• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đọc bài tập đọc và trả lời câu hỏi trang sách giáo khoa - Bài: Các em nhỏ và cụ già ( trang 62 sách tiếng việt 3 tập 1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đọc bài tập đọc và trả lời câu hỏi trang sách giáo khoa - Bài: Các em nhỏ và cụ già ( trang 62 sách tiếng việt 3 tập 1"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường Tiểu học Tân Long A

Họ tên HS: ………...

Lớp 3/...

MÔN: TIẾNG VIỆT KHỐI 3 TUẦN 8 Ngày phát bài:………….………….

Ngày nhận bài:………..

1. Đọc bài tập đọc và trả lời câu hỏi trang sách giáo khoa - Bài: Các em nhỏ và cụ già ( trang 62 sách tiếng việt 3 tập 1 ) - Bài: Tiếng ru ( trang 64 sách tiếng việt 3 tập 1 )

2. Luyện đọc bài và trả lời các câu hỏi dưới đây:

Các em nhỏ và cụ già ( trang 62 sách tiếng việt 3 tập 1 )

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:

1. Câu chuyện diễn ra vào khoảng thời gian nào?

a. Vào buổi chiều lúc mặt trời sắp lùi về phía tây.

b. Vào buổi trưa nắng ấm.

c. Vào một buổi bình minh.

2. Các em nhỏ đã nhìn thấy gì lạ trên đường về?

a. Thấy một chiếc xe buýt.

b. Thấy ông cụ đang ngồi ở vệ cỏ ven đường.

c. Thấy đàn sếu sải cánh trên cao.

3. Gương mặt của ông cụ trông ra sao?

a. Trầm ngâm suy nghĩ.

b. Rất xúc động.

c. Lộ rõ vẻ u sầu.

4. Những đứa trẻ đã có hành động gì với cụ?

a. Vừa đi về, vừa bàn tán với nhau về ông cụ.

b. Đỡ ông cụ lên xe buýt.

c. Tiến tới hỏi han ông cụ.

5. Thái độ của cụ già sau câu hỏi của bọn trẻ là gì?

a. Ánh lên niềm vui.

b. Cụ thở nặng nhọc, đôi mắt ánh lên tia ấm áp.

c. Cụ cười hiền hậu.

6. Cụ già có chuyện gì buồn?

a. Bà lão nhà ông mới qua đời.

b. Ông bị ốm phải đi viện.

c. Bà lão nhà ông bị ốm nặng và khó qua khỏi.

7. Vì sao khi trò chuyện với các em nhỏ, ông cụ lại thấy lòng nhẹ nhàng hơn?

a. Vì nỗi buồn của cụ đã bớt đi.

b. Vì cụ cảm động trước tấm lòng tốt của các bạn nhỏ.

c. Vì cụ có thêm niềm tin là vợ mình sẽ khỏi bệnh.

(2)

8. Dòng nào sau đây nói đúng nghĩa của từ “nghẹn ngào”?

a. Không nói được vì quá xúc động.

b. Buồn bã.

c. Chán nản.

9. Theo em, nội dung câu chuyện này là gì?

a. Những đứa trẻ ngoan ngoãn và có tấm lòng tốt.

b. Mọi người trong cộng đồng phải biết quan tâm chia sẻ lẫn nhau.

c. Cả a và b đều đúng.

10. Con hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống:

ông cụ, chia sẻ, các em nhỏ

a) ...…đã làm được một việc tốt, mang lại sự ấm áp cho người ông cụ.

b) ..…...đã phần nào vơi bớt nỗi buồn vì được chia sẻ.

c) Trong cuộc sống, sự …... sẽ đưa mọi người tới gần nhau hơn.

3. Viết chính tả

Các em nhỏ và cụ già ( sách tiếng việt 3 tập 1 trang 63 đoạn 4 ) Cụ ngừng lại...thấy nhẹ lòng hơn

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

Tìm và viết vào chỗ trống các từ:

Chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc r, có nghĩa như sau:

- Làm sạch quần áo, chăn màn,bằng cách vò, chải, giũ, trong nước :...

- Có cảm giác khó chịu ở da, như bị bỏng :...

- Trái nghĩa với ngang :...

(3)

4. Hãy xếp những từ in nghiêng dưới đây vào ô thích hợp trong bảng:

- cộng đồng: những người cùng sống trong một tập thể hoặc một khu vực, gắn bó với nhau.

- cộng tác: cùng làm chung một việc.

- đồng bào: người cùng nòi giống.

- đồng đội: người cùng đội ngũ.

- đồng tâm: cùng một lòng.

- đồng hương: người cùng quê.

5. Câu Ai làm gì - Dùng để chỉ về một việc làm, một hành động nào đó.

Gạch 1 gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi “Ai (cái gì, con gì) ?”. Gạch 2 gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi “Làm gì ?"

a) Đàn sếu đang sải cánh trên cao.

Con gì làm gì

b) Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về.

c) Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi.

6. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm: em thay những từ in đậm bên dưới bằng Ai ( con gì, cái gì ) hay bằng từ Làm gì ?

a) Mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân.

 Ví dụ: Ai bỡ ngỡ đứng nép bên người thân.

b) Ông ngoại dẫn tôi đi mua vở, chọn bút.

Những người trong cộng đồng Thái độ, hoạt động trong cộng đồng

...

...

...

...

(4)

...

c) Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng.

...

7. Viết thành một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) kể về một người hàng xóm mà em quý mến.

a) Người đó tên là gì ? Bao nhiêu tuổi ? b) Người đó làm nghề gì ?

c) Hình dáng người đó ra sao ? Tính tình như thế nào ?

d) Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm như thế nào ? e) Tình cảm của người hàng xóm đối với gia đình em như thế nào ?

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trái đất này là của chúng mình Quả bóng xanh bay giữa trời xanh Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển Cùng bay nào, cho trái đất

Câu hỏi “Để làm gì?” thường được dùng để hỏi mục đích diễn ra hoạt động, sự việc. VD: Tôi phải chăm chỉ học tập để bố mẹ yên lòng. Soạn bài Luyện từ và câu: Nhân

- Mái nhà của bạn nhỏ: có giàn gấc đỏ nghiêng nghiêng, hoa giấy lợp hồng mái ngói Câu 3 (trang 102 sgk Tiếng Việt 3 tập 2):.

Luyện từ và câu: Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì? – Dấu hai chấm. b) Chiếc đèn ông sao của bé được làm bằng nan tre dán giấy bóng kính. c) Các nghệ sĩ đã chinh

Tập làm văn: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân.. Đề bài trang 109 sgk Tiếng Việt

1. Cộng đồng dân cư là toàn thể những người sinh sống trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính… có sự liên hệ và hợp tác với nhau để cùng thực hiện lợi ích

Cộng đồng dân cư Là toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính, có sự gắn bó, liên kết và hợp tác để cùng thực hiện lợi ích

HS đọc một bài tập đọc (có dung lượng theo quy định của chương trình Tiếng Việt 1) không có trong sách giáo khoa hoặc (do GV lựa chọn và chuẩn bị trước).. + HS trả lời 1