• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
48
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 2

Ngày soạn: Thứ sáu ngày 11 tháng 09 năm 2020

Ngày giảng: ( Sáng ) Thứ hai, ngày 14 tháng 09 năm 2020 TOÁN

Tiết 6: Luyện tập I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nhận biết được độ dài 1 dm, biết quan hệ giữa dm và cm để viết số đo có đơn vị là cm thành dm và ngược lại trong trường hợp đơn giản.

- Nhận biết được độ dài đề-xi-mét trên thước thẳng.

2. Kĩ năng:

- Tập ước lượng và thực hành sử dụng đơn vị đo dm.

- Vẽ được đoạn thẳng có độ dài 1 dm.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt.

II. CHUẨN BỊ.

- Giáo viên: Thước thẳng có vạch chia từng cm và 10 cm, sách giáo khoa, PHTM - Học sinh: Bảng phụ, vở, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ. ( 5’ )

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài tập 2 cuat tiết 5, lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới. (30') 1. Giới thiệu bài. ( 1’)

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại đầu bài.

2. Thực hành: ( 29’) Bài 1

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải làm gì

- 2 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

a) 8dm + 2 dm = 10 dm 3dm + 2dm = 5 dm 9 dm + 10 dm = 19 dm b) 10 dm - 9 dm = 1 dm 16 dm - 2 dm = 14 dm 35dm - 3 dm = 32 dm.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi đầu bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại đầu bài.

- Học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải điền số.

(2)

?

- Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.

- Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng làm phần b, yêu cầu học sinh tìm và đọc.

- Giáo viên yêu cầu 1 học sinhlên bảng làm phần c, vẽ đoạn thẳng AB dài 1dm, lớp vẽ vào bảng con.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, chữa bài.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên chốt lại kiến thức cho học sinh

Bài 2

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Giáo viên yêu cầu học sinh tìm trên thước vạch chỉ 2dm và dùng phấn để đánh dấu và đọc kết quả.

- Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng làm phần b, cả lớp làm bài vào bảng con.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức.

Bài 3 ( ƯD PHTM )

- GV yêu cầu học sinh mở máy - GV gửi file bài tập , yêu cầu học sinh nhận tệp tin

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải làm gì

?

- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện làm bài vài máy tính bảng.

- 1 học sinhlên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở, .

a) 10cm = 1dm 1 dm = 10cm b)Học sinh lên bảng tìm và đọc.

c)1 học sinh lên bảng vẽ, cả lớp vẽ vào bảng con theo yêu cầu.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe, chữa bài.

- Học sinh trả lời: Củng cố quan hệ giữa đề- xi-mét và xăng-ti-mét và củng cố vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh tìm trên thước vạch chỉ 2dm và dùng phấn để đánh dấu và đọc kết quả.

a)Học sinh tìm trên thước và đọc kết quả.

b) 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào bảng con.

2dm = 20 cm

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

- HS nhận tệp tin

- Học sinh yêu cầu đề bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta đổi từ dm ra cm.

- Học sinh thực hiện

(3)

- Giáo viên thu bài.

- Giáo viên nhận xét, chữa bài.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên chốt kiến thức.

Bài 4

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Giáo viên hướng dẫn: Muốn điền đúng chúng ta phải ước lượng số đo của các vật, của người được đưa ra.

Chẳng hạn bút chì dài 16..., muốn điền đúng chúng ta phải so sánh độ dài của bút với 1dm và thấy bút chì dài 16cm, không phải 16dm. rồi đơn vị đo cho phù hợp.

- Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức.

- Bài tập a

C. Củng cố, dặn dò. ( 3’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

a) 1dm = 10cm 3dm = 30cm 8dm=80cm 2dm = 20cm 5dm = 50cm 9dm=90cm b) 30cm = 3dm 60cm = 6dm 70cm=7dm - Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Điền cm hoặc dm vào chỗ chấm thích hợp.

- Học sinh lắng nghe và quan sát cầm bút chì và tập ước lượng.

- 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.

+ Độ dài cái bút chì là 16cm.

+ Độ dài một gang tay của mẹ là 2dm.

+ Độ dài một bước chân của Khoa là 30cm.

+ Bé Phương cao 12dm.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = TẬP ĐỌC

Tiết 4 + 5: Phần thưởng I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

(4)

- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ mới, các từ dễ sai do ảnh hưởng của phương ngữ.

Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Câu chuyện đề cao tấm lòng tốt và khuyến khích học sinh làm việc tốt.

2. Kỹ năng:

Rèn đọc các từ mới, nắm được đặc điểm của nhân vật Na và diễn biến câu chuyện.

3. Thái độ:

Có ý thức tự giác trong học tập.

* Giáo dục QTE: Là một người hs tất cả đều có quyền học tập, được biểu dương và nhận phần thưởng khi học tốt làm việc tốt.

* Giáo dục KNS: Xác định giá trị: có khả năng hiểu rõ giá trị bản thân, biết tôn trọng và thừa nhận người khác có những giá trị khác.Thể hiện sự cảm thông.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Tranh minh hoạ, bảng phụ., sách giáo khoa.

- Học sinh: Sách giáo khoa Tiếng việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên A. Kiểm tra bài cũ. ( 5’)

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài Tự thuật và trả lời câu hỏi.

? Em biết những gì về bạn Thanh Hà?

? Nhờ đâu mà em biết được rõ về bạn Thanh Hà như vậy?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới: (30') 1. Giới thiệu bài. ( 1’)

- Trong tiết học hôm nay, các em sẽ quen với một bạn gái tên là Na. Na học chưa giỏi nhưng cuối năm lại được một phần thưởng đặc biệt. Đó là phần thưởng gì ? Truyện đọc này muốn nói với các em điều gì ? Chúng ta hãy cùng đọc và tìm hiểu câu chuyện.

- Ghi đầu bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại đầu bài.

2. Nội dung: ( 29’) a. Đọc mẫu.

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài với giọng nhẹ nhàng, cảm động.

Hoạt động của học sinh

- 2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi.

+ Em biết: Tên, giới tính, ngày sinh, nơi sinh, quê quán,….của bạn Thanh Hà.

+ Nhờ vào tự thuật của bạn.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi đầu bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại đầu bài.

- Học sinh theo dõi, lắng nghe giáo viên đọc.

(5)

b. Đọc câu.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp câu lần 1.

- Giáo viên đưa ra từ khó: Phần thưởng, buổi sáng, bí mật.

- Giáo viên gọi học sinh đọc từ khó.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đồng thanh từ khó.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

- Giáo viên nhận xét tuyên dương.

c. Đọc đoạn.

- Giáo viên chia đoạn.

+ Đoạn 1: Từ đầu đến học chưa giỏi.

+ Đoạn 2: Từ Cuối năm học đến các bạn rất hay.

+ Đoạn 3: Đoạn còn lại.

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Giáo viên hướng dẫn đọc câu dài:

+ Một buổi sáng,/ vào giờ ra chơi,/ các bạn trong lớp túm tụm bàn bạc điều gì/

có vẻ bí mật lắm.//

- Giáo viên đọc mẫu.

- Giáo viên gọi học sinh đọc câu dài trên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc phần chú giải trong sách giáo khoa.

d.Luyện đọc trong nhóm.

* KT chia nhóm

- Giáo viên yêu cầu học sinh luyện đọc trong nhóm theo nhóm 3.

- Giáo viên gọi đại diện nhóm thi đọc.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương các nhóm đọc tốt.

- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc cả bài.

=> Chuyển ý sang tìm hiểu bài.

3.Tìm hiểu bài. ( 18’)

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 1.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh đọc từ khó: Phần thưởng, buổi sáng, bí mật.

- Học sinh đọc đồng thanh theo yêu cầu.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc câu dài trên bảng.

+ Một buổi sáng,/ vào giờ ra chơi,/ các bạn trong lớp túm tụm bàn bạc điều gì/ có vẻ bí mật lắm.//

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Học sinh đọc chú giải trong sách giáo khoa.

- Học sinh luyện đọc trong nhóm theo nhóm 3.

- Đại diện nhóm lên thi đọc.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc cả bài.

(6)

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.

? Hãy kể những việc làm tốt của Na?

? Câu chuyện kể về ai?

? Bạn ấy có đức tính như thế nào?

* Giáo dục KNS:

? Theo em, điều gì bí mật được các bạn của Na bàn bạc?

? Theo em Na có xứng đáng được thưởng không? Vì sao?

- Các bạn đã bao giờ làm những việc tốt giúp đỡ người khác bao giờ chưa ?

- Giáo viên chốt kết hợp GD KNS:

Chúng ta nên giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn, như vậy là chúng ta đã làm được 1 việc tốt đó là biết giúp đỡ mọi người.

* Giáo dục QTE:

? Khi Na được phần thưởng, những ai vui mừng, vui mừng như thế nào?

? Muốn nhận được phần thưởng của các thầy cô giáo thì bản thân các bạn phải như thế nào ?

- Giáo viên chốt kết hợp GD QTE: Là một người học sinhcác con đều có quyền học tập, khi làm được những việc tốt hay thành tích tốt các con đều có quyền được biểu dương và nhận phần thưởng

? Câu chuyện này khuyên em điều gì?

- Giáo viên ghi nội dung lên bảng.

- Giáo viên gọi vài học sinh đọc.

4. Luyện đọc lại. (12’) - Giáo viên đọc mẫu lần 2.

- Giáo viên gọi 1 số học sinh luyện đọc lại.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương . C. Củng cố, dặn dò. ( 4’)

* KT trình bày 1 phút

- GV đưa ra câu hỏi: Trong câu chuyện Na là một học sinh như thế nào? con cần phải học tập bạn Na điều gì?

- Học sinh đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.

+ Trực nhật giúp bạn, gọt bút chì giúp bạn, cho bạn nửa cục tẩy.

+ Kể về bạn Na.

+ Bạn ấy tốt bụng, hay giúp đỡ bạn bè.

- Các bạn đề nghị cô giáo thưởng cho Na.

- Có. Vì Na là một học sinh có tính tốt và giúp đỡ mọi người.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

- Cả lớp vui mừng và vỗ tay.

- HS trả lời

- Học sinh lắng nghe.

* Ý nghĩa: Câu chuyện đề cao lòng tốt khuyến khích học sinh làm việc tốt.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh đọc nội dung bài.

- Học sinh thực hiện luyện đọc theo yêu cầu.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe, trả lời:( mỗi hs được trình bày ý kiến của mình trong 1 phút) Na là học sinh ngoan tuy thành tích học tập

(7)

- GV lắng nghe nhận xét, góp ý ý kiến của học sinh

- Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

chưa tốt nhưng bạn rất hay giúp đỡ các bạn trong lớp. Con cần học tập bạn Na luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác.

….

- Lắng nghe

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = Ngày soạn: Thứ sáu ngày 11 tháng 09 năm 2020

Ngày giảng: ( Chiều ) Thứ hai, ngày 14 tháng 09 năm 2020 ĐẠO ĐỨC

Bài 1: Học tập, sinh hoạt đúng giờ ( Tiết 2 ) I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Học sinh hiểu các biểu hiện cụ thể và lợi ích của việc học tập sinh hoạt đúng giờ. Nêu được lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.

2. Kỹ năng:

Học sinh biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lý và thực hiện đúng thời gian biểu.

3. Thái độ:

HS có thái độ đồng tình với các bạn học tập sinh hoạt đúng giờ.

* Giáo dục TTHCM: Có thái độ tiết kiệm thời gian, biết học tập và sinh hoạt đúng giờ là noi theo gương Bác Hồ.

* KNS:KN quản lí thời gian để học tập, sinh hoạt đúng giờ.KN lập kế hoạch để học tập, sinh hoạt đúng giờ.

II.CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Phiếu thảo luận nhóm, vở bài tập đạo đức.

- Học sinh : Vở bài tập đạo đức.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên nêu câu hỏi, gọi học sinh trả lời câu hỏi.

? Học tập, sinh hoạt đúng giờ có lợi gì ? - Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét,tuyên dương.

B. Dạy bài mới: (30') 1. Giới thiệu bài: ( 1’)

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại đầu bài.

- Học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi.

+ Học tập, sinh hoạt đúng giờ mới có sức khoẻ tốt và học tập tiến bộ.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại đầu bài.

(8)

2. Các hoạt động: ( 29’)

a) Hoạt động 1: Lớp thảo luận.

- Giáo viên phát cho mỗi học sinh thẻ màu và nói quy định chọn màu.

* GD KNS

- Giáo viên lần lượt đưa ra ý kiến, yêu cầu học sinh giơ 1 trong 3 thẻ màu để biểu thị thái độ của mình.

- Sau mỗi ý kiến, giáo viên kết luận:

a) Là ý kiến sai. Nếu như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, kết quả học tập của mình, của bạn bè, làm bố mẹ thầy cô lo lắng.

b)Là ý kiến đúng. Vì có như vậy mới học giỏi, mau tién bộ.

c)Là ý kiến sai. Vì sẽ không tập trung học tập, kết quả học tập sẽ thấp, mất nhiều thời gian. Vừa học vừa chơi sẽ là thói quen xấu.

d) Là ý kiến đúng.

Giáo viên chốt kết hợp GD KNS: Như vậy qua các tình huống vừa rồi các con cần biết lập kế hoạch và tự quản lí thời gian để học tập, sinh hoạt đúng giờ.

b) Hoạt động 2.

- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu bài tập.

- Giáo viên yêu cầu học sinh ghi vào phiếu rồi đọc trước lớp.

+ Nhóm1: Ghi lợi ích học tập đúng giờ.

+ Nhóm2: Ghi lợi ích khi sinh hoạt đúng giờ.

+ Nhóm3: Những việc làm để học tập đúng giờ.

+ Nhóm4: Những việc làm để sinh hoạt đúng giờ.

=> Giáo viên kết luận: Học tập sinh hoạt đúng giờ giúp học tập có kết quả hơn, thoải mái hơn. Là việc làm cần thiết.

c) Hoạt động 3: Thảo luận nhóm - Giáo viên chia lớp thành nhóm đôi.

- Yêu cầu trao đổi về thời gian biểu của mình.

- Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày.

- Học sinh nhận thẻ màu.

- Học sinh nghe ý kiến, suy nghĩ giơ thẻ theo suy nghĩ của mình và giải thích lí do.

- Học sinh lắng nghe.

- 4 nhóm thảo luận, trình bày.

- Học sinh ghi vào phiếu và đọc trước lớp.

+ Nhóm 1: Sẽ học giỏi, tiếp thu bài nhanh.

+ Nhóm 2: Có lợi cho sức khoẻ.

+ Nhóm 3: Chú ý nghe giảng, giờ. nào việc nấy.

+ Nhóm 4: Giờ nào làm việc ấy.

- Học sinh lắng nghe.

- Thảo luận nhóm đôi theo câu hỏi gợi ý.

- Học sinh trình bày trước lớp.

(9)

* TTHCM:

- Các em đã bao giờ tự lập thời gian biểu cho bản thân mình chưa ?

- Giáo viên chốt kết hợp GD TT HCM:

Chúng ta lập thời gian biểu là chúng ta đã lập được kế hoạch cho riêng bản thân mình và như vậy là chúng ta đang học tập theo tấm gương của Bác, sinh hoạt điều độ có kế hoạch và đúng giờ.

Thời gian biểu nên phù hợp với điều kiện của từng em.việc thực hiện đúng thời gian biểu sẽ giúp các em làm việc, học tập có kết quả và đảm bảo sức khỏe.

C. Củng cố, dặn dò: (4’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Học sinh lắng nghe, trả lời

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

Tiết 2: Bộ xương I. MỤC TIÊU.

1.Kiến thức: Sau bài học, hs có thể nói tên một số xương và khớp của cơ thể. Hiểu được rằng cần đi, đúng tư thế và không mang vác, xách vật nặng để cột sống không cong vẹo.

2.Kỹ năng: Nhận biết được một số vị trí xương trên cơ thể.

3.Thái độ: GD hs biết cách giữ gìn và bảo vệ bộ xương không cong vẹo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC 1. Giáo viên: - Tranh vẽ bộ xương.

- Phiếu ghi tên một số xương và khớp xương.

2. Học sinh: Vở BT TNXH

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Ổn định tổ chức: (1’) A.Kiểm tra bài cũ: (3-5’)

- Nhờ đâu mà cơ thể con người cử động được?

- Nhận xét- Đánh giá.

B.Bài mới: (30’) a.Giới thiệu bài:

? Trong cơ thể có những xương nào?

? Vai trò của xương ntn?

- Hát - Trả lời.

- Xương tay, chân, đầu, cổ.

- Giúp cho ta làm việc và cử động được.

- Nghe

(10)

Các xương được nối với nhau tạo thành bộ xương. Để nhận biét được một số xương của cơ thể, cách bảo vệ, giữ gìn.

- Ghi đầu bài.

b.Nội dung:

*Hoạt động 1:

- Y/C hoạt động nhóm 2.

- Treo tranh vẽ bộ xương phóng to.

- YC thảo luận:

? Hình dạng và kích thước xương có giống nhau không?

? Nêu vai trò của một số xương?

- Bộ xương của cơ thể gồm rất nhiều xương, khoảng 200 chiếc với kích thước lớn nhỏ khác nhau làm thành một khung để nâng đỡ và bảo vệ các cơ quan bên trong nhơ: bộ não, tim, phổi.Nhờ có xương, cơ phối hợp dưới sự điều khiển của hệ thần kinh mà chúng ta cử động được.

* Hoạt đông 2:

- YC các nhóm quan sát tranh 2,3.

- YC hs quan sát tranh thảo luận nhóm.

? Tại sao hằng ngày ta phải ngồi, đi, đứng đúng tư thế?

? Tại sao không nên mang vác nặng?

? Cần làm gì để xương phát triển tốt?

C.Củng cố dặn dò:(4’)

? Nên làm gì để cột sống không cong vẹo?

- HD học ở nhà.

- NX tiết học.

- Nhắc lại.

- Các nhóm quan sát hình vẽ bộ xương.

- Quan sát bộ xương chỉ và nói tên một số xương và khớp xương.

- 2 hs lên bảng chỉ vào tranh và nói tên xương, khớp xương.1 hs gắn phiếu có ghi tên các khớp, xương tương ứng.

- Hình dạng, kích thước các xương không giống nhau

- Thảo luận.

- Nghe

* Thảo luận về cách giữ gìn và bảo vệ xương.

- Quan sát tranh thảo luận nhóm.

- Hằng ngày chúng ta phải ngồi, đi, đứng đúng tư thế tránh cong vẹo cột sống.

- Vì xương còn mềm, nếu không ngồi ngay ngắn, mang vác nặng thì sẽ cong vẹo cột sống.

- Ngồi học ngay ngắn, không mang vác nặng.

- Đi, đứng, ngồi đúng tư thế, không mang vác nặng.

- Lắng nghe

(11)

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = =

Ngày soạn: Thứ sáu ngày 11 tháng 09 năm 2020

Ngày giảng: ( Chiều ) Thứ ba, ngày 14 tháng 09 năm 2020 LUYỆN TOÁN

Luyện về các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 100 I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức.Giúp học sinh:

- Củng cố cách tính nhẩm các phép tính trừ và cách đặt tính rồi tính

- Củng cố giải bài toán có lời văn thuộc dạng bài toán. Tìm hiệu khi biết số bị trừ và số trừ.

- Củng cố đơn vị đo độ dài dm.

2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng tính toán cho HS.

3. Thái độ: Giáo dục HS thái độ tự giác trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A.Kiểm tra bài cũ: (5p) Điền dấu <,>,= vào chỗ trống 97 98 23 39 45 54 12 21 Gọi hai học sinh lên làm.

Gv nhận xét.

II.Bài mới:

1.Giới thiệu bài (1p) - Gv nêu yêu cầu bài học 2.Thực hành

Bài 1:Đặt tính rồi tính, biêt số bị trừ và số trừ

Gv nhận xét.

Bµi 2: Tính nhẩm - Gv cho hs nêu yêu cầu - Gọi 3 hs đặt tính rồi tính - Nhận xét

Bµi 3: Yêu cầu hs tự làm Bµi 4: Tóm tắt:

Mảnh gỗ : 9dm

- 2 hs làm - Hs nhận xét.

- Hs nêu yêu cầu 1

- HS làm bài và chữa bài.

56 và 22 78 và 43 99 và 64 85 và 55

- Nêu yêu cầu, HS lên bảng làm bài.

- Lớp làm bài vào vở - Nhận xét

- Nêu yêu cầu, HS lên bảng làm bài.

- Lớp làm bài vào vở - Nhận xét

(12)

Cắt đi : 6dm Còn lại :...: dm ? - GV nhận xét chấm bài.

Bài 5: Viết vào chỗ chấm - GV nhận xét:

III. Củng cố- Dặn dò: (4p) - Nhận xét giờ học - ghi bài - Chuẩn bị giờ sau.

- Nêu yêu cầu, HS lên bảng làm bài.

- Lớp làm bài vào vở - Nhận xét

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = LUYỆN TIẾNG VIỆT

Luyện đọc - Hiểu: Cùng một mẹ I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Đọc trôi chảy toàn bài. Hiểu ý nghĩa nội dung của câu chuyện.

2.Kỹ năng:

- Ngắt nghỉ đúng giữa các dấu câu.

3.Thái độ:

- Có ý thức rèn đọc ở nhà và yêu thích môn học.

II.CHUẨN BỊ

- Giáo viên: Thực hành toán và tiếng việt.

- Học sinh: Thực hành toán và tiếng việt.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài tập 2 của tiết 2 tuần 1.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới: ( 30’) 1. Giới thiệu bài: (1')

Hoạt động của học sinh

- 2 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

Tranh 1: Lương Thế Vinh từ nhỏ đa nổi tiếng thông minh

Tranh 2: Có lần đang chơi bên gốc đa thì thấy bà gánh bưởi đi qua. Bà bán bưởi vấp ngã bưởi lưn tung tóe dưới đất

Tranh 3: Có mấy trái lăn xuống một cái hố ven đường

Tranh 4: Bà bán bưởi chưa biết làm thế nào để lấy bưởi lên

Tranh 5: Lương Tế Vinh Bảo các bạn đổ nước vào hố

Tranh 6:Nước dâng lên đến đâu bưởi nổi lên đến đó.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

(13)

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập (29')

Bài 1: Đọc truyện “ Cùng một mẹ”

- Giáo viên đọc mẫu câu chuyện: “ Cùng một mẹ”

- Giáo viên gọi học sinh đọc lại bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp câu lần 1.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từ khó.

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc câu dài.

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc từng đoạn trong nhóm.

- Giáo viên gọi học sinh thi đọc từng đoạn.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay, đọc tốt.

- Giáo viên gọi 2 học sinh đọc nội dung câu chuyện.

Bài tập 2

- Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu.

- Giáo viên gọi học sinh đọc lại truyện: “ Cùng một mẹ”

- Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ và làm bài vào vở thực hành.

- Giáo viên hỏi:

a) Tùng và Long là ...

b) Chuyện xảy ra trong giờ học nào ? c) Ai chép bài của ai ?

d) Vì sao thầy giáo ngạc nhiên ?

e) Long trả lời thầy giáo như thế nào ? - Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

- Học sinh lắng nghe và đọc thầm theo giáo viên.

- Học sinh đọc lại bài, lớp đọc thầm theo.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 1.

- Học sinh luyện đọc từ khó: Sinh đôi.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Học sinh đọc câu dài.

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm.

- Học sinh thi đọc đoạn.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- 2 học sinh đọc nội dung chuyện.

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Học sinh đọc truyện.

- Học sinh suy nghĩ và làm bài vào vở.

- Học sinh trả lời:

a) Tùng và Long là anh em sinh đôi.

b) Tiếng Việt.

c) Long chép bài của Tùng.

d) Vì hai bài giống hệt nhau.

e) Chúng em cùng một mẹ.

- Học sinh nhận xét.

(14)

- Giáo viên nhận xét,tuyên dương C. Củng cố, dặn dò: (3’)

- Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Học sinh lắng nghe.

LUYỆN TIẾNG VIỆT

Phân biệt s/x; g /gh. Luyện tập sắp xếp từ ngữ I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Học sinh biết phân biệt s/x, ăn / ăng, g/gh.

2.Kỹ năng:

- Biết sắp xếp các từ trong câu.

3.Thái độ:

- Yêu thích môn học.

II.CHUẨN BỊ

- Giáo viên: Thực hành toán và tiếng việt.

- Học sinh: Thực hành toán và tiếng việt.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài tập 3 của tiết 2 tuần 1.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới: ( 30’) 1. Giới thiệu bài: (1')

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:

(29')

Bài 1: Điền vào chỗ trống.

- Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi phần a và phần b sau đó làm bài vào vở.

- 2 học sinh lên bảng làm bài tập 3 của tiết 2 tuần 1.

+ Từ chỉ đồ dùng học tập: bút, cặp sách, vở, bảng, thước kẻ.

+ Từ chỉ hoạt động: lăn, viết, đọc, hát, vẽ.

+ Từ chỉ tính nết: ngoan ngoãn, tinh nghịch, dịu hiền, chăm chỉ.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh thảo luận theo cặp.

(15)

- Giáo viên gọi một số nhóm trình bày.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

*Bài 2: Điền chữ: g hoặc gh.

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu.

- Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ và làm bài vào vở thực hành.

- Giáo viên gọi một số học sinh trình bày.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Bài tập 3: Nối từ ngữ thích hợp.

- Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập

- Giáo viên treo bảng phụ hướng dẫn học sinh

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài, 3 học sinh lên bảng làm bài.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, kết luận.

Bài tập 4: Sắp xếp lại các từ trong mỗi câu sau.

- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu.

- Đại diện nhóm trình bày.

a) s hay x

Năm nay em lớn lên rồi không còn nhỏ síu như hồi lên năm

Nhìn trời, trời bớt xa xăm

Nhìn sao, sao cách ngang tầm cánh tay b) ăn hoặc ăng

Ông trăng như cái mâm vàng Mọc lên từ đáy đầm làng quê ta.

Cá đớp trăng vỡ vụn ra

Đến khi lặng sóng trăng đà lành nguyên ! Trong trăng có cả cô tiên

Cùng với chú Cuội lành hiền chăn trâu.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh suy nghĩ và làm bài vào vở thực hành.

- Học sinh đọc bài làm của mình.

Trống Cồ là chú gà đẹp mã có bộ lông rực rỡ sắc màu, cái mào đỏ chót và tiếng gáy thì oai ghê. Mỗi sáng tinh mơ, nghe tiếng gáy dõng dạc của Trống Cồ, gà trong xóm lập tức gáy theo. Anh Tiến ghi âm dàn đồng ca ấy, nghe lại, thật tuyệt !

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh quan sát bảng phụ.

- 3 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở thực hành.

+ Từ có tiếng học: học hành, ham học, năm học, học hỏi, học kì.

+ Từ có tiếng tập: tập đọc, tập tành, tập viết, luyện tập.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu.

(16)

- Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở thực hành.

+ Bà nội là người chiều em nhất.

+ Thu là bạn gái thông minh nhất lớp em.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh đọc câu đã sắp xếp.

- Giáo viên nhận xét, chốt kết quả đúng.

C. Củng cố, dặn dò: (3’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Học sinh suy nghĩ và tự làm bài.

+ Bà nội là người chiều em nhất.

=>Người chiều em nhất là bà nội.

+ Thu là bạn gái thông minh nhất lớp em.

= >Bạn gái thông minh nhất lớp em là Thu.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh đọc câu sắp xếp lại.

- Học sinh lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = Ngày soạn: Thứ bảy ngày 12 tháng 09 năm 2020

Ngày giảng: ( Sáng ) Thứ tư, ngày 16 tháng 09 năm 2020 TOÁN

Tiết 8: Luyện tập I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết nhẩm trừ số tròn chục có hai chữ số.

- Biết thực hiện phép trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.

- Tên gọi các thành phần và kết quả của phép trừ, giải bài toán có lời văn.

- Bước đầu làm quen với bài tập dạng: “Trắc nghiệm”.

- Biết giải toán bằng một phép trừ.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng tính đúng, chính xác.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh có tư duy yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ.

- Giáo viên: Bảng phụ, thẻ chữ: số bị trừ, số trừ, hiệu; sách giáo khoa.

- Học sinh: Vở bài tập, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ. (5’)

- Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng làm bài tập 3 của tiết trước, lớp theo dõi nhận xét.

- Học sinh lên bảng làm bài tập 3 của tiết trước, lớp theo dõi nhận xét.

Tóm tắt

Sợi dây dài: 8 dm Cắt đi: 3 dm

Còn lại :... dm?

(17)

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài.(1') - Giáo viên giới thiệu bài.

- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại đầu bài.

2. Thực hành:(29') Bài 1: Tính.

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải làm gì ? - Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, chữa bài.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

->Giáo viên chốt: Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép trừ.

Bài 2 Tính nhẩm.

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Bài tập này yêu cầu chúng ta phải làm gì ?

- Giáo viên yêu cầu lớp tính nhẩm và làm bài vào vở.

- Giáo viên gọi một số học sinh đọc kết quả.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, chữa bài.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

->Giáo viên chốt:Củng cố cách thực hiện

Bài giải:

Sợi dây còn lại dài là:

8 – 3 = 5 (dm) Đáp số: 5dm - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại đầu bài.

- Học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải tính.

- Học sinh lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.

-88 36 52

-49 15 34

-64 44 20

-96 12 84

-57 53 4

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Tính nhẩm.

- Học sinh tính nhẩm và làm bài vào vở.

- Một số học sinh đọc kết quả.

60 – 10 – 30 = 20 90 – 10 – 20 = 60 60 – 40 = 20 90 – 30 = 60 80 – 30 – 20 = 30 80 – 50 = 30 - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh trả lời.

(18)

phép trừ nhẩm.

Bài 3: Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là:

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải làm gì ? - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại cách thực hiện đặt tính rồi tính.

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, chữa bài.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên chốt kiến thức: Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép trừ.

Bài 4

- Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài.

- Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ?

- Giáo viên nêu tóm tắt.

Tóm tắt:

Mảnh vải dài: 9dm Cắt ra: 5dm Còn: ...dm?

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài giải, lớp làm bài vào vở.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, chữa bài.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

->Giáo viên chốt: Củng cố cách giải toán

- Học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải Đặt tính rồi tính hiệu.

- Học sinh nêu.

- 2 học sinh lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.

-84 31 53

-77 53 24

-59 19 40

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Bài toán cho biết từ mảnh vải 9dm, cắt ra 5dm để may túi.

- Hỏi mảnh vải đó còn lại dài mấy đề-xi- mét ?

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh lên bảng làm bài giải, lớp làm vào bài vở.

Bài giải

Mảnh vải còn lại dài là:

9 – 5 = 4 (dm) Đáp số: 4dm - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh trả lời.

(19)

bằng một bước tính.

Bài 5: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.

- Trong kho có 84 cái ghế, hãy lấy ra 24 cái ghế. Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu cái ghế?

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài toán.

- Muốn biết trong kho còn lại bao nhiêu cái ghế ta làm như thế nào ?

- 84 - 24 bằng bao nhiêu ?

- Vậy ta phải khoanh vào câu nào ?

- Khoanh vào các chữ A, B, C, D có được không ?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên chốt kiến thức.

C. Củng cố, dặn dò. (4’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh đọc bài toán.

- Lấy 84 - 24.

- 84 trừ 24 bằng 60.

- Ta khoanh vào đáp án C.

A. 24 Cái ghế B. 25 cái ghế

C. 60 cái ghế D. 64 cái ghế

- Không được vì 24, 48, 64 không phải là đáp án đúng.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh trả lời

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = CHÍNH TẢ ( TC )

Tiết 3: Phần thưởng I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

- Chép lại chính xác đoạn tóm tắt nội dung bài: “Phần thưởng”.

- Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có âm vần dễ lẫn ăn / ăng - Học bảng chữ cái: Điền đúng các chữ cái vào ô trống theo tên chữ.

- Thuộc toàn bộ bảng chữ cái.

2. Kĩ năng :

- Rèn kĩ năng viết đúng, trình bày đẹp.

3. Thái độ :

- Khuyến khích học sinh làm nhiều việc tốt.

II. CHUẨN BỊ.

- Giáo viên: Bảng phụ: đoạn chép chính tả, sách giáo khoa.

- Học sinh: Bảng con, vở, bài tập TV..

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

(20)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi học sinh đọc thuộc 19 chữ cái đã học.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới: ( 30’)

* Giới thiệu bài(1') - Giáo viên giới thiệu bài.

- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại đầu bài.

1. Hướng dẫn tập chép (20') a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị - Giáo viên treo bảng phụ đã viết đoạn chính tả cần chép. Giáo viên đọc mẫu.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét.

- Đoạn này có mấy câu ? - Cuối mỗi câu có dấu gì ?

?Những chữ nào trong bài chính tảđược viết hoa?

b. Viết từ khó:

- Giáo viên đưa từ khó: phần thưởng, đặc biệt.

- Giáo viên yêu cầu học sinh luyện viết vào bảng con.

- Giáo viên nhận xét, sửa lỗi.

c. Luyện viết chính tả:

- Giáo viên đọc lại đoạn cần chép.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn bảng chép bài vào vở chính tả.

- Giáo viên quan sát, uốn nắn tư thế ngồi cho học sinh.

- Giáo viên đọc lại bài chép cho học sinh soát lỗi.

d. Nhận xét, chữa bài:

- Giáo viên thu 5 – 7 bài của học sinh . - Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

2. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:(9') Bài tập 2: Điền vào chỗ trống.

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng làm

- Học sinh đọc thuộc 19 chữ cái đã học.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại đầu bài.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh theo dõi và trả lời câu hỏi.

+ Có 2 câu.

+ Cuối mỗi câu có dấu chấm.

+ Chữ đầu đoạn, đầu câu và tên riêng.

- Học sinh đọc từ khó.

- Học sinh luyện viết vào bảng con.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh nhìn bảng chép bài.

- Học sinh đổi vở nhau soát và chấm lỗi chính tả.

- Học sinh nộp vở.

- Học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- 1 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm bài

(21)

phần a, lớp làm bài vào vở.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, chữa bài.

Bài tập 3: Viết vào vở những chữ cái còn thiếu.

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập.

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng điền.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, chữa bài.

Bài tập 4: Học thuộc bảng chữ cái:

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Giáo viên xóa những chữ đã viết ở cột 2, yêu cầu một số học sinh viết lại.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng bảng chữ cái theo hình thức xóa dần các chữ cái.

C. Củng cố, dặn dò: (3') - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

vào vở.

+ xoa đầu, ngoài sân, chim sâu, xâu cá.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe

- Học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Học sinh làm bài vào vở bài tập.

- Học sinh lên bảng điền.

p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Một số học sinh viết lại theo yêu cầu.

- Học sinh đọc thuộc lòng các chữ cái trên bảng.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = TẬP ĐỌC

Tiết 6: Làm việc thật là vui I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ khó, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

- Hiểu ý nghĩa: Mọi người, vật đều làm việc; làm việc mang lại niềm vui . Nắm được ý nghĩa của bài.

2.Kỹ năng :

- Rèn kỹ năng nói hiểu,biết đặt câu với các từ mới.

3.Thái độ :

- Biết được lợi ích công việc của mỗi người, vật, con vật,

* Giáo dục BVMT:

Môi trường sống có ích đối với thiên nhiên và con người chúng ta.

* QTE:(Tìm hiểu bài)

Trẻ em đều có quyền được học tập, được làm việc có ích phù hợp với mọi lứa tuổi.

* Giáo dục KNS: :(Tìm hiểu bài, củng cố - dặn dò)

(22)

- Tự nhận thức về bản thân: ý thức được mình đang làm gì và cần phải làm gì.

- Thể hiện sự tự tin: có niềm tin vào bản thân, tin rằng mình có thể trở thành người có ích, có nghị lực để hoàn thành nhiệm vụ.

II. CHUẨN BỊ.

- Giáo viên: Tranh minh hoạ, bảng phụ, sách giáo khoa.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài: Phần thưởng và trả lời câu hỏi.

? Hãy kể những việc làm tốt của Na?

? Câu chuyện kể về ai?

? Bạn ấy có đức tính như thế nào?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới: ( 30’) 1. Giới thiệu bài: (1')

- Hằng ngày, các em đi học, cha mẹ đi làm. Ra đường, em thấy các chú công an đứng giữ trật tự, bác thợ đến nhà máy, chú lái xe chở hàng, bác nông dân ra đồng ruộng. Tới trường các em thấy thầy, cô, ai cũng bận rộn. Nhưng vì sao bận rộn, vất vả mà ai cũng vui ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại đầu bài.

2. Luyện đọc:(10') a. Đọc mẫu:

- Giáo viên đọc bài với giọng đọc vui hào hứng, nhịp hơi nhanh.

b. Đọc câu.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp câu lần 1.

- Giáo viên đưa ra từ khó. Thức dậy, rực rỡ, tưng bừng.

Bận rộn.

- Giáo viên gọi học sinh đọc từ khó.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

Hoạt động của học sinh

- Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi.

+ Trực nhật giúp bạn, gọt bút chì giúp bạn, cho bạn nửa cục tẩy.

+ Kể về bạn Na.

+ Bạn ấy tốt bụng, hay giúp đỡ bạn bè.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại đầu bài.

- Học sinh theo dõi, lắng nghe.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 1.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh đọc từ khó.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

(23)

c. Đọc đoạn.

- Giáo viên chia đoạn: Bài được chia làm hai đoạn.

+ Đoạn 1: Từ đầu đến ngày xuân thêm tưng bừng.

+ Đoạn 2: Phần còn lại.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Giáo viên đưa câu dài lên bảng.

+ Cành đào nở hoa/ cho sắc xuân thêm rực rỡ,/ ngày xuân thêm tưng bừng.

- Giáo viên đọc mẫu.

- Giáo viên gọi học sinh đọc câu dài trên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc chú giải trong sách giáo khoa.

d. Đọc từng đoạn trong nhóm.

- Giáo viên yêu cầu học sinh luyện đọc nhóm đôi.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương các nhóm đọc tốt.

- Giáo viên yêu cầu học sinh thi đọc đoạn 2.

- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc cả bài.

=> Chuyển ý .

3. Tìm hiểu bài. (10')

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.

+ Các vật và con vật xung quanh ta làm những việc gì?

+ Theo em rực rỡ có nghĩa là gì?

+ Theo em tưng bừng có nghĩa là gì?

+ Hãy đặt câu với từ rực rỡ, tưng bừng?

+ Hãy kể thêm những con, những vật có

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Học sinh lắng nghe.

- Một số học sinh đọc câu dài.

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Học sinh đọc chú giải trong sách giáo khoa.

- Học sinh luyện đọc nhóm đôi.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh thi đọc.

- Học sinh đọc cả bài.

- Học sinh đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.

- Các vật: đồng hồ báo giờ, cành đào làm đẹp mùa xuân. Gà trống đánh thức mọi người, tu hú báo mùa vải chín, chim bắt sâu bảo vệ mùa màng.

- Rực rỡ có nghĩa là tươi sáng, nổi bật lên.

- Tưng bừng có nghĩa là vui, lôi cuốn nhiều người.

- Nhiều học sinh nối tiếp nhau đặt câu với từ “rực rỡ, tưng bừng”.

+ Ngày tựu trường cờ, hoa rực rỡ . + Lễ hội diễn ra tưng bừng .

- Bút, quyển sách, xe, con trâu, mèo.

(24)

ích mà em biết ?

+ Em thấy cha mẹ và những người xung quanh biết làm việc gì?

+ Bé làm những việc gì?

+ Câu nào trong bài cho biết bé thấy làm việc rất vui?

* GD QTE

+ Hằng ngày em làm những việc gì?

+ Em có đồng ý với Bé là làm việc rất vui không ?

- Giáo viên yêu cầu học sinh trao đổi , trình bày .

GV chốt kết hợp GD QTE: Khi hoàn thành công việc, ta sẽ cảm thấy rất vui, vì công việc đó giúp ích cho bản thân cho mọi người và cho xã hội .Ở lứa tuổi các con trẻ em đều có quyền được học tập, được làm việc có ích phù hợp với mọi lứa tuổi

*GDBVMT:

Qua bài văn em có nhận xét gì về cuộc sống quanh ta?

GV chốt kết hợp GD BVMT:Cuộc sống luôn tươi đẹp muốn duy trì chúng ta phải biết cách bảo vệ môi trường đó và góp phần làm cho môi trường tốt đẹp hơn - Câu chuyện nói về điều gì ?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

4. Luyện đọc lại.(9')

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài lần 2.

- Giáo viên gọi học sinhluyện đọc lại.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố - dặn dò. ( 3’)

* Giáo dục KNS:

Chúng ta cần phải làm gì để có ích cho gia đình và xã hội ? Chúng ta phải làm gì để hoàn thành nhiệm vụ mà chúng ta được giao ?

- Mẹ bán hàng, bác thợ xây nhà, bác bưu tá đưa thư, chú lái xe chở khách.

- Làm bài, đi học, quét nhà, nhặt rau, trông em .

- Bé cũng luôn luôn bận rộn, mà công việc lúc nào cũng nhộn nhịp, cũng vui.

- Em học bài, nhặt rau.

- Em đồng ý.

- Học sinh trao đổi và nêu.

- Học sinh lắng nghe.

- Xung quanh em mọi vật, mọi người đều làm việc. Có làm việc thì mới có ích cho gia đình có ích cho xã hội…

- lắng nghe

* Ý nghĩa: Nói lên những việc làm mang lại niềm vui của người và vật.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc bài.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

(25)

Giáo viên chốt kết hợp GD KNS: Chúng ta phải có ý thức được mình đang làm gì và cần phải làm gì. Cần có niềm tin vào bản thân, tin rằng mình có thể trở thành người có ích, có nghị lực để hoàn thành nhiệm vụ.

- Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Học sinh lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = Ngày soạn: Thứ bảy ngày 12 tháng 09 năm 2020

Ngày giảng: ( Chiều ) Thứ tư, ngày 16 tháng 09 năm 2020 LUYỆN TOÁN

Luyện về các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 100( Tiếp theo) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về các số đến 100; số hạng, tổng; đê-xi-met.

2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.

3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.

* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 2 trong 4 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 3 trong 4 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ. (5’)

- Giáo viên kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của học sinh.

B. Dạy bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài.(1') - Giáo viên giới thiệu bài.

- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại đầu bài.

2. Thực hành:(29')

Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải làm gì ? - Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.

- Học sinh để vở lên bàn giáo viên kiểm tra.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại đầu bài.

- Học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải viết số thích hợp vào chỗ chấm

- Học sinh lên bảng làm bài, lớp làm bài

(26)

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, chữa bài.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

->Giáo viên chốt: Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép trừ.

Bài 2. Viết ( theo mẫu)

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Bài tập này yêu cầu chúng ta phải làm gì ?

- Giáo viên yêu cầu lớp tính nhẩm và làm bài vào vở.

- Giáo viên gọi một số học sinh đọc kết quả.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, chữa bài.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

->Giáo viên chốt:Củng cố cách thực hiện phép trừ nhẩm.

Bài 3: Đặt tính rồi tính:

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải làm gì ? - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại cách thực hiện đặt tính rồi tính.

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, chữa bài.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên chốt kiến thức: Củng cố cách đặt tính và thực hiện.

Bài 4.

- Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài.

- Bài toán cho biết gì ?

vào vở.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Tính nhẩm.

- Học sinh tính nhẩm và làm bài vào vở.

- Một số học sinh đọc kết quả.

36= 30+6 89= 80+ 9 75= 70 + 5 61= 60 + 1 - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải Đặt tính rồi tính .

- Học sinh nêu.

- 4 học sinh lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Bài toán cho biết lớp 2ª có 35 hs; trong

(27)

- Bài toán hỏi gì ? - Giáo viên nêu tóm tắt.

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài giải, lớp làm bài vào vở.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, chữa bài.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

->Giáo viên chốt: Củng cố cách giải toán bằng một bước tính.

Bài 5: Đố vui

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên chốt kiến thức.

C. Củng cố, dặn dò. (4’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

đó 20 nữ.

- Hỏi lớp 2ª có bao nhiêu học sinh nam ? - Học sinh theo dõi.

- Học sinh lên bảng làm bài giải, lớp làm vào bài vở.

Bài giải

Lớp 2ª có số học sinh nam là:

35 – 20 = 15 (bạn) Đáp số: 15 bạn nam - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh trả lời

_____________________________________________________________

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP VĂN HÓA GIAO THÔNG

Bài 1: Đi bộ an toàn I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh biết cách đi bộ trên vỉa hè đúng luật, không tụ tập đùa giỡn ở vỉa hè để bảo đảm an toàn cho bản thân và người đi đường.

2. Kĩ năng:

- Học sinh có hành vi cư xử đúng đắn và văn minh khi gặp sự cố trên đường 3. Thái độ:

- Học sinh thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân không tụ tập đùa giỡn, mua bán trên vỉa; có thái độ văn minh lịch sự khi nhắc nhở mọi người.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên:Tranh ảnh về việc đi bộ, các vỉa hè bị lấn chiếm, cá vỉa hè gần trường học, hình tham gia các phương tiện giao thông công cộng để trình chiếu minh họa.

- Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 2

(28)

- Học sinh:Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 2.Đồ dùng học tập sử dụng cho giờ học theo sự phân công của giáo viên.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên 1.Trải nghiệm: (5')

- Giáo viên hỏi: Em đi bằng phương tiện gì khi đi học ?

- Em có nhận xét gì khi đi bộ?

- Khi đi trên vỉa hè em cần đi như thế nào?

- Vậy để đi bộ như nào cho đúng và an toàn cô và các em cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay nhé.

2. Hoạt động cơ bản: (12')

-Giáo viên kể câu chuyện “Ai đến trường nhanh hơn?”.

- Giáo viên nêu câu hỏi:

+ Trong câu chuyện, bạn nào đến trường trước?

+ Nếu không gặp sự cố trên đường, Minh và Hải có thể đến trường trước An không?

-Giáo viên yêu cầu học sinh trao đổi thảo luận theonhóm đôi trong 2 phút.

- Giáo viên gọi các nhóm trình bày.

- Giáo viên hỏi tiếp: Em thấy các cư xử của Minh và Hải khi gặp sự cố như thế nào?

- Em có chọn cách đi nhanh đến trường như Minh và Hải không? Vì sao?

- Giáo viên nhận xét, chốt ý:

- Khi đi bộ trên vỉa hè, chúng ta không nên chen lấn, đẩy xô, không đi nhanh, đi ẩu để bảo đảm an toàn cho bản thân và người đi đường.

- Giáo viên gọi 3 học sinh đọc lại ghi nhớ.

3. Hoạt động thực hành (15')

- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài 1 và hỏi: “ em sẽ nói điều gì với Minh và Hải trong câu chuyện trên?”

Hoạt động của học sinh - Học sinh trả lời.

- Đi sát vào lề cỏ, vỉa hè, đi bên phải đường, không nô đùa…

- Đi chậm , đi sát vào vỉa hè, không chen nhau….

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh trả lời.

- An là người đến trường trước.

- Có thể.

- Học sinh thảo luận nhóm đôi.

- Các nhóm trình bày.

- Hải thì biết đỡ bạn dậy và đưa bạn lên lề đường. Còn Minh thì đã sai lại không xin lỗi rồi lại bực mình khóc lóc đòi đền áo.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

- 3 học sinh đọc lại ghi nhớ.

- Học sinh đọc và trả lời.

(29)

- Giáo viên cho học sinh quan sát hình bài 2 trong sách ( trang 6) yêu cầu 1 học sinhđọc đoạn truyện.

- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm bốn trong 2 phút câu hỏi sau:

H: Theo em, theo em, bạn Nam nói đúng không?

- Giáo viên: Tại sao mọi người trong quán chè đều nhìn Nam?

- Nếu em là Nam, em sẽ ứng xử như thế nào để thể hiện mình là người lịch sự, có văn hóa?

-Giáo viên mời các nhóm xử lí tình huống đưa ra theo cách của nhóm các nhóm khác nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, chốt ý:

Cho dù mình đúng người sai Chớ nên cự cải chẳng ai quí mình Cư xử sao cho thấu tình

Người thương bạn quý gia đình yên vui.

- Gv gọi 3 HS đọc ghi nhớ 4. Hoạt động ứng dụng. (5')

- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại đoạn truyện.

- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm 2 trong 2 phút tình huống như sách giáo khoa (trang 7).

+Nếu em là bạn Ngọc em sẽ nói gì với các bạn ấy?

- Giáo viên yêu cầu học sinh đóng vai đoạn truyện trên để xem các bạn đã biết giải quyết tình huống đoc như thế nào?

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương nhóm đóng vai và xử lý tình huống tốt.

- Giáo viên chốt ý: Vỉa hè là lối đi chung, không nên tụ tập, đùa giỡn làm ảnh hưởng đến người tham gia giao thông.

- Giáo viên gọi 2 học sinh đọc lại ghi nhớ

- Học sinh quan sát và đọc bài.

- Học sinh thảo luận nhóm.

- Bạn Nam khống được nói như vậy với chị. Như thế không lễ phép với người lớn. Cần phải nói với chị nhẹ nhàng và lễ phép.

- Vì Nam cư xử không đúng mực, không lễ phép, hành động hỗn láo với người lớn.

- Học sinh trả lời.

- Các nhóm trình bày và nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- 3 học sinh đọc ghi nhớ.

- 1 học sinh đọc truyện.

- Học sinh thảo luận nhóm.

- Học sinh lên đóng vai.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- 2 học sinh đọc ghi nhớ.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân - Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh - Gọi học sinh đứng dậy đọc bài làm của mình.. - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung - Giáo viên

- Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng, tuyên dương nhóm thắng cuộc. - Học sinh suy nghĩ và tự làm bài vào vở bài tập.. bài, lớp theo dõi nhận xét bổ sung. -

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm lại bài tập 4 tiết trước, lớp theo dõi nhận xét.. - Giáo viên gọi học sinh nhận xét - Giáo viên nhận

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài tập 3, cả lớp theo dõi nhận xétC. - Gv gọi hs nhận xét bài làm

- Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân - Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh - Gọi học sinh đứng dậy đọc bài làm của mình.. - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung - Giáo viên

- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn - Giáo viên nhận xét đánh

- Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân - Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh - Gọi học sinh đứng dậy đọc bài làm của mình.. - Gọi học sinh nhận

- Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài - Yêu cầu cả lớp cùng theo dõi bạn..