• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
27
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 8

Ngày soạn: 26/10/2018

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 29 tháng 10 năm 2018 Toán

LUYỆN TẬP

I- MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 3 và phạm vi 4. Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng 1 phép tính thích hợp.Hoàn thành BT 1, 2(dòng1) BT3.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tính toán nhanh, chính xác.

3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận và chính xác. HS tự giác, tích cực trong học tập.

II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:(5’) - Ghi bảng: Điền (>, <, =)?

- Gọi hs làm bài.

1 + 3 ... 3 4 ... 1 + 2 3 + 1 ... 3 4 ... 2 + 2 - Đọc bảng cộng trong phạm vi 4?

- Gv nhận xét, đánh giá.- 2. Luyện tập:

Bài 1(10’) Tính:

- Yêu cầu hs tự tính theo cột dọc: Lưu ý viết thẳng cột

- Gọi hs đọc bài và nhận xét.

- Để làm được bài dựa vào bảng cộng trong phạm vi mây?

Bài 2(7’) Số?( dòng 1)

- Giáo viên hướng dẫn cách làm 1 cộng 1 bằng mấy ? Sau đó viết kết quả vào ô trống

1 + 1 = 2 1 + 2 = 3 3 + 1 = 4 2 + 1 = 3

- Yêu cầu hs tự điền số cho phù hợp.

- Gv hỏi: Vì sao điền số đó?

- GV nhận xét - chữa bài.

Bài 3(10’) Tính:

- Bài toán yêu cầu làm gì?

- Quan sát giúp đỡ HS làm bài

2 + 1 + 1 = 4 ; 1 + 2 + 1 = 4 - Gọi hs đọc kết quả và nhận xét.

- Gv chữa bài - nhận xét.

- 2 hs lên bảng làm.

- Dưới lớp làm bảng con - 3 HS đọc cá nhân - Chữa bài

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs tự làm bài.

- 1 hs lên bảng làm.

- 3 hs đọc và nhận xét.

- Dựa vào bảng cộng trong phạm vi 3, 4 để điền.

- HS đọc yêu cầu bài tập - Hs tự làm bài.

- 2 hs lên bảng làm.

- Chữa bài - nhận xét - 2,3 hs nêu.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài trong VBT.

- 2 hs làm bảng phụ.

- 2 hs chữa bài.

- Trao đổi kiểm tra bài - Báo cáo kết quả

(2)

2 + 1 + 1 = 4 ; 1 + 2 + 1 = 4 - Hãy nêu lại cách tính?

KL: Ta thực hiện từ trái sang phải, được kết quả bao nhiêu viết vào ô trống.

- Lấy 2 cộng 1 bằng 3, lấy 3 cộng 1 bằng 4, viết 4 vào chỗ chấm.

** HS: Điền số thích hợp vào chỗ trống: 1+…+2=4 , 3+1+…=4 3- Củng cố, dặn dò:(3’)

- Trò chơi : ai nhanh , ai đúng

- Cho học sinh cử đại diện lên thi đua ghi nhanh, đúng dấu lớn, bé, bằng vào chỗ chấm.

3 … 2 + 1 3 … 1 + 3 1 + 2 … 4 3 + 1 … 4 - Nhận xét - chữa bài - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà ôn lại bài. Chuẩn bị bài sau.

______________________________________________________

Học vần

BÀI 30: UA- ƯA

I- MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh đọc và viết được : ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ.

- Đọc đúng các tiếng từ ứng dụng. Đọc được câu ứng dụng : mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa, thị cho bé.

2. Kỹ năng: Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : giữa trưa.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

* ND tích hơp: Trẻ em có quyền được yêu thương , chăm sóc.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bộ đồ dùng dạy - học tiếng việt. Tranh minh họa bài học.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:(5’)

- Gọi hs đọc: tờ bìa, lá mía, vỉa hè, tỉa lá.

- Yêu cầu đọc câu: Bé Hà nhổ cỏ, chị Kha tỉa lá.

- GV đọc lá tía tô, tờ bìa - Gv nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a- Giới thiệu bài:

b- Dạy vần mới(15’):

Vần ua:

- Gv giới thiệu tranh vẽ rút ra từ, tiếng, vần ua.

- Hãy tìm và ghép vần ua?

- Nêu cấu tạo của vần ua?

- 4 hs đọc cá nhân - 2 HS đọc trơn.

- Lớp viết bảng con

- HS quan sát tranh, nêu nội dung tranh

- HS ghép - đọc trơn đồng thanh - 5 hs nêu, đọc cá nhân, tập thể

(3)

- GV nhắc lại - đọc mẫu:

*, So sánh vần ua với ia - Hãy tìm và ghép tiếng cua?

- Nêu cấu tạo của tiếng cua?

- Hướng dẫn hs đánh vần tiếng cờ- ua- cua.

- Hãy tìm và ghép từ cua bể?

- Nêu cấu tạo của từ cua bể?

- Gv cho hs quan sát cua bể - giới thiệu về cua bể...

- Gọi hs đọc: ua- cua- cua bể Vần ưa

(Thực hiện tương tự như vần ua).

*, Hãy so sánh vần ưa với vần ua?

- Gọi hs đọc cả bài

c. Đọc từ ứng dụng:(7’)

- GV ghi bảng từ: cà chua, nô đùa, tre nứa, xưa kia.

- Giải nghĩa từ khó

+, xưa kia: Nói về thời gian cách đây rất lâu.

+, tre nứa: là loại cây có đốt, giống cây mía nhưng lá nhỏ hơn.

- Tìm tiếng có vần mới học?( chua, đùa, nứa, xưa).

- Đọc lại các từ ứng dụng.

c. Luyện viết: (8’)

- Gv viết mẫu: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ.

- Cho hs viết bảng con.

- Gv quan sát, nhận xét.

Tiết 2 3-Luyện tập:

a- Luyện đọc:(15’) - Gọi hs đọc lại bài tiết 1.

- Quan sát tranh câu ứng dụng và nhận xét.

* GDG&QTE: Trẻ em có quyền được yêu thương, chăm sóc.

- HS đọc cá nhân – nhóm - lớp - 2 hs nêu

- HS ghép - đọc trơn tập thể

- 3 HS nêu, đánh vần cá nhân, tập thể - HS ghép - đọc trơn đt.

- 3 hs nêu, đọc cá nhân, tập thể - Hs quan sát.

- 5 HS đọc trơn – 3 bàn đọc, tập thể

*, Giống: đều có âm a đứng sau;

khác: u, ư đứng sau.

- 4 HS đọc cá nhân, tập thể

- HS cả lớp nhẩm thầm - đọc cá nhân

- 3 hs tập giải nghĩa từ cà chua, nô đùa.

- HS nghe

- HS đọc – tìm – báo cáo.

- 5 HS đọc cá nhân - tập thể - Hs quan sát.

- Hs viết bảng.

- 5hs

- Hs quan sát và nhận xét.

- 5 HS đọc trơn cá nhân.

- 2, 3 tìm - nêu - Hs theo dõi.

(4)

- Hướng dẫn cách đọc câu ứng dụng: Mẹ đi chợ mua khế, dừa, thị cho bé.

- Yêu cầu hs tìm tiếng mới chứa vần ua, ưa?

- Gv đọc mẫu.

- Gọi hs đọc lại câu ứng dụng.

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b- Luyện nói:(5’)giảm tải chỉ cho Hs luyện nói 2 – 3 câu cho nhiều hs được nói.

- Nêu chủ đề luyện nói?: Giữa trưa - Gv cho hs quan sát tranh và hỏi:

+ Tranh vẽ gì?

+ Giữa trưa là lúc mấy giờ?

+ Buổi trưa, em thường làm gì?

+ Tại sao trẻ em ko nên chơi đùa vào buổi trưa?

*, Liên hệ giáo dục: Không nên nô đùa vào buổi trưa. Nên ngủ trưa cho khoẻ người, đảm bảo sức khoẻ để học buổi chiều và để cho mọi người được nghỉ ngơi...

c- Luyện viết:(10’)

- Gv hướng dẫn lại cách viết: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ.

- Luyện viết vở tập viết - Gv chấm bài và nhận xét

- 4 HS đánh vần - đọc trơn.

- 3 hs đọc cá nhân – đ.thanh.

- 1hs nêu

- Vẽ cảnh giữa trưa mùa hè

- 5 hs nêu – HS nhận xét – b.sung - 2,3 hs nêu

- 2,3 hs nêu.

- Hs theo dõi.

- Hs viết bài

3. Củng cố- dặn dò:(5’)

- Gọi 2 HS đọc lại bài trong sgk - Gv nhận xét giờ học

- Dặn hs về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.

___________________________________

Thể dục

BÀI 8: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ

- THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN

I. MỤC TIÊU

- Ôn một số kỹ năng đội hình đội ngũ. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác

- Làm quen với tư thế đứng cơ bản và đứng đưa hai tay về trước. Yêu cầu thực hiện ở mức cơ bản đúng.

- Ôn trò chơi "Qua đường lội". Yêu cầu biết tham gia chơi ở mức tương đối chủ động.

II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN

- Trên sân trường. Dọn vệ sinh nơi tập.

- GV kẻ sân cho trò chơi và chuẩn bị 1 còi.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Phần mở đầu: (4-6’)

(5)

- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. HS lắng nghe

- Đứng tại chỗ, vỗ tay, hát. HS thực hiện

- Giậm chân, đếm theo nhịp 1-2, 1-2. HS thực hiện 2. Phần cơ bản: (22-24’)

- Thi tập hợp hàng dọc, dúng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ: Mỗi tổ 1 lần, do GV chỉ huy.

GV chọn vị trí và hô từng tổ ra tập hợp, sau đó cùng HS cả lớp nhận xét đánh giá xếp loại. Sau khi các tổ thi xong, GV nhận xét đánh giá chung.

HS quan sát lắng nghe, thực hiện -Thi tập hợp hàng dọc, đúng hàng (cả 4 tổ cùng thi một lúc

dưới sự điều khiển của GV).

-Ôn dàn hàng, dồn hàng: 2 lần.

Lần 1: GV cho dàn hàng, sau đó cho dồn hàng.

Lần 2: Dàn hàng xong, GV cho tập các động tác Thể dục rèn luyện tư thế cơ bản.

HS thực hiện ôn theo hướng dẫn của GV

- Tư thế đứng cơ bản: 2- 3 lần.

GV nêu tên động tác, sau đó vừa làm mẫu vừa giải thích động tác. Tiếp theo dựng khẩu lệnh "Đứng theo tư thế cơ bản... bắt đầu!" để HS thực hiện động tác, GV kiểm tra uốn nắn cho HS, sau đó dựng khẩu lệnh "Thôi!" để HS đứng bình thường.

Lần tập 2 hướng dẫn như trên.

Lần tập 3 GV có thể cho tập dưới dạng thi đua xem tổ nào có nhiều người thực hiện đúng động tác nhất (Xem hướng dẫn ở chương III, phần một).

HS thực hiện tư thế cơ bản theo khẩu lệnh của GV

- Đứng đưa hai tay ra trước: 2- 3 lần. Cách hướng dẫn tương tự như trên.

HS thực hiện -Trò chơi "Qua đường lội”.

GV nêu tên trò chơi, sau đó cùng HS hình dung xem khi đi học từ nhà đến trường và từ trường về nhà nếu gặp phải đoạn đường lội hoặc đoạn suối cạn, các em phải xử lý như thế nào.

Tiếp theo, GV chỉ vào hình vẽ đó chuẩn bị để chỉ dẫn và giải thích cách chơi. GV làm mẫu, rồi cho các em lần lượt bước lên những "tảng đỏ" sang bờ bên kia như đi từ nhà đến trường. Đi hết sang bờ bên kia, đi ngược trở lại như khi học xong, cần đi từ trường về nhà. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy, không chen lấn, xô đẩy nhau.

HS chơi trò chơi dưới sự chủ trò của GV

3. Phần kết thúc: (4-6’)

-Đứng vỗ tay, hát. HS thực hiện

- GV cùng HS hệ thống bài.

Cho HS xung phong lên trình diễn 2 động tác: TTĐCB và đứng đưa hai tay ra trước. GV cùng HS cả lớp vỗ tay khen ngợi.

HS thực hiện

- GV nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà. HS lắng nghe

(6)

Ngày soạn:22/10/ 2018

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 30 tháng 10 năm 2018 Toán

PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 5

I. MỤC TIÊU :

- Giúp học sinh tiếp tục củng cố khái niệm ban đầu về phép cộng.

- Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 5. Biết làm tính cộng trong phạm vi 5. Giải được các bài toán trong thực tế có liên quan đến phép cộng trong phạm vi 5.

- Giáo dục tính cẩn thận, yêu thích học Toán

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bộ đồ dùng học toán.

- Mô hình phù hợp với bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:(4’) - GV ghi bảng: Tính:

2 + 1 + 1 = .... 1 + 2 + 1 = ....

- Gọi hs đọc bảng cộng trong phạm vị 3.

- Đọc bảng cộng trong phạm vi 4 - Gv nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 5.(10’)

- Cách giới thiệu mỗi phép cộng: 4 + 1 = 5;

*,Bước 1: Hướng dẫn học sinh phép cộng 4+1=5 - Giáo viên treo tranh: có 4 con cá thêm 1 con cá.

Hỏi tất cả có mấy con cá?

- Ta có thể làm phép tính gì? Bạn nào có thể đọc phép tính và kết quả.

*,Bước 2: Hướng dẫn học sinh phép cộng 1+4=5

 Giáo viên đưa 1 qủa lê, thêm 4 qủa lê nữa. Hỏi tất cả có bao nhiêu qủa lê?

*, Bước 3: Hướng dẫn học sinh phép cộng: 3+2=5 và 2+3=5

- Các bước tương tự như trên

*, Bước 4: so sánh 2 phép tính 1+4=5 và 4+1=5 - Vậy 4+1 và 1+4 bằng nhau

- Làm tương tự với 2+3 và 3+2

*, Bước 5:

- Giáo viên cho học sinh đọc thuộc các phép tính trong bảng cộng 5 vừa lập được

1 + 4 = 5; 4 + 1 = 5

- 2 hs làm bài trên bảng.

- 2 hs đọc.

- 2 HS đọc

- Có 4 con cá, thêm 1 con cá.

Tất cả có 5 con cá

- Học sinh nêu phép tính:

4+1=5

- Học sinh đọc: 4+1=5 - Học sinh trả lời

- Học sinh nêu phép tính:

1+4=5

- …các chữ số giống nhau nhưng vị trí các số khác nhau.

Kết quả giống nhau.

- Học sinh học thuộc bảng cộng

- Hs đọc cá nhân, đồng thanh.

(7)

3 + 2 = 5 ; 2 + 3 = 5 b. Thực hành:(17’)

* Bài 1 : cho học sinh nêu yêu cầu

? Bài có mấy yêu cầu.

 Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài 2 + 3= 5 4 + 1 = 5

3 +2 = 5 1 + 4 = 5 - GV quan sát giúp đỡ HS

- Nhận xét - chữa bài b, Lưu ý viết thẳng cột.

 Giáo viên nhận xét

*Bài 2 : Viết thích hợp vào chỗ chấm.

 Dựa vào bảng cộng trong phạm vi 5 để điền vào chỗ chấm.

 Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài

 Nhận xét

*Bài 3 : Viết phép tính thích hợp

- Quan sát từng tranh và nêu bài toán?

- Quan sát – giúp đỡ HS - Giáo viên nhận xét

* Bài 4: Số?

- HS làm

3.Củng cố - Dặn dò(4’).

 Trò chơi thi đua : Tính kết quả nhanh.

 Chuần bị: 2 hình tròn có ghi số 5 ở trong làm nhị hoa và một số cánh hoa , mỗi cánh hoa có ghi 1 phép tính cộng, học sinh sẽ phải tính nhẩm ở các cánh hoa xem cánh hoa nào mà phép cộng có 1 kết quả bằng 5 thì lấy cánh đó gắn vào xung quanh nhị tạo thành 1 bông hoa.

- Nhận xét chung giờ học

- Về nhà học thuộc bảng cộng trong phạm vi 5.

- Chuẩn bị trước bài luyện tập.

- HS nêu yêu cầu bài tập - 2 yêu cầu.

- Học sinh làm bài.

- 2 HS lên bảng chữa bài.

- HS làm bài cá nhân

- Học sinh lên bảng sửa bài

- Tranh 1: có 4 con ngựa , thêm 2 con ngựa. hỏi tất cả có mấy con ngựa?  3+2 =5 - Học sinh làm bài vào vở.

- 2 HS lên bảng làm bài - Nhận xét - chữa bài - HS tự làm bài.

Học sinh chia làm 2 đội: Mỗi đội cử 5 em lên chơi

- Bạn nào hoàn thành được 1 bông hoa trước thì đội đó thắng cuộc

___________________________________

Học vần

BÀI 31: ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh đọc và viết 1 cách chắc chắn các âm và chữ vừa học trong tuần: ia, ua, ưa. Đọc viết đúng từ ngữ và câu ứng dụng.

- Nghe hiểu và kể lại theo tranh chuyện: khỉ và rùa.

2. Kỹ năng: Học sinh biết ghép âm, tạo tiếng mới. Đặt dấu thanh đúng vị trí

(8)

3. Thái độ: - Rèn chữ để rèn nết người. Tự tin trong giao tiếp

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng ôn như sgk.

- Tranh minh hoạ bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1- Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi hs đọc: + cà chua, nô đùa, tre nứa, xưa kia.

+ Mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa, thị cho bé.

- GV đọc: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ - Gv nhận xét, tuyên dương

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1’)

- Cho hs nêu các âm đã học trong tuần.

- Gv ghi bảng ôn.

b. Ôn tập(15’):

- Cho hs chỉ và đọc các chữ trong bảng ôn.

- Gv đọc chữ cho hs chỉ bảng.

- Cho hs đọc các chữ được ghép trong bảng ôn.

- Cho hs đọc các các tiếng ở cột dọc kết hợp với các dấu thanh ở dòng ngang.

c, Đọc từ ứng dụng:(6’)

- GV ghi bảng các từ ứng dụng:

mua mía mùa dưa ngựa tía trỉa đỗ.

- Gv sửa cho hs và giải thích 1 số từ.

d, Tập viết:(8’)

- Gv đưa chữ mẫu: mùa dưa, ngựa tía

- Gv viết mẫu - Hướng dẫn cách viết - Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

Tiết 2

3. Luyện tập:

- 3 HSđánh vần - đọc - 3 HS đọc trơn.

- 2 HS đọc trơn câu

- 2 HS đọc trơn cả từ, câu.

- Cả lớp viết bảng con.

- Nhiều hs nêu.

- 6 Hs đọc cá nhân.

- 5 hs chỉ bảng - đọc.

- HS đọc theo nhóm. cả lớp - Hs đọc cá nhân, đồng thanh.

- HS nhẩm thầm

- Hs đọc cá nhân - đồng thanh.

- Hs lắng nghe.

- HS quan sát

- Nêu lại cách viết - Hs viết bảng con.

- 5 hs đọc cá nhân - đồng thanh - Hs quan sát và nêu.

(9)

a. Luyện đọc:(12’)

- Gọi hs đọc lại bài tiết 1

- Gv nghe, uốn nắn sửa phát âm cho HS - Quan sát tranh nêu nội dung tranh?

- GV ghi bảng câu ứng dụng:

Gió lùa kẽ lá Lá khẽ đu đưa Gió qua cửa sổ Bé vừa ngủ trưa.

*, GDG&QTE: Trẻ em có quyền được nghỉ ngơi, yêu thương chăm sóc.

b. Kể chuyện: Khỉ và Rùa(10’) - Gv kể chuyện có tranh minh hoạ.

Tranh 1: rùa đến thăm nhà khỉ

Tranh 2: rùa ngậm đuôi khỉ để lên nhà khỉ

Tranh 3: rùa mở miệng ra chào và rơi phịch xuống đất

Tranh 4: rùa rơi xuống đất nên mai rùa bị rạn nứt

- Gv tổ chức cho hs kể theo tranh.

- GV nhận xét - bổ sung cho HS

- Gv tóm tắt câu chuyện và nêu ý nghĩa: Ba hoa và cẩu thả là tính xấu, rất có hại. Truyện còn giải thích sự tích cái mai rùa.

c. Luyện viết (8’)

- GV hướng dẫn cách viết

- Cho hs luyện viết bài trong vở tập viết.

- Gv quan sát, nhận xét.

- Hs đọc nhóm, cá nhân, cả lớp.

- Nhận biết âm, vần, tiếng bất kì

- Hs lắng nghe.

- Hs theo dõi.

- HS nêu nội dung từng tranh

- HS kể theo nhóm - Đại diện nhóm kể . - Hs lắng nghe.

- HS nghe

- Nhắc lại tư thế ngồi viết - Hs viết bài trong vở tập viết

4 - Củng cố, dặn dò:(5’) - Gv chỉ bảng ôn cho hs đọc.

- Cho hs tìm chữ và tiếng vừa ôn.

- Nhận xét chung giờ học

- Dặn hs về nhà ôn lại bài. Chuẩn bị bài vần oi – ai.

Đạo đức

GIA ĐÌNH EM (tiết 2)

I- MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học sinh hiểu trẻ em có quyền có gia đình, có cha mẹ, được cha mẹ yêu thương, chăm sóc.

2. Kỹ năng: Trẻ em có bổn phận phải lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ và anh chị.

Học sinh yêu quý gia đình, yêu thương lễ phép với ông bà, cha mẹ

(10)

3. Thái độ: Biết chia sẻ, cảm thông với những bạn thiệt thòi không được sống cùng gia đình.

GDG&QTE: Trẻ em, là con trai hay gái có quyền có gia đình, được sống cùng bố mẹ và được chăm sóc tốt nhất. Gia đình chỉ có 2con, con trai hay gái đều như nhau. Hs trai, hs gái đều có bổn phận yêu thương, chia sẻ khó khăn cùng nhau.

II. CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng giới thiệu về những người thân trong gia đình.

- Kĩ năng giao tiếp/ ứng sử với những người trong gia đình.

- Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề để thể hiện lòng kính yêu đối với ông bà, cha mẹ.

III. CHUẨN BỊ

- Đồ dùng để hoá trang đơn giản khi đóng vai.

- Bộ tranh minh hoạ bài học.

- Bài hát: Cả nhà thương nhau.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Bài cũ(4’): Gia đình em (T1)

- Em cảm thấy thế nào khi em sống xa gia đình?

- Các em phải có bổn phận gì đối với ông bà cha mẹ?

- Nhận xét đánh giá 2.Bài mới:

a, Khởi động(5’) Cho hs chơi trò chơi: Đổi nhà - Gv nêu cách chơi và luật chơi.

- Gv tổ chức cho hs chơi.

- Chơi xong gv hỏi:

+ Em cảm thấy thế nào khi luôn có một mái nhà?

+ Em sẽ ra sao khi ko có một mái nhà?

*, Kết luận: Gia đình là nơi em được cha mẹ và những người trong gia đình che chở, yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy bảo.

b, Hoạt động 1:(15’) Tiểu phẩm: “Chuyện của bạn Long”

- Gv chọn một số hs đóng tiểu phẩm.

- Tổ chức cho hs thảo luận sau khi xem tiểu phẩm:

+ Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Long?

+ Điều gì sẽ xảy ra khi bạn Long ko vâng lời mẹ?

*,Kết luận: Không nên bắt chước bạn Long. Các em nên vâng lời bố, mẹ....

c. Hoạt động 2:(10’) - Cho hs tự liên hệ theo cặp:

+ Sống trong gia đình, em được cha mẹ quan tâm như thế nào?

+ Em đã làm những gì để cha mẹ vui lòng?

- Học sinh nêu

- Các em phải có bổn phận kính trọng. Lễ phép, vâng lời ông bà cha mẹ.

- HS nghe - Hs theo dõi.

- Cả lớp chơi.

- 3 hs nêu.

- 3 hs nêu.

- 3 Hs lên đóng vai,

- 2 hs nêu.

- 3 hs nêu.

- HS nghe

- Hs liên hệ theo cặp.

(11)

- Gọi hs trình bày trước lớp.

- Kết luận chung:

BVMT: HS biết gia đình chỉ có 2 con góp phần hạn chế gia tăng dân số, góp phần cùng cộng đồng BVMT.

GDG&QTE:

+ Trẻ em có quyền có gia đình, được sống cùng cha mẹ, được cha mẹ yêu thương, che chở, chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy bảo.

+ Cần cảm thông, chia sẻ với những bạn thiệt thòi ko được sống cùng gia đình.

RKNS:

+ Trẻ em có bổn phận phải yêu quý, kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.

- 2,3 hs đại diện trình bày.

3. Củng cố, dặn dò:(3’)

- Em đã làm những gì để cha mẹ vui lòng?

- Gv nhận xét giờ học.

- VN: Thực hiện tốt điều đã được học. Chuẩn bị bài : Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.

Ngày soạn: 28/10/2018

Ngày giảng: Thứ 4 ngày 31 tháng 10 năm 2018 Học vần

BÀI 32: OI- AI

I- MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học sinh đọc và viết được : oi, ai, nhà ngói, bé gái. Đọc đúng các tiếng từ, câu ứng dụng

- Luyện nói được thành câu theo chủ đề: sẻ ri, bói cá, lele.

2. Kỹ năng: Viết đúng mẫu, đều nét đẹp - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề 3. Thái độ: Tự tin trong giao tiếp

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bộ đồ dùng dạy, học tiếng việt Tranh minh họa bài học.

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1 - Kiểm tra bài cũ:(5’)

- Gọi hs đọc: mua mía, mùa dưa, ngựa tía, trỉa đỗ.

- Yêu cầu Hs đọc đoạn thơ ứng dụng:

- GV đọc: ngựa tía, mùa dưa - Gv nhận xét, đánh giá.

2- Bài mới:

a- Giới thiệu bài: Gv nêu b- Dạy vần mới(15’):

- 4 hs đọc cá nhân - 2 HS đọc trơn - 2 HS đọc cả bài - Lớp viết bảng con.

(12)

- Gv giới thiệu tranh vẽ rút ra từ, tiếng, vần oi.

- Hãy tìm và ghép vần oi?

- Nêu cấu tạo của vần oi?

- GV nhắc lại - đọc mẫu:

*, So sánh vần oi với o

- Hãy tìm và ghép tiếng ngói?

- Nêu cấu tạo của tiếng ngói?

- HD hs đánh vần tiếng ngờ- oi- ngoi- sắc- ngói - - Hãy tìm và ghép từ nhà ngói?

- Nêu cấu tạo của từ nhà ngói?

- Gv cho hs quan sát hình nhà ngói - giới thiệu về nhà ngói...

- Gọi hs đọc: oi- ngói- nhà ngói Vần ai

(Thực hiện tương tự như vần oi).

*, Hãy so sánh vần oi với vần ai?

- Gọi hs đọc: cả 2 vần

c. Đọc từ ứng dụng:(7’) GV ghi bảng từ ngà voi cái còi

gà mái bài vở.

- HD giải nghĩa từ khó

- Tìm tiếng có vần mới học?:( voi, cái, còi, mái, bài).

- Cho HS đọc lại các từ ứng dụng, cả bài c. Luyện viết: (8’)

- Gv đưa chữ mẫu

- Gv viết mẫu - hướng dẫn quy trình viết từng chữ: oi, ai, nhà ngói, bé gái.

- Cho hs viết bảng con.

- Gv quan sát, nhận xét.

Tiết 2

3-Luyện tập:

- HS quan sát tranh, nêu nội dung tranh

- HS ghép - đọc trơn đồng thanh - 5 hs nêu, đánh vần cá nhân - đ.t - HS đọc cá nhân – nhóm - lớp - 2 hs nêu

- HS ghép - đọc trơn đt

- 3 HS nêu, đánh vần cá nhân – đ.t

- HS ghép - đọc trơn đt.

- 3 hs nêu, đánh vần cá nhân – đ.t - Hs quan sát.

- 5 HS đọc trơn – 3 bàn đọc – đ.t

*, Giống: đều có âm i đứng sau;

khác: o, a đứng sau.

- 4 HS đọc cá nhân - đt - Lớp nhẩm thầm

- 3 HS đọc trơn cá nhân - HS tập giải nghĩa từ - HS tìm – nêu

- HS đánh vần và đọc - HS đọc trơn

- 5 HS đọc cả bài - Hs quan sát.

- 3 hs nêu lại quy trình viết - Hs cả lớp viết bảng.

- 2 HS đọc lại cả bài

(13)

a- Luyện đọc:(15’) - Gọi hs đọc lại bài tiết 1.

- Quan sát tranh để rút ra câu ứng dụng Chú Bói Cá nghĩ gì thế?

Chú nghĩ về bữa trưa.

- Tìm tiếng chứa vần oi, ai?

- Gv đọc mẫu.

- Gọi hs đọc lại câu ứng dụng.

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b- Luyện nói:(5’)

- Nêu chủ đề luyện nói: Sẻ, ri, bói cá, le le.

- Gv cho hs quan sát tranh và hỏi:

+ Tranh vẽ những con gì?

+ Em biết con vật nào trong số các con vật này?

+ Chim bói cá và le le sống ở đâu và thích ăn gì?

+, Con có biết bài hát nào nói về những con chim không? Hãy hát cho cả lớp nghe.

c- Luyện viết:(10’)

- Gv hướng dẫn lại cách viết: oi, ai, nhà ngói, bé gái.

Nhắc lại tư thế ngồi khi viết?

- Cho HS viết bài vào vở tập viết.

- Quan sát giúp đỡ HS viết bài - Gv theo dõi và nhận xét

- 5 HS đọc lại bài tiết 1 - Hs quan sát và nhận xét.

- 3 HSđọc.

- 3 hs tìm - nêu - Hs theo dõi.

- 3 HS đánh vần - đọc trơn.

- 4 HS đọc cá nhân - tập thể.

- 1hs nêu + 4 con chim...

+ 3 hs nêu + 2 hs nêu + 3 hs nêu.

- Hs theo dõi.

- HS nhắc lại tư thế ngồi viết - Hs viết bài vào vở tập viết

4.Củng cố- dặn dò:(5’) - Đọc lại bài trong sgk?

- Gv nhận xét giờ học

- Dặn hs về nhà ôn lại bài và xem trước bài 33.

__________________________________________________

Tự nhiên và xã hội ĂN UỐNG HÀNG NGÀY

I – MỤC TIÊU

- Giúp học sinh biết: Kể tên những thức ăn cần ăn trong ngày để mau lớn và khoẻ mạnh.

- Nói được cần phải ăn uống như thế nào để có sức khoẻ tốt.

- Có ý thức tự giác trong việc ăn, uống của bản thân: ăn đủ no, uống đủ nước.

II. CÁC KNS CƠ BẢN CẦN GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng làm chủ bản thân: Không ăn quá no, không ăn bánh kẹo không đúng lúc.

- -Phát triển kĩ năng tư duy phê phán.

III. ĐỒ DÙNG

Các hình minh hoạ trong sgk; Một số thực phẩm như trong hình.

IV.- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định

(14)

2. Bài mới

a, Khởi động:(5’)

- Cho hs chơi trò chơi: Con thỏ ăn cỏ, uống nước, vào hang.

- Gv hướng dẫn và tổ chức cho hs chơi.

- Gv giới thiệu bài mới và ghi đầu bài.

b. Hoạt động 1:(9’) Động não

- Gọi hs kể tên những thức ăn, đồ uống mà các em thường xuyên dùng hằng ngày.

- Gv viết bảng.

- Cho hs quan sát hình trang 18 sgk, chỉ và nói tên từng loại thức ăn trong mỗi hình.

- Gv hỏi:

+ Các em thích ăn loại thức ăn nào trong số đó?

+ Loại thức ăn nào em chưa được ăn hoặc ko biết ăn?

- Kết luận:

Liên hệ GDG&QTE: HS cả nam hay nữ đều cần phải ăn, uống để cơ thể mau lớn, khoẻ mạnh...

quyền được chăm sóc sức khoẻ, quyền được nuôi nấng trong gia đình.

(Gv khích lệ hs ăn nhiều loại thức ăn sẽ có lợi cho sức khoẻ).

c. Hoạt động 2:(9’)

Liên hệ GDBVMT: Biết yêu quí, chăm sóc cơ thể của mình. Hình thành thói quen giữ vệ sinh thân thể, vs ăn uống, vs môi trường xung quanh.

Làm việc với sgk

- Cho hs quan sát hình trang 19 sgk và trả lời các câu hỏi theo cặp:

+ Các hình nào cho biết sự lớn lên của cơ thể?

+ Các hình nào cho biết các bạn học tập tốt?

+ Các hình nào thể hiện các bạn có sức khoẻ tốt?

+ Tại sao chúng ta phải ăn, uống hằng ngày?

- Gọi hs trình bày trước lớp.

- Kết luận: Chúng ta cần phải ăn, uống hằng ngày để cơ thể mau lớn, có sức khoẻ và học tập tốt.

d. Hoạt động 3 (8’): Thảo luận cả lớp - Gv hỏi cả lớp:

+ Khi nào chúng ta cần phải ăn và uống?

+ Hằng ngày, em ăn mấy bữa, vào những lúc nào?

+ Tại sao chúng ta không nên ăn bánh, kẹo trước bữa ăn chính?

- Kết luận:

- Hs cả lớp tham gia chơi.

- 3 hs đọc đầu bài.

- Nhiều hs kể.

- 5 hs nêu.

- 5 hs nêu, - 5 hs nêu,

- Hs thảo luận cặp.

- Đại diện trình bày trước lớp.

- 5 hs nêu theo ý mình hiểu.

- 5 hs nêu.

- 5 hs nêu.

(15)

GDKNS: Kĩ năng làm chủ bản thân: Không ăn quá no, không ăn bánh kẹo không đúng lúc

+ Chúng ta cần ăn khi đói, uống khi khát.

+ Hằng ngày cần ăn ít nhất là ba bữa vào buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều tối….

3. Củng cố, dặn dò:(3’)

- Khi nào chúng ta cần phải ăn và uống?

- Gv nhận xét giờ học.- Dặn hs thực hiện theo bài học. Chuẩn bị bài sau.

Thực hành kiến thức môn Tiếng việt TIẾT 1 TUẦN 8

I. Mục tiêu:

- Giúp h/s củng cố các vần đã học: ia, ua, ưa, - Đọc nhanh tiếng, từ chứa vần.

- Nhận biết- đọc từ nối chữ đúng hình, nối từ đúng câu.

- Viết từ chứa vần đúng, đẹp.

II. Đồ dùng dạy học:

- Vở BT TViệt., THTViệt& toán:

III. Các hoạt động dạy học:

1. Giới thiệu bài: ( 1') 2. Hướng dẫn HS ôn tập

a. Làm bài tập 30 ua, ưa trong VBTTV: (13') Bài 1. Nối:

- Bài Y/c gì?

- Làm thế nào?

=>Kquả: Mẹ mua dưa.

Quả khế chua.

Bé chưa ngủ.

- Gv nhận xét.

Bài 2. Điền vần ua hay ưa?

( dạy như bài 1 vần ia.)

=> Kq’: ca múa, bò sữa, cửa sổ.

Bài 3: Viết: cà chua, tre nứa ( Dạy tương tự bài tập3: n,m) - Chú ý HD Hs viết

=> nhận xét, đánh giá

b.Làm bài TH toán Tviệt tiết 1/53(17’)

- 2 Hs : Nối chữ với chữ - Đọc ô chữ 4 HS

- Hs nối, đối bài kiểm tra - 4 Hs đọc câu., đồng thanh

-2 Hs: Điền vần ua hay ưa?

(16)

Bài 1: Tiếng nào có vần ua, …ưa?

- Bài YC gì?

-Đọc tiếng có vần ua ( ưa)

=> Kquả: + ua: cua, đùa, đũa, rùa.

+ ưa: cưa, cửa, dưa, dừa - Gv quan sát, uốn nắn.

- GV - NXét Bài 2. Đọc:

- Bài YC gì?

( dạy tương tự bài 2 tiết 2 tuần 7) - Đọc câu 1: Cua ở nhà cua.

- Các câu còn lại đọc tương tự như câu 1.

- Đọc nối tiếp câu, đọc 2 lần.

- Đọc toàn bài:

Bài 3. Viết: Nhà của cua và rùa nhỏ.

- Bài YC gì?

- HD: Tô chữ N và viết câu

- Chú ý viết liền mạch chữ của, cua, rùa và khoảng cách giữa các chữ trong câu.

- Quan sát HD . -> nhận xét, đánh giá 3. Củng cố, dặn dò: ( 3') - GV nêu tóm tắt ND bài - Nhận xét giờ học

- Vn ôn lại bài. Chuẩn bị bài tiết 2.

- 1HS nêu tìm tiếng có vần ua, ưa.

- Hs đọc thầm bài

- Hs làm bài, đổi bài Ktra.

- 2 H đọc tiếng có ua( ưa)

- Đọc đồng thanh

- Đọc bài: Cua, rùa và bé - HS đọc thầm

- 2 HS đọc - 9 Hs đọc/ lần - lớp nhận xét

- 6 Hs đọc, lớp đồng thanh.

Viết câu: nhà của cua và rùa nhỏ.

HS viết bài

_________________________________________________________

Ngày soạn: 29/10/2018

Ngày giảng: Thứ 5 ngày 1 tháng 11 năm 2018 Học vần

BÀI 33: ÔI- ƠI

I- MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hs đọc và viết được: ôi, ơi, trái ổi, bơi lội.

- Đọc được câu ứng dụng: Bé trai, bé gái đi chơi phố với bố mẹ.

2. Kỹ năng: Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Lễ hội.

3.Thái độ: HS tự giác trong học tập.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bộ đồ dùng dạy - học tiếng việt Tranh minh họa bài học.

(17)

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1- Kiểm tra bài cũ:(5’)

- Gọi hs đọc: ngà voi, cái còi, gà mái, bài vở.

- Yêu cầu Hs đọc câu : Chú Bói Cá nghĩ gì thế?

Chú nghĩ về bữa trưa.

- GV đọc: ngà voi, bài vở.

- Gv nhận xét, đánh giá.

2- Bài mới:

a- Giới thiệu bài: Gv nêu b- Dạy vần mới(15’):

Vần ôi

- Gv giới thiệu tranh vẽ rút ra từ, tiếng, vần ôi.

- Hãy tìm và ghép vần ôi?

- Nêu cấu tạo của vần ôi?

- GV nhắc lại - đọc mẫu:

*, So sánh vần ôi với oi - Hãy tìm và ghép tiếng ổi?

- Nêu cấu tạo của tiếng ổi?

- HD hs đánh vần tiếng ô – i – ôi - hỏi - ổi/ổi - Hãy tìm và ghép từ trái ổi?

- Nêu cấu tạo của từ trái ổi?

- Gv cho hs quan sát trái ổi thật - giới thiệu về quả ổi...

- Gọi hs đọc: ôi - ổi – trái ổi Vần ơi

(Thực hiện tương tự như vần ôi).

*, Hãy so sánh vần ôi với vần ơi?

- Gọi hs đọc: cả 2 vần

c. Đọc từ ứng dụng:(7’) GV ghi bảng từ cái chổi thổi còi

ngói mới đồ chơi.

- Tìm tiếng có vần mới?: chổi, thổi, mới, chơi.

- Đọc lại các từ ứng dụng.

- Cho HS đọc lại các từ ứng dụng, cả bài c. Luyện viết:(8’)

- Gv đưa chữ mẫu

- 3 HS đánh vần và đọc - 2 HS đọc trơn từ - 3 HS đọc trơn câu.

- 2 HS đọc trơn cả bài - Lớp viết bảng con

- HS quan sát tranh, nêu nội dung tranh

- HS ghép - đọc trơn đồng thanh - 5 hs nêu, đánh vần cá nhân - đ.t - HS đọc cá nhân – nhóm - lớp - 2 hs nêu

- HS ghép - đọc trơn đt - 3 HS nêu,

- đánh vần cá nhân – đ.t - HS ghép - đọc trơn đt.

- 3 hs nêu, đánh vần cá nhân – đ.t - Hs quan sát.

- 5 HS đọc trơn – 3 bàn đọc – đ.t

*, Giống: đều có âm i đứng sau ; khác: ô, ơ đứng trước.

- 4 HS đọc cá nhân - đt - Lớp nhẩm thầm

- 3 HS đọc trơn cá nhân - HS tập giải nghĩa từ - HS tìm – nêu

- HS đánh vần và đọc - HS đọc trơn

- 5 HS đọc cả bài - Hs quan sát.

(18)

- Gv viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết từng chữ: ôi, ơi, trái ổi, bơi lội.

- Cho hs viết bảng con.

- Gv quan sát, nhận xét.

Tiết 2 3-Luyện tập:

a- Luyện đọc:(15’) - Gọi hs đọc lại bài tiết 1.

- Quan sát tranh câu ứng dụng và nhận xét.

- Cho hs đọc câu ứng dụng: Bé trai, bé gái đi chơi phố với bố mẹ.

- Yêu cầu hs tìm tiếng mới chứa vần oi, ai?

- Gv đọc mẫu.

- Gọi hs đọc lại câu ứng dụng.

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b- Luyện nói:(5’)

- Nêu chủ đề luyện nói: Lễ hội.

- Gv cho hs quan sát tranh và hỏi:

+ Tranh vẽ gì?

+ Tại sao em biết tranh vẽ về lễ hội?

+ Quê em có những lễ hội gì? Vào mùa nào?

+ Trong lễ hội thường có những gì?

+, Em đã được đi lễ hội bao giờ chưa?

KL:

c- Luyện viết:(10’)

- Gv hướng dẫn lại cách viết: ôi, ơi, trái ổi, bơi lội.

- Luyện viết vở tập viết - Gv kiểm tra, nhận xét

- 3 hs nêu lại quy trình viết - Hs cả lớp viết bảng.

- 8 hs đọc cá nhân - tập thể

- HS quan sát – nêu nội dung tranh - 5 hs đọc.

- 4 hs tìm - nêu - HS nghe

- Hs đọc cá nhân, tập thể.

- 2 hs nêu

- Tranh vẽ cảnh lễ hội - 3 hs nêu

- 5 hs nêu.

- Treo cờ hội, nhiều người mặc đẹp. Múa rồng, rước đèn, tế lễ, hát, đua thuyền

- HS nhắc lại tư thế ngồi viết - Hs theo dõi.

- Hs viết bài vào VTV

4. Củng cố- dặn dò:(5’) - Đọc lại bài trong sgk?

- Gv nhận xét giờ học - Dặn hs về nhà ôn bài và xem trước bài

___________________________________

Toán LUYỆN TẬP

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 5.

Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng 1 phép tính thích hợp.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tính toán nhanh, chính xác

(19)

3. Thái độ: Yêu thích học toán. Rèn tính cẩn thận và chính xác

II.CHUẨN BỊ

Vở bài tập, bộ đồ dùng học toán, que tính

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Bài cũ(5’):

- Đọc bảng cộng trong phạm vi 5 - Làm bảng con

4 + 1 = 1 + 4 = 3 + 2 = 2 + 3 = - GV nhận xét

2.Bài mới :

a) Giới thiệu(1’) : Giờ luyện tập hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau củng cố về phép cộng trong phạm vi 5.

b. Thực hành / VBT/ 35

*Bài 1(6’) : Số

 Giáo viên cho làm bài

- HD: Dựa vào bảng cộng đã học để làm bài.

- NX chữa bài.

1 + 1 = 2 2 +1 = 3 1 + 3 = 4 2 + 1 = 3 2 + 2 = 4 2 + 3 = 5 3 + 2 = 5 4 + 1 = 5 4 + 1 = 1 + 4

* Bài 2(6’) : Tính

+ Lưu ý: khi viết các số phải thẳng cột với nhau, số nọ viết dưới số kia

 Giáo viên nhận xét

* Bài 3(8’) : Tính

 Với phép tính : 3 + 1 + 1 thì ta thực hiện phép cộng nào trước.

 NX chữa bài: 3 + 1 + 1 = 5 ……….

1 + 3 + 1= 5 ……..

*Bài 4 : Điền dấu >, < , =

* Bài 5(6’):

- Giáo viên nhận xét a, 3 + 1 = 4

b, 3 + 2 = 5

3.Củng cố - dặn dò(3’):- Yêu cầu HS đọc lại bảng cộng trong phạm vi 5?

- Nhận xét chung giờ học

- VN:Học thuộc bảng cộng trong phạm vi 5.

- 3 HS đọc

- Học sinh làm trên bảng con

HS nêu yêu cầu.

Học sinh làm bài

 Nêu miệng kết quả.

 HS làm bài .

 2 HS lên bảng chữa bài.

- Cộng từ trái sang phải: lấy 3 + 1= 4 , 4+1=5

 Học sinh làm bài và sửa bài

- HS tự làm

- Học sinh nêu bài toán

- Học sinh điền phép tính vào các ô vuông .

- Nêu miệng kết quả.

- 2 HS đọc

(20)

________________________________

Thủ công

XÉ, DÁN HÌNH CÂY ĐƠN GIẢN (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết cách xé, dán hình cây đơn giản.

2. Kĩ năng: Xé, dán được hình tán cây, thân cây. Đường xé có thể bị răng cưa.

Hình dán tương đối phẳng, cân đối.

3. Thái độ: HS tự giác tiết kiệm giấy và giữ VS lớp học.

II. ĐỒ DÙNG

- Bài mẫu về xé, dán hình cây đơn giản. Giấy màu khác nhau, giấy trắng, hồ dán...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (4 phút) - Nhận xét chung bài cũ

- Kiểm tra dụng cụ học tập bộ môn của HS - Nhận xét – nhắc nhở HS thiếu

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài (1 phút)

b. Hoạt động 1 (5 phút) Quan sát và nhận xét:

- Gv cho hs quan sát bài mẫu và nhận xét về đặc điểm, hình dáng, màu sắc của cây.

- Gv hỏi: + Cây có những bộ phận nào?

+ Nêu màu sắc của thân cây, tán lá.

c. Hoạt động 2 (10 phút) Hướng dẫn hs xé, dán:

* Xé hình tán lá cây tròn:

- Gv đánh dấu và vẽ hình vuông rồi xé theo nét vẽ.

- Từ hình vuông xé 4 góc theo nét vẽ.

- Xé chỉnh sửa cho giống hình tán lá cây.

* Xé tán lá cây dài:

- Gv đánh dấu và vẽ hình chữ nhật rồi xé theo nét vẽ.

- Từ hình chữ nhật xé 4 góc theo nét vẽ.

- Xé chỉnh sửa cho giống hình tán lá cây.

* Xé hình thân cây:

- Lấy mảnh giấy màu nâu, vẽ 1 hình chữ nhật cạnh dài 6 ô, cạnh ngắn 1 ô.

- Xé 1 hình chữ nhật nữa cạnh dài 4 ô, cạnh ngắn 1 ô.

* Dán hình:

- Hướng dẫn hs lần lượt dán tán lá và thân cây.

d. Hoạt động 3 (16 phút) Thực hành:

- HS nghe để rút kinh nghiệm

- Hs quan sát và nêu.

- 4 hs kể.

- 5 hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs quan sát.

- Hs quan sát.

- Hs quan sát.

(21)

- Cho hs vẽ hình vuông; hình chữ nhật và từ hình vuông;

hình chữ nhật đó xé hình tán lá cho giống.

- Cho hs thực hành từng thao tác bằng giấy nháp.

- Gv quan sát giúp đỡ hs yếu.

- Nhận xét – đánh giá sản phẩm

- Hs làm trên giấy nháp.

4. Củng cố, dặn dò (4 phút) - Cây có những bộ phận nào?

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs chuẩn bị đồ dùng cho giờ sau.

Ngày soạn: 30/10/2018

Ngày giảng: Thứ 6 ngày 2 tháng 10 năm 2018 Học vần

BÀI 34: UI- ƯI

I- MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hs đọc và viết được: ui, ưi, đồi núi, gửi thư.

- Đọc được câu ứng dụng: Dì Na vừa gửi thư về. Cả nhà vui quá.

2. Kỹ năng:Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Đồi núi.

3. Thái độ: GD HS ý thức tự giác trong học tập

II- ĐỒ DÙNG: Bộ đồ dùng dạy - học tiếng việt Tranh minh họa bài học.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1- Kiểm tra bài cũ:(5’)

- Gọi hs đọc: cái chổi, thổi còi, ngói mới, đồ chơi.

- Yêu cầu Hs đọc câu: Bé trai, bé gái đi chơi phố với bố mẹ.

- GV đọc: cái chổi, ngói mới - Gv nhận xét, đánh giá.

2- Bài mới:

a- Giới thiệu bài: Gv nêu b- Dạy vần mới(15’):

Vần ui:

- Gv giới thiệu tranh vẽ rút ra từ, tiếng, vần ui.

- Hãy tìm và ghép vần ui?

- Nêu cấu tạo của vần ui?

- GV nhắc lại - đọc mẫu:

*, So sánh vần ôi với ui - Hãy tìm và ghép tiếng núi?

- Nêu cấu tạo của tiếng núi?

- HD hs đánh vần tiếng : nờ- ui- nui- sắc- núi - Hãy tìm và ghép từ đồi núi?

- Nêu cấu tạo của từ đồi núi?

- 4 HS đánh vần và đọc trơn - 2 HS đọc trơn.

- 3 HS đọc trơn cả từ, câu.

- Cả lớp viết bảng con

- HS quan sát tranh, nêu nội dung tranh

- HS ghép - đọc trơn đồng thanh - 5 hs nêu, đánh vần cá nhân - đ.t - HS đọc cá nhân – nhóm - lớp - 2 hs nêu

- HS ghép - đọc trơn đt - 3 HS nêu,

- đánh vần cá nhân – đ.t - HS ghép - đọc trơn đt.

- 3 hs nêu, đánh vần cá nhân – đ.t

(22)

- Gọi hs đọc: ui- núi- đồi núi Vần ưi

(Thực hiện tương tự như vần ui).

*, Hãy so sánh vần ui với vần ưi?

- Gọi hs đọc: cả 2 vần

c. Đọc từ ứng dụng:(7’) GV ghi bảng từ ứng dụng

cái túi vui vẻ gửi quà ngửi mùi.

- Tìm tiếng có vần mới học?( túi, vui, gửi, ngửi, mùi).

- Đọc lại các từ ứng dụng.

d. Luyện viết: (8’) - GV đưa chữ mẫu

- Gv viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết từng chữ:

ui, ưi, đồi núi, gửi thư - Cho hs viết bảng con.

- Gv quan sát, nhận xét.

Tiết 2 3 - Luyện tập:

a- Luyện đọc:(15’) - Gọi hs đọc lại bài tiết 1.

- Quan sát tranh câu ứng dụng và nhận xét.

- Cho hs đọc câu ứng dụng: Dì Na…..vui quá.

- Yêu cầu hs tìm tiếng mới chứa vần ui, ưi?

- Gv đọc mẫu.

- Gọi hs đọc lại câu ứng dụng.

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b- Luyện nói:(5’)

- Nêu chủ đề luyện nói: Đồi núi.

- 5 HS đọc trơn – 3 bàn đọc – đ.t

*, Giống: đều có âm i đứng sau ; khác: u, ư đứng trước.

- 4 HS đọc cá nhân - đt - HS nhẩm thầm

- 5 hs đọc trơn - HS tìm – nêu.

- Tập giải nghĩa từ khó - 5 HS đọc từ

- 2 HS đọc cả bài

- Hs quan sát.

- Nhắc lại quy trình viết

- Hs viết bảng.

- 10 hs đọc cá nhân - tập thể - Hs quan sát và nhận xét.

- 5 hsg đọc trơn.

- 3 hs nêu - Hs theo dõi.

- 5 hs đọc trơn.

- 5 HS đọc cả bài.

- 1hs nêu

+ tranh vẽ cảnh đồi núi + 3 hs nêu

(23)

- Gv cho hs quan sát tranh và hỏi:

+ Tranh vẽ gì?

+ Đồi núi thường có ở đâu? Em biết tên vùng nào có đồi núi?

+ Trên đồi núi thường có những gì?

+ Quê em có đồi núi ko?

c- Luyện viết:(10’)

- Gv nhắc lại cách viết: ui, ưi, đồi núi, gửi thư - Cho HS luyện viết vở tập viết.

- Quan sát kèm giúp đỡ HS - KTra- nhận xét

+ 4 nêu.

+ 3 hs nêu.

- Hs theo dõi.

- HS nhắc lại tư thế ngồi viết - Hs viết bài vào VTV

4- Củng cố- dặn dò:(5’)

- Đọc lại bài trong sgk? Tìm tiếng ngoài bài có vần mới học?

- Gv nhận xét giờ học

- Dặn hs về nhà ôn bài và xem trước bài 35.

Toán

SỐ 0 TRONG PHÉP CỘNG

I- MỤC TIÊU: Giúp hs:

1. Kiến thức:Bước đầu nắm được: phép cộng một số với 0 cho kết quả là chính số đó;

và biết thực hành tính trong trường hợp này. Hoàn thành BT 1, 2,3, 2. Kỹ năng: HS có kỹ năng làm toán cộng trong phạm vi từ 0-10 3. Thái độ: HS có ý thức trong học tập.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bộ đồ dùng Toán 1.

- Các mô hình vật thật phù hợp với các hình vẽ trong bài học.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Kiểm tra bài cũ:(4’) - GV ghi bảng: Tính:

2 + 1 + 1 = 3 + 1 + 1 = 1 + 2 + 2 = 1 + 2 + 1 = 1 + 3 + 1 = 2 + 2 + 1 = - Gv nhận xét, đánh giá.

2- Bài mới:

a. Giới thiệu phép cộng một số với 0:(10’)

*, Giới thiệu các phép cộng 3 + 0 = 3; 0 + 3 = 3

- Cho hs quan sát hình vẽ và nêu bài toán: Lồng thứ nhất có 3 con chim, lồng thứ hai có 0 con chim. Hỏi cả hai lồng có mấy con chim?

- Gọi hs nêu phép tính và đọc: 3 + 0 = 3

- Giới thiệu phép cộng 3 + 0 = 3 (Tiến hành tương tự như phép cộng 3 + 0 = 3).

- Cho hs xem hình vẽ cuối cùng trong bài học, nêu các phép tính phù hợp và nhận xét: 3 + 0 = 0 + 3 = 3.

- 3 hs lên bảng làm bài.

- Lớp làm nháp

- 2 hs nêu.

- 3 HS đọc phép tính.

- 3 hs nêu.

- Hs nêu.

(24)

*, Gv nêu thêm một số phép cộng với 0:

2 + 0 = 0 + 2 = 4 + 0 = 0 + 4 = - Cho hs tính và nêu kết quả.

- Gọi hs nêu nhận xét: “Một số cộng với 0 bằng chính số đó”; “0 cộng với một số bằng chính số đó”.

b. Thực hành:(17’)

*. Bài 1: Tính:

- Cho hs tự làm bài.

- Gọi hs chữa bài và nhận xét Phần b: Tính:

- Cho hs tính theo cột dọc.

- Cho hs nhận xét.

*. Bài 2: Số?

- Yêu cầu hs tự làm bài rồi chữa bài.

- Quan sát giúp đỡ HS - GV nhận xét - chữa bài.

GV hướng dẫn HS làm bài 3, 4 VBT

- Hs tự tính và nêu kq.

- Nhiều hs nêu.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài.

- 2 hs lên bảng làm bài.

- Hs nêu - Hs làm bài.

- 5 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài.

- 3 hs lên bảng làm.

- Hs nêu nhận xét.

HS thực hiện.

3- Củng cố- dặn dò:(4’)

- Một số khi cộng với 0 ( 0 khi cộng với 1 số) được kết quả như thế nào?

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm bài.

_______________________________________

Hoạt động ngoài giờ lên lớp TRÒ CHƠI KẾT BẠN

I. MỤC TIÊU

- HS biết cách chơi trò chơi kết bạn

- Rèn cho HS óc phản xạ nhanh, tác phong nhanh nhẹn, linh hoạt…

- GD HS tinh thần đoàn kết, gắn bó với bạn bè trong lớp học

II. HÌNH THỨC TỔ CHỨC:

Tổ chức theo lớp

III. CHUẨN BỊ:

- Chuẩn bị trò chơi

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Bước 1 : Chuẩn bị - Giới thiệu tên trò chơi

- Cách chơi: Cả lớp xếp thành vòng tròn. GV đứng ở giữa vòng tròn

- Khi nghe quản trò hô: “Kết bạn, kết bạn!”, cả lớp đồng thanh hỏi lại: “Kết mấy, kết mấy?”.

Quản trò hô: “Kết đôi, kết đôi!” (Hoặc kết ba/ kết

- HS tập hợp thành 1 vòng tròn trên sân trường

(25)

bốn/ kết năm….). HS phải nhanh chóng tìm bạn để nắm tay nhau, kết thành nhóm có số người phù hợp với lệnh của quản trò. Bạn nào không tìm được nhóm hoặc tìm chậm, bạn đó phải nhảy lò cò một vòng xung quanh cả lớp.

- HS nghe, nhớ cách chơi, luật chơi

2. Bước 2: Chơi trò chơi - GV hướng dẫn

- Cho HS chơi thử - Nhận xét – uốn nắn - Cho HS chơi thật

- Quan sát giúp đỡ HS chơi - Nhận xét – tuyên dương 3. Bước 3: Thảo luận.

- Để giành thắng lợi trong trò chơi, các em phải làm gì?

- Quan trò chơi, em có thể rút ra điều gì?

4. Bước 4. Nhận xét – đánh giá - Nhận xét chung tiết học

- GV khen ngợi những em có phản xạ nhanh, luôn kết được bạn theo các nhóm. Nên tham gia vào nhiều nhóm khác nhau trong lớp học.

- VN sưu tầm thêm các trò chơi bổ ích khác

- HS nghe - HS chơi thử - HS chơi thật

- 4 HS trả lời - 3 HS trả lời

_______________________________

Kĩ năng sống

CHỦ ĐỀ 2: KĨ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN ( TIẾT 2) 1.Kiểm tra bài cũ:

Gọi HS lên tự mặc quần áo của mình.

GV nhận xét 2.Cá hoạt động

a. Hướng dẫn làm bài tập

Bài tập 4. HS thực hành xem đồng hồ

GV giới thiệu tranh BT 1

? Đồng hồ mỗi tranh dưới đây đang chỉ mấy giờ

GV nhận xét, kết luận

Bài tập 5. Hoạt động cá nhân

? Em thường làm những việc trong mỗi tranh dưới đây vào lúc mấy giờ Yêu cầu HS chữa bài

GV nhận xét, kết luận

HS quan sát

HS thảo luận nhóm đôi Đại diện nhóm trả lời Các nhóm khác nhận xét

HS quan sát các tranh và trả lời câu hỏi HS làm vở Bt

HS nhận xét

(26)

Bài tập 5. Em đồng ý với những ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

( Đánh dấu x vào ý kiến em tán thành)

GV nhận xét, kết luận

HS thảo luận nhóm đôi Đại diện nhóm trả lời Các nhóm khác nhận xét

SINH HOẠT TUẦN 8

I- MỤC TIÊU:

- HS nhận ra ưu, khuyết điểm trong tuần. Có hướng khắc phục và phát huy.

- Đề ra phướng hướng tuần 9.

II- CHUẨN BỊ: ND nhận xét.

III – NỘI DUNG SINH HOẠT

1. GV nhận xét chung:

………

………

………

………

………

………

………

………

………

2/ Phương hướng tuần 9 Tiếp tục thi đua học tốt

- Tích cực luyện chữ viết bằng bút mực, giữ gìn bút và sách vở cẩn thận, sạch sẽ hơn.

- Tiếp tục tập đều đẹp bài múa hát tập thể.

- Đăng ký giờ học tốt, ngày học tốt.

- Tiếp tục XD đôi bạn cùng tiến.

- Thực hiện tốt mọi nề nếp.

- Chú ý vs cá nhân, phòng chống dịch bệnh.

- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng nhất là bút mực, sách vở trước khi đến lớp. Chú ý giữ gìn bút cẩn thận.

- Thực hiện ATGT khi đi xe máy như đã kí cam kết . - Luyện giải toán Violympic vòng 5( Vũ. Chi, Vân ...)

- Tiếp tục chăm sóc công trình măng non, trang trí và giữ gìn vs lớp học sạch, đẹp.

(27)

_________________________________________________________________

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kiến thức: Giúp học sinh củng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 3 và phạm vi 4.. Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng 1 phép

- Kiến thức: Biết phép cộng với số 0, thuộc bảng cộng. - Kĩ năng: Biết cộng trong phạm vi số đã học... - Thái độ: HS thích tính toán.. Mục tiêu:

Kiến thức : Giúp học sinh củng cố về phép cộng trong phạm vi 5 và số 0 trong phép cộng ; Giải được các bài toán có liên quan đến phép cộng.. Kĩ năng : Rèn kĩ

Kiến thức: Giúp hs củng cố về bảng cộng trong phạm vi 3.HS biết làm tính cộng và tập biểu thị tình huống trong tranh bằng 1 phép tính

[r]

- Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm. Thực hiện được phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100. -Củng cố lại cách tìm thành phần chưa biết... -Biết giải

Kĩ năng: Thuộc bảng cộng, biết làm tính cộng trong phạm vi 6; biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.. Thái độ: Rèn luyện cho HS tính

Kiến thức: Biết cách làm tính cộng (không nhớ) các số trong phạm vi 1000, cộng có nhớ trong phạm vi 100, giải bài toán về nhiều hơn.. Biết tính chu vi