• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ THI THỬ VÀO THPT LẦN I, NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN THI: NGỮ VĂN

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ THI THỬ VÀO THPT LẦN I, NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN THI: NGỮ VĂN"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC ĐỀ THI THỬ VÀO THPT LẦN I, NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN THI: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề.

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và viết vào bài làm chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước lựa chọn em cho là đúng.

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng, Cá thu biển Đông như đoàn thoi Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.

Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!”

(Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, Ngữ văn 9, Tập một, NXBGDVN 2017) Câu 1. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được viết vào năm nào?

A. 1948 B. 1958 C. 1963 D. 1969

Câu 2. Bài thơ“Đoàn thuyền đánh cá” in trong tập thơ nào của Huy Cận ? A. Bài ca cuộc đời. B. Lửa thiêng.

C. Trời mỗi ngày lại sáng. D. Đất nở hoa.

Câu 3. Hai câu thơ sau sử dụng những phép tu từ nào?

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

Sóng đã cài then đêm sập cửa.”

A. Nhân hóa và hoán dụ.

C. Ẩn dụ và liệt kê. B. Nói quá và điệp ngữ.

D. So sánh và nhân hóa.

Câu 4. Nội dung của hai khổ thơ trên là gì?

A. Miêu tả vẻ đẹp của mặt trời.

C. Miêu tả vẻ đẹp của các loài cá. B. Miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi.

D. Miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về.

II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm) Câu 5 (3,0 điểm).

Viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về sự tự tin trong cuộc sống. Trong đoạn văn có sử dụng một thành phần biệt lập phụ chú (gạch chân dưới thành phần phụ chú đó).

Câu 6 (5,0 điểm).

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

“Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”

(Kiều ở lầu Ngưng Bích- Trích“Truyện Kiều”, Nguyễn Du, Ngữ văn 9, Tập một, NXBGDVN 2017)

………Hết………

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh:……….

………..SBD………..

(2)

PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ THI THỬ VÀO THPT LẦN I, NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9

PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.

Câu 1 2 3 4

Đáp án B C D B

PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm) Câu 5 (3,0 điểm)

* Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết viết đoạn văn nghị luận xã hội có cấu trúc chặt chẽ, lập luận rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có các ý cơ bản sau:

Phần Nội dung Điểm

Mở đoạn

Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận: Thành công đối với mỗi người cần rất nhiếu yếu tố, một trong những yếu tố quan trọng chính là sự tự tin.

0.25

Thân đoạn

* Giải thích và nêu biểu hiện:

- Tự tin là sự tin tưởng vào khả năng, giá trị và sức mạnh của bản thân mình.

- Người mang trong mình phẩm chất này sẽ có được một nền tảng tâm lí vững vàng trước các vấn đề xảy ra trong cuộc sống;

luôn giữ được sự bình tĩnh, can trường trước mọi biến cố, dễ dàng thuyết phục và dành được niềm tin từ người đối diện.

- Người tự tin bao giờ cũng bản lĩnh, kiên cường và không dễ bị khuất phục trước khó khăn thử thách.

0,75

* Phân tích và bàn luận:

- Sự tự tin cũng như ý chí, nghị lực hay lòng dũng cảm, nó chính là thước đo của con người và cũng là kim chỉ nam để con người vươn tới thành công.

(Nêu một số dẫn chứng: Walt Disney – người từ một cậu bé nghèo không có cả tiền mua giấy vẽ vươn lên thành ông chủ của tập đoàn sản xuất phim hoạt hình lớn nhất thế giới, đã coi tự tin là một trong bốn điều làm nên cuộc đời mình…)

- Quan trọng là vậy nhưng không phải ai cũng tạo được cho mình sự tự tin đúng nghĩa. Một số quá nhút nhát, không đủ can đảm để trình bày ý kiến cá nhân trong khi số khác lại kiêu căng, ngạo mạn, tự phụ về khả năng của mình, chính vì vậy họ rất khó thành công trong cuộc sống.

0,75

(3)

* Bài học nhận thức và hành động:

- Hiều được sự quan trọng của tự tin mỗi chúng ta cần nghiêm túc học tập, rèn luyện để có thể thoát ra khỏi lớp vỏ tự ti, nhút nhát, mạnh mẽ đứng dậy và thể hiện bản thân mình với thế giới.

- Mọi người phải tin tưởng vào khả năng, năng lực của bản thân, tin tưởng vào những điều tốt đẹp, phải dám nghĩ, dám làm, tự tin, yêu đời, yêu cuộc sống.

0.5

Kết đoạn

- Khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của sự tự tin.

- Liên hệ bản thân.

0,25 Đoạn văn có sử dụng thàng phần biệt lập phụ chú 0,5 Câu 6 (5,0 điểm)

* Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết viết bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, cảm xúc chân thực, diễn đạt trôi chảy, không mắc các lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp.

* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau:

Phần Nội dung Điểm

Mở bài

- Dẫn dắt, giới thiệu về tác giả, tác phẩm.

- Giới thiệu đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” và tám câu thơ cuối đoạn .

+ Tám câu thơ cuối đoạn đã diễn tả tâm trạng đau buồn, lo âu của Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích bằng nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du.

0,25

Thân bài

a. Khái quát

- Vị trí, nội dung đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”

- Tám câu thơ cuối đoạn trích vừa là bức tranh tâm cảnh mà cũng là thực cảnh. Cảnh được miêu tả theo cấu trúc tứ bình mang vẻ đẹp cổ điển.

0,5

b. Cảm nhận về đoạn thơ.

* Cảnh 1: Cảnh cửa bể chiều hôm. ( Dẫn thơ)

- “ Buồn trông” là mô típ quen thuộc trong ca dao, Nguyễn Du đã tiếp thu một cách sáng tạo để diễn đạt tâm trạng của Thúy Kiều.

- Hai câu thơ tả cảnh cửa biển mênh mang trong ánh nắng chiều đang dần tắt, có một cánh buồm thấp thoáng, lẻ loi phía chân trời xa gợi lên khung cảnh mênh mông, hiu quạnh, thê lương. Cả không gian và thời gian của bức tranh thơ thấm đượm một nỗi buồn.

- Không gian ấy cộng hưởng cùng thời gian “ chiều hôm” – thời khắc gợi nhớ, gợi buồn như thấm sâu hơn vào tâm hồn con người.

- Sự hiện diện của con thuyền- hình ảnh biểu tượng cho sự sống con người nhưng đó là sự hiện hữu mờ mờ được diễn tả qua hai từ

0,75

(4)

láy “ thấp thoáng, xa xa” như một ảo ảnh. Đai từ phiếm chỉ “ ai”

mang nghĩa mơ hồ. Sự lẻ loi, đơn chiếc của cánh buồm ẩn dụ cho thân phận cô đơn, lạc lõng của Kiều nơi góc bể chân trời. Cảnh đã gợi trong lòng Kiều nỗi nhớ thương da diết về cha mẹ, về quê nhà và niềm khao khát sum họp. ( Có thể liên hệ với ca dao)

* Cảnh 2: Cảnh hoa trôi mặt nước. ( Dẫn thơ)

- Ngọn nước và hoa là những hình ảnh ẩn dụ. Ngọn nước tượng trưng cho sóng gió cuộc đời. Hình ảnh hoa trôi gợi cảm và dễ làm rung động lòng người bởi lẽ dân gian thường dùng hình ảnh bèo dạt mây trôi để nói về kiếp người nổi trôi, vô định.

- Hình ảnh hoa trôi man mác trong vô định gợi nỗi buồn xót xa cho một đóa hoa lìa cành nổi trôi trên sóng nước.

- Nhìn hoa trôi, Kiều liên tưởng đến thân phận mình, cuộc đời mình cũng giống như cánh hoa kia, lênh đênh mặt nước không biết sẽ trôi dạt về đâu.

* Cảnh 3: Cảnh nội cỏ. ( Dẫn thơ)

- Hình ảnh “ nội cỏ rầu rầu” gợi sắc cỏ ở mộ Đạm Tiên “ rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”. Đâu còn là “ Cỏ non xanh tận chân trời” trong tiết Thanh minh khi Kiều còn sống trong những ngày tháng “êm đềm trướng rủ màn che”.

- Cảnh nơi xứ lạ như thấu cảm nỗi niềm của Kiều nên nhuốm màu tâm tư của kiếp người phiêu bạt. Nỗi “rầu rầu” ấy tràn ngập, lan tỏa khắp không gian. Không gian từ chân mây xa xăm đến mặt đất gần gũi đều “một màu xanh xanh”. Sắc xanh mờ nhạt lại thêm vẻ “rầu rầu” khiến sự sống càng thêm cạn kiệt, cảnh thêm héo tàn.

- Cảnh vật nhuốm màu tâm trạng, một tâm trạng chán ngán vô vọng vì cuộc sống quẩn quanh, vô vị, tẻ nhạt. Kiều đau buồn, tiếc thương cho tuổi thanh xuân, tài sắc của mình đang tàn úa, tương lai mờ mịt, vô vọng.

* Cảnh 4: Cảnh con sóng nổi lên ầm ầm sau cơn gió ( Dẫn thơ) - Âm điệu thơ trở nên dữ dội với những từ tượng thanh “ầm ầm”,

“kêu”. Hình ảnh những đợt sóng cuộn lên, trào tới, xô đẩy cùng với tiếng rít gào của gió vang lên đến hãi hùng. Kiều thấy gió cuốn, nghe sóng kêu bỗng thấy kinh hãi, bàng hoàng.

- Từ “kêu” được vận dụng như một dụng ý nghệ thuật, “kêu” chứ không phải là “vỗ, đánh, xô, đập”. “ Kêu” như lời báo một tương lai khủng khiếp, đầy tai ương, bất trắc đang chờ Kiều phía trước, tai họa sắp ập xuống cuộc đời nàng.

=> Diễn tả tâm trạng Kiều, Nguyễn Du đã chọn cách biểu hiện “ tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này”. Mỗi biểu hiện của cảnh chiều tà bên bờ biển, từ cảnh cánh buồm thấp thoáng, cánh hoa trôi mặt nước, đến “nội cỏ rầu rầu”, tiếng sóng ầm ầm , đều thể hiện tâm trạng và cảnh ngộ của Kiều: sự cô đơn, thân phận nổi trôi vô

0,75

0,75

0,75

(5)

định, nỗi buồn tha hương, thương nhớ người yêu, cha mẹ và cả sự bàng hoàng, lo sợ. Đúng là cảnh ở lầu Ngưng Bích được nhìn qua tâm trạng của Kiều: cảnh từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ. Ngọn gió cuốn mặt duềnh và tiếng sóng kêu quang ghế ngồi là cảnh tượng hãi hùng như báo trước dông bão của số phận sẽ nỗi lên xô đẩy cuộc đời Kiều. Và quả thực ngay sau lúc này, Kiều đã mắc lừa Sở Khanh để rồi phải lâm vào cảnh

“ Thanh lâu hai lượt thanh y hai lần”.

0,5

0,5 d. Đánh giá

- Đoạn thơ gồm bốn cặp câu lục bát cũng là bốn cảnh và các cặp câu được liên kết nhờ điệp ngữ “buồn trông”. Điệp ngữ này kết hợp với hình ảnh đứng sau cùng hệ thống từ láy thấp thoáng, xa xa, man mác….đã diễn tả nỗi buồn với nhiều sắc độ khác nhau, trào dâng lớp lớp như những con sóng lòng. “ Buồn trông” mở đầu câu thơ sáu chữ, tạo âm hưởng trầm buồn đã trở thành điệp khúc của đoạn thơ và cũng là điệp khúc của tâm trạng.

- Nguyễn Du đã vẽ lên bộ tứ bình tâm trạng hết sức độc đáo và xúc động. Khúc ca khép lại đầy dư âm với hòa tấu của sóng biển, sóng lòng, sóng đời.

Kết bài - Khẳng định lại giá trị của đoạn trích.

- Liên hệ, mở rộng.

0,25 Giám khảo cho điểm tối đa khi bài viết đảm bảo tốt hai yêu cầu về kiến thức và kĩ năng làm bài, cần trân trọng những bài viết sáng tạo, có chất văn.

Lưu ý: Điểm của bài thi là điểm tổng các câu cộng lại; cho điểm từ 0 – 10. Điểm lẻ làm tròn tính đến 0.5.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

(Kiều ở lầu Ngưng Bích - Truyện Kiểu, Nguyễn Du) Câu 1: Có một nhận xét: Ở đây trong 6 dòng này nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh phong cảnh đẹp nhưng thấm đượm một

- Tìm phân tích những đoạn văn miêu tả tâm trạng nhân vật, những đoạn văn tả cảnh, ngoại hình bộc lộ tâm trạng nhân vật trong tác phẩm đã học. - Chuẩn bị:

Dựa vào số liệu thống kê được trong bảng 1, có thể thấy, trước hết, trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã khai thác rất linh hoạt và sử dụng có hiệu quả cả bốn kiểu PN còn

GV: Qua các từ ngữ có sức gợi tả lớn, nhà thơ đã diễn tả một khung cảnh thiên nhiên đẹp nhưng nhuốm màu tâm trạng: Tâm trạng của con người đã nhuốm lên

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về lời dặn dò của người thợ dành cho những cây bút chì trong câu chuyện ở phẩn Đọc

Phê phán những người mắc bệnh vô cảm sẽ không có đam mê, nhiệt huyết với công việc của mình mà chỉ làm việc như một cỗ máy vô hồn, không đem lại hiệu quả

Trên cơ sở đó, bài báo hướng tới việc đề xuất cách thức khai thác ngữ liệu truyện đồng thoại của Võ Quảng vào phát triển kĩ năng miêu tả loài vật cho học sinh Tiểu học,

Trong tiếng Anh, thuật ngữ corpus cũng có ý nghĩa tương tự như ngữ liệu, đó là kho dữ liệu ngôn ngữ, là một tập hợp các tài liệu ở dạng viết hoặc nói, được