• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NỮ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY BẮC HIỆN NAY

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NỮ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY BẮC HIỆN NAY "

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NỮ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY BẮC HIỆN NAY

Đỗ Huyền Trang*

Trường Đại học Tây Bắc

TÓM TẮT

Nguồn nhân lực nữ trong đó có nguồn nhân lực nữ các dân tộc thiểu số chính là động lực cho sự phát triển của các quốc gia, khi bất bình đẳng giới và phân biệt đối xử với phụ nữ là vấn đề nổi cộm ở nhiều quốc gia, nhiều thành phần dân tộc, đặc biệt là các nước đang phát triển. Nguồn nhân lực nữ trong đó có nguồn nhân lực nữ các dân tộc thiểu số là giải pháp đầu tư hữu hiệu không chỉ giúp giải quyết các vấn đề khó khăn về kinh tế, việc làm mà còn tạo động lực cho sự phát triển của toàn xã hội. Bài viết này đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực nữ các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc hiện nay.

Từ khóa: Nguồn nhân lực, nguồn nhân lực nữ dân tộc thiểu số, phát triển nguồn nhân lực, dân tộc thiểu số, phát triển.

ĐẶT VẤN ĐỀ *

Nguồn nhân lực (NNL) các dân tộc thiểu số là tổng thể số lượng và chất lượng người dân tộc thiểu số (DTTS) với các tiêu chí về thể lực, trí lực và những phẩm chất đạo đức - tinh thần tạo nên năng lực của lao động dân tộc thiểu số trong quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xã hội [1, tr. 11].

NNL dân tộc thiểu số được hiểu là một bộ phận của dân cư, không đồng nhất với quan niệm nguồn lực người dân tộc thiểu số hoặc toàn bộ dân cư DTTS. Đây được tính là những người dân tộc thiểu số, không phân biệt nam, nữ, trong độ tuổi lao động trực tiếp tham gia vào quá trình lao động động, đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Lực lượng này không bao hàm người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động nhưng không tham gia lao động.

Phát triển NNL nữ các DTTS là sự gia tăng về quy mô, hợp lý hóa cơ cấu và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ các DTTS đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển của nữ các DTTS. Nó chính là quá trình tạo ra số lượng và chất lượng NNL nữ các DTTS với việc nâng cao hiệu quả sử dụng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như gắn với vùng dân tộc thiểu số.

Các phương diện thể hiện phát triển NNL nữ

*Tel: 0988985108; Email: huyentrangllct@gmail.com

DTTS bao gồm: “phát triển về số lượng và chất lượng” [2, tr. 38]:

Về số lượng được thể hiện ở quy mô dân số, cơ cấu về giới và độ tuổi NNL nữ DTTS. Về chất lượng là sự phát triển thể hiện ở cả ba phương diện: thể lực, trí lực và phẩm chất đạo đức - tinh thần. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước và phát triển kinh tế thị trường NNL nữ các DTTS không chỉ nhận đươc những sự tích cực, trước những thời cơ và triển vọng mà còn có cả những thách thức và nguy cơ.

Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam, vùng này có khi được gọi là Tây Bắc Bắc Bộ. Về mặt hành chính, vùng Tây Bắc gồm 6 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, với diện tích trên 5,64 triệu ha và trên 3,5 triệu dân [4, tr.21].

Tây Bắc là vùng có trình độ phát triển kinh tế chưa cao, đời sống nhân dân còn khó khăn, là khu vực có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước, có quy mô nhân lực nhỏ, dân số chủ yếu tập trung tại vùng nông thôn. Tính đến 1/7/2015, Tây Bắc hiện có nguồn nhân lực dồi dào trong đó NNL các DTTS có khoảng 3.345.377 người, trong đó nguồn nhân lực nữ các DTTS của toàn vùng khoảng 1.659.306,99 người chiếm 49,6% dân số các DTTS của toàn vùng, lực lượng lao động nữ trong độ tuổi lao động là: 957.420,134 người chiếm 57,7% trong tổng số nguồn nhân lực nữ

(2)

các DTTS và trên 30% lực lượng lao động toàn vùng [5;tr 97]. NNL nữ DTTS ở Tây Bắc hiện nay còn yếu, kém về chất lượng và số lượng so với lao động nam DTTS và so với lao động ở khu vực khác.

Qua những nghiên cứu về NNL nữ các DTTS, một số vấn đề được đặt ra như sau:

Thứ nhất: Đời sống kinh tế - xã hội thấp kém, ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển các nguồn lực, đòi hỏi Đảng và nhà nước cần đề ra chủ trương, chính sách đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực Tây Bắc.

Thứ hai: Cần nâng cao chất lượng nguồn lao động về mọi mặt trong đó đặc biệt là nâng cao trí lực, đồng thời xây dựng môi trường lao động thu hút nhân tài.

Thứ ba: Để tập trung hơn nữa, nâng cao chất lượng NNL nữ các DTTS ở khu vực Tây Bắc đòi hỏi Đảng và nhà nước ta phải quan tâm hơn nữa trong sửa đổi, ban hành và thực thi chính sách nhằm phát triển NNL nữ các DTTS ở Tây Bắc trong thời gian tới.

Thứ tư: Bản thân nữ các DTTS còn có những rào cản về văn hóa truyền thống, về nhận thức vị trí vai trò của mình trong đời sống kinh tế - xã hội, trong khi yêu cầu ngày càng cao và khắt khe của thị trường đặt ra vấn đề họ cần phải có những đột phá, thay đổi chính bản thân

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Nâng cao đời sống kinh tế - xã hội cho NNL nữ các DTTS ở Tây Bắc hiện nay

Nhằm nâng cao đời sống kinh tế xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành nông nghiệp để giải quyết việc làm là một trong những giải pháp cần thiết hiện nay. Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2020 có khoảng trên 40% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỉ trọng các dịch vụ phục vụ nông nghiệp và nông thôn, tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề. Chú trọng công tác khuyến nông, khuyến ngư, xây dựng

và nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, phát triển kinh tế trang trại, đầu tư nâng cấp hệ thống tưới tiêu phục vụ sản xuất, đảm bảo an toàn phòng chống thiên tai.

Phát triển các dịch vụ nông thôn, trung tâm chuyển giao công nghệ đưa công nghệ cao vào trong sản xuất để nâng cao thu nhập và chuyển hóa cơ cấu lao động nông thôn, mở rộng hệ thống thương mại, dịch vụ phục vụ cho sản xuất, khôi phục và mở rộng các làng nghề truyền thống, chuyển đổi nghề cho người dân không còn đất sản xuất do quá trình đô thị hóa, làm thủy điện.

Xã hội hóa công tác đào tạo nghề, tăng cường đào tạo nghề cho nông dân tập trung vào các nhóm đối tượng cụ thể như: nhóm nông dân nghèo, nhóm dân tộc thiểu số, nhóm ven đô thị, nhóm chuyên sản xuất cây thực phẩm, cây công nghiệp…. gắn kết các cơ sở sử dụng lao động với các cơ sở đào tạo nghề, tỉnh cần có những chính sách đặc biệt khuyến khích mô hình này.

Nâng cao chất lượng lao động nông thôn, lao động dân tộc thiểu số trong đó cần đặc biệt chú ý quan tâm tới lao động nữ dân tộc thiểu số, điều này đang đòi hỏi nhưng bước đi đột phá.

Giải quyết việc làm gắn với nông nghiệp và phát triển nông nghiệp nông thôn. Tăng cường cơ sở kỹ thuật, dịch vụ giới thiệu việc làm để đảm bảo các điều kiện cho thị trường lao động phát triển, thông tin thị trường được công khai giúp cho người lao động có thể nhận biết được cơ hội của mình. Có chính sách hỗ trợ, đảm bảo tài chính, tư vấn đối với lao động nông thôn, lao động người DTTS khi đi xuất khẩu lao động.

Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nhất là vùng khó khăn, phát triển các khu công nghiệp, thu hút đầu tư nước ngoài. Đặc biệt cần “lựa chọn những ngành mũi nhọn như khai thác, chế biến khoáng sản, mía đường, chăn nuôi đại gia súc…” [3,tr 245] để phát triển. Đẩy mạnh và tăng cường tuyên truyền chính sách thu hút nhân tài về tỉnh nhà, mềm dẻo trong việc sử dụng người tài bằng cách thuê, hợp tác, tư vấn đối với các chuyên gia đầu ngành, trong các lĩnh vực công nghệ cao.

(3)

Hỗ trợ nguồn nhân lực nữ DTTS xây dựng, tổ chức cuộc sống gia đình, đẩy mạnh và phát huy hơn nữa vai trò của dịch vụ gia đình. Xây dựng chính sách phát triển các ngành, các hình thức dịch vụ gia đình, chính sách giảm nhẹ công việc cho phụ nữ miền núi có thể được thực hiện thông qua việc nhà nước hỗ trợ phát triển các dịch vụ gia đình theo quan điểm coi lao động nội trợ là một bộ phận của lao động xã hội.

Nâng cao nhận thức cho các thành viên trong gia đình, chú trọng đến NNL nữ các DTTS về kiến thức tổ chức cuộc sống gia đình, nuôi dạy chăm sóc con cái, khuyến khích sự quan tâm của các thành viên trong gia đình chia sẻ các hoạt động lao động.

Bài trừ các hủ tục lạc hậu, phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của đồng bào DTTS. Tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS, đặc biệt là nữ DTTS, phân tích rõ tác hại của các hủ tục, vận động nhân dân từng bước xóa bỏ các hủ tục lạc hậu không còn phù hợp với đời sống hiện tại, gây lãng phí, tốn kém.

Phát triển các tổ chức tập hợp đoàn kết phụ nữ:

Các đoàn thể quần chúng là những tổ chức chính trị - xã hội, tập hợp các thành viên tự nguyện thuộc các nhóm xã hội khác nhau như Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên…

Tăng cường công tác y tế, giáo dục chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình.

Phát triển mạng lưới y tế, đảm bảo cho các trẻ em gái DTTS được hưởng các dịch vụ y tế, việc chăm sóc y tế tốt sẽ có tác động lớn tới chất lượng NNL nữ DTTS trong tương lai.

Hạn chế nhu cầu nhiều con để tập trung nuôi con khỏe, dạy con ngoan, chuẩn bị hành trang bước vào đời cho con thật tốt. Chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em gái DTTS phải được tiến hành một cách tích cực, chủ động và quyết liệt, đẩy mạnh các phong trào trong khu dân cư.

Đẩy mạnh giáo dục - đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng nguồn NNL nữ các DTTS ở Tây Bắc hiện nay

Phát triển nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng trong việc tăng năng suất lao động,

thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao mức sống, về cơ bản được tiến hành thông qua giáo dục, đào tạo.

Đối với NNL nữ các DTTS ở Tây Bắc hiện nay để nâng cao chất lượng của họ cần có những chính sách cụ thể, gắn với đặc thù của vùng.

Nâng cao chất lượng tuyển sinh, chất lượng đào tạo dự bị đại học, hệ cử tuyển của các trường đại học, cao đẳng ở miền núi phía Bắc.

Thực hiện công bằng, khách quan chính sách cử tuyển của nhà nước đối với học sinh các dân tộc thiểu số trong khu vực. Thực hiện tốt chế độ chính sách trung ương, địa phương ban hành đối với cán bộ, giảng viên theo quy định, xây dựng các chính sách đặc thù về chế độ đãi ngộ cho giáo viên các tỉnh miền núi và biên giới.

Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cho công tác đào tạo nghề, đặc biệt là khu vực nông thôn, vùng khó khăn, vùng có nhiều đồng bào là DTTS ít người. Tìm ra những mô hình dạy nghề mang tính mũi nhọn, đào tạo nghề mang tính quy mô, bài bản theo trường, lớp, không đào tạo nghề mang tính kinh nghiệm, gia đình. Tăng tỉ lệ chi ngân sách cho dạy nghề, ưu tiên ngân sách cho cơ sở đào tạo nghề dân tộc nội trú, nghề đào tạo khó tuyển sinh và nghề nghiệp cho người tàn tật.

Thực hiện chính sách cử tuyển học sinh là người DTTS tại chỗ. Quy định giao nhiệm vụ cho các trung tâm dạy nghề của tỉnh tổ chức các khóa đào tạo dành riêng cho đồng bào DTTS đặc biệt là nữ DTTS. Xây dựng các dự án và cơ chế chính sách đặc thù kèm theo để phát triển NNL DTTS, lồng ghép các chương trình, dự án đào tạo như chương trình 134,135, khuyến nông, khuyến lâm… để đào tạo kỹ năng cho lao động DTTS.

Quy hoạch lại mạng lưới đào tạo nhân lực, cần đến gần, tiếp cận học sinh, khuyến khích học sinh đến trường nhất là ở vùng sâu, vùng cao, vùng dân tộc hẻo lánh, có chính sách để khi học sinh đến trường rồi phải giữ được học sinh tránh việc học sinh bỏ học. Nâng cao chất lượng cơ sở đào tạo để đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục ở các cấp.

(4)

Trên cơ sở quy hoạch mạng lưới các trường cao đẳng và đại học giai đoạn 2006 - 2020 đã được chính phủ phê duyệt, các trường này sẽ được cơ cấu và xắp xếp lại theo hướng gọn nhẹ, hiện đại, gắn với phương hướng phát triển kinh tế và nhu cầu sử dụng nhân lực của các cơ quan, các ngành. Đào tạo bồi dưỡng gắn với nhu cầu thực tiễn công việc, nâng cao chất lượng dạy và học tiếng dân tộc, ngoại ngữ tại các địa phương trong các trường trung học.

Lựa chọn ngành mũi nhọn để tập trung ưu tiên, đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trên cơ sở đặc thù của các tỉnh.

Các tỉnh Tây Bắc có một số ngành nghề mũi nhọn chung như: Khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện, mía đường, chăn nuôi gia súc, công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến gỗ, chè, cao su, cây dược liệu, nông nghiệp gắn với công nghệ cao. Qua đây xuất hiện một số ngành công nghệ cao cần đòi hỏi trong thời gian tới như: chế biến chuyên sâu về khoáng sản (hiện nay và trước kia vẫn chủ yếu là chế biến thô, nên chất lượng sản phẩm và giá trị thu về chưa cao); phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn ưu tiên như:

công nghiệp chế biến đã có thương hiệu mạnh như (chè Mộc châu, Sữa Mộc châu) đảm bảo tăng năng suất, tăng chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, an ninh luong thực; Công nghiệp năng lượng, phát triển dịch vụ du lịch cộng đồng, nhằm khai thác các nguồn lực dân tộc thiểu số. Với nhiều địa điểm được quy hoạch và là khu du lịch quốc gia tại các tỉnh như Điện Biên, Mai Châu, Kim Bôi, Mộc Châu, lòng hồ sông Đà … Nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền khu vực Tây Bắc về vai trò công tác phát triển NNL nữ các dân tộc thiểu số trong thời kỳ CNH, HĐH

Quán triệt quan điểm con người là nền tảng, là yếu tố quyết định nhất trong phát triển bền vững kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng của đất nước, sự hưng thịnh của vùng.

Vì vậy cần sự chuyển biến mạnh ở các cấp lãnh đạo từ trung ương đến cơ sở về việc phải đổi mới triệt để trong quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo, xây dựng xã hội học tập, về sự cần thiết phải cải thiện giống nòi, đảm

bảo dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe toàn diện NNL nữ DTTS, về việc phải tạo điều kiện, nâng cao thu nhập cho đối tượng này.

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp đối với việc thực hiện mục tiêu phát triển NNL nữ các DTTS ở Tây Bắc hiện nay. Do điều kiện kinh tế xã hội còn hết sức khó khăn, cơ sở hạ tầng thấp kém nên tại khu vực này, việc tiếp cận về thông tin và phát triển NNL nữ các DTTS còn nhiều bất cập. Đội ngũ tuyên truyền viên cần có những phương pháp tiếp cận vận động tới các hộ gia đình người DTTS, nhằm thu hút người dân hiểu và tham gia với công tác đào tạo NNL nữ đến tuổi lao động.

Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình hành động của Nghị quyết số 11- NQ/TW của Bộ Chính trị “Về công tác phụ nữ thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục thực hiện Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật hôn nhân gia đình… sâu rộng trong quần chúng nhân dân cả nam và nữ. Tạo cơ hội để nhân lực nữ miền núi nhất là nhân lực nữ DTTS được tham gia xây dựng, lãnh đạo thực hiện các chương trình, đề án phát triển kinh tế văn hóa xã hội của địa phương.

Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở giáo dục đào tạo, các tổ chức khoa học và công nghệ với các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật về phát triển nhân lực của trung ương và tỉnh.

Đổi mới cơ chế quản lý của các cấp, ngành về phát triển nguồn nhân lực

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách đối với giáo dục - đào tạo. Ngoài việc thực hiện các chính sách chung của Nhà nước đối với giáo dục và giáo viên các cấp, các tỉnh cần có chính sách đặc thù khuyến khích đào tạo các môn đặc thù đặc biệt chú trọng phát triển tiếng dân tộc thay cho việc học ngoại ngữ trước đây.

Hoàn thiện, đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của bộ quản lý phát triển NNL. Có kế hoạch thu

(5)

hút, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực; đổi mới phương pháp đánh giá năng lực công tác và chế độ khen thưởng - kỷ luật, đổi mới phương pháp quản lý hành chính nhân lực theo hướng hiện đại hiệu quả. Rà soát, đánh giá, quy hoạch đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý phát triển NNL của ngành. Nhìn chung, mặt bằng giáo dục, trình độ dân trí của đồng bào các DTTS vẫn còn có khoảng cách đáng kể với người Kinh. Chất lượng nguồn nhân lực đồng bào DTTS còn hạn chế, đội ngũ cán bộ DTTS thiếu và một bộ phận yếu về trình độ chuyên môn. Mặc dù Đảng, Nhà nước đã quan tâm ban hành nhiều chính sách đối với giáo dục, đào tạo vùng DTTS, tuy nhiên đến nay vẫn chưa thể giải quyết được hết những khó khăn của địa phương. Công tác quản lý giáo dục dân tộc chưa theo kịp thực tiễn phát triển giáo dục ở vùng DTTS, miền núi; công tác chỉ đạo còn thiếu linh hoạt và mang nặng thủ tục hành chính; công tác tham mưu ban hành một số chính sách cụ thể chưa phù hợp với tình hình thực tế chính vì vậy cần có chính sách ưu tiên phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng sâu và vùng xa.

Nâng cao tính tích cực chủ động phấn đấu vươn lên của phụ nữ các DTTS ở Tây Bắc hiện nay

Mục tiêu xây dựng NNL nữ các DTTS Tây Bắc có phong cách sống, có nhân cách, tinh thần lao động phù hợp đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Điều này đòi hỏi lực lượng này phải biết tiếp nhận, hình thành những giá trị mới đồng thời phát huy những giá trị truyền thống, trong đó có giá trị đạo đức, tinh thần của NNL nữ các dân tộc thiểu số. Loại bỏ những tâm lý, thói quen lạc hậu do ảnh hưởng của nền sản xuất nhỏ như chủ quan, bảo thủ, tùy tiện, thiếu tinh thần tập thể, thụ động… gạt bỏ những tư tưởng phong kiến và hủ tục lạc hậu như: trọng nam khinh nữ, tâm lý mặc cảm, tự ti ở nữ giới… đồng thời phải kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện lệch lạc trong định hướng giá trị đạo đức, nhân cách của một bộ phận nữ DTTS Tây Bắc trước những tác động của kinh tế thị trường như: lối sống hưởng thụ, ích kỉ các nhân, chạy theo lợi ích vật chất

mà chà đạp lên những giá trị tinh thần, làm tha hóa, bang hoại giá trị đạo đức của phụ nữ.

Nỗ lực học hỏi, bổ sung cho mình kiến thức văn hóa và nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng kịp yêu cầu của xã hội. Nữ DTTS ở Tây Bắc cần có bản lĩnh và khả năng tổ chức.

Cần nâng cao tính tích cực xã hội của mình:

Người phụ nữ cần lôi kéo các thành viên trong gia đình mình, chia sẻ, trách nhiệm cho các thành viên, xóa bỏ tự ti, mặc cảm về mọi mặt, vươn lên tự khẳng định mình trong gia đình và xã hội. Giải phóng phụ nữ, đấu tranh vì sự phát triển của phụ nữ là sự nghiệp của toàn xã hội nhưng trước hết đó là sự nghiệp của bản thân người phụ nữ, phụ nữ chỉ được giải phóng, được phát triển khi họ nhận thức ra được vị trí, vai trò của mình và có quyết tâm vì sự nghiệp cao cả ấy, việc giải phóng lao động nữ phải là việc của phụ nữ.

KẾT LUẬN

NNL nữ trong đó có nguồn nhân lực nữ các DTTS có đóng góp nhất định quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Để phát huy hơn nữa số lượng, chất lượng của lực lượng lao động này cần có sự chung tay của Đảng, Nhà nước và người lao động, của tổng hợp các biện phát phát triển kinh tế - xã hội trong đó không thể thiếu được sự nỗ lực cố gắng vươn lên của bản thân người phụ nữ DTTS ở Tây Bắc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lương Đình Hải (2018), “Quan niệm về nguồn nhân lực trong bối cảnh cách mạng khoa học công nghệ - hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu con người số 2 (95), tr 11.

2. Nguyễn Thị Giáng Hương (2016), Phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nxb Quốc gia sự thật, Hà Nội.

3. Nguyễn Đình Nguyên (chủ biên) (2016), Hiện trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực Tây Bắc giai đoạn 2016 - 2020, Nxb Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội

4.Tổng cục Thống kê (2009), Tổng điều tra dân số, Hà Nội

5. Tổng quan thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số (5/2017) - tiểu dự án hỗ trợ giảm nghèo PRPP - UBDT do UNDP và Irish Aid tài trợ- UBDT - Lưu hành nội bộ, Hà Nội.

(6)

SUMMARY

DEVELOPMENT OF HUMAN RESOURCES FOR ETHNIC MINORITY WOMEN IN THE NORTH – WEST

Do Huyen Trang* Tay Bac University Female human resources, including those belonging to ethnic minority women, are the driving forces for the prosperity of nations, when gender inequality and discrimination against women are a prominent issue in many countries, many ethnic groups, especially developing countries. Female human resources, including female ethnic minority women as an effective investment solution not only to economy and employment problems, but also to enhance the development of the whole society. This paper proposes some solutions for developing human resoures among ethnic minorities in the Northwest region of Vietnam.

Keywords: Human resources, ethnic minority human resources, human resources development, ethnic minorities, development

Ngày nhận bài: 13/9/2018; Ngày phản biện: 22/9/2018; Ngày duyệt đăng: 28/9/2018

*Tel: 0988985108; Email: huyentrangllct@gmail.com

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nghiên cứu “Thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch vùng Bắc Trung B ộ” đã tập trung đánh giá các tiêu chí: số lượ ng, ch ất lượ ng, hi ệ u qu ả lao

- Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên hệ thống tài sản quốc gia nguồn nhân lực đường lối chính sách, vốn thị trường…ở cả trong nước

Việc thực hiện các nội dung hoạt động trên nhằm hướng đến mục tiêu đổi mới hoạt động của các cơ sở giáo dục chuyên biệt dành cho con em người DTTS và

Sử dụng kết quả điều tra cơ bản về thành phần các tộc người thiểu số của bảo tàng Bình Dương năm 2012, và nguồn tư liệu điền dã bài viết đề cập đến hai vấn đề:

ðào tạo nguồn nhân lực ðào tạo nguồn nhân lực là quá trình trang bị kiến thức nhất ñịnh về chuyên môn nghiệp vụ cho người lao ñộng, ñể họ có thể ñảm nhiệm ñược một công việc nhất

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP NGƯỜI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH KON TUM FACTORS INFLUENCING THE HOUSEHOLD INCOME OF ETHNIC MINORITIES IN KON TUM Tác giả: Vũ Thị Thương, Nguyễn

Bên cạnh điểm tích cực là giúp các tộc người thiểu số có thể hội nhập vào sự phát triển chung của đất nước, hiện tượng giao lưu văn hóa cũng đặt ra nhiều lo ngại về vấn đề bảo tồn văn

Những nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền tỉnh An Giang trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực những năm đầu thực hiện cộng cuộc đổi mới tuy chuyển động còn chậm, kết quả chưa cao nhưng