• Không có kết quả nào được tìm thấy

Địa lí 9 Bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp | Giải bài tập Địa lí 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Địa lí 9 Bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp | Giải bài tập Địa lí 9"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp Câu hỏi giữa bài (các câu hỏi trong bài học)

Câu hỏi trang 39 sgk Địa lí lớp 9: Dựa vào bản đồ Địa chất - khoáng sản (trong Atlat Địa lí Việt Nam) hoặc bản đồ Địa lí Tự nhiên Việt Nam và kiến thức đã học, nêu nhận xét về ảnh hưởng của phân bố tài nguyên khoáng sản tới phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm.

Lời giải:

Ảnh hưởng của phân bố tài nguyên khoáng sản tới phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm:

- Khoáng sản nhiên liệu: dầu, khí, than -> phát triển công nghiệp năng lượng, hóa chất.

+ Than: phân bố chủ yếu ở vùng than Quảng Ninh nên khu vực này đã hình thành nhiều nhà máy nhiệt điện lớn như Phả Lại, Uông Bí, Na Dương gắn với các mỏ than.

+ Dầu, khí: phân bố chủ yếu ở thềm lục địa phía Nam, là cơ sở để hình thành xí nghiệp lọc hóa dầu Dung Quất, các nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí như Phú Mỹ, Bà Rịa; công nghiệp hóa chất cũng phát triển mạnh ở các trung tâm công nghiệp thuộc Đông Nam Bộ.

Nhà máy nhiệt điện Uông Bí, Quảng Ninh

(2)

- Khoáng sản kim loại: sắt, mangan, crôm, thiếc... -> phát triển công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu. Một số điểm công nghiệp như Thái Nguyên (sắt), Tuyên Quang, Cao Bằng (thiếc)…

- Khoáng sản phi kim: apatit, pirit… -> phát triển công nghiệp hóa chất, phân bón.

- Vật liệu xây dựng: đá vôi, sét, cao lanh... -> phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng với một số nhà máy xi măng Bỉm Sơn (Thanh Hóa), Hoàng Mai (Nghệ An)…

Nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Thanh Hóa

Câu hỏi trang 40 sgk Địa lí lớp 9: Việc cải thiện hệ thống đường giao thông có ý nghĩa như thế nào đối với phát triển công nghiệp?

Lời giải:

Ý nghĩa của việc cải thiện hệ thống đường giao thông

- Giao thông vận tải phát triển sẽ góp phần đẩy mạnh lưu thông qua lại giữa các vùng kinh tế, thúc đẩy hợp tác giao lưu phát triển kinh tế.

- Thu hút đầu tư, xây dựng các xí nghiệp, nhà máy và các khu công nghiệp.

- Thu hút dân cư lực lượng sản xuất và tiêu thụ quan trọng của ngành công nghiệp.

- Tạo điều kiện để lưu thông hàng hóa, thúc đẩy tiêu thụ và sản xuất phát triển; rút ngắn khoảng cách vận chuyển nguyên vật liệu…

(3)

Một đoạn đường giao thông đường bộ lên Tam Đảo, Vĩnh Phúc

Câu hỏi trang 41 sgk Địa lí lớp 9: Thị trường có ý nghĩa như thế nào đối với phát triển công nghiệp?

Lời giải:

- Thị trường có vai trò "đòn bẩy" đối với sự phát triển, phân bố và cơ cấu lại ngành công nghiệp nước ta.

- Thị trường trong và ngoài nước mở rộng, hàng hóa được tiêu thụ mạnh mẽ sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển và mở rộng quy mô.

- Sức ép của thị trường tạo động lực đa dạng hóa, nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm làm cho cơ cấu công nghiệp đa dạng, các sản phẩm đáp ứng người tiêu dùng.

Chợ Đồng Xuân, Hà Nội - Chợ truyền thống lớn nhất miền Bắc

(4)

Bài tập cuối bài

Bài 1 trang 41 sgk Địa lí lớp 9: Hãy sắp xếp các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội (được nêu trong bài) tương ứng với các yếu tố đầu vào và đầu ra ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp?

Lời giải:

Tài nguyên rừng ở nước ta ngày càng giảm, chủ yếu là rừng trồng

Bài 2 trang 41 sgk Địa lí lớp 9: Hãy phân tích ý nghĩa của việc phát triển nông, ngư nghiệp đối với ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm?

Lời giải:

(5)

- Ngành nông, ngư nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

+ Sản phẩm ngành trồng trọt: lúa, cà phê, chè, hồ tiêu, bông… để phát triển công nghiệp xay xát, chế biến đồ khô...

+ Sản phẩm ngành chăn nuôi: sản phẩm từ thịt, trứng, sữa… là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến sản phẩm đồ hộp, chế biến sữa...

+ Sản phẩm ngành thủy sản: tôm, cá, cua, mực… là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến sản phẩm đông lạnh, đóng hộp...

- Phát triển các vùng chuyên canh nông, lâm, ngư nghiệp tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển ổn định và đa dạng hóa sản phẩm.

Cà phê và một số sản phẩm từ cà phê

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Phát triển vững chắc, cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt có sự thay đổi (Tỉ trọng cây lương thực giảm; Tỉ trọng cây công nghiệp tăng). - Nguyên nhân: Sản

+ Sản lượng khai thác: Đã khai thác hàng trăm triệu tấn và hàng tỉ m 3 khí. + Mục đích: Nhiệt điện, hóa lọc dầu, là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. b) Công

=> Cây cối có điều kiện sinh trưởng và phát triển xanh tươi quanh năm; nhiều loại cây công nghiệp và cây ăn quả phát triển tốt; áp dụng các phương thức thâm canh,

- Hồ tiêu: Nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, sau đó là Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ.. Hồ tiêu được trồng nhiều ở vùng Đông

- Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi, chế độ mưa theo mùa, nếu khai thác không đi đôi với trồng rừng sẽ làm cho tài nguyên rừng bị giảm sút, gây mất cân bằng sinh thái,

- Theo ngành công nghiệp: Nước ta có các ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu, công nghiệp điện, công nghiệp luyện kim, công nghiệp cơ khí - điện tử, công nghiệp

Hồ Chí Minh là 2 đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước, tập trung nhiều trường đại học, bệnh viện hàng đầu; các dịch vụ bảo hiểm, tư vấn, quảng

b) Chứng minh ngành công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu sử dụng nguyên liệu khoáng sản tại chỗ. - Nhà máy nhiệt điện Uông Bí. - Cảng xuất khầu