• Không có kết quả nào được tìm thấy

Mục đích Triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 10

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2023

Chia sẻ "Mục đích Triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 10"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: /KH-TP Tuy An, ngày tháng 9 năm 2022

KẾ HOẠCH

Thực hiện nhiệm vụ giáo dục năm học 2022-2023

Căn cứ Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020 của Bộ Giáo dục và đào tạo hướng dẫn về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường; thực hiện Quyết định số 951/QĐ-UBND ngày 11/8/2022 “Về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2022-2023 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên” của UBND tỉnh Phú Yên; công văn số 4020/BGDĐT ngày 22/8/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; công văn số 1211/SGDĐT-GDTrH ngày 06/9/2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Yên về hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022-2023.

Trường THPT Trần Phú xây dựng kế hoạch và các phương án tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học của nhà trường năm học 2022-2023 cụ thể như sau:

1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1.1. Mục đích

Triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 10;

tiếp tục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2006 đối với lớp 11 và lớp 12, bảo đảm thực hiện và hoàn thành chương trình năm học; củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục trung học, nhất là chất lượng tốt nghiệp THPT.

Tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp, đội ngũ nhà giáo và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học bảo đảm yêu cầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018; thực hiện hiệu quả công tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau trung học phổ thông.

Thúc đẩy thực hiện đổi mới cơ chế quản lý giáo dục; thực hiện quản trị trường học dân chủ, kỷ cương, nền nếp, chất lượng và hiệu quả giáo dục trong nhà trường.

Tăng cường trách nhiệm của Hiệu trưởng trong việc lãnh đạo quản lý nhà trường.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường;

bảo đảm tính dân chủ, thống nhất giữa các tổ chuyên môn và các tổ chức đoàn thể, phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Bảo đảm an toàn trường học; chủ động, linh hoạt thực hiện kế hoạch năm học, chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh.

Phát triển năng lực tự học của học sinh và nâng cao kỹ năng tổ chức dạy học trực tuyến của giáo viên. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học theo hướng tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

282 28

(2)

Tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình trong việc tổ chức, hỗ trợ học sinh trong học tập.

Phát huy tính chủ động, sáng tạo của tổ chuyên môn và giáo viên trong việc thực hiện chương trình; khai thác, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu thực hiện các phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

1.2. Yêu cầu

Đối với học sinh: Phải tích cực chủ động trong việc học tập và rèn luyện để đảm bảo chường trình giáo dục chung của khối lớp và cụ thể của nhà trường. Thực hiện nghiếm túc theo sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và các hoạt động khác của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường. Tham gia học tập và hoàn thành làm bài kiểm tra thường xuyên đầy đủ theo hướng dẫn của giáo viên.

Đối với giáo viên chủ nhiệm tổ chức thành lập các kênh thông tin của lớp và quản lý lớp khoa học, hiệu quả, thường thuyên trao đổi thông tin hai chiều với cha mẹ học sinh để nắm bắt tình hình, có phương án giáo dục cụ thể, hợp lý với từng học sinh.

Đối với giáo viên: Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ chuyên môn treo quy định.

Có kỹ năng xây dựng và lựa chọn học liệu; tích cực ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học; sử dụng cơ bản thành thạo các ứng dụng, phần mềm dạy học. Có kế hoạch thích ứng nhanh với các tình huông chuyển đổi hình thức dạy học để dạy học đảm bảo theo yêu cầu chung của nhà trường.

Đối với Cha mẹ học sinh: Chuẩn bị các điều kiện cơ bản cho con em mình tham gia học tập tích cực, chủ động; giám sát, hỗ trợ quá trình học của con mình;

phối hợp, hướng dẫn con em mình hoàn thành các yêu cầu của giáo viên, nhà trường.

2. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CỤ THỂ CỦA NHÀ TRƯỜNG

2.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường bảo đảm sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

Nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của mình, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, thực hiện hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh với các lưu ý sau:

2.1.1. Đối với việc bố trí dạy học các môn học, hoạt động giáo dục

Triển khai để các tổ, nhóm bộ môn xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình của từng môn học, hoạt động giáo dục bảo đảm thời lượng quy định trong chương trình và bố trí dạy học trong mỗi học kì một cách hợp lý, khoa học. Đối với các môn học, bố trí thời gian dạy học linh hoạt phù hợp với điều kiện giáo viên và cơ sở vật chất của nhà trường, không bắt buộc phải bố trí số tiết dạy học của môn học

(3)

đều ở tất cả các tuần; sắp xếp thời khóa biểu phù hợp cho cả năm học hoặc ít nhất cho từng học kì, bảo đảm số tiết/tuần theo quy định dành cho mỗi giáo viên.

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp khối lớp 10 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hoạt động hướng nghiệp khối lớp 11, 12 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006 nhà trường bố trí giáo viên đảm nhận nội dung hoạt động của chuyên đề có năng lực chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động đó. Giáo viên được phân công đảm nhận các nội dung của chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; phải được phân định rõ nhiệm vụ thực hiện đúng chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, không bố trí trùng với nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp theo quy định hiện hành.

Nhà trường có kế hoạch xây dựng các tổ hợp 04 môn học lựa chọn và các chuyên đề học tập lựa chọn ở lớp 10 thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 1496/BGDĐT-GDTrH ngày 19/4/2022 về việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học năm học 2022-2023 và theo quy định sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ban hành tại Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT ngày 03/8/2022 của Bộ trưởng Bộ GDĐT và Công văn số 1077/SGDĐT-GDTrHTX của Sở GDĐT ngày 08/8/2022 “V/v hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục cấp THPT theo Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT”; bảo đảm vừa đáp ứng theo nguyện vọng của học sinh vừa sử dụng đầy đủ, hiệu quả đội ngũ giáo viên của nhà trường; tổ chức tư vấn và cho học sinh đăng kí, lựa chọn các tổ hợp do nhà trường xây dựng đảm bảo công khai, minh bạch.

Hàng thám trong sinh hoạt tổ chuyên môn nhà trường sẽ lê lịch tăng cường sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học, tổ chức các đợt thao giảng, tọa đàm trao đổi về tổ chức dạy học theo Chương trình GDPT 2018 ở lớp 10; đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học và điều chỉnh kịp thời kế hoạch dạy học phù hợp với thực tế nhà trường. Trong năm học, Nhà trường sẽ tổ chức ít nhất 01 lần hội thảo chuyên đề dạy học lớp 10 để sẵn sàng tham gia hội giảng cụm trường theo đầu sách giáo khoa của từng môn mà nhà trường đã chọn áp dụng.

2.1.2. Đối với việc thực hiện các chương trình môn học

Đối với các lớp 11, 12 thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2006: Thực hiện dạy học theo hướng dẫn tại Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27/8/2020 về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Đối với các lớp 10 thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018: Thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 1496/BGDĐT-GDTrH ngày 19/4/2022 về việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học năm học 2022-2023 và quy định sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành tại Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT. Đối với môn Lịch sử, thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT ngày 03/8/2022; sử dụng sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 đã được Bộ trưởng Bộ GDĐT phê duyệt để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.

(4)

2.1.3. Thực hiện các hoạt động giáo dục bổ trợ, tích hợp

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 04/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên; tăng cường công tác giáo dục kỹ năng sống, xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học; công tác xã hội, công tác tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông. Tiếp tục thực hiện hiệu quả việc tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống trong các chương trình môn học và hoạt động giáo dục, bao gồm: học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; nội dung pháp luật về phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính, phòng chống tệ nạn xã hội; giáo dục quyền con người; giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực trong gia đình và nhà trường; giáo dục chăm sóc mắt và phòng chống mù, loà cho học sinh; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo, quốc phòng và an ninh; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; giáo dục bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; giáo dục thông qua di sản; giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an toàn giao thông; giáo dục tăng cường năng lực số, chuyển đổi số và các nội dung giáo dục lồng ghép phù hợp khác.

Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 17/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025 và Kế hoạch số 110/KH-UBND ngày 27/7/2016 của UBND tỉnh Phú Yên; đẩy mạnh các hoạt động thể thao học sinh gắn kết với nội dung môn học giáo dục thể chất thuộc Chương trình giáo dục phổ thông 2018; duy trì nền nếp thực hiện các bài thể dục, tập luyện và tổ chức thi đấu các môn thể thao nhằm phát triển thể lực toàn diện cho học sinh.

2.1.4. Thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức dạy học

Yêu cầu tất cả giáo viên xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án) bảo đảm các yêu cầu về phương pháp, kĩ thuật dạy học, kiểm tra, đánh giá, thiết bị dạy học và học liệu, nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong quá trình dạy học; việc xây dựng kế hoạch bài dạy bảo đảm đủ thời gian để học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập đã đặt ra, tránh việc áp dụng hình thức, khuôn mẫu trong việc xây dựng kế hoạch bài dạy. Tiến trình dạy học mỗi bài học được xây dựng thành các hoạt động học với mục tiêu, nội dung, sản phẩm học tập cụ thể mà học sinh phải hoàn thành, cách thức thực hiện linh hoạt để tổ chức dạy học phát huy tính tự học, chủ động, sáng tạo của học sinh.

Đối với môn Lịch sử, tăng cường khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu khác nhau để tái hiện, phục dựng lịch sử một cách khoa học, khách quan, chân thực;

đồng thời gắn với hoạt động thực hành, thực tiễn nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh trong dạy học Lịch sử. Đối với môn Ngữ văn, thực hiện tốt yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo hướng dẫn tại Công văn số 3175/BGDĐT-GDTrH ngày 21/7/2022 về việc hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn ở trường phổ thông.

(5)

Khuyến khích tổ chức các hoạt động văn hóa-văn nghệ, thể dục-thể thao trên cơ sở tự nguyện của cha mẹ học sinh và học sinh, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và nội dung học tập của học sinh THPT. Tiếp tục thực hiện tốt việc sử dụng di sản trong dạy học một số môn học, hoạt động giáo dục phù hợp.

Thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số trong hoạt động dạy học và quản lý giáo dục của các cấp theo lộ trình, bao gồm ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý quá trình dạy học và quản trị của nhà trường.

2.1.5. Thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá Thực hiện việc đánh giá học sinh trung học phổ thông theo quy định; xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá phù hợp với kế hoạch dạy học; không kiểm tra, đánh giá vượt quá yêu cầu cần đạt hoặc mức độ cần đạt của chương trình GDPT;

không kiểm tra, đánh giá đối với các nội dung tinh giản theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.

Thực hiện có hiệu quả các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá, đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì. Khuyến khích các tổ bộ môn xây dựng ngân hàng câu hỏi, ngân hàng đề kiểm tra. Đối với các môn học, hoạt động giáo dục đánh giá bằng nhận xét, khuyến khích thực hiện việc kiểm tra, đánh giá định kì thông qua bài thực hành, dự án học tập phù hợp với đặc thù môn học, hoạt động giáo dục. Việc đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá các môn học phải bảo đảm yêu cầu về tính trung thực, khách quan, công bằng, đánh giá chính xác kết quả học tập và rèn luyện của học sinh. Các lớp 10 thực hiện hình thức kiểm tra trắc nghiệm kết hợp với tự luận theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được tập huấn, hướng dẫn. Khuyến khích các khối lớp còn lại tiệm cận hoặc thực hiện theo hình thức này.

Đối với môn Ngữ văn khối lớp 10 thực hiện kiểm tra, đánh giá theo Công văn số 3175/BGDĐT-GDTrH ngày 21/7/2022 của Bộ GDĐT; khuyến khích vận dụng kiểm tra, đánh giá khối lớp 11 và lớp 12. Đối với môn Lịch sử tăng cường các câu hỏi nhằm khai khai thác, sử dụng các nguồn sử liệu, tranh ảnh, lược đồ; câu hỏi mở tạo điều kiện cho học sinh tự biểu đạt chính kiến của mình về các vấn đề Lịch sử, hướng tới đánh giá phẩm chất và năng lực học sinh, khắc phục tình trạng ghi nhớ sự kiện một cách máy móc.

Chuẩn bị tốt các điều kiện để sẵn sàng thực hiện kiểm tra, đánh giá theo hình thức trực tuyến theo quy địnhtại Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30/3/2021 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định về quản lí và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở GDPT và cơ sở giáo dục thường xuyên và Kế hoạch 394/KH-SGDĐT ngày 24/12/2021 của Sở GDĐT Tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá trực tuyến tại các cơ sở GDPT và GDTX, bảo đảm chất lượng, chính xác, hiệu quả, công bằng, khách quan, trung thực; đánh giá đúng năng lực của học sinh.

(6)

2.1.6. Nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong đó tập trung đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp; phát triển đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp; xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường với các cơ sở GDĐH, cơ sở GDNN; huy động nguồn lực xã hội tham gia giáo dục hướng nghiệp; tăng cường tư vấn hướng nghiệp theo định hướng nghề nghiệp cấp trung học phổ thông. Đẩy mạnh triển khai giáo dục STEM trong trường trung học theo hướng dẫn của Bộ GDĐT, bảo đảm chất lượng, hiệu quả. Định hướng hiệu quả việc phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và sau trung học phổ thông theo học các chương trình giáo dục, đào tạo phù hợp với năng lực, sở trường, nguyện vọng của học sinh; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kỹ năng về lựa chọn nghề nghiệp, khởi nghiệp nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp của học sinh trung học.

2.1.7. Tham gia tổ chức các kì thi, cuộc thi

Chuẩn bị tốt cho việc tổ chức kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông đặt điểm thi tại nhà trường và các kì thi, cuộc thi cấp quốc gia, đảm bảo công bằng, khách quan, trung thực theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.

Xây dựng kế hoạch ôn tập, phụ đạo bổ sung kiến thức cho học sinh của cả 03 khối lớp. Đặc biệt khối 12 cho các em đăng ký tổ hợp chọn thi và tiến hành phụ đạo các môn tham gia thi và các môn trong tổ hợp thi ngay từ đầu năm học, đảm bảo nâng cao chất lượng từng môn học. Kiên quyết không để học sinh không đạt năng lực tham gia dự thi tốt nghiệp THPT 2023.

Nhà trường xây dựng đề thi và tiến hành kỳ thi kiểm tra năng lực theo hình thức Đại học quốc gia Hồ Chí Minh ít nhất 1 lần. Các môn có tham gia thi tốt nghiệp THPT tiến hành biên soạn 01 đề thi tốt nghiệp theo hình thức thi tốt nghiệp THPT gửi về Sở GDĐT trước ngày 15/12/2022 để các đơn vị cùng sử dụng, tham khảo

2.2. Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn

Căn cứ vào kế hoạch thời gian thực hiện chương trình các môn học đã được Hiệu trưởng quyết định, các tổ chuyên môn xây dựng Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn, bao gồm: Kế hoạch dạy học các môn học theo khung Kế hoạch dạy học môn học tại các Phụ lục I ; Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục theo khung Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục tại Phụ lục II của Bộ GDĐT tùy thuộc vào tình hình cụ thể của nhà trường. Đối với việc tổ chức các hoạt động giáo dục khác tổ và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường được giao chủ trì hoạt động nào xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức hoạt động đó, bao gồm các thành phần cơ bản sau: Mục đích, yêu cầu; nội dung, hình thức và chương trình tổ chức hoạt động; tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động đối với các đối tượng tham gia; thời gian và địa điểm tổ chức; nguồn lực được huy động để tổ chức thực hiện.

Thực hiện sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn dựa trên nghiên c ứu bài học; định kì sinh hoạt chuyên môn để xây dựng bài học minh hoạ, tổ chức dạy học và dự giờ để

(7)

phân tích, rút kinh nghiệm giờ dạy dựa trên phân tích hoạt động học của học sinh. Việc dự giờ, thăm lớp của giáo viên được thực hiện theo kế hoạch sinh hoạt chuyên môn của tổ, nhóm chuyên môn và không đánh giá bài dạy trong sinh hoạt chuyên môn thường xuyên.

2.3. Kế hoạch giáo dục của giáo viên và Kế hoạch bài dạy (giáo án)

Căn cứ vào Kế hoạch dạy học các môn học của tổ chuyên môn, giáo viên được phân công dạy học môn học ở các khối lớp xây dựng Kế hoạch giáo dục của giáo viên trong năm học theo khung Kế hoạch giáo dục của giáo viên tại Phụ lục III của Bộ GDĐT; trên cơ sở đó xây dựng các Kế hoạch bài dạy để tổ chức dạy học theo khung Kế hoạch bài dạy tại Phụ lục IV của Bộ GDĐT.

Nếu cho phép học sinh sử dụng điện thoại và các thiết bị thông minh khác hỗ trợ hoạt động học thì phải thiết kế sao cho không yêu cầu tất cả học sinh phải có và hướng dẫn những điều học sinh không được làm khi sử dụng điện thoại. Khi thực hiện hoạt động học, học sinh chỉ được sử dụng điện thoại di động như là một thiết bị hỗ trợ trong nội dung học tập cụ thể theo giới hạn thời gian cho phép và điều hành của giáo viên phù hợp với mục đích học tập của nội dung đó.

Trong các trường hợp cần thiết, việc đánh giá bài dạy được thực hiện theo các tiêu chí đánh giá Kế hoạch bài dạy và hoạt động dạy học đã được thực hiện (theo mẫu Phiếu đánh giá bài dạy tại Phụ lục V của Bộ GDĐT).

3. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018

Nhà trường chuẩn bị đầy đủ các điều kiện và có kế hoạch thực hiện việc thiết lập các nhóm tổ hợp bộ môn lựa chọn, hướng dẫn cho học sinh và phụ huynh học sinh khối lớp 10 mới được tuyển sinh nghiên cứu, tự nguyện lựa chọn bằng phiếu chọn tổ hợp bộ môn và các chuyên đề tự chọn theo nhu cầu của cá nhân theo Chương trình GDPT 2018.

Tiếp tục định hướng bố trí giáo viên tham gia dạy học các môn học mới như:

hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, nội dung giáo dục địa phương …

Tiếp tục đinh hướng trang bị các dụng cụ, cơ sở vật chất đảm bảo dần để thực hiện được chương trình GDPT 2018 cho các năm tiếp theo.

Tất cả giáo viên đều tham gia tập huấn đầy đủ, đạt yêu cầu các modun theo tiến độ mới được tham gia giảng dạy chương trình GDPT 2018. Môn Tiếng Anh rà soạt lại giáo viên có chứng chỉ năng lực phù hợp giảng dạy và tham gia tập huấn theo môn tiếng Anh đảm bảo đạt yêu cầu. Những thầy cô mới được phân công về giảng dạy tại trường chưa trải qua việc học tập modun thì nhà trường liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ hợp đồng để họ tạo tài khoàn đảm bảo để giáo viên tự học tập hoàn thành các modun theo quy định của ngành.

Nghiến cứu các bộ sách giáo khoa mới để chuẩn bị xây dựng phân phối chương trình cho lớp 11 áp dụng vào năm học 2023-2024. Các tổ chuyên môn dựa vào nguồn dữ liệu hỗ trợ, hướng dẫn của từng loại sách giáo khoa, chuẩn bị xây

(8)

dựng phân phối chương trình, trình Hội đồng trường, Hiệu trưởng phê duyệt, triển khai thực hiện cho năm học 2023-2024.

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 4.1. Lãnh đạo nhà trường

Chỉ đạo chung việc xây dựng kế hoạch nhà trường các phương án thực hiện hoạt động giáo dục của nhà trường và công tác phòng, chống dịch bệnh, các vấn đề bất thường xảy ra có thể ảnh hưởng đến kế họach dạy và học có hiệu quả.

Chỉ đạo và hỗ trợ giáo viên và học sinh thực hiện. Kiểm tra, giám sát, đôn đốc, nhắc nhở, động viên giáo viên, học sinh tích cực đổi mới, ứng dụng CNTT có hiệu quả vào việc dạy và việc học.

4.2. Đối với tổ chuyên môn

Tổ chức rà soát chương trình, thống nhất nội dung dạy học phù hợp với đối tượng học sinh theo tình hình cụ thể của từng giai đoạn triển khai kế hoạch năm học.

Triển khai tích cực việc đổi mới PPDH, ứng dụng CNTT trong dạy học. Hỗ trợ, chia sẻ về mặt chuyên môn giữa các thành viên.

Kiểm tra, giám sát, đôn đốc, nhắc nhở, động viên các giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng CNTT có hiệu quả.

Thống nhất chương trình dạy học rút gọn trước khi thực hiện giảng dạy. Tích cực tổ chức sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

4.3. Giáo viên chủ nhiệm lớp

Tổ chức cho học sinh tham gia học tập, kiểm tra, nắm số lượng học sinh trong từng buổi học chính khoá, ngoài giờ chính khoá cũng như phụ đạo.

Phối hợp chặt chẽ với giáo viên dạy và hỗ trợ giáo viên dạy trong công tác quản lí lớp học; chủ động phối hợp với cha mẹ học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập cũng như quản lí học sinh.

4.4. Đối với giáo viên

Tích cực, chủ động, tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụng CNTT;

thực hiện cơ bản thành thạo các phần mềm, ứng dụng đã tập huấn để góp phần nâng cao kỹ năng sử dụng CNTT và chất lượng dạy học.

Thực hiện tốt các quy định, kế hoạch của tổ chuyên môn và nhà trường. Chủ động lựa chọn học liệu; tổ chức các hoạt động học cho học sinh bao gồm: thực hiện nhiệm vụ học tập, trao đổi, thảo luận giữa học sinh với giáo viên; kiểm tra, đánh giá mức độ nắm vững kiến thức đã học; tổ chức ôn tập, bổ sung, củng cố kiến thức cho học sinh trước khi dạy các bài học tiếp theo trong chương trình.

(9)

Trên đây là thực hiện nhiệm vụ dạy học của nhà trường năm học 2022-2023 của trường THPT Trần Phú trong quá trình thực hiện có khó khăn vướng mắc các đồng chí báo cáo với lãnh đạo nhà trường để kip thời điều chỉnh và thực hiện có hiệu quả./.

Nơi nhận:

- Sở GDĐT Phú Yên (báo cáo);

- Hiệu trưởng, các PHT;

- Hội đồng trường;

- Các tổ chuyên môn (thực hiện);

- Ban đại diện Hội CMHS;

- Website trường;

- Lưu: VT, Ban chuyên môn.

HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Tấn Lập

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Căn cứ vào hướng dẫn, các cơ sở giáo dục trung học chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết bảo đảm cân đối giữa nội dung

Chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch năm học linh hoạt, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ em, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em đáp ứng

- GV phụ trách bồi dưỡng lên chương trình kế hoạch và nội dung bồi dưỡng phù hợp với nội dung, chương trình và trình độ nhận thức của học sinh được tổ

Kết quả nghiên cứu đã đánh giá được thực trạng công tác giáo dục thể chấ (GDTC) của nhà trường, đồng thời đề tài đã xây dựng chương trình giảng dạy môn Karatedo vào

Trong chương trình giáo dục phổ thông, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:.. a) Chương trình tổng thể: là văn bản quy định những vấn đề chung nhất, có tính

Số lượng bài viết gửi về hội thảo khá lớn và tập trung vào 5 chủ đề chính yếu: - Những vấn đề cốt lõi và những yêu cầu cơ bản của Chương trình Giáo dục phổ thông môn Vật lí; - Thiết

UBND TỈNH NINH THUẬN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: /SGDĐT-NVDH V/v góp ý Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Radlai CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập- Tự do- Hạnh

Bài viết nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động cơ bản của tổ chuyên môn ở các trường THCS huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang như: Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn;