• Không có kết quả nào được tìm thấy

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HƯƠNG THỦY

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HƯƠNG THỦY"

Copied!
122
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN HOÀNG LONG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ

NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HƯƠNG THỦY

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRỊNH VĂN SƠN

HUẾ, 2018

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, sốliệu và kết quảnghiên cứu trong luận văn này là trung thực, chính xác và chưa được sử dụng để bảo vệmột học vị nào, mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đãđược cảm ơn.

Tôi xin cam đoan rằng, các thông tin trích dẫn sử dụng trong luận văn này đã được chỉrõ nguồn gốc.

Huế, tháng 4năm 2017 Người cam đoan

Trần Hoàng Long

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

LỜI CẢM ƠN

Luận văn là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường, kết hợp với sựnỗlực cốgắng của bản thân.

Tôi xin chân thành cảm ơn PhòngĐào tạo Sau đại học– Trường Đại học Kinh tế Huế đã giúp đỡ tôi nhiều mặt trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu khoa học tại trường.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS. Trịnh Văn Sơn là người trực tiếp hướng dẫn đã dày công chỉ bảo giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và các cán bộ công chức KBNN Hương Thủy, đặc biệt là các cô, chú, anh, chị Kiểm soát chi và kế toán đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài tại đơn vị, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, cung cấp thông tin sốliệu đểtôi hoàn thành luận văn này. Đồng thời, tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đếnHĐNDtỉnh Thừa Thiên Huế, UBND Thịxã Hương Thủy, các Ban đầu tư và xây dựng, Ban quản lý dựán, Chủ đầu tư trên địa bàn Thị xã Hương Thủy và các cá nhân đã nhiệt tình cộng tác trảlời phiếu phỏng vấn giúp tôi thu thập sốliệu điều tra và nghiên cứu đềtài.

Cuối cùng, tôi xin cám ơn gia đình, bạn bè và người thân luôn đứng bên cạnh động viên, khích lệtôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.

Mặc dù, bản thân đã có nhiều cốgắng,nhưngLuận vănkhông tránh khỏi những hạn hạn chế, thiếu sót. Kính mong quý Thầy, Cô giáo, các cô, chú, anh, chị trong KBNNHương Thủyđóng góp ý kiến đểLuận văn được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giảluận văn Trần Hoàng Long

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ Họvà tên học viên: TRẦN HOÀNG LONG

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8340410 Niên khóa: 2016–2018 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn

Tên đề tài: “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪNGUỒN VỐNNGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HƯƠNG THỦY”

1. Tính cấp thiết của đềtài nghiên cứu

Đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) là một trong những nhiệm vụquan trọng hàng đầu trong quá trình CNH - HĐH ở nước ta. Hàng năm, Nhà nước ta dành trên hàng chục nghìn tỷ đồng Ngân sách nhà nước (NSNN) cho đầu tư XDCB; nguồn vốn NSNN dành cho đầu tư XDCB chiếm tỷtrọng lớn trong toàn bộ vốn đầu tư. Do đó, công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN luôn được các địa phương, các cấp chính quyền đặc biệt chú trọng để nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, khai thác tối đa hiệu quả, tránh tình trạng lãng phí, thất thoát NSNN.

Kho bạc nhà nước (KBNN) Hương Thủy là đơn vị được giao nhiệm vụquản lý, cấp phát, kiểm soát và thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Do đó, việc tìm kiếm những giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ NSNN nhằm tăng hiệu quả đầu tư, tiết kiệm ngân sách, chống thất thoát, lãng phí là việc làm cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ những lý do đó, tác giả đã chọn đề tài:“Hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tngun vn ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Hương Thủy” để làm đề tài luận văn Thạc sĩ.

2. Phương pháp nghiên cứu

Sửdụng phương pháp điều tra, thu thập sốliệu; phương pháp tổng hợp và xửlý số liệu dựa vào phần mềm Excel và SPSS; các phương pháp phân tích, hệ thống hóa để làm rõ cơ sởlý luận vềthực trạng công tác kiểm soát chi …

3. Các kết quảnghiên cứu chính và kết luận

Luận văn đãđạt được các kết quảnghiên cứu sau:

- Hệthống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về quản lý vốn đầu tư XDCB từnguồn NSNN qua KBNN;

- Phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN qua KBNN Hương Thủy;

- Đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từnguồn NSNN qua KBNNHương Thủy.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữviết tắt Diễn giải

BTC BộTài chính

CBCC Cán bộcông chức

CĐT Chủ đầu tư

CNH– HĐH Công nghiệp hóa–Hiện đại hóa CN–TTCN Công nghiệp–Tiểu thủcông nghiệp

CNTT Công nghệthông tin

CTMT Chương trình mục tiêu

GTVT Giao thông vận tải

GDĐT Giáo dục đào tạo

HĐND Hội đồng Nhân dân

KBNN Kho bạc Nhà nước

KSC Kiểm soát chi

KTXH Kinh tếxã hội

NN Nông nghiệp

NSĐP Ngân sách Địa phương

NSNN Ngân sách Nhà nước

NSTW Ngân sách Trung ương

QLNN Quản lý Nhà nước

TPCP Trái phiếu chính phủ

TSCĐ Tài sản cố định

UBND Ủy ban Nhân dân

XDCB

Trường Đại học Kinh tế Huế

Xây dựng cơ bản
(6)

MỤC LỤC

Lời cam đoan... i

Lời cảm ơn... ii

Tóm lược luận văn thạc sỹquản lý kinh tế... iii

Danh mục các từviết tắt... viii

Mục lục... v

Danh mục các bảng biểu ... ix

PHẦN I: MỞ ĐẦU ... 1

1. Tính cấp thiết của đềtài ... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu... 2

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu... 3

4.Phương pháp nghiêncứu... 3

5. Kết cấu luận văn... 7

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU ... 8

Chương 1. CƠ SỞLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀKIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪNGÂN SÁCHNHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC... 8

1.1. VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ... 8

1.1.1. Các khái niệm liên quan... 8

1.1.2. Vai trò của vốn đầu tư xây dựng cơ bản từNgân sách nhà nước ... 10

1.1.3. Phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước ... 11

1.1.4. Nguồn hình thành vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốnNgân sách nhà nước ... 12

1.1.5. Đối tượng sửdụng vốn đầu tư XDCB thuộc ngồn vốnNgân sách nhà nước.... 13

1.2. KIỂM SOÁT CHI VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪNGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC... 14

1.2.1. Khái niệm quản lý và kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từNgân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước... 14

1.2.2. Vai trò kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước ... 16 1.2.3. Vai trò của Kho bạc Nhà nước trong kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

1.2.4 Cam kết chi và kiểm soát cam kết chi... 18

1.3. NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ... 21

1.3.1. Nội dung kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước ... 21

1.3.2. Quy trình kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ Ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước ... 28

1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ... 32

1.4.1. Nhóm nhân tốbên trong... 32

1.4.2. Nhóm nhân tốbên ngoài ... 34

1.5. THỰC TIỄN VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐVÈ KIỂM SOÁT CHI VỐN ĐẦU TƯU XDCB QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ... 36

1.5.1. Kinh nghiệm của Kho bạc nhà nước Đà Nẵng trong kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB... 36

1.5.2 Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh... 37

1.5.3. Bài học kinh nghiệm cho KBNN Hương Thủy ... 38

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HƯƠNG THỦY... 39

2.1. TỔNG QUAN THỊXÃ HƯƠNG THỦY VÀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC HƯƠNG THỦY... 39

2.1.1.Đặc điểm cơ bản của Thịxã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế... 39

2.1.2 Tổng quan vềKho bạc nhà nước Hương Thủy... 40

2.1.3 Tình hình thu, chi Ngân sách nhà nước trên địa bàn Thị xã Hương Thủy ... 45

2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HƯƠNG THỦY ... 48

2.2.1. Tình hình quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từNgân sách nhà nước tại Thị xã Hương Thủy-Thừa Thiên Huế... 48

2.2.2 Thực trạng công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc nhà nước Hương thủy ... 52

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

2.3 Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

QUA KHO BẠC HƯƠNG THỦY ... 70

2.3.1 Mẫu điều tra ... 70

2.3.2 Kiểm định độtin cậy của thang đo... 71

2.3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác Kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từNSNN qua KBNN thịxã Hương Thủy... 73

2.3.4. Phân tích hồi quy... 78

2.3.5. Đánh giá của cán bộ, công chức KBNN và chủ đầu tư vềcác nhân tố ảnh hưởng đến công tác Kiểm soát chi đầu tư XDCB từnguồn vốn NSNN... 81

2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC HƯƠNG THỦY ... 87

2.4.1 Những kết quả đạt được ... 87

2.4.2 Những tồn tại, hạn chế... 90

2.4.3 Nguyên nhân của tồn tại hạn chế... 94

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HƯƠNG THỦY... 96

3.1 ĐỊNH HƯỚNG ... 96

3.1.1. Định hướng mục tiêu chung của kho bạc nhà nước... 96

3.1.2. Định hướng mục tiêu của kho bạc nhà nước Hương Thủy... 97

3.2 MỘT SỐGIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC HƯƠNG THỦY... 97

3.2.1. Hoàn thiện quy trình kiểm soát chi đầu tư XDCB... 97

3.2.2. Hoàn thiện mô hình tổchức phân cấp và phối hợp thực hiện nhiệm vụkiểm soát chi đầu tư XDCB từNSNN. ... 100

3.2.3. Nâng cao năng lực, chất lượng của đội ngũ cán bộ. ... 102

3.2.4. Nâng cao ý thức chấp hành của chủ đầu tư... 103

3.2.5. Hoàn thiện hệthống công nghệthông tin nội bộcủa kho bạc ... 104

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ... 105

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

2. KIẾN NGHỊ... 106

2.1Đối với Kho bạc Nhà nước Trung ương... 106

2.2Đối với Kho bạc Nhà nước Thừa Thiên Huế... 106

2.3Đối với các ban ngành và Chủ đâu tư... 106

TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 107 QUYẾT ĐỊNH VỀVIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1 NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2 BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tình hình thu, chi NSNN trênđịa bàn Thị xã Hương Thủy, giai đoạn 2015

- 2017... 47

Bảng 2.2: Dự toán chi Ngân sách nhà nước trên địa bàn Thị xã Hương Thủy, giai đoạn 2015-2017 ... 48

Bảng 2.3: Tình hình chi Ngân sách chođầu tư XDCB trên địa bàn Thịxã giaiđoạn 2015-2017... 49

Bảng 2.4. Quyết toán chi đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn Thịxã Hương Thủy, giai đoạn 2015-2017 ... 50

Bảng 2.5: Kết quả đấu thầu các Dựán có vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước trên địa bàn Thịxã Hương Thủy, giai đoạn 2015-2017 ... 51

Bảng 2.6: Kếhoạch vốn xây dựng cơ bản và sốtài khoản thanh toán được mở giai đoạn 2015 - 2017 ... 54

Bảng 2.7: Tỷlệtạmứng vốn đầu tư XDCB, giai đoạn 2015 - 2017 ... 61

Bảng 2.8: Tình hình giải ngân vốn đầu tư XDCB từ NSNN qua KBNN Hương Thủy giai đoạn 2015–2017 ... 63

Bảng 2.9: Tình hình và kết quảthanh kiểm tra công tác kiểm soát đầu tư XDCB qua KBNN Hương thủy ... 69

Bảng 2.10: Thông tin chung về đối tượng tham gia khảo sát ... 70

Bảng 2.11. Các thông sốvề độtin cậy (Reliability Statistics) ... 72

Bảng 2.12. Kiểm định số lượng mẫu thích hợp KMO và Bartlett’s Test... 73

Bảng 2.13: Kết quảphân tích nhân tốkhám phá các nhân tố liên quan đến công tác Kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từNSNN qua KBNN thị xã Hương Thủy ... 74

Bảng 2.14: Phân tích hồi quy các nhân tố ảnhhưởngđến sựkiểm soát chi đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN qua KBNN thịxã Hương Thủy ... 78

Bảng 2.15: Kiểm định độphù hợp mô hình... 78

Bảng 2.16: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ... 79

Bảng 2.17: Hệsố tương quan Pearson... 80

Bảng 2.18: Kết quảphân tích hồi quy... 80

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

Bảng 2.19: Kết quả đánh giá của cán bộ, công chức KBNN và chủ đầu tư vềhồ sơ thủtục, quy trình nghiệp vụ... 82 Bảng 2.20: Kết quả đánh giá của cán bộ, công chức KBNN và chủ đầu tư về năng

lực, trách nhiệm của cán bộKiểm soát chi... 83 Bảng 2.21: Kết quả đánh giá của cán bộ, công chức KBNN và chủ đầu tư về cơ chế

chính sách ... 84 Bảng 2.22: Kết quả đánh giá của cán bộ, công chức KBNN và chủ đầu tư về năng

lực, trách nhiệm của chủ đầu tư... 86 Bảng 2.23: Kết quả đánh giá của cán bộ, công chức KBNN và chủ đầu tư về ứng

dụng công nghệthông tin ... 87

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒTHỊ, SƠ ĐỒ

Biểu đồ2.1: Tình hình thực hiện chi NSNN thịxã Hương Thủy... 46 Sơ đồ1.1: Quy trình kiểm soát, thanh toán chi đầu tư XDCB tại KBNN cấp huyện,

thị... 32 Sơ đồ2.1: Sơ đồtổchức bộmáyKBNN Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên Huế... 43

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đềtài

Chi Ngân sách nhà nước (NSNN) là một lĩnh vực hết sức quan trọng, có tác động rất lớn đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) của quốc gia nói chung cũng như nền tài chính nói riêng. Vì vậy, trong từng thời kỳ, việc quản lý và sửdụng hiệu quảcác khoản chi ngân sách có ý nghĩa hết sức to lớn, góp phần nâng cao nguồn lực tài chính, thúc đẩy nền kinh tếphát triển.

Kiểm soát chi Ngân sách nhà nước (NSNN) là trách nhiệm chung của các cấp chính quyền, các bộ ngành, các đơn vị sử dụng NSNN, trong đó Kho bạc nhà nước (KBNN) đóng vai trò hết sức quan trọng. Nghiệp vụkiểm soát chi NSNN được Bộ Tài chính giao cho KBNN tổchức triển khai thực hiện bắt đầu những năm 90 thuộc thếkỷ 20. Đến nay, nền tảng, pháp lý, cơ chế, quy trình, tổ chức bộ máy đã tương đối đi vào nề nếp. Tuy nhiên, trong chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020, kiểm soát chi đãđược xác định là một trong những nội dung trọng tâm cần tiếp tục tiến hành nghiên cứu, cải cách nhằm hoàn thiện hơn, đảm bảo đối tượng sử dụng kinh phí NSNN đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả.

Đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt là đối với một nước đang phát triển như Việt Nam. Hàng năm, Nhà nước ta dành trên hàng chục nghìn tỷ đồng NSNN cho đầu tư XDCB, nguồn vốn Nhà nước dành cho đầu tư XDCB chiếm tỷtrọng khá lớn trong toàn bộvốn đầu tư. Với vai trò quan trọng, vốn đầu tư XDCB không chỉtạo lập cơ sở vật chất kỹthuật cho nền kinh tế, mà còn có tính định hướng đầu tư, góp phần đắc lực cho việc thực hiện những vấn đề xã hội, phát triển kinh tế, đảm bảo phúc lợi, an sinh xã hội, an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường.

Cùng với công cuộc phát triển đất nước, thời gian vừa qua Thị xã Hương Thủy-Thừa Thiên Huếcũng có nhiều dự án đầu tư XDCB. Sốdựán, nguồn vốn và lượng vốn đầu tư XDCB tăng lên đáng kể. Do đó, công tác quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN luôn được tỉnh và Thị xã chú trọng. Các cấp chính quyền của

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

Thị xã đã có nhiều nỗ lực trong việc triển khai thực hiện cơ chế chính sách chung, cải tiến quy trình, thủ tục cấp phát và quản lý sử dụng, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra với mục tiêu sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, khai thác tối đa hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN cũng gặp nhiều bất cập, tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư XDCB từNSNN vẫn còn diễn ra.

Kho bạc Nhà nước Hương Thủy là đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý, cấp phát, kiểm soát và thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN luôn được KBNN Hương Thủy chú trọng. Trong điều kiện cả nước đang đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới quản lý chi tiêu công, thực hành tiết kiệm và chống thất thoát, lãng phí thì việc hoàn thiện quản lý chi tiêu công nói chung và quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN nói riêng đang được toàn xã hội quan tâm. Vì vậy, một loạt chính sách, chế độvềquản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB liên tục được xây dựng mới, bổsung, sửa đổi trong thời gian gần đây.

Tuy nhiên, việc sửa đổi, bổ sung vẫn chưatheo kịp những biến động phức tạpđang diễn ra ngày càng gia tăng trong thực tế. Việc tìm kiếm những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN nhằm tăng hiệu quả đầu tư, tiết kiệm ngân sách, chống thất thoát, lãng phí là việc làm cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

Từ những lý do và những đòi hỏi của thực tế mang tính chất cấp thiết, tôi đã chọn đềtài:Hoàn thin công tác kim soát chiđầu tư xây dựng cơ bản tngun vn ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Hương Thủyđểlàm đềtài luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế.

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung

Luận văn nhằm đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát chiđầu tư XDCB từnguồn NSNN qua KBNNHương Thủy trong thời gian tới.

2.2. Mc tiêu cth

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về kiểm soát chi đầu tư

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

- Đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN qua KBNNHương Thủy, giai đoạn 2015 - 2017;

- Đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từnguồn NSNN qua KBNNHương Thủyđến năm 2022.

3. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN qua KBNNHương Thủy.

Đối tượng điều tra: Các chủ đầu tư và Ban quản lý dựán (sửdụng nguồn vốn NSNN cho đầu tư XDCBthanh toán qua kho bạc) và cán bộcông nhân viên KBNN Hương Thủy.

3.2. Phm vi nghiên cu

- Về không gian: Các dự án đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn được thanh toán tại KBNN Hương Thủy.

- Vềthời gian: Đề tài thực hiện nghiên cứuđánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB chủ yếu trong giai đoạn 2015-2017. Đề xuất giải pháp đổi mới công tác kiểm soát chiđầu tư XDCB từNSNN tại KBNNđến năm 2022.

- Phạm vi nội dung: Những nội dung cơ bản vềKiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN qua KBNN.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp thu thập thông tin, sliu Thông tin, sliu thcp

Đểphục vụ công tác nghiên cứu, các báo cáo, số liệu về XDCB của KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế, KBNN Hương Thủy và các ngành có liên quan đãđược thu thập, tổng hợp, phân tích và kết hợp theo từng mục tiêu, nội dung cụ thểcủa đề tài.

Các tài liệu này đã cung cấp những thông tin sốliệu chính thức về thực trạng thực hiện và công tác kiểm soát chi các dựán XDCB của Thị xã Hương Thủy. Đồng thời các đánh giá, phân tính nhận định, định hướng chiến lược từ các tài liệu này cũng được thu thập, hệthống hóa và phân tích trong đềtài.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

Ngoài ra, các kết quảnghiên cứu liên quan, các giáo trình, sách tham khảo, các văn bản pháp quy bao gồm Luật, Nghị quyết, Quyết định liên quan đến quản lý NSNN, chi đầu tư XDCB qua KBNN cũng được thu thập phân tích làm cơ sở cho phát triển nội dung của đềtài.

Thông tin, sốliệu sơ cấp

Phương pháp điều tra chọn mẫu được sử dụng để phỏng vấn các Chủ đầu tư, Ban quản lý dựán, các cán bộcủa KBNN tỉnh, thành phốvà các huyện có liên quan trực tiếp đến công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN tại KBNN thịxã Hương Thủy.

Kích thước mẫu được xác định dựa trên cơ sở tiêu chuẩn 5:1 của Bollen (1998) và Hair & ctg (1998), tức là để đảm bảo phân tích dữ liệu (phân tích nhân tố khám phá EFA) tốt thì cần ít nhất 05 quan sát cho 01 biến đo lường và số quan sát không nên dưới 100. Mô hình khảo sát trong luận văn gồm 05 nhân tố độc lập với 23 biến. Do đó, số lượng mẫu tối thiểu cần thiết là từ 23 x 5 = 115. Như vậy, đềtài sẽthu thập tối thiểu là 115 phiếu khảo sát.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và tính đại diện cao hơn của mẫu cho tổng thể, số lượng phiếu khảo sát phát ra là 120 phiếu, tổng sốphiếu thu vềlà 119 phiếu. Sau khi loại bỏ các phiếu không hợp lệ(do thiếu thông tin cần), dữliệu được làm sạch, số phiếu còn lại là 117 và được nhập vào máy tính để xửlý, phân tích phục vụ các mục tiêu nghiên cứu.

4.2.Phương pháptổng hợp và phân tích 4.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trên những số liệu và thông tin thu thập được trong điều kiện không chắc chắn.

4.2.2. Độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Theo Joseph Franklin Hair, Jr. (1995), độ tin cậy của số liệu được định nghĩa

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

các sai số, và nhờ đó cho ta các kết quả trảlời từbản thân phía người được phỏng vấn là chính xác và đúng với thực tế.

Nghiên cứu này sửdụng thang đo Likert với 5 mức độ đo lường và để đánh giá độ tin cậy của thang đo được xây dựng, ta sửdụng hệsố Cronbach’s Alpha. Hệsố Cronbach’s Alpha, mang tên nhà tâm lý học giáo dục người Mỹ Lee Joseph Cronbach (1916 – 2001), thể hiện phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát, được sử dụng trước nhằm loại bỏcác biến không phù hợp.

Theo nhiều nhà nghiên cứu vàứng dụng thực tiễn, hệsố Cronbach’s Alpha:

- Từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được, trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trảlời trong bối cảnh nghiên cứu;

- Từ 0,7 đến gần 0,8 thì thangđo lường là sửdụng được;

- Từ0,8 trở lên đến gần 1 thì thangđo lường là tốt.

Bên cạnh đó, hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) thể hiện một phép kiểm định nhằm tìm ra các biến mâu thuẫn với hành vi trung bình của những người khác để loại bỏ những biến này. Nó làm sạch thang đo bằng cách loại các biến “rác” trước khi xác định các nhân tố đại diện. Hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) lớn hơn 0,3 chứng tỏ các biến tương ứng không có tương quan thật tốt với toàn bộ thang đo và có thể bị loại bỏ.

Tiêu chuẩn lựa chọn thang đo là khi nó có hệsố Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên và hệ số tương quan biến tổng của các biến (item-total correlation) lớn hơn 0,3.

4.2.3. Phân tích nhân tố EFA

Phân tích nhân tố khám phá được ứng dụng một cách phổ biến trong các nghiên cứu thuộc hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN được kết tinh bởi nhiều yếu tố (items) như đã được thiết kếtrong bộcâu hỏi. Vì vậy, nếu áp dụng phân tích thống kê mô tảvà các kiểm định thống kế sẽcó khối lượng công việc rất lớn và hiệu quả phân tích không cao.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

Vì vậy, phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Exploring Factor Analysis – EFA) được sửdụng.

Trong phương pháp này tiêu chuẩn Bartlett và hệsố KMO dùng để đánh giá sự thích hợp của EFA. Theo đó, giả thuyết Ho (các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể) bị bác bỏ và do đó EFA được gọi là thích hợp khi: 0,5≤ KMO ≤ 1 và Sig < 0,05 (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Trường hợp KMO < 0,5 thì phân tích nhân tốcó khả năng không thích hợp với dữ liệu. Tiêu chuẩn rút trích nhân tố gồm chỉ số Eigenvalue (đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi các nhân tố) và chỉ số Cumulative (tổng phương sai trích cho biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu % và bao nhiêu % bịthất thoát).

- Tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố (Factor loadings) biểu thị tương quan đơn giữa các biến với các nhân tố, dùng để đánh giá mức ý nghĩa của EFA. Theo Hair & ctg (1998), Factor loading > 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu; Factor loading > 0,4 được xem là quan trọng; Factor loading > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Trường hợp chọn tiêu chuẩn Factor loading > 0,3 thì cỡ mẫu ít nhất phải là 350;nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn Factor loading > 0,55; nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì Factor loading > 0,75. Ngoại lệ, có thể giữ lại biến có Factor loading < 0,3, nhưng biến đó phải có giá trị nội dung. Trường hợp các biến có Factor loading không thỏa mãn điều kiện trên hoặc trích vào các nhân tố khác nhau mà chênh lệch trọng số rất nhỏ(các nhà nghiên cứuthường không chấp nhận≤ 0,3), tức không tạo nên sự khác biệt để đại diện cho một nhân tố, thì biến đó bịloại và các biến còn lại sẽ được nhóm vào nhân tố tương ứng đãđược rút trích trên ma trận mẫu.

4.2.4. Phân tích hồi quy đa biến

Phân tích hồi quy sẽ xác định mối quan hệ giữa biến phụ biến phụthuộc (Kiểm soát chi) và các biến độc lập (Hồ sơ thủ tục, quy trình nghiệp vụ; Năng lực, trách nhiệm của cán bộKiểm soát chi; Cơ chế chính sách; Năng lực, trách nhiệm của chủ đầu tư; Ứng dụng công nghệthông tin).

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

Mô hình phân tích hồi quy mô tả hình thức của mối liên hệ, qua đó giúp dự đoán được mức độ của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của biến độc lập.

Phương pháp phân tích được lựa chọn là Stepwise, đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất trong cá nghiên cứu. Mức ý nghĩa được xác lập cho các kiểm định và phân tích là 5% (độ tin cậy 95%). Các kết luận dựa trên hàm hồi quy tuyến tính thu được chỉ có ý nghĩa khi làm hồi quy đó phù hợp với dữ liệu mẫu và các hệ số hồi quy khác 0 có ý nghĩa, đồng thời các giả định của hàm hồi quy tuyến tính cổ điển về phương sai, tính độc lập của phần dư,… được đảm bảo. Vì thế, trước khi phân tích kết quả hồi quy, ta thường thực hiện các kiểm định về độ phù hợp của hàm hồi quy, kiểm định ý nghĩa của các hệ số hồi quy và đặc biệt là kiểm định các giả định của hàm đó.

Tiêu chuẩn chấp nhận phù hợp của mô hình tương quan hồi quy là:

- Kiểm định F phải có giá trị sig < 0,05

- Tiêu chuẩn chấp nhận các biến có giá trị Tolerance > 0,0001.

4.3Phương pháp chuyên gia

Ngoài những phương pháp kể trên, luận văn còn thu thập ý kiến của một số chuyên gia và các nhà quản lý có liên quan đến công tác chi đầu tư xây dựng cơ bản như: Các cán bộ lãnh đạo Thị xã và cấp xã, các cán bộ làm công tác tài chính lâu năm để có căn cứ cho việc rút ra các kết luận một cách xác đáng và đề xuất giải pháp hoàn thiện côngtác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn.

5. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương với nội dung như sau:

Chương 1. Cơ sở lý lun và thc tin v kim soát chi đầu tư xây dựng cơ bn tNgân sách nhà nước qua Kho bc nhà nước;

Chương 2. Thực trạng công tác kiểm soát chi nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từNgân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nướcHương Thủy;

Chương 3. Định hướng, gii pháp hoàn thin công tác kim soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tNgân sách nhà nước qua Kho bc nhà nướcHương Thủy

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU

Chương 1.CƠ SỞLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀKIỂM SOÁT CHIĐẦUTƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

1.1. VỐNĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1.1. Các khái niệm liên quan

1.1.1.1 Khái niệm về vốn

Từ điển kinh tế hiện đại có giải thích: "Capital - tư bản/vốn: một từ dùng để chỉ một yếu tốsản xuất do hệthống kinh tếtạo ra. Hàng hoá tư liệu vốn là hàng hoá được sản xuất để sửdụng như yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất sau. Vì vậy, tư bản này có thể phân biệt được với đất đai và sức lao động, những thứ không được coi là do hệthống kinh tếtạo ra" [29].

Vậy vốn là biểu hiện bằng tiền tất cả các nguồn lực đã bỏ ra để đầu tư. Các nguồn lực có thể là của cải vật chất, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động, là các tài sản vật chất khác.

1.1.1.2 Khái niệm về vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Bàn vềvốn đầu tư XDCB có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này, đứng theo một góc độ, khía cạnh khác nhau sẽcó những quan điểm khác nhau như sau:

- Quan điểm thứnhất cho rằng: Vốn đầu tư XDCB hay là vốn đầu tư cơ bản là toàn bộ chi phí dành cho việc tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định (TSCĐ) cho nền kinh tế [15]. Quan điểm này đứng trên khía cạnh đầu tư XDCB là một bộphận của hoạt động đầu tư nói chung, là việc bỏvốn đểtiến hành các hoạt động đầu tư XDCB nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mởrộng các TSCĐ nhằm phát triển những cơ sởhạtầng kỹthuật cho nền kinh tếquốc dân.

- Quan điểm thứ hai đứng trên khía cạnh vốn đầu tư là chi phí. Theo điều 5 Điều lệquản lý XDCB kèm theo Nghị định 385– HĐBT ngày 07/11/1990 thì “Vốn đầu tư XDCB là toàn bộ chi phí để đạt được mục đích đầu tư, bao gồm chi phí cho

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

việc khảo sát, quy hoạch xây dựng, chuẩn bị đầu tư, chi phí vềthiết kếvà xây dựng, chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bịvà các chi phí khác ghi trong tổng dự toán” [14].

-Quan điểm thứ ba đứng trên khía cạnh vai trò của nó đểcho rằng: Vốn đầu tư XDCB từNSNN là bộ phận quan trọng của vốn đầu tư trong nền kinh tếquốc dân, đồng thời là một nguồn lực tài chính công rất quan trọng của quốc gia [30]. Theo quan điểm này vốn đầu tư XDCB từ NSNN trước hết là một bộphận của nguồn vốn đầu tư, do đó cũng như các nguồn vốn đầu tư khác –vốn đầu tư XDCB từ NSNN là biểu hiện bằng tiền của giá trị đầu tư, bao gồm các chi phí tiêu hao nguồn lực phục vụcho hoạt động đầu tư, nghĩa là bao gồm toàn bộ chi phí đầu tư. Theo Luật Đầu tư (2005) của Việt Nam:“Vốn đầu tư là tiền và tài sản hợp pháp khác đểthực hiện các hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp”. Tiếp đó, vốn đầu tư XDCB từNSNN là nguồn lực tài chính quốc gia, nó là một bộphận của quỹNSNN trong khoản chi NSNN hàng năm được bố trí cho đầu tư vào công trình, dự án XDCB của Nhà nước [30].

1.1.1.3 Khái niệm chi đầu tư xây dựng cơ bản từNgân sách nhà nước

Chi ngân sách Nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy Nhà nước; chi trảnợ của Nhà nước; chi viện trợvà các khoản chi khác theo quy định của pháp luật" .

Như vậy, chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN là khoản chi tài chính Nhà nước được đầu tư cho các công trình thuộc kết cấu hạtầng (cầu cống, bến cảng, sân bay, hệthống thuỷlợi, năng lượng, viễn thông…) các công trình kinh tếcó tính chất chiến lược, các công trình và dự án phát triển văn hóa xã hội trọng điểm, phúc lợi công cộng, các công trình của các doanh nghiệp (DN) Nhà nước đầu tư theo kế hoạch được duyệt, các dự án quy hoạch vùng và lãnh thổ, nhằm hình thành thế cân đối cho nền kinh tế, tạo ra tiền đề kích thích qúa trình vận động vốn của DNvà tư nhân nhằm mục đích tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

Thực chất chi đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN là quá trình phân phối và sử dụng một phần vốn tiền tệtừquỹ NSNN để đầu tư tái sản xuất tài sản cố định nhằm từng bước tăng cường, hoàn thiện và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực sản xuất phục vụcủa nền kinh tếquốc dân.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

1.1.2. Vai trò của vốn đầu tư xây dựng cơ bản từNgân sách nhà nước

Vốn đầu tư XDCB từ NSNN có vai trò hết sức quan trọng đối với sựphát triển kinh tế - xã hội, nó vừa là nguồn động lực để phát triển kinh tế, lại vừa là công cụ để điều tiết, điều chỉnh nền kinh tế và định hướng trong xã hội. Cụ thể, vai trò đó thểhiện trên các mặt sau:

Mt là, vốn đầu tư XDCB từ NSNN góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, hình thành kết cấu hạ tầng chung. Phần lớn nguồn vốn đầu tư từ NSNN tập trung cho phát triển kết cấu hạ tầng, các công trình hạ tầng trọng điểm như giao thông, thủy lợi, điện, trường học, trạm y tế.... Thông qua việc duy trì và phát triển hoạt động đầu tư XDCB,nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sựphát triển nền kinh tếquốc dân, tái tạo và tăng cường năng lực sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập quốc dân và tổng sản phẩm xã hội.

Hai là, vốn đầu tư XDCB từ NSNN góp phần quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tếgiữa các ngành nhằm giải quyết những vấn đềmất cân đối trong phát triển giữa các vùng, lãnh thổ, phát huy một cách tối đa những lợi thếso sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế chính trị của từng vùng lãnh thổ, hình thành những ngành mới, tăng cường chuyên môn hóa và phân công laođộng xã hội.

Ba là, vốn đầu tư XDCB từ NSNN có vai trò định hướng hoạt động đầu tư trong nền kinh tế. Việc Nhà nước bỏ vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng và các ngành, lĩnh vực có tính chiến lược không những có vai trò dẫn dắt hoạt động đầu tư trong nền kinh tế, mà còn góp phần định hướng hoạt động của nền kinh tế. Thông qua đầu tư XDCB vào các ngành, lĩnh vực quan trọng, vốn đầu tư từ NSNN có tác dụng kích thích các chủ thể kinh tế, các lực lượng trong xã hội đầu tư phát triển sản xuất- kinh doanh, tham gia liên kết và hợp tác trong xây dựng hạ tầng và phát triển kinh tế- xã hội. Trên thực tế, gắn với việc phát triển hệ thống điện, đường, giao thông là sự phát triển mạnh mẽ các khu công nghiệp, thương mại, các cơ sở kinh doanh và khu dân cư.

Bốn là, vốn đầu tư XDCB từ NSNN có vai trò quan trọng trong việc giải

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

Thông qua việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, các cơ sở sản xuất- kinh doanh và các công trình văn hoá, xã hội góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. [30]

1.1.3. Phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản từNgân sách Nhànước

Tùy thuộc vào yêu cầu, mục tiêu quản lý của từng loại nguồn vốn khác nhau mà có các tiêu thức phân loại vốn đầu tư XDCB từNSNN khác nhau.

1.1.3.1Căn cứvào ngun hình thành vốn đầu tư XDCB

Căn cứ vào nguồn hình thành vốn đầu tư XDCB bao gồm các nguồn sau:

-Vốn ngân sách nhà nước -Vốn tín dụng đầu tư

-Vốn đầu tư XDCB tự có của các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế

-Vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài -Vốn vay nước ngoài

-Vốn ODA

-Vốn huy động từnhân dân

1.1.3.2Căn cứvào quy mô và tính chất của dự án đầu tư

Theo điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng, tuỳ thuộc vào tính chất và quy mô các dự án đầu tư được phân thành 3 nhóm A, B, C (Theo phụ lục của những điều sửa dổi bổ sung Điều lệ quản lý đầu tu và xây dựng theo Nghị định 92/CP ngày 23/08/1997 của Thủ tướng Chính phủ)

1.1.3.3Căn cứ theo góc độtái sn xut tài sn cố định

-Vốn đầu tư xây dựng mới (Xây dựng, mua sắm tài sản cố định mới do nguồn vốn trích từlợi nhuận)

-Vốn đầu tư nâng cấp, cải tạo sửa chữa (Thay thếtài sản đã hết niên hạn sử dụng từ nguồn vốn khấu hao). Ở đây có thể kết hợp với cải tạo và hiện đại hoá tài sản cố định

1.1.3.4Căn cứvào chủ đầu tư Ở đây phân ra:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

-Chủ đầu tư là Nhà nước (ví dụ đầu tư cho các công trình cơ sởhạtầng kinh tếvà xã hội do vốn của Nhà nước)

-Chủ đầu tư là các doanh nghiệp (quốc doanh và phi quốc doanh, độc lập và liên doanh, trong nước và ngoài nước).

-Chủ đầu tư là các cá thểriêng lẻ.

1.1.3.5Căn cứ vào cơ cấu đầu tư

-Vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các ngành kinh tế(các ngành cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV)

-Vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các địa phương và vùng lãnh thổ -Vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo các thành phần kinh tế.

1.1.3.6Căn cứtheo thời đoạn kếhoch

- Vốn đầu tư XDCB ngắn hạn ( Dưới 5năm)

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản trung hạn (Từ 5 đến 10 năm) - Vốn đầu tư xây dựng cơ bản dài hạn (Từ 10 năm trởlên)

Vốn đầu tư XDCB từNSNN gồm nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương và nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trung ương.

- Nguồn vốn đầu tư từ NSTW thuộc NSNN do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, các tổchức chính trị- xã hội, tổchức xã hội, tổchức xã hội–nghềnghiệp, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước (gọi chung là Bộ) quản lý thực hiện. Và nguồn vốn này chiếm tỷtrọng đáng kể trong tổng sốvốn đầu tư từNSNN.

- Nguồn vốn đầu tư từ NSĐP thuộc NSNN do các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương (gọi chung là ngân sách cấp tỉnh) và các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (ngân sách cấp huyện) và các phường, xã quản lý (ngân sách cấp xã).

Nguồn vốn này chiếm gần một nửa tổng vốn đầu tư từ NSNN hàng năm của cả nước.

1.1.4. Nguồn hình thành vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn Ngân sách nhà nước

Nguồn hình thành vốn đầu tư XDCB từNSNN bao gồm cảnguồn trong nước và ngoài nước. Cụthể, nó được hình thành từcác nguồn sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

- Vốn viện trợ theo dự án của Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức thuộc Liên hiệp quốc và các tổchức quốc tếkhác;

- Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của các tổ chức quốc tế và Chính phủ các nước hỗ trợ cho Chính phủ Việt Nam như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á, Quỹtiền tệquốc tế (thường gọi là vốn vay nước ngoài);

- Vốn thu hồi nợcủa ngân sách đã cho vayưu đãi các năm trước;

- Vốn vay của Chính phủ dưới hình thức trái phiếu Kho bạc phát hành theo quyết định của Chính phủ;

- Vốn thu từtiền giao quyền sửdụng đất do Chính phủ quy định;

- Vốn thu từtiền bán, cho thuê tài sản thuộc sởhữu Nhà nước;

1.1.5. Đối tượng sử dụng vốn đầu tư XDCB thuộc ngồn vốn Ngân sách nhà nước

Vốn của NSNN chỉ được cấp phát cho các dự án đầu tư thuộc đối tượng sử dụng vốn NSNN theo Thông tư số 63 TC/ĐTPT ngày 02 /11 / 1996 của Bộ Tài chính về “Hướng dẫn việc quản lý, cấp phát vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN”, căn cứ theo quy định của Luật NSNN và Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành, cụ thể vốn đầu tư XDCB từ NSNN chỉ được cấp phát cho các đối tượng sau:

Thnht là các dự án đầu tư vào kết cấu hạtầng kinh tế, xã hội không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp thuộc các lĩnh vực: Cơ sở hạ tầng kinh tế: các dựán giao thông, thủy lợi, giáo dục đào tạo, y tế, điện lực; Trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, hệ vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; Các trạm, trại thú y, động thực vật, nghiên cứu giống mới và cải tạo giống; Các dựán xây dựng công trình văn hóa, xã hội, thể dục thể thao, phúc lợi; Dự án quản lý nhà nước, khoa học kỹthuật; Dự án bảo vệ môi trường sinh thái khu vực, vùng lãnh thổ; Dựán an ninh, quốc phòng.

Th hai là các dự án của các DN Nhà nước hoạt động công ích, góp vốn cổ phần liên doanh bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước vào các DN thuộc các lĩnh vực cần thiết có sựtham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

Thba là dựán một sốDN thuộc lĩnh vực then chốt của nền kinh tếquốc dân theo quy định của Chính phủ.

Thứ tư là các dự án quy hoạch ngành và lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn.

Thứ nămlà các chương trình, dựán phát triển kinh tế- xã hội. [1]

1.2. KIỂM SOÁT CHI VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

1.2.1. Khái niệm quản lý và kiểm soát chi vốn đầu tưxây dựng cơ bản từNgân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước

1.2.1.1. Khái nim qun lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Đầu tư XDCB từ NSNN là một dạng đầu tư công, do đó phải chịu sựquản lý của nhiều cơ quan khác nhau nhằm đảm bảo quá trìnhđầu tư được thực hiện theo chế độ, chính sách của Nhà nước đồng thời sửdụng tiết kiệm và hiệu quảnguồn vốn.

Trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN, KBNN chịu trách nhiệm thực hiện kiểm soát thanh toán, quyết toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN cho các dự án, công trình đã được KBNN chấp nhận thanh toán. Như vậy, theo tác giả Trịnh Đình Hào (2013)thì “Quản lý vốn đầu tư XDCB từnguồn NSNN qua KBNN là việc KBNN căn cứ vào các quy định hiện hành của Nhà nước, thực hiện việc kiểm soát các hồ sơ, chứng từ do Chủ đầu tư gửi đến, xác định số chấp nhận tạm ứng hoặc thanh toán, sau đó thực hiện tạm ứng hoặc thanh toán vốn cho các dự án, công trình theo số đãđược chấp nhận”[14].

Theo nghĩa rộng,đầu tư có nghĩa là sựhy sinh các nguồn lựcở hiện tại đểtiến hành các hoạt động nào đó nhằm đem lại cho nhà đầu tư các kết quảnhất định trong tương lai mà kết quả này thường phải lớn hơn các chi phí vềcác nguồn lực đã bỏra.

Theo nghĩa hẹp, đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sửdụng các nguồn lựcởhiện tại nhằm đem lại cho nhà đầu tư hoặc xã hội kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sửdụng để đạt được kết quả đó.

Như vậy, quản lý vốn đầu tư XDCB là quá trình quản lý vốn giữa các cơ quan nhà nước với chủ đầu tư, đồng thời thanh toán cho các nhà thầu tư vấn, xấy lắp,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

(chủ đầu tư là người đại diện) mua lại sản phẩm xây dựng, lắp đặt thiết bịcông nghệ và các sản phẩm xây dựng cơ bản khác của các nhà thầu, do đó việc cấp đúng, cấp đủ tức là cấp đúng giá trị của hàng hóa xây dựng cơ bản mà nhà thầu bán cho chủ đầu tư (Nhà nước). Cơ chế cấp phát, chi đầu tư từ NSNN là nhân tố quan trọng trong việc giảm thất thoát, tiêu cực trong đầu tư xây dựng, góp phần nâng cao chất lượng công trình xây dựng.

1.2.1.2. Khái niệm vềkiểm soát chi vốn đầu tư Xây dựng cơ bản

- Kiểm soát: Là các hoạt động giám sát quá trình thực hiện, so sánh với các tiêu chuẩn và chọn ra cách thức đúng. Bản chất cơ bản của kiểm soát cònđược hiểu rõ hơn trong các giai đoạn chủ yếu của toàn bộ quá trình quản lý từ việc lập kế hoạch và xây dựng các mục tiêu có liên quan [32].

Do vậy, kiểm soát không thểtồn tại nếu không có các mục tiêu. Chức năng kiểm soát tồn tại như một “khâu” độc lập của quá trình quản lý, đồng thời lại là một bộ phận chủ yếu của quá trình đó. Chức năng này được thể hiện khác nhau tùy thuộc vào cơ chếkinh tế, cấp quản lý và loại hình cụthể. Các loại hình kiểm soát:

+Căn cứtheo nội dung: Kiểm soát hành chính và kiểm soát kếtoán.

+ Căn cứ vào mục tiêu: Kiểm soát ngăn ngừa, kiểm soát phát hiện và kiểm soát điều chỉnh.

+ Căn cứ vào thời điểm thực hiện trong quá trình tác nghiệp: Kiểm soát trước, kiểm soát hiện hành và kiểm soát sau.

Kiểm soát chi là công cụquản lý để đảm bảo đồng tiền bỏra hợp lý nhất, tiết kiệm nhất với mục đích cuối cùng là sửdụng tối ưu hiệu quảsửdụng nguồn vốn. Vì vậy, để đảm bảo sử dụng nguồn vốn đầu tư hiệu quả thì công tác kiểm soát được thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình đầu tư xây dựng dựán, từgiai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến kết thúc đầu tư đưa dự án hoàn thành vào khai thác sửdụng.

- Kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB: Là việc kiểm tra, xem xét các căn cứ, điều kiện cần và đủtheo quy định của Nhà nước đểxuất quỹNSNN chi trảtheo yêu cầu của chủ đầu tư các khoản kinh phí thực hiện dự án, đồng thời phát hiện và ngăn chặn các khoản chi trái với quy định hiện hành. Kiểm soát chi không phải là công

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

cụquản lý riêng của Nhà nước mà bất kỳthành phần nào cá nhân nào khi thực hiện bất kỳhoạt động kinh tếnào khi thanh toán tiền ra cũng đều phải kiểm soát để đẩm bảo đồng tiền bỏra hợp lý nhất với mục đích cuối cùng là sửdụng tối ưu hiệu quả sửdụng nguồn vốn Nhà nước.

Vì vậy, để đảm bảo nguồn vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả thì công tác kiểm soát được thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình đầu tư xây dựng dự án, tư giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến kết thúc đầu tư đưa dựán hoàn thành vào khai thác sử dụng. Kiểm soát chi là công cụ quản lý để đảm bảo đồng tiền bỏ ra hợp lý nhất, tiết kiệm nhất với mục đích cuối cùng là sử dụng tối ưu hiệu quả sử dụng nguồn vốn. Vì vậy để đảm bảo sửdụng nguồn vốn đầu tư hiệu quả thì công tác kiểm soát được thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình đầu tư xây dựng dựán, từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến kết thúc đầu tư đưa dựán hoàn thành vào khai thác sửdụng.

Vậy kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB là việc kiểm tra, xem xét các căn cứ, điều kiện cần vàđủ theo quy định của Nhà nước đểxuất quỹNSNN chi trảtheo yêu cầu của chủ đầu tư các khoản kinh phí thực hiện dự án, đồng thời phát hiện và ngăn chặn các khoản chi trái với quy định hiện hành.

1.2.2. Vai trò kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước

Kiểm soát chi đầu tư XDCB góp phần đảm bảo vốn đầu tư được thanh toán đúng thực tế, đúng hợp đồng A-B ký kết. Thông qua quá trình kiểm soát chi đầu tư đã góp phần quan trọng trong việc tiết kiệm chi Ngân sách Nhà nước. Góp phần tránh thất thoát, lãnh phí trong đầu tư xây dựng:

-Đảm bảo thực hiện dự án theo đúng tiến độ: Vì thông qua kiểm soát chi đầu tư cơ quan kiểm tra chủ động nắm bắt tình hình thực hiện dự án, qua đó tham mưu cho các Bộ, ngành, Trung ương và địa phương, các chủ đầu tư, cơ quan cấp trên của chủ đầu tư kịp thời tháo gỡ, giải quyết nhiều khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai chi đầu tư, góp phần đảm bảo dựán thực hiện theo đúng tiến độ, như vậy sẽ hạn chế các chi phí phát sinh do kéo dài thực hiện dự án và nâng cao

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

- Đảm bảo thực hiện đầu tư tập trung theo hướng của Nhà nước, từ đó tham mưu cho các cấp chính quyền điều chỉnh, điều hòa kếhoạch vốn đúng đối tượng.

- Góp phần làm lành mạnh nền tài chính Nhà nước, từ đó giúp quyết toán đúng chính sách, chế độ, thời gian, sớm đưa dựán vào khai thác sửdụng.

- Thông qua kiểm soát chi sẽ góp phần hoàn thiện các quy định về quản lý đầu tư xây dựng của Nhà nước. Tham gia với các Bộ, ngành liên quan để nghiên cứu, sửa đổi và hoàn thiện các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng của Nhà nước, tạo hành lang pháp lý cần thiết cho công tác đầu tư và xây dựng.

- Thực hiện công tác kiểm soát chi góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước, thông qua kiểm soát chi, KBNN thực hiện tốt chức năng tham mưu, đềxuất cho các cấp chính quyền, địa phương thực hiện cải cách các thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng, đảm bảo đơn giản, dễ thực hiện nhưng vẫn đúng theo quy định của pháp luật. Từ đó nâng cao năng lực, hiệu quảhoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng.

- Do yêu cầu mởcửa và hội nhập với nền tài chính khu vực và thếgiới, việc áp dụng quy trình kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN đến từng đối tượng sử dụng là cần thiết, góp phần minh bạch hóa hoạt động quản lý chi tiêu công, đồng thời thúc đẩy quá trình lành mạnh các hoạt động giao dịch trong nền kinh tế.

1.2.3. Vai trò của Kho bạc Nhànước trong kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từtừ Ngân sách nhà nước

Vai trò kiểm soát chi ngân sách của KBNN được thể hiện rõ nét thông qua việc Kho bạc kiểm tra hồ sơ chi của đơn vịsửdụng kinh phí NSNN, cụthể:

- KBNN thực hiện kiểm tra các khoản chi để thỏa mãn các điều kiện cấp phát, thanh toán được quy định trong luật NSNN: Các khoản chi đã có trong dự toán chi NSNN đượcgiao đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức; đãđược chủ đầu tư có đầy đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán theo quy định. KBNN kiểm tra, đối chiếu các khoản chi để bảo đảm các khoản chi phải có trong dự toán được cấp có thẩm quyền duyệt và kiểm tra đối chiếu các khoản chi với kế hoạch vốn được cơ quan tài chính hoặc cơ quan có thẩm quyền thông báo, bảo đảm các khoản chi không vượt quá kế hoạch vốn được cơ quan tài chính cấp hoặc cơ quan có thẩm quyền giao kếhoạch.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

Góp phần đảm bảo thực hiện đầu tư tập trung theo định hướng của Nhà nước, từ đó tham mưu cho các cấp chính quyền điều chỉnh, điều hoà kế hoạch vốn đúng đối tượngướng mắc phát sinh trong triển khai chi đầu tư, góp phần nâng cao hiệu quảsửdụng vốn đầu tư.

Thông qua kiểm soát chi, KBNN thực hiện tốt chức năng tham mưu, đề xuất cho các cấp chính quyền, địa phương thực hiện cải cách các thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng, đảm bảo đơn giản, dễ thực hiện nhưng vẫn đúng theo quy định của pháp luật. Từ đó nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng.

Thông qua quy trình kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN, đã góp phần minh bạch hoá hoạt động quản lý đầu tư công, đồng thời thúc đẩy quá trình lành mạnh hoá các hoạt động giao dịch trong nền kinh tế.

Như vậy, KBNN là trạm kiểm soát cuối cùng được nhà nước giao nhiệm vụ kiểm soát trước khi đồng vốn của nhà nước rời khỏi quỹ NSNN. Đây là nhiệm vụ quan trọng vì KBNN quản lí tài khoản dự án của các đơn vị sử dụng ngân sách, đồng thời KBNN cũng là cơ quan trực tiếp cấp phát, thanh toán mọi khoản chi đầu tư XDCB từNSNN. Ngoài ra, KBNN còn kiểm tra, kiểm soát các yếu tốhạch toán, bảo đảm thực hiện đúng mục lục NSNN; kiểm tra dấu, chữ kí của người quyết định chi, của kếtoán trưởng, bảo đảm khớp với mẫu dấu, chữ kí đãđăng kí tại KBNN. Hoạt động kiểm soát các khoản chi ngân sách của KBNN được tiến hành ở ba bước đó là: Kiểm soát trước khi chi, kiểm soát trong khi chi và kiểm soát sau khi chi.

1.2.4 Cam kết chi và kiểm soát cam kết chi

Cam kết chi đầu tư: Là việc các chủ đầu tư cam kết sử dụng kế hoạch vốn đầu tư được giao hàng năm (có thể một phần hoặc toàn bộkếhoạch vốn được giao trong năm) để thanh toán cho hợp đồng đã được ký giữa chủ đầu tư với nhà cung cấp. Giá trị của khoản cam kết chi đầu tư bằng số kinh phí dựkiến bố trí cho hợp đồng trong năm, đảm bảo trong phạm vi kế hoạch vốn năm được duyệt và giá trị hợp đồng cònđược phép cam kết chi.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

Kiểm soát cam kết chi:

- Tất cả các khoản chi của NSNN đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao dự toán đối với chi thường xuyên hoặc giao kế hoạch vốnđối với chi đầu tư (gồm cả dự toán ứng trước), có hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ theo chế độ quy định và có giá trị hợp đồng từ 200 triệu đồng, trở lên đối với các Khoản chi thường xuyên hoặc từ1.000 triệu đồng trởlên trongchi đầu tư xây dựng cơ bản thì phải được quản lý,kiểm soát cam kết chi qua Kho bạc Nhà nước trừ các trường hợp cụthểsau:

+ Các Khoản chi của ngân sách xã; các dự án, công trình do xã, phường, thị trấn làm chủ đầu tư (bao gồm tất cảcác nguồn vốn, thuộc các cấp ngân sách);

+ Các Khoản chi cho lĩnh vực an ninh, quốc phòng (bao gồm cảcác Khoản chi đầu tư);

+ Các Khoản thực hiện nghĩa vụtrảnợcủa Nhà nước, của Chính phủ;

+ Các Khoản chi từ nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài theo phương thức tài trợ chương trình, dự án; chi viện trợ trực tiếp; các Khoản chi vốn đối ứng của các dựán ODA.

+ Các Khoản chi góp cổphần, đóng góp nghĩa vụ tài chính, đóng niên liễm cho các tổchức quốc tế;

+ Các Khoản chi theo hình thức lệnh chi tiền của cơ quan tài chính các cấp;

+ Các Khoản chi từ tài Khoản tiền gửi của các đơn vị giao dịch tại Kho bạc Nhà nước;

+ Các Khoản chi ngân sách nhà nước bằng hiện vật và ngày công lao động;

+ Các Khoản chi dịch vụ công ích gồm: Hợp đồng cung cấp điện, nước, điện thoại, internet, thuê kết nối mạng (thuê đường truyền, băng thông), vệ sinh công cộng, quản lý chăm sóc cây xanh.

+ Các Khoản chi để tổ chức hội nghị, thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học (không bao gồm những Khoản mua sắm trang thiết bị phải thực hiện đấu thầu theo quyđịnh của Luật Đấu thầu và thuộc phạm vi phải thực hiện cam kết chi), các Khoản chi mua vé máy bay, mua xăng dầu;

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

+ Các Khoản chi phí bồi thường, hỗtrợ và tái định cư; trừ trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng trực tiếp với các nhà thầu đểthực hiện xây dựng khu tái định cư, chi phí rà phá bom mìn, di chuyển đường điện, đường cáp;

+ Các hợp đồng của công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, cấp bách;

+ Các Khoản chi hoàn thuế, các Khoản chi hoàn trả vốn ứng trước từdự toán được giao;

+ Các hợp đồng có nhiều nguồn vốn tham gia đầu tư thuộc nhiều cấp ngân sách và thanh toán tại từ2 KBNN(nơi kiểm soát, thanh toán cho dựán) trởlên.

+ Các hợp đồng của các khoản chi thuộc Chương trình Quốc gia và Chương trình Mục tiêu Quốc gia do chủ đầu tư ký hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụvới các cá nhân, hộdân, tổ, đội thợ.

Mức giá trị hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ phải làm thủ tục kiểm soát cam kết chi với KBNN được xem xét điều chỉnh cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế- xã hội theo từng thời kỳ.

- Các khoản cam kết chi NSNN phải được hạch toán bằng đồng Việt Nam; các khoản cam kết chi NSNN bằng ngoại tệ được theo dõi theo nguyên tệ; đồng thời, được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷgiá ngoại tệhàng tháng do BộTài chính quy định để hạch toán cam kết chi. Các phân đoạn mã kế toán đồ của tài khoản chi NSNN (nếu có) phải được hạch toánởmức chi tiết nhất.

Trường hợp khoản cam kết chi NSNN có nhiều nguồn vốn (các khoản cam kết chi đối với hợp đồng mua sắm hàng hoá, dịch vụcủa dự án ODA,…), thì được hạch toán chi tiết theo sốtiền được cam kết chi của từng nguồn vốn.

- Cam kết chi chỉ được thanh toán khi sốtiền đềnghị thanh toán nhỏ hơn hoặc bằng sốtiền chưa được thanh toán của khoản cam kết chi đó.

Trường hợp sốtiền đềnghị thanh toán lớn hơn sốtiền còn lại chưa được thanh toán của khoản cam kết chi, thì trước khi làm thủtục thanh toán cam kết chi, đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư phải đề nghị KBNN nơi giao dịch điều chỉnh số tiền của khoản cam kết chi đó phù hợp với sốtiền đề nghị thanh toán và đảm bảo đúng quy định nêu tại khoản 2 mục II Thông tư này.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

- Trong quá trình quản lý, kiểm soát, nếu phát hiện các khoản cam kết chi sai chế độ quy định hoặc các khoản dự toán để cam kết chi không được chuyển nguồn sang năm sau hoặc đơn vị dự toán, chủ đầu tư không có nhu cầu sử dụng tiếp, thì khoản cam kết chi sẽ được huỷbỏ. KBNN thực hiện huỷcác khoản cam kết chi của đơn vị dự toán, chủ đầu tư theo chế độ quy định (đối với các khoản cam kết chi không được phép chuyển năm sau sử dụng tiếp) hoặc theo quyết định của cơ quan tài chính, cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với các khoản cam kết chi sai quy định) hoặc đề nghị của đơn vị dự toán, chủ đầu tư (đối với các khoản cam kết chi mà đơn vịkhông có nhu cầu sửdụng tiếp).

1.3. NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

1.3.1. Nội dung kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước

Theo quy định, hệ thống KBNN có trách nhiệm kiể

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thông thường, doanh nghiệp phải kết hợp cả hai nguồn vốn trên để đảm bảo đủ vốn cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, và cách phân loại này giúp cho các nhà quản

Cải cách quy trình nghiệp vụ KBNN nằm trong chương trình cải cách hành chính của Đảng và Nhà nước nói chung và cải cách quản lý tài chính công nói riêng;

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, KBNN huyện Hải Lăng chủ động phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư trên địa bàn huyện, phòng tài chính

Yêu cầu đối với đấu thầu trong hoạt động đầu tư XDCB là đấu thầu chỉ được thực hiện khi đã xác định được nguồn vốn để thực hiện; không được kéo dài thời gian

2.2 Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cho ñầu tư xây dựng cơ bản huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam giai ñoạn 2005 – 2010 2.2.1 Bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước cho ñầu tư

* Kiểm soát chi nhóm mục “Chi thanh toán cá nhân” Nhóm mục chi cho cá nhân thường mang tính chất ổn ñịnh, ít biến ñộng do vậy việc kiểm soát chi chủ yếu dựa trên hồ sơ ñã gửi lần ñầu

- Trong giai ñoạn lập dự toán - Trong giai ñoạn chấp hành dự toán - Trong giai ñoạn quyết toán chi thường xuyên NSNN Trường hợp các ñơn vị dự toán và các cấp ngân sách không thực hiện

Bài nghiên cứu hướng đến kiểm định mối quan hệ giữa dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, phân cấp tài khóa và tình hình xung đột đất đai tại 19 địa phương miền Nam Việt Nam giai