• Không có kết quả nào được tìm thấy

GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ"

Copied!
127
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN THỊ PHƯƠNG LIÊN

GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

HUẾ, 2018

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN THỊ PHƯƠNG LIÊN

GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số : 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS NGUYỄN TÀI PHÚC

HUẾ, 2018

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi.

Tất cả số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào.

Huế, ngày 14 tháng 8năm 2018

Tác giảLuận văn

Trần Thị Phương Liên

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

LỜI CẢM ƠN

Đểhoàn thành Luận văn này, ngoài sựnỗlực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và quý báu từthầy hướng dẫn khoa học, cơ quan công tác, đồng nghiệp, bạn bè và người thân. Nhân đây, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:

Ban Giám hiệu trường Đại học Kinh tế Huế và phòng Đào tạo Sau Đại học của nhà trường cùng các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập.

PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc– người hướng dẫn khoa học– đã dành nhiều thời gian quý báu đểchỉdẫn về đề tài và định hướng phương pháp nghiên cứu trong thời gian tôi tiến hành thực hiện Luận văn.

Các đồng chí Lãnh đạo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Thanh tra Sở nơi tôi đang công tác, các phòng, đơn vị trực thuộc Sở, Trung tâm Giới thiệu việc làm và Dạy nghềHội LHPN tỉnh, Hội liên hiệp Phụnữtỉnh và Hội liên hiệp Phụnữ thành phố Huế, huyện Phú Vang, huyện Phong Điền và huyện A Lưới đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được tham gia khóa học này và hoàn thành luận văn.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đãđộng viên, giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành Luận văn này.

Xin trân trọng cảm ơn!

Huế, ngày 14 tháng 8 năm 2018

Tác giảLuận văn

Trần Thị Phương Liên

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Họvà tên học viên: TRẦN THỊ PHƯƠNG LIÊN

Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ; Niên khóa: 2016–2018 Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS. NGUYỄN TÀI PHÚC

Tên đề tài: “GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ”

1. Tính cấp thiết của đề tài

Việc làm cho người lao động là một trong những vấn đề xã hội có tính toàn cầu, là mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia.. Công tác giải quyết và ổn định việc làm cho người lao động nói chung, lao động nữnói riêng là một vấn đềcấp bách, có ý nghĩa chiến lược và luôn được Đảng và nhà nước quan tâm. Là nhóm lao động yếu thế, có nhiều yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến công việc của lao động nữ. Vấn đề việc làm cho lao động nữ lại càng gặp nhiều khó khăn hơn, các ngành, lĩnh vực cần phải làm gì để hỗ trợ và tạo cơ hội để phụ nữtự tin hơn trong công việc, nắm bắt những cơ hội việc làm với thu nhập ngang hàng với nam giới trong công việc.

Xuất phát từnhững lý do trên, nghiên cứu chuyên sâu thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho người lao động nữ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huếlà thật sựcần thiết không chỉ giải quyết được vấn đề việc làm cho người lao động mà còn giúp cho nền kinh tếtỉnh nhà phát triển. Do đó, tôi chọn nghiên cứu đềtài tôi chọn đềtài

Gii pháp to việc làm cho lao động nử ở tnh Tha Thiên Huế” làm luận văn thạc sĩ ngành quản lý kinh tế.

2. Phương pháp nghiên cứu

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh; phương pháp điều tra phỏng vấn, thu thập số liệu;phương pháp xửlý và phân tích sốliệu bằng phần mềm SPSS.

3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp của Luận văn

- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về lao động nữ, việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nữ.

- Phân tích, đánh giá được thực trạng về việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động nữ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2017.

- Từ những hạn chế của công tác giải quyết việc làm cho lao động nữ, nghiên cứu mục tiêu, định hướng và đề xuất một số giải pháp tạo việc làm hiệu quả cho người lao động nữ ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

LĐ- TB&XH : Lao động – Thương binh và Xã hội UBND, HĐND : Ủy ban nhân nhân, Hội đồng nhân dân

GQVL : Giải quyết việc làm

KT–XH : Kinh tế- Xã hội

NLĐ : Người lao động

CNH– HĐH : Công nghiệp hóa–Hiện đại hóa

DNVVN : Doanh nghiệp vừa và nhỏ

TW : Trung ương

XKLĐ : Xuất khẩu lao động

CMKT : Chuyên môn kỹthuật

SX, KD : Sản xuất, kinh doanh

LLLĐ : Lực lượng lao động

CCLĐ : cơ cấu lao động

NSLĐ : Năng suất lao động

PTKT : Phát triển kinh tế

CHDCND : Cộng hòa dân chủnhân dân

KTTĐ : Kinh tếtrọng điểm

KKT : Khu kinh tế

ĐVT : Đơn vịtính

LĐ : Lao động

KCN : Khu công nghiệp

CN–TTCN : Công nghiệp–Tiểu thủcông nghiệp

DN : Doanh nghiệp

TNHH : Trách nghiệm hữu hạn

CSXH : Chính sách xã hội

GDNN - GDTX : Giáo dục nghềnghiệp–Giáo dục thường xuyên CĐ, CĐN : Cao đẳng, cao đẳng nghề

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

TCN : Trung cấp nghề

BC : Báo cáo

QĐ : Quyết định

BLĐTBXH : Bộ Lao động– Thương binh và Xã hội

LĐNT : Lao động nông thôn

LHPN : Liên hiệp phụnữ

MTQG : Mục tiêu quốc gia

CHLB : Cộng hòa liên bang

TTLĐ : Thị trường lao động

PTKT : Phát triển kinh tế

DVVL : Dịch vụviệc làm

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...I LỜI CẢM ƠN ... II

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN

... III DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...IV MỤC LỤC... VI DANH MỤC CÁC BẢNG...XI DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ...XII

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu... 2

2.1. Mục tiêu chung... 2

2.2. Mục tiêu cụ thể:... 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu... 2

4. Phương pháp nghiên cứu... 3

4.1. Phương pháp thu thập số

liệu... 3

4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý, phân tích số liệu... 4

4.3. Phương pháp thống kê mô tả... 4

4.4. Phương pháp chuyên gia ... 4

5. Kết cấu luận văn ... 4

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ... 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ

LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM ... 5

VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ ... 5

1.1. Một số vấn đề về lao động, việc làm và việc làm cho lao động nữ ... 5

1.1.1. Các khái niệm cơ bản ... 5

1.1.1.1. Lao động... 5

1.1.1.2. Lao động nữ

... 6

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

1.1.1.3. Việc làm, phân loại việc làm... 6

1.1.1.4. Giải quyết việc làm ... 9

1.1.1.5. Giải quyết việc làm cho lao động nữ ... 11

1.1.1.6. Thất nghiệp, phân loại thất nghiệp... 12

1.1.2. Nội dung tạo việc làm ... 14

1.1.2.1. Tạo việc làm thông qua phát triển kinh tế-xã hội ... 14

1.1.2.2. Tạo việc làm thông qua xuất khẩu lao động ... 15

1.1.2.3. Đào tạo nghề cho người lao động ... 18

1.1.2.4. Phát triển thị trường lao động ... 20

1.1.2.5. Chương trình mục tiêu quốc gia về

giải quyết việc làm ... 22

1.1.3. Đặc điểm của lao động nữ... 22

1.1.4. Các nhân tố tác động đến giải quyết việc làm cho lao động nữ ... 23

1.1.4.1. Các nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên... 23

1.1.4.2. Những nhân tố thuộc về con

người... 24

1.1.4.3. Các nhân tố thuộc về xã hội ... 26

1.1.5. Tầm quan trọng của vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nữ ... 27

1.2. Kinh nghiệm tạo việc làm cho lao động nữ ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thừa Thiên Huế ... 28

1.2.1. Kinh nghiệm về tạo việc làm cho lao động nữ ở một số địa phương ... 28

1.2.1.1. Kinh nghiệm

tỉnh Quảng Trị... 28

1.2.1.2. Kinh nghiệm

tỉnh Quảng Bình... 30

1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Thừa Thiên Huế ... 31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ... 33

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

... 33

2.1. Khái quát về tỉnh Thừa Thiên Huế... 33

2.1.1. Đặc điểm về

tự nhiên ... 33

2.1.1.1. Vị trí địa lý ... 33

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

2.1.1.2. Địa hình ... 33

2.1.1.3. Khí hậu ... 34

2.1.2. Đặc điểm về

kinh tế - xã hội ... 35

2.1.3.

Đặc điểm dân số

-

lao động... 39

2.2. Thực trạng tạo việc làm cho lao động nữ ở tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2017... 41

2.2.1. Tình hình lao

động nữ địa bàn nghiên cứu ... 41

2.2.1.1. Quy mô lao động nữ... 41

2.2.1.2.

Cơ cấu lao động nữ

... 42

2.2.1.3. Tình hình việc làm cho lao động nữ ở Tỉnh Thừa Thiên Huế ... 46

2.2.2. Thực trạng tạo việc làm cho lao động nữ ở Tỉnh Thừa Thiên Huế giai

đoạn 2013–

2017 ... 48

2.2.2.1. Tạo việc làm thông qua thực hiện các chương trình phát triển kinh tế- xã hội ... 48

2.2.2.2. Tạo việc làm thông qua dự án vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm và vay vốn từ các nguồn khác, hỗ trợ vốn ưu đãi giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập ... 53

2.2.2.3. Tạo việc làm thông qua hoạt động đào tạo nghề ... 55

2.2.2.4. Tạo việc làm thông qua hoạt động đưa người lao động đi làm việc

ở nước ngoài theo hợp đồng... 60

2.2.3.5. Tạo việc làm thông qua hoạt động phát triển thị trường lao động... 63

2.3. Thực trạng việc làm cho lao động nữ thông qua mẫu điều tra ... 64

2.3.1. Thống kê mô tả mẫu điều tra ... 64

2.3.2. Đánh giá kết quả điều tra ... 69

2.4.

Đánh

giá chung về công tác tạo việc làm cho

người lao động trên địa bàn

Tỉnh Thừa Thiên Huế ... 71

2.4.1. Những kết quả đạt

được ... 71

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

2.4.2. Một số tồn tại, hạn chế ... 74

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại ... 76

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHOLAO ĐỘNG NỮ... 79

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

... 79

3.1. Phương hướng và mục tiêu tạo việc làm cho lao động nữ ở

tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 ... 79

3.1.1. Phương hướng tạo việc làm cho lao động nữ ở

tỉnh Thừa Thiên Huế . 79 3.1.2. Mục tiêu tạo việc làm cho lao động nữ ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 ... 81

3.1.2.1. Mục tiêu chung... 81

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể ... 82

3.2. Một số giải pháp tạo việc làm cho lao động nữ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ... 83

3.2.1. Phát triển kinh tế - xã hội ... 83

3.2.1.1. Đẩy mạnh tăng trưởng, phát triển kinh tế

tạo nhiều việc làm mới .... 83

3.2.1.2. Phát triển du lịch, dịch vụ ... 83

3.2.1.3. Phát triển loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ... 83

3.2.1.4. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp... 84

3.2.2. Đẩy mạnh công tác giáo dục -đào tạo và dạy nghề cho lao động nữ... 85

3.2.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về

học nghề và việc làm; về chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với dạy nghề và việc làm cho phụ nữ ... 85

3.2.2.2. Tăng cường sự

tham gia của các cấp Hội liên hiệp phụ nữ, công đoàn các cấp trong xây dựng, đề xuất luật pháp, chính sách và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách về giáo dục nghề nghiệp và tạo việc làm cho phụ nữ ... 86

3.2.2.3. Đẩy mạnh công tác hỗ

trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm... 86 3.2.2.4. Nâng cao năng lực, kỹ năng cho cán bộ Hội các cấp về công tác tư

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

vấn nghề, tư vấn giới thiệu việc làm ... 88

3.2.2.5. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc thực hiện các chương trình,

đề

án hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm... 88

3.2.3. Đẩy mạnh triển khai các chương trình Quốc gia xúc tiến việc làm... 89

3.2.3.1. Sử dụng và khai thác hiệu quả các nguồn vốn tạo việc làm cho lao

động nữ... 89

3.2.3.2. Tạo việc làm cho lao động nữ qua Trung tâm Dịch vụ việc làm... 90

3.2.3.3. Tạo việc làm cho lao động nữ thông qua xuất khẩu lao động ... 91

3.2.4. Nhóm giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, bất lợi của lao động nữ trong quá trình làm việc và tự tạo việc làm ... 94

3.2.4.1. Nâng cao nhận thức về thực hiện bình

đẳng giới và chiến lược quốc

gia về sự tiến bộ của phụ nữ... 94

3.2.4.2. Quan tâm, nâng cao sức khỏe cho lao động nữ, cần có chính sách ưu tiên, khuyến khích đội ngũ lao động nữ ... 95

3.2.4.3. Thực hiện pháp luật về quyền lao động nữ ... 96

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

... 97

1. Kết luận ... 97

2. Kiến nghị ... 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO... 101

PHỤ LỤC ... 103

QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

THẠC SĨ KHÓA 2016 – 2018 TẠI HUẾ ĐỢT 4

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA

ỦY VIÊN PHẢN BIỆN 1

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA

ỦY VIÊN PHẢN BIỆN 2

BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Tình hình dân sốtỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017...39

Bảng 2.2: Tình hình laođộng và cơ cấu lao động tỉnh Thừa Thiên Huế...40

giai đoạn 2013- 2017 ...40

Bảng 2.3: Quy mô, tỷlệ lao động nữtrong tổng số lao động các huyện, thị xã,...42

thành phố năm 2017...42

Bảng 2.4: Trình độ CMKT của lực lượng lao động nữ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2017 ...43

Bảng 2.5: Lao động nữphân theo vịthếviệc làm tỉnh Thừa Thiên Huế...44

giai đoạn 2013-2017 ...44

Bảng 2.6: Lao động nữphân theo loại hình kinh tếtỉnh Thừa Thiên Huế...45

giai đoạn 2013-2017 ...45

Bảng 2.7: Số lao động nữ được giải quyết việc làm giai đoạn 2013 - 2017 ...48

Bảng 2.8: Quy mô lao động nữ làm việc trong khu công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 –2017...49

Bảng 2.9: Số lao động nữ trong các DN đang hoạt động phân theo ngành kinh tế...50

Bảng 2.10: Quy mô lao động nữlàm việc trong ngành dịch vụtỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2017 ...52

Bảng 2.11: Kết quả dạy nghề cho LĐNT và việc làm sau học nghề của Trung tâm Giới thiệu việc làm ...58

Bảng 2.12: Độtuổi của lao động nữqua phiếu điều tra...66

Bảng 2.13: Trìnhđộ văn hóa chuyên môn của lao động nữqua phiếu điều tra ...67

Bảng 2.14: Thu nhập bình quân 1 tháng của lao động nữqua phiếu điều tra...68

Bảng 2.15: Đánh giá mức thu nhập qua phiếu điều tra...69

Bảng 2.16:Đánh giá chính sách tạo việc làm cho lao động nữqua phiếu điều tra ....70

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tổng sản phẩm theo khu vực kinh tế năm 2017 (%)...36 Biểu đồ2.2. Số lao động nữtỉnh Thừa Thiên Huế qua đào tạo nghề giai đoạn 2013-

2017 ...56

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Việc làm cho người lao động là một trong những vấn đề xã hội có tính toàn cầu, là mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với xây dựng, phát triển các thị trường về hàng hóa dịch vụ, tài chính, bất động sản, khoa học và công nghệ... thì phát triển thị trường lao động là tất yếu khách quan nhằm phân bố và sửdụng hiệu quảnguồn nhân lực;

thu hút đầu tư; tạo động lực nâng cao năng suất lao động, sức cạnh tranh và tạo nhiều công ăn việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội. Tuy nhiên nước ta cũng còn phải đối mặt với những thách thức lớn trong quá trình phát triển. Một trong những thách thức to lớn đó là tỷ lệ thất nghiệp cao, nhu cầu về việc làm đang tạo nên sức ép to lớn đối với nền kinh tế nước nhà.

Do đó công tác giải quyết vàổn định việc làm cho người lao động nói chung, lao động nữ nói riêng là một vấn đề cấp bách, có ý nghĩa chiến lược và luôn được Đảng và nhà nước quan tâm. Thực tếhiện nay, lương bình quân hàng tháng của lao động nữlàm côngcó hưởng lương khoảng 4,58 triệu đồng, thấp hơn so với lao động nam là 5,19 triệu đồng và tỷ lệ lao động nữ thất nghiệp chiếm 44,6% trên tổng số 1.117.000 người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp, tỷ lệ lao động nữ có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp chiếm 57,2% trong hơn 592.000 quyết định trợ cấp (theo số liệu báo cáo của Cục Việc làm – Bộ LĐ-TB&XH). Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động – TB&XH, căn nguyên của thực trạng trên là do gặp phải những rào cản từ quan niệm truyền thống đánh giá thấp khả năng và tiềm năng của phụ nữ. Bên cạnh đó, những yêu cầu cao hơn về trình độ đào tạo, kiến thức, năng lực…đến từsự thay đổi của thế giới việc làm, trong khi chức năng làm mẹ, chăm sóc con cái và gia đình vẫn luôn được cho là trách nhiệm chủyếu của phụ nữ. Tất cả những điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự tham gia và chất lượng công việc của lao động nữ.

Trong bối cảnh tình hình chung đó, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng gặp rất nhiều thách thức trong công tác giải quyết việc làm cho lao động nữ.Hàng năm toàn tỉnh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

giải quyết việc làm mới cho trên 16.000 lao động, tuy nhiên, mỗi năm toàn tỉnh có khoảng 20.000 lao động bổsung và có nhu cầu việc làm mới, đã tạo áp lực lớn cho công tác giải quyết việc làm. Là nhóm lao động yếu thế, vấn đề việc làm cho lao động nữlại càng gặp nhiều khó khăn hơn, các ngành, lĩnh vực cần phải làm gìđểhỗ trợ và tạo cơ hội để phụ nữ tự tin hơn trong công việc, nắm bắt những cơ hội việc làm với thu nhập ngang hàng với nam giới trong công việc.

Chính vì vậy, xuất phát từnhững lý do trên, nghiên cứu chuyên sâu thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho lao động nữ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế là thật sự cần thiết không chỉ giải quyết được vấn đề việc làm cho người lao động mà còn giúp cho nền kinh tế tỉnh nhà phát triển. Do đó, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp to việc làm cho lao động nữ ở tnh Tha Thiên Huế” để làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹcủa mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung

Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác giải quyết việc làm cho lao động nữ. Từ đó phân tích thực trạng của công tác giải quyết việc làm cho lao động nữtrong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Thừa Thiên Huế, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảcủa công tác giải quyết việc làm cho laođộng nữ trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

+ Hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về lao động nữ, việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nữ.

+ Phân tích, đánh giá được thực trạng vềviệc làm và giải quyết việc làm cho người lao động nữ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2017.

+ Từnhững hạn chếcủa công tác giải quyết việc làm cho lao động nữ, nghiên cứu mục tiêu, định hướng và đề xuất một số giải pháp tạo việc làm hiệu quả cho người lao động nữ ởtỉnh Thừa Thiên Huếtrong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

*Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề liên quan đến việc làm và giải pháp tạo việc làm cho lao động nữ ởtỉnh Thừa Thiên Huế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

*Đối tượng điều tra khảo sát: Lao động nữ trong độ tuổi từ 16-60 tuổi, là nhóm người lao động đã được giải quyết việc làm theo các phương hướng tạo việc làm ở mục 2.2.2 của luận văn, đang sinh sống và làm việc tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh, không bao gồm các đối tượng đang là học sinh, sinh viên.

* Phạm vi:

+ Nội dung: Tập trung nghiên cứu vấn đềthực trạng và giải pháp tạo việc làm cho lao động nữvà các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của lao động nữ.

+ Không gian: Địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

+ Thời gian: Luận văn sử dụng số liệu về việc làm củalao động nữ giai đoạn năm 2013 – 2017. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn người lao động.

4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp: được lấy từnhiều nguồn có sẵn khác nhau như:

- Niêm giám thống kê Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2017, từBáo cáo tổng kết hàng năm của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội liên hiệp Phụnữtỉnh Thừa Thiên Huế, của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Một sốcông trình nghiên cứu, luận văn tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, sách, báo, tạp chí,tài liệu... liên quan đến lĩnh vực và vấn đề nghiên cứu cụ thể là lao động, việc làm và giải pháp tạo việc làm cho lao động nữ.

- Ngoài ra, còn thu thập thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu từ Internet, website liênquan đến lao động, việc làm.

Số liệu sơ cấp: được thu thập từsốliệu điều tra phỏng vấn 200 lao động nữ trên địa bàn nghiên cứu theo mẫu phiếu khảo sátđãđược thiết kếsẵn.

- Chọn mẫu điều tra: Tác giảsẽ sửdụng phương pháp chọn mẫu mở rộng dần để thay thế phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên do địa bàn phân tán rộng và thiếu nguồn lực nghiên cứu. Trước hết sẽliên lạc với Hội liên hiệp phụnữcác cấp đểtiếp cận đối tượng khảo sát, từ đối tượng khảo sát này sẽ đề nghị giới thiệu đối tượng khảo sát tiếp theo và liên hệ đối tượng khảo sát tiếp theo đó, tiếp tục quy trình cho

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

cho các vùng thành thị, trung du, đầm phá ven biển và miền núi để tiến hành phát phiếu điều tra bao gồm: thành phố Huế (60 phiếu), huyện Phong Điền (60 phiếu), huyện Phú Vang (60 phiếu), và huyện A Lưới (20 phiếu). Số lượng phiếu phát ra được phân theo tỷlệ lao động nữtừng địa phương.

4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý, phân tích số liệu

Sốliệu điều tra được tổng hợp (hệthống hóa) theo các tiêu thức phù hợp với mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu

Phân loại dữliệu, mã hóa dữliệu, nhập dữliệu, làm sạch dữliệu, sau đó tiến hành phân tích, xửlý kết quả dựa trên các phép thống kê, các mô hình nghiên cứu và được xửlý bằng phần mềm Excel, SPSS 22.0.

4.3. Phương pháp thống kê mô tả

Được sửdụng đểmô tảnhững đặc tính cơ bản của mẫu điều tra thu thập được (độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập,.. ) thông qua việc tính toán các tham số thống kê như: phần trăm, giá trị trung bình (mean), độ lệch chuẩn (Std Deviation) của các biến quan sát, sử dụng các bảng tần suất mô tả sơ bộ các đặc điểm của mẫu nghiên cứu... Nhằm mục đích xử lý các dữliệu và thông tin thu thập đảm bảo tính chính xác và từ đó, có thể đưa ra các kết luận có tính khoa học và độ tin cậy cao vềvấn đềnghiên cứu.

4.4. Phương pháp chuyên gia

Được vận dụng nhằm thu nhập ý kiến một số nhà quản lí, chuyên môn, làm căn cứ cho việc đánh giá, rút ra các nhận xét khoa học hướng đến việc tìm ra các giải pháp tạo việc làm phù hợp cho lao động nữ trên địa bàn nghiên cứu.

5. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nữ.

Chương 2: Thực trạng tạo việc làm cho lao động nữ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chương 3: Giải pháp tạo việc làm cho lao động nữ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ

1.1. Một số vấn đề về lao động, việc làm và việc làm cho lao động nữ 1.1.1. Các khái niệm cơ bản

1.1.1.1. Lao động

Lao động trước hết là một hành động diễn ra giữa con người với giới tựnhiên, trong lao động con người đã vận dụng trí lực và thể lực cùng với công cụ tác động vào giới tự nhiên tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, đời sống con người, lao động là một yếu tố tất yếu không thể thiếu được của con người, nó là hoạt động rất cần thiết và gắn chặt với lợi ích của con người. Con người không thể sống khi không có lao động .

Quá trình lao động đồng thời là quá trình sửdụng sức lao động, sức lao động là năng lực của con người nó bao gồm cả thể lực và trí lực, nó là yếu tố tích cực đóng vai trò trung tâm trong suốt quá trình lao động, là yếu tốkhởi đầu, quyết định trong quá trình sản xuất, sản phẩm hàng hoá có thể được ra đời hay không thì nó phải phụthuộc vào quá trình sửdụng sức lao động.

Như vậy, lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quảcao là nhân tốquyết định sựphát triển của đất nước.

Lao động là một trong ba yếu tốtạo nên quá trình sản xuất và là yếu tốgiữvai trò quyết định. Dù trong điều kiện khoa học kỹ thuật tiến bộ, quá trình sản xuất được tiến hành bằng máy móc và tự động hóa thì quá trình sản xuất vẫn phải được điều khiển bởi sức lao động của con người.

Ph. Ăng-ghen khẳng định rằng: “Lao động là một điều kiện tồn tại của con người không phụ thuộc và bất cứ hình thái xã hội nào, là một sự tất yếu tự nhiên vĩnh cửu làm môi giới cho sự trao đổi giữa con người với tựnhiên, tức là cho bản thân sựsống của con người”[2;61].

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

Trong quá trình lao động sản xuất nào cũng đều là sự kết hợp của ba yếu tố:

lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong bất kỳnền sản xuất nào kể cả nền sản xuất hiện đại, lao động bao giờ cũng là nhân tố cơ bản, là điều kiện không thểthiếu của sựtồn tại và phát triển đời sống xã hội loài người.

Tại Điều 3 và Điều 187 của Bộ Luật lao động năm 2012 quy định độ tuổi lao động được tính từ đủ 15 tuổi đến thời điểm nghỉ hưu của người lao động: Đối với nam từ15 - 60 tuổi; đối với nữ 15 - 55 tuổi. Trường hợp người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm.

1.1.1.2. Lao động nữ

Lao động nữlà một bộ phận quan trọng của lực lượng lao động quốc gia, bao gồm một bộphận dân cư là nữ trong độ tuổi lao động có khả năng làm việc, đang có việc làm hoặc không có việc làm, mong muốn có việc làm. BộLuật Lao động Việt Nam quy định: lao động nữ là những phụ nữtừ15 - 55 tuổi có khả năng lao động, hiện đang có việc làm hoặc bị thất nghiệp. Do đó có thểthấy: lực lượng lao động nữ bao gồm những phụnữ trong độtuổi lao động, có khả năng lao động đang làm việc trong nền kinh tếquốc dân và những phụnữthất nghiệp nhưng đang có nhu cầu và mong muốn tìm kiếm việc làm.

Phụnữlà một lực lượng lao động quan trọng trong lực lượng lao động xã hội có tính đặc thù vềgiới và giới tính thểhiện trong sức khỏe và tâm sinh lí. Cùng với nam giới, phụ nữ nói chung và lao động nữ nói riêng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

1.1.1.3. Việc làm, phân loại việc làm

Việc làm

Việc làm là một phạm trù tồn tại khách quan trong nền sản xuất xã hội, phụ thuộc vào các điều kiện hiện có của nền sản xuất. Một người lao động có việc làm khi người ấy chiếm được một vị trí nhất định trong hệ thống sản xuất của xã hội.

Thông qua việc làm để ngườiấy thực hiện quá trình laođộng tạo ra sản phẩm và thu nhập của ngườiấy.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

Mỗi một hình thái xã hội, mỗi giai đoạn phát triển kinh tếxã hội thì khái việc làm được hiểu theo những khía cạnh khác nhau. Trước đây người ta cho rằng chỉcó việc làm trong các xí nghiệp quốc doanh và trong biên chế nhà nước thì mới có việc làm ổn định, còn việc làm trong các thành phần kinh tế khác thì bị coi là không có việc làmổn định. Với những quan điểm đó nên họcốgắng xin vào làm việc trong các cơ quan, xí nghiệp này. Nhưng hiện nay quan điểm ấy không tồn tại nhiều trong số những người đi tìm việc làm. Những người này sẵn sàng tìm bất cứcông việc gì,ở đâu, thuộc thành phần kinh tếnào cũng được miễn là hành động lao động của họ được nhà nước khuyến khích,không ngăn cấm và đem lại thu nhập cao cho họ là được.

Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra quan niệm: “Người có việc làm là những người làm một việc gì đó, có được trả tiền công, lợi nhuận hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình, không nhận được tiền công hay hiện vật”.[23, 22]

Ở Việt Nam, quan niệm vềviệc làm được quy định tại Điều 9 Bộ luật lao động năm 2012: “ Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bịpháp luật cấm”.

Như vậy, việc làm được hiểu đầy đủ như sau: “ Việc làm là hoạt động lao động của con người nhằm mục đích tạo ra thu nhập đối với cá nhân, gia đình hoặc cho toàn xã hội, các hoạt động này không bịpháp luật cấm”.

Nội dung của việc làm rất mở rộng và cho thấy khả năng to lớn để giải phóng tiềm năng lao động, giải quyết việc làm cho nhiều người. Người lao động được tự do hành nghề, tựdo liên doanh, liên kết sản xuất kinh doanh, tự do thuê mướn lao động theo quy định của pháp luật nếu có nhu cầu. Đồng thời qua đây cho thấy, việc làm là một phạm trù lịch sử, phụthuộc vào điều kiện kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia trong các giai đoạn phát triển khác nhau. Việc mở rộng hay thu hẹp việc làm, phát huy hay kìm hãm năng lực tạo việc làm phụthuộc vào yếu tốkinh tế- chính trị - xã hội của quốc gia, địa phương hay doanh nghiệp.

Như chúng ta đã biết hai phạm trù việc làm và lao động có liên quan với nhau và cùng phản ánh một loại lao động có ích của một người, nhưng hai phạm trù đó hoàn toàn không giống nhau vì: Có việc làm thì chắc chắn có lao động nhưng ngược

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

lại có lao động thì chưa chắc đã có việc làm vì nó phụ thuộc vào mức độ ổn định của công việc mà người lao động đang làm.

Phân loại việc làm

Tùy từng cách phân loại mà ta có các hình thức việc làm, có thể được thểhiện dưới các dạng như sau:

- Căn cứvào nguồn gốc thu nhập:

+ Việc làm thu nhập tiền công, tiền lương: làm công việc đểnhận tiền lương, tiền công hoặc hiện vật cho công việc đó.

+ Việc làm thu lợi nhuận: làm công việc để thu lợi cho bản thân mà bản thân lại có quyền sửdụng hoặc quyền sở hữu (một phần hay toàn bộ) tư liệu sản xuất để tiến hành công việcđó.

+ Việc làm tự đáp ứng: Làm những công việc cho chính bản thân và gia đình, tức là làm các công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả thù lao dưới hình thức tiền lương, tiền công cho công việc đó. Bao gồm sản xuất nông nghiệp, hoạt động kinh tếphi nông nghiệp do chủhộ hoặc 1 thành viên khác trong gia đình có quyền sửdụng, sởhữu hoặc quản lý.

- Căn cứ vào phân bổ thời gian và thu nhập:

+ Việc làm chính: Là công việc mà người thực hiện dành nhiều thời gian nhất hoặc có thu nhập cao hơn các công việc khác.

+ Việc làm phụ: Đó là việc làm thêm theo nhu cầu hoặc mong muốn của người lao động để kiếm thêm thu nhập ở một số công sở khác hoặc là ngay chính nơi mình đang làm việc, việc làm phụ được xếp vào nhóm những công việc kiêm nhiệm; những công việc dịch vụnhàn rỗi; buôn bán lặt vặt…

+Việc làm ổn định: là công việc chính thức, thường xuyên, liên tục trong thời gian dài, không có những biến động hay thay đổi đáng kể, có tính chất bền vững.

+ Việc làm tạm thời: Đó là những công việc theo hợp đồng hoặc khoán. Việc làm tạm thời được sửdụng rộng rãi trong các ngành thương mại, dịch vụvà xây dựng.

Đối với lao động nữ nói riêng, các đặc điểm cơ bản của lao động nữ đã tạo nên tính quy định đặc điểm việc làm của họ:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

- Việc làm của lao động nữ tập trung ở các lĩnh vực hành chính sự nghiệp, các ngành công nghiệp nhẹ, các lĩnh vực thương mại và dịch vụ.

- Việc làm của lao động nữchủ yếu trong các lĩnh vực không đòi hỏi kỹthuật cao, phức tạp.

- Có sựchuyển dịch theo hướng cân bằng cơ cấu việc làm giữa lao động nữvà lao động nam trong các thành phần kinh tếtheo thời gian.

1.1.1.4. Giải quyết việc làm

GQVL theo nghĩa rộng là tổng thể những biện pháp, chính sách KT–XH của Nhà nước, cộng đồng và bản thân người lao động tác động đến mọi mặt của đời sống XH, tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động có việc làm.

GQVL theo nghĩa hẹp là các biện pháp chủ yếu hướng vào đối tượng thất nghiệp, thiếu việc làm nhằm tạo ra việc làm cho người lao động, duy trì tỷ lệ thất nghiệpởmức thấp.

Có quan niệm cho rằng: mục tiêu của GQVL là phải tạo ra việc làm đầy đủ cho người lao động và phải cao hơn, đó là tạo ra tựdo trong lựa chọn việc làm đểtriệt để giải phóng sức lao động và các nguồn lực xã hội. Quan niệm khác lại cho rằng:

GQVL là trách nhiệm của toàn xã hội và người lao động nhằm cân bằng thị trường lao động, giúp người lao động có việc làm, có thu nhậpổn định,đầy đủnhu cầu sinh tồn và phát triển của người lao động, gia đình và xã hội.

Như vậy, GQVL thực chất là một quá trình tácđộng có chủ đích của chủthể xã hội và người lao động nhằm giúp người lao động có việc làm, việc làm đầy đủ, có thu nhập và phải hướng tới không ngừng nâng cao chất lượng việc làm, thu nhập cao,ổn định để người lao động có cuộc sống vật chất và tinh thần ngày càng cao.

Hay nói cách khác GQVL là một quá trình tạo ra môi trường hình thành các chổ làm việc và sắp xếp người lao động phù hợp với chỗ làm việc để có các việc làm chất lượng, đảm bảo nhu cầu của cả người lao động và người sửdụng lao động, đồng thời đáp ứng được mục tiêu phát triển đất nước.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

Mục tiêu GQVL là hướng tới việc làm đầy đủ cho người lao động, đảm bảo thu nhập ổn định, tiến đến nâng cao mức sống cho người lao động, dần nâng cao chất lượng việc làm để sửdụng một cách có hiệu quảnhất nguồn nhân lực của đất nước. Quá trình GQVL bao gồm:

Một là, dự báo nguồn lao động. Đó là việc tính toán lượng lao động tương lai dựa vào những giả thiết nhất định về xu hướng vận động của dân số nói chung và lượng lao động nói riêng trong cảmột quá trình dài hạn. Bản thân dựbáo nguồn lao động không chỉ đơn thuần là dự báo về số lượng lao động trong khu vực hay trong một vùng là bao nhiêu trong những năm tiếp theo, mà thực chất dự báo nguồn lao động là một khái niệm tổng hợp nhiều vấn đềliên quan phản ánh mối quan hệvà tác động qua lại đến nguồn lao động.

Tùy thuộc vào mục đích của việc xây dựng, hoạch định chính sách, người ta đưa ra cách tính dự báo. Nếu theo tính chất dự báo nguồn lao động thì có thể dự báo theo thời gian (ngắn hạn 5 năm, trung hạn 10 năm hay dài hạn trên 10 năm...) hay dự báo theo phạm vi lãnh thổ (quốc gia, vùng, miền...) Có thể dự báo nguồn lao động theo tính chất nghề nghiệp, theo chất lượng lao động hay theo lĩnh vực.

Các kết quả dự báo được ứng dụng nhiều cho xây dựng, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, là một bộ phận của kế hoạch dài hạn và trung hạn cho mỗi đơn vị, địa phương. Hay nói cách khác, các giả thuyết đưa ra phụ thuộc vào khả năng làm thay đổi các xu hướng tăng, giảm tỷ lệ sinh, chết, di dân, xu hướng chất lượng sao cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế- xã hội.

Hai là, phân tích thực trạng nguồn lao động. Thực chất là phân tích nguồn lao động thường được gắn liền với quá trình dự báo nguồn lao động; bản thân của quá trình dự báo nguồn lao động thì các số liệu cũng được phản ánh theo một xu hướng nhất định nào đó. Tuy nhiên, hiện nay, để có được số liệu chính xác cũng như cần thiết cho quá trình nghiên cứu và thực thi ban hành chính sách giải quyết việc làm thì cần một con số chính xác, phù hợp với tiêu chí, tính chất của sự việc.

Việc phân tích thực trạng nguồn lao động thường được xem xét trên hai khía cạnh cơ bản đó là phân tích tổng quát chung và phân tích theo từng lĩnh vực, khía

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

cạnh khác nhau. Người ta sử dụng các chỉ tiêu thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp để phân tích đánh giá giải quyết việc làm tại một khu vực nào đó, trong đó tỷ lệ thất nghiệp thường được sửdụng hơn. Tỷlệthất nghiệp sẽcho ta biết được mức độvới con số so sánh mang tính tương đối của người lao động đã có việc làm. Với con số tỷlệthất nghiệpcho phép, người hoạch định chính sách có thể xem xét và đánh giá một cách tổng quát nhất tình hình giải quyết việc làm. Có thể giúp cho nhà hoạch định chính sách so sánh mức độ tương đối giải quyết việc làm qua các thời kỳkhác nhau tại một khu vực, địa phương nhất định nào đó.

Ba là, ban hành chính sách việc làm. Chính sách việc làm là tổng thểcác quan điểm, tư tưởng, các mục tiêu, giải pháp và công cụ nhằm sử dụng lực lượng lao động và tạo việc làm cho lực lượng lao động đó. Hay nói cách khác, chính sách việc làm là sựthểchếhóa pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực lao động và việc làm, là hệ thống các quan điểm, phương hướng mục tiêu và các giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động.

Chính sách việc làm thực chất là một hệthống các chính sách chung có quan hệ và tác động đến việc mở rộng và phát triển việc làm cho lực lượng lao động của toàn xã hội, như các chính sách khuyến khích phát triển các lĩnh vực, những ngành nghề có khả năng thu hút nhiều lao động, chính sách tạo việc làm cho những đối tượng đặc thù (người khuyết tật, lao động nữ,... ) chính sách hợp tác và xuất khẩu lao động.

1.1.1.5. Giải quyết việc làm cho lao động nữ

Từ khái niệm giải quyết việc làm, chúng ta có thể hiểu: giải quyết việc làm cho lao động nữlà tổng thểnhững chính sách, biện pháp, những hoạt động tác động vào tất cảcác lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế- xã hội để tạo ra việc làm phù hợp với lao động nữ nhằm mang lại thu nhập cho họ mà không bịpháp luật ngăn cấm.

Giải quyết việc làm cho lao động nữlà vấn đề được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Khoản 3, Điều 153 của BộLuật Lao động năm 2012 khẳng định “Có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

chăm sóc sức khoẻ, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao động nữphát huy có hiệu quả năng lực nghềnghiệp, kết hợp hài hoà cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình”. Từ đó, chúng ta có thể hiểu: giải quyết việc làm cho lao động nữlà tổng thểnhững chính sách, biện pháp, những hoạt động tác động vào tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế- xã hội để tạo ra việc làm phù hợp với lao động nữ nhằm mang lại thu nhập cho họ mà không bịpháp luật ngăn cấm.

1.1.1.6. Thất nghiệp, phân loại thất nghiệp

Thất nghiệp

Thất nghiệp là một phạm trù kinh tếbiểu hiện sựtách rời sức lao động với tư liệu sản xuất, trong đó người lao động có khả năng lao động nhưng không có việc làm nên không có thu nhập. Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO): “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động muốn làm việc nhưng không thểtìmđược việc làmở mức tiền công thịnh hành”. [23,23]

Như vậy người thất nghiệp là những người trong độtuổi lao động có khả năng lao động trong tuần lễ điều tra không có việc làm nhưng có nhu cầu tìm việc làm và có đăng ký tìm việc theo quy định.

Thất nghiệp là một khái niệm vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội, nó mang nghĩa ngược với có việc làm. Nói đến thất nghiệp là nói đến sự khó khăn cho việc hoạch định chính sách của các quốc gia. Tuy nhiên trên thực tếtỷlệthất nghiệpở mức hợp lý làđiều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Vì vậy cần phải giữmức tỷlệ thất nghiệp sao cho hợp lý với trìnhđộphát triển kinh tếxã hội của quốc gia.

Cũng có quan điểm cho rằng: Thất nghiệp là hiện tượng gồm những thành phần mất thu nhập, do không có khả năng tìmđược việc làm trong khi họ còn trong độ tuổi lao động có khả năng lao động muốn làm việc và đãđăng ký ở cơ quan môi giới về lao động nhưng chưa được giải quyết.

Như vậy, những người thất nghiệp tất yếu họ phải thuộc lực lượng lao động hay dân số hoạt động kinh tế. Một người thất nghiệp phải có 3 tiêu chuẩn:

-Đang mong muốn và tìm việc làm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

- Có khả năng làm việc.

- Hiện chưa có việc làm

Với cách hiểu như thế, không phải bất kỳ ai có sức lao động nhưng chưa làm việc đều được coi là thất nghiệp. Do đó một tiêu thức quan trọng để xem xét một người được coi là thất nghiệp thì phải biết được người đó có muốn đi làm hay không. Bởi lẽ, trên thực tếnhiều người có sức khoẻ, có nghềnghiệp song không có nhu cầu làm việc, họ sống chủyếu dựa vào “nguồn dự trữ” như kế thừa của bốmẹ, nguồn tài trợ.

Phân loại thất nghiệp

Xét vềnguồn gốc thất nghiệp có thểchia thành:

+Thất nghiệp tự nhiên: Là loại thất nghiệp khi có một tỷ lệ nhất định số lao động ởtrong tình trạng không có việc làm.

+Thất nghiệp tạm thời: Là loại thất nghiệp phát sinh do sự di chuyển không ngừng của ngành lao động giữa các vùng, giữa các loại công việc hoặc giữa các giai đoạn khác nhau của cuộc sống.

+Thất nghiệp cơ cấu: Là loại thất nghiệp xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cầu -cung lao động trong một ngành hoặc một vùng nào đó.

+Thất nghiệp chu kỳ: Là loại thất nghiệp xảy ra do giảm sút giá trị tổng sản lượng của nền kinh tế. Trong giai đoạn suy thoái của chu kỳkinh doanh, tổng giá trị sản xuất giảm dần, hầu hết các nhà sản xuất giảm sản lượng cầu đối với các đầu vào, trong đó có lao động. Đối với loại thất nghiệp này, những chính sách nhằm khuyến khích tăng cầu thường mang lại kết quảtích cực.

Xét vềtính chủ động của người lao động, thất nghiệp có thểchia thành:

+Thất nghiệp tựnguyện: Là loại thất nghiệp mà ởmức tiền công nào đó người lao động không muốn làm việc vì lý do cá nhân nào đó (di chuyển, sinh con) thất nghiệp loại này thường gắn với thất nghiệp tạm thời.

+Thất nghiệp không tựnguyện: Là loại thất nghiệp màởmức tiền công nào đó người lao động chấp nhận nhưng vẫn không được làm việc do kinh tế suy thoái, cung về lao động lớn hơn cầu về lao động.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

Ngoài thất nghiệp hữu hình bao gồm thất nghiệp tự nguyện và không tự nguyện còn tồn tại thất nghiệp trá hình: Là hiện tượng xuất hiện khi người lao động được sử dụng ở dưới mức khả năng mà bình thường người lao động sẵn sàng làm việc. Hiện tượng này xảy ra khi năng suất lao động của một ngành nào đó thấp.

Thất nghiệp loại này thường gắn với việc sửdụng không hết thời gian lao động.

Xét theo hình thức thất nghiệp có thểchia thành :

+ Thất nghiệp theo giới tính: Là loại thất nghiệp của lao động nam (hoặc nữ).

+ Thất nghiệp chia theo lứa tuổi: Là loại thất nghiệp của một lứa tuổi nào đó trong tổng sốlực lượng lao động.

+ Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ: Là hiện tượng thất nghiệp xảy ra thuộc vùng lãnh thổ(thành thị, nông thôn, đồng bằng, miền núi..).

+ Thất nghiệp chia theo ngành nghề: Là loại thất nghiệp xảy ra ở một ngành nghề nào đó.

Ngoài các loại thất nghiệp nêu trên người ta có thể chia thất nghiệp theo dân tộc, chủng tộc, tôn giáo...

1.1.2. Nội dung tạo việc làm

1.1.2.1. Tạo việc làm thông qua phát triển kinh tế-xã hội

Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu, thể chế kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo đảm công bằng xã hội. Muốn phát triển kinh tế trước hết phải có sự tăng trưởng kinh tế. Nhưng không phải sự tăng trưởng kinh tế nào cũng dẫn tới phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế thường tạo việc làm cho người dân nhưng mức độ còn phụ thuộc vào mối quan hệ vốn, lao động và công nghệ. Thời gian vừa qua, đóng góp của các yếu tố vốn và lao động vào tăng trưởng khá cao. Trong điều kiện trình độ khoa học, công nghệ còn thấp, tăng trưởng dựa vào vốn và lao động hay tăng trưởng theo chiều rộng là phù hợp và tạo được nhiều việc làm. Đối với các quốc gia có trình độ công nghệ, đầu tư như Việt Nam, tăng trưởng kinh tế là nhân tố đặc biệt quan trọng đối với vấn đề tạo việc làm.

Sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu kinh tế, mà cơ cấu kinh tế của nước ta đang chuyển dịch tích cực, theo hướng công nghiệp hóa, hiện

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Đồng thời dịch chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Dịch chuyển cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động tạo ra một số điều kiện tốt cho việc làm của lao động qua đào tạo nghề.

Hơn nữa, Việt Nam đang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hướng tới hội nhập kinh tế thế giới. Quá trình này vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với nền kinh tế. Đặc biệt là sự cạnh tranh trên thị trường lao động, nguồn cung lao động rất dồi dào nhưng trình độ lao động của nước ta thấp, không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động dẫn tới tình trạng lao động nước ta dư thừa mà lại phải nhập khẩu lao động quốc tế.

Phát triển kinh tế nhằm tạo việc làm cho người lao động thườngthông qua các hình thức chủ yếu như phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề truyền thống,…

1.1.2.2. Tạo việc làm thông qua xuất khẩu lao động

Tạo việc làm thông qua XKLĐ là việc các cơ quan Nhà nước (bao gồm các cơ quan quản lý và các tổ chức chính trị, xã hội,…có chức năng liên quan đến XKLĐ) và các doanh nghiệp XKLĐ bằng các việc làm của mình tìm kiếm, khai thác, thu hút, tổ chức các hoạt động, tạo ra cơ chế và chính sách,...đặt NLĐ (chủ thể cần tìm việc) vào các chỗ làm việc trống được đặt ở nước ngoài, tại các thị trường khác nhau với đòi hỏi về yêu cầu của NLĐ khác nhau, yêu cầu về ngành nghề khác nhau, có điều kiện làm việc, mức thu nhập, chế độ đãi ngộ khác nhau.

Thuật ngữ XKLĐ được sử dụng ở Việt Nam để chỉ hoạt động chuyển dịch lao động từ quốc gia này sang quốc gia khác. Tham gia vào quá trình này gồm 2 bên:

Bên nhập khẩu lao động và bên XKLĐ.

Theo quy định tại điều 6 của Luật số 72/2006/QH11 ngày 29/11/2006 quy định về NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì NLĐ có thể đi XKLĐ theo 4 hình thức cụ thể như sau :

* Thông qua doanh nghiệp hoạt động dịch vụ, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài

Các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ là loại hình doanh nghiệp được Bộ LĐ- TB&XH cấp giấy phép hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Doanh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

nghiệp khai thác hợp đồng, đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, tổ chức tuyển chọn lao động, đưa và quản lý NLĐ ở nước ngoài.

XKLĐ theo hình thức này được coi là một loại hình kinh doanh dịch vụ đem lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp từ đó hình thành nên sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong hoạt động XKLĐ, thúc đẩy việc mở rộng thị trường XKLĐ, tăng lượng các hợp đồng cung ứng, chất lượng lao động ngày càng được nâng cao để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh của các doanh nghiệp. Đây là hình thức phổ biến nhất được nhiều NLĐ lựa chọn, hiện nay và trong thời gian tới NLĐ đi XKLĐ theo hình thức này là chủ yếu.

Tuy nhiên, XKLĐ theo hình thức này có nhược điểm: Chi phí xuất khẩu lớn, nhiều doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận, lợi dụng các hình thức tuyển dụng, đào tạo để kiếm lời bất hợp pháp, hình thức này là điều kiện đểphát sinh các hành vi trung gian, môi giới, thiếu trách nhiệm với NLĐ, gây thiệt hại cho NLĐ và gánh nặng quản lý cho nhà nước.

Các tổ chức sự nghiệp được phép XKLĐ là các tổ chức sự nghiệp công thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Ở nước ta hiện nay thông qua các Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành phố là các tổ chức sự nghiệp trực tiếp thực hiện việc XKLĐ. Tổ chức sự nghiệp tham gia XKLĐ là để thực hiện các thỏa thuận hoặc Điều ước quốc tế ký kết với phía nước tiếp nhận lao động về việc đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Đây là hình thức mới, tổ chức sự nghiệp trực tiếp thực hiện việc tuyển chọn và đưa NLĐ đi XKLĐ theo thỏa thuận đã ký.

- Ưu điểm : Thống nhất cao trong việc quản lý, chỉ đạo, điều hành, có cơ sở để thực hiện các mục tiêu tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo cho NLĐ, thuận lợi cho việc bảo vệ quyền lợi cho NLĐ, tạo sự tin cậy cho phía đối tác, là cơ sở để hợp tác bền vững, đây là hoạt động phi lợi nhuận, chi phí xuất khẩu được giảm tới mức thấp nhất tạo điều kiện cho nhiều NLĐ tham gia.

- Nhược điểm : Hạn chế về số lượng thị trường xuất khẩu, NLĐ không được chủ động về thời gian đi xuất khẩu, yêu cầu cao, chặt chẽ trong tuyển chọn lao động, hạn chế số lượng lao động xuất khẩu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

Đây là hình thức mà các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân Việt Nam trúng thầu ở nước ngoài, đưa NLĐ của doanh nghiệp mìnhđi làm việc ở các công trình trúng thầu ở nước ngoài hoặc các tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, đưa NLĐ Việt Nam sang làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh do tổ chức, cá nhân này đầu tư thành lập ở nước ngoài. NLĐ đi theo hình thức này phải là NLĐ đã có hợp đồng lao động với doanh nghiệp và chỉ đi làm việc tại các công trình trúng thầu hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh do tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập ở nước ngoài.

- Ưu điểm: NLĐ không mất các chi phí xuất khẩu, có việc làm, thu nhập ổn định do có quyền lợi và nghĩa vụ trực tiếp với tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư ra nước ngoài, thuận lợi trong công tác quản lý, bảo vệ NLĐ ở nước ngoài.

- Nhược điểm: Số lượng doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài ở nước ta còn rất hạn chế nên NLĐ được xuất khẩu theo hình thức này không nhiều.

Thời gian làm việc ở nước ngoài phụ thuộc vào thời gian hoàn thành công việc của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài.

* Thông qua doanh nghiệp XKLĐtheo hình thức thực tập, nâng cao tay nghề Đây là hình thức XKLĐ mới được đưa vào điều chỉnh trong Luật, hình thức này xuất hiện tương đối nhiều trong những năm qua tại các doanh nghiệp, nhất làở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp XKLĐ theo hình thức này phải có hợp đồng với cơ sở thực tập ở nước ngoài để đưa NLĐ đi làm việc theo hình thực tập, nâng cao tay nghề, có hợp đồng đưa NLĐ đi thực tập.

Với hình thức này thì NLĐ không mất các khoản chi phí xuất khẩu, có điều kiện thuận lợi trongviệc học tập, nâng cao tay nghề tại cơ sở thực tập ở nước ngoài.

Tuy nhiên, hình thức này chỉ dành cho NLĐ đang làm việc tại các doanh nghiệp có nhu cầu đưa lao động của doanh nghiệp đi thực tập, nâng cao tay nghề tại các cơ sở ở nước ngoài, nên cũng giống như hình thức xuất khẩu thông qua doanh nghiệp nhận thầu, tổ chức, cá nhân đầu tư ở nước ngoài là các hình thức xuất khẩu riêng biệt, không mang tính phổ biến rộng rãi.

* NLĐ tự đi theo hình thức hợp đồng cá nhân

Đây là hình thức NLĐ chủ yếu đi thông qua các mối quan hệ họ hàng giới

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

thiệu, được bảo lãnh hoặc chủ sử dụng lao động cũ tuyển dụng lại lần thứ hai, số lượng đi không nhiều. NLĐ ký hợp đồng trực tiếp với chủ, không thông qua bên trung gian môi giới. Khi có hợp đồng trực tiếp đến Sở LĐ-TB&XH nơi thường trú để đăng ký hợp đồng cá nhân và khi làm việc ở nước ngoài thì đăng ký công dân với cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước sở tại.

Hình thức này được Nhà nước khuyến khích do mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho NLĐ, không mất các khoản chi phí xuất khẩu, gia tăng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của NLĐ. Nhưng quyền lợi của NLĐ khó được đảm bảo nếu NLĐ thiếu trách nhiệm khi tham gia XKLĐ.

1.1.2.3. Đào tạo nghề cho người lao động

Đào tạo nghề (đào tạo nghề nghiệp) không phải là hình thức trực tiếp tạo ra việc làm nhưng nó là một trong những giải pháp quan trọng giúp người lao động nâng cao trìnhđộ chuyên môn kỹ thuật nhằm tìm kiếm việc làm hoặc tự tạo việc làm.

Theo Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 quy định: “Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìmđược việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trìnhđộ nghề nghiệp”.

Theo ILO: "Những hoạt động nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng và thái độ cần có cho sự thực hiện có năng suất và hiệu quả trong phạm vi một nghề hoặc nhóm nghề. Nó bao gồm đào tạo ban đầu, đào tạo lại, đào tạo nâng cao, cập nhật và đào tạo liên quan đến nghề nghiệp chuyên sâu".

Mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trìnhđộ cao hơn.

Đào tạo nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động. Trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đào tạo nghề trang bị kỹ năng, năng lực cho người lao

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

động khi dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đa số người lao động ở khu vực nông nghiệp chưa có trình độ chuyên môn kỹ thuật hoặc trìnhđộ thấp nên không đáp ứng được yêu cầu về công việc của khu vực công nghiệp. Khi chuyển sang làm việc trong các khu công nghiệp hoặc các làng nghề cần phải đào tạo nghề mới đáp ứng được yêu cầu của công việc. Đào tạo nghề làm tăng cơ hội tìm kiếm việc làm và tăng thu nhập cho các cá nhân, tạo khả năng thay đổi và dịch chuyển việc làm, nhanh chóng thích nghi với các biến đổi về kinh tế và xã hội.

Hơn nữa, việc làm của lao động qua đào tạo nghề đóng vai trò quan trọng trong tổng thể việc làm của lực lượng lao động và trong kết cấu lao động có CMKT. Biểu hiện thông qua mức độ tập trung việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở các khu vực công nghiệp, dịch vụ, khu vực kinh tế hiện đại. Trong tương lai, khi khu vực nông nghiệp thu hẹp dần, lao động qua đào tạo nghề sẽ là lực lượng lao động chính tạo ra của cải vật chất cho nền kinh tế. Xét trên góc độ người tiêu dùng trong nền kinh tế thì lực lượng lao động qua đào tạo nghề là những công dân tầng lớp trung lưu đông đảo và là những người tiêu dùng chính trên thị trường hàng hóa, dịch vụ.

Lao động qua đào tạo nghề đang là nhóm được quan tâm nhiều trong cạnh tranh nguồn nhân lực giữa các nước trong khu vực có nền kinh tế phát triển tương đồng. Cạnh tranh có thể là gián tiếp thông qua hàng hóa xuất nhập khẩu hoặc cạnh tranh trực tiếp thông qua cung cấp kỹ năng trên thị trường lao động quốc tế. Các nước phát triển tỷ trọng lao động làng nghề cao lớn hơn so với lao động có trìnhđộ tay nghề thấp và không có tay nghề. Ở nước ta, tỷ trọng lao động có trìnhđộ CMKT bậc trung sẽ tăng nhanh. Trong đó, nhóm lao động qua đào tạo nghề sẽ là lực lượng chủ đạo, biểu trung cho chất lượng nguồn nhân lực trong thời gian tới.

Theo luật quy định, đào tạo nghề có ba trình độ đào tạo là sơ cấp nghề, trung cấpnghề, cao đẳng nghề. Đào tạo nghề bao gồm đào tạo nghề chính quy và đào tạo nghề thường xuyên.

Mục tiêu cụ thể đối với từng trìnhđộ của giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau: <

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trên thực tế công tác dồn điền đổi thửa đã từng bước khắc phục tình trạng mạnh mún ruộng đất từ đó tạo điều kiện thuận lợi để quy hoạch vùng sản xuất, chuyển đổi cơ

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra có 6 nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế là nguồn lực sẵn có, nguồn lực tạo ra, nguồn

Trong quá trình thực tập và nghiên cứu khảo sát phân tích về hoạt động tiêu thụ phân bón NPK Bông lúa của công ty, đề tài “ Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ nhóm sản

Trong đó, việc phân cấp trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về ĐTN cho LĐNT được quy định cụ thể: – Trách nhiệm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: i chủ trì, phối hợp

Ngoài ra, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, các cuộc thi cán bộ quản lý giỏi trong việc đào tạo và quản lý XKLĐ; có chính sách khuyến khích

Cơ sở dạy nghề tự đánh giá về chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn Sử dụng bộ tiêu chí của ILO 500 để đánh giá chất lượng đối với 21 CSDN đã đăng ký tham gia hoạt động ĐTN

Thành công của công tác đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất Nhiều địa phương đã huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị và các nguồn lực xã hội nhằm hỗ trợ

Nhóm 1 : Các yếu tố then chốt để tạo động lực và sự thoả mãn trong công việc như: • Sự thành đạt • Sự thừa nhận thành tích • Bản chất bên trong công việc • Trách nhiệm lao động •