• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN – KINH TẾ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN – KINH TẾ"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tập 167, số 07, 2017

Tập 167, Số 07, 2017

(2)

T¹p chÝ Khoa häc vµ C«ng nghÖ

CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN – KINH TẾ

Môc lôc Trang

Nguyễn Đại Đồng - Hoạt động khai thác mỏ ở Lào Cai dưới thời Gia Long và Minh Mệnh 3 Dương Thị Huyền - Thương mại châu Âu và những tác động đến tình hình chính trị Đàng Trong thế kỷ XVI- XVIII 9 Trần Thị Nhung - Miêu tả tình tiết trong Truyện Kiều và Kim Vân Kiều Truyện 15 Nguyễn Thị Hải Phương - Bản chất của ngôn từ văn học (nghĩ từ bài viết Bản chất xã hội, thẩm mỹ của diễn

ngôn văn học của Trần Đình Sử) 21

Phạm Thị Mai Hương, Nguyễn Thị Thu Trang, Ngô Thị Lan Anh - Ảnh hưởng của lễ hội Vu Lan đến đời

sống đạo đức của nhân dân huyện Quốc Oai, Hà Nội 25

Phạm Thị Ngọc Anh - Hình tượng văn thủy ba trong mỹ thuật cổ Việt Nam và các ứng dụng trên sản phẩm mỹ

thuật tạo hình hiện đại 31

Trương Thị Phương - Giải pháp ứng dụng hiệu quả thông tin đồ họa trên báo điện tử 37 Phạm Thị Nhàn - Ẩn dụ từ vị giác “ngọt” trong tiếng Hán hiện đại 43 Lương Thị Thanh Dung – Sự khác nhau về kết cấu chữ Nôm của văn bản Thiền tông bản hạnh giữa bản in

năm 1745 và bản in năm 1932 49

Nguyễn Thị Quế, Phạm Phương Hoa - Đánh giá sự phù hợp của giáo trình New English File đối với việc

giảng dạy sinh viên không chuyên ngữ tại Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên 55 Hoàng Thị Thắm - Nghiên cứu về siêu nhận thức trong nghe tiếng Anh của sinh viên chương trình tiên tiến tại

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên 61

Nguyễn Quỳnh Trang, Dương Công Đạt, Vũ Kiều Hạnh - Thiết kế chương trình bổ trợ nói cho học sinh lớp

10 Trường Trung học Phổ thông Thái Nguyên 67

Nguyễn Khánh Như - Sự phát triển của hệ thống các trường đại học sư phạm trọng điểm Trung Quốc hiện nay 73 Nguyễn Văn Hồng, Vũ Thị Thanh Thủy - Dạy học theo dự án và vấn đề phát triển năng lực nghiên cứu khoa

học cho học sinh trong dạy học Sinh thái học ở trung học phổ thông 79

Trần Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Hoa Hồng - Nâng cao tính ứng dụng trong xây dựng chương trình đào

tạo đại học tại Việt Nam – bài học từ chương trình giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE) 85 Phạm Thị Bích Thảo, Nguyễn Thành Trung - Lựa chọn bài tập thể lực chuyên môn nâng cao kết quả học tập

chạy cự ly ngắn cho sinh viên khóa 14 Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên 91 Lê Huy Hoàng, Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Thị Ngân, Vũ Thị Vân Anh - Phát triển năng lực sử dụng ngôn

ngữ hóa học của học sinh phổ thông trong dạy học các nội dung về hóa học hữu cơ chương trình hóa học lớp 12

nâng cao 97

Nguyễn Trọng Du - Phỏng vấn ‘nhóm tập trung’: một phương pháp thu thập dữ liệu hiệu quả với các nghiên

cứu khoa học xã hội 103

Đỗ Thị Thái Thanh, Trương Tấn Hùng, Đào Ngọc Anh - Xây dựng hồ sơ năng lực bồi dưỡng giáo viên thể

dục các trường trung học phổ thông các tỉnh miền núi phía Bắc 109

Nguyễn Ngọc Bính, Dương Tố Quỳnh, Nguyễn Văn Thanh - Thực trạng sử dụng hệ thống phương tiện chuyên môn trong giảng dạy môn bóng chuyền cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh -

Đại học Thái Nguyên 115

Lê Văn Hùng, Nguyễn Nhạc - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động câu lạc bộ bóng đá nam sinh viên

Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên 119

Journal of Science and Technology

167 (07)

N¨m

2017

(3)

Nguyễn Văn Dũng, Lê Văn Hùng - Một số giải pháp giúp sinh viên lựa chọn môn học tự chọn trong chương trình giáo dục thể chất dành cho sinh viên không chuyên thể dục thể thao Trường Đại học Sư phạm – Đại học

Thái Nguyên 125

Nguyễn Văn Chiến, Nguyễn Trường Sơn, Đỗ Như Tiến - Một số kết quả ban đầu trong việc áp dụng CDIO

để xây dựng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo tại Đại học Thái Nguyên 131 Đỗ Quỳnh Hoa - Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng lối sống cho sinh viên Trường Đại học

Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay 135 Phạm Văn Hùng, Nguyễn Huy Hùng - Đánh giá đầu ra của chương trình đào tạo qua mức độ đáp ứng chuẩn

đầu ra của sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp 141

Ngô Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Thu Hiền - Yêu cầu khách quan của việc đổi mới quy trình kiểm tra đánh giá

kết quả học tập môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông nước ta hiện nay 147 Trương Thị Thu Hương, Trương Tuấn Anh - Ứng dụng dạy học dự án trong đào tạo giáo viên kỹ thuật tại

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên 153

Dương Quỳnh Phương, Trần Viết Khanh, Đồng Duy Khánh - Những nhân tố chi phối đến văn hóa tộc người

và văn hóa cộng đồng dân tộc dưới góc nhìn địa lí học 159

Nguyễn Thị Thanh Tâm, Trần Quyết Thắng, Đào Thị Hương - Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch đối với đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại một số công ty kinh doanh lữ hành trên địa bàn thành phố Thái

Nguyên 165

Nguyễn Văn Chung, Đinh Hồng Linh - Các yếu tố thành công cho website thương mại điện tử: trường hợp

doanh nghiệp du lịch nghỉ dưỡng vừa và nhỏ ở Quảng Bình 171

Đặng Thị Bích Huệ - Dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn tỉnh Tuyên Quang và các tác động đến

đời sống người dân trên địa bàn xã Minh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang 177 Lương Văn Hinh, Lương Trung Thuyền - Nghiên cứu biến động giá đất ở trên địa bàn thị trấn Thất Khê,

huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 – 2015 183 Nguyễn Tú Anh, Nguyễn Thị Lan Anh, Nguyễn Thành Minh - Nghiên cứu các mối quan hệ cung ứng dịch

vụ quản trị hoạt động có dịch vụ trách nhiệm xã hội: trường hợp điển cứu tại các công ty dịch vụ vận tải chở

khách vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 189

Nguyễn Thị Thu Thương, Hoàng Ngọc Hiệp - Thực trạng quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát

triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên 193

Tạ Thị Thanh Huyền, Nguyễn Mạnh Dũng - Tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách

nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 199

Nguyễn Thị Kim Huyền - Ứng dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS): kinh nghiệm quốc tế và bài

học cho Việt Nam 205

Nguyễn Thị Nhung, Phan Thị Vân Giang - Tạo động lực cho các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư

nhân đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 211

Phạm Thuỳ Linh, Phạm Hoàng Linh, Trần Thị Thu Trâm - Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong bối

cảnh hội nhập mới 219

Nguyễn Thị Thu Trang, Trần Bích Thủy - Động lực làm việc của cán bộ công chức xã phường: nghiên cứu

điển hình tại thành phố Thái Nguyên 225

Nguyễn Thu Thủy, Hoàng Thái Sơn - Bài học kinh nghiệm trong quản lý rủi ro thanh khoản đối với Ngân

hàng Thương mại Cổ phần Á Châu 231

Ngô Thúy Hà - Định hướng phát triển dịch vụ tín dụng cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đến năm 2020 237

Đoàn Quang Thiệu - Một số kết quả xây dựng mô hình học tập, thực hành về kế toán doanh nghiệp 243

(4)

Lương Thị Thanh Dung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 49 - 54

49 SỰ KHÁC NHAU VỀ KẾT CẤU CHỮ NÔM CỦA VĂN BẢN

THIỀN TÔNG BẢN HẠNH GIỮA BẢN IN NĂM 1745 VÀ BẢN IN NĂM 1932

Lương Thị Thanh Dung* Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Tác phẩm Thiền tông bản hạnh có một vị trí đặc biệt trong lịch sử phát triển văn tự và văn học Nôm. Trong điều kiện đất nước trải qua nhiều giai đoạn phát triển với nhiều biến cố thăng trầm, các tư liệu Nôm thời Lý - Trần mất mát phần lớn nhưng Thiền tông bản hạnh hiện còn với hai bản in khác nhau là những cứ liệu quan trọng giúp chúng ta có cở sở nghiên cứu, đánh giá tìm hiểu diện mạo, đặc trưng về ngôn ngữ, văn tự Nôm thời kỳ đầu. Đặc biệt về mặt kết cấu chữ Nôm, giữa bản 1745 và bản 1932 cũng có sự khác nhau rõ rệt, văn bản ra đời ở thời điểm nào sẽ mang dấu ấn của thời điểm đó. Chính vì vậy mà chữ Nôm trong mỗi bản in của tác phẩm Thiền tông bản hạnh đều có đặc điểm và tính chất riêng phù hợp với thời đại ra đời của văn bản.

Từ khóa: Thiền tông bản hạnh, chữ Nôm, ngôn ngữ, kết cấu, thời Lý Trần MỞ ĐẦU *

Chúng ta đều biết chữ Nôm xuất hiện do nhu cầu dùng để ghi tiếng Việt. Chữ Nôm hoàn toàn mượn các chất liệu của chữ Hán nhưng là mượn theo các kiểu khác nhau nên về mặt cấu trúc nó có nhiều điểm khác khác, đây chính là sự sáng tạo của chữ Nôm. Trước đây, đã có rất nhiều người nghiên cứu về chữ Nôm hoặc bàn về chữ Nôm khi nghiên cứu về nền văn học dân tộc. Thiền tông bản hạnh là một tác phẩm văn học Phật giáo thuộc thời Trần, ngôn ngữ thời đó đã khác xa ngôn ngữ hiện nay, thậm chí khác xa ngôn ngữ thời điểm khắc bản in năm 1745. Và cũng chính sự sáng tạo không ngừng của chữ Nôm mà hai văn bản Thiền tông bản hạnh khắc in năm 1745 tại chùa Liên Hoa và bản khắc in năm 1932 tại chùa Vĩnh Nghiêm đã có thêm sự khác biệt.

SỰ THAY ĐỔI VỀ MẶT KẾT CẤU CHỮ NÔM Nhìn lại công tác nghiên cứu chữ Nôm trong mấy chục năm vừa qua, chúng ta thấy giới nghiên cứu đã đạt được những thành tựu to lớn. Đặc biệt, công trình khảo cứu đầu tiên về chữ Nôm là Chữ Nôm, nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến (1975) [1] đã giới thiệu về ba bài phú thời Trần của Trần Nhân Tông và Sư Huyền Quang đồng thời bước đầu bàn về các cấu trúc chữ Nôm nhưng đó chỉ dựa vào bản in năm 1932. Các tác phẩm khác như Tinh

*Tel: 0912 750006, Email: luongdung8181@gmail.com

tuyển văn học Việt Nam (2004) [2], Toàn tập Trần Nhân Tông (2006) [3] chỉ chỉnh sửa, tham khảo, giới thiệu các bài phú, ca thời Trần trong Thiền tông bản hạnh chứ chưa thật đi sâu vào ngôn ngữ, văn tự. Trong Thiền tông bản hạnh – Phiên âm, chú giải [4], tác giả đính kèm bản in năm 1745 do tác giả Hoàng Xuân Hãn sưu tầm tại chùa Liên Hoa.

Ở bản này, giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã bước đầu đánh dấu bằng kí hiệu riêng và sau mỗi đoạn lại chỉ ra những chữ Nôm đáng chú ý.

Cũng theo Thiền tông bản hạnh – Phiên âm, chú giải (2009) [4, tr.16] thì chữ Nôm trong bản 1745 có đặc điểm nhiều chữ đơn vì những lí do:

1. Những từ được ghi bằng hai mã chữ tách rời trong chữ Nôm thời Trần đã bị lược bỏ hoàn toàn thành tố thứ nhất, chỉ còn lại mã thứ hai ghi âm tiết chính cho phù hợp với âm đọc đương thời.

2. Sử dụng nhiều từ Hán Việt.

3. Chưa sử dụng nhiều thành tố biểu ý.

4. Chưa sử dụng nhiều dấu nháy và ký hiệu phụ.

Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu từng văn bản của Thiền tông bản hạnh, chúng tôi đã tìm hiểu những chữ khác nhau giữa bản in năm 1745 và bản in năm 1932 và thống kê những chữ Nôm còn lưu lại khá rõ dấu vết của chữ Nôm thời Trần và từ cổ trong bản

(5)

Lương Thị Thanh Dung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 49 - 54

50

1745, nhiều từ chỉ thấy xuất hiện trong các bản từ thời Lê Sơ về trước.

Ví dụ: Trong bản 1745 dùng bả 把 để ghi trả, dùng cungghi trong…từ cổ như cóc (biết), mựa 罵 (chớ, đừng), tua 须 (nên)...

Dưới đây là một số ví dụ sự thay đổi chữ Nôm từ bản in năm 1745 đến bản in năm 1932.

Bài Yên Tử sơn Trúc Lâm Trần triều Thiền tông bản hạnh

Câu Bản in năm 1745

Chữ Nôm 1745

Chữ Nôm 1932 10

Thóc Hán gạo Đường đại nẫm phong niên

禿

13 Vốn xưa cổ tích

danh lam

36 Khai hoa kết quả đều thì chứng nên

42

Khêu đèn chong ngọn đợi người hữu duyên

Tóm lại, dù các chữ Nôm ở bản in năm 1745 và bản in năm 1932 khác nhau như thì mục đích chính của các bản in đó là để cho người đương thời dễ đọc, dễ hiểu. Vì lẽ đó, chữ Nôm của bản in năm 1745 mang dấu tích của chữ Nôm thời Lê còn chữ Nôm bản in năm 1932 mang dấu tích của chữ Nôm thời Nguyễn.

CHỮ NÔM TRONG THIỀN TÔNG BẢN HẠNH QUA BẢN 1745 VÀ BẢN 1932 Tác phẩm Thiền tông bản hạnh có tổng số 8471 chữ Nôm thì có 786 trường hợp cùng một chữ Nôm nhưng có dạng kết cấu khác nhau giữa hai bản in. Trong đó, bài Yên Tử sơn Trúc Lâm Trần triều Thiền tông bản hạnh có 419 trường hợp, bài Cư trần lạc đạo phú có 274 trường hợp, bài Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca có 45 trường hợp, bài Vịnh chùa Hoa Yên tự phú có 48 trường hợp.

Trong phần này, việc phân định tỉ lệ của các chữ Nôm chúng tôi dựa theo bản 1745. Tức là kết cấu văn tự trong bản 1745 sẽ phân ra thành các tiểu loại nhỏ và so sánh với các dạng kết cấu văn tự ở bản 1932. Từ đó đưa ra những nhận định về sự thay đổi kết cấu văn tự giữa hai bản.

Sau khi thống kê những chữ Hán khác nhau về kết cấu văn tự giữa bản năm 1745 và bản năm 1932 chúng tôi có phân loại thành các dạng sau:

Loại chữ đơn

Loại này bao gồm những chữ mượn thẳng từ chữ Hán và không có cấu trúc nội tại (gọi là loại A). Ở đây có thể chia thành các tiểu loại sau:

Loại mượn hình, âm Hán Việt và Nghĩa (A1) Kiểu loại A1 được dùng biểu thị các tiếng Hán Việt, nó có sự trùng khít cả ba mặt hình – âm – nghĩa với một chữ Hán. Trong kho tàng từ vựng tiếng Việt những từ gốc Hán đọc với âm Hán Việt còn khá phổ biến nên việc mượn ngay chữ Hán để ghi những từ mượn ở tiếng Hán Việt là điều hoàn toàn có thể chấp nhận được trong quá trình tạo chữ Nôm.

Từ cùng ở bản năm 1745穷và bản năm 1932 窮thực chất đều là một và mang nghĩa là vô cùng tận, cực kỳ nhưng vì hai bản không thống nhất một cách viết nên chúng tôi cho rằng đây cũng là một lí do dẫn đến sự khác nhau của bản năm 1745 và bản năm 1932.

Trường hợp từ ngại 碍bản 1745 là từ mượn hoàn toàn tiếng Hán. Sang đến bản 1932, theo yếu tố liên tưởng trường nghĩa với bộ thạch 石 trong chữ ngại 碍cùng với yếu tố biểu ý là nghi疑, biểu thị sự khó khăn, trở ngại. Chữ ngại 碍 bản 1745 chuyển thành 礙 ở bản 1932 là từ có kết cấu chữ ghép và có cấu trúc nội tại. Trong bảng thống kê của chúng tôi, loại chữ Nôm này chỉ có 3 trường hợp trong cả tác phẩm, chiếm khoảng 0,38%.

Mượn hình và nghĩa chữ Hán (A2)

Kiểu loại A2 đọc theo âm Tiền Hán Việt hoặc Hán Việt Việt hoá - gọi chung là phi Hán Việt, tức là cách đọc không phải Hán Việt đối với những từ gốc Hán - ở các văn bản Hán, chữ này chỉ được đọc theo âm Hán Việt nhưng ở các văn bản Nôm thì nó có thể đọc theo âm Hán Việt hoặc các âm phi Hán Việt.

Mặc dù loại chữ Nôm này chúng tôi chỉ thống kê được ở 3 bài nhưng tần xuất xuất hiện của các từ không nhỏ. Trong bảng

(6)

Lương Thị Thanh Dung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 49 - 54

51 thống kê của chúng tôi, có 25 trường hợp,

chiếm khoảng 3,18%.

Mượn hình, âm Hán Việt, bỏ nghĩa (A3) Có hiện tượng dùng chữ Hán để ghi âm Nôm một cách chính xác là do giữa hệ thống ngữ âm tiếng Việt và hệ thống ngữ âm Hán Việt có hiện tượng đồng âm. Những người tạo ra chữ Nôm đã biết lợi dụng điều này trong khi mượn những tiếng Hán Việt để ghi những tiếng thuần Việt đồng âm nhưng không đồng nghĩa.

Loại chữ Nôm này chúng tôi thống kê được 70 trường hợp trong cả tác phẩm nhưng có những chữ tần xuất sử dụng rất lớn. Ví dụ như từ một bản 1745 ghi蔑,bản 1932 ghi沒.

Trong bài Yên Tử sơn Trúc Lâm Trần triều Thiền tông bản hạnh, số lần xuất hiện là 25 lần, Bài Cư trần lạc đạo phú 9 lần, Bài Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca 2 lần. Loại này chiếm khoảng 8,91%.

Mượn hình, âm Hán Việt đọc chệch (A4) Do hệ thống ngữ âm Hán Việt nghèo hơn hệ thống ngữ âm thuần Việt mà trong điều kiện dùng chữ Hán đọc với cách đọc Hán Việt để ghi tiếng thuần Việt thì hiện tượng mượn âm na ná, âm Hán Việt gần giống là một lẽ dĩ nhiên. Theo các nhà nghiên cứu, loại chữ ghi âm không chính xác ở thời đầu xuất hiện tương đối nhiều. Về sau chúng được bổ sung thêm các bộ thủ hoặc chữ Hán biểu ý để thành chữ hình thanh nên số lượng giảm dần. Trong Thiền tông bản hạnh, tiểu loại này tần xuất sử dụng trong văn bản rất cao, chiếm đa số các từ trong bản thống kê của chúng tôi.

Các tiểu loại chữ Nôm trên đây đều có tự dạng đồng nhất với chữ Hán, nhiều người quen gọi là chữ giả tá. Sự khác nhau ở các tiểu loại thể hiện ở chỗ: A1, A2 trong khi mượn nguyên chữ Hán để làm chữ Nôm người Việt đã sử dụng đồng thời hai mặt (mặt âm và mặt nghĩa). Còn ở A3, A4 thì chỉ sử dụng riêng một mặt, hoặc chỉ đơn thuần mặt âm (A3, A4). Ở A1, A2, thực chất là hiện tượng vay mượn ngôn ngữ trong khi ở A3, A4 thì chỉ có hiện tượng đơn thuần là vay mượn ký hiệu văn tự. Riêng sự khác nhau giữa A1, A2 và A3, A4 lại thể hiện ở một phương diện

khác: những chữ thuộc A1, A3 đều có cách đọc thống nhất ở trong văn bản, còn A2, A4 lại không có sự thống nhất đó. Có thể so sánh:

Âm Hán Âm Nôm

A1 Cùng Cùng

A2 Sơ Xưa

A3 Một Một

A4 Thốc Thóc

Loại chữ ghép

Ghép một chữ Hán với ký hiệu phụ (B1) Kí hiệu phụ trong tác phẩm Thiền tông bản hạnh bản năm 1745 và bản năm 1932 thường không giống nhau. Kí hiệu phụ thường là các bộ thủ trong 214 bộ thủ Hán. Trong bảng liệt kê của chúng tôi, ký hiệu phụ là các dấu cá (个) hoặc nháy (`).

Ở đây, các ký hiệu phụ trên không có ý nghĩa mà chỉ có tác dụng báo cho người đọc biết cách dùng giả tá và khi đọc phải đọc chệch đi so với âm Hán Việt. Sự sáng tạo ở đây tuy chưa nhiều nhưng không phải là không có.

Trong phần thống kê của chúng tôi, loại chữ Nôm này chỉ có 3 trường hợp trong bài Cư trần lạc đạo phú, chiếm khoảng 0,38%.

Ghép âm – ý (B2)

Đối với chữ Nôm thuộc loại này, các yếu tố tham gia biểu ý có thể là bộ thủ hoặc các chữ Hán.

Khi bộ phận biểu ý là một bộ thủ thì nó chỉ biểu thị ý nghĩa một cách khái quát, còn khi là một chữ Hán cụ thể thì nó biểu thị ý nghĩa một cách rất cụ thể, nghĩa là có tính chính xác. Ở bản 1745, hai loại chữ kể trên không nhiều lắm, vì chữ Nôm được tạo ra theo lối giả tá, nhưng về sau chúng lại có xu thế phát triển do nhu cầu chính xác hoá ngày càng cao nên văn tự trong bản 1932 sử dụng chữ Nôm theo kiểu âm ý tương đối nhiều. Chúng tôi thống kê được 155 trường hợp trong tác phẩm. Cụ thể là bài Yên Tử sơn Trúc Lâm Trần triều Thiền tông bản hạnh 84 trường hợp, bài Cư trần lạc đạo phú 47 trường hợp, bài Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca 7 trường hợp, bài Vịnh Hoa Yên tự phú 17 trường hợp, chiếm 19,72 %. Trong tác phẩm, loại chữ

(7)

Lương Thị Thanh Dung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 49 - 54

52

Nôm này chiếm tỉ lệ tương đối cao chỉ sau trường hợp chữ Nôm giả tá.

Ghép âm – âm (B3)

Đây là loại chữ Nôm còn mang dấu vết các tổ hợp phụ âm đầu trong tiếng Việt, một thành tố dùng để ghi phụ âm thứ nhất, thành tố thứ hai dùng để ghi âm tiết chính. Trong văn bản những chữ Nôm loại này rất ít nhưng cũng rất đáng lưu ý vì chúng ghi được các tổ hợp phụ âm đầu kl, tl trong tiếng Việt cổ.

- Chữ sang ghi bằng (cự + lang) > clang

> sang

Vượt sang Đông thổ truyền nay kể rằng Bài Yên Tử sơn Trúc Lâm Trần triều Thiền tông bản hạnh (28,154,164,168,345)

- Chữ lời ghi bằng (ma + lệ) > mlời > nhời > lời Chăng lạ gì lời vấn đáp tiêu tao

Bài Yên Tử sơn Trúc Lâm Trần triều Thiền tông bản hạnh:

(29,66,156,162,294,347,403,434,566,591, 606,630)

Bài Cư trần lạc đạo phú: 99 Bài Vịnh Vân Yên tự phú: 8

Trong những tác phẩm chữ Nôm cổ như:

Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Chỉ nam ngọc âm, Truyền kỳ mạn lục,... Từ điển Việt - Bồ - La của Alexandre de Rhodes xuất bản tại Rôm năm 1651 còn ghi lại ba tổ hợp phụ âm đôi là bl, tl, ml. Đặc biệt, trong việc so sánh tác phẩm chữ Nôm Thiền tông bản hạnh giữa bản 1745 và bản 1932 chúng tôi nhận thấy, bản 1745 còn lưu giữ lại tương đối các âm Nôm cổ nhưng đến bản 1932 thì được thay thế bằng các chữ Nôm khác hiện đại, dễ hiểu hơn rất nhiều. Trường hợp này chúng tôi thống kê được trong tác phẩm 19 trường hợp, chiếm 3,38%.

Ghép ý – ý (B4)

Loại chữ Nôm ghép ý – ý hay còn được gọi là chữ hội ý. So với các tiểu loại trên, loại này có số lượng tương đối ít. Mặc dù tác phẩm Thiền tông bản hạnh có rất nhiều trường hợp

sử dụng từ ghép ý – ý này nhưng trong bảng thống kê về sự thay đổi văn bản Thiền tông bản hạnh từ bản 1745 đến bản 1932 của chúng tôi, chỉ có trường hợp câu từ lời trong bản 1745 thay bằng lời trong 1932. Ở thời Trần rất nhiều các chữ Nôm được ghi bởi hai mã chữ, ví dụ chữ trời được ghi bằng chữ ma 麻 và lệ例 nhưng sang đến đời Lê thì hai mã chữ được viết gọn lại thành . Đây là cách viết quen thuộc của giai đoạn cuối Lê đầu Nguyễn, nhất là trong các Kinh Thánh, dùng chữ Nôm trời + khẩuthành lời . Và từ này được thay thế trong bản 1932 nên chúng tôi chỉ khái quát lại chứ không tính là một trường hợp trong bảng thống kê phần tiểu loại này.

NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ KHÁC NHAU VỀ KẾT CẤU CHỮ NÔM GIỮA HAI VĂN BẢN

Ngay trong những nhận định ban đầu của chúng tôi, chữ Nôm trong Thiền tông bản hạnh bản in năm 1932 hiện đại, dễ hiểu hơn rất nhiều so với bản in năm 1745. Chữ Nôm trong quá trình phát triển có xu thế ngày càng hoàn thiện hơn về cấu trúc văn tự, hiện tượng vay mượn chữ Hán ngày càng ít đi, thay vào đó là các chữ Nôm tự tạo. Nguyên nhân chính là do sự tác động của quy luật phát triển ngôn ngữ tiếng Việt trên con đường đơn tiết hoá, vì văn tự luôn đi sau lời nói để ghi lại ngôn ngữ.

Tiếng Việt ở thời điểm 1745 khác tiếng Việt thời điểm 1932. Bởi vậy, khi ghi lại ngôn ngữ ở hai thời điểm cách nhau gần hai thế kỷ thì cấu trúc chữ Nôm ở hai thời điểm cũng rất khác nhau. Theo GS. TS Nguyễn Ngọc San:

Từ khi xuất hiện chữ Nôm cho đến các giai đoạn phát triển của nó sau này, giữa hệ thống âm Hán Việt và hệ thống âm thuần Việt bao giờ cũng có một sự thiếu ăn khớp. Nếu gọi X là âm Hán Việt và X’ là âm thuần Việt thì luôn luôn tồn tại một hiện tượng X # X’, X muốn đọc thành X’ phải có sự chỉnh âm [5, tr.41].

Thiền tông bản hạnh là một tác phẩm chữ Nôm thời Trần nhưng lại được sưu tầm và biên soạn vào thời Lê nên không thể tránh

(8)

Lương Thị Thanh Dung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 49 - 54

53 khỏi sự sửa chữa, nhuận sắc cho dễ đọc, dễ

hiểu với người đương thời. Trong văn bản Thiền tông bản hạnh bản in năm 1932 xuất hiện rất nhiều các yếu tố biểu âm, biểu ý khiến cho văn bản không những khác xa so với bản in năm 1745 mà theo chúng tôi, nó cũng rất khác với bản in trước nó. Trong bảng thống kê của chúng tôi về phần văn tự, các chữ Nôm đơn trong bản 1745 chiếm gần 2/3 trong tổng số chữ Nôm khác nhau mà chúng tôi thống kê được. Và những chữ này khi ở bản 1932 thì hầu như được thay thế bằng các chữ Nôm tự tạo, thường là có thêm yếu tố biểu ý. Chính sự thay đổi này đã khiến cho giới độc giả rất nghi ngờ về việc tác phẩm Thiền tông bản hạnh có phải là tác phẩm chữ Nôm thời Trần hay không khi trong nước chưa biết đến bản 1745.

Khi giới Hán Nôm trong nước biết đến bản in 1745 này thì đều nhận định Thiền tông bản hạnh là tác phẩm chữ Nôm văn Nôm thời Trần là có căn cứ. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu khẳng định rõ hơn rằng: văn bản mang đậm dấu vết của chữ nôm thời Lê nhưng vẫn còn lưu lại đáng kể dấu vết của chữ Nôm văn Nôm thời Trần.

Nguyên nhân thứ hai phải kể đến là do nguồn gốc xuất xứ của hai văn bản. Do không xuất xứ từ cùng một văn bản nên sự khác nhau của bản 1745 và bản 1932 là điều dễ hiểu. Hiện nay, tác phẩm Thiền tông bản hạnh được đánh giá là một tác phẩm nổi tiếng và có giá trị về mọi mặt, lịch sử, văn học, xã hội cũng như tôn giáo. Tuy nhiên, trước đây việc truyền bản là do nhu cầu tôn giáo, tuyên truyền về đạo Phật là chính. Trải qua bao

nhiêu biến cố của đất nước, và do tác động của quy luật phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cùng sự loại bỏ các yếu tố đã mất chức năng văn tự nên tác phẩm không còn lưu giữ được như nguyên bản không chỉ là vấn đề riêng của Thiền tông bản hạnh mà là hiện trạng chung của nền văn học Việt Nam giai đoạn này.

KẾT LUẬN

Qua so sánh hai bản của tác phẩm Thiền tông bản hạnh chúng tôi nhận thấy bản 1745 và bản 1932 khác nhau rất nhiều về mặt cấu trúc chữ Nôm. Các chữ Nôm ở bản 1745 thường là các chữ Nôm đơn nhưng sang bản 1932 những chữ này đã được thêm vào các yếu tố biểu ý tạo thành các chữ Nôm ghép.

Tác phẩm Thiền tông bản hạnh được lưu truyền đến ngày nay chắc hẳn đã chứa đựng biết bao thăng trầm trong đó. Dù sao, để còn được một Thiền tông bản hạnh như ngày hôm nay với những giá trị hiện tại đó những kẻ hậu học như chúng ta phải biết nhớ ơn và trân trọng ý thức gìn giữ, lưu truyền của những người đi trước và những công việc mà họ đã làm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (1975), Chữ Nôm – Nguồn gốc, Cấu tạo, Diễn biến, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

2. Nguyễn Đăng Na (2004), Tinh tuyển văn học Việt Nam, tập 3, Nxb Khoa học xã hội, TP. Hồ Chí Minh.

3. Lê Mạnh Thát (2006), Toàn tập Trần Nhân Tông, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

4. Hoàng Thị Ngọ (2009), Khảo cứu, phiên âm, chú giải – Thiền tông bản hạnh, Nxb Văn học, Hà Nội.

5. Nguyễn Ngọc San (2003), Lý thuyết chữ Nôm văn Nôm, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

(9)

Lương Thị Thanh Dung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 49 - 54

54

SUMMARY

DIFFERENCES BETWEEN THE STRUCTURE OF NOM LETTERS IN THE PRINT BLOCK OF THIEN TONG BAN HANH IN 1745 AND THE BLOCK IN 1932

Luong Thi Thanh Dung* University of Science - TNU

Thien tong ban hanh has a special position in the history of the development of Nom documents and literature. In the context of the country experiencing many development periods with many up and downs, many materials of Nom letters during the Ly - Tran dynasty have disappeared but there have been two different important print records of Thien tong ban hanh. They serve as a base for researches, on the appearance, language characteristics and scripts of the early Nom letters.

Especially, the structure of Nom letters, between 1945 version and 1932 version also have differences. Documents were born in what period will have that period’s traits. That’s why Nom letters in each version of Thien tong ban hanh has it own characteristics in accordance with the age of the text.

Key words: Thien tong ban hanh, Nom letters, language, structure, Ly - Tran dynasty

Ngày nhận bài: 11/4/2017; Ngày phản biện: 24/5/2017; Ngày duyệt đăng: 28/6/2017

*Tel: 0912 750006, Email: luongdung8181@gmail.com

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nguyễn Khánh Như - Sự phát triển của hệ thống các trường đại học sư phạm trọng điểm Trung Quốc hiện nay 73 Nguyễn Văn Hồng, Vũ Thị Thanh Thủy - Dạy học theo dự án và

Nguyễn Khánh Như - Sự phát triển của hệ thống các trường đại học sư phạm trọng điểm Trung Quốc hiện nay 73 Nguyễn Văn Hồng, Vũ Thị Thanh Thủy - Dạy học theo dự án và

để xây dựng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo tại Đại học Thái Nguyên 131 Đỗ Quỳnh Hoa - Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng lối sống cho sinh

Giáo dục phẩm chất trách nhiệm cho học sinh lớp 6 Trường THCS Chu Văn An – thành phố Thái Nguyên 338 Nguyễn Thị Mai Hương, Bùi Thị Sen - Các yếu tố ảnh hưởng đến

Pham Thi Hong Nhung - Analyzing the image of Quang Yen tourist destination in order to improve competitiveness 45 Duong Quynh Phuong, Chu Thi Trang Nhung - Labor and

giảng viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên 590 Nguyễn Thùy Giang, Hà Thị Thu Thủy - Tác động của phát triển công nghiệp đối với

Bài viết này nhằm xây dựng khung lý thuyết với mục đích khám phá các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của người lao động tại Công ty cổ phần quản

Bùi Thị Kiều Giang - Mối quan hệ giữa việc sử dụng mạng xã hội và chỉ số xúc cảm của sinh viên năm thứ nhất 147 Trần Minh Thành, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thùy