( 2-5') - Vừa học vần, từ mới nào?

- Gv chỉ bảng - Gv Nxét giờ học.

- Về đọc lại bài , Cbị bài 45.

- 6 Hs đọc, đồng thanh - Hs Qsát

+ Tranh vẽ Gấu mẹ và Gấu con, Thỏ mẹ và đàn thỏ con

...

+1 Hs đọc: Gấu mẹ dạy con chơi đàn.

Còn Thỏ mẹ ...dây.

+ con, còn - 4 Hs đọc

+ ... có 2 câu, ... cần nghỉ hơi để đọc tiếp câu sau,.... viết hoa

- 6 Hs đọc, lớp đọc.

- 2 Hs đọc tên chủ đề:

- Hs Qsát tranh thảo luận theo cặp bàn - Đai diện 1 số Hs lên tự giới thiệu 2 đến 3 câu.

- lớp Nxét

- Mở vở tập viết bài 44 (25) - Hs Qsát

- Hs viết b- Hs trả lời - 2 Hs đọc

-Lắng nghe

(13)

Tự nhiên- xã hội BÀI 11: GIA ĐÌNH I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Kể được với các bạn về ông ,bố mẹ anh chị em ruột trong gia đình của mình và yêu quý gia đình.

- Vẽ được tranh giới thiệu về gia đình mình

2. Kĩ năng : Kể về gia đình mình tốt, vẽ tranh đúng nội dung.

3. Thái độ : Yêu quý gia đình và những người thân trong gia đình.

* ND tích hợp:

- Hs ( cả nam và nữ) có quyền được sống với bố mẹ , được đoàn tụ với gia đình,được chăm sóc nuôi nấng trong gia đình.

- Bổn phận phải ngoan ngoãn, vâng lời cha mẹ và người lớn; chăm chỉ học hành; biết yêu thương, kính trọng và nghe lời ông bà, cha mẹ.

-Trẻ em có quyền có gia đình , được sống cúng bố mẹ và được chăm sóc tốt nhất.

- Gia đình chỉ có 2 con , con trai hay con gái đều như nhau

- Biết chia sẻ, cảm thông với những bạn thiệt thòi không được sống cùng gia đình.

II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Kĩ năng tự nhận thức : Xác định đượcvị trí của mình trong mối quan hệ gia đình.

- Kĩ năng làm chủ bản thân : Đảm nhiệm trách nhiệm một số công việc trong gia đình.

- Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập.

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Tranh vẽ phóng to ND bài, vở btập (CNTT)

- Bài hát : Cả nhà thương nhau, bài vẽ mẫu về gia đình. (CNTT)

IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS

1. Kiểm tra bài cũ: (5')

- Cơ thể người gồm mấy phần?

- Hãy kể tên các bộ phận bên ngoài?

- Muốn cơ thể khoẻ mạnh cần phải ăn uống ntn?...

- Gv Nxét đánh giá.

2.Bài mới:

2.1. Khởi động: ( 2')

a) Mục tiêu: Gây hưng phấn cho Hs và giới thiệu bài.

b) cách tiến hành:

- 6 Hs trả lời.

- Hs Nxét

(14)

- Hát bài: Cả nhà thương nhau 2.2 Hoạt động 1: (10') Quan sát, theo nhóm nhỏ.

a) Mục tiêu: Gia đình là tổ ấm của em b) Cách tiến hành:

* Trực quan: tranh bài 11 #: Bước 1

- Gv chia nhóm

+ Gia đình Lan có những ai? Từng người đang làm gì?

+ Gia đình Minh có những ai? Từng người đang làm gì?

#: Bước 2:

+ Hãy chỉ và kể tên từng người trong gia đìng Lan ( Minh).

=> Kl: Mỗi người đều có một gia đình: Có bố mẹ và những người thân.

Mọi người cùng sống trong một gia đình đó là mái nhà gia đình.

2.3 Hoạt động 2: ( 8') Vẽ tranh, trao đổi theo cặp

a) Mục tiêu: Từng em vẽ tranh về gia đình của mình.

b) Cách tiến hành:

- Y/C Hs vẽ tranh và trao đổi theo cặp về gia đình mình.

- Gv đưa cho hs quan sát 1 số tranh mẫu

- Kết luận: Gia đình là tổ ấm của em.

Bố, mẹ, ông, bà và anh hoặc chị ( nếu có) là những người người thân yêu nhất của em.

2.4 Hoạt động 3: ( 8') Thảo luận cả lớp

a) Mục tiêu: Mọi người được kể và chia sẻ với các bạn trong lớp về gia đình mình.

b) Cách tiến hành:

+ Dựa vào tranh vừa vẽ, giới thiệu về gia đình và những người thân của mình.

- Kết luận: Mỗi người khi sinh ra đều có gia đình, nơi em được yêu thương chăm sóc và che chở. Em có quyền

- lớp hát

- Hs Qsát.

- 4 Hs 1 nhóm thảo luận

- đại diện 3 Hs trình bày - Hs Nxét, bổ sung.

- Hs tự vẽ về gia đình của mình

- Hs thảo luận cặp đôi về những người thân trong gia đình mình

- Đại diện Hs chỉ vào hình vẽ của mình kể chia sẻ với các bạn về người thân của mình.

-Có ,...

-Kính trọng, biết ơn, giúp đỡ , cố gắng học tập ...

(15)

được sống chung với bố mẹ và người thân. *ND tích hợp:

? Được sống và đoàn tụ trong một gia đình có bố và mẹ luôn quan tâm chăm sóc em thấy có vui và HP không?

? Vậy có được sống trong t/c yêu thương của bố mẹ em cần phải có bổn phận và trách nhiệm gì?

GVKL:

- Trẻ em ( cả nam và nữ) có quyền được sống với bố mẹ , được đoàn tụ với gia đình,được chăm sóc nuôi nấng trong gia đình.

-Trẻ em có quyền có gia đình , được sống cúng bố mẹ và được chăm sóc tốt nhất.

- Gia đình chỉ có 2 con , con trai hay con gái đều như nhau

- Biết chia sẻ, cảm thông với những bạn thiệt thòi không được sống cùng gia diình,

+ Nhà em có những ai? ở đâu? Nhà có rộng không, trong nhà có những đồ dùng gì?....

=>Kl: Mỗi người đều mơ ước có nhà ở tốt nhất và đủ đầy các đồ dùng sinh hoạt cần thiết

3. Thực hành : ( 4')

- Làm bài bài tập TNXH ( 10) - Gv thu 12 bài, Nxét đánh giá.

- Thực hành đúng theo bài đã học.

4. Củng cố - Dặn dò (2 ’) - Nhận xét giờ học

-VN- Cbị bài 9.

-Hs giới thiệu theo thực tế gia đình mình.

Lắng nghe

-Hs thực hành làm bài tập

Lắng nghe

Toán

Tiết 41: SỐ 0 TRONG PHÉP TRỪ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Nhận biết vai trò của sè 0 trong phÐp trõ: 0 là kết quả phép trừ 2số bằng nhau,một số trừ đi 0 bằng chính nó. BiÕt thùc hiÖn phÐp trõ cã ch÷ sè 0 hoÆc cã kÕt qu¶ lµ 0; biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.

(16)

Bài tập : Bài 1, bài 2 (cột 1, 2); bài 3. Hs NK làm hết các phần còn lại

2.Kĩ năng: Rèn cho HS thực hiện nhanh và trình bày đúng các phép tính có số 0 trong phép trừ. Biểu thị đúng tình huống trong tranh bằng phép tính thích hợp.

3.Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học, trình bày cân đối, sạch sẽ.

II. DÙNG DẠY HỌC:

- Bộ đồ dùng học toán - Tranh ảnh (CNTT).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: ( 5')

Tính:

5 -…= 3; 5 -…= 1; 5 -…= 2 2 = 4 - ..., 5 = ... + 0, 3 = ... + = 3 - Giáo viên nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

2.1. Giới thiệu bài: ( 1')

2.2. Giới thiệu phép trừ hai số bằng nhau: (10’)

Phép trừ 1- 1= 0

# Trực quan: 1 con vịt bớt 1 con vịt còn 0 con vịt:

- HD Qsát hình vẽ và nêu bài toán :“ 1 con vịt bớt một con vịt còn lại không con vịt”

+ 1 con vịt bớt 1 con vịt còn lại mấy con vịt

+ Hãy nêu phép tính?

- Gv ghi bảng: 1- 1= 0 Phép trừ 3- 3= 0

(Tiến hành tương tự 1-1=0).

+ Hãy nêu các ptính trừ có kết quả bằng 0?

2- 2= 0, 4- 4= 0, 5 - 5 = 0

- Gv chỉ 1- 1= 0, 3- 3 = 0, 2- 2= 0, 4- 4= 0; 5 - 5 = 0

+ Hãy Nxét các số trừ cho nhau có giống nhau không và Kquả của các ptính trừ?

- Vậy “ hai số giống nhau trừ cho nhau thì Kquả bằng 0."

b) Giới thiệu phép trừ: “Một số trừ đi 0”

Phép trừ 4- 0 = 4

- 3 hs lên bảng làm.

- Hs Nxét

- Hs quan sát và nêu bài toán.

+ còn lại 0 con vịt?

+ Hs nêu: 1 - 1 = 0

- Vài hs đọc, đồng thanh.

3 - 3 = 0 2 - 2 = 0 4 - 4 = 0 5 - 5 = 0

- 5 Hs đọc, đồng thanh

+ Các số trừ cho nhau đều giống nhau( bằng nhau). Các Kquả của các ptính đều bằng 0

- 6 Hs nêu

- Hs Qsát và nêu bài toán.

+3 Hs nêu: Có 4 hình vuông bớt 0 hình vuông. Hỏi còn lại mấy hình

(17)

(dạy tương tự như 1 - 1 = 0)

# Trực quan: 4 hình vuông bớt 0 hình vuông.

- Gv thao tác Y/C Hs Qsát hình vẽ nêu bài toán.

- Gv giải thích "Bớt 0 hình vuông có nghĩa là không bớt đi hình vuông nào cả"

- Hãy nêu ptính

- Gợi ý để học sinh nêu: “4 hình vuông bớt 0 hình vuông còn 4 hình vuông.”

- Gv viết lên bảng: 4 - 0 = 4, gọi hs đọc.

# Giới thiệu phép trừ: 5 - 0 = 5 - Tiến hành tương tự: 4 - 0 = 4

- Y/C hs nêu thêm một số phép trừ : 1- 0 = 1; 3 - 0 = 3…

- Gv KL “Một số trừ đi 0 bằng chính số đó”.

3. Thực hành: (20’) Bài 1. Tính:

+ Bài Y/C gì?

- Y/C Hs nêu cách làm rồi làm bài.

- Gv HD Hs học yếu làm bài

=>Kquả: 5 - 1 = 4 1 - 1 = 0 1 - 0 = 1

5 - 2 = 3 2 - 2 = 0 2 - 0 = 2

... ... ....

5 - 5 = 0 5 - 5 = 0 5 - 0 = 5

- Gv Nxét, đánh giá

+ Dựa vào bảng trừ nào để làm các ptính ở cột 1?

+ Em có Nxét dì về các ptính ở cột 2, 3?

- Gv Nxét.

Cc về một số trừ đi 0 và 0 là kết quả của 2 số giống nhau trong phép trừ.

Bài 2. Tính:

( dạy tương tự bài 1) - Y/C Hs tự làm bài.

+ Em có Nxét gì về các ptính trong cột 3?

vuông?

+ đồng thanh

+ 5 Hs nêu: 4 hình vuông bớt 0 hình vuông còn 4 hình vuông. đồng thanh.

+ 4 - 0 = 4, 5 Hs nêu, đồng thanh

- Hs đọc.

- Hs nêu lại.

-Bài 1 : tính - Hs làm bài.

- 3 hs lên bảng làm.

- Hs nhận xét.

- Cả lớp làm bài - 3 hs làm trên bảng.

- Hs nhận xét bài bạn.

+ ...bảng trừ trong phạm vi 5.

+ cột 2: hai số giống nhau trừ cho nhau thì Kquả bằng 0.

+ Cột 3: Một số trừ đi 0 cho Kquả bằng chính số đố.

- Hs làm bài

- Đổi chéo bài kiểm tra

+ Một số cộng với 0, 0 cộng nới 1 số cho ta Kquả bằng chính nó.

+ Hai số giống nhau trừ cho nhau thì Kquả bằng 0.

+ Một số trừ đi 0 bằng chính số đó.

+ Viết phép tính thích hợp:

+ Qsát hình vẽ, nêu btoán rồi viết ptính.

- Hs làm nêu boán.theo cặp - 2 Hs làm bảng lớp

(18)

- Củng cố cho hs về tính chất giao hoán của phép cộng: Đổi chỗ các số trong phép cộng kết quả không thay đổi.

- Gv chấm 12 bài Nxét

Bài 3. Viết phép tính thích hợp:

+ bài Y/C gì?

+ làm thế nào?

- Gv HD Hs học yếu làm bài.

=> Kquả: 3 - 3 = 0, 2 - 2 = 0 - Cho hs nhận xét.

- Gv chấm bài, Nxét

4. Củng cố- dặn dò: (2-3’)

- Một số trừ đi số đó thì bằng mấy ? ví dụ - Một số trừ đi 0 thì bằng mấy ? ví dụ ? - Gv Nxét tuyên dương

- Gv nhận xét giờ học.

- 3 Hs nêu boán.

-Hs nêu - Hs nêu

-Lắng nghe Ngày soạn: 15/11/2019

Ngày giảng : Thứ 5, 21/11/2019

Học vần Bài 45: ĂN, Â- ÂN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : đọc được: ăn, ân, cái cân, con trăn, từ và câu ứng dụng.

- Viết được : ăn, ân, cái cân, con trăn

- Luyện nói tư 2 – 4 câu theo chủ đề: Nặn đồ chơi.

2. Kĩ năng : Rèn kỹ năng đọc phát âm chuẩn, rõ ràng, viết đúng mẫu chữ.

Luyện nói tự nhiên theo chủ đề bài học

3. Thái độ : Yêu thích, ham học môn tiếng Việt.

* Tích hợp quyền trẻ em:

- TE có quyền được học tâp, vui chơi.

- Có quyền được tham gia, kết giao bạn bè.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

-Tranh minh họa bài học (CNTT).

- Bộ ghép học vần.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS

1.Kiểm tra bài cũ: (5’)

. Đọc: hòn đá cuội, bàn ghế, con cháu, đàn ngan, hạn hán,lon ton,...

Gấu mẹ dạy con...nhảy múa.

. Viết: con ngan - Gv Nxét đánh giá 2. Bài mới:

2.1.Giới thiệu bài: (1’) - Gv nêu trực tiếp:

- 6 Hs đọc, lớp đọc

- Hs viết bảng con.

(19)

2.2. Dạy vần: 30-32’

( dạy tương tự vần ua, ưa) # Vần ân: ( 8')

a) Nhận diện vần: ân - Ghép vần ân

- Em ghép vần ân ntn?

- Gv viết: ân

- So sánh vần ân với an?

b) Đánh vần:

# Vần ân:

- Gv HD: â - n - ân.

- đọc nhấn ở âm â # Tiếng. cân, cái cân:

. cân:

- Ghép tiếng cân

+ Có vần ân ghép tiếng cân. Ghép ntn?

- Gv viết :cân

- Gv đánh vần: cờ - ân - cân.

. cái cân:

* Trực quan tranh.cái cân + Tranh vẽ cái gì? Để làm gì?

+ Hãy kể các loại cân mà em biết?

- Có tiếng " cân" ghép từ " cái cân"

+Em ghép ntn?

- Gv viết: cái cân.

- Gv chỉ: cái cân.

: ân - cân - cái cân.

+ Vừa học từ mới nào?...vần gì?

- Gv ghi tên bài: ân

- Gv chỉ: ân - cân - cái cân.

# Vần ă, ăn: ( 7')

( dạy tương tự như vần ân) + So sánh vần ăn với vần ân - Gv chỉ phần vần

c) Luyện đọc từ ứng dụng: ( 6') bạn thân khăn rằn gần gũi dặn dò + Tìm tiếng mới có chứa vần ân ( ăn), đọc đánh vần, đọc trơn

Gv giải nghĩa từ - Nxét, đánh giá

- Hs ghép ân

- ghép âm â trước, âm n sau

- Giống đều có âm n cuối vần, Khác vần ân có âm â vần an có âm a đầu vần.

- 12 Hs đọc, tổ đọc, đồng thanh.

- Hs ghép.

+ Ghép âm c trước, vần ân sau.

- 6 Hs đọc, tổ đọc, đồng thanh.

- Hs Qsát

+ cái cân, để cân...

+ Cân bàn, cân đĩa, cân treo...

- Hs ghép

+ Ghép tiếng cái trước rồi ghép tiếng cân sau.

- 6 Hs đọc, đồng thanh - 3 Hs đọc, đồng thanh

- Hs: từ mới "cái cân" , tiếng mới là tiếng " cân", …vần " ân".

- 3 Hs đọc, đồng thanh

+ Giống đều có âm n cuối vần.

+ Khác âm đầu vần ă và â.

- 3 Hs đoc, đồng thanh

- 2 Hs đọc, lớp đọc

- 2 Hs nêu: thân, gần, khăn, dặn và đánh vần.

(20)

d). Luyện viết: ( 11') . ân, ăn cái cân. Con trăn * Trực quan: ân, ăn

+ Nêu cấu tạo và độ cao chữ ghi vần ân, ăn?

+ So sánh vần ân với ăn?

+ Khi viết vần ân, ăn viết thế nào?

- Gv Hd cách viết

- Gv viết mẫu, HD quy trình, độ cao, rộng….

- HD Hs viết yếu

- Gv Qsát Nxét, uốn nắn.

Tiết 2

3. Luyện tập a) Đọc( 15') #) Đọc bảng lớp:

- Gv chỉ bài tiết 1 #) Đọc SGK:

* Trực quan tranh 1 + Tranh vẽ gì?

+ Em có Nxét gì về bức tranh?

+ Đọc câu ứng dụng dưới tranh?

+ Từ nào chứa vần ân, ăn?

- Gv chỉ từ

+ Đoạn văn có mấy câu? Khi đọc hết câu cần làm gì?

Chữ cái đầu câu in ntn? Còn chữ nào được in hoa?

- Gv đọc mẫu HD, chỉ câu b) Luyện nói: ( 10')

- Đọc chủ đề: Bé và các bạn.

* Trực quan: tranh 2 SGK - Y/C thảo luận

- Gv HD Hs thảo luận + Trong tranh vẽ gì?

+ Đồ chơi thường nặn bằng gì?

+ Con thích nặn đồ chơi nào nhất?

+ Sau khi nặn đồ chơi xong con cần làm những việc gì?

* GD Quyền và bổn phận.

- 6 Hs đọc và giải nghĩa từ - Lớp đồng thanh.

- HS quan sát

- ân gồm â trước, n sau, vần ăn gồm ă trước, n sau, â, ă, n cao 2 li.

+ Giống: đều có âm n cuối vần.

+ Khác: vần ân có â đầu vần, vần ăn có âm ă đầu vần.

+ Viết vần ân và vần ăn đều viết giống vần an trước, vần ân thêm dấu phụ mũ trên a còn vần ăn thêm dấu phụ cong dưới trên a.

- Hs viết bảng con - Nxét bài bạn

- 6 Hs đọc, đồng thanh - Hs Qsát

+ Tranh vẽ hai bạn đang ngồi chơi ...

+1 Hs đọc: Bé chơi thân với bạn Lê.

Bố bạn Lê là thợ lặn.

+ chơi thân, thợ lặn - 4 Hs đọc

+ ... có 2 câu, ... cần nghỉ hơi để đọc tiếp câu sau

+ Chữ Bé, Bố. chữ Lê là tên người - 6 Hs đọc, lớp đọc.

- 2 Hs đọc tên chủ đề:

- Hs Qsát tranh thảo luận theo cặp bàn - Đai diện 1 số Hs lên tự giới thiệu 2 đến 3 câu.

- lớp Nxét

-Học tập thật tốt, ngoan ngoãn, ....

-Vui thích, ...

(21)

? Được đi học và được cắp sách tới trường em cần phải có những bổn phận gì?

? Khi được tham gia học tập và vui chơi cùng các bạn em cần phải có thái độ ntn?

GVKL

* Trẻ em có quyền được học tập, vui chơi

- Quyền được tham gia, kết giao bạn bè.

- Gv nghe Nxét uốn nắn, đánh giá.

c) Luyện viết vở: (10')

* Trực quan: ân, ăn, cái cân, con trăn.

- Gv viết mẫu vần ân HD quy trình viết, khoảng cách,…

- Gv Qsát HD Hs viết yếu.

( Vần ăn, cái cân, con trăn dạy tương tự như vần ân)

- Chấm 11 bài Nxét, uốn nắn, đánh giá.

4. Củng cố, dặn dò: (3- 5') - Vừa học vần, từ mới nào?

- Gv chỉ bảng - Gv Nxét giờ học.

- Về đọc lại bài , Cbị bài 46.

- Mở vở tập viết bài 45 (25) - Hs Qsát

- Hs viết bài

- Hs trả lời - 2 Hs đọc

-Lắng nghe

Toán

Tiết 42: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức :

-Thực hiện được phép trừ hai số bằng nhau, phép trừ một số cho một số 0.

- Biết làm tính trừ trong phạm vi các số đã học

2.Kĩ năng: Rèn cho HS thực hiện nhanh và trình bày đúng các phép tính trừ.

Biểu thị đúng tình huống trong tranh bằng phép tính thích hợp.

3.Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học, trình bày cân đối, sạch sẽ.

Bài tập : Bài 1 (cột 1, 2, 3); bài 2; bài 3 (cột 1, 2); bài 4 (cột 1, 2); bài 5(a);

HS NK làm hết các phần còn lại

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS

1. Kiểm tra bài cũ: ( 5')

1.Tính: 3 - 3 = 4 - 0 = 5 - 5 = 2- 0 =

(22)

2. Điền số? ... + 2 + 3 = 5 5 - 1 - ... = 0

4 - 3 + ... = 1 3 + 1 - ... = 0

- Nhận xét, tuyên dương 2. Luyện tập: (25’) Bài 1. Tính:

+ Bài Y/C gì?

- Y/C Hs tự làm bài.

=> Kquả: 5 - 0 = 5 3 0 2 5 - 5 = 0 0 1 1 + 0 = 1

+ Em có Nxét gì về 5 - 0 = 5, 5 - 5 = 0, 1 + 0 = 1 - Gv Nxét

Cc về phép trừ trong phạm vi đã học, số 0 trong phép cộng và trừ

Bài 2: Tính:

+ Bài Y/C gì?

+ Bài trình bày ntn? Viết Kquả tn?.

- Gv HD Hs học yếu

=> Kquả: 3 5 0 2 1 3 - Gv Nxét

Cc về phép trừ trong phạm vi đã học theo cột dọc

Bài 3. Tính:

+ Bài Y/C gì?

+ Nêu cách tính: 2- 1- 1=

- HD hs học yếu làm bài.

- Đổi bài kiểm tra.

=>Kquả: 1 0 3 0 2 0.

- Gv Nxét,

Cc phép trừ có 3 số trong phạm vi đã học

Bài 4: (>, <, =)?

+ Bài Y/C gì?

+ Làm thế nào?

- HD hs học yếu làm bài.

- Gv đưa bài mẫu Y/C Hs so sánh Kquả

=>: Kquả: 5 - 3 = 2

- 2 hs tính.

-Lớp làm bảng con

+ Tính

- Hs làm bài.

- 5 hs đọc kết quả.

- Hs nhận xét.

+ một số trừ đi 0, cộng với 0 cho ta Kquả = chính số đó. hai số = nhau trừ cho nhau thì Kquả = 0.

+ Tính

+ Trình bày theo cột dọc, viết Kquả thẳng hàng dọc

- Hs làm bài.

- 2 hs lên bảng làm.

- Hs Nxét.

+ Tính

- 1 hs nêu: 2 - 1 = 1, 1 - 0 = 1.

- Hs làm bài.

- Hs kểm tra chéo.

- 3 Hs thực hiện tính - Hs Nxét Kquả

+ Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm.

- Hs làm bài.

+ Tính kquả ptính rồi so sánh. -- Hs làm bài

- So sánhKquả 3 hs làm trên bảng.

- Hs nêu.

(23)

5 - 4 = 1 5 - 1 > 2 - Gv chấm 4-5 bài, Nxét.

Cc kĩ năng so sánh

Bài 5: Viết phép tính thích hợp:

- Qsát hình nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

a) => Kquả: 4 – 4 = 0

- Gv chữa bài, Nxét chấm 10 bài.

Cc biểu thị tình huống bằng phép trừ 3- Củng cố- dặn dò: ( 5')

- Tính nhanh Kquả:

4-3= 3+ 2= 5+0=

5-3= 5 -3 = 5- 0=

-Gv đưa bảng phụ Hs 3 tổ 3 Hs lên làm thi. tổ nào có bạn làm tốt là thắng.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm bài.

+ Viết phép tính thích hợp

- 3 Hs nêu bài toán ý a: Có 4 quả bóng bay, bị đứt dây bay mất cả 4 quả, hỏi còn lại mấy quả? đồng thanh.

- 1 Hs làm bài - Hs Nxét Kquả

- Hs thi chơi

Lắng nghe và thực hiện yc

Ngày soạn: 15/11/2019

Ngày giảng : Thứ 6, 22/11/2019

Toán

Tiết 43:

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Thực hiện được phép cộng, phép trừ trong phạm vi các số đã học; phép cộng với số 0; phép trừ một số cho 0, phép trừ hai số bằng nhau.

2.Kĩ năng: Rèn cho HS thực hiện nhanh và trình bày đúng các phép tính.

Biểu thị đúng tình huống trong tranh bằng phép tính thích hợp.

3.Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học, trình bày cân đối, sạch sẽ.

Bài tập : Bài 1(b); bài 2 (cột 1, 2); bài 3 (cột 2, 3); bài 4; HS NK làm hết các phần còn lại

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- Vở btập, bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS

1. Kiểm tra bài cũ (5’) . Tính:

2- 1- 1= 3- 1- 2=

5- 3- 0= 4- 0- 2=

. (>, <, =)?

- 2 hs lên bảng làm.

(24)

5- 3 ... 2 3- 3 ... 1 5- 1 ... 3 4- 0 ... 0 .Đọc bảng cộng 3, trừ 3,....

- Gv nhận xét, đánh giá.

2.Bài mới – GTB Luyện tập chung:1’

a. Hướng dẫn làm bài tập (28-30’) Bài 1. Tính:

+ Bài Y/C gì?

+ Bài trình bày ntn? Viết Kquả tn?.

- Gv HD Hs học yếu

=> Kquả:

a) 2 5 4 4 1 1 5

Dựa vào bảng cộng trừ nào để làm btập phần a?

- Gv Nxét, đánh giá.

b) 4 0 5 0 1 1.

+ Dựa vào đâu để làm btập phần b?

- Gv Nxét đánh giá.

Cc về bảng, cộng trừ đã học, số 0 trong phép cộng, trừ

Bài 2. Tính:

+ Bài Y/C gì?

- Gv HD Hs học yếu.

2 + 3 = 5 4+ 1= 5 3+ 1= 4 1+ 2= 3 4 + 0 = 4

3 + 2 = 5 1+ 4= 5 1+ 3= 4 2+ 1= 3 0 + 4 = 4

+ Em có Nxét gì về 2 ptính ở cột cuối cùng ?

=> Kl: - Số 4 và 0 trong ptính cộng đổi chỗ cho ...

- Một số cộng với 0, 0 cộng ...Kquả = chính nó.

+ Dựa vào các pcộng nào để làm bài?

Cc về phép cộng đã học, số 0 trong phép cộng

Bài 3. (>, <, =)?

+ Bài Y/C gì?

+ Làm thế nào?

- 2 hs lên bảng làm.

- 5 Hs đọc

+ Tính

+ Trình bày theo cột dọc, viết Kquả thẳng hàng dọc

- Hs làm bài.

- 2 hs lên bảng làm.

- Hs Nxét.

+ Dựa vào bảng cộng, trừ 5,4 để làm btập phần a.

- Gv Nxét chấm điểm.

+ Dựa vào số 0 trong phép cộng và phép trừ.

+ Tính

- Hs làm bài.

- 5 hs đọc Kquả.

- Hs nhận xét.

+ Dựa vào các pcộng 3, 4, 5. số 0 trong pcộng để làm bài.

+ Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm?

+ Tính Kquả các ptình rồi so sánh

- Hs làm bài - 3 Hs làm bảng

(25)

- HD Hs học yếu Cho hs nêu cách điền dấu.

- Yêu cầu hs làm bài.

=> Kquả: 4 + 1 > 4 <

=

4 + 1 = 5 = = 4 - 1 < 4 > <

- Gv chấm bài, Nxét.

Cc về kĩ năng so sánh

Bài 4. Viết phép tính thích hợp:

+ Bài Y/C gì?

- Qsát hình nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp:

a) Qsát hình vẽ phần a nêu btoán a) => Kquả: 3 + 2 = 5

( dạy phần b tương tự như phần a) b) => Kquả: 5 – 2 = 3

- Gv chữa bài, Nxét chấm 10 bài.

3- Củng cố- dặn dò (3-5’) - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà xem lại bài,Cbị LTC tiếp theo

- Hs đổi bài kiểm tra chéo.

- Hs nhận xét Kquả.

+Viết phép tính thích hợp.

- Hs tự làm bài.

- Hs nêu: Có 3 con chim đậu trên dây điện thêm 2 con chim nữa bay đến. Hỏi có tất cả có mấy con chim?

- 1 hs chữa bài trên bảng - Hs Nxét Kquả

-Lắng nghe

Tập viết

CÁI KÉO, TRÁI ĐÀO, SÁO SẬU, LÍU LO, HIỂU BÀI, YÊU CẦU

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Hs viết đúng các chữ: "Cái kéo, trái đào, sáo sậu, líu lo, hiểu bài, yêu cầu" kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập Viết 1, tập một.

2. Kĩ năng : Hs biết viết đúng quy trình, độ cao, độ rộng, khoảng cách các chữ trong bài.

Trình bày bài sạch, đẹp. Ngồi viết đúng tư thế.

3. Thái độ : Yêu thích môn học. Giáo dục tư tưởng rèn nét chữ, nết người

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Mẫu chữ, bảng phụ, hình ảnh minh học (CNTT) - Bảng con, phấn.

- Vở tập viết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS

Tiết 1

1. Kiểm tra bài cũ: ( 5') - Gv chấm 6 bài tuần 7.

- Nxét bài viết

-Hs Qsát

(26)

2. Bài mới:

2.1. Giới thiệu bài: ( 1') Học viết bài tuần 9 - Gv viết:

Tuần 9 : cái kéo, trái đào, sáo sậu, líu lo, hiểu bài, yêu cầu

- Hãy đọc tên bài. Giải nghĩa từ 2.2. HD viết bảng con. ( 10') # Chữ: cái kéo :

( Dạy tương tự từ cử tạ tuần 5) * Trực quan: cái kéo

- Nêu cấu tạo, độ cao: cái kéo.

- Nêu cách viết chữ: cái kéo ?

- Gv viết mẫu HD Qtrình viết, độ, độ cao, khoảng cách chữ "cái" cách chữ "

kéo" bằng 1 chữ o - Viết bảng con

- Gv Qsát, Nxét, uốn nắn.

* Trực quan: trái đào, sáo sậu, líu lo, hiểu bài, yêu cầu

( dạy tương tự: cái kéo)

Chú ý: khi viết chữ "trái đào, sáo sậu, lo, bài, cầu" không viết liền mạch ta viết chữ cái đầu rồi lia bút viết vần sát điểm dừng của âm đầu

hay viết vần đúng khoảng cách quy định.

Chữ: "líu, hiểu, yêu" viết liền mạch từ chữ cái đầu sang vần, rồi lia phấn viết dấu thanh đúng vị trí.

3. HD Hs viết vở tập viết:( 15’)

- Nhắc hs tư thế ngồi viết và cách cầm bút, đặt vở

- Gv viết mẫu HD hs viết từng dòng.

- Hs quan sát.

-2 hs đọc, giải nghĩa.

- Hs Qsát

- 2 Hs nêu: Từ " cái kéo " gồm 2 tiếng:

"cái" trước, tiếng "chơi" sau.

+ tiếng " cái"gồm âm "cờ" viết trước, vần " ai" sau, dấu sắc trên a

+ tiếng " kéo" gồm âm "k" viết trước, vần "eo" sau, dấu sẳc trên e.

+ c, a, i, e, o cao 2 li. k cao 5 li.

- chữ "cái" viết không liền mạch, chữ kéo viết liền mạch.

- Lớp Nxét bổ sung - Hs Qsát

- Hs viết bảng con.

- Lớp Nxét.

-Hs lắng nghe

(27)

- Qsát HD Hs viết yếu 4. Chấm chữa bài: ( 3-5')

- Gv chấm 6 bài, Nxét, chữa lỗi sai trên bảng.

- Gv Y/c Hs chữa lỗi đã sai bằng bút chì

5. Củng cố, dặn dò: ( 4')

- Gv Nxét giờ học, khen ngợi Hs viết đẹp.

- Dặn hs về nhà viết bài đầy đủ.

-Xem bài viết tuần 10: Chú cừu, rau non, thợ hàn, khâu áo, cây nêu, dặn dò

- Hs mở vở tập viết.

- Hs Qsát viết bài.

- Hs chữa lỗi

-Lắng nghe, chuẩn bị bài

Tập viết

TIẾT 2: CHÚ CỪU, RAU NON, THỢ HÀN, KHÂU ÁO, CÂY NÊU, DẶN DÒ

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức : Hs viết đúng các chữ "chú cừu, rau non, thợ hàn, khâu áo, cây nêu, dặn dò" kiểu chữ viết thươngd, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một.

2. Kĩ năng : Hs biết viết đúng quy trình, độ cao, độ rộng, khoảng cách các chữ trong bài.

Trình bày sạch đẹp. Ngồi viết đúng tư thế.

3. Thái độ : Yêu thích môn học. Giáo dục tư tưởng rèn nét chữ, nết người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Mẫu chữ, bảng phụ, hình ảnh minh họa (CNTT) - Bảng con, phấn.

III. CÁC HOATH ĐỘNG DẠY HỌC:

HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS

1. Kiểm tra bài cũ: ( 5') - Nxét bài viết tiết trước 2. Bài mới:

2.1. Giới thiệu bài: ( 1')

- Viết bài tuần 10.

- Gv viết bảng: chú cừu, rau non, thợ hàn, khâu áo, cây nêu, dặn dò

- Hãy đọc tên bài. Giải nghĩa từ 2.2. HD viết bảng con. ( 15') # chú cừu:

* Trực quan: chú cừu

- Nêu cấu tạo, độ cao chữ ghi từ chú

lắng nghe Hs Qsát

- Hs quan sát.

- 2 hs đọc, giải nghĩa từ.

(28)

cừu?

- Nêu cách viết từ chú cừu?

- Gv viết mẫu HD Qtrình viết, độ rộng, độ cao, khoảng cách chữ "chú" cách chữ "cừu" bằng 1 chữ o

- Gv Qsát, Nxét, uốn nắn.

* Trực quan: rau non, thợ hàn, khâu áo, cây nêu, dặn dò

( dạy tương tự: xưa kia)

Chú ý: khi viết chữ không viết liền mạch thì viết chữ cái đầu rồi lia bút viết âm( vần) sát điểm dừng của chữ cái đầu. Chữ "nêu" rê phấn viết liền mạch từ âm đầu sang vần .

3. HD Hs viết vở tập viết:( 15') - Nhắc hs tư thế ngồi viết và cách cầm bút, đặt vở.

- Gv viết mẫu HD Hs viết từng dòng . - Qsát HD Hs viết yếu

4. Chấm chữa bài: ( 5')

- Gv chấm 8 bài, Nxét, chữa lỗi sai trên bảng.

- Gv Y/C Hs chữa lỗi đã sai bằng bút chì

5. Củng cố, dặn dò: ( 4')

- Gv Nxét giờ học, khen ngợi Hs viết đẹp.

- Dặn hs về nhà viết bài đầy đủ.

-Xem bài viết tuần 11.

- gồm 2 tiếng : chú + cừu

+ tiếng " chú" gồm âm chờ viết trước, âm u viết sau, dấu sắc trên u.

+tiếng "cừu" gồm âm c viết trước, vần ưu viết sau dấu huyền trên ư.

+ c, u, ưcao 2 li, h cao 5 li.

- 1 Hs nêu: chú cừu liền mạch.

- Viết bảng con - Lớp Nxét bổ sung

- Hs Qsát

- Hs viết bảng con.

- Lớp Nxét.

- Hs mở vở tập viết (26 + 27 ).

- Hs Qsát viết bài.

- Hs chữa lỗi

lắng nghe Ghi nhớ

(29)

Kỹ năng sống CHỦ ĐỀ 3:

PHÒNG TRÁNH BỊ THƯƠNG DO CÁC VẬT SẮC NHỌN VÀ BỊ NGÃ (T2)

I. MỤC TIÊU: Qua bài học giúp HS:

- Biết những vật mà trẻ em cần tránh xa để phòng tránh bị thương, chảy máu.

- Biết ứng xử trong các tình huống để phòng tránh bị ngã, bị thương.

- Giáo dục kĩ năng giao tiếp ứng xử thông qua các tình huống. Kĩ năng phòng tránh thương tích.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Vở BT Rèn luyện kĩ năng sống.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động 1: Phòng tránh thương tích ( 10 phút )

-Em hãy quan sát tranh vẽ trang 24, 25 ở vở BT Rèn luyện kĩ năng sống, gạch chéo vào các tranh vẽ những vật mà trẻ em cần tránh xa để phòng tránh bị thương, chảy máu.

- GV cùng H nhận xét.

- GV kết luận : Những vật mà trẻ em cần tránh xa để phòng tránh bị thương, chảy máu là: Kiếm, liềm, đinh, kim tiêm, mảnh chai vỡ.

Hoạt động 2: Xử lí tình huống(15phút )

Gv nêu tình huống:

1) Bạn rủ em trèo cây hoặc chơi nhảy từ trên cao xuống đất.

2) Bạn rủ em dùng dao, kéo và các vật sắc nhọn khác để chơi đùa.

-Em sẽ làm gì trong mỗi trường hợp đó

? Tại sao?

- GV kết luận.

Hoạt động 3 : Viết lời khuyên (20 phút)

Em hãy đọc kĩ yêu cầu của bài tập để viết lời khuyên cho bạn trong từng tình huống cụ thể.

Hoạt động của HS Hoạt động cá nhân.

- Hs thực hiện theo yêu cầu.

- Nêu kết quả.

Hoạt động nhóm.

- HS trao đổi ý kiến trong nhón 4.

- Đại diện nhóm trình bày ý kiến.

Hoạt động cá nhân

- HS đọc kĩ bài tập và viết lời khuyên.

- H nêu kết quả đã làm.

(30)

GV kết luận chung:Em cần tránh leo trèo trên cao , chạy đuổi nhau ở những nơi dốc trơn trượt...để phòng tránh bị ngã. Đồng thời không nên chơi các vật sắc nhọn để phòng tránh bị thương, chảy máu.

SINH HOẠT TUẦN 11

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức : HS nhận biết được những ưu, nhược điểm của cá nhân cũng như của tập thể lớp trong tuần vừa qua.

2. Kĩ năng : Biết tự nhận xét và sửa chữa, rút kinh nghiệm trong cả tuần tới.

3. Thái độ : Giáo dục học sinh có tinh thần phê và tự phê cao

- Nâng cao tinh thần đoàn kết, có ý thức xây dựng tập thể lớp ngày càng vững mạnh.

II. NỘI DUNG SINH HOẠT.

1.Ổn định tổ chức

- Quản ca bắt nhịp cho cả lớp hát tập thể một bài.

- GV gợi ý các nội dung sinh hoạt trọng tâm.

2.Tiến hành sinh hoạt

- GV nhận xét các hoạt động của lớp trong tuần qua.

...

...

...

...

4. Triển khai các hoạt động trong tuần tới.

+ Phát huy những ưu điểm đã đạt được +Khắc phục những hạn chế.

--- BUỔI CHIỀU

Ngày soạn:15/11/2019

Ngày giảng : Thứ 2, 18/11/2019

Thực hành tiếng việt ON-AN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Nắm được vần on, an. Đọc được bài Hươu, Cừu và sói ( 2).

Viết câu Lon xon gà con mới nở.

2. Kĩ năng :

(31)

-Nhận biết đúng từ có chứa vần ưu, ươu; đọc đúng, rõ ràng, viết đẹp, sạch.

3. Thái độ : Yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- Vở BTTH, b’ phụ, vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài: 1’ Bài on, an

2. HD h/s ôn tập: ( 30-32’)

* Bài 1: -Tìm tiếng có vần on, an Gv yêu cầu đọc các từ . sửa sai cho Hs Chốt vần on; chọn, dọn,

an; bàn, đàn, màn, ngan, sàn, trán

* Bài 2:Đọc bài : Hươu, Cừu và Sói ( 2) - GV đọc câu chuyện

- Tìm tiếng có vần on, an

* Bài 3: Viết câu Lon xon gà con mới nở.

GV quan sát HD HS viết đúng, sạch.

=> Thu toàn bài, chấm 6 bài, nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò(3- 5’) - Gv củng cố lại toàn bài - Nhận xét giờ học.

- HS đọc các tiếng mang vần - Đánh dấu x vào cột chứa vần mà tiếng đó có.

- Đổi chéo vở kiểm tra -Hs lắng nghe

_ HS đọc bài cá nhân, tổ nhóm -can, bọn.

-Hs đọc câu cần luyện chữ - Nhận xét cấu tạo, độ cao các con chữ.

- HS thực hành viết

Lắng nghe

Thực hành toán

ÔN TẬP SỐ 0 TRONG PHÉP TRỪ

I. MỤC TIÊU: Giúp h/s khắc sâu:

1. Kiến thức : Số 0 là K’quả của phép trừ 2 số bằng nhau.

- Hs nắm chắc được 1 số trừ 0 Kq’ vẫn bằng nó.

2. Kĩ năng : Thực hành nêu BT rồi viết pt đúng.

3. Thái độ : Hứng thú học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

- Vở ô ly - SGK Toán, phiếu học tập:

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Giới thiệu bài:1’ Ôn tập 2. HD học sinh ôn tập:30’-32’

* Bài 1: Tính

Lắng nghe

(32)

- HD cách trình bày:

-> Kq’: 1 – 0 = 1 1 – 1 = 0 5 – 1 = 4 2 – 0 = 2 2 – 2 = 0 5 – 2 = 3

Em có nhận xét gì về các pt ở cột 1, 2,3

-> Chấm 6 bài, nhận xét.

* Bài 2: Tính

-> Kq’: 4 + 1 = 4 4 – 0 = 4 4 – 0 = 4

=> Chấm 6 bài, nhận xét.

* Bài 3: Viết phép tính thích hợp:

Chú ý gì?

- HD trình bày.

-> Kq’: a. 3 – 3 = 0 b. 2 – 2 = 0

=> Chấm 6 bài, nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò2-3’

Chấm 6 bài nhận xét - Thu toàn bài

h/s làm bài.

3 h/s đọc Kq’ của 3 cột 1 số trừ đi 0 Kq’=….nó 2 số = nhau…. = 0 Dựa vào b’ trừ 5.

2 h/s nêu h/s làm bài 3 h/s làm b’

lớp nhận xét.

2 h/s nhắc lại

Quan sát hình vẽ nêu bt.

h/s làm bài 1 h/s đọc Kq’.

lớp nhận xét.

Lắng nghe

Ngày soạn : 15/11/2019

Ngày giảng : Thứ 3, 19/11/2018

Âm nhạc

HỌC HÁT BÀI: ĐÀN GÀ CON.

Nhạc: Phi-líp-pen-cô.

Lời: Việt Anh.

I. MỤC TIÊU:

HS hát đúng giai điệu và lời ca, hát đồng đều và rõ lời.

II. CHUẨN BỊ:

Hát chuẩn xác bài Đàn gà con.

Tập đệm đàn cho bài hát. Dụng cụ gõ thanh phách, song loan.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

(33)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

* KTBC:(3-5’)

Gọi 2-3hs hát bài tìm bạn thân, lý cây xanh 1.Bài mới

2.1 GTB: 1’

2.2/ Hoạt động 1 ( 28-30’): Dạy hát.

+ Cấu trúc bài hát là một đoạn đơn, 2 câu cân phương.

Giai điệu bài ca vui vẻ, bình ổn phù hợp với lứa tuổi HS lớp 1. Bài hát có 2 lời ca. Mỗi lời ca được ngắt thành 4 câu ngắn.

* Nội dung bài hát ca ngợi vẻ đẹp xinh tươi của những chú gà con đi ăn bên mẹ.

+ GV hát mẫu cho HS nghe.

- Cả lớp đồng thanh đọc lời ca theo tiết tấu của bài hát.

- GV dạy cho HS hát từng câu theo lối móc xích.

- Chia lớp thành 2 dãy, hát thay phiên cho thuộc.

- Cho HS hát theo tổ hoặc theo nhóm kết hợp gõ đệm theo nhịp.

- HS hát cá nhân vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp.

2.3/ Hoạt động 2: Vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách.

+ Vỗ tay đệm theo phách. GV làm mẫu, HS làm theo.

Trông kia đàn gà con lông vàng. Đi theo mẹ tìm ăn trong vườn.

x x x x x x x x

Cùng tìm mồi ăn ngon ngon. Đàn gà con đi lon ton.

x x x x x x x x - Cho HS vừa hát vừa kết hợp gõ đệm theo phách nhiều lần cho nhuần nhuyễn.

3/ Hoạt động 3: Kết thúc.2-5’

GV đệm đàn và hát 1 lần, cả lớp hát theo kết hợp gõ đệm theo phách.

- Vừa rồi các em được học bài hát gì?

- Bài hát ca ngợi điều gì?

* Qua bài hát các em cần phải biết yêu quí các loài vật có ích.

- GV nhận xét tiết học.

Về nhà tập hát cho thuộc lời ca, tập gõ đệm theo phách hoặc theo nhịp.

Thực hiện yc

- HS chú ý lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc lời ca.

- HS hát theo h/dẫn của GV.

- HS thực hiện.

- HS thực hiện.

- HS thực hiện.

- HS chú ý và làm theo.

- HS thực hiện theo tổ, nhóm.

- HS thực hiện.

- HS trả lời.Đàn gà con.

- Vẻ đẹp xinh tươi của những chú gà con đi ăn bên mẹ.

- HS lắng nghe, thực hiện.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính trừ - Thái độ: HS yêu thích môn

Kiến thức: - Củng cố về bảng trừ và làm tính trừ trong phạm vi các số đã học.. Kĩ năng: - Qsát tranh, nêu bài toán và biểu thị tình huống trong tranh bằng

[r]

+Ñaët tính: *Vieát soá bò tröø , roài vieát soá tröø xuoáng döôùi sao cho caùc chöõ soá ôû cuøng moät haøng ñôn vò thaúng coät vôùi nhau.. *Vieát

- Vận dụng được kiến thức kĩ năng đã học vào giải toán có lời văn.. - Phát triển các năng lực

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ ( có nhớ) trong phạm vi 100 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.. - Phát

1.Kiến thức : Làm được các phép tính trừ trong phạm vi số đã học, tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thích hơp.. 2.Kĩ năng: Rèn cho HS thực hiện

PHÒNG GIÁO DỤC &amp; ĐÀO TẠO QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐOÀN KẾT.. MÔN: