• Không có kết quả nào được tìm thấy

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI SỞ TÀI CHÍNH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI SỞ TÀI CHÍNH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ"

Copied!
119
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THÁI HOÀNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN

SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI SỞ TÀI CHÍNH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ



Chuyên ngành : Quản lý kinh tế ứng dụng Mã số: 83 40 41 0

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG TRỌNG HÙNG

Huế, 2018

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, chính xác và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào, mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này chân thànhđược cảm ơn.

Tôi xin cam đoan rằng, các thông tin trích dẫn sử dụng trong luận văn này đãđược chỉ rõ nguồngốc.

Thừa Thiên Huế, tháng07 năm 2018 Người cam đoan

Nguyễn Thái Hoàng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành bày tỏ lòng cám ơn sâu sắc đến tất cả các cá nhân, đơn vị đã giúpđỡ tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận vănnày.

Lời cảm ơn đầu tiên tôi xin gửi đến Thầy TSHoàng Trọng Hùng, người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.

Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ban lãnh đạo cơ quan Sở Tài chính tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các anh chị Phòng Tài chínhĐầu tư(Sở Tài chinh), Phòng Đấu thầu, Thẩm định và Giám sát đầu tư (Sở kế hoạch và Đầu tư)và các bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian học tập lớp caohọc.

Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp tận tình của quýthầy cô và các bạn.

Cuối cùng, tôi xin được cám ơn đến gia đình, những người bạn thân và bạn bè đã động viên, chia sẻ cùng tôi những khó khăn, tạo điều kiện cho tôi học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn này./.

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả

Nguyễn Thái Hoàng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên học viên:NGUYỄN THÁI HOÀNG

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế ứng dụng Mã số:8340410 Niên khóa: 2016–2018

Người hướng dẫn khoa học:TS. HOÀNG TRỌNG HÙNG

Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI SỞ TÀI CHÍNH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Vốn đầu tư XDCB từNSNN là một nguồn lực tài chính hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong thời gian qua cơ chế quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Thừa Thiên Huế đã được cải tiến, nhưng vẫn còn hạn chế, bất cập đó chính là việc sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN chưa hiệu quả, phân bổ vốn còn dàn trải, tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư XDCB gây bức xúc trong dư luận. Do đó,việc nghiên cứuphân tíchđánh giá quản lý về vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại Sở Tài chính tỉnh Thừa Thiên Huế có ý nghĩa hết sức quan trọng.Đócũnglà lý do củaviệclựachọn đềtài.

2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu: số liệuthứcấp và số liệu sơcấp -Phương pháp phân tích: thống kê mô tả,phương pháp chuyên gia.

- Tổng hợp và xử lýsố liệu:sử dụngMicrosoft Excel 2013;

3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp của luận văn

Luận văn đã hệ thống hóa lý luận cơ bản về công tác quản lý nhà nước về vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Trên cơ sở phân tích thực trạng về vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Thừa Thiên Huế và thực trạng công tác quản lý nhà nước về vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại Sở Tài chính đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại Sở Tài chính.

Kết luận: Việc quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN tạiSở Tài chính để giải quyết những vấn đề tồn tại đòi hỏi những chính sách phù hợp nhằm quảnlý có hiệu quả.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

GDP : Tổng sản phẩm quốc nội

GRDP : Tổng sản phẩm trong tỉnh

NSNN : Ngân sách Nhànước

NSTW : Ngân sách trung ương

NSĐP : Ngân sách địa phương

XDCB : Xây dựngcơbản

XDCB từ NSNN : Xây dựngcơ bản từ ngân sách nhà nước

QLDA : Quản lý dựán

UBND : Uy ban nhân dân

HĐND : Hội đồng nhân dân

TH/KH : Thực hiện so với kếhoạch

TPCP : Trái phiếu Chính phủ

KTTH : Kinh tếtổng hợp

FDI :Đầu tư trực tiếp nước ngoài

VND :Đồng Việt Nam

USD :Đô la Mỹ

THCS : Trung học cơ sở

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan……….. i

Lời cảm ơn……….. ii

Tóm lược luận văn……….. iii

Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu……… iv

Mục lục………... v

Danh mục các bảng, biểu………... viii

Danh mục các sơ đồ………... ix

PHẦN 1: MỞ ĐẦU……….. 1

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu………... 1

2. Mụctiêu nghiên cứu của đề tài……….. 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……….. 2

4. Phương pháp nghiên cứu……… 3

5. Đóng góp của luận văn………... 5

6. Cấu trúc luận văn……….... 5

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU... 6

Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC… 6 1.1. Tổng quan về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước…… 6

1.1.1. Khái niệm vềvốn đầu tưxây dựng cơbản từngân sáchnhà nước…….. 6

1.1.2. Đặc điểm của vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước... 7

1.1.3. Vai trò của vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước…….. 8

1.1.4. Phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước……… 9

1.2. Một số vấn đề lý luận chung quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước ……… 10

1.2.1. Một số khái niệm cơ bản……….. 10

1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước………... 12

1.2.3. Mục đích, yêu cầu và tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước………... 14

1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về vốn đầu tưxây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ……….. 18

1.2.5. Tổ chức quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính... 25

1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước……… 26

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

1.3. Một số kinh nghiệm và bài học vận dụng đối với quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của các Sở Tài chính

địa phương trong nước………... 30

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướccủa Sở Tài chính tỉnh Quảng Trị... 30 1.3.2. Kinh nghiệm quản lý về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướccủa Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh... 31 1.3.3. Bài học vận dụng đối với công tác quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính tỉnh Thừa Thiên Huế... 33 Chương 2:THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỐN ĐẦU TƯ

XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI SỞ TÀI CHÍNH

THỪA THIÊN HUẾ TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2016………. 35 2.1. Tình hình cơ bản của tỉnh Thừa Thiên Huế ảnh hưởng đến công tác

quản lý vốn đầu tư XDCB từNSNNtrên địa bàn………... 35 2.1.1. Vị trí, đặc điểm tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế ………. 35 2.1.2. Tình hình kinh tế- xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế ………. 38 2.1.3. Thực trạng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012- 2016……….. 41 2.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính Thừa Thiên Huế... 49 2.2.1. Cơ chế quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính Thừa Thiên Huế... 49 2.2.2. Tình hình quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướctại Sở Tài chính Thừa Thiên Huế... 52 2.3. Đánh giá chung thực trạng quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính Thừa Thiên Huế từ năm

2012–2016……… 64

2.3.1. Những kết quả đạt được………... 66 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân………... 73 Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH TẠI SỞ TÀI CHÍNH THỪA THIÊN HUẾ... 81 3.1. Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về vốn đầu tư

xây dựng cơ bản từ ngân sách nhànước tỉnh tại sở Tài chính………… 81 3.1.1. Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội tại tỉnh Thừa Thiên Huế 5 năm

2016– 2020 ……… 81

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

3.1.2. Định hướng đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 –2020... 82

3.1.3. Quan điểm quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tỉnh tại Sở Tài chính tỉnh Thừa Thiên Huế……….. 83

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về vốn đầu tư XDCB từNSNN tỉnh của Sở Tài chính tỉnh Thừa Thiên Huế... 84

3.2.1. Hoàn thiện các văn bản quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướctỉnh……….. 84

3.2.2. Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch vốn, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, thẩm tra phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướctỉnh……… 86

3.2.3. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng quản lý công tác quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành từ ngân sách nhà nước tỉnh………… 88

3.2.4. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, thanh tra tài chính trong quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN tỉnh……….. 88

3.2.5. Hoàn thiện và áp dụng công nghệ thông tin hiện đại trong tất cả các khâu trong quy trình quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN tỉnh ……… 89

3.2.6. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từngân sách nhà nướccủa tỉnh Thừa Thiên Huế ……… 90

PHẦN 3: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN... 93

Kết luận ... 93

Kiến nghị... 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO………... 96

Phụ lục 1: MẪU PHIẾU PHỎNG VẤN ……….. 100

Phụ lục 2: TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHỎNG VẤN………... 105 Quyết định của Hội đồng chấm luận văn

Nhận xét 2 Phản biện luận văn thạc sĩ

Biên bản của Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ Bản giải trình chỉnh sữa luận văn

Xác nhận hoàn thiện luận văn

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1:Các chỉ tiêu phát triểnkinh tếchủ yếu đạt được trong giai đoạn

2012-2016………....39 Bảng 2.2: Vốn đầu tưtoàn xã hộicủa tỉnh Thừa Thiên Huếgiaiđoạn

2012-2016...43 Bảng 2.3: Chi đầu tư XDCB từ NSNNtỉnhtrong tổng chi NSNN của tỉnh

Thừa Thiên Huếtừ năm 2012- 2016………...44 Bảng 2.4: Kết quả thực hiện vốn đầu tư XDCB từ NSNNcấptỉnh giai đoạn

2012-2016……….56 Bảng 2.5 : Kết quả quyết toán dự án hoàn thành tại Sở Tài chính tỉnh

Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012- 2016………...62 Bảng 2.6 : Mộtsố thông tin của người được khảo sát điều tra………...………...65 Bảng2.7. Đánh giá vềcông tác tham gia xây dựng kế hoạch vốn đầu tưXDCB

từ NSNN tỉnh của Sở Tài chính……….………....68 Bảng2.8. Đánh giá vềcông tác phân bổ vốnvà thẩm tra phân bổ vốn đầu tư

XDCB từ NSNN tỉnh tại Sở Tài chính………..….69 Bảng 2.9.Đánh giá vềcông tác công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN

tạiSở Tài chính………..……...71

Bảng 2.10. Đánh giá vềcông tác kiểm tra, giám sát vốn đầu tư XDCB từ NSNN tỉnhtại Sở Tài chính...72 Bảng 2.11. Đánh giá nguyên nhân và hạn chế quản lývốn đầu tư XDCB

từ NSNN ……….…...77

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Tình hình thực hiện thu, chi NSNN tỉnh Thừa Thiên Huế…………..40 Biểu đồ 2.2: Tình hình chiđầu tư XDCB từ NSNN tỉnh Thừa Thiên Huế…….….45 Sơ đồ 2.1: Tổ chứcquản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại Sở Tài chính………..50

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước là một nguồn lực tài chính hết sức quan trọng để phát triển kinh tế xã hội cho nhà nước và tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong thời gian qua, việc huy động và sử dụng vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Thừa Thiên Huế đãđóng góp quan trọng vào việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo môi trường thuận lợi góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân trong tỉnh. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt cùng với sự vào cuộc nghiêm túc của các cấp, ngành, địa phương bằng các chương trình hànhđộng cụ thể, nên tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012-2016 đã có chuyển biến tích cực:cơ cấu kinh tế chuyển dịchtheo hướng tích cực và phù hợp với những lợi thế của tỉnh về phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ y tế, giáo dục...

Với mục tiêu phấn đấu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường, một đô thị bền vững, Thừa Thiên Huế rất cần một hệthống cơ sởhạ tầng đồng bộ, hiện đại. Chính vì vậy mà việc hoàn thiện quản lý nhà nước về vốn đầu tư XDCB từ NSNN tỉnh nhằm khắc phục các hạn chế của công tác đầu tư, mang lại hiệu quả cao là vấn đề có tính cấp thiết, cần được nghiên cứu và thực hiện một cách thấu đáo. Nằm trong xu thế chung của cả nước, để huy động được vốn và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư XDCB từ NSNN cần vai trò quản lý của Nhà nước để tạo lập cơ chế, chính sách, hoàn thiện quy hoạch, đảm bảo huy động tối đa các nguồn lực. Tuy nhiên, cơ chế quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian qua đãđược cải tiến theo hướng tăng cường phân công, phân cấp cho các ngành và địa phương, nhưng công tác quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước vẫn còn một số hạn chế, bất cập đóchính là việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước chưa hiệu quả, phân bổ vốn còn dàn trải, chậm tiến độ; tình trạng thất thoát, sai phạm, lãng phí vốn

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

đầu tư xây dựng cơ bản còn xảy ra nhiều, gây bức xúc trong dư luận; một số công trình, dự án chưa đạt mục tiêu như khi trình và phê duyệt dựán, gánh nặng đầu tư vẫn đặt lên NSNN vốn đã hạn hẹp, các nguồn vốn khác ngoài NSNN đã được chú trọng song chưa đáp ứng yêu cầu. Do đó, việc nghiên cứu phân tích và đánh giá công tác quản lý nhà nước về vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính tỉnh Thừa Thiên Huếcó ý nghĩa hết sức quan trọng.Đócũnglà lý do củaviệc lựachọn đềtài“Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước tại Sở Tài chính tỉnh Thừa Thiên Huế" để làm luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế chuyên ngành: Quản lý kinhtế ứng dụng.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung

Mụctiêu nghiên cứu cơ bản của luận văn là đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại Sở Tài chính tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý nhà nước về vốn đầu tư XDCB từ NSNN tạiSở Tài chính tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn2012 - 2016;

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý nhà nước về vốn đầu tưXDCB từ NSNN;

-Đánh giáthực trạngcông tác quản lý nhà nước về vốn đầu tưXDCB từ NSNN tạiSở Tài chính tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012 - 2016, làm rõ những thành tựu đạt được, chỉ rõ những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.

-Đề xuất các giải pháp nhằmhoàn thiện công tác quản lý nhà nước về vốn đầu tưXDCB từNSNN tỉnh tại Sở Tài chính Thừa Thiên Huếtừ nay đến năm 2020.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướctại Sở Tài chính tỉnh Thừa Thiên Huế.

3.2. Phạm vi nghiên cứu:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

- Về không gian: Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nướctỉnhtại Sở Tài chính tỉnhThừa Thiên Huế.

- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạngcông tác quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tỉnh tại Sở Tài chính tỉnh Thừa Thiên Huế được khảo sát từ số liệu thứ cấp giai đoạn từ năm2012–2016 và số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điềutra khảo sát đánh giá từ tháng 01/2018.

- Về nội dung: Đề tài tập trung làm rõ thực trạng công tác quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh hiện nay(từ lập kế hoạch vốn, phân bổ, quyết toán và kiểm tra, giám sát vốn) tại Sở Tài chính tỉnh Thừa Thiên Huế. Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước đến năm 2020.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về vốn đầu tư XDCB từNSNN, quá trình thực luận văn đã sử dụng các phương pháp sau đây:

4.1. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin số liệu

- Thu thập số liệu thứ cấp:sử dụng phương pháp hệ thống để hệ thống hoá các văn bản, chính sách, pháp luật về đầu tư xây dựng hiện hành của Nhà nước, của Tỉnh và từ các đề tài, báo cáo khoa học, tạp chí chuyên ngành qua các cổng thông tin điện tử, mạng Internet, từ nguồn số liệu thống kê, niên giám thống kê và từ số liệu thu thập tại phòng Tài chính Đầu tư thuộc Sở Tài chính, các báo cáo của các Sở, ngành và của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huếvề đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển giai đoạn 2012-2016 để phân tích, làm rõ về lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý nhà nướcvề vốn đầu tư XDCB từ NSNN.

- Thu thập số liệu sơ cấp:Phương phápthu thập dữ liệu sơ cấp cho một cuộc nghiên cứu, phải sử dụng phối hợp nhiều phương pháp với nhau để đạt hiệu quả mong muốn, với số lượng mẫu phụ thuộc vào phạm vi nghiên cứu của đề tài, học viên sử dụng phương pháp điều tra khảo sát loại bảng hỏi. Phương pháp xử lý số liệu được sử dụng là thống kê mô tả dựa trên cơ sở lập bảng thông kê đơn giản

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

nhưng phù hợp để phản ánh các nhận định ban đầu của các đối tượng điều tra phục vụ cho nghiên cứu.

Đối tượng khảo sát điều tra trên cơ sở tiến hành thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn dùng bảnghỏi cho34 người thuộc các phòng nghiệp vụ tài chính chuyên ngành là các chuyên gia quản lý tài chính nhà nướcthuộc Sở Tài chính Thừa Thiên Huế với 3nhóm đối tượng :

+ Các chuyên gia là LãnhđạoSở Tài chính tỉnh Thừa Thiên Huế.

+ Các chuyên gia là Trưởng phòng, phó trưởng phòng quản lý tài chính chuyên ngành củaSở Tài chính tỉnh Thừa Thiên Huế.

+ Các chuyên gia là chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính và chuyên viên trực tiếpquản lý nhà nướctrong lĩnh vực tài chính đầu tư.

Đây là những người có kiến thức lý luận và thực tế, rất am hiểu về công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh nói riêng nên dù số lượng tham gia điều tra và phỏng vấn không lớn nhưng kết quả vẫn đảm bảo độ tincậy.

Nội dung phỏng vấn được thiết kế sẵn và sắp xếp theo một trật tự của suy luận logic (diễn dịch, quy nạp hoặc loại suy), để có thể thu được những thông tin chuẩn xác về sự vật hoặc hiện tượng từ đối tượng điều tra vàđược xử lý dựa trên cơ sở lập bảng thống kê 7 câu hỏi khảo sát quá trình quản lý nhà nước về vốn đầu tư XDCB từ NSNN cấp tỉnhtại Sở Tài chính.

4.2. Phương pháp phân tích số liệu

- Đối với số liệu thứ cấp: Luận văn sử dụng phương pháp phân tích số liệu tuyệt đối có sẵn qua các năm được thu thập tại phòng Tài chính Đầu tư thuộc Sở Tài chính, phòngĐầu thầu thẩm định và giám sát đầu tư thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư được xử lý bởi chương trình Microsoft Excel 2013 trên máy tínhđể phân tích số liệu thu thập từ năm 2012 đến năm 2016.

- Đối với số liệu sơ cấp: Sau khi thu thập, được thống kê mô tả qua bảng thống kê. Bảng thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này là bảng thống kê đơn giản. Học viên đã sử dụng thang đo nghiên cứu từ phương pháp phân tích chỉ số cá

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

thểtrong hệ thống thang đo thống kê đểtính toánđơn giản cho việc đánh giá mức độ phản ảnh thực trạng quản lý nhà nước về vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại Sở Tài chính nhằm giúp cho việc phân tích số liệu thống kê được rõ ràng; có thể so sánh, đối chiếu và kết hợp với nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá bản chất hiện tượngnghiên cứu.

5. Đóng góp của Luận văn

Luận văn đã hệ thống hóa một số lý luận công tác quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước. Đặc biệt đi sâu vào nội dungquản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướctại Sở Tài chính.

Làm rõ thực trạng công tácquản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính giai đoạn từ năm 2012 - 2016, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những kết quả và hạn chế đó. Đề xuất giải pháp có tính tham khảo nhằm tăng cường quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.

6. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương với nội dung như sau:

Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước

Chương 2. Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế tại Sở Tài chính từ năm2012 đến năm2016

Chương 3.Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ

Trường Đại học Kinh tế Huế

ngân sách nhà nước tạiSở Tài chính Thừa Thiên Huế
(16)

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1. Tổng quan về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước 1.1.1. Khái niệm về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước 1.1.1.1- Khái niệm chungvốn đầu tư xây dựng cơ bản

Xây dựng cơ bản xét về bản chất nó là ngành sản xuất vật chất có chức năng tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân thông qua hình thức xây dựng mới, xây dựng lại hay hiện đại hoáhay khôi phục lại tài sản đã có, vì thế để tiến hành được các hoạt động này thì cần phải có nguồn lực hay còn gọi là vốn. Vậy, vốn đầu tư xây dựng cơ bản là những chi phí bằng tiền để xây dựng mới, mở rộng, xây dựng lại hoặc khôi phục năng lực sản xuất của tài sản cố định trong nền kinh tế.

Có rất nhiều khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản khác nhau,tại Điều 5 Điều lệ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản kèm theo Nghị định 385-HĐBT ngày 07/11/1990 của Hội đồng Bộ trưởng đã khái niệm về vốn đầu tư xây dựng cơ bản như sau:

“Vốn đầu tư xây dựng cơ bản chính là toàn bộ chi phí để đạt được mục đích đầu tư, bao gồm chi phí cho việc khảo sát, quy hoạch xây dựng, chuẩn bị đầu tư, chi phí về thiết kế và xây dựng, chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị và các chi phí khác ghi trong tổng dự toán”[28]

1.1.1.2- Khái niệmvốn đầu tư xây dựng cơ bản từngân sách nhà nước Đứng trên khía cạnh vai trò của nền kinh tế quốc dân để cho rằng: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước là một bộ phận quan trọng của vốn đầu tư trong nền kinh tế quốc dân, đồng thời là một nguồn lực tài chính công rất quan trọng của quốc gia. Dưới giác độ một nguồn lực tài chính quốc gia,vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướclà một bộ phận của quỹ ngân sách nhà nước trong khoản chi đầu tư của ngân sách nhà nước hàng năm được bố trí cho đầu tư vào các

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

công trình, dự án xây dựng cơ bản của Nhà nước.

Như vậy, có thể hiểukhái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước như sau: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước là vốn của ngân sách nhà nước được cân đối trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm,được Nhà nước dành cho việc đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạtầng, kinh tế, xã hội mà không có khả năng thu hồi vốn cũng như các khoản chi đầu tư khác theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước cho sự phát triển nền kinh tế của một địa phương, của một quốcgia.

1.1.2. Đặc điểm của vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước Từkhái niệm về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước, có thể thấy nguồn vốn nàynó mang các đặc điểm sau:

Thứ nhất, Vốn đầu tư XDCB từ NSNN gắn với hoạt động ngân sách nhà nước nói chung và hoạt động chi ngân sách nhà nước nói riêng, gắn với quản lý và sử dụng vốn theo phân cấp về chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển. Do đó, việc hình thành, phân phối, sử dụng và thanh quyết toán nguồn vốn này được Quốc hội phê chuẩn và các cấp chính quyền (chủ yếu làHĐND tỉnh) phê duyệt hàng năm.

Thứ hai:Quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn đầu tưXDCB bị tách rời nhau.

Vốn đầu tư XDCB từNSNN là thuộc quyền sở hữu Nhà nước. Nhà nước là chủ thể có quyền chi phối và định đoạt nguồn vốn ngân sách nhà nước dành cho đầu tư xây dựng cơ bảnvà là người đề ra chủ trương đầu tư, có thẩm quyền quyết định đầu tư, phê duyệt thiết kế dự toán. Nhưng quyền sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN lại giao cho một tổ chức bằng việc thành lập các chủ đầu tư, các Ban quản lý dự án.

Chủ đầu tư và các Ban quản lý dự án là người được Nhà nước giao trách nhiệm trực tiếp quản lý và sử dụng vốn để thực hiện đầu tư theo quy định của pháp luật. Xuất phát từ đặc điểm này mà trong quản lý vốn đầu tưXDCB từNSNN dễ bị thất thoát.

Thứ ba: Vốn đầu tư XDCB từ NSNN thường có quymô lớn. Các công trình được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn này đa số là các công trình lớn, có phạm vi ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển kinh tế- xã hội; tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng, địa phương hoặc ngành của nền kinh tế.Vì vậy, quản lý và cấp vốn

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

đầu tưXDCB từ NSNN phải thiết lập các biện pháp quản lý và cấp vốn đầu tư phù hợp nhằm đảm bảo tiền vốn được sử dụng đúng mục đích, tránh ứ đọng, thất thoát vốn, đảm bảo quá trình đầu tư xây dựng các công trình được thể hiện liên tục đúng kế hoạch và tiến độ đãđược xác định.

Thứ tư: Khả năng thu hồi vốn thấp hoặc không thể thu hồi vốn trực tiếp. Mặc dù tất cả các công trình XDCB từ NSNN đều là những công trình có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế nhưng khả năng thu hồi vốn lại rất thấp, thậm chí không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Do vậy, các dự án này thường không hấp dẫn các thành phần kinhtế khác.

Thứ năm: Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác sử dụng. Người quyết định đầu tư có trách nhiệm bố trí đủ vốn theo tiến độ thực hiện dự án, nhưng không quá 3 năm đối với dự án nhóm C, không quá 5 năm đối với dự án nhóm B.

Từ những đặc điểm trên đây cho thấy: Nếu các chủ đầu tư, các Ban quản lý dự án không ngừng nâng cao tinh thần trách nhiệm, trìnhđộ chuyên môn nghiệp vụ không đáp ứng yêu cầu quản lý; Nhà nước không tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra bằng những cơ chế chính sách ràng buộc trách nhiệm thì thất thoát lãng phí trong đầu tưXDCB từ NSNNlà không thể tránh khỏi.

1.1.3. Vai trò của vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước Từ những vấn đề nêu trên cho thấyvốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước là nguồn động lực để phát triển kinh tế, vừa là công cụ để điều tiết, điều chỉnh nền kinh tế và định hướng trong xã hội,vai trò đó thể hiện trên các mặt sau:

Một là, Vốn đầu tư XDCB từ NSNNgóp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, hình thành kết cấu hạ tầng chung cho đất nước như giao thông, thủy lợi, điện, trường học, trạm y tế… Tốc độ và quy mô tăng đầu tưxây dựng cơ bảngóp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế quốc dân, tái tạo và tăng cường năng lực sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng thu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

nhập quốc dân và tổng sản phẩm xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Hai là, Vốn đầu tư XDCB từ NSNN góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành những ngành mới, tăng cường chuyên môn hóa và phân công lao động xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tập trung vốn đầu tư vào những ngành, lĩnh vực trọng điểm, mũi nhọn như công nghiệp dầu khí, hàng không, hàng hải, đặc biệt là giao thông vận tải đường bộ, đường sắt cao tốc, đầu tư vào một số ngành công nghệ cao... bố trí lại hợp lý có hiệu quả các nguồn lực, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế.

Ba là, Vốn đầu tư XDCB từ NSNN có vai trò định hướng hoạt động đầu tư trong nền kinh tế. Việc Nhà nước bỏ vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng và các ngành, lĩnh vực có tính chiến lược không những có vai trò dẫn dắt hoạt động đầu tư trong nền kinh tế mà còn góp phần định hướng hoạt động của nền kinh tế. Thông qua đầu tưxây dựng cơ bản vào các ngành, lĩnh vực khu vực quan trọng, vốn đầu tư XDCB từ NSNN có tác dụng kích thích các chủ thể kinh tế, các lực lượng trong xã hội đầu tư phát triển sản xuất – kinh doanh, tham gia liên kết và hợp tác trong xây dựng hạ tầng và phát triểnkinh tế- xã hội.

Bốn là, Vốn đầu tư XDCB từ NSNN có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội như xóa đói, giảm nghèo, phát triển vùng sâu, vùng xa.

Thông qua việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, các cơ sở sản xuất –kinh doanh và các công trình văn hóa, xã hội góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

1.1.4. Phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước Tuỳ theo mục tiêu quản lý của từng loại nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN mà có các tiêu thứcphân loại như sau:

1.1.4.1. Theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước:

- Vốn đầu tư của ngân sách nhà nước Trung ương (NSTW) được hình thành từ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

các khoản thu của NSTW nhằm đầu tư cho các dự án phục vụ cho lợi ích quốc gia.

Nguồn vốn này được giao cho các bộ, ngành quản lýthực hiện;

- Vốn đầu tư của ngân sách nhà nước Địa phương (NSĐP) được hình thành từ các khoản thu của NSĐP nhằm đầu tư cho các dự án phục vụ cholợi ích của từng địa phương đó. Nguồn vốn này thường được giao cho các cấp chính quyền địa phương quản lýthực hiện. Hiện nay ngân sách nhà nước Địa phương bao gồm: ngân sách nhà nước cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách cấp tỉnh) ngân sách nhà nước cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách cấp huyện) và ngân sách nhà nước cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã).

1.1.4.2. Theo mức độkế hoạchvốn đầu tư:

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung (vốn trong nước và vốn ngoài nước):

Nguồn vốn này được hình thành theo kế hoạch với tổng mức vốn và cơ cấu vốn do Thủ tướng Chính phủ quyết định giao cho từng bộ, ngành và từng tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương;

-Vốn đầu tưxây dựng cơ bảntheo thời đoạn kế hoạch:Vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngắn hạn ( Dưới 5 năm); Vốn đầu tư xây dựng cơ bản trung hạn ( Từ 5 đến 10 năm); Vốn đầu tư xây dựng cơ bản dài hạn ( Từ 10 năm trở lên)

Qua phân loại trên đâyta thấyvốn đầu tưXDCB từ NSNNlà nguồn vốn cấp phát trực tiếp từ ngân sách Nhà nước không hoàn lại nên dễ bị thất thoát, lãng phí, đòi hỏi phải quản lý chặtchẽ.

1.2. Một số vấn đề lý luận chung quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước

1.2.1. Một số khái niệm cơ bản

1.2.1.1. Khái niệm về quản lý nhà nước

Theo Giáo trình quản lý hành chính nhà nước, về quản lý nhà nước được khái niệm: “Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổquốcXã hội chủ nghĩa”.[12]( Giáo trình quản lý hành chính nhà nước, tập 1, trang 407)

1.2.1.2. Khái niệm quản lý Nhà nước về kinh tế

Quản lýcủa Nhà nước đối với nềnkinh tếquốc dânlà sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đặt ra, trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốctế.[8](Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế, trang 21)

Theo nghĩa rộng, quản lý Nhà nước về kinh tế được thực hiện thông qua cả ba loại cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của Nhà nước. Theo nghĩa hẹp, quản lý Nhà nước về kinh tế được hiểu như hoạt động quản lý có tính chất Nhà nước nhằm điều hành nền kinh tế, được thực hiện bởi cơ quan hành pháp (Chính phủ).

1.2.1.3. Khái niệm quản lý nhà nước vềvốn đầu tưXDCB tNSNN

Xuất phát từ những khái niệm cơ bản trên đây, ta có thể đưa ra khái niệm quản lý nhà nước về vốn đầu tư XDCB từ NSNN như sau: Quản lý Nhà nước về vốn đầu tư đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước là những tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng của cơ quan nhà nước có chức năng, thẩm quyền tới các đơn vị và cá nhân thực hiện quá trình huyđộng, sử dụng vốn đầu tư, thông qua các cơ chế, chính sách của Nhà nước nhằm đạt được hiệu quả sử dụng vốn ngân sách Nhà nước một cách cao nhất đảm bảo việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất – kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho nền kinh tế phát triển. Từkhái niệm này có một số điểm cần chú ý:

Thứ nhất, Nhà nước là cơ quan sở hữu nguồn vốn ngân sách nhà nước đồng thời là cơ quan cấp vốn. Như vậy Nhà nước là chủ thể quản lý nhà nước về vốn đầu tư XDCB từ NSNN bao gồm các cơ quan chức năng của Nhà nước thực hiện quản lý vĩmôđối với vốn đầu tưXDCB từ NSNN thông qua các đơnvị:

+ Chủ đầu tư là cơ quan được Nhà nước cấp vốn đầu tư thực hiện quản lý dự ánlà cơ quan thụ hưởng vốn (có thể là cơ quan khai thác sử dụng dự án).

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

+ Kho bạc nhà nước là cơ quan trực tiếp quản lý luồng tiền đi ra từNSNN.

Thứ hai, Nếu xét về mặt hiện vật thì đối tượng quản lý chính là vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư XDCB; nếu xét về cấp quản lý thì đối tượng quản lý vốn đầu tưXDCB từ NSNN chính là cơ quan sử dụng vốn đầu tưXDCB từ NSNN;

Thứ ba, Các khách thể tham gia vào hoạt động quản lý là những cơ quan liên quan đến quản lý đầu tư bao gồm, các Nhà thầu là đơn vị trực tiếp thi công thực hiện dự án và là đơn vị trực tiếp nhậnvốn.

Theo đó tất cả các chủ thể cơ quan trên đều trực tiếp quản lý vốn đầu tư XDCB phù hợp với chức năng đặc điểm của mình.

Thứ tư, Mục tiêu quản lý nhà nước về vốn đầu tư XDCB từ NSNN là bảo đảmsửdụngvốn đúngmục đích, đúngnguyên tắc, đúngtiêu chuẩn,chế độquyđịnh và nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội của đầu tư XDCB nhằm phục vụ lợi ích của người dân, xã hội. Mục tiêu cụthể ở tầm vĩmô là phát triển kinh tế với tốc độ tăng GDP cao và ổn định với cơ cấu kinh tế phù hợp, nâng cao đời sống nhân dân. Đối với từng dự án, mục tiêu cụ thể là với một số vốn nhất định của Nhà nước có thể tạorađượccông trình có chất lượng tốtnhất, thựchiệnnhanh nhấtvà rẻ nhất.

Để quản lý hiệu quả cần phải có cơ chế quản lý phù hợp. Một cơ chế quản lý bao gồm những quy định về nội dung, trình tự công việc; tổ chức bộ máy để thực thi công việc và những quy định về trách nhiệm khi thực hiện các quy định đó.Từ đó, cho thấy công tác quản lý nhà nước về vốn đầu tưXDCB từ NSNN là một vấn đề lớn rất nhạy cảm, nếu không được quản lý vốn chặt chẽ sẽ gây ra những thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Vì vậy, tăng cường quản lý vốn đầu tưXDCB từ NSNNlà vấn đề hết sức cấp thiết trong giai đoạn hiệnnay.

1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

Đầu tư xây dựng cơ bản là lĩnh vực mang tính đa dạng và phức tạp, những đặc điểm của nó có tác động chi phối đến sự vận động của vốn đầu tư XDCB từ NSNN và đòi hỏi cần phải có cách thức tổ chức quản lý vốn phù hợp dựa trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

Nguyên tắcthứ nhất: Đúng đối tượng

Phân bổ vốn đầu tư XDCB từ NSNN được thực hiện theo phương thức không hoàn trả nhằm đảm bảo vốn để đầu tư các dự án cần thiết phải đầu tư thuộc kết cấu hạ tầngkinh tế- xã hội, quốc phòng an ninh…Từ đó tạo ra cơ sở vật chấtkỹ thuật cần thiết cho sự phát triển toàn diện và cân đối của nền kinh tế quốc dân.

Nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN chỉ được sử dụng để thanh toán cho các dự án thuộc đối tượng sử dụng vốnNSNN theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Nguyên tắc thứ hai: Thực hiệnnghiêm chỉnh trình tự đầu tưxây dựng, có đủ các tài liệu thiết kế và dự toán được duyệt.

Trình tự đầu tư xây dựng là trật tự các giai đoạn, các bước công việc trong từng giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng từng công trình. Các dự án không phân biệt quy mô và mức vốn đầu tư đều phải thực hiệnnghiêm chỉnh trình tự đầu tưxây dựng gồm 3 giai đoạn : Giai đoạn chuẩn bị đầu tư thể hiện được chủ trương và quyết định đầu tư được duyệt dự án; Giai đoạn thực hiện đầu tư thể hiện công tác chuẩn bị xây dựng và thực hiện công tác xây dựng; Giai đoạn kết thúc đầu tư đưa công trình vào khai thác sử dụng.

Nguyên tắc 3: Đúng mục đích, đúng kế hoạch.

Nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN được xác định trong kế hoạch vốn ngân sách nhà nước hàng năm dựa trên kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội củatừng giai đoạn và khả năng nguồn vốn củaNSNN của tỉnh. Vì vậy, quản lý và cấp phát vốn đầu tư XDCB từ NSNN phải đúng mục đích, đúng kế hoạch nhằm tuân thủ đúng nguyên tắc quản lý NSNN và đảm bảo đúng kế hoạch vàcân đối của tỉnh. Nguyên tắc này đòi hỏi chỉ được cấp vốn cho những khối lượng đãđược ghi trong kế hoạch đầu tưXDCB của Nhà nước, không được sử dụng cho mục đích khác.

Nguyên tắc 4: Theo mức độ khối lượng thực tế hoàn thành kế hoạch và chỉ trong phạm vi giá dự toán được duyệt.

Một trong những nguyên tắc quan trọng trong quản lý nhà nước về vốn đầu tư XDCB từ NSNN là quản lý theo dự toán đãđược cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Vì vậy, quản lý và cấp phát vốn chỉ trong phạm vi đã được duyệt. Khối lượng xây

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

dựng cơ bản hoàn thành được cấp vốn thanh toán phải là khối lượng đã thực hiện, đúng thiết kế, thực hiện đúng trình tự đầu tư và xây dựng, có trong dự toán, có trong kế hoạchvốn xây dựng cơ bản năm và đã được nghiệm thu bàn giao theo đúng chế độ quy định của Nhà nước.

Nguyên tắc 5: Giám đốc bằng đồng tiền.

Giám đốc bằng đồng tiền thực hiện với mọi dự án và trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư xây dựng; quá trình quản lý, cấp phát vốn đầu tư có tác dụng đảm bảo sử dụng tiền vốn tiết kiệm đúng mục đích, đúng kế hoạch và thúc đẩy các đơn vị thực hiện tốt trình tự đầu tư xây dựng, tiến độ thi công, đảm bảo chất lượng công trình và hoàn thành công trìnhđúng thời hạn đưa vào sản xuất sử dụng.

Các nguyên tắc quản lý và cấp phát vốn đầu tư XDCB từ NSNNlà một thể thống nhất, chi phối toàn bộ công tác quản lý, cấp phát vốn đầu tư và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, là điều kiện tiền đề để thực hiện lẫn nhau.

1.2.3. Mục đích, yêu cầu và tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

1.2.3.1. Mục đíchquản lý nhà nước về vốn đầu tư XDCB từ NSNN

Vốn đầu tư XDCB từ NSNNcó ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nguồn vốn này là tài sản của nhân dân mà Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu. Do vậy việc quản lý vốn đầu tư phải đạt được mục đích sử dụng nguồn vốn trọng tâm, trọng điểm, tiết kiệm và có hiệu quả.

1.2.3.2. Yêu cầuquản lý nhà nước về vốn đầu tư XDCB từ NSNN

Quản lý vốn đầu tưXDCB từ NSNNphải tiết kiệm và chống thất thoát, lãng phí và tuân theo yêu cầu có tính nguyên tắc sau đây:

+ Việc giải ngân vốn đầu tư XDCB từ NSNN phải trên cơ sở thực hiện nghiêm chỉnh trình tự dự án đầu tư và xây dựng, nguyên tắc này đảm bảo tính kế hoạch và hiệu quả của vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

+ Phải đảm bảo đúng mục đích, đúng kế hoạch. Tức là chỉ được cấp vốn cho việc thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản các dự án và việc giải ngân đó phải đảm bảo đúng kế hoạch đãđược cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

+ Vốn đầu tư XDCB từ NSNN phải được thực hiện theo đúng mức vốn kế hoạch thông báo trong phạm vi giá trị dự toán được duyệt. Điều này nhằm đảm bảo việc giải ngân đúng mục đích, đúng giá trị của công trình.

+ Việc giải ngân vốn đầu tưXDCB từ NSNN nước phải thực hiện việc kiểm tra kiểm soát bằng đồng tiền đối với các hoạt động sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả và được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Thực hiện nguyên tắc này nhằm thúc đẩy việc sử dụng vốn hợp lý, đúng mục đích, hoàn thành kế hoạch và đưa công trình vào sử dụng.

1.2.3.3.Tiêu chí đánh giáquản lý nhànước về vốn đầu tư XDCB từ NSNN Có nhiều cách đánh giáquản lý nhà nước về vốn đầu tưXDCB từ NSNN như qua việc thể hiện vai trò quản lý, qua nội dung quản lý, qua hiệu quả quản lý… Ở đây sẽ đánh giáquản lý nhà nước về vốn đầu tư XDCB từ NSNN thể hiện qua các tiêu chí đánh giásau:

a)Tiêu chí đánh giá kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ NSNN:

- Tính phù hợp của quy trình, chất lượng lập kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ NSNN: Với điều kiện nền kinh tế của tỉnh còn khó khăn, nguồn vốn NSNN có hạn trong khi nhu cầu đầu tư lại cao thì việc lập các dự án đầu tư XDCBtừ NSNN đảm bảo phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế đã được phê duyệt của tỉnh. Mức độ phù hợp là một tiêu chí đánh giá chất lượng kế hoạch vốn.

Đảm bảo mức độ phù hợp sẽ giúp cho kếhoạch vốn khả thi và hiệu quả hơn.

- Tính khả thi của kế hoạch vốn đầu tưXDCB từ NSNN:tức đảm bảo sự cân đối giữa nhu cầu vốn và khả năng cân đối vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Chính vì vậy mà khi lập kế hoạch vốn cần xem xét đến khả năng cân đối vốn, tránh tình trạng dự án nhiều mà khả năng cấp vốn lại hạn chế, làm gián đoạn tiến độ cũng như kéo dài thời gian thực hiệndựán. Kế hoạch vốn đảm bảo tính khả thi chứng tỏ quản lý nhà nước trong phân bổ và sử dụng vốn đầu tư đạt được hiệu quả.

Nếu thực hiện kế hoạchvốn khó khăn, không đảm bảo vốn đầu tư sẽ làm công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN không đạt được hiệu quả mong muốn.

- Tính hiệu quả của kế hoạch vốn đầu tưXDCB từ NSNN: Tính hiệu quả của

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

kế hoạch vốn đầu tưXDCB từ NSNN được xem xét trước hết ởviệc các dự án phải được xây dựng đúng mục đích, đúng nội dung, đúng địa chỉ. Các dự án đầu tư vốn phải được lập theo đúng mức độ cần thiết và thứ tự ưu tiên đầu tư của các công trình. Mức độ cấp thiết của các dự án càng lớn thì lợi ích mà nó mang lại càng cao.

Hiệu quả của kế hoạch còn được thể hiện ở việc kế hoạch lập ra trên cơ sở chuẩn bị và nghiên cứu kỹ càng, có khả năng lường trước các vấn đề có thể xảy ra để hạn chế việc điều chỉnh kế hoạch. Trong khi lập kế hoạch, các vấn đề liên quan đến nguồn vốn như dự toán chi tiết các khoản mục phải được lập chính xác, đầy đủ để đảm bảo trong quá trình thực hiện kế hoạch, tổng dự toán không thay đổi và phải điều chỉnh bổsung.

b) Tiêu chí đánh giá chất lượng phân bổ, quản lý thanh, quyết toán vốn đầu tưXDCB từNSNN:

- Tính hợp lý trong ưu tiên mục tiêu và đối tượng phân bổ: với nguồn ngân sách có hạn thì việc phân bổ ngân sách đúng đối tượng ưutiên là một việc rất quan trọng,cần được sắp xếp cho các dự án đã và sắp hoàn thành để giải quyết dứt điểm các dựán này, tránh dây dưa, nợ đọng và sớm đưa công trình vào sử dụng. Sau đó, cần phân bổ vốn cho các dự án mới được phê duyệt thực sự cấp bách liên quan nhiều đến các ngành và lĩnh vựckhác. Việc đảm bảo đúng thứ tự ưu tiên chứng tỏ công tác quản lý nhà nước đã thực hiện được đúng mục tiêu đề ra.

- Mức độ phân bổ phù hợp với tiến độ thực hiện dựán: Việc phân bổ vốn theo đúng tiến độ sẽ giúp cho việc thực hiện các dự án được thuận lợi, tránh những hệ quả đáng tiếc dochậm tiến độ công trình gây ra. Do đó, mức độhoàn thành cấp vốn theo tiến độ sẽ đánh giá được kết quảquản lý nhà nước của công tác phân bổ vốn. Nếu mức độ cấp vốn theo tiến độ cao chứng tỏ công tác phân bổ vốn thực hiện tốt và ngược lại.

- Tính công khai, minh bạch trong phân bổ vốn đầu tư: Trong phân bổ vốn đầu tư, sự công khai, minh bạch là yếu tố rất quan trọng. Kế hoạch phân bổ vốn càng được công khai, minh bạch sẽ càng giúp cho các cơ quan quản lý cũng như các đơn vị thực hiện biết được quá trình và mức độ phân bổ rõ ràng hơn. Công khai,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

minh bạch trong phân bổ vốn đầu tư còn tránh được những mất mát, tổn thất trong quá trình thực hiện. Từ đó giúp công tác quản lý nguồn vốn đầu tư được tốt hơn.

- Tính cụ thể, chính xác, kịp thời khi hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thanh, quyết toán vốn đầutư: Công tác thanh, quyết toán vốn đầu tư là khâu cuối cùng trong việc thực hiện đầu tư XDCB. Chỉ khi việc quyết toán vốn hoàn thành thì việc thực hiện dự án mới kết thúc. Nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với công tác này là phải hướng dẫn, kiểm tra sao cho việc thanh, quyết toán được tiến hành thuận lợi nhất. Do đó, tính cụ thể, chính xác, kịp thời khi hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thanh, quyết toán vốn đầu tư sẽ là tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với vốn đầu tưXDCB từ NSNN.

- Công tác quyết toán hoàn thành trong năm: Tiêu chí này được đo bằng tỷ lệ vốn đã quyết toán trong năm. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ công tác quản lý càng tốt và ngược lại. Đối ngược với tiêu chí này chính là mức độ nợ đọng vốn đầu tư. Việc thực hiện phân bổ, thanh, quyết toán được đánh giá tốt khi mức độ nợ đọng vốn đầu tư thấp, thời gian nợ đọngngắn.

c) Tiêu chí đánh giá chất lượng kiểm tra, giám sát vốn đầu tư XDCB từ NSNN:

- Mức độ hợp lý của kiểm tra, giámsát: Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá hợp lý sẽ giúp cho quá trình quản lý được thực hiện tốt, phát hiện kịp thời những nguy cơ, dấu hiệu rủi ro tài chính và vấn đề nảy sinh, từ đó có biện pháp phòng ngừa và xử lý hiệu quả. Kiểm tra, giám sát, đánh giá tốt sẽ nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, kỷ cương của các cơ quan, đơn vị sử dụng vốn đầu tư .

- Mức độ đầy đủ của nội dung kiểm tra, giámsát:Để việc kiểm tra, giám sát có hiệu quả, các nội dung kiểm tra cần đầy đủ, bao quát hết quá trình đầu tư vốn.

Các khâu kiểm tra, giám sát càng đầy đủ càng thể hiện vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước. Nó cũng sẽ giúp các cơ quan quản lý phát hiện các nội dung còn sai phạm để từ đó có những điều chỉnh kịpthời.

- Mức độ chính xác, minh bạch của công tác kiểm tra, đánh giá: phản ánh trìnhđộ, năng lực và phẩmchất của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc quản lý

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

vốn đầu tư. Mức độ chính xác và minh bạch của công tác kiểm tra, giám sát càng cao chứng tỏ trìnhđộ, năng lực của cơ quan quản lý càng tốt và ngược lại. Công tác kiểm tra, đánh giá chính xác là căn cứ để các cơ quanquản lý nhà nướcphát hiện ra những vấn đề xảy ra và nguyên nhân để có thể xử lý đúng đắn, góp phần hạn chế các sai phạm.

- Tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm tra, giám sát: Tính hiệu lực, hiệu quả của công táckiểm tra, giám sát được phản ánh thông qua việc đánh giá hệ thống chế tài được thiết kế có cụ thể, đủ mạnh và rõ ràngđối với các trường hợp vi phạm, đồng thời phải gắn với quyền và trách nhiệm của từng chủ thể liên quan đến việc sử dụng vốn đầu tư hay không?

Để đánh giá, chúng ta thường hay xem xét tỷ lệ thất thoát vốn so với vốn thực hiện và các nguyên nhân. Hiện tượng thất thoát có thể do rất nhiều nguyên nhân như:quyết định đầu tư sai, lập kế hoạch không sát thực tế gây kéo dài tiến độ, thực hiện dự án thiếu kiểm tra, đặc biệt là khâu giám sát, nghiệm thu không nghiêm, để xảy ra nhiều tiêu cực… Do đó, trên thực tế, các đánh giá này thường mới chỉ là định tính, chưa có những đánh giá định lượng cụ thể. Đây cũng chính là điều cần được quan tâm trong thời giantới.

1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về vốn đầu tư XDCB từ NSNN 1.2.4.1. Lậpkế hoạch vốn đầu tưXDCB từNSNN

Công tác lập kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ NSNN là một công việc hết sức khó khăn, đòi hỏi có sự kết hợp của nhiều Sở ngành chức năng cùng phối hợp với nhau. Sau khi danh mục dự án được phê duyệt, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước.

Như vậy, việc lập kế hoạch vốn cho từng dự án là bước trung gian giữa hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện. Nó là phương cách để chuyển các chính sách chung thành các phương trình hành động và tạo ra các kết quả cụ thể. Thông qua các kế hoạch, đường lối phát triển kinh tế - xã hội được cụ thể hóa thành các mục tiêu và chương trình hành động trong từng giai đoạn nhất địnhthường người ta chia thành: kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn và kế hoạch ngắn hạn. Kế hoạch

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

dài hạn (thường là 10 năm) cung cấp tầm nhìn khái quát nhu cầu vốn trong thời gian dài để có thể chuẩn bị tốt hơn trong khi thực hiện. Kế hoạch trung hạn (thường là 5 năm) sẽ giúp các nhà quản lý và các đơn vị thực hiện biết được nhu cầu vốn là bao nhiêu để tập trung đẩy mạnh thực hiện tiến độ các dự án, tránh tình trạng cứ phê duyệt dự án trước rồi mới lo nguồn sau, khiến nhiều dự án bị dang dở. Có thể nói kế hoạch trung hạn là kế hoạch có thời hạn tốt nhất để giúp cho quản lý vốn đầu tư chủ động và có hiệu quả hơn. Kế hoạch ngắn hạn (thường là từng năm) được lập trên cơ sở kế hoạch trung hạn, cho biết việc đầu tư vốn sẽ được thực hiện như thế nào trong năm ngân sách. Từ đó xây dựng các định hướng phát triển chủ yếu, thành lập được các danh mục dự án đầu tư theo thứ tự ưu tiên; xác định được tổng mức đầu tư của các dự án; phương án sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo tiến độ, khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo tiến độ và đưa ra được những giải pháp, các cơ chế chính sách để thực hiện được mục tiêu và kế hoạch sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước đề ra. Việc phân bổ kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước do chính quyền các cấp thực hiện với sự giúp việc của cơ quan kế hoạch (ở cấp tỉnh là Sở kế hoạch và Đầu tư) thực hiện.Cụ thể như sau:

Một là,Theo quy định của Luật ngân sách nhà nước về việc lập dự toán hàng năm, căn cứ vào tiến độ và mục tiêu thực hiện dự án, chủ đầu tư lập kế hoạch vốn đầu tư của dự án gửi cơ quan quản lý cấp trên;

Hai là, Các bộ tổng hợp, xem xét và lập kế hoạch vốn đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính;

Ba là, Ủy ban nhân dân các tỉnh lập dự toán ngân sách địa phương về phần kế hoạch vốn đầu tư xiný kiến thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trước khi gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính;

Bốn là, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định và giao chỉ tiêu kế hoạch vốn cho Bộ Tài chính và các tỉnh;

Năm là,Sở Kế hoạch và Đầu tư phải xác định cụ thể danh mục đầu tư và kế

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

hoạch vốn đầu tư của các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Nhà nước quản lý chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch đầu tư phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, cơ cấu ngành vùng. Ngoài ra, với các dự án quan trọng quốc gia theo Nghị quyết của Quốc hội và các dự án quan trọng khác trong kế hoạch hàng năm và từng thời kỳ phát triển thì do Thủ tướng Chính phủ duyệt mục tiêu, quyết định tổng mức vốn đầu tư để bố trí kế hoạch cho các bộ, địa phương thực hiện.

1.2.4.2. Phân bổ và quyết toán vốn đầu tưXDCB từNSNN

Thứ nhất, Phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước sau khi được Chính phủ giao ngân sách:

Sở Tài Chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phân bổ vốn đầu tư, danh mục dự án đầu tư có sử dụng vốn ngân sách tỉnhthuộc phạm vi quản lý và gửi kế hoạch vốn đầu tư cho Bộ Tài Chính để kiểm tra,căn cứ để phân bổ:

+ Việc đảm bảo các điều kiện của dự án được bố trí kế hoạch vốn đầu tư.

+ Sự khớp đúng với chỉ tiêu do chính phủ giao về tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn trong nước, vốn ngoài nước, cơ cấu ngành kinh tế, mức vốn các dự án quan trọng.

+ Sự tuân thủ các nguyên tắc bố trí kế hoạch; các dự án đầu tư phải có quyết định đầu tư vào thời điểm tháng 10 về trước của năm trước năm kế hoạch; các dự án nhóm B, nhóm C phải bố trí đủ vốn để thực hiện dự án theo quy định của Chính phủ.

Sở Tài chính rà soát danh mục dự án được bố trí trong kế hoạch đầu tư xây dựng của địa phương theo các điểm quy định trên đây. Trường hợp kế hoạch đã triển khai nhưng chưa đảm bảo các quy định, Sở Tài chính báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh lại và chưa chuyển tiền sang Kho bạc nhà nước để thanh toán.

Thứ hai, Thẩm quyền phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcthuộccấp tỉnhquản lý:

Ủy ban nhân dântỉnhlập phương án phân bổ vốn đầu tư trình Hội đồng nhân dân tỉnhquyết định. Theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân,Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ và quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư cho từng dự án thuộc phạm vi quản

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

lý đã đủ các điều kiện quy định, đảm bảo khớp đúng với chỉ tiêu được giao về tổng mức đầu tư; cơ cấu vốn trong nước, vốn ngoài nước, cơ cấu ngành kinh tế; mức vốn các dự án quan trọng của Nhà nước và đúng với Nghị quyết Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ về điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước hàng năm.

Riêng đối với các dự án được đầu tư bằng các nguồn vốn được để lại theo Nghị quyết của Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (nếu có) và vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách nhà nước Trung ương(NSTW) cho ngân sách nhà nước Địa phương(NSĐP) còn phải tuân thủ các quy định về đối tượng

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Việc lập dự toán ngân sách chi NSNN cấp huyện nhằm thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; đơn vị sự

Yêu cầu đối với đấu thầu trong hoạt động đầu tư XDCB là đấu thầu chỉ được thực hiện khi đã xác định được nguồn vốn để thực hiện; không được kéo dài thời gian

Để đạt được điều này, một mặt, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương và địa phương phải thống nhất và luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ, liên hệ mật thiết

Nguyên tắc này được thể hiện: Thông qua các chính sách, chế độ, phương thức quản lý, trình tự, thủ tục thu ngân sách được thực thi thống nhất từ

e- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Xây dựng cơ chế chính sách về đầu tư, quản lý Nhà nước về đầu tư, trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh liên quan đến đầu tư, kế hoạch

Hạ tầng giao thông là một bộ phận quan trọng của giao thông vận tải nói riêng và của hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nói chung, có vai trò

Báo cáo kết quả thanh tra phải nêu rõ kết quả công việc theo kế hoạch thanh tra đã được duyệt, những ý kiến giải trình của đối tượng thanh tra; đề xuất những nội

Trường hợp phát hiện việc chấp hành dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách chậm hoặc không phù hợp làm ảnh hưởng kết quả nhiệm vụ, thì có quyền đề nghị UBND cấp huyện