• Không có kết quả nào được tìm thấy

gió mùa xuất hiện ở một số khu vực hoạt động điển hình: Đông Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Úc, Đông Nam Hoa Kì

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "gió mùa xuất hiện ở một số khu vực hoạt động điển hình: Đông Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Úc, Đông Nam Hoa Kì"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

3 KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN

KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ XI, NĂM 2018

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 11 (Đáp án gồm 06 trang)

Câu Ý Nội dung Điểm

I (3,0 đ)

a

Chứng minh rằng các hoàn lưu gió trên Trái Đất có sự phân bố theo quy luật và giải thích (Ninh Bình). Tại sao vào tháng VII, các khu áp cao trên bề mă ̣t Trá i Đất di ̣ch chuyển về phía Bắc và vào tháng I thì di ̣ch chuyển ngược la ̣i?

(Phú Thọ)

1,5

* Sự phân bố các hoàn lưu gió - Theo quy luật địa đới:

+ Từ Xích Đạo về cực có các đới gió lần lượt là: Tín Phong, Tây ôn đới, Đông cực (nêu khái quát phạm vi hoạt động, tính chất..mỗi loại gió)

+ Nguyên nhân: Do bức xạ Mặt trời thay đổi từ Xích đạo về cực dẫn đến sự hình thành các vành đai khí áp theo động lực và nhiệt lực (nêu khái quát), là nguyên nhân dẫn đến phân bố các đới gió từ XĐ về Cực.

- Theo quy luật phi địa đới:

+ Gió đất biển hoạt động ở vùng ven biển; gió phơn, gió núi- thung lũng xuất hiện ở các khu vực vùng núi; gió mùa xuất hiện ở một số khu vực hoạt động điển hình:

Đông Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Úc, Đông Nam Hoa Kì..

+ Nguyên nhân: Do nguồn năng lượng bên trọng Trái Đất phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa, đại dương => hình thành các khu khí áp riêng biệt; núi cao làm các luồng gió bị biến tính.

* Sự dịch chuyển các khu áp cao, áp thấp do

- Các khu khí áp đươ ̣c hình thành trên Trái Đất do nguyên nhân nhiê ̣t lực và đô ̣ng lực, nhưng đều có nguồn gốc là nhiê ̣t lực. Do vâ ̣y, các khu áp cao trên bề mă ̣t Trái Đất luôn di chuyển theo chuyển đô ̣ng biểu kiến của Mă ̣t Trời.

- Vào tháng VII, Mă ̣t Trời chuyển đô ̣ng biểu kiến về bán cầu Bắc; vào tháng I, Mă ̣t Trờ i chuyển đô ̣ng biểu kiến xuống bán cầu Nam. Vì vâ ̣y các khu áp cao và áp thấp cũng chuyển đô ̣ng theo tương ứng.

0,25 0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

b

Vì sao đất đen ở khu vực ôn đới lục địa nửa khô hạn có độ phì cao nhất trên thế giới còn đất vùng nhiệt đới ẩm gió mùa có vỏ phong hoá dày nhưng mất nhiều dinh dưỡng? (Lào Cai, Bắc Giang, Thái Bình, Thanh Hoá)

1,5

- Độ phì của bất kì loại đất nào đều chịu ảnh hưởng bởi 2 nhóm nhân tố chính là nhiệt ẩm và sinh vật.

+ Nhiệt ẩm tác động đến sự hình thành đất thông qua các quá trình phong hóa, ảnh hưởng đến sự hoà tan, rửa trôi hay tích tụ vật chất trong đất, đồng thời tác động gián tiếp thông qua sinh vật.

+ Sinh vật cung cấp vật chất hữu cơ cho đất và phân giải tổng hợp chất hữu cơ đó.

- Khu vực ôn đới lục địa nửa khô hạn có đặc điểm:

+ Chế độ nhiệt ẩm đều rất thấp nên quá trình phong hóa diễn ra yếu. Sinh vật đặc trưng là các loài thực vật thân thảo nên nguồn vật chất hữu cơ cho đất không nhiều.

+ Tuy nhiên, chế độ nhiệt ẩm lại phân hóa đều trong năm, nên hầu như quá trình rửa trôi không diễn ra, do đó mùn được tích tụ qua nhiều năm, hình thành loại đất đen (đất secnodiom) là loại đất có độ phì cao nhất thế giới.

0,25

0,25 0,25

0,25 ĐỀ CHÍNH THỨC

(2)

4 - Ở vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:

+ Nền nhiệt cao, độ ẩm lớn làm cho quá trình phong hóa diễn ra mạnh tạo nên lớp vỏ phong hóa dày.

+ Tàn tích sinh vật nhiều hơn, nhưng quá trình phân hủy mạnh (do nhiệt ẩm dồi dào), mưa nhiều và tập trung theo mùa quá trình vận chuyển mạnh nên đất bị rửa trôi các chất hữu cơ làm cho đất giảm độ phì, mất nhiều chất dinh dưỡng.

0,25

0,25

2 (2,0đ)

a

Phân tích mối quan hệ giữa sự phát triển ngành giao thông vận tải và ngành nông nghiệp (Quảng Ninh)

1,0 - Giao thông vận tải góp phần thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp:

+ Giao thông vận tải tham gia vào việc cung ứng vật tư, máy móc giúp sx NN diễn ra bình thường đồng thời tham gia vào việc phân phối, tiêu thụ nông sản, giúp mở rộng thị trường sản xuất.

+ Giao thông vận tải tham gia vào cả “ đầu vào” và “ đầu ra”, giúp giảm chi phí, thời gian vận chuyển hàng hóa sẽ góp phần tăng cường thu hút đầu tư và thúc đẩy việc hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hóa trong nông nghiệp.

- Nông nghiệp với vai trò là khách hàng, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của giao thông vận tải về nhu cầu vận tải như khối lượng, cự ly, loại hình, hướng, cường độ các luồng vận chuyển. (sự hình thành các vùng chuyên môn hoá nông nghiệp đòi hỏi việc trao đổi nông sản thúc đẩy GTVT phát triển)

0,25

0,25

0,5

Tại sao nói tiến bộ khoa học công nghệ có tác động mạnh mẽ đến nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện nay? (Hải Phòng, Vĩnh Phúc)

1,0 - Tác động tích cực:

+ Mở rộng thêm danh mục tài nguyên thiên nhiên (d/c).

+ Khai thác hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, tránh tình trạng lãng phí tài nguyên (d/c).

+ Sản xuất các vật liệu mới thay thế vật liệu tự nhiên, giảm áp lực khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên (d/c).

- Hạn chế: làm tăng tốc độ suy giảm và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên (d/c).

0,25 0,25 0,25 0,25

3 (3,0đ)

a

Trình bày và giải thích sự lệch pha về thời gian diễn ra mùa mưa giữa Duyên hải miền Trung với Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Tại sao Duyên hải Nam Trung Bộ có điểm mưa ít nhất cả nước? (Lê Thánh Tông – Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thái Nguyên, Vùng cao VB)

1,5

* Thời gian mưa ở DHMT so với các vùng:

- Duyên hải miền Trung có thời gian mưa vào khoảng tháng 9 – 12, cao nhất tháng 10,11. (d/c: Trạm Đồng Hới, Nha Trang), mưa muộn hơn, lệch về thu đông so với các vùng.

- Bắc Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ có thời gian mưa vào khoảng tháng 5 – 10 (mưa vào mùa hạ), tháng đỉnh mưa là tháng 8,9. (d/c: Trạm Hà Nội, Đà Lạt, TPHCM) *Giải thích:

- Bắc Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ có mưa vào thời gian trên là do chịu tác động của gió mùa mùa hạ thổi từ biển vào. Thời gian còn lại ít mưa do ảnh hưởng của gió mùa ĐB hoặc tín phong ĐB có tính chất khô.

- Duyên hải miền Trung có mưa muộn hơn, lệch về thu đông so với các địa điểm trên do:

+ Đầu mùa hạ không mưa do nằm khuất gió sau dãy Trường Sơn, chịu ảnh hưởng của hiện tượng Phơn.

+ Thời gian mùa mưa nằm ở vị trí đón gió các loại gió ĐB thổi từ biển vào, cùng các tác nhân: bão, dải hội tụ nhiệt đới....

* Duyên hải NTB có điểm mưa ít nhất là khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận.

Nguyên nhân là do hướng địa hình song song với hướng gió (d/c). Ngoài ra ảnh hưởng của chồi nước lạnh, một số điểm là lòng chảo khuất gió, …

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25 b

Giải thích vì sao tính nhiệt đới và sự đa dạng của sinh vật nước ta bị suy giảm.

(Yên Bái, Bắc Giang)

1,5

* Tính nhiệt đới suy giảm do:

(3)

5 - Vị trí địa lí: nằm trên đường di lưu, di cư của nhiều luồng sinh vật nên có luồng

sinh vật nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới ở phương Bắc tràn xuống, đặc biệt ở miền Bắc, luồng sinh vật cận xích đạo ở Malaixia… di chuyển lên khu vực nước ta.

- Địa hình: 3/4 diện tích là đồi núi, trong đó núi cao trên 1000m chiếu 15% nên khí hậu phân hóa theo đai cao, xuất hiện đai khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới tạo điều kiện cho các loài sinh vật cận nhiệt và ôn đới phát triển.

- Khí hậu: Phía bắc dãy Bạch Mã chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên có mùa đông lạnh, có sự xuất hiện của các loài sinh vật cận nhiệt, ôn đới.

- Con người: chặt phá rừng, săn bắn quá mức làm tính ưu thế của sinh vật nhiệt đới, lai tạo các giống mới, di chuyển các giống cây trồng vật nuôi từ vùng này sang vùng khác…

* Tính đa dạng bị suy giảm do:

- Khai thác bừa bãi, phá rừng… làm mất nơi cư trú của sinh vật, suy giảm nguồn gen…

- Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu.

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25 0,25

4 (3,0 đ)

a

So sánh sự khác biệt giữa địa hình vùng núi Tây Bắc với địa hình vùng núi Đông Bắc. Sự khác biệt về đặc điểm địa hình có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của 2 vùng? (Hoà Bình, Lào Cai, Yên Bái, Thái Bình, Bắc Giang)

1,5

*So sánh - Về độ cao:

+Tây Bắc cao hơn, là khu vực núi cao và đồ sộ nhất nước ta với nhiều đỉnh trên 2.000 m

+Vùng núi ĐB thấp hơn, độ cao phổ biến 500 - 1000 m - Về hướng:

+Vùng núi Tây Bắc có hướng TB – ĐN (d/c) +Vùng núi Đông Bắc có hướng vòng cung (d/c) - Về cấu trúc:

+Vùng núi Tây Bắc gồm 3 mạch núi cùng chạy theo hướng TB - ĐN:

/Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn

/Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào / Ở giữa thấp hơn là các dãy núi, sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu, tiếp nối là những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình, Thanh Hóa.

+Vùng núi Đông Bắc có sự phân hóa

/Những đỉnh núi cao trên 2.000 m nằm ở vùng thượng nguồn sông Chảy như Kiều Liêu Ti, Tây Côn Lĩnh.

/ Khu vực biên giới Việt Trung là các khối núi đá vôi ở Cao Bằng, Hà Giang cao trên 1.000 m.

/Ở trung tâm là vùng đồi núi thấp 500 - 600 m, vùng đồi trung du và bán bình nguyên.

* Ảnh hưởng đến khí hậu

- Ảnh hưởng đến kiểu khí hậu: do dãy HLS cao và có hướng vuông góc với hướng gió mùa ĐB nên ngăn chặn ảnh hưởng gió mùa ĐB sang vùng Tây Bắc nên ở đây có mùa đông ngắn, ấm hơn, đến muộn và kết thúc sớm. Còn các cánh cung vùng ĐB tạo thành hành lang hút gió mùa ĐB nên ở đây có mùa đông lạnh nhất cả nước, đến sớm và kết thúc muộn.

- Ảnh hưởng đến sự phân hoá khí hậu: TB cao hơn nên khí hậu có sự phân hoá thành 3 đai, vùng ĐB phân hoá thành 2 đai.

0,25

0,25

0,5

0,25

0,25

b

Phân tích các nhân tố dẫn đến sự phân hóa đa dạng của khí hậu nước ta. Tại sao Nam Bộ có chế độ nhiệt ổn định nhất cả nước? (Tuyên Quang, Sư phạm HN)

1,5

* Phân tích các nhân tố tác động tới sự phân hóa khí hậu của nước ta.

Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng phân hoá đa dạng, là kết quả tác động tổng hợp của nhiều nhân tố: Vị trí địa lý, hình dạng lãnh thổ

- Vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ: Nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa Châu Á nên nước ta chịu ảnh hưởng của các khối khí hoạt động theo mùa, hình dáng lãnh

0,25 0,25

(4)

6 thổ kéo dài => khí hậu phân hóa đa dạng.

- Địa hình: gây nên sự phân hoá theo hướng sườn, theo đai cao, phân hoá địa phương. Các dãy núi theo hướng Đông-Tây còn ảnh hưởng đến sự phân hoá theo chiều Bắc-Nam, nhiều dãy núi trở thành ranh giới của các miền khí hậu như dãy Hoành Sơn, Bạch Mã

- Hoạt động của gió mùa: Sự luân phiên các khối khí theo mùa và các hướng khác nhau tạo nên tính phân mùa của khí hậu; kết hợp với địa hình tạo ra sự phân hóa theo B – N; Đ – T (diễn giải tác động của gió mùa mùa đông, gió mùa mùa hạ tới sự phân hóa khí hậu)

* Vùng khí hậu Nam Bộ có chế độ nhiệt ổn định nhất cả nước vì

- Trong năm đều chịu ảnh hưởng của các hoàn lưu gió có tính chất nóng (GMMH nóng ẩm và TP Đông Bắc nóng khô, hầu như không chịu tác động của GMĐB lạnh) - Vị trí địa lí nằm gần xích đa ̣o, 2 lần MT lên thiên đỉnh cách xa nhau nên nhiệt độ trong năm không thay đổi quá lớn.

0,25

0,25

0,25

0,25

5 (3,0đ)

a

Trình bày đặc điểm nguồn lao động nước ta. Trước xu thế hội nhập quốc tế và tác động ngày càng sâu rộng đến mọi hoạt động kinh tế - xã hội của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, nguồn lao động nước ta có những cơ hội và gặp thách thức gì? (Hải Dương)

1,5

*. Đặc điểm nguồn lao động nước ta:

- Số lượng: đông, và tăng nhanh: khoảng trên 50 triệu người (Năm 2017 là 52,2 triệu người), chiếm khoảng hơn 50% dân số; Tốc độ tăng nguồn lao đông nhanh khoảng 3%/năm.

- Chất lượng

+ Mặt mạnh: nguồn lao động trẻ, cần cù, có khả năng tiếp thu KHKT cao, có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, tỉ lệ lao động qua đào tạo đang tăng lên...

+ Hạn chế: tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo còn cao, thiếu lực lượng lao động có trình độ, chuyên môn kĩ thuật, lao động lành nghê, thể lực lao động thấp, thiếu tác phong công nghiệp...

*Cơ hội: Nguồn lao động trẻ, dồi dào là lợi thế lớn của Việt Nam, bởi đây là lực lượng có khả năng hấp thụ tốt nhất về khoa học, công nghệ.

*Thách thức: LĐ nước ta đứng trước nhiều vấn đề về chất lượng nguồn nhân lực, về việc làm: nguy cơ mất việc làm cao, thất nghiệp tăng; năng suất lao động thấp;

tay nghề và các kĩ năng mềm khác còn yếu, tụt hậu...

0,25

0,25

0,25

0,25

0,5

b

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy giải thích sự phân bố đô thị ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. (Chu Văn An – HN)

1,5 - Các đô thị của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ tập trung chủ yếu ở dọc ven biển

(kể tên các ĐT).

- Nguyên nhân:

+ Do có nhiều thuận lợi về tự nhiên: Vị trí giáp biển, địa hình khá bằng phẳng, đất đai, khí hậu, nguồn nước dồi dào, vùng biển và bờ biển giàu tiềm năng…

+ Điều kiện kinh tế- xã hội: dân cư tập trung đông, nguồn lao động dồi dào; kinh tế công nghiệp, dịch vụ, kinh tế biển phát triển; giao thông đường bộ, biển, đường sắt..

thuận lợi giao lưu với các vùng trong nước và với nước ngoài..

+ Lịch sử của nhiều đô thị gắn với hoạt động thương mại như Đà Nẵng, Hội An…

0,25

0,5

0,5 0,25

6 (3,0đ) a

Tại sao ngành du lịch biển nước ta ngày càng phát triển mạnh? Ý nghĩa của việc phát triển du lịch bền vững. (Hải Phòng)

1,5

* Du lịch biển phát triển mạnh vì:

- Nước ta có nhiều tiềm năng phát triển du lịch biển rất phong phú và đang được khai thác ngày càng hiệu quả:

+ Nước ta có 3260 km đường bờ biển, 125 bãi biển (…) với nhiều bãi đẹp, dài 15 – 18 km, nhiều đảo, hang động….có phong cảnh đẹp còn hoang sơ có giá trị về du lịch, di sản thiên nhiên thế giới…

Ngoài ra còn có nhiều lễ hội vùng ven biển rất độc đáo.

0,5

(5)

7 + Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch, đặc

biệt là miền Trung, miền Nam.

- Mức sống, nhu cầu thị trường tăng.

- Nguyên nhân khác: loại hình du lịch ngày càng phong phú, các cơ sở lưu trú, hệ thống nhà hàng, chính sách, lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật hạ tầng, …

* Phát triển du lịch bền vững có ý nghĩa:

- Khai thác tài nguyên du lịch hợp lý và hiệu quả, đảm bảo khai thác và sử dụng lâu dài mà không làm tổn hại đến tài nguyên quốc gia trong tương lai.

- Không chỉ mang lại hiệu quả to lớn về kinh tế còn đảm bảo việc nâng cao chất lượng cuộc sống con người cả về vật chất và tinh thần

- Góp phần bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái

- Quảng bá hình ảnh, thiên nhiên đất nước, văn hoá, con người VN trên trường quốc tế…

2 ý/ 0,25đ. Nếu HS làm đúng 3/4 ý thì cho 0,5 điểm. Học sinh cũng có thể trình bày theo 3 ý: kinh tế, xã hội, môi trường mà đúng vẫn cho điểm tối đa.

0,25 0,25 0,5

b

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh cà phê là nông sản chuyên môn hóa của nền nông nghiệp nước ta. (Bắc Ninh)

1,5 - Nông sản chuyên môn hóa là loại nông sản được phát triển dựa trên những lợi thế so sánh với các khu vực khác, mang lại sản lượng cao và trao đổi với các vùng khác với tư cách là sản phẩm thế mạnh.

- Cà phê là sản phẩm chuyên môn hóa vì:

+ Cà phê phát triển dựa trên những thuận lợi về tự nhiên, kinh tế - xã hội ở nước ta (dc).

+ Cà phê có diện tích lớn nhất so với các cây công nghiệp dài ngày khác : Tổng diện tích cà phê năm 2007 là 489 nghìn ha, chiếm 27% tổng diện tích đất trồng cây công nghiệp lâu năm của cả nước, cao gấp 1,3 lần diện tích cây cao su và khoảng 1,6 lần diện tích trồng điều – 2 cây công nghiệp trọng điểm của nước ta.

+ Sản lượng cà phê cao nhất trong số cây công nghiệp lâu năm. Năm 2007, sản lượng cà phê đạt 916 nghìn tấn, cao gấp 1,5 lần cây cao su và khoảng 3 lần điều.

+ Mức độ chuyên môn hóa cao: đã hình thành vùng chuyên canh cây cà phê lớn là:

Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Trong đó, cây cà phê là cây chủ lực của Tây Nguyên.

+ Cà phê là nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta: Phần lớn lượng cà phê dùng cho xuất khẩu, những năm gần đây Việt Nam đã vượt qua Braxin để trở thành nước xuất khẩu cà phê (nhân) số 1 thế giới

+0,25

0,5

0,25

0,25 0,25

0,25

7 a

Dựa vào bảng số liệu trên, hãy nhận xét tình hình phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của nước ta giai đoạn 2005 – 2010 và giải thích sự phát triển mạnh của ngành trong những năm gần đây. (Nguyễn Bỉnh Khiêm – Quảng Nam)

2,0

*Nhận xét

- Giá trị sản xuất của toàn ngành và các ngành cụ thể đều tăng qua các năm nhưng tốc độ khác nhau (d/c).

+ Giá trị sản xuất của ngành tăng liên tục, tăng 2,8 lần.

+ Giá trị sản xuất của dệt, may tăng nhanh nhất và nhanh hơn tốc độ tăng chung...

(3,0 lần).

+ Da, giày tăng chậm nhất và tăng chậm hơn tốc độ chung của nganh (2,4 lần so với 2,8 lần)

+ Giấy in – VPP tăng thứ 2 và tăng nhanh hơn tốc độ tăng chung của ngành (2,83 lần so với 2,8 lần)

2 ý/ 0,25đ. Nếu HS làm đúng 3/4 ý thì cho 0,5 điểm.

- Cơ cấu có sự thay đổi

+ Tỉ trọng giá trị lớn nhất là dệt, may và tiếp tục có xu hướng tăng (từ 52,8% lên 56,5%)

+ Tỉ trọng giá trị da giày đứng thứ 2 nhưng có xu hướng giảm (từ 28,3% xuống còn

0,25

0,25 0,25 0,25 0,25

0,5

(6)

8 24,3%)

+ Tỉ trọng giá trị sản xuất của giấy in VPP thấp nhất và đang có xu hướng tăng nhẹ (18,9% lên 19,1%)

*Giải thích

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp HTD tăng mạnh trong những năm gần đây do:

- Thị trường trong và ngoài nước ngày càng được mở rộng, nhất là đã gia nhập WTO và khai thác được một số thị trường tiềm năng (EU, Hoa Kì…)

- Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu nhân lực cho ngành và là lợi thế cạnh tranh so với nhiều nước trên thế giới.

- Nhân tố khác: đổi mới công nghệ, hợp tác liên doanh với nước ngoài tăng cường vốn, bổ sung nguyên liệu…

0,25 0,25 0,25

b

Vì sao công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nước ta phát triển khá mạnh nhưng hàng tiêu dùng vẫn là mặt hàng nhập khẩu không thể thiếu của Việt Nam.

1,0

- Nhu cầu trong nước về các sản phẩm tiêu dùng ngày càng tăng và đa dạng.

- Nhiều mặt hàng tiêu dùng do thiếu hụt nguồn nguyên liệu nên sản xuất không đáp ứng được nhu cầu trong nước.

- Nhiều mặt hàng tiêu dùng cao cấp nước ta chưa sản xuất được hoặc có chất lượng không cạnh tranh được với hàng từ nước ngoài

- Nhiều mặt hàng vừa nhập khẩu nguyên liệu, vừa sử dụng công nghệ lạc hậu nên giá cả đắt, mẫu mã kém đa dạng nên bị cạnh tranh.

Đúng 1 trong 3 ý dưới đều cho 0,25

0,25 0,25

Tổng điểm 20,0

Lưu ý:

1. Điểm của toàn bài là tổng điểm các câu thành phần, không làm tròn điểm.

2. Bài thi có cách làm riêng và đúng vẫn chấm theo thang điểm quy định.

3. Học sinh có ý sáng tạo mà vẫn đúng có thể thưởng điểm trong trường hợp điểm toàn ý chưa tối đa.

---Hết---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kĩ năng: - Dựa và lược đồ (bản đồ), nhận biết được sự phân bố một số hoạt động sản xuất của người dân châu Á.. Biết được khu vực Đông Nam Á có khí hậu gió mùa nóng

- Dòng biển mùa đông chảy theo hướng đông bắc – tây nam, hướng dòng biển tương ứng với hướng gió mà mùa đông gió thổi theo hướng đông bắc – tây nam nên dòng biển cũng

- Nguyên nhân: đây là thời kì gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh mẽ ở miền Bắc với tính chất lạnh, khô vào nửa đầu mùa đông và lạnh ẩm vào nửa cuối mùa đông đã làm hạ thấp

+ Miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mang lại một mùa đông không thuần nhất: đầu mùa đông khí hậu lạnh khô, cuối đông có mưa phùn ẩm ướt.. Nhiệt độ trung

Ở những khu vực phía bắc vùng bờ biển đông Liên Xô, chế độ gió mùa ít biểu hiện hay không tồn tại do hoạt động của xoáy thuận vào mùa đông mạnh, khí hậu ôn hoà hơn và sự

- Học sinh biết được khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt do chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam. Các hoạt động sản xuất cũng như sinh hoạt hằng ngày

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, mùa mưa do gió tây nam thổi từ vịnh Ben-gan qua vịnh Thái Lan đem hơi nước đến. Mùa khô có gió đông bắc thổi từ lục địa

Đặc điểm của SM trên cả hai khu vực được xem xét thông qua hai khía cạnh: (1) Mức độ biến đổi của tốc độ khi có TC hoạt động so với trung bình và (2) Tần suất xuất hiện