• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY BIA CARLSBERG PHÚ BÀI.

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY BIA CARLSBERG PHÚ BÀI."

Copied!
74
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY

BIA CARLSBERG PHÚ BÀI

SINH VIÊN THỰC HIỆN ĐỖ THỊ NGỌC NA

Khóa học: 2015-2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY

BIA CARLSBERG PHÚ BÀI

Sinh viên thực hiện Giáo viên hướng dẫn

Đỗ Thị Ngọc Na PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn

Lớp: K49C QTKD Niên Khóa: 2015 - 2019

Huế, 1/2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

giảng dạy và những chỉbảo tận tình của quý thầy cô cùng với sựhòađồng giúp đỡcủa các bạn trong suốt 4 năm vừa qua, em đã nhận được nhiều hơn những kiến thức chuyên ngành, những kỹ năng thực tế cùng những hoạt động bổ ích mà em chưa trải nghiệm và biết đến. Đến nay, em đã hoàn thành khóa luận với tên đề tài: “Phân tích tình hình tổ chức lao động trong quá trình sản xuất tại nhà máy bia Carlsberg Phú Bài”.

Trong suốt quá trình thực hiện khóa luận của mình, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡcủa quý Thầy cô, gia đình và bạn bè.

Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Quý Thầy, Cô giáo ở Khoa Quản Trị Kinh Doanh, trường Đại Học Kinh Tế, Đại Học Huế đã dành hết tâm huyết của mình để truyền đạt cho chúng em vốn kiến thức quý báu suốt thời gian học tập tại trường.

Em xin chân thành cảm ơn thầy PGS-TS Nguyễn Khắc Hoàn , ngườiđã trực tiếp hướng dẫn, góp ý kiến, giúp đỡ em về kiến thức và phương pháp để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cô chú, nhân viên, công nhân viên tại công ty TNHH Carlsberg , đặc biệt chị Nguyễn Đức Như Nguyệnđã tạo nhiều điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập. Chúc anh chịsức khỏe và làm việc thật tốt, chúc quý công ty ngày càng phát triển hơn nữa.

Mặc dù đã có nhiều cốgắng hoàn thành nhưng cũng không tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Kính mong quý thầy cô đóng góp ý kiến để bài Luận văn ngày càng hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn !!

Huế, tháng 1năm 2018 Sinh viên thực hiện ĐỗThịNgọc Na

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

TM Thương mại

CBNV Cán bộnhân viên SXKD Sản xuất kinh doanh VN Việt Nam

ATVSTP An toàn vệsinh thực phẩm

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

Sơ đồ2.1. Quy trình công nghệsản xuất bia của công ty Bia Huếtại nhà máy bia Phú Bài

Sơ đồ2.2.Cơ cấu tổchức của công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam Bảng 2.1. Tình hình nguồn lao động tại Công ty TNHH Carlsberg Việt Nam Bảng 2.2.Cơ cấu, biến động của tài sản và nguồn vốn của công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam

Bảng 2.3. Kết quảhoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Carlsberg Việt Nam Bảng 2.4. Số lượng laođộng của công ty năm 2018

Biểu đồ2.1. Biểu đồvềtình hình laođộng tại Công ty TNHH Carlsberg VN Biểu đồ 2.2. Biểu đồ về tình hình lao động theo độ tuổi của công ty giai đoạn 2015-2017

Biểu đồ2.3. Biểu đồtheo trìnhđộ học vấn của công ty Carlsberg VN

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ...1

1. Lý do chọn đề tài ...1

2. Mục tiêu nghiên cứu ...2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...2

4. Phương pháp nghiên cứu...2

4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp...2

4.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp...3

4.3. Phương pháp diễn giải và quy nạp...3

4.4. Phương pháp phỏng vấn...4

4.5. Phương pháp luận...4

5. Bố cục đề tài...4

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...5

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP...5

1.1. Mục đích, nhiệm vụ của tổ chức lao động ...5

1.1.1. Khái niệm tổ chức lao động...5

1.1.2. Mục đích của tổ chức lao động ...5

1.1.3. Nhiệm vụ của tổ chức lao động...5

1.1.4. Ý nghĩa của tổ chức lao động ...6

1.2. Nội dung của công tác tổ chức lao động trong công ty...7

1.2.1. Nguyên tắc của tổ chức lao động...7

1.2.2. Phân công lao động...7

1.2.3. Hợp tác lao động ... 11

1.2.4. Tổ chức điều kiện làm việc trong doanh nghiệp ... 12

1.2.5. Phục vụ nơi làm việc... 15

1.2.6. Điều kiện làm việc và chế độ nghỉ ngơi... 18

1.2.7. Công tác định mức tổ chức lao động ... 21

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức lao động ... 24

1.3.1. Các nhân tố bên ngoài... 24

1.3.2. Môi trường bên trong ... 26

Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY BIA CARLSBERG – PHÚ BÀI ... 28

2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Thương mại Carlsberg Việt Nam tại thành phố Huế... 28

2.1.1. Giới thiệu chung về công ty... 28

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty... 28

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

2.1.5. Sơ đồ tổ chức, chức năng các phòng ban thuộc công ty TNHH TM Carlsberg VN... 34

2.1.6. Tình hình nguồn lao động ... 36

2.1.7. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ... 40

2.2. Thực trạng về công tác tổ chức lao động tại công ty TNHH TM Carlsberg Phú Bài ... 45

2.2.1. Phân công và hợp tác lao động ... 45

2.2.2. Tổ chức và phục vụ nơi làm việc ... 50

2.2.3. Điều kiện lao động và chế độ nghỉ ngơi ... 52

2.2.4. Công tác định mức lao động ... 54

2.3. Đánh giá chung công tác tổ chức lao động tại công ty TNHH TM Carlsberg Thành phố Huế.... 55

2.3.1. Những kết quả đạt được... 55

2.3.2. Một số tồn tại... 56

PHẦN 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH TM CARLSBERG – PHÚ BÀI ... 58

3.1. Định hướng và mục tiêu công tác tổ chức lao động của công ty trong thời gian tới... 58

3.2. Một số giải pháp... 59

3.2.1. Giải pháp chung... 59

3.2.2. Giải pháp cụ thể ... 60

NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ ... 64

1. Kết luận ... 64

2. Kiến nghị... 65

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài

Lao động là điều kiện đầu tiên, cần thiết cho sựtồn tại và phát triển của xã hội loài người, là yếu tố cơ bản nhất, quyết định nhất trong quá trình sản xuất .

Nhu cầu vềvật chất và tinh thần của con người hầu như là vô hạn. Trong khi đó, lực lượng sản xuất tức là sức lao động và tư liệu sản xuất lại là yếu tốcó hạn trong từng thời kỳ. Vì vậy, con người phải tìm ra cách sử dụng hiệu quả nhất những nguồn tài nguyên hạn chế này. Do đó, tổchức lao động là hoạt động cần thiết.

Với Việt Nam là một nước đang phát triển và muốn có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thì cần đềcao vai trò của lao động trong phát triển kinh tế. Hiện nay, hội nhập ngày càng sâu rộng càng đặt ra nhiều vấn đềmới đòi hỏi các doanh nghiệp phải biết vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội.

Tổ chức lao động là quá trình hoạt động của con người, trong sựkết hợp giữa ba yếu tố cơ bản của quá trình laođộng: bản thân lao động, đối tượng lao động và công cụ lao động; và các mối quan hệ qua lại giữa những người lao động với nhau nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh. Tổ chức lao động giữ vai trò quan trọng trong tổ chức sản xuất. Là một trong những công việc thực sựcần thiết trong quá trình quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh. Kết quả hoạt động của con người trong quá trình sản xuất chỉ đạt được kết quảcao nhất khi công việc của họ được tổchức trên cơ sởkhoa học.

Do vậy, doanh nghiệp muốn hoạt động tốt, muốn đứng vững trên thị trường thì phảiđánh giá đúng tình hình sửdụng lao động của mình.

Chính vì vậy, trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Carlsberg, em đã chọn đềtài:

“Phân tích tình hình tổ chức lao động trong quá trình sản xuất tại nhà máy bia Carlsberg – Phú Bài’’ cho đề tài tốt nghiệp của mình. Mục đích của đề tài này là thông qua việc phân tích tình hình tổ chức lao động trong công ty để đưa ra giải pháp nhằm nâng cao, thúc đẩy sửdụng lao động hiệu quảvà hợp lý hóa quá trình sản xuất.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Góp phần hệthống hóa những lý luận cơ bản về tổ chức lao động trong công ty Carlsberg.

- Làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tổchức lao động tại công ty TNHH TM Carlsberg.

- Đánh giá tình hình tổ chức lao động tại công ty trong những năm gần đây để tìm ra các hạn chế, thiếu sót, từ đó đềra giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả, hợp lý công tác tổchức lao độngởcông ty Carlsberg trong thời gian tới.

- Đềxuất những giải pháp nhằm thực hiện hiệu quảcông tác tổchức lao động của công ty TNHH Carlsberg.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan tới công tác tổchức lao động tại công ty TNHH Carlsberg Việt Nam.

* Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian : Phân tích và đánh giá công tác tổ chức lao động tại công ty TNHH Carlsberg.

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu vềcông tác tổ chức lao động tại công ty TNHH Carlsberg trong những năm 2015- 2017, từ đó đưa ra giải pháp, định hướng đến năm 2020.

- Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu các vấn đề liên quan tới công tác tổ chức lao động tại công ty TNHH Carlsberg.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

- Dữ liệu thứ cấp bên ngoài công ty: Các tài liệu, giáo trình, sách báo, luận văn liên quan đến quản trịnhân lực, tổchức lao động.

- Các trang web: Website của tổng công ty

- Dữliệu thứcấp bên trong công ty: Báo cáo tài chính năm 2015, 2016, 2017. Các tài liệu về cơ cấu lao động, tổchức quản lý lao động nội quy, quy định của công ty.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

4.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp

- Phương pháp phân tích: Trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu về kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình tổ chức lao động, công tác đãi ngộ, trả công để phân tích đầy đủ và toàn diện tình hình thực hiện công tác tổchức lao động tại Tổng Công ty đã và đang diễn ra như thế nào, có xu hướng phát triển ra sao để từ đó đưa ra những định hướng trong giai đoạn sắp tới.

- Phương pháp tổng hợp: Từnhững kết quảnghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu. Tổng hợp cho chúng ta tài liệu toàn diện và khái quáthơn tài liệu đã có.

4.3.Phương pháp diễn giải và quy nạp

- Phương pháp quy nạp là phương pháp đi từ những hiện tượng riêng lẻ, rời rạc,độc lập ngẫu nhiên như: tổ chức lao động, đánh giá lao động… rồi liên kết, tìm mối quan hệgiữa các hiệntượng ấy với nhau để tìm ra bản chất của vấn đề, cuối cùng đưa ragiải pháp.

- Phương pháp diễn giải là phương pháp đi từ cái bản chất, nguyên tắc, nguyên lý đã được thừa nhận như: khái niệm về tổ chức lao động, doanh thu, lợi nhuận, cường độ lao động... để tìm ra các hiện tượng, các biểu hiện, cái trùng hợp cụ thể của hiệu quả sử dụng lao động tại công ty. Phương pháp diễn giải nhờ vậy có ý nghĩa rất quan trọng trong những bộ môn khoa học thiên về nghiên cứu lý thuyết, ở đây người ta đưa ra những tiền đề, giả thuyết, và bằng những sự suy diễn logic để rút ra những kết luận, định lý, công thức.

Bên cạnh đó, đề tài còn áp dụng phương pháp đối chiếu so sánh hệ thống các thông tin điều tra thực tế: Các báo cáo, bảng biểu... kết hợp các phương pháp nghiên cứu. Thông qua sự tìm hiểu các báo cáo doanh thu, lợi nhuận, công tác trả công, đánh giá... sẽ tìm được những vấn đề còn tồn tại, đưa ra được những đánh giá vềcông tác tổchức lao động tại công ty.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

4.4. Phương pháp phỏng vấn

Phương pháp dùng một hệthống các câu hỏi trực tiếp đểphỏng vấn các công nhân dưới nhà máy Carlsberg nhằm thu thập thông tin nói lên nhận thức hoặc thái độ của người được phỏng vấn đối với vấn đề được hỏi.

4.5. Phương pháp luận

Phương pháp luận là hệ thống các nguyên lý, quan điểm (trước hết là những nguyên lý, quan điểm liên quan đến thế giới) làm cơ sở, có tác dụng chỉ đạo, xây dựng các phương pháp, xác định phạm vi, khả năng áp dụng các phương pháp và định hướng cho việc nghiên cứu, tìm tòi cũng như việc lựa chọn, vận dụng phương pháp.

5. Bố cục đề tài

Kết cấu bài Luận văn gồm 3 chương chính ngoài phầntóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh từviết tắt, tài liệu tham khảo.

Phần I: Đặt vấn đề

Phần II: Nội dung và kết quảnghiên cứu

Chương 1: Một sốvấn đềlí luận vềtổchức lao động trong doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng tổ chức lao động tại nhà máy sản xuất bia Carlsberg– Phú Bài

Chương 3: Một sốgiải pháp nhằm sửdụng lao động hiệu quả ởcông ty Phần III: Kết luận và kiến nghị

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC

LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

1.1. Mục đích, nhiệm vụ của tổ chức lao động 1.1.1.Khái niệm tổ chức lao động

Tổ chức lao động là quá trình tổ chức hoạt động của con người, trong sựkết hợp giữa ba yếu tố cơ bản của quá trình lao động và các mối quan hệ qua lại giữa những người lao động với nhau. Như vậy, tổchức lao động là một phạm trù gắn với lao động sống, với việc đảm bảo sựhoạt động của sức lao động.

Thực chất, tổ chức lao động trong phạm vi một tập thể lao động nhất định là một hệthống các biện pháp đảm bảo sự hoạt động lao động của con người nhằm mục đích nâng cao năng suất lao động và sửdụng đầy đủnhất các tư liệu sản xuất.

Hay nói cách khác: Tổchức lao động là tổchức quá trình hoạt động của con người nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh.

1.1.2.Mục đích của tổ chức lao động

Là nhằm đạt kết quả lao động cao đồng thời đảm bảo sức khỏe, an toàn cho người lao động phát triển toàn diện con người laođộng, góp phần củng cốcác mối quan hệxã hội giữa những người lao động. Con người giữ vai trò lực lượng sản xuất chủ yếu, do đó, mọi biện pháp cải tiến tổchức lao động, cải tiến tổchức sản xuất đều phải hướng và tạo điều kiện cho con người lao động có hiệu quả hơn, khuyến khích và thu hút con người tự giác tham gia vào lao động, làm cho bản thân người lao động ngày càng hoàn thiện.

1.1.3.Nhiệm vụ của tổ chức lao động

Tổchức lao động có các nhiệm vụchủyếu sau:

- Nhiệm vụkinh tế:

Đó là việc đảm bảo sử dụng tiết kiệm và hợp lí các nguồn vật tư, lao động, tiền vốn, tăng năng suất lao động và trên cơ sở đó nâng cao hiệu quảsản xuất. Đểgiải quyết hết những nhiệm vụ đó, trước hết phải đảm bảo tiết kiệm lao động sống trên cơ sở giảm

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

bớt, loại trừnhững thời gian do bỏviệc, ngừng việc trên cơ sởáp dụng các phương pháp lao động tiên tiến và cải tiến việc sửdụng lao động vật hóa bằng cách xóa bỏtình trạng ngừng máy móc, thiết bị và nâng cao mức độsửdụng, tận dụng công suất của chúng,…

- Nhiệm vụtâm sinh lý:

Tổchức lao động phải tạo ra những điều kiện lao động bình thường, nâng cao sức hấp dẫn và nội dung phong phú của lao động với mục đích đem lại khả năng lao động cao và giữgìn sức khỏe con người.

- Nhiệm vụxã hội:

Tổ chức lao động phải đảm bảo những điều kiệnthường xuyên nâng cao trình độ văn hóa, kĩ thuật của người lao động, để cho họ có thể phát triển toàn diện và cân đối, bằng cách nâng cao mức độhấp dẫn của người lao động và biến lao động thành nhu cầu bậc nhất của cuộc sống trên cơ sởdung hòa giáo dục chính trịvới giáo dục lao động.

Những nhiệm vụkinh tế, tâm lý và xã hội của tổchức lao động có liên hệchặt chẽ với nhau và đòi hỏi phải được thực hiện một cách đồng bộ.

1.1.4.Ý nghĩa của tổ chức lao động - Ý nghĩa vềmặt kinh tế:

Tổ chức lao động cho phép nâng cao năng suất lao động và tăng cường hiệu quả của sản xuất nhờ tiết kiệm lao động sống và sử dụng có hiệu quả tư liệu sản xuất hiện có.

+ Tăng cường năng lực làm việc và hiệu quảthực hiện chức năng, nhiệm vụcủa tổ chức.

+ Sửdụng hợp lí cả về sức lực và trí lực của người lao động và trang thiết bị kỹ thuật.

+ Tiết kiệm chi tiêu ngân sách nhà nước.

+ Kích thích tính chủ động, sáng tạo của người lao động trong việc thực thi nhiệm vụcủa mình.

- Ý nghĩa vềmặt xã hội:

Tổchức lao động không chỉ nâng cao năngsuất lao động và hiệu quảsản xuất, mà còn có tác dụng giảm nhẹ lao động và an toàn lao động, đảm bảo sức khỏe cho người

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

lao động làm cho người lao động không ngừng hoàn thiện chính mình, thu hút con người tự tham gia vào lao động cũng như nâng cao trìnhđộ văn hóa của họ.

1.2. Nội dung của công tác tổ chức lao động trong công ty 1.2.1. Nguyên tắc của tổ chức lao động

Lao động là cơ sở tồn tại cho tất cả các hình thái kinh tế xã hội. Tổ chức lao động thể hiện quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất. Thực chất của tổ chức lao động là bố trí và phân phối sức lao động cho quá trình sản xuất.

Bất cứ một Doanh nghiệp nào khi tổ chức lao động của mình đều phải thực hiện các nguyên tắc sau:

+ Phải đảm bảo không ngừng nâng cao năng suất lao động. Tăng năng suất lao

động trên cơ sở ngày càng nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất, áp dụng các phương pháp lao động tiên tiến, tiến tới việc cơ giới hoá và tự động hoá quá trình sản xuất.

+ Phải quan tâm đến lợi ích vật chất và tinh thần của người lao động. Đảm bảo các quyền lợi chính đáng của họ, khi họ hoàn thành tốt các nhiệm vụ và yêu cầu sản xuất.

Thực hiện nguyên tắc phân phối theo năng suất và kết quả lao động của mỗi người. Nói cách khác làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng.

+ Có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo, tổ chức và phân phối hợp lý lao động trong ngành cũng như đối với từng đơn vị, bộ phận... Luôn quan tâm đến việc giảm nhẹ lao động nặng nhọc, cải thiện điều kiện làm việc cho họ. Thường xuyên chăm lo bồi dưỡng sức khỏe cho người lao động.

+ Tổ chức phát động phong trào thi đua lao động giỏi trong từng đơn vị, bộ phận và toàn ngành. Giỏi không chỉ về nghiệp vụ mà còn về thái độ, tác phong phục vụ .

1.2.2. Phân công lao động 1.2.2.1. Khái niệm

Phân công lao động xã hội là việc chuyên môn hoá người sản xuất, mỗi người chỉ sản xuất một hoặc một vài sản phẩm nhất định, hay nói cách khác: Sự phân công lao động xã hội là cách điều chỉnh hạn chế một cách thích ứng những cá nhân vào những lĩnh vực nghềnghiệp đặc thù.

Phân công lao động trong xí nghiệp là sự chia nhỏ các công việc trong xí nghiệp để giao cho từng người hoặc nhóm người lao động thực hiện. Đó là quá trình gắn từng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

người với những nhiệm vụphù hợp với khả năng của họnhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.

1.2.2.2. Các hình thức phân công lao động - Phâncông lao động theo chức năng:

Đó là quá trình tách hoạt động chung của doanh nghiệp thành những hoạt động riêng theo sựkhác nhau của chức năng lao động căn cứvào vịtrí, vai trò của từng nhóm người trong doanh nghiệp.

Phân công lao động theo chức năng được phân chia dựa vào các chức năng sau:

Dựa vào vai trò của người lao động trong quá trình tham gia hoạt động của doanh nghiệp gồm lãnh đạo, chuyên gia, nhân viên thực hành kĩ thuật. Lãnh đạo bao gồm những người đảm nhận các chức vụ ởcác vị trí lãnhđạo trong cơ cấu tổ chức. Bộmáy quản lý trong tổ chức gồm trưởng, phó giám đốc, các bộ phận phòng ban. Chuyên gia bao gồm những người tốt nghiệp những trường đại học làm các công việcởcác bộphận phòng ban tài vụ, phòng kỹthuật… họlà những người tư vấn tham mưu thiết kếra các quyết định để trình các cán bộlãnh đạo. Nhân viên thực hành kĩ thuật bao gồm những người như các nhân viên đánh máy, văn thư, thư ký, các kỹthuật viên, họtốt nghiệp các trường trung cấp, cao đẳng hay qua quá trình đào tạo trong công việc.

Dựa vào sựkhác nhau về tính chất của các chức năng gồm lao động trực tiếp, là những người trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất như công nhân sản xuất và những người không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất như lao động quản lý gọi là lao động gián tiếp.

Theo sựkhác nhau vềchức năng: Công nhân sản xuất bao gồm những người nằm trong các bộ phận sản xuất của doanh nghiệp và công nhân không sản xuất bao gồm những người làm công tác dịch vụ phục cho quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

- Phân công lao động theo công nghệ:

Là hình thức phân công lao động trong đó tách riêng các loại công việc khác nhau theo tính chất của quy trình công nghệthực hiện chúng. Hình thức phân công này phụ thuộc vào kỹthuật và công nghệsản xuất, tùy theo đặc điểm, tính chất của công cụlao

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

động và quá trình công nghệ mà nó đề ra những yêu cầu đối với công nhân vềsự hiểu biết kỹthuật và thời gian lao động.

Trong quá trình phân công lao động theo công nghệ, quá trình sản xuất được chia ra thành các giai đoạn, các bước công việc. Tùy theo mức độ chuyên môn hóa lao động mà phân công lao động theo công nghệlại được chia ra thành các hình thức khác nhau.

Phân công lao động theo đối tượng đó là hình thức phân công trong đó một công nhân hay một nhóm công nhân thực hiện một tổ hợp các công việc tương đối trọn vẹn, chuyên chếtạo một sản phẩm hay một chi tiết nhất định của sản phẩm.

Phân công lao động theo bước công việc là hình thức phân công trong đó mỗi công nhân chỉ thực hiện một hay vài bước công nghệ trong chế tạo sản phẩm hoặc chi tiết nhất định của sản phẩm.

- Phân công lao động theo mức độphức tạp của công việc:

Là hình thức phân công lao động trong đó tách riêng các công việc khác nhau tùy theo tính chất phức tạp của nó. Hình thức phân công lao động này nhằm sử dụng trình độ lành nghềcủa công nhân phù hợp với mức độ phức tạp của công việc. Mức độ phức tạp của công việc đượcđánh giá theo ba tiêu thức:

+ Mức độchính xác vềcông nghệkhác nhau.

+ Mức độchính xác vềkỹthuật khác nhau.

+ Mức độquan trọng khác nhau.

Ứng với mỗi mức độphức tạp khác nhau của công việc đòi hỏi những công nhân có trìnhđộ lành nghềkhác nhau dựa trên những trình độlành nghề đó mà phân công lao động cho hợp lý.

1.2.2.3. Đặc điểm của phân công lao động

Tiền đề vật chất của sự phân công lao động trong xã hội là số lượng dân cư và mật độ dân số. Phải có một mật độ dânsố nào đó để có thể phát triển một cách thuận lợi cho những giao dịch xã hội, cũng như để phối hợp các lực lượng nhờ thế mà năng suất lao động tăng lên, khi số lượng công nhân tăng lên (do dân số tăng lên) thì sức sản xuất của xã hội càng tăng lên theo tỷ lệ kép của sự tăng lên đó, nhân với hiệu quả của sự phân công lao động.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

Sự phân công lao động được hình thành khi có sự phân tán tư liệu sản xuất vào tay nhiều người sản xuất hàng hoá độc lập với nhau. Sự phân công lao động xã hội xâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của xã hội và đặt những người sản xuất hàng hoá độc lập

“đối diện”với nhau, những người này chịu sự tác động rất lớn của quy luật cạnh tranh.

Cơ sở của mọi sự phân công lao động phát triển là lấy trao đổi hàng hoá làm một giá và có sự tách rời giữa thành thị và nông thôn.

Đối với sự phân công lao động có một quy tắc chung là: quyền lực càng ít chi phối sự phân công lao động trong xã hội bao nhiêu, thì sự phân sự phân công lao động trong xí nghiệp sản xuất ngày càng phát triển bấy nhiêu, vàở đấy nó lại càng phụ thuộc vào quyền lực của một cá nhân.

1.2.2.4. Phân công lao động phải đáp ứng các yêu cầu sau

- Căn cứ vào mức lao động tiên tiến để tính toán số lượng và chất lượng lao động cần thiết cho đơn vịsản xuất vàởtừng bộphận.

- Bố trí người lao động phù hợp với từng yêu cầu của giai đoạn sản xuất, công nghệ sản xuất, vừa đảm bảo vị trí sản xuất vừa có thể kiêm nhiệm các công việc khác nhằm mục đích hạn chế tính đơn điệu, tiết kiệm lao động và tiền công.

Trong doanh nghiệp phân công lao động thường được thực hiện dưới 3 hình thức sau:

+ Phân công lao động theo chức năng: là hình thức phân công lao động trong đó tách riêng các công việc khác nhau thành những chức năng lao động nhất định. Giúp cho người lao động làm đúng phạm vi của mình, không hao phí thời gian vào những việc không đúng chức năng và nhờ đó mà đạt năng suất lao động.

+ Phân công lao động theo công nghệ: là hình thức phân công lao động trong đó tách riêng các loại công việc khác nhau theo tính chất của quy trình công nghệthực hiện chúng..

+ Phân công lao động theo mức độ phức tạp công việc: là hình thức phân công lao động trong đó tách riêng các công việc khác nhau tùy theo tính chất phức tạp của nó.

1.2.2.5. Ý nghĩa của phân công lao động

- Phân công lao động tạo điều kiện thực hiện chuyên môn hóa lao động, chuyên môn hóa có tác dụng:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

+Đào tạo dễ dàng hơn và tiết kiệm chi phí

+ Nâng cao kĩ năng, kĩ xảo từ đó tăng năng suất lao động.

+ Giúpngười lao động nhanh chóng nắm bắt công nghệ.

- Phân công lao động sẽ xuất hiện sự chuyên môn hóa công cụ sản xuất và tạo điều kiện cho doanh nghiệp sửdụng nó một cách tối đa.

- Phân công lao động giúp doanh nghiệp bố trí người lao động phù hợp với khả năng sở trường.

1.2.3.Hợp tác lao động 1.2.3.1. Khái niệm

Là việc phối hợp những công việc độc lập, hoạt động lao động riêng lẻ để đảm bảo sựthống nhất trong quá trình hoạt động, mối quan hệdiễn ra một cách nhịp nhàng thông suốt, đạt được mục tiêu của quá trình laođộng.

1.2.3.2. Ý nghĩa

- Thay đổi tính cách mạng điều kiện vật chất của quá trình lao động ngay cả khi cơ sởkĩ thuật và phương pháp lao động không thay đổi.

- Tạo ra sức mạnh tổng hợp đểcó thể đạt năng suất lao động tối đa, tăng khả năng làm việc cá nhân của người lao động.

1.2.3.3. Các hình thức hiệp tác lao động

- Hiệp tác lao động về mặt không gian: Hình thức này được xem xét dưới ba giác độ:

• Không gian trong toàn tổchức: xác định mối quan hệgiữa các công việc trong hệ thống chung, hệthống tổng thể.

• Không gian trong nội bộphòng ban: xácđịnh mối quan hệvềmặt công việc giữa nhóm, tổ, đội, ban trong một bộ phận chuyên trách sao cho mối quan hệ đó tiết kiệm thời gian và hiệu quả đạt được là tối đa.

•Không gian trong tổnhóm: là việc xác định sựphối hợp công việc một cách nhịp nhàng, có sự chia sẻ, hỗ trợ, hợp tác giữa các thành viên để đảm bảo công việc của nhóm đạt được mục tiêu đềra .

 Hình thức thứ ba mang nhiều nội dung của tổ chức lao động, hai hình thức đầu chủyếu mang nội dung của tổchức sản xuất.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

- Hiệp tác lao động về mặt thời gian: là sựtổchức các ca làm việc trong 24 giờ.

Thông thường, người lao động làm việc ca ngày sẽ có hiệu quả hơn là ca đêm, nhưng đối với một sốdoanh nghiệp thương mại dịch vụ, với đặc điểm riêng của mình thì ca tối và các ca làm việc những ngày cuối tuần mới thực sự là những ca làm việc mang lại doanh thu chính cho doanh nghiệp.

Tùy điều kiện công việc của xí nghiệp mà ngày làm việc có thểcó một ca, hai ca hoặc ba ca. Khi làm việc ba ca, xí nghiệp phải có chế độ đảo ca hợp lýđể đảm bảo sức khỏe cho người lao động. Thông thường sẽ 6 ngày đảo ca một lần hoặc ba ngày hoặc hai ngày một lần. Trong chế độlàm việc ba ca, có xí nghiệp bốtrí nghỉngày chủnhật có xí nghiệp do yêu cầu của sản xuất không bốtrí nghỉngày chủnhật được.

Hệsố phân công lao động:

KHT =1-tIPPV/Tca

KHT: là hệsốhiệp tác lao động

tIPPV:là thời gian lãng phí của công nhân do khâu tổ chức phục vụ nơi làm việc chưa tốt, thiếu nguyên vật liệu, thiếu năng lượng, thiếu dụng cụ phụ tùng máy móc không có người sửa chữa.

1.2.3.4. Ý nghĩa của hợp tác lao động

- Ý nghĩa kinh tế của tổ chức lao động trên cơ sở hợp tác lao động là thay đổi có tính chất cách mạng điều kiện vật chất của quá trình laođộng ngay cả khi cơ sởkĩ thuật và phương pháp lao động không thay đổi, đạt được những kết quả lao động khác hẳn so với lao động riêng lẻ, đặc biệt đối với những loạilao động phức tạp, đòi hỏi sựtham gia của nhiều người.

- Ý nghĩa xã hội của hợp tác trong lao động là làm tăng tính tích cực do xuất hiện tính kích thích lao động trong tập thể lao động, tăng cường mối quan hệgiữa người với người trong quá trình laođộng.

1.2.4.Tổ chức điều kiện làm việc trong doanh nghiệp 1.2.4.1. Tổ chức điều kiện làm việc

Quá trình làm việc của người lao động trong một doanh nghiệp, một tổ chức luôn diễn ra trong một môi trường làm việc nhất định. Mỗi một môi trường làm việc khác nhau thì tồn tại các yếu tố điều kiện khác nhau tác động đến người lao động. Tổng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

hợp tất cảcác yếu tố đó chính là điều kiện làm việc. Như vậy điều kiện làm việc được hiểu là hệthống các yếu tốphục vụquá trình làm việc của người lao động nhằm mang lại kết quảcao trong công việc.

Tổ chức nơi làm việc là một hệ thống các biện pháp nhằm thiết kế nơi làm việc, trang bị cho nơi làm việc những thiết bị dụng cụ cần thiết và sắp xếp bố trí chúng theo một trật tựnhất định trong sản xuất.

1.2.4.2. Yêu cầu của tổ chức điều kiện làm việc Yêu cầu của việc tổchức và phục vụ nơi làm việc:

- Về mặt an toàn và vệ sinh lao động: tổ chức nơi làm việc phải đảm bảo không gây nên những đòi hỏi quá cao về sinh lý đối với cơ thể con người, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho quá trình hoạt động lao động, tiết kiệm sức lực, giảm mệt mỏi cho công nhân. Đảm bảo an toàn lao động cho công nhân.

- Vềmặt tâm lý xã hội: tổchức nơi làm việc phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các mối liên hệ, trao đổi thông tin giữa nơi làm việc, phát huy khả năng sáng tạo, tạo hứng thú tích cực trong lao động và hình thành tập thể lao động tốt.

- Vềmặt thẩm mĩ trong sản xuất: thông qua việc sửdụng màu sắc, hình thức bốtrí sắp xếp đểtạo ra những nơi làm việc đẹp đẽ, gọn gàng, sạch sẽvà trật tự.

- Về mặt kinh tế: phải tạo điều kiện để giảm chi phí vềthời gian lao động và giá thành sản xuất. Đảm bảo chất lượng sản phẩm cao sử dụng tiết kiệm diện tích sản xuất, tạo ra các phương án làm việc tiên tiến.

1.2.4.3. Nhiệm vụ của tổ chức điều kiện làm việc

- Tạo ra những điều kiện vật chất cần thiết đểtiến hành các nhiệm vụsản xuất với năng suất cao.

- Bảo đảm cho quá trình sản xuất được liên tục và nhịp nhàng.

- Bảo đảm những điều kiện thuận lợi nhất để tiến hành quá trình laođộng và tạo hứng thú tích cực cho người lao động.

- Bảo đảm thực hiện các động tác lao động trong tư thế thoải mái, cho phép áp dụng những phương pháp và thao tác lao động tiên tiến.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

1.2.4.4. Nội dung của tổ chức điều kiện làm việc

Nơi làm việc là một phần diện tích và không gian sản xuất được trang bị thiết bị các phương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất đã được xác định.

Tổ chức nơi làm việc là một hệ thống các biện pháp nhằm thiết kế nơi làm việc, trang bị cho nơi làm việc những dụng cụthiết bị cần thiết và sắp xếp bố trí chúng theo một trật tựnhất định trong sản xuất. Trìnhđộ tổchức nơi làm việc càng cao thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công việc. Để tiến hành tổchức chỗlàm việc tốt ta xem các nội dung sau:

- Thiết kế nơi làm việc: là việc xây dựng các thiết kế mẫu cho các nơi làm việc nhằm nâng cao hiệu quả lao động của công nhân.

Do sản xuất phát triển, trình độ cơ khí hóa ngày càng cao, xóa bỏ dần dần những lao động chân tay mà chủyếu là sửdụng và điều khiển các máy móc thiết bị hoạt động, làm giảm khoảng cách vềnội dung lao động giữa những công việc khác nhau. Vì vậy, việc thiết kế mẫu cho các nơi làm việc trởnên thuận lợi hơn, để đảm bảo cho việc nâng cao hiệu quả lao động của công nhân.

Ngoài ra khả năng thiết kếtổchức nơi làm việc còn chứng tỏ năng lực quản lý của doanh nghiệp. Việc tổchức tốt nơi làm việc sẽ đem lại hiệu quảcông việc cao.

- Chuyên môn hóa và trang bị nơi làm việc:

Chuyên môn hóa nơi làm việc: là ổn định một số công việc nhất định trên chỗ làm việc nhằm tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

Trang bị nơi làm việc: là đảm bảo đầy đủ các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ…

cần thiết cho nơi làm việc theo yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất và chức năng lao động.

Nơi làm việc chỉ có hiệu quả khi nó phù hợp với nội dung của quá trình sản xuất cả về số lượng và chất lượng, nơi làm việcthường được trang bị các thiết bị chính và thiết bị phụ.

Thiết bị chính (thiết bị công nghệ): là thiết bị mà người công nhân dùng để tác động trực tiếp vào đối tượng lao động. Các thiết bịchính phải phù hợp từng lĩnh vực sản xuất và hoạt động.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

Thiết bị phụlà thiết bị giúp cho người công nhân thực hiện quá trình lao động với hiệu quả cao như thiết bị bốc xếp, vận chuyển…Tùy thuộc vào điều kiện của công việc chính, sản phẩm của từng giai đoạn sản xuất ở mỗi nơi làm việc mà yêu cầu các thiết bị phụkhác nhau.

Trang bị nơi làm việc chỉ có hiệu quả khi nó phù hợp với nội dung của quá trình sản xuất cả về số lượng và chất lượng. Tuỳ theo những nội dung khác nhau của quá trình sản xuất và trình độ phát triển của nền kinh tế mà có thể có trang bị khác nhau cho nơi làm việc. Sản xuất càng phát triển, trình độ tổ chức khoa học ngày càng cao thì việc trang bị nơi làm việc càng hoàn chỉnh. Do đó có thể căn cứ trìnhđộtrang bị nơi làm việc mà đánh giá trìnhđộphát triển của sản xuất.

- Bố trí nơi làm việc: là việc sắp xếp một cách hợp lí trong không gian tất cảcác phương tiện vật chất cần thiết của sản xuất tại nơi làm việc. Bố trí nơi làm việc có ý nghĩa vôcùng quan trọng. Cần phân biệt ba dạng bốtrínhư sau:

• Bố trí chung: là sắp xếp vềmặt không gian các nơi làm việc, trong phạm vi của một bộphận sản xuất hay một phân xưởng sao cho phù hợp với sự chuyên môn hóa nơi làm việc, tính chất công việc và quy trình công nghệsản xuất sản phẩm.

• Bốtrí bộphận: là sắp xếp các yếu tốtrang bị trong quá trình laođộng ởtừng nơi làm việc. Dạng bố trí này tạo ra sự phù hợp giữa người công nhân với các loại trang thiết bị và sựphù hợp giữa các loại trang thiết bị với nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân thực hiện công việc trong quá trình laođộng.

• Bố trí riêng biệt: là sựsắp xếp các loại dụng cụ, phụ tùng đồgá trong từng yếu tố trang bị.

1.2.5.Phục vụ nơi làm việc

Là cung cấp cho nơi làm việc các loại phương tiện vật chất kĩ thuật cần thiết để tiến hành quá trình lao động, là tổ chức đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cho nơi làm việc để quá trình laođộng diễn ra một cách liên tục và có hiệu quả.

1.2.5.1. Các chức năng phục vụ nơi làm việc

Nhu cầu phục vụ nơi làm việc trong xí nghiệp rất đa dạng. Có thể khái quát lại thành các chức năng phục vụ chính như sau:

- Phục vụ chuẩn bị sản xuất.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

- Phục vụ dụng cụ.

- Phục vụ vận chuyển và bốc dỡ.

- Phục vụ năng lượng.

- Phục vụ điều chỉnh và sửa chữa máy móc,thiết bị.

- Phục vụ kiểm tra.

- Phục vụ kho tàng.

- Phục vụ xây dựng và sửa chữa nơi làm việc.

- Phục vụ sinh hoạt, văn hóa tại các nơi làm việc.

1.2.5.2. Nguyên tắc phục vụ

Để có thể phục vụ nơi làm việc một cách đồng bộ và có hiệu quả cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Phục vụ theo chức năng: nghĩa là việc xây dựng hệ thống phục vụ nơi làm việc phải theo các chức năng phục vụ riêng biệt, phải căn cứ vào nhu cầu của sản xuất về số lượng, chất lượng và tính quy luật của từng chức năng để tổ chức phục vụ được đầy đủ và chuđáo.

- Phục vụ theo kế hoạch: nghĩa là phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất để xây dựng kế hoạch phục vụ sao cho việc phục vụ phù hợp với tình hình sản xuất, sử dụng một cách có hiệu quả lao động và thiết bị, giảm bớt thời gian lãng phí do chờ đợi phục vụ.

- Phục vụ phải mang tính dự phòng: chủ động đề phòng những hỏng hóc thiết bị để đảm bảo sản xuất được liên tục trong mọi tình huống.

- Phục vụ phải mang tính đồng bộ: cần phải có sự phối hợp giữa các chức năng phục vụ khác nhau trên quy mô toàn xí nghiệp để kịp thời đáp ứng mọi nhu cầu phục vụ, không để thiếu một nhu cầu nào.

- Phục vụ phải mang tính linh hoạt: hệ thống phục vụ phải nhanh chóng loại trừ các hỏng hóc thiếu sót không để sản xuất chính bị ngừng trệ.

- Chất lượng và độ tin cậy cao: đòi hỏi đội ngũ có trình độ tay nghề làm việc tận tụy, hết sức cố gắng vì công việc của công ty.

- Mang tính kinh tế: chi phí phục vụ ít nhất có thể, nhưngvẫn phải đảm bảo được hiệu quả phục vụ tránh lãng phí.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

1.2.5.3. Các hình thức phục vụ

Công tác phục vụ trong tổ chức có thể tiến hành theo hình thức tập trung, phân tán hay phục vụ hỗn hợp.

- Phục vụ tập trung: tất cả các nhu cầu phục vụ trong tổ chức đều do bộ phận chuyên trách đảm nhận. Tạo ra những điều kiện tốt nhất để tận dụng hợp lí thời gian làm việc mở rộng việc chuyên môn hóa công việc. Tuy nhiên hình thức phục vụ này cũng bộc lộ rõ những khó khăn nhất định đặc biệt là khó khăn trong việc quản lí những chức năng phục vụ lớn.

- Phục vụ phân tán: là hình thức phục vụ trong đó các chức năng phục vụ không tập trung cho một bộ phận chuyên trách mà bản thân các phân xưởng, bộ phận sản xuất, tổ sản xuất tự đảm nhận lấy việc phục vụ của mình. Hình thức này có ưu điểm dễ quản lí và lãnhđạo, nhân viên phục vụ có thể nắm vững nơi làm việc của mình tốt hơn.

- Phục vụ hỗn hợp: là hình thức phục vụ phổ biến nhất trong các doanh nghiệp.

Trong hình thức này, một phần chức năng phục vụ sẽ do bộ phận chuyên trách thực hiện còn một phần khác sẽ do bộ phận sản xuất tự đảm nhận.

1.2.5.4. Các chế độ phục vụ

Với mỗi hình thức phục vụ khác nhau có thế áp dụng các chế độ phục vụ khác nhau. Có các chế độ phục vụ như sau:

- Chế độ phục vụ trực nhật: được tiến hành khi có nhu cầu phục vụ xuất hiện.

Nghĩa là phục vụ khi có những hỏng hóc, sai sót đột xuất, không có một kế hoạch cụ thể nào. Chế độ phục vụ này đơn giản nhưng có hiệu quả kinh tế thấp. Nguyên nhân là do lãng phí thời gian lao động và công suất máy móc thiết bị. Được áp dụng cho hình thức sản xuất hàng loạt nhỏ và đơn chiếc.

- Chế độ phục vụ theo kế hoạch dự phòng: các công việc phục vụ được tiến hành theo một kế hoạch đã vạch ra từ trước phù hợp với hợp với kế hoạch sản xuất của xí nghiệp. Theo chế độ này, thì việc tổ chức phục vụ được lên kế hoạch từ trước, bao nhiêu lâu thì phục vụ một lần. Khoảng cách thời gian phục vụ dựa vào số lượng sản phẩm sản xuất của đơn vị. Chế độ phục vụ này đảm bảo cho sản xuất được nhịp nhàng liên tục, giảm được tổn thất thời gian của công nhân chính và công suất của máy móc thiết bị.

Nó được áp dụng cho sản xuất hàng loạt lớn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

- Chế độ phục vụ theo tiêu chuẩn: là chế độ phục vụ được tính toán và quy định thành tiêu chuẩn và tiến hành phục vụ theo tiêu chuẩn đó. Đây là chế độ phục vụ hoàn chỉnh nhất đề phòng được mọi hỏng hóc của thiết bị, loại trừ được các lãng phí thời gian ở nơi làm việc, và đạt hiệu quả kinh tế cao. Nó được áp dụng cho sản xuất hàng khối với điều kiện là sản xuất liên tục vàổn định.

1.2.5.5. Đánh giá tổ chức phục vụ nơi làm việc

Để đánh giá được trình độ của tổ chức phục vụ nơi làm việc người ta có thể dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là hai cách đánh giá chủ yếu:

Thứ nhất là dựa vào kết quả phục vụ: xuất phát từ nhu cầu phục vụ của nơi làm việc và sự đáp ứng các nhu cầu đó để đánh giá tình hình tổ chức phục vụ nơi làm việc theo các chỉ tiêu sau:

- Tổn thất thời gian cho chờ đợi phục vụ nơi làm việc. Thời gian này là thời gian lãng phí tổ chức. Do việc phục vụ nơi làm việc không tạo ra được sự nhịp nhàng thống nhất nên mất thời gian, gián đoạn sản xuất. Tổn thất thời gian chờ đợi phục vụ nơi làm việc càng lớn thì trình độ tổ chức phục vụ nơi làm việc càng kém và ngược lại.

- Tổng công suất của máy móc thiết bị không được sử dụng do phục vụ không tốt.

Khi sản xuất ra các máy móc thiết bị, nhà sản xuất luôn nghiên cứu và đưa ra được công suất lớn nhất của chúng. Nếu như việc sử dụng máy móc không hiệu quả, công suất không được sử dụng mà do yếu tố phục vụ không tốt thì chứng tỏ công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc không có hiệu quả.

Thứ hai là dựa vào nguyên nhân: căn cứ vào tình hình thực tế của công tác phục vụ như tổ chức lao động phục vụ, hình thức phục vụ, chế độ phục vụ… để xem xét đánh giá.

1.2.6.Điều kiện làm việc và chế độ nghỉ ngơi 1.2.6.1. Điều kiện lao động

Điều kiện lao động là tổng hợp các nhân tố trong môi trường có tác động lên con người trong quá trình laođộng sản xuất cũng như trong quá trình sinh hoạt của họ.

Tác động của các điều kiện lao động:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

- Loại tác động tốt: người lao động làm việc thoải mái, tạo điều kiện phát triển về cả thể lực, tinh thần và nhân cách… động viên khả năng lao động sáng tạo và có cảm giác thoải mái trong lao động.

- Loại tác động xấu: làm giảm khả năng làm việc, phải làm việc trong trạng thái mệt mỏi và có thể xuất hiện tình trạng ốm yếu, bệnh lý, thậm chí mắc bệnh nghề nghiệp nếu cứ kéo dài tình trạng đó.

Phân loại cácnhóm điều kiện lao động:

- Nhóm các nhân tố thuộc về Vệ sinh - Y tế: Điều kiện khí hậu (Nhiệt độ, độ ẩm, sự di chuyển, bức xạ nhiệt độ và áp suất), tiếng ồn, rung động, siêu ấm, độc hại trong sản xuất, tia bức xạ và trường điện từ cao, ánh sáng và chế độchiếu sáng, điều kiện vệ sinh.

- Nhóm các nhân tố thuộc về Tâm sinh lí lao động: sự căng thẳng về thể lực, sự căng thẳng về thần kinh, nhịp độ lao động, trạng thái và tư thế lao động, tính đơn điệu trong lao động.

- Nhóm các nhân tố thuộc về Thẩm mỹ học: cây xanh và cảnh quan môi trường, bố trí không gian sản xuất và sự phù hợp với thẩm mỹ công nghiệp, kiểu dáng và sự phù hợp của các thiết bị thẩm mỹ cao, âm nhạc chức năng, màu sắc.

- Nhóm các nhân tố thuộc về Tâm lý –Xã hội: Tâm lýcác nhân viên trong tập thể, quan hệ giữa nhân viên với nhau và quan hệ giữa nhân viên và thủ trưởng, tiếng đồn, dư luận, mâu thuẫn và xung đột, bầu không khí tâm lýcủa tập thể.

- Nhóm thuộc về nhân tố Điều kiện sống của người lao động: Vấn đề nhàở, đi lại và gia đình của từng người lao động, chế độ làm việc và nghỉ ngơi, điều kiện địa lí và khí hậu, tình trạng xã hội và pháp luật, tất cả các nhân tố trên đều có tác động, ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng làm việc của con người trong quá trình lao động. Mỗi nhân tố khác nhau có tác động, gây ảnh hưởng khác nhau tới con người. Vấn đề là phải xác định các nhân tố có hại cho sức khỏe của người lao động và tìm ra các biện pháp khắc phục nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

1.2.6.2. Chế độ làm việc, nghỉ ngơi

- Thời giờ làm việc: là độ dài thời gian mà người lao động phải tiến hành lao động theo quy định của pháp luật, theo thỏa ước lao động tập thể hoặc theo hợp đồng lao động.

- Thời giờ nghỉ ngơi là độ dài thời gian mà người lao động được tự do sử dụng ngoài nghĩa vụ lao động thực hiện trong thời giờ làm việc.

Việc nghiên cứu thời giờ làm việc nghỉ ngơi nhằm đưa ra một khoảng thời gian hợp lý cho người lao động làm việc và có thời gian để người lao động nghỉ ngơi nhằm tái tạo lại sức khỏe sau những giờ làm việc hay có thời gian để tham gia vào các mối quan hệ xã hội khác.

Khả năng của người lao động được chia làm 3 thời kỳ trong calàm việc:

- Thời kỳ tăng khả năng làm việc: bắt đầu vào ca làm việc, công nhân không đạt được ngay năng lực làm việc cao nhất, cơ thể đòi hỏi phải có thời gian thích nghi với công việc, tạo ra một nhịp điệu làm việc nhất định, thờikì này kéo dài 15 phút đến 1,5 giờ tùy theo từng loại công việc.

- Thời kỳ ổn định khả năng làm việc: sau thời kỳ tăng khả năng làm việc là thời kì khả năng làm việc ổn định cao. Trong thời kỳ này, quá trình sinh lý trong cơ thể của con người diễn ra một cách nhịp nhàng và đồng bộ.Các chỉ tiêu sản xuất đạt được như năng suất lao động, chất lượng sản phẩm của thời kỳ này rất tốt. Thời kỳ này kéo dài từ 2 đến 2,5 giờ.

- Thời kỳ giảm khả năng làm việc: sau thời kỳ ổn định, khả năng làm việc giảm dần. Trong thời kỳ này chú ý bị phân tán, các chuyển động chậm lại, số sai sót tăng lên, công nhân có cảm giác mệt mỏi. Để phục hồi khả năng làm việc phải bố trí thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

Như vậy xây dựngchế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lýtrong xí nghiệp bao gồm:

- Chế độ làm việc nghỉ ngơi trong ca - Chế độ làm việc nghỉ ngơi trong tuần - Chế độ làm việc nghỉ ngơi trong năm

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

1.2.7.Công tác định mức tổ chức lao động 1.2.7.1. Khái niệm định mức lao động

Định mức lao động là lượng lao động sống cần thiết để sản xuất một đơn vị sản phẩm (hoặc hoàn thành một khối lượngcông việc) theo tiêu chuẩn, chất lượng quy định trong những điều kiện tổ chức và kỹthuật nhất định.

Định mức lao động được biểu hiện bằng:

- Mức thời gian để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm(theo giờ, phút, giây) hoặc số lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu chất lượng phải hoàn thành với một người hay một nhóm người có trìnhđộ lành nghề nhất định trong một đơn vị thời gian trong điều kiện tổ chức và kĩ thuật nhất định.

1.2.7.2. Vai trò của định mức lao động

Mức lao động chính là cơ sở để cân đối năng lực sản xuất, xác định nhiệm vụ của từng bộ phận. Việc thực hiện đầy đủ và chặt chẽ mức lao động sẽ tạo điều kiện xây dựng mức có căn cứ khoa học, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động nhất là thời gian làm việc của người lao động đảm bảo thu nhập thực tế của người lao động tương xứng với số lượng và chất lượng mà họ bỏ ra. Vì vậy, công tác định mức lao động là một nội dung quan trọng của tổ chức lao động.

- Định mức lao động là cơ sở để tổ chức lao động xã hội:

+ Định mức lao động là cơ sở để xác định nhu cầu lao động trong tổ chức/ doanh nghiệp về số lượng, chất lượng và cơ cấu đối với mỗi khâu, mỗi bộ phận và toàn bộ tổ chức/ doanh nghiệp.

+ Định mức lao động giúp loại bỏ được những lãng phí trong quá trình laođộng cả về người lao động, thời gian lãng phí trong quá trình lao động do loại bỏ được những tác động thừa, do sự phối hợp nhịp nhàng ăn khớp giữa các khâu, công việc, nghiệp vụ trong quá trình hoạt động.

+ Định mức lao động mang tính tiên tiến cho nên đòi hỏi người lao động phải phấn đấu, nỗ lực nâng cao hoạt động chuyên môn, thể chất, phẩm chất nghề nghiệp tạo sự cạnh tranh trong lao động từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

+ Định mức lao động tạo cơ sở khoa học cho việc phân công và hiệp tác lao động, giúp bố trí, phân công, sử dụng lao động hợp lý, tăng cường kỷluật lao động và đánh giá kết quả hoạt động của người lao động.

- Định mức lao động là biện pháp quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm.

+ Định mức lao động được xây dựng, tính toán trên cơ sở trung bình tiên tiến, đảm bảo kích thích người lao động, khai thác tối đa tiềm năng lao động

+ Định mức lao động tính đến hao phí lao động để hoàn thành một khối lượng sản phẩm nhất định gắn với yêu cầu chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

+ Định mức lao động nghiên cứu các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, công nghệ và con người trong lao độngnên góp phần huy động và khai thác tối đa các nguồn lực cho hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp.

- Định mức lao động hợp lí làm cơ sở khoa học, thực tiễn cho các chiến lược, kế hoạch của tổ chức, doanh nghiệp.

+ Định mức lao động cho phép tổ chức, doanh nghiệp xác định đầy đủ, chính xác về số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động, gắn với yêu cầu chuyên môn, bậc trìnhđộ trong điều kiện tổ chức kỹ thuật.

- Định mức lao động là cơ sở để đánh giá, đãi ngộ.

+ Định mức lao động phản ánh mức hao phí lao động của người lao động, là cơ sở để đánh giá kết quả lao động của người lao động, từ đó thấy được năng lực, trìnhđộ của người lao động, do đó là cơ sở cho đãi ngộ nhân lực.

1.2.7.3. Các dạng mức lao động

Mức thời gian (Mtg): là lượng thời gian hao phí được quy định cho một hoặc một nhóm người lao động có trình độ chuyên môn thích hợp để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hoặc khối lượng công việc đúng tiêu chuẩn chất lượng trong điều kiện tổ chức kĩ thuật nhất định.

Mức sản lượng (Msl): là số đơn vị sản phẩm hay khối lượng công việc quy định cho một hoặc một nhóm người lao động có trình độ nghiệp vụ thích hợp phải hoàn

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

thành trong một đơn vị thời gian đúng tiêu chuẩn chất lượng trong những điều kiện tổ chức kĩ thuật nhất định.

Msl = T/Mtg

Trong đó: T là đơn vị thời gian tính trong Msl (giờ,ca)

Mức phục vụ (Mpv): Là số máy móc thiết bị, số đơn vị diện tích được quy định cho một hoặc một nhóm người có trình độ nghiệp vụ thích hợp phải phục vụ trong những điều kiện tổ chức kĩ thuật nhất định, công việc ổn định và lặp lại có chu kì. Đơn vị đo mức phục vụ là số đối tượng phục vụ trên một hoặc một nhóm người lao động.

Mức biên chế (mức định biên): Là số lượng người lao động có trìnhđộ nghiệp vụ thích hợp được quy định để thực hiện một chức năng công việc cụ thể trongmột bộ máy quản lý nhất định. Đơn vị tính mức biên chế là số người trong bộ máy đó.

1.2.7.4. Các phương pháp xây dựng định mức lao động

Để xác định mức lao động có thể sử dụng một trong hai nhóm phương pháp sau:

- Nhóm phương pháp tổng hợp: Là phương pháp xây dựng định mức lao động không dựa trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các bộ phận của bước công việc và điều kiện tổ chức kỹ thuật để hoàn thành nó. Thời gian hao phí được quy định tổng hợp cho từng bước công việc. Việc xây dựng định mức chủ yếu dựa vào số liệu của quá khứ, kinh nghiệm đã tích lũy được của cán bộ định mức để đưa ra mức. Nhóm phương pháp này gồm các phương pháp thống kê, kinh nghiệm và dân chủ bình nghị.

+ Phương pháp thống kê: là phương pháp xây dựng mức dựa vào các tài liệu thống kê về thời gian hao phí thực tế để hoàn thànhbước công việc ở thời kỳ trước.

+ Phương pháp kinh nghiệm: là phương pháp xây dựng mức dựa vào kinh nghiệm tích lũy được của cán bộ định mức, đốc công hay nhân viên kỹthuật.

+ Phương pháp dân chủ bình nghị: là phương pháp xây dựng mức dựa vào dự kiến của cán bộ định mức trên cơ sở thống kê hoặc kinh nghiệm rồi đưa ra thảo luận của công nhân để ra quyết định.

- Nhóm phương pháp phân tích: Là nhóm phương pháp định mức có căn cứ khoa học kĩ thuật, gọi tắt là phương pháp định mức kỹthuật lao động. Là phương pháp định mức dựa trên cơ sở phân tích đầy đủ năng lực sản xuất ở nơi làm việc, các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian, nghiên cứu vận dụng các phương pháp và kinh nghiệm sản

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

xuất tiên tiến của công nhân để đề ra chế độ làm việc khoa học, tổ chức lao động hợp lý và sử dụng triệt để khả năng sản xuất ở nơi làm việc. Hay nói cách khác, đây là phương pháp dựa trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học quá trình sản xuất để quy định những điều kiện hoàn thành sản phẩm hay bộ phận sản phẩm trên cơ sở điều kiện tổ chức kỹ thuật của doanh nghiệp như máy móc thiết bị, dụng cụ lao động,…Nhóm phương pháp này bao gồm phương pháp phân tích tính toán, khảo sát và so sánh điển hình.

+ Phương pháp phân tích tính toán: là phương pháp định mức kỹ thuật lao động dựa trên cơ sở phân tích kết cấu bước công việc, các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian hao phí, các chứng từ kỹthuật và tiêu chuẩn các loại thời gian để tính mức lao động cho bước công việc.

+ Phương pháp phân tích khảo sát: Là phương pháp định mức kỹ thuật lao động dựa trên cơ sở phân tích kết cấu bước công việc, các nhân tố ảnh hưởng tới thời gian hao phí, các chứng từ kỹ thuật và tài liệu khảo sát, việc sử dụng thời gian làm việc của công nhân ngay tại nơi làm việc để tính mức lao động cho bước công việc.

+ Phương pháp so sánh điển hình: Là phương pháp định mức lao động bằng cách so sánh với mức của bước công việc điển hình.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức lao động 1.3.1.Các nhân tố bên ngoài

1.3.1.1. Bối cảnh kinh doanh

Hoàn cảnh bên ngoài của công ty có thể là một trong ba kiểu: ổn định, thay đổi, xáo trộn.

Một hoàn cảnh ổn định là một hoàn cảnh không có hay ít có những thay đổi đột biến, ít có sản phẩm mới, nhu cầu thị trường ít thăng trầm, luật pháp liên quan đếnhoạt động kinh doanh ít thay đổi, khoa học kỹ thuật mới ít xuất hiện… Tình hình kinh tế xã hội trên toàn thế giới hiện đại với sự thay đổi nhanh chóng về khoa học kỹ thuật cho thấy hiện nay khó để có một hoàn cảnh ổn định cho các công ty.

Trái lại, một hoàn cảnh thay đổi là một hoàn cảnh trong đó có sự thay đổi thường xuyên xảy ra đối với các yếu tố đã kể ở trên (sản phẩm, thị trường, luật pháp,.v.v.) Trong hoàn cảnh này, các nhà quản trị thường phải thay đổi bộ máy tổ chức của họ theo

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

các thay đổi đó. Nói chung, đó là những thay đổi có thể dự báo trước và không gây bất ngờ. Các văn phòng luật sư, các công ty cố vấn pháp luật thường phải luôn luôn bố trí cơ cấu tổ chức để thích nghi với các thay đổi thường xuyên của pháp luật là một ví dụ.

Khi các đối thủ cạnh tranh đưa ra sản phẩm mới một cách bất ngờ, khi luật pháp bất ngờ thay đổi, khi những khoa học kỹ thuật mới tạo ra những thay đổi cách mạng trong phương pháp sản xuất, đó là lúc mà hoàn cảnh của xí nghiệp có thể được gọi là hoàn cảnh xáo trộn.

Để thích nghi với các hoàn cảnh khác nhau đó, cơ cấu tổ chức lao động của các công ty sẽ phải thay đổi để phù hợp. Burn và Stalker cho thấy rằng một bộ máy tổ chức có tính chất cứng nhắc, nhiệm vụ được phân chia rõ ràng, quan hệ quyền hành chặt chẽ từ trên xuống dưới, phù hợp với hoàn cảnh ổn định. Trái lại, trong một hoàn cảnh xáo trộn, một bộ máy tổ chức có tính chất linh hoạt, con người làm việc theo tinh thần hợp tác, trao đổi thoải mái với tất cả mọi người, không phân chia rõ nhiệm vụ, cấp bậc thì lại phù hợp hơn.

1.3.1.2. Sự hợp tác quốc tế

Thể hiện qua một số lĩnh vực chủ yếu sau:

- Vốn: hỗ trợ vốn đầu tư từ các nước kinh tế phát triển, quá trìnhđầu tư làm phát triển, mở mang ngành nghề truyền thống.

- Tổ chức quản lý: chuyển giao kinh nghiệm tổ chức, quản lí đến các nước đang phát triển, mở ra cơ hội hợp tác chặt chẽ, tạo sự bền vững trong hệ thốn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Để phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty ta tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động tài chính thông qua một số chỉ tiêu như: khả năng thanh toán hiện thời, khả

Phát triển là phải đạt lợi nhuận cao, mở rộng sản xuất kinh doanh theo cả chiều rộng và chiều sâu, đủ sức cạnh tranh trên thị trường và bắt kịp xu thế của xã hội.Với việc

So với quan điểm trƣớc thì quan điểm này toàn diện hơn ở chỗ nó đã xem xét đến hiệu quả kinh tế trong sự vận động của tổng thể các yếu tố sản xuất gắn kết giữa hiệu quả

Xuất phát từ những lý do đó, tôi đã chọn đề tài: “Phân tích những nhân tố tác động đến sự cam kết gắn bó với tổ chức của người lao động trực tiếp tại Công ty

Cần có cách chính sách quan tâm hơn nữa đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may trong địa bàn Tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh

Vì vậy công ty cũng cần phải có những biện pháp kịp thời để có thể quản lý và sử dụng nguồn vốn tốt hơn, sử dụng các tài sản một cách hợp lý tránh để

Sau khi tổng hợp, phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm cà phê rang xay, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để tiếp tục nâng cao chất

Điều kiện để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng kinh tế phát triển mạnh nhất nước ta đó là:. Điều kiện để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng kinh tế