• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Lịch sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX | Giải bài tập Lịch sử 12

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Lịch sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX | Giải bài tập Lịch sử 12"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1

Bài 10: Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX

A/ CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu hỏi trang 69 sgk Lịch Sử 12: Hãy nêu đặc điểm và những thành tựu chính của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ trong nửa sau thế kỉ XX?

Lời giải:

* Đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ trong nửa sau thế kỉ XX là:

- Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học – kĩ thuật ngày nay là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

- Cuộc cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật.

- Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật ngày nay có nội dung phong phú, phạm vi rộng lớn và đi sâu giải quyết những yêu cầu bức thiết nhằm đáp ứng cuộc sống của con người.

* Những thành tựu chính của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ trong nửa sau thế kỉ XX là:

- Trước hết, trong lĩnh vực khoa học cơ bản, con người đã thu được những thành tựu hết sức to lớn, đánh dấu những bước nhảy vọt chưa từng có trong lịch sử ở các ngành toán học, vật lí, hóa học, sinh học,…

+ Tháng 3/1997, tạo ra được cừu Đôli bằng phương pháp sinh sản vô tính.

+ Tháng 6/2000, công bố “Bản đồ gen người”.

+ Tháng 4/2003: “Bản đồ gen người được giải mã hoàn thành”.

- Thứ hai: trong lĩnh vực công nghệ đã xuất hiện những phát minh quan trọng, những thành tựu to lớn trong các lĩnh vực:

+ Công cụ sản xuất mới: máy tính điện tử, máy tư động và hệ thống tự động.

+ Nguồn năng lượng mới: năng lượng nguyên tử, năng lượng nhiệt hạch, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều,…

(2)

2

+ Vật liệu mới: pôlime – chất dẻo, chất bán dẫn, các vật liệu siêu bền, siêu sạch, siêu cứng,…

+ Công nghệ sinh học: công nghệ gen, vi sinh, tế bào, “tái sinh” loài Hổ Tasmania đã bị tuyệt chủng,…dẫn tới “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp góp phần giải quyết nạn đói.

+ Thông tin liên lạc và giao thông vận tải: điện thoại di động, tàu siêu tốc, máy bay khổng lồ,…

+ Chinh phục vũ trụ: đưa người lên Mặt Trăng, thám hiểm Sao Hỏa, phóng vệ tinh nhân tạo vào không gian, tên lửa,…

Cừu Đôli, động vật đầu tiên ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính

(3)

3

“ Bản đồ gen ”

Câu hỏi trang 70 sgk Lịch Sử 12: Xu thế toàn cầu hóa được thể hiện trên những lĩnh vực nào?

Lời giải:

-Thứ nhất, sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế. Giá trị trao đổi thương mại quốc tế đã tăng gấp nhiều lần so với trước đây.

- Thứ hai, sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.

- Thứ ba, sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn, nhất là các công ti khoa học – kĩ thuật, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước…Làn sóng sáp nhập này tăng lên nhanh chóng vào những năm cuối thế kỉ XX.

(4)

4

- Thứ tư, là sự ra đời các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực như:

Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Liên minh châu Âu (EU), Diễn đàn hợp tác Á- Âu (ASEAN),…Các tổ chức này có vai trò ngày càng quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế của thế giới và khu vực.

Hình ảnh các công ti xuyên quốc gia

B/ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu 1 trang 70 sgk Lịch Sử 12: Hãy giải thích thế nào là khoa học đã trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp?

Lời giải:

(5)

5

Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật ngày nay là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp vì:

– Mọi phát minh kĩ thuật, công nghệ đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật, kĩ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất. Quá trình đó là: khoa học – kĩ thuật - sản xuất.

- Nếu như các phát minh lớn của cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII như máy hơi nước, máy phát điện…chủ yếu bắt nguồn từ những cải tiến về kĩ thuật, những người phát minh không phải những nhà khoa học mà là những người lao động trực tiếp thì những phát minh của khoa học - công nghệ có nguồn gốc từ nghiên cứu khoa học.

Như vậy, khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ. Hiệu quả kinh tế ngày càng cao của công tác nghiên cứu khoa học.

Đầu tư vào khoa học cho lãi cao hơn so với đầu tư vào các ngành khác.

Câu 2 trang 70 sgk Lịch Sử 12: Vì sao nói: Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển?

Lời giải:

Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược. Nó có mặt tích cực và tiêu cực, chính vì thế toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước nhất là với các nước đang phát triển vì:

- Về thời cơ: Đó là sự thúc đẩy rất mạnh, rất nhanh của việc phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao, góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi tiến hành cải cách sâu rộng để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu qủa của nền kinh tế.

- Về thách thức:

+ Quốc gia nào không thích ứng, không nắm bắt được thời cơ sẽ bị tụt hậu.

+ Trước xu thế hội nhập, mỗi quốc gia phải nhận thức đầy đủ và tìm kiếm con đường, bước đi phù hợp để phát huy được thế mạnh, hạn chế những rủi ro, sai lầm.

(6)

6

+ Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới, các quan hệ kinh tế quốc tế còn nhiều bất bình đẳng, gây thiệt hại với các nước đang phát triển.

+ Chú trọng, quan tâm tới việc giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, hòa nhập nhưng không hòa tan, xây dựng văn hóa kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.

Như vậy, toàn cầu hóa là thời cơ lịch sử. Đó vừa là cơ hội rất to lớn cho sự phát triển mạnh mẽ của các nước, đồng thời cũng tạo ra thách thức là nếu bỏ lỡ thời cơ thì sẽ bị tụt hậu rất xa.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài tập 8 trang 29 Vở bài tập Lịch sử 8: Tình hình chính trị và chính sách đối nội, đối ngoại của nước Đức cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX được biểu hiện

Bài tập 2 trang 31 Vở bài tập Lịch sử 8: Em hãy điền tiếp sự kiện lịch sử nổi bật trong phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX vào phần để trống

Bài tập 4 trang 35 Vở bài tập Lịch sử 8: Tại sao nói: sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học là một cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng

Bài tập 2 trang 41 Vở bài tập Lịch sử 8: Trình bày những nét lớn về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu

Sự phát triển của khoa học – kĩ thuật và văn hóa thế giới nửa đầu thế kỉ XX Bài tập 1 trang 69 Vở bài tập Lịch sử 8: Từ những thành tựu tiêu biểu của nền khoa học -

- Từ nửa sau thế kỉ XVIII sản xuất máy móc được sử dụng đầu tiên ở Anh, sau đó lan ra các nước Âu-Mĩ, tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp:.. + Kỹ thuật

Câu hỏi trang 13 SGK Lịch sử 8: Các nhà tư tưởng tiến bộ Pháp vào thế kỉ XVIII đã đóng góp gì cho việc chuẩn bị cho cuộc cách mạng?.

Câu hỏi trang 43 SGK Lịch sử 8: Qua tình hình của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, hãy nêu đặc điểm chung, nổi bật trong sự phát triển kinh tế