• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
46
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 12 Ngày soạn : 19/11/2021

Ngày giảng : Thứ hai, ngày 22 tháng 11 năm 2021 Buổi sáng

TOÁN

Tiết 61 : Luyện tập chung I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố về phép cộng, phép trừ, phép nhân các số thập phân.

- Bước đầu biết và vận dụng qui tắc nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân.

Giải toán có liên quan đến rút về đơn vị. PT Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.

- Giáo dục tính chính xác, khoa học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC:

- GV: BGĐT, Máy tính, SGK,...

- HS: Điện thoại, SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ Mở đầu: 5’

- Tính bằng cách thuận tiện nhất:

12,3 x 3,12 + 12,3 x 6,88 = 2,23 x 8,56 + 8,56 x 7,77 = - Nhận xét.

2. Hướng dẫn luyện tập: 33'

Bài 1. SGK – trang 61. Đặt tính rồi tính: 8’

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

a) 404,91 b) 53,648 c) 163,744

- Củng cố cách cộng, trừ, nhân các STP Bài 2. SGK – trang 61. Tính nhẩm: 8’

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

a) 782,9; 7,829 b) 26530,7; 2,65307 c) 6,8; 0,068

- Củng cố cách nhân nhẩm một STP với 10, 100, 1000,… và 0,1; 0,01; 0, 001, … Bài 3. SGK – trang 62: 9’

- 2 HS làm bài.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm vào vở.

- 2 HS làm miệng.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm vào vở.

- HS nêu kết quả.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- HS đổi chéo vở kiểm tra.

(2)

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Muốn tìm số tiền phải trả ít hơn ta làm ntn?

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

Bài giải

Mua 3,5 kg đường hết số tiền là:

(38500 : 5) x 3,5 = 26950 (đồng) Mua 3,5 kg đường cùng loại phải trả ít hơn số tiền là:

38500 – 26950 = 11550 (đồng) Đáp số: 11550 đồng - Củng cố giải toán có liên quan đến rút về đơn vị.

Bài 4. SGK – trang 62: 8’

a) Tính rồi so sánh giá trị của (a + b) x c và a x c + b x c

- Nhận xét chốt kết quả đúng: 7,44 và 7,36

- Nhận xét chốt kết quả đúng: 93 và 3,5.

3. HĐ vận dụng: 2’

- Củng cố lại nội dung bài.

- Nhận xét giờ học và giao BTVN.

- 1 HS đọc bài toán.

- HS tóm tắt.

- HS nêu cách giải.

- HS làm vào vở.

- 1 HS làm bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc yêu cầu phần a.

- HS làm vở.

- 1 HS làm miệng.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc yêu cầu phần b.

- HS làm vào vở.

.

- Nhận xét bài làm của bạn.

ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

...

...

--- TẬP LÀM VĂN

Tiết 24: Luyện tập tả người ( Quan sát và chọn lọc chi tiết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu.

(3)

- Khi quan sát, khi viết một bài văn tả người, phải chọn lọc để đưa vào bài những chi tiết tiêu biểu, nổi bật, gây ấn tượng. Từ đó, biết vận dụng hiểu biết đã có để quan sát và ghi lại kết quả quan sát ngoại hình của một người thường gặp. Phát triển năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Giáo dục HS yêu quý mọi người xung quanh.

*QTE:

- Quyền được những người thân yêu thương chăm sóc.

- Bổn phận yêu thương và có trách nhiệm với những người xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: BGĐT, Máy tính, SGK,...

- HS: Điện thoại, SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. HĐ mở đầu: 3’

- Yêu cầu HS đọc dàn ý chi tiết cho bài văn tả người trong gia đình.

- GV nhận xét.

* Giới thiệu bài: 1’

2. HĐ thực hành- luyện tập:32'

* Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 1. VBT – trang 86. Đọc bài văn Bà tôi. Ghi lại những đặc điểm ngoại hình của người bà: 15’

- GV chia nhóm: 6 HS/nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận.

- GV treo bảng phụ ghi tóm tắt đặc điểm ngoại hình của bà.

- Em có nhận xét gì về cách miêu tả ngoại hình của tác giả?

* QTE: - Em còn bà không ? Bà có quan tâm chăm sóc em không ? - Em đã làm gì để thể hiện sự quan tâm chăm sóc bà ?

Bài 2. VBT – trang 86. Đọc bài văn người thợ rèn. Ghi lại vắn tắt những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc: 15’

- GV nhận xét, chiếu nội dung đã tóm tắt những chi tiết tả người thợ rèn.

- 3 HS đọc dàn ý chi tiết cho bài văn tả người trong gia đình.

- 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS đọc bài “Bà tôi”.

- HS làm bài theo nhóm vào VBT.

- 1 nhóm làm phiếu khổ to.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS nhìn bảng đọc nội dung tóm tắt.

- Tác giả đã quan sát rất kĩ, chọn lọc những chi tiết tiêu biểu về ngoại hình của bà để miêu tả.

- HS nối tiếp trả lời.

- 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS đọc nội dung bài.

- HS làm bài theo nhóm vào VBT.

- 1 bạn làm phiếu Chat.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS nhìn bảng đọc nội dung tóm tắt.

- Tác giả đã quan sát rất kĩ từng hoạt động của anh thợ rèn.

- Cảm giác như đang chứng kiến anh thợ làm việc và thấy rất tò mò thích thú.

(4)

- Em có nhận xét gì về cách miêu tả anh thợ rèn đang làm việc của tác giả?

- Em có cảm giác gì khi đọc đoạn văn?

3. HĐ vận dụng: 2’

- Củng cố lại nội dung bài.

- Nhận xét giờ học và giao BTVN.

ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

...

...

--- TV- TẬP ĐỌC

Tiết 25: Người gác rừng tí hon I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi; nhanh và hồi hộp hơn ở đoạn kể về mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé có ý thức bảo về rừng. Phát triển năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Giáo dục học sinh ý thức BVMT.

*BVMT: Thông qua tìm hiểu nội dung bài HS thấy được những hành động thông minh dũng cảm của bạn nhỏ trong việc bảo vệ rừng. Từ đó nâng cao ý thức BVMT.

* QTE:

- Quyền được tham gia giữ gìn bảo vệ môi trường và tài sản công cộng.

- Bổn phận phải biết bảo vệ tài sản của cộng đồng.

* GDQPAN: Nêu những tấm gương học sinh có tinh thần cảnh giác, kịp thời báo công an bắt tội phạm

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: BGĐT, Máy tính, SGK,...

- HS: Điện thoại, SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu: (5’)

- Kiểm tra 2 HS.

+ HS 1 : đọc thuộc lòng 2 khổ thơ đầu, trả lời câu hỏi : Bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào?

+ HS 2 : đọc thuộc lòng 2 khổ thơ cuối, trả lời câu hỏi : Nhà thơ muốn nói gì về công việc của loài ong?

(5)

- GV nhận xét

* Giới thiệu bài: (2’)

- Trình chiếu tranh minh hoạ YCHS nêu nội dung tranh

- GV giới thiêu: Bảo vệ rừng là công việc của mỗi người trong cộng đồng.

Không chỉ người được giao trách nhiệm mới bảo vệ rừng. Có những thiếu niên đã rất thông minh, rất dũng cảm trong việc bắt bọn trộm gỗ, góp phần bảo vệ thiên nhiên, môi trường.

Hình ảnh đó được thể hiện qua bài hôm nay.

2. HĐ Khám phá:22' 2.1. Luyện đọc : (10’) - YC 1HS đọc toàn bài.

- GV chia đoạn.

- YC HS đọc nối tiếp đoạn lần 1- GV kết hợp hướng dẫn HS đọc từ khó.

- YC HS đọc nối tiếp đoạn lần 2- GV kết hợp hướng dẫn HS giải nghĩa từ.

-YC HS đọc nối tiếp đoạn lần 3.

- YC HS luyện đọc theo nhóm đôi.

- GV đọc mẫu.

2.2.Tìm hiểu bài: (KNS) : (12’) - Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1.

+Thoạt tiên phát hiện thấy những dấu chân người lớn hằn trên mặt đất, bạn nhỏ thắc mắc thế nào?

- Giáo viên ghi bảng : khách tham quan.

+Lần theo dấu chân, bạn nhỏ đã nhìn thấy những gì, nghe thấy những gì ? -Yêu cầu học sinh nêu ý 1.

• Giáo viên chốt ý.

- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2.

*KNS: Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người thông minh, dũng cảm

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm

- Hs quan sát và phát biểu - HS lắng nghe.

- 1HS đọc toàn bài.

- HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1- GV kết hợp hướng dẫn HS đọc từ khó.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2- GV kết hợp hướng dẫn HS giải nghĩa từ.

-HS đọc nối tiếp đoạn lần 3.

- HS luyện đọc theo nhóm đôi.

- HS lắng nghe.

- Học sinh đọc đoạn 1.

+ Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào

+ Hơn chục cây to bị chặt thành từng khúc dài; bọn trộm gỗ bàn nhau sẽ dùng xe để chuyển gỗ ăn trộm vào buổi tối - Tinh thần cảnh giác của chú bé - Học sinh đọc đoạn 2.

- Các nhóm trao đổi thảo luận:

+ Thông minh : thắc mắc, lần theo dấu

(6)

- Yêu cầu học sinh nêu ý 2.

• Giáo viên chốt ý.

- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3.

* QTE:

*KNS: Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia việc bắt trộm gỗ ?

- Trẻ em có quyền và bổn phận gì trong việc bảo vệ tài sản của cộng đồng?

*KNS: Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì ?

- KL: Bạn nhỏ tự nguyện tham gia việc bắt trộm gỗ vì bạn có tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung. Và bổn phận của các em là phải biết bảo vệ tài sản cộng đồng.

- Nêu ý 3.

- Yêu cầu học sinh nêu đại ý

*BVMT: Con người cần bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ các loài vật có ích.

3.HĐ thực hành:10'

* Đọc diễn cảm : (10’)

- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm .

- GV trình chiếu slide đoạn cần luyện đọc lên và hướng dẫn HS cách đọc - T/c cho HS thi đọc .

3 . HĐ vận dụng: ( 3’)

*GDQPAN: Em hãy nêu những tấm gương học sinh có tinh thần cảnh giác, kịp thời báo công an bắt tội phạm mà em biết?

- GV nhận xét tiết học .

- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện

chân, tự giải đáp thắc mắc, gọi điện thoại báo công an .

+ Dũng cảm : Chạy gọi điện thoại, phối hợp với công an .

- Sự thông minh và dũng cảm của cậu bé - HS đọc.

+ yêu rừng, sợ rừng bị phá / Vì hiểu rằng rừng là tài sản chung, cần phải giữ gìn /

+ Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung/ Bình tĩnh, thông minh/ Phán đoán nhanh, phản ứng nhanh/ Dũng cảm, táo bạo …

+ Quyền được tham gia giữ gìn bảo vệ môi trường và tài sản công.

+ Bổn phận phải biết bảo vệ tài sản của cộng đồng.

+ Sự ý thức và tinh thần dũng cảm của chú bé

Bài văn biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi .

- HS đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài.

- HS thi đọc.

- HS trả lời.

(7)

đọc.

+ Về nhà đọc trước bài Trồng rừng ngập mặn.

ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

...

...

--- Ngày soạn : 20/11/2021

Ngày giảng : Thứ ba, ngày 23 tháng 11 năm 2021 Buổi sáng

TOÁN

Tiết 62 : Luyện tập chung I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố về phép cộng, phép trừ, phép nhân các số thập phân.

- Áp dụng các tính chất của các phép tính đã học để tính giá trị của các biểu thức theo cách thuận tiện nhất. Giải toán có liên quan đến rút về đơn vị. PT Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.

3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: BGĐT, Máy tính, SGK,...

- HS: Điện thoại, SGK, VBT

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu: 5’

- Tính bằng cách thuận tiện nhất:

1,25 x 800 x 6,7 7,89 x 0,5 x 200 - Nhận xét.

* Giới thiệu bài: 1’

2. HĐ Thực hành- Luyện tập:

*Hướng dẫn luyện tập

Bài 1. SGK – trang 62. Tính: 9’

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

a) 375,84 – 95,69 + 36,78

= 280,15 + 36,78

= 316,93

b) 7,7 + 7,3 x 7,4

= 7,7 + 54,02

= 61,72

- Củng cố cách tính giá trị của biểu thức.

- 2 HS làm bài.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm vào vở.

- Nhận xét bài làm của bạn.

(8)

Bài 2. SGK – trang 62. Tính bằng hai cách: 9’

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

a) 42 b) 19,44 - Củng cố cách nhân một tổng (hiệu) với một số.

Bài 3. SGK – trang 62: 5’

a) Tính bằng cách thuận tiện nhất

- Nhận xét, chốt kết quả đúng: 48 và 4,7 - Củng cố cách tính thuận tiện nhất.

b) Tính nhẩm kết quả tìm x.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

x = 1; x = 6,2

Bài 4. SGK – trang 62: 9’

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Muốn biết mua 6,8m vải cùng loại phải trả nhiều hơn bao nhiêu tiền ta phải biết gì?

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

Bài giải Mua 6,8m vải hết số tiền là:

( 60 000 : 4) x 6,8 = 102 000 (đồng) Mua 6,8 m vải phải trả nhiều hơn số tiền là: 102 000 – 60 000 = 42 000 (đồng) Đáp số: 42 000 đồng - Củng cố giải toán có liên quan đến rút về đơn vị.

3. HĐ vận dụng: 4’

- Củng cố lại nội dung bài.

- Nhận xét giờ học và giao BTVN.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm vào vở.

- 2 HS làm phiếu khổ to.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm vào vở.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm vào vở.

- HS nêu kết quả, giải thích cách làm.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc bài toán.

- HS tóm tắt.

- HS nêu cách giải.

- HS làm vào vở.

- Nhận xét bài làm của bạn.

ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

(9)

...

...

CHÍNH TẢ

Tiết 13 : Hành trình của bầy ong I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :

- Nhớ - viết đúng chính tả, trình bày đúng hai khổ thơ cuối của bài thơ Hành trình của bầy ong.

- Viết được những từ ngữ có tiếng chứa âm cuối s/ x. Phát triển năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Giáo dục tính cẩn thận, thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC:

- GV: BGĐT, Máy tính, SGK,...

- HS: Điện thoại, SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu: 4’

- Gọi HS lên bảng viết các từ: son sắt, sắc sảo, thắt chặt, mặc cả.

- GV nhận xét.

* Giới thiệu bài: 1' 2.HĐ Khám phá:

* Hướng dẫn nhớ viết chính tả: 20’

- Qua hai dòng thơ cuối, tác giả muốn nói điều gì về công việc của loài ong?

- Hướng dẫn HS luyện viết những chữ dễ viết sai: rong ruổi, rù rì, nối liền, lặng thầm.

- Bài chính tả gồm mấy khổ thơ? Viết theo thể thơ nào?

- Cách trình bày bài chính tả như thế nào?

- GV nhận xét 7 bài.

- GV nhận xét bài viết của HS.

3. HĐ thực hành- Luyện tập:

* HD Làm bài tập chính tả: 12’

Bài 1a. VBT – trang 87. Viết các từ ngữ chứa những tiếng sau:

- 2 HS lên bảng viết.

- HS nghe.

- 2 HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ cuối của bài thơ Hành trình của bầy ong.

- Công việc của loài ong rất lớn lao. Ong giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai, mang lại cho đời những giọt mật tinh túy.

- HS luyện viết vào nháp.

- 2 khổ thơ, viết theo thể thơ lục bát.

- Dòng 6 chữ lùi vào 1 ô; dòng 8 chữ viết sát lề.

- HS nhớ - viết bài.

- HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.

- HS đổi vở soát lỗi cho nhau.

(10)

- Tổ chức cho HS làm bài dưới dạng trò chơi tiếp sức

- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng Bài 2a. VBT – trang 88. Điền vào chỗ trống s hoặc x:

- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng:

Đàn bò vàng trên đồng cỏ xanh xanh Gặm cả hoàng hôn, gặm buổi chiều sót lại.

3.HĐ vận dụng: 2’

- Nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ ngữ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.

- HS tham gia chơi.

- 1 HS đọc đề bài.

- HS làm VBT.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 2 HS đọc lại câu thơ.

ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

...

...

--- LỊCH SỬ

TIẾT 12: Vượt qua tình thế hiểm nghèo I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết tình thế “ Nghìn cân treo sợi tóc” ở nước ta sau Cách mạng tháng 8 năm 1945.

Nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ đã vượt qua tình thế “ Nghìn cân treo sợi tóc” đó ntn?

- Thu thập thông tin, tranh ảnh ở nước ta sau Cách mạng tháng 8 năm 1945.

- Ham học hỏi, tìm hiểu để biết về lịch sử quê hương.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- GV: BGĐT, Máy tính, SGK,...

- HS: Điện thoại, SGK, VBT

- Ư DPHTM ở HĐ2: Sử dụng chức năng gửi tập tin với bài tập có nội dung sau:

1. Nối ô bên trái với các ô bên phải sao cho phù hợp.

Để giải quyết nạn đói, Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta thực hiện những biện pháp:

Lập hũ gạo cứu đói ngày đồng tâm Quyên góp tiền vàng

Trồng cây lương thực có năng suất cao Đẩy mạnh khai hoang, tăng gia sản xuất

Trước mắt, trồng cây lương thực ngắn ngày để cứu đói

Giải quyết nạn đói

(11)

2. Đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng Biện pháp để đẩy lùi “nạn dốt” là:

Mở các lớp bình dân học vụ để xóa nạn mù chữ.

Mở thêm trường học cho trẻ em.

Trẻ em nghèo được đi học

Đưa ngoài ra nước ngoài học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. HĐ mở đầu: 5’

? Nhắc lại một số sự kiện lịch sử trọng đại của nước ta?

- Nhận xét

* Giới thiệu bài: trực tiếp 2. HĐ khám phá: 32'

*Hoạt động 1: Tình hình nước ta sau cách mạng tháng tám

- GV nêu nhiệm vụ học tập:

? Sau CM T8/1945, nhân dân ta gặp khó khăn gì?

? Để thoát khỏi tình thế hiểm nghèo, Đảng và Bác Hồ lãnh đạo nhân dân ta làm những việc gì?

? Ý nghĩa của việc vượt qua tình thế...?

*Hoạt động 2: Vượt qua tình thế hiểm nghèo.

- Yêu cầu HS quan sát hình minh họa 2, 3 SGK

- Hình chụp cảnh gì?

- Em hiểu thế nào là bình dân học vụ?

- Đó là hai việc mà Đảng và Chính phủ ta đã lãnh đạo nhân dân để đẩy lùi giặc đói và giặc dốt

* ƯDPHTM: GV gửi tập tin yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành bài tập như phần chuẩn bị.

- Quan sát, hướng dẫn các nhóm

- 2 - 3 em nêu

- Lớp nhận xét, bổ sung

- Ghi đầu bài

- Học sinh lắng nghe

- Đọc thầm sách giáo khoa và trả lời

- H 2: Chụp cảnh nhân dân đang quyên góp gạo; H 3: Chụp một lớp bình dân học vụ.

- Là lớp học dành cho người lớn tuổi ngoài giờ lao động

- Sử dụng máy tính bảng nhận tập tin thảo luận theo nhóm đôi để hoàn thành bài tập.

*Hoạt động 3: Ý nghĩa vượt qua tình thế hiểm nghèo.

? Qua ảnh, em có nhận xét gì về tội ác của thực dân Pháp trước Cách mạng?

? Tinh thần diệt giặc dốt của nhân dân ta?

- Học sinh quan sát ảnh tài liệu - Trả lời theo ý hiểu

(12)

? Sự quan tâm của chế độ mới đến nhân dân ta?

- Rút ra ghi nhớ.

3. HĐ vận dụng: 3’

? Những khó khăn của nhân dân ta sau CM tháng 8?

? ý nghĩa của việc vượt qua tình thế đó như thế nào?

- Nhận xét giờ học

- Dặn HS về nhà làm bài tập

- Lớp nhận xét, bổ sung

- 1 số em đọc.

- Học sinh trả lời - Lớp nhận xét.

ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

...

...

--- KHOA HỌC

Gốm xây dựng: Gạch, ngói I - YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Giúp học sinh:

- Nêu được một số tính chất của đá vôi, xi măng và công dụng của đá vôi, xi măng.

- Quan sát, nhận biết đá vôi, xi măng.

- Nêu được một số cách bảo

* Giáo dục BVMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên từ đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.

* CV 3969:

+ Gộp 3 bài: Đá vôi-Xi măng – Gốm xây dựng, gạch, ngói dạy trong 1 tiết + Điều chỉnh yêu cầu cần đạt:

II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Hình minh hoạ trong SGK/56,57 - 1 số lọ hoa bằng thuỷ tinh, gốm.

- 1 vài miếng ngói khô, bát đựng nước (đủ dùng theo nhóm).

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 - HĐ khám phá: 4’

- Gọi hs lên bảng, trả lời câu hỏi về nội dung bài cũ.

? Nêu tính chất và công dụng của nhôm?

? Cách bảo quản các đồ dùng bằng nhôm và hợp kim của nhôm?

- Gv nhận xét, đánh giá.

*Giới thiệu: Trực tiếp 2.2, HĐ khám phá:

* Hoạt động 1: Đá vôi:

a. Một số vùng núi đá vôi của nước ta.

- Yêu cầu hs quan sát hình minh hoạ trong

- 2 hs lên bảng trả lời.

- HS nhận xét

(13)

SGK/54, đọc tên các vùng núi đá vôi đó.

- Em còn biết ở vùng nào nước ta có nhiều đá vôi và núi đá vôi?

- Kết luận: ở nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với những hang động, di tích lịch sử.

Gv giới thiệu HS về cảnh quan Vịnh Hạ Long.

* b. Tính chất của đá vôi

- Tổ chức cho hs hoạt động theo nhóm, cùng làm thí nghiệm như sau:

+ Giao cho mỗi nhóm 1 hòn đá cuội và hòn đá vôi.

* Thí nghiệm 1:

+ Yêu cầu: Cọ xát 2 hòn đá vào nhau.

Quan sát chỗ cọ xát và nhận xét.

+ Gọi 1 nhóm mô tả hiện tượng và kết quả thí nghiệm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

* Thí nghiệm 2:

+ Dùng bơm kim tiêm hút giấm trong lọ.

+ Nhỏ giấm vào hòn đá vôi và hòn đá cuội.

+ Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra.

- Qua 2 thí nghiệm trên, em thấy đá vôi có tính chất gì?

- Gv kết luận: Qua 2 thí nghiệm trên chứng tỏ: Đá vôi không cứng lắm có thể làm vỡ vụn. Trong giấm có a xít, đá vôi tác dụng với a xít tạo thành 1 chất khác và khí các bô níc bay lên tạo thành bọt.

* c. Ích lợi của đá vôi.

- Tổ chức cho hs thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Đá vôi được dùng để làm gì?

- Gọi hs trả lời, GV ghi nhanh lên bảng.

- GV kết luận: Có nhiều loại đá vôi, đá vôi có nhiều ích lợi trong cuộc sống. Đá vôi dùng để lát đường, xây nhà, nung vôi, sản xuất xi măng ....

- Yêu cầu học sinh trả lời nhanh câu hỏi:

? Muốn biết 1 hòn đá có phải là đá vôi hay không ta làm như thế nào?

- Hs tiếp nối nhau kể tên những địa danh mà mình biết.

+ Động Hương Tích ở Hà Tây.

+ Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh.

+ Hang động Phong Nha - Kẻ Bàng ở Quảng Bình.

+ Núi Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng.

+ Tỉnh Ninh Bình có nhiều núi đá vôi.

- 2 bàn hs quay lại với nhau tạo thành 1 nhóm cùng làm thí nghiệm theo hướng dẫn.

* Thí nghiệm 1:

+ Khi cọ xát 1 hòn đá cuội với 1 hòn đá vôi thì có hiện tượng: Chỗ cọ xát ở hòn đá vôi bị mài mòn, chỗ cọ xát ở hòn đá cuội có màu trắng, đó là vụn của đá vôi.

+ Kết luân: đá vôi mềm hơn đá cuội.

* Thí nghiệm 2:

- HS làm thí nghiệm theo hướng dẫn.

+ Hiện tượng: Trên hòn đá vôi có sủi bọt và có khói bay lên, trên hòn đá cuội không có phản ứng gì, giấm bị chảy đi.

- Hs nêu: Đá vôi không cứng lắm, dễ bị mòn, khi nhỏ giấm vào thì sủi bọt.

- 2 hs ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- Hs tiếp nối nhau trả lời: Đá vôi dùng để nung vôi, sản xuất xi măng, làm phấn viết, tạc tượng, tạc đồ lưu niệm.

(14)

*GDMT:

? Việc khai thác đá vôi bừa bãi sẽ gây ra tác hại gì?

- GV tích hợp giáo dục môi trường

*GDBĐ

- Giới thiệu cảnh quan Vịnh Hạ Long.

- Giáo dục tình yêu với biển đảo.

2.2. Gốm Xây dựng:

* a: Một số đồ gốm.

- Cho hs xem đồ thật hoặc tranh ảnh và giới thiệu 1 số đồ vật được làm bằng đất sét nung không tráng men hoặc có tráng men sành, men sứ và nêu: Các đồ vật này đều được gọi là đồ gốm.

- Gv yêu cầu hãy kể tên các đồ gốm mà em biết. Ghi nhanh tên các đồ gốm hs kể lên bảng.

? Tất cả các loại đồ gốm đều được làm từ gì?

- Gv kết luận: Tất cả các loại đồ gốm đều được làm từ đất sét. Đồ sành sứ nà chúng ta biết là những đồ gốm đã được tráng men, chạm khắc những hoa văn tinh xảo lên đó nên trông chúng rất khác lạ và đẹp mắt. Đặc biệt có những đồ sứ được làm bằng đất sét trắng 1 cách tinh xảo.

? Khi xây nhà chúng ta cần có những nguyên liệu gì?

- Gv nêu: Gạch, ngói là những đồ gốm xây dựng. Chúng ta hãy tìm hiểu xem có những loại gạch ngói nào? Cách làm gạch ngói như thế nào nhé.

* b. Một số loại gạch ngói và cách làm gạch ngói..

- Tổ chức cho hs hoạt động theo nhóm như sau:

+ yêu cầu hs quan sát tranh minh hoạ trong SGK/56, 57 và trả lời các câu hỏi.

? Loại gạch nào dùng để xây tường?

? Loại gạch nào dùng để lát sàn nhà, lát sân hoặc vỉa hè, ốp tường?

? Loại ngói nào được dùng để lợp mái nhà

- 2 học sinh trả lời.

+ Ta cọ xát hòn đá đó vào 1 hòn đá khác hoặc nhỏ giấm vào.

-Sẽ làm mất đi các núi đã vôi thiên nhiên tuyệt đẹp, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên...

- Hs lắng nghe.

- Hs tiếp nối nhau kể tên:

Một số đồ gốm: lọ hoa, bát, đĩa, ấm, chén, khay đựng hoa quả, tượng, chậu cây cảnh, nồi đất, lọ lục bình, 1 số đồ lưu niệm: tượng, vòng, hình con thú, ...

+ Tất cả các loại đồ gốm đều được làm từ đất sét nung.

- Hs lắng nghe.

- Khi xây nhà chúng ta cần có những nguyên liệu: xi măng, gạch, ngói, sắt, thép, ....

- Hs lắng nghe

(15)

trong hình 5?

- Gọi hs trình bày trước lớp, yêu cầu các hs khác theo dõi bổ sung.

- Gv yêu cầu hs liên hệ thực tế: Trong khu nhà em có mái nhà nào được lợp bằng ngói không? Mái nhà đó được lợp bằng loại ngói gì?

? Trong lớp mình có bạn nào biết quy trình làm gạch, ngói như thế nào?

- Gv kết luận về quy trình làm gạch ngói.

- Liên hệ GD hs ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất và sử dụng đồ gốm xây dựng.

c. Tính chất của gạch, ngói

- Hãy dự đoán kết quả và làm thí nghiệm + Quan sát kĩ một viên gạch hoặc ngói em thấy như thế nào?

+ Thả viên gạch hoặc ngói vào nước em thấy có hiện tượng gì xảy ra?

+ Giải thích tại sao có hiện tượng đó?

+ Điều gì sẽ xảy ra nếu ta đánh rơi viên gạch hoặc ngói?

+ Gạch, ngói có tính chất gì?

2.3. Xi măng

* a. Công dụng của xi măng.

- Yêu cầu hs làm việc theo cặp, trao đổi trả lời các câu hỏi.

? Xi măng được dùng để làm gì?

? Hãy kể tên 1 số nhà máy xi măng ở nước ta mà em biết?

- Cho hs quan sát hình minh hoạ 1, 2 trang 58 và giới thiệu: ở nước ta có rất nhiều đá vôi. Những khu vực gần núi đá vôi thường được xây dựng nhà máy xi măng.

- 2 bàn hs quay lại với nhau tạo thành 1 nhóm cùng trao đổi và thảo luận.

HS khác bổ sung:+ H1 gạch dùng để xây tường.

+ H2a: gạch để lát sân , bậc thềm, hành lang, vỉa hè.

H2b dùng để lát sân, nền nhà, ốp tường.

+ Loại ngói ở H4a dùng để lợp mái nhà ở H6.

+ Loại ngói ở H 4c dùng để lợp mái nhà ở H 5.

- Mỗi nhóm cử 1 đại diện trình bày, mỗi hs chỉ nói về 1 hình. Các nhóm khác nghe và bổ sung ý kiến.

- Hs tiếp nối nhau trả lời theo hiểu biết.

+ Gạch ngói được làm từ đất sét: Đất trộn với 1 ít nước, nhào thật kĩ, cho vào máy, ép khuôn, để khô rồi cho vào lò, nung ở nhiệt độ cao.

- Hs lắng nghe.

- Thấy có rất nhiều lổ nhỏ li ti - Thấy vô số bọt nhỏ từ viên gạch hoặc viên ngói thoát ra, nổi lên mặt nước.

Giải thích: Nước tràn vào các lỗ nhó li ti của viên gạch hoặc viên ngói, đẩy không khí ra tạo thành các bọt khi.

- Gạch, ngói thường xốp, có những lỗ nhỏ li ti chứa không khí và dễ vỡ - Hs lắng nghe

- 2 hs ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.

+ Dùng để xây nhà, xây dựng các

(16)

* b.: Tính chất của xi măng, công dụng của bê tông. ( KĨ THUẬT KHĂN TRẢI BÀN )

- Tổ chức cho hs chơi trò chơi. "Tìm hiểu kiến thức khoa học".

+ Cho hs hoạt động theo nhóm 4.

+ Yêu cầu các hs trong nhóm cùng đọc bảng thông tin trong SGK/59.

+ Yêu cầu hs dựa vào các tông tin đó và những điều mình biết để tự hỏi đáp về công dụng, tính chất của xi măng theo các câu hỏi sau: .

- Câu 1:Xi măng có tính chất gì? Cách bảo quản xi măng? Giải thích.

- Câu 2: Tính chất của vữa xi măng? Tại sao vữa xi măng trộn xong phải dùng ngay, không được để lâu?

- Câu 3: Nêu các vật liệu tạo thành bê tông. Tính chất và công dụng của bê tông?

- Câu 4: Nêu các vật liệu tạo thành bê tông cốt thép. Tính chất và công dụng của bê tông cốt thép?

- Gv đi hướng dẫn giúp đỡ hs các nhóm đọc thông tin: Ghi ý chính ra giấy bằng các gạch đầu dòng, hỏi đáp trong nhóm nhiều lần để nắm được kiến thức.

- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả

- Gv nhận xét tổng kết, khen ngợi những nhóm có hiểu biết các kiến thức thực tế.

3, HĐ vận dụng: 4’

- GV kết luận: Người ta nung đất sét, đá vôi và 1 số chất khác ở nhiệt độ cao rồi nghiền nhỏ thành bột mịn. Đó là xi măng.

Xi măng trộn với nước thì không tan mà

công trình lớn, đắp bồn hoa, ...

+ Nhà máy xi măng hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Hà Giang, ...

- Hs quan sát, lắng nghe.

- Hs hoạt động theo tổ, dưới sự điều khiển của tổ trưởng.

+ Tính chất: màu xám xanh (hoặc nâu đất, trắng). Xi măng không tan khi bị trộn với một ít nước mà trở nên dẻo, rất mau khô, khi khô, kết thành tảng, cứng như đá .

+ Cách bảo quản: để nơi khô, thoáng không để thấm nước. Vì khi bị ẩm hoặc bị thấm nước, xi măng sẽ kết lại thành tảng, cứng như đá và không dùng được nữa

.+ Vữa xi măng khi mới trộn thì dẻo, khi khô thì trở nên cứng, không tan, không thấm nước. Vì vậy vữa xi măng trộn xong phải dùng ngay, không được để lâu

+ Các vật liệu tạo thành bê tông: xi măng, cát, sỏi hoặc đá trộn đều với nước. Bê tông chịu nén, dùng để lát đường.

+Bê tông cốt thép: Trộn xi măng, cát, sỏi với nước rồi đổ vào khuôn có cốt thép. Bê tông cốt thép chịu được các lực kéo, nén và uốn, dùng để xây nhà cao tầng, cầu đập nước…

+ Mỗi nhóm cử 3 đại diện tham gia trả lời câu hỏi.

- Hs lắng nghe.

(17)

trở nên dẻo, nhanh khô, kết thành tảng, cứng như đá nên nó là vật liệu không thể thiếu để sản xuất ra vữa xi măng; bê tông;

bê tông cốt thép. Các sản phẩm từ xi măng đều được sử dụng trong xây dựng từ những công trình đơn giản đến những công trình phức tạp đòi hỏi sức nén, sức đàn hồi, sức kéo và sức đẩy cao như cầu, đường, nhà cao tầng, các công trình thuỷ điện, ...

*GDMT:

? Việc sản xuất xi măng, rác thải của các nhà máy xi măng có gây ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?

- GV liên hệ việc vứt rác không đúng nơi quy đinh để giáo dục ý thức BVMT cho HS.

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò

- lắng nghe

-Rác thải của các nhà máy sản xuất xi măng nếu không xử lí đúng cách sẽ gây ô nhiểm môi trường.

ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

...

...

---

HĐNGLL

“ Hát về thầy cô và mái trường”

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Giáo dục HS lòng kính yêu, biết ơn công lao của thầy, cô giáo.

- Tạo không khí thi đua học tập, rèn luyện sôi nổi trong HS.

- Rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động cho HS.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :

- Các tiết mục văn nghệ, biểu diễn cá nhân hoặc tập thể

- Cây "Hoa dân chủ" với các phiếu yêu cầu hát, đọc thơ, kể chuyện.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Khởi động - Hát tập thể

- Giới thiệu chương trình văn nghệ.

2. Phần giao lưu văn nghệ

- Các tiết mục biểu diễn văn nghệ của học sinh xen kẻ trò chơi hái hoa dân chủ.

- Trong trò chơi hái hoa dân chủ, học sinh làm đúng yêu cầu sẽ được vỗ tay hoan hô, không làm được sẽ được bị phạt như nặn tượng …

3.Kết thúc hoạt động

-Lớp hát tập thể bài thật là hay

-HS thực hiện biểu diễn văn nghệ và hái hoa dân chủ nhiệt tình.Có cổ động trò chơi và hoan hô.

(18)

- Người điều khiển chương trình cảm ơn các bạn đã tham gia.

- GV Nhận xét về tinh thần, thái độ tham gia chương trình văn nghệ của các tổ và cá nhân.

- Nhận xét, dặn dò.

-Cả lớp tuyên dương tinh thần nhiệt tình tham gia hoạt động.

ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

...

...

--- Ngày soạn : 21/11/2021

Ngày giảng : Thứ tư, ngày 24 tháng 11 năm 2021 Buổi sáng

TOÁN

Tiết 63: Chia một số thập phân cho một số tự nhiên I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết cách thực hiện chia một số thập phân cho một số tự nhiên.

- Giải các bài toán có liên quan đến chia một số thập phân cho một số tự nhiên. PT Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.

- Có ý thức học tập bộ môn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: BGĐT, Máy tính, SGK,...

- HS: Điện thoại, SGK, VBT

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu: 5’

- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập trong vở bài tập

Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất a) 8,32 x 4 x 25

= 8,32 x (4 x 25)

= 8,32 x 100

= 832 + Hỏi:

- Muốn nhân một số TP với một sốTP ta làm như thế nào?

- Phép nhân số thập phân có những tính chất gì?

- GV nhận xét đánh giá

* Giới thiệu bài - GV giới thiệu bài 2.HĐ khám phá:

* Hướng dẫn thực hiện chia một số thập

, HS dưới lớp theo dõi nhận xét.

Bài 4:

Bài giải

Giá tiền mua mỗi lít mật ong là:

160 000 : 2 = 80 000(đồng) Số tiền mua 4,5 lít mật ong là:

80 000 x 4,5 = 360 000(đồng) Số tiền mua 4,5 l mật ong nhiều hơn mua 2 l mật ong là:

360 000 – 160 000 = 200 000(đồng) Đáp số: 200 000(đồng)

- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học

(19)

phân cho một số tự nhiên.

a, Ví dụ 1

* Hình thành phép tính

- GV nêu bài toán ví dụ : một sợi dây dài 8,4m được chia thành 4 đoạn bằng nhau.

Hỏi mỗi đoạn dây dài bao nhiêu mét ? + GV hỏi :

- VD1 cho biết gì? Yêu cầu tìm gì?

+ GV tóm tắt bài toán.

- Để biết mỗi đoạn dây dài bao nhiêu mét ta phải làm như thế nào ?

- GV nêu : 8,4 : 4 là phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên.

*Đi tìm kết quả

- GV yêu cầu HS trao đổi để tìm thương của phép chia 8,4 : 4

- Vậy 8,4m chia cho 4 được bao nhiêu mét ?

*Giới thiệu kĩ thuật tính

Trong bài toán trên để thực hiện 8,4 : 4 các em phải đổi số đo 8,4m thành 84dm rồi thực hiện phép chia. Sau đó lại đổi đơn vị đo kết quả từ 21dm = 2,1m. Làm như vậy không thuật tiện và mất thời gian, vì thế thông thường người ta áp dụng cách đặt tính như sau :

- GV giới thiệu cách đặt tính và thực hiện chia 8,4 : 4 như SGK

- 1 HS đọc

- HS trả lời và tóm tắt bài toán.

- HS: Chúng ta phải thực hiện phép tính chia 8,4 : 4.

- 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi với nhau để tìm cách chia.

8,4m = 84dm

21dm = 2,1m - Vậy 8,4 : 4 = 2,1m

- HS lắng nghe

- Theo dõi, ghi nhớ.

- Thông thường người ta đặt tính rồi làm như sau :

+ 8 chia 4 được 2, viết 2.

2 nhân 4 bằng 8 ; 8 trừ 8 bằng 0, viết 0

+ Viết dấu phẩy vào bên phải 2.

+ Hạ 4 ; 4 chia 4 được 1, viết 1.

1 nhân 4 bằng 4 ; 4 trừ 4 bằng 0, viết 0.

- Yêu cầu HS nêu lại cách thực hiện phép - HS nêu.

84 04 0

4 21dm 8, 4

0 4 0

4 2,1(m)

(20)

tính 8,4 : 4

- Trong phép chia 8,4 : 4 = 2,1 chúng ta viết dấu phẩy ở thương 2,1 như thế nào ?

- Em có nhận xét gì về 2 phép chia trên ?

b, Ví dụ 2

- GV nêu : Hãy đặt tính và thực hiện 72,58 : 19

- GV yêu cầu 1HS lên bảng thực hiện phép chia, dưới lớp làm vài nháp.

- Cho HS nhận xét bài làm của bạn .

- GV hỏi: Hãy nêu lại cách viết dấu phẩy ở thương khi em thực hiện phép chia

72,58 : 19

+ Em có nhận xét gì về phép chia trên bảng?

- GV chốt lại cách chia.

c, Quy tắc thực hiện phép chia

- GV yêu cầu HS nêu cách chia một số thập phân cho một số tự nhiên.

3. HĐ Luyện tập, thực hành Bài 1

- Cho HS nêu yêu cầu của đề bài.

- GV yêu cầu HS tự đặt tính và thực hiện phép tính.

- Sau khi thực hiện chia phần nguyên (8), trước khi lấy phần thập phân (4) để chia thì viết dấu phẩy vào bên phải thương (2)

- HS trao đổi với nhau và nêu:

+ Giống về cách đặt tính và thực hiện chia.

+ Khác là một phép chia không có dấu phẩy, một phép chia có dấu phẩy

- 1 HS lên bảng thực hiện, lớp làm nháp.

72,58 15 5 38 0

19 3, 82

- HS nêu: Sau khi chia phần nguyên(72), ta đánh dấu phẩy vào bên phải thương (3) rồi mới lấy phần thập phân (58) để chia.

- Phép chia trên là phép chia một STP cho một STN và đều là phép chia hết .

- 2 - 3 HS nêu.

, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

5,2 8 1 2 0 8 0

4 1,32

95,2 27 2 0

68 1,4

0,36 0 36 0

9 0,04

75,52 11 5 1 92 0

32 2,36

- GV gọi HS nhận xét bài làm trên bảng của các bạn.

- GV yêu cầu HS vừa lên bảng nêu rõ cách

- 1 HS nhận xét, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.

- HS nêu như phần VD.

(21)

tính của mình.

- GV nhận xét Bài 2

- Cho HS nêu yêu cầu của bài

- GV yêu cầu HS thảo luận trong cặp nêu cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân?

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân

- GV gọi HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn, sau đó nhận xét

GV: Các em đã vận dụng cách thực hiện phép chia 1 STP ccho một STN để tìm thừa số chưa biết trong bài tập 2 rất tốt.

Bài 3

- GV gọi HS đọc đề toán trước lớp.

- BT cho biết gì? Bài yêu cầu gì?

- GV tóm tắt bài toán.

3 giờ: 126,54 km TB 1 giờ: …..km?

- GV yêu cầu HS làm bài trong nhóm, 2 nhóm làm vào bảng phụ

- Chữa bài - GV nhận xét

4. HĐ vận dụng: 3’

- Cho HS nêu lại quy tắc phép chia.

- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập trong VBT và chuẩn bị bài sau

.

- HS đọc bài

- 1 HS nêu trước lớp.

- 2 HS lên bảng làm bài, HS lớp làm bài vào vở.

a, x x 3 = 8,4 x = 8,4 : 3 x = 2,8 b, 5 x x = 0,25 x = 0,25 : 5 x = 0,05

- 1 HS nhận xét bài làm của bạn, HS cả lớp theo dõi và tự kiểm tra bài làm của mình.

- 1 HS đọc đề bài toán, HS đọc thầm đề bài trong SGK.

Bài giải

Trung bình mỗi giờ người đi xe máy đi được là :

126,54 : 3 = 42,18 (km) Đáp số : 42,18km

- HS lắng nghe.

- HS trả lời.

ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

...

...

--- LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 25 : Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT :

- Mở rộng vốn từ về môi trường và bảo vệ môi trường.

(22)

- Viết được một đoạn văn có đề tài gắn với nội dung bảo vệ môi trường. Phát triển năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Giáo dục HS ý thức BVMT.

* QTE: - Quyền được sống trong môi trường trong lành.

- Bổn phận giữ gìn và bảo vệ môi trường.

* BVMT: Giáo dục lòng yêu quý, ý thức BVMT, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC:

- GV: BGĐT, Máy tính, SGK,...

- HS: Điện thoại, SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.HĐ mở đầu: 3’

- Em hãy đặt 1 câu có quan hệ từ và cho biết các từ ấy nối những từ ngữ nào trong câu.

- GV nhận xét.

* Giới thiệu bài: 1’

2. HĐ thực hành- Luyện tập: 33'

*Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài 1. VBT – trang 88. Đọc đoạn văn sau:

- GV hướng dẫn:

+ Đọc kĩ đoạn văn.

+ Nhận xét về các loài ĐV, TV qua số liệu thống kê.

+ Tìm nghĩa của cụm từ khu bảo tồn đa dạng sinh học.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng: Khu bảo tồn đa dạng sinh học là khu lưu giữ được nhiều loài động vật, thực vật. Rừng nguyên sinh Nam cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học vì rừng có ĐV, có thảm TV rất phong phú.

* GDQTE: Em có thích được sống trong môi trường trong môi trường trong lành không?

GV: Trẻ em có quyền được sống trong môi trường trong lành.

Bài 2. VBT – trang 89. Viết các từ chỉ hành động cho dưới đây vào chỗ trống thích hợp trong bảng phân loại:

- GV chia nhóm: 4 HS/nhóm và yêu cầu HS thảo luận trong nhóm.

-

- 1 HS đọc yêu cầu và phần chú thích.

- HS làm bài .

- Tiếp nối nhau phát biểu.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- HS nối tiếp trình bày.

- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung bài.

- HS làm việC.

- Thi xếp từ vào đúng cột.

(23)

- Tổ chức cho HS xếp từ theo hình thức trò chơi.

- Nhận xét cuộc thi.

- Nhận xét, kết luận các từ đúng.

Bài 3. VBT – trang 89. Chọn một trong các cụm từ ở bài 2 làm đề tài, em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu về đề tài đó.

- GV hướng dẫn: Chọn một trong các cụm từ ở BT 2 để làm đề tài. Đoạn văn nói về đề tài đó dài khoảng 5 câu.

- Em viết về đề tài nào?

- Nhận xét.

3. HĐ vận dụng: 4’

* BVMT: Vì sao chúng ta phải bảo vệ môi trường?

- Em có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?

- GV nhận xét tiết học và giao BTVN.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS nối tiếp nhau nêu đề tài của mình.

- HS làm VBT.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- HS dưới lớp đọc bài viết.

- HS nối tiếp nhau trả lời.

ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

...

...

--- KỂ CHUYỆN

Tiết 13 : Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham giaa I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu và biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện biết đặt câu hỏi cho bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn.

- Rèn kĩ năng nói và nghe: Biết kể được một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm của bản thân hoặc những người xung quanh để bảo vệ môi trường. Qua câu chuyện thể hiện được ý thức bảo vệ môi trường, tinh thần noi theo tấm gương dũng cảm.

Chăm chú theo dõi bạn kể; nhận xét đánh giá đúng lời kể của bạn. Phát triển năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Giáo dục HS học tập tấm gương dũng cảm biết bảo vệ môi trường, góp phần làm môi trường luôn xanh - sạch - đẹp.

*BVMT: Giáo dục HS học tập tấm gương dũng cảm biết bảo vệ môi trường, góp phần làm môi trường luôn xanh- sạch - đẹp.

*QTE: - Quyền được tham gia chia sẻ với mọi người trong cộng đồng.

- Bổn phận phải quan tâm đến môi trường, giữ gìn và bảo vệ môi trường.

* GDQPAN: Nêu những tấm gương HS tích cực tham gia phong trào xanh, sạch, đẹp ở địa phương, nhà trường.

(24)

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: BGĐT, Máy tính, SGK,...

- HS: Điện thoại, SGK, VBT

III. CÁC HO T Ạ ĐỘ NG D Y H C CH Y U : Ủ Ế

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu: 5’

- Gọi HS kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về bảo vệ môi trường.

- Nhận xét.

* GTB: 1’

- Nêu mục đích yêu cầu của tiết hoc.

2.HĐ khám phá:

* Hướng dẫn HS kể chuyện: 13’

- Gọi HS đọc đề bài và cho biết đề bài y/c kể chuyện về gì?

- GV gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài: một việc làm tốt, một hành động dũng cảm.

- Gọi HS nêu đề đã chọn để kể.

- Mời 2 HS đọc gợi ý để tìm đúng câu chuyện theo y/c.

- Mời 1 số em nêu tên câu chuyện định kể

3. HĐ Thực hành: 18'

* HS thực hành kể chuyện, trao đổi về nội dung ý nghĩa, trả lời câu hỏi .

- Y/c HS kể chuyện trong nhóm.

- GV quan sát theo dõi các nhóm và uốn nắn, giúp đỡ các em.

-Yêu cầu HS thi kể trước lớp.

- Y/c các nhóm cử đại diện thi kể và trao đổi về nội dung, ý nghĩa.

- GV nhận xét.

Liên hệ giáo dục sau mỗi câu chuyện kể.

* BVMT: Qua các câu chuyện trên các em học được điều gì?

* QTE: Theo em trẻ em có quyền và bổn phận gì trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường?

- 2 HS kể kết hợp nêu ý nghĩa câu chuyện.

- 2 HS đọc nội dung yêu cầu của đề và trả lời.

- 2 HS đọc gợi ý 1, 2 trong SGK.

- 2, 3 em nối tiếp nhau giới thiệu tên chuyện định kể.

- Từng cặp HS kể chuyện cho nhau nghe, cùng trao đổi ý nghĩa câu chuyện.

- Mỗi tổ cử đại diện 2 bạn tham gia. Lớp bình chọn bạn kể hay.

- HS liên hệ.

- Quyền được tham gia chia sẻ với mọi người trong cộng đồng.

- Bổn phận phải quan tâm đến môi trường, giữ gìn và bảo vệ môi trường.

- Bổn phận đấu tranh với cái xấu, cái ác để bảo vệ môi trường.

- HS nêu.

(25)

* GDQPAN: Em hãy nêu những tấm gương HS tích cực tham gia phong trào xanh, sạch, đẹp ở địa phương, nhà trường.

* GV: Việc làm bảo vệ môi trường có thể thực hiện hàng ngày, hàng giờ, ai cũng có thể làm.

3 . HĐ vận dụng: 2’

- GV nhận xét tiết học, khuyến khích HS về nhà tập kể cho người thân nghe.

- Dặn HS chuẩn bị trước nội dung bài tuần sau.

ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

...

...

--- KHOA HỌC

Thủy tinh. Cao su I - YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

*CV3969: + Gộp 2 bài: Thủy tinh-Cao su dạy trong 1 tiết + Điều chỉnh yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết một số tính chất của thủy tinh, cao su.

- Nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng thủy tinh, cao su

*Giáo dục BVMT: Một số đặc điểm của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC;

- Hình minh hoạ trong SGK/60, 61.

- 1 số lọ hoa bằng thuỷ tinh, dây cao su - Giấy A4

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 - HĐ mở đầu: 4’

- Gọi hs lên bảng, trả lời cau hỏi về nội dung bài cũ.

? Em hãy nêu tính chất và cách bảo quản xi măng, thủy tinh?

? Xi măng có ích lợi gì trong đời sống?

- Gv nhận xét, đánh giá.

* Giới thiệu: Trực tiếp 2.2, HĐ trải nghiệm:

* Hoạt động 1: Thủy tinh: 16'

*Những đồ dùng làm bằng thuỷ tinh và tính chất của thủy tinh.

1. Tình huống xuất phát câu hỏi

- 2 hs lên bảng trả lời.

- hs nhận xét

- Lắng nghe

(26)

nêu vấn đề:

- H: Em hãy kể tên đồ dùng làm bằng thủy tinh .

- GV kết luận.

? Thủy tinh có tính chất gì?

2. Nêu ý kiến ban đầu của HS:

- Yêu cầu HS mô tả những hiểu biết ban đầu của mình về tính chất của thủy tinh.

-Yêu cầu HS trình bày quan điểm của các em về vấn đề trên.

-Từ những ý kiến ban đầu của HS do nhóm đề xuất, GV tập hợp thành các nhóm biểu tượng ban đầu rồi hướng dẫn HS so sánh sự giống và khác nhau của các ý kiến trên( chọn ý kiến trùng nhau xếp vào 1 nhóm)

3.Đề xuất câu hỏi:

- GV yêu cầu: Em hãy nêu thắc mắc của mình về tính chất của thủy tinh (có thể cho HS nêu miệng)

- GV nêu: với những câu hỏi các em đặt ra, cô chốt lại một số câu hỏi sau (đính bảng):

- Thủy tinh có cháy không ? - Thủy tinh có bị gỉ không?

- Thủy tinh có bị a- xít ăn mòn không ?

- Thủy tinh có phải là vật trong suốt không ?

- Thủy tinh có dễ vỡ không ?

-GV: Dựa vào câu hỏi em hãy dự đoán kết quả và ghi vào phiếu học tập( em dự đoán).

- Hs tiếp nối nhau kể các đồ dùng bằng thuỷ tinh: mắt kính, bóng điện, chai, lọ, cốc, chén, ....

-HS làm việc cá nhân: ghi vào phiếu học tập ( Điều em nghĩ) những hiểu biết ban đầu của mình về tính chất của thủy tinh.

- HS làm việc nhóm 4, tập hợp các ý kiến vào bảng nhóm

-Các nhóm đính bảng phụ lên bảng lớp rồi cử đại diện nhóm trình bày.

- HS so sánh sự giống và khác nhau của các ý kiến.

- HS tự đặt câu hỏi vào phiếu học tập(câu hỏi em đặt ra) Ví dụ HS có thể nêu: Thủy tinh có bị cháy không ?Thủy tinh có bị gỉ không?Thủy tinh có dễ vỡ không ? Thủy tinh có bị a- xít ăn mòn không ?

- Lần lượt HS nêu câu hỏi

- 1 HS đọc lại các câu hỏi

- HS làm cá nhân vào phiếu (ghi dự đoán kết quả vào phiếu học tập).

- Nhóm thảo luận ghi vào giấy A4.

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm nhận xét.

-HS đề xuất các cách làm để kiểm tra kết quả dự đoán(VD: Thí nghiệm, mô hình, tranh vẽ, quan sát, trải nghiệm...,)

(27)

4.Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu:

+ GV: Để kiểm tra kết quả dự đoán của mình các em phải làm thế nào?

+ GV: Các em đã đưa ra nhiều cách làm để kiểm tra kết quả, nhưng cách làm thí nghiệm là phù hợp nhất

- GV tổ chức cho HS thảo luận, đề xuất thí nghiệm nghiên cứu

- GV phát đồ dùng thí nghiệm cho các nhóm.

- GV quan sát các nhóm.

-GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả sau khi thí nghiệm:

- H: Em hãy trình bày cách làm thí nghiệm để kiểm tra xem: Thủy tinh có bị cháy không?

- GV thực hành lại thí nghiệm, chốt sau mỗi câu trả lời của HS “Thủy tinh không cháy”

- Tương tự:

H: Em hãy giải thích cách làm thí nghiệm để biết: Thủy tinh có bị a- xít ăn mòn không ?

* Thủy tinh không bị axit ăn mòn H: Em hãy giải thích cách làm thí nghiệm để biết: Thủy tinh có trong suốt không?

* Thủy tinh trong suốt

H: Thủy tinh có dễ vỡ không?

* Thủy tinh rất dễ vỡ

+ Sau mỗi lần đại diện nhóm trình bày thí nghiệm, GV có thể hỏi thêm: Có nhóm nào làm thí nghiệm khác như thế mà kết quả cũng giống như nhóm bạn không?

5. Kết luận kiến thức mới:

- H: Qua thí nghiệm em rút ra kết luận gì ?

- Yêu cầu HS làm phiếu cá nhân, thảo luận nhóm 4, ghi vào giấy A4 hoặc bảng nhóm

- HS thảo luận nhóm 4, đề xuất các thí nghiệm

- Các nhóm HS nhận đồ dùng thí nghiệm, tự thực hiện thí nghiệm, quan sát và rút ra kết luận từ thí nghiệm (HS điền vào phiếu học tập/mục 4)

- Các nhóm báo cáo kết quả( Đính lên bảng) đại diện nhóm trình bày:

-Lần lượt các nhóm lên làm lại thí nghiệm trước lớp và nêu kết luận

- Các nhóm khác nêu TN của nhóm mình ( nếu khác nhóm bạn)

- HS có thể trình bày thí nghiệm.

- HS làm cá nhân vào phiếu học tập (Kết luận của em), nhóm tổng hợp ghi giấy A4.

- HS nêu cá nhân

- Thuỷ tinh thường trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ. Thuỷ tinh không cháy, không hút ẩm và không bị a – xít ăn mòn

thuỷ tinh

thường

thuỷ tinh chất lượng cao

Bóng điện - Trong suốt, không gỉ, cứng,

dễ vỡ.

-Không cháy, không hút ẩm,

không bị a xít

Lọ hoa, dụng cụ thí nghiệm.

- Rất trong.

- Chịu được nóng, lạnh - Bền, khó vỡ.

(28)

- GV hướng dẫn HS so sánh kết quả thí nghiệm với các suy nghĩ ban đầu của mình ở bước 2 có gì khác nhau.

* Lưu ý: GV chỉ nhận xét nhóm nào trùng, nhóm nào không trùng ý kiến ban đầu; không nhận xét đúng, sai.

? Hãy kể tên các đồ dùng được làm bằng thuỷ tinh thường và thuỷ tinh chất lượng cao?

- GV kết luận: Thuỷ tinh được làm từ cát trắng, đá vôi và 1 số chất khác.

Thuỷ tinh thường trong suốt, không gỉ, cứng nhưng rất dễ vỡ, không cháy, không hút nước, không bị a xít ăn mòn. Thuỷ tinh chất lượng cao rất trong, chịu được nóng, lạnh, rất bền, khó vỡ ..

? Em có biết người ta chế tạo đồ thuỷ tinh bằng cách nào không?

- GV nhận xét chốt lại 2.2.HĐ 2: Cao su: 16' 1. Tình huống xuất phát :

H: Em hãy kể tên các đồ dùng được làm bằng cao su?

ăn mòn.

+ Những đồ dùng được làm bằng thuỷ tinh thường: Cố, chén, mắt kính, chai, lọ, ống đựng thuốc tiêm, cửa sổ, li, đồ lưu niệm.

+Những đồ dùng dược làm bằng thuỷ tinh chất lượng cao: Chai, lọ trong phòng thí nghiệm, đồ dùng y tế, kính xây dựng, kính của máy ảnh, ống nhòm, nồi nấu trong lò vi sóng, ...

- Hs lắng nghe.

- Người ta nung cát trắng đã được trộn lãn với các chất khác cho chảy ra rồi để nguội.

Khi thuỷ tinh ở dạng nóng chảy thì có thể chế tạo ra các đồ vật bằng những cách:

thổi, ép khuôn, kéo, ...

- HS làm việc cá nhân: ghi vào vở TN những hiểu biết ban đầu của mình vào vở thí nghiệm về những tính chất của cao su - HS làm việc theo nhóm : tập hợp các ý kiến vào bảng nhóm

- Các nhóm đính bảng phụ lên bảng lớp và cử đại diện nhóm trình bày

- HS so sánh sự giống và khác nhau của các ý kiến.

-Ví dụ HS có thể nêu:

?Cao su có tan trong nước không?

?Cao su có cách nhiệt được không?

? Khi gặp lửa, cao su có cháy Không?

- HS thảo luận theo nhóm, đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu

- HS trả lời theo suy nghĩ.

- Các nhóm HS tự bố trí thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm, quan sát và rút ra kết luận từ thí nghiệm (HS điền vào vở TN theo bảng )

- Các nhóm báo cáo kết quả (đính kết quả của nhóm lên bảng lớp), cử đại diện nhóm

(29)

GV tổ chức trò chơi “Truyền điện” để HS kể được các đồ dùng làm bằng cao su

-Kết luận trò chơi

H: Theo em, cao su có tính chất gì?

2. Nêu ý kiến ban đầu của HS:

-GV yêu cầu HS mô tả bằng lời những hiểu biết ban đầu của mình vào vở thí nghiệm về những tính chất của cao su

- GV yêu cầu HS trình bày quan điểm của các em về vấn đề trên

3. Đề xuất câu hỏi :

- Từ những ý kiến ban đầu của của HS do nhóm đề xuất, GV tập hợp thành các nhóm biểu tượng ban đầu rồi hướng dẫn HS so sánh sự giống và khác nhau của các ý kiến trên

- Định hướng cho HS nêu ra các câu hỏi liên quan.

- GV tập hợp các câu hỏi của các nhóm:

H: Tính đàn hồi của cao su như thế nào?

H: Khi gặp nóng, lạnh, hình dạng của cao su thay đổi như thế nào?

H: Cao su có thể cách nhiệt, cách điện được không?

H: Cao su tan và không tan trong những chất nào?

4. Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu:

-GV tổ chức cho HS thảo luận, đề xuất thí nghiệm nghiên cứu.

? Theo em phương án nào tối ưu nhất

?

- Tổ chức cho các nhóm trình bày thí nghiệm

5.Kết luận, kiến thức mới :

trình bày

- Các nhóm trình bày lại thí nghiệm

Làm nhiều đồ dùng như. Li, bình hoa, chén, bát,….

- Để bảo quản những sản phẩm được làm bằng thuỷ tinh thì chúng ta cần tránh va chạm với những vật rắn, để nơi chắc chắn để tránh làm vỡ…

- ....Cát

- Khai thác hợp lí

- Phải xử lí chất thải hợp lí không thải ra sông, suối,…

HS Lắng nghe

Trả lời

(30)

- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả sau khi trình bày thí nghiệm - GV tổ chức cho các nhóm thực hiện lại thí nghiệm về một tính chất của cao su (nếu thí nghiệm đó không trùng với thí nghiệm của nhóm bạn) -GV hướng dẫn HS so sánh kết quả thí nghiệm với các suy nghĩ ban đầu của mình ở bước 2 để khắc sâu kiến thức

- GV kết luận về tính chất của cao su:

cao su có tính đàn hồi tốt; ít bị biến đổi khi gặp nóng, lạnh; cách điện, cách nhiệt tốt; không tan trong nước, tan trong một số chất lỏng khác; cháy khi gặp lửa.

3, HĐ Vận dụng: 3’

- Thuỷ tinh được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống ?

- Chúng ta có những cách bảo quản nào để đồ dùng thủy tinh không bị vỡ ?

? Chúng ta cần lưu ý điều gì khi sử dụng đồ dùng bằng cao su?

*GDBVMT: Thủy tinh được làm chủ yếu từ nguồn nguyên liệu nào?

- Để giữ cho nguồn tài nguyên này không bị cạn kiệt, ta có cách khai thác như thế nào?

- Trong khi SX, các nhà máy cần bảo đảm yêu cấu gì để chống ô nhiễm MT?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò

ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

...

...

Ngày soạn : 22/11/2021

Ngày giảng : Thứ năm, ngày 25 tháng 11 năm 2021 TOÁN

TIẾT 64: LUYỆN TẬP

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Rèn kĩ năng nói và nghe: Biết kể được một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm của bản thân hoặc những người xung quanh để bảo vệ môi trường.. Qua câu chuyện thể hiện

Kiến thức: Kể được một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của bản thân hoặc những người xung quanh .Qua câu chuyện, thể hiện được ý thức

Biết kể lại được một câu chuyện rõ ràng về một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm của bản thân hoặc của những người xung quanh để bảo vệ môi

Kiến thức: Kể được một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của bản thân hoặc những người xung quanh.. Kĩ năng: Qua câu chuyện, HS có ý thức bảo

- Em cũng có thể kể những điều em biết, em chứng kiến về người có khả năng hoặc có sức khỏe đặc biệt , không cần kể thành câu chuyện. có khởi đầu,

I. Kiến thức:- Kể lại được một việc tốt của em hoặc của những người xung quanh để bảo vệ môi trường hoặc một hành động dũng cảm để bảo vệ môi trường .. - Biết cách

Kiến thức: - Kể được một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của bản thân hoặc những người xung quanh.. Kĩ năng: Rèn kĩ

Kể một việc làm tốt của em hoặc của những người xung quanh để bảo vệ môi trường..1.