• Không có kết quả nào được tìm thấy

Học sinh vận dụng kiến thức để giải thích được 1 số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Học sinh vận dụng kiến thức để giải thích được 1 số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ ĐƯA LÊN WEBSITE TRƯỜNG Họ tên giáo viên: Trần Thị Thuyền Quyên

Môn dạy: Vật Lí

Nội dung đưa lên Website:

Hệ thống kiến thức Vật Lí 6 CHỦ ĐỀ SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CÁC CHẤT PHẦN VẬN DỤNG

Chủ đề: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CÁC CHẤT PHẦN VẬN DỤNG

Các bạn học sinh tự giải bài tập và tham khảo hướng dẫn để kiểm tra kết quả bài làm nhé!

Xem lại lí thuyết sự nở vì nhiệt của các chất

Bài học này không cần ghi chép sau khi đọc xong hiểu bài thì bấm vào link để làm online nha.

https://forms.gle/DDaF5Rjdi5zCtRu18

PHẦN 2 VẬN DỤNG PHẦN 1. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Học sinh biết được, chiều dài của 1 vật rắn tăng lên khi nóng lên , giảm đi khi lạnh . - Học sinh hiểu được chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.

- Học sinh hiểu được chất khí nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.

- Thể tích tăng khi các chất bị nóng lên nở ra. Ngược lại - Các chất rắn, lỏng khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau - Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

- Học sinh vận dụng kiến thức để giải thích được 1 số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí.

- Nhận biết được sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra lực rất lớn.

- Mô tả được cấu tạovà họat động của băng kép giải thích một số ứng dụng đơn giản về sự nở vì nhiệt.

- Học sinh phát triển khả năng làm việc nhóm, thuyêt trình.

- Quan sát, phân tích, làm thí nghiệm chứng tỏ thể tích của một chất lỏng tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi và các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

PHẦN 2. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC LÍ THUYẾT 1. Sự nở vì nhiệt chất khí

Câu 1: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở vì nhiệt của không khí và khí oxi?

A. Không khí nở vì nhiệt nhiều hơn oxi.

(2)

B. Không khí nở vì nhiệt ít hơn oxi.

C. Không khí và oxi nở nhiệt như nhau.

D. Cả ba kết luận trên đều sai.

Câu 2: Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí?

A. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

B. Chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí.

C. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn, chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng.

D. Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn, chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí.

Câu 3: Khi nhúng quả bóng bàn bị móp vào trong nước nóng, nó sẽ phồng trở lại.

Vì sao vậy?

Câu 4: Bánh xe đạp khi bơm căng, nếu để ngoài trưa nắng sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao?

Câu 5: Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích (bình thuỷ) rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?

Giải thích các hiện tượng theo cú pháp

“ nóng lên => nở ra => bị cản trở (ngăn cản) => gây ra lực lớn”

2. Băng kép

Câu 1: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về ứng dụng của băng kép? Băng kép được ứng dụng

A. làm cốt cho các trụ bê tông B. làm giá đỡ

C. trong việc đóng ngắt mạch điện D. làm các dây điện thoại

Câu 2: Có một băng kép được làm từ 2 kim loại là đồng và sắt (đồng nở vì nhiệt nhiều hơn sắt). Khi nung nóng, băng kép sẽ như thế nào?

(3)

A. Cong về phía sắt B. Cong về phía đồng C. Không bị cong

D. Cả A, B và C đều sai

Câu 3: Băng kép đang thẳng, nếu làm cho lạnh đi thì nó bị cong về phía thanh thép hay thanh đồng? Tại sao?

A. Cong về phía thanh đồng vì đồng co vì nhiệt ít hơn thanh thép.

B. Cong về phía thanh đồng vì đồng co vì nhiệt nhiều hơn thanh thép.

C. Cong về phía thanh đồng vì đồng nở vì nhiệt nhiều hơn thanh thép.

D. Cong về phía thanh thép vì đồng co vì nhiệt nhiều hơn thanh thép.

Câu 4: Hai cốc thủy tinh chồng lên nhau bị khít lại. Muốn tách rời hai cốc ta làm cách nào sau đây?

A. Ngâm cốc ở dưới vào nước nóng, đồng thời đổ nước lạnh vào cốc ở trên.

B. Ngâm cốc ở dưới vào nước lạnh, đồng thời đổ nước nóng vào cốc ở trên.

C. Ngâm cả hai cốc vào nước nóng.

D. Ngâm cả hai cốc vào nước lạnh.

Câu 5: Tại sao khi rót nước sôi vào 1 cố thuỷ tinh thì cốc dày sẽ dễ bị vỡ hơn cốc thuỷ tinh mỏng?

Hướng dẫn giải 1. Sự nở vì nhiệt chất khí

Câu 1: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở vì nhiệt của không khí và khí oxi?

A. Không khí nở vì nhiệt nhiều hơn oxi.

B. Không khí nở vì nhiệt ít hơn oxi.

C. Không khí và oxi nở nhiệt như nhau.

D. Cả ba kết luận trên đều sai.

(4)

Trả lời: Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau (như nhau). ⇒ Đáp án C

Câu 2: Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí?

A. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

B. Chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí.

C. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn, chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng.

D. Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn, chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí.

Trả lời: Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.⇒ Đáp án A

Câu 3: Khi nhúng quả bóng bàn bị móp vào trong nước nóng, nó sẽ phồng trở lại.

Vì sao vậy?

Trả lời: Vì khi nóng lên không khí trong quả bóng nở ra thể tích tăng và bị vỏ ngăn cản không khí tác dụng lực vào vỏ bóng làm cho quả bóng bàn phồng lên.

Câu 4: Bánh xe đạp khi bơm căng, nếu để ngoài trưa nắng sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao?

Trả lời: Vì khi bơm quá căng để ngoài trời nắng không khí bên trong bánh xe nóng lên nở ra bị vỏ xe ngăn cản gây ra lực lớn làm nổ bánh xe.

Câu 5: Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích (bình thuỷ) rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?

Trả lời: Khi rót nước vào phích có một lượng không khí bên ngoài tràn và, nếu đậy nút ngay lại thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên nở ra và làm bật nút phích.

Để tránh hiện tượng này, không nên đậy ngay nút lại mà chờ ít phút cho lượng khí tràn vào phích nóng lên nở ra và thoát ra ngoài một phần rồi mới đóng nút lại.

2. Băng kép

Câu 1: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về ứng dụng của băng kép? Băng kép được ứng dụng

A. làm cốt cho các trụ bê tông B. làm giá đỡ

C. trong việc đóng ngắt mạch điện D. làm các dây điện thoại

(5)

Trả lời: Băng kép được ứng dụng trong việc đóng ngắt mạch điện theo nhiệt độ ví dụ như bàn là, nồi cơm điện....⇒ Đáp án C

Câu 2: Có một băng kép được làm từ 2 kim loại là đồng và sắt (đồng nở vì nhiệt nhiều hơn sắt). Khi nung nóng, băng kép sẽ như thế nào?

A. Cong về phía sắt B. Cong về phía đồng C. Không bị cong

D. Cả A, B và C đều sai

Trả lời: Khi nung nóng, băng kép sẽ cong về phía sắt vì đồng nở vì nhiệt nhiều hơn sắt

⇒ Đáp án A

Câu 3: Băng kép đang thẳng, nếu làm cho lạnh đi thì nó bị cong về phía thanh thép hay thanh đồng? Tại sao?

A. Cong về phía thanh đồng vì đồng co vì nhiệt ít hơn thanh thép.

B. Cong về phía thanh đồng vì đồng co vì nhiệt nhiều hơn thanh thép.

C. Cong về phía thanh đồng vì đồng nở vì nhiệt nhiều hơn thanh thép.

D. Cong về phía thanh thép vì đồng co vì nhiệt nhiều hơn thanh thép.

Trả lời: Băng kép được cấu tạo dựa trên hiện tượng các chất rắn khác nhau dãn nở vì nhiệt khác nhau.⇒ Đáp án C

Câu 4: Hai cốc thủy tinh chồng lên nhau bị khít lại. Muốn tách rời hai cốc ta làm cách nào sau đây?

A. Ngâm cốc ở dưới vào nước nóng, đồng thời đổ nước lạnh vào cốc ở trên.

B. Ngâm cốc ở dưới vào nước lạnh, đồng thời đổ nước nóng vào cốc ở trên.

C. Ngâm cả hai cốc vào nước nóng.

D. Ngâm cả hai cốc vào nước lạnh.

Trả lời: Cho nước lạnh vào cốc nằm bên trên để cốc này co lại, đồng thời nhúng cốc bên dưới vào nước nóng để cốc này nở ra.⇒ Đáp án A

(6)

Câu 5: Tại sao khi rót nước sôi vào 1 cố thuỷ tinh thì cốc dày sẽ dễ bị vỡ hơn cốc thuỷ tinh mỏng?

Trả lòi: Khi rót nước vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong ra và cốc bị vỡ. với cốc mỏng, thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ.

CÁC BẠN BẤM LINK ĐỀ THAM GIA KIỂM TRA LẦN 2 NHÉ https://forms.gle/DDaF5Rjdi5zCtRu18

Duyệt của Ban giám hiệu KT HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG

________

GIÁO VIÊN BỘ MÔN

Trần Thị Thuyền Quyên _______

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan