• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Vật lí 10 Bài 17: Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song | Giải bài tập Vật lí 10

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Vật lí 10 Bài 17: Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song | Giải bài tập Vật lí 10"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 17 : Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song

Câu hỏi C1 trang 96 Vật lí 10: Có nhận xét gì về giá của hai lực F và 1 F khi vật 2 đứng yên?

Trả lời:

Giá của hai lực F và 1 F khi vật đứng yên cùng nằm trên một đường thẳng. 2 Câu hỏi C2 trang 97 Vật lí 10: Em hãy làm như Hình 17.3 và cho biết trọng tâm của thước dẹt ở đâu.

Trả lời:

Trọng tâm của thước ở chỗ mà khi đặt ngón tay ở đó thì thước nằm cân bằng.

Vì khi đó trọng lực nằm cân bằng với phản lực của ngón tay.

Câu hỏi C3 trang 98 Vật lí 10: Có nhận xét gì về giá của ba lực?

(2)

Trả lời:

Giá của ba lực cùng nằm trong một mặt phẳng của vật phẳng mỏng.

Bài 1 trang 99 Vật lí 10: Phát biểu điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của hai lực.

Lời giải:

Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực là hai lực đó phải cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều:

1 2

F  F

Bài 2 trang 99 Vật lí 10: Trọng tâm của một vật là gì? Trình bày phương pháp xác định trọng tâm của vật phẳng, mỏng bằng thực nghiệm.

Lời giải:

Trọng tâm của một vật là điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật đó.

Phương pháp xác định trọng tâm của vật phẳng mỏng bằng thực nghiệm:

Buộc dây vào một lỗ nhỏ A ở mép của vật rồi treo vật thẳng đứng (Hình 17.2).

Vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng: trọng lực của vật đặt tại trọng tâm và lực căng của dây đặt tại điểm A. Do đó, trọng tâm của vật phải nằm trên đường kéo dài của dây treo, tức là đường AB trên vật. Tiếp theo, buộc dây vào một lỗ khác A, vào lỗ C chẳng hạn rồi treo vật lên. Khi ấy, trọng tâm phải nằm trên

(3)

đường CD. Như vậy, giao điểm của hai đường thẳng AB và CD chính là trọng tâm G của vật.

Bài 3 trang 100 Vật lí 10: Cho biết trọng tâm của một số vật đồng chất và có dạng hình học đối xứng.

Lời giải:

Đối với những vật phẳng mỏng có dạng hình học đối xứng: hình tròn, tam giác đều, hình vuông, hình chữ nhật thì trọng tâm của vật là tâm đối xứng của vật (tâm hình tròn, giao điểm các đường phân giác, giao điểm hai đường chéo, …).

Bài 4 trang 100 Vật lí 10: Phát biểu quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy.

Lời giải:

Quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy:

- Trượt hai vectơ lực đó trên giá của chúng đến điểm đồng quy.

- Áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực.

(4)

Bài 5 trang 100 Vật lí 10: Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song là gì?

Lời giải:

Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song là:

- Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy.

- Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba:

1 2 3

F   F F

Bài 6 trang 100 Vật lí 10: Một vật có khối lượng m = 2 kg được giữ yên trên một mặt phẳng nghiêng bởi một sợi dây song song với đường dốc chính (Hình 17.9).

Biết góc nghiêng α = 30o, g = 9,8 m/s2 và ma sát là không đáng kể. Hãy xác định:

(5)

a) lực căng của dây.

b) phản lực của mặt phẳng nghiêng lên vật.

Lời giải:

Hình biểu diễn lực:

a) Vì vật nằm cân bằng nên ta có:

P  Q T 0 () Hay

x y

P P   Q T 0

(ở đây ta phân tích trọng lực P thành 2 lực thành phần P và x P ) y Chiếu (∗) lên trục Ox ta có phương trình về độ lớn sau:

T = Px = P . sin30o = m.g.sin30o = 2. 9,8. 0,5 = 9,8 N.

(6)

b) Phản lực của mặt phẳng nghiêng lên vật:

Chiếu (∗) lên trục Oy ta được:

Q – Py = 0  Q – P.cos30o = 0

=> Q = P.cos30o = 17 (N)

Bài 7 trang 100 Vật lí 10: Hai mặt phẳng đỡ tạo với mặt phẳng nằm ngang các góc α = 45o. Trên hai mặt phẳng đó người ta đặt một quả cầu đồng chất có khối lượng 2 kg (Hình 17.10). Bỏ qua ma sát và lấy g = 10 m/s2 . Hỏi áp lực của quả cầu lên mỗi mặt phẳng đỡ bằng bao nhiêu?

A. 20 N;

B. 28 N;

C. 14 N;

D. 1,4 N.

Lời giải:

(7)

Lực tác dụng lên quả cầu được biểu diễn như trên hình vẽ Khi quả cầu nằm cân bằng ta có:

1 2

PN N 0 (1)

Chọn hệ trục tọa độ Oxy như hình vẽ.

Chiếu phương trình (1) lên Ox và Oy ta được:

Ox: N1cosα - N2cosα = 0 (2) Oy: - P + N1sinα + N2sinα = 0 (3)

Từ (2) ⇒ N1 = N2. Thay vào (3) ta được:

P = 2 N1sinα

1 0

P mg 2.10

N 14 N

2sin 2sin 2.sin 45

    

⇒ N1 = N2 = 14N

Theo định luật III Newton, ta xác định được áp lực mà quả cầu đè lên mỗi mặt phẳng đỡ là: N’1 = N’2 = 14 N.

Chọn C

(8)

Bài 8 trang 100 Vật lí 10: Một quả cầu đồng chất có khối lượng 3 kg được treo vào tường nhờ một sợi dây. Dây hợp với tường một góc α = 20o (Hình 17.11). Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc của quả cầu với tường, lấy g = 9,8 m/s2. Lực căng T của sợi dây là bao nhiêu?

A. 88 N;

B. 10 N;

C. 28 N;

D. 32 N.

Lời giải:

(9)

Khi quả cầu nằm cân bằng, không có ma sát, thì phương của dây treo đi qua tâm O của quả cầu

P         N T 0 P T N P T N' Xét tam giác vuông N’OT ta có:

0

P mg 3.9,8

cos = T 32 N

T cos cos20

 

Chọn D.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

a) Khi ô tô đột ngột rẽ phải, hành khách trên xe bị nghiêng về phía trái. Vì mọi vật có quán tính, xe đột ngột rẽ sang phải nhưng hành khách không thể đổi hướng chuyển

Lực đẩy của người bố trong Hình 13.1b có tác dụng như lực đẩy của hai anh em vì đều có tác dụng làm vật chuyển động với vận tốc v. b) Vật chịu tác dụng của hai

- Bước 1: Dùng dây treo tấm bìa lên tại A, khi tấm bìa nằm cân bằng thì dùng bút chì và thước để kẻ đường thẳng đứng qua dây trên tấm bìa, đánh dấu hai điểm A và B.

a) Chiếc bập bênh có thể đứng cân bằng vì moment lực do bé trai tác dụng làm bập bênh có xu hướng quay ngược chiều kim đồng hồ bằng với momen lực do bé gái tác dụng làm

- Tiến hành thí nghiệm để xác định hợp lực F (sử dụng số quả cân để gián tiếp xác định độ lớn của các lực, ví dụ 2 quả cân thì coi như lực có độ lớn 2N)... Tổng hợp hai

Xác định hướng và độ lớn của hợp lực tác dụng lên ô tô trong các trường hợp dưới đây và trạng thái chuyển động của ô tô.. Hướng của hợp lực là hướng của lực có độ lớn

Phương trùng với phương kéo 2 lực kế (phương của sợi dây), hướng theo hướng kéo lực kế, độ lớn đọc số chỉ của lực kế. - Ghi lại kết quả bằng cách đánh dấu vị trí

Như vậy, một vật có trục quay cố định sẽ cân bằng khi tổng các mômen lực làm vật quay theo chiều này bằng với tổng các mômen lực làm vật quay theo chiều ngược lại..